sao Thanh Long đồng cung Hóa Kỵ hay Chiếu thì tốt hơn?

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
Hình đại diện của thành viên
Đan Trì
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1733
Tham gia: 13:12, 30/10/14

Re: sao Thanh Long đồng cung Hóa Kỵ hay Chiếu thì tốt hơn?

Gửi bài gửi bởi Đan Trì »

kimhoai đã viết: 21:25, 14/01/19 Các cụ suy diễn quá mức. Hoá kỵ mang tính thuỷ nhưng lại là thuỷ tàng. Thanh long thì phải đi với lưu hà. Rồng hiện trên sông như các điển tích vua lý thái tổ thấy rồng hiện trên sông nên đặt tên kinh đô là thăng long. Hoá kỵ nó mang tính tàng, tính che lấp. Thanh long hoá kỵ là rồng ẩn mình còn đâu cái đẹp đẽ của thanh long mà gán ghép. Thanh long hoá kỵ khi nào thì đẹp. Đó là khi thanh long hoá kỵ dưới ánh sáng của nhật nguyệt đắc miếu, đó là cảnh tượng rồng cuộn mình quanh đám mây ngũ sắc. Còn lại thanh long hoá kỵ đều là rồng ở vùng nước ô nhiễm chẳng khác gì con sâu con giun.
1. Lưu Hà nhiều sách bên TQ không có. Nhưng theo bác VĐTT tìm hiểu nhiều tư liệu, thì chữ Hà (霞) nghĩa là ráng chiều, ráng mặt trời, mây mù, không phải Hà (河) nghĩa là dòng sông. Ý nghĩa chung là trắc trở, khó khăn, vất vả, bôn ba nhiều.

2. Thanh Long thuộc vòng bác sĩ, cũng chỉ là 1 phụ tinh thuộc vòng bác sĩ. Xét về độ mạnh và quan trọng còn thua nhiều sao khác.

3. Xét ngay trong vòng bác sĩ, 1 vòng tròn đủ 12 sao, mỗi sao 1 cung thể hiện tính chất khác nhau, xung Thanh Long có Bệnh Phù, tam hợp Thanh Long có Phi Liêm và Phục Binh. Vì thế xét Thanh Long chỉ nên xét đồng cung là mạnh nhất. Tam hợp hay xung chiếu đều có ý nghĩa yếu.

4. Thanh Long thuộc tam hợp Long Phi Phục, xung với tam hợp bác sĩ, cũng là xung với tam hợp Lộc Tồn. Vị trí Lộc Tồn là đúng thời, đúng vị, đẹp đẽ, bác sĩ cũng tương ứng với tính chất tốt. Nên tam hợp Phục Binh, Thanh Long, Phi Liêm đều có ý nghĩa kém tốt, kém thời nhất định.

Thanh Long: Thanh Long ví như kẻ có tài đang chờ cơ hội. Cái tên “Thanh Long” rất có ý nghĩa, vì con rồng là biểu tượng của kẻ có tài. Vì vị trí xung của Thanh Long là bệnh phù kém cỏi, xác suất rất cao là cơ hội rồi thế nào cũng đến.

5. Tổng kết lại, Thanh Long là kẻ có tài, có năng lực nhưng không gặp thời. Vì thế gặp những hoàn cảnh oái oăm, trắc trở, dở hơi, người khác khốn khổ thì Thanh Long phát huy năng lực và làm nên chuyện.
Nên Thanh Long Lưu Hà, Thanh Long Hóa Kỵ đắc cách.
Có thể xem như việc, trong hoàn cảnh khó khăn lại bùng lên ý chí, bùng lên hi vọng. Nhưng có làm nên chuyện không vẫn phải cần thêm nhiều yếu tố. Vì bản thân Thanh Long cũng chỉ là 1 sao nhỏ.

6. Hóa Kỵ theo Bắc phái lằng nhằng vì còn tính phi tinh loạn xì ngầu. Nhưng theo Nam Phái, tính như 1 sao thì ý nghĩa cơ bản là xấu. Vào cung tứ mộ thì bớt tính xấu nên đắc địa.
Nhưng cái Thủy của Hóa Kỵ cũng có ý nghĩa: Trí tuệ, kiên nhẫn, cần cù, tích lũy, che giấu, ẩn tàng.
Cái dở là dễ cảm xúc tiêu cực mà gây họa.
Thì trong nhiều trường hợp, những cái xấu lại hóa tốt, hoặc khi đã đủ Lộc Quyền Khoa, thêm Kỵ nữa là đặt thêm mảnh ghép để hoàn thiện. Những tính xấu của Hóa Kỵ giúp cân bằng những tính chất thái quá của Lộc Quyền Khoa.
Đầu trang

kimhoai
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 854
Tham gia: 14:19, 22/12/18

Re: sao Thanh Long đồng cung Hóa Kỵ hay Chiếu thì tốt hơn?

Gửi bài gửi bởi kimhoai »

Đan Trì đã viết: 05:15, 23/01/19
kimhoai đã viết: 21:25, 14/01/19 Các cụ suy diễn quá mức. Hoá kỵ mang tính thuỷ nhưng lại là thuỷ tàng. Thanh long thì phải đi với lưu hà. Rồng hiện trên sông như các điển tích vua lý thái tổ thấy rồng hiện trên sông nên đặt tên kinh đô là thăng long. Hoá kỵ nó mang tính tàng, tính che lấp. Thanh long hoá kỵ là rồng ẩn mình còn đâu cái đẹp đẽ của thanh long mà gán ghép. Thanh long hoá kỵ khi nào thì đẹp. Đó là khi thanh long hoá kỵ dưới ánh sáng của nhật nguyệt đắc miếu, đó là cảnh tượng rồng cuộn mình quanh đám mây ngũ sắc. Còn lại thanh long hoá kỵ đều là rồng ở vùng nước ô nhiễm chẳng khác gì con sâu con giun.
1. Lưu Hà nhiều sách bên TQ không có. Nhưng theo bác VĐTT tìm hiểu nhiều tư liệu, thì chữ Hà (霞) nghĩa là ráng chiều, ráng mặt trời, mây mù, không phải Hà (河) nghĩa là dòng sông. Ý nghĩa chung là trắc trở, khó khăn, vất vả, bôn ba nhiều.

2. Thanh Long thuộc vòng bác sĩ, cũng chỉ là 1 phụ tinh thuộc vòng bác sĩ. Xét về độ mạnh và quan trọng còn thua nhiều sao khác.

3. Xét ngay trong vòng bác sĩ, 1 vòng tròn đủ 12 sao, mỗi sao 1 cung thể hiện tính chất khác nhau, xung Thanh Long có Bệnh Phù, tam hợp Thanh Long có Phi Liêm và Phục Binh. Vì thế xét Thanh Long chỉ nên xét đồng cung là mạnh nhất. Tam hợp hay xung chiếu đều có ý nghĩa yếu.

4. Thanh Long thuộc tam hợp Long Phi Phục, xung với tam hợp bác sĩ, cũng là xung với tam hợp Lộc Tồn. Vị trí Lộc Tồn là đúng thời, đúng vị, đẹp đẽ, bác sĩ cũng tương ứng với tính chất tốt. Nên tam hợp Phục Binh, Thanh Long, Phi Liêm đều có ý nghĩa kém tốt, kém thời nhất định.

Thanh Long: Thanh Long ví như kẻ có tài đang chờ cơ hội. Cái tên “Thanh Long” rất có ý nghĩa, vì con rồng là biểu tượng của kẻ có tài. Vì vị trí xung của Thanh Long là bệnh phù kém cỏi, xác suất rất cao là cơ hội rồi thế nào cũng đến.

5. Tổng kết lại, Thanh Long là kẻ có tài, có năng lực nhưng không gặp thời. Vì thế gặp những hoàn cảnh oái oăm, trắc trở, dở hơi, người khác khốn khổ thì Thanh Long phát huy năng lực và làm nên chuyện.
Nên Thanh Long Lưu Hà, Thanh Long Hóa Kỵ đắc cách.
Có thể xem như việc, trong hoàn cảnh khó khăn lại bùng lên ý chí, bùng lên hi vọng. Nhưng có làm nên chuyện không vẫn phải cần thêm nhiều yếu tố. Vì bản thân Thanh Long cũng chỉ là 1 sao nhỏ.

6. Hóa Kỵ theo Bắc phái lằng nhằng vì còn tính phi tinh loạn xì ngầu. Nhưng theo Nam Phái, tính như 1 sao thì ý nghĩa cơ bản là xấu. Vào cung tứ mộ thì bớt tính xấu nên đắc địa.
Nhưng cái Thủy của Hóa Kỵ cũng có ý nghĩa: Trí tuệ, kiên nhẫn, cần cù, tích lũy, che giấu, ẩn tàng.
Cái dở là dễ cảm xúc tiêu cực mà gây họa.
Thì trong nhiều trường hợp, những cái xấu lại hóa tốt, hoặc khi đã đủ Lộc Quyền Khoa, thêm Kỵ nữa là đặt thêm mảnh ghép để hoàn thiện. Những tính xấu của Hóa Kỵ giúp cân bằng những tính chất thái quá của Lộc Quyền Khoa.

Chỉ có câu (1) là không đồng ý. Tử vi việt trải qua ngàn năm tự đã có màu sắc riêng của mình không cần dùng đến lối chiết tự tiếng hoa để định nghĩa sao đó là cái gì. Tử vi thường dùng câu nghiệm lý để xác định tính chất sao, hay tổ hợp sao, với những tổ hợp sao quan trọng thì dễ rồi còn với tổ hợp sao nhỏ ít quan trọng thì chẳng nghiệm đc. Sao thanh long là một loại như thế, gặp một bố cục tốt thì thấy nó tốt, (nói như alexphong là hoa thêu trên gấm). Còn khi gặp bố cục xấu đi tìm một điểm tốt cũng hơi khó

Thanh long - hoá kỵ : có thể có người nghiệm lý hay suy luận chế biến là rồng gặp nước, gặp mây rồi suy ra là tốt thì mình chẳng biết. Mình cũng chẳng phải người có căn cơ gì, nghiệm lý cũng chưa nhiều nhưng kinh nghiệm ít ỏi cho thấy đa số trường hợp khi hoá kỵ gặp bố cục xấu thì thanh long chả thấy tác dụng gì rõ rệt, khi hoá kỵ gặp bố cục tốt thì bản chất nó đã tốt, ghép thanh long vào không khỏi là ghép theo bài.

Thanh long - lưu hà: nói đến cùng thì lưu hà là ráng cũng đc, là sông cũng được. Tử vi ngoài ghép sao theo tính chất thành bộ thì còn cách ghép sao theo tượng cảnh. Thanh long lưu hà trong tử vi việt, hoá kỵ với nhật nguyệt cũng đều được ghép theo hình thức này.

Nếu nói thanh long là có tài mà không gặp thời, phát huy khi gặp điều kiện khắc nghiệt, thì với mức ảnh hưởng của thanh long ứng với mức khó khăn của lưu hà là vừa tầm, còn hoá kỵ là quá sức
Đầu trang

Trầm Lãng
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 5934
Tham gia: 05:49, 07/02/13
Liên hệ:

Re: sao Thanh Long đồng cung Hóa Kỵ hay Chiếu thì tốt hơn?

Gửi bài gửi bởi Trầm Lãng »

bớt chém tự bịa thuyết và luận hạn quá khứ các lá số ở đây đi thì sẽ biết trình thật hay trình nổ tự bịa nhảm ngay. được cái toàn lảng vụ đó.
tôi nói ở đây chỉ mong các bạn khác cách nhận biết giữa thằng biết thật và thằng mới địc tử vi vị trí đắc hãm ko biết nhưng lại hay bịa và nổ thôi. còn bản thân những người nổ tôi cũng chả có ý định thay đổi suy nghĩ của họ đâu. 😉🙂
Đầu trang

TheLinh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1910
Tham gia: 10:06, 12/07/17
Đến từ: Xứ Ogyen

Re: sao Thanh Long đồng cung Hóa Kỵ hay Chiếu thì tốt hơn?

Gửi bài gửi bởi TheLinh »

Biển học vô bờ bến.

Lúc nguy hiểm nhất là lúc ta không tìm được chỗ sai hay chỗ thiếu của bản thân. Lòng kiêu hãnh hay tự đại là ngã rẽ cắt đứt sự tiến bộ đưa ta xuống con đường mòn tới hố sâu của vô tri và thất bại.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Đan Trì
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1733
Tham gia: 13:12, 30/10/14

Re: sao Thanh Long đồng cung Hóa Kỵ hay Chiếu thì tốt hơn?

Gửi bài gửi bởi Đan Trì »

kimhoai đã viết: 07:47, 23/01/19
Chỉ có câu (1) là không đồng ý. Tử vi việt trải qua ngàn năm tự đã có màu sắc riêng của mình không cần dùng đến lối chiết tự tiếng hoa để định nghĩa sao đó là cái gì. Tử vi thường dùng câu nghiệm lý để xác định tính chất sao, hay tổ hợp sao, với những tổ hợp sao quan trọng thì dễ rồi còn với tổ hợp sao nhỏ ít quan trọng thì chẳng nghiệm đc. Sao thanh long là một loại như thế, gặp một bố cục tốt thì thấy nó tốt, (nói như alexphong là hoa thêu trên gấm). Còn khi gặp bố cục xấu đi tìm một điểm tốt cũng hơi khó
Vốn gốc tử vi khá đơn giản và ít sao. Vì vậy nên khó luận. Sau này vì muốn chi tiết hóa, luận được kĩ hơn và dễ xem hơn, các cụ mới thêm các thần sát từ các môn khác vào bổ sung.
Nói thêm, thần sát ra đời từ lâu, là sự tương tác can chi, chi chi với nhau. Nên không thuộc riêng môn nào. Các môn ít nhiều đều có vận dụng.
Trong tử vi, thần sát có thể coi là sự gieo thời gian (can, chi) lên địa bàn (12 cung).
Lưu Hà an theo can, thể hiện vị trí khó khăn trắc trở của địa bàn đối với can. Vì thế chỉ dùng tại bản cung. Không xét xung chiếu, tam hợp, nhị hợp lưu hà.

Diễn giải trong sách Mệnh Lý Sách Ẩn:
“Giáp ở Dậu, Ất ở Tuất là vì Dương Nhận (kình dương) của Giáp ở Mão, Dương Nhận của Ất ở Thìn. Dương Nhận là đao sắc. Động đến nó là chuyện đáng sợ, vì nó động thì gây thương hại cho người. Mão bị Dậu xung, là đao sắc của Giáp bị Dậu động. Thìn bị Tuất xung, là đao sắc của Ất bị Tuất động. Nên người sinh năm Giáp Ất sợ Dậu Tuất động vào đao sắc hại thân. Nhưng tại sao Giáp Ất sợ Dương Nhận xung mà các can chi khác không sợ? Ấy là vì Dương Nhận của Giáp Ất ở phương Mộc, Kim có thể khắc Mộc, nên tính xung mạnh hơn các can chi khác”
“Bính ở Mùi, Đinh ở Thân là vì Bính đế vượng ở Ngọ, Đinh đế vượng ở Tỵ. Ở đất vượng của hỏa, vạn vật tiếp xúc tức thì bùng cháy, giúp sức cho hỏa thêm bạo phát hung dữ. Ngọ hợp Mùi, Tỵ hợp Thân; nghĩa là Mùi Thân giúp 2 kẻ nghịch Bính Đinh hoành hành. Nhưng tại sao hợp (vị trí) vượng của Bính Đinh lại đáng sợ mà hợp (vị trí) vượng của các can chi khác lại không? Ấy là vì hỏa là vật nóng bỏng vô tình, vạn vật gặp nó bị tiêu hủy.”
“Mậu ở Tỵ, Kỷ ở Ngọ là vì Mậu lộc ở Tỵ, Kỷ lộc ở Ngọ; là cung bản thân gặp Lộc, Tỵ Ngọ là đất vượng của hỏa. Hỏa vượng thì thổ khô nóng nên đáng sợ. Nhưng tại sao Mậu Kỷ gặp Lộc đáng sợ mà các can chi khác thì không? Vì mặc dù hỏa có thể sinh thổ, nhưng hỏa quá nóng thì thổ khô rã.”
“Canh ở Thìn, Tân ở Mão là vì Dương Nhận của Canh ở Dậu, Dương Nhận của Tân ở Tuất, Dương Nhận như đao sắc, chẳng thể hợp. Dậu hợp Thìn, Tuất hợp Mão nên Thìn Mão là lối đi đáng sợ của Canh Tân. Nhưng tại sao sợ hợp với Dương Nhận của Canh Tân mà không sợ hợp với Dương Nhận của các can chi khác? Là vì Canh Tân thuộc Kim, “nhận” tức là đao, của Kim là đao thật, nên kỵ hợp chạm vào.”
“Nhâm ở Hợi, Quý ở Dần. Trời ứng số 1 sinh ở Tý, Đất ứng số 2 sinh ở Sửu; Trời Đất bao dung vạn vật, không thiên không kỵ, nên (Tý Sửu) không có tính sát. Dần là đầu của Dương, Hợi là đuôi của âm; là chỗ giao tiếp của âm dương nên dễ nảy ra nguy cơ. Số 1 ứng với Trời sinh thủy, Nhâm là chỗ phát sinh của số 1 dương, Hợi ở cuối thập nhị chi, là chỗ chấm dứt của lục âm, cũng là chỗ giao tiếp của âm dương nên dễ nảy ra nguy cơ”

- Lưu Hà là vị trí, là những cảnh nguy hiểm, dễ xảy ra chuyện bất hạnh. Ngày xưa trong xã hội phong kiến phái nam xông xáo bên ngoài, phái nữ giam hãm trong nhà; nên bất hạnh to lớn của phái nam là chết xa nhà, phải nữ là khó sinh sản mà tính mệnh lâm nguy. Với vậy mà: “Nam tử đắc chi tha hương tử. Nữ chủ sản hậu khốc oa oa”
Đầu trang

kimhoai
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 854
Tham gia: 14:19, 22/12/18

Re: sao Thanh Long đồng cung Hóa Kỵ hay Chiếu thì tốt hơn?

Gửi bài gửi bởi kimhoai »

Đan Trì đã viết: 09:11, 23/01/19
kimhoai đã viết: 07:47, 23/01/19
Chỉ có câu (1) là không đồng ý. Tử vi việt trải qua ngàn năm tự đã có màu sắc riêng của mình không cần dùng đến lối chiết tự tiếng hoa để định nghĩa sao đó là cái gì. Tử vi thường dùng câu nghiệm lý để xác định tính chất sao, hay tổ hợp sao, với những tổ hợp sao quan trọng thì dễ rồi còn với tổ hợp sao nhỏ ít quan trọng thì chẳng nghiệm đc. Sao thanh long là một loại như thế, gặp một bố cục tốt thì thấy nó tốt, (nói như alexphong là hoa thêu trên gấm). Còn khi gặp bố cục xấu đi tìm một điểm tốt cũng hơi khó
Vốn gốc tử vi khá đơn giản và ít sao. Vì vậy nên khó luận. Sau này vì muốn chi tiết hóa, luận được kĩ hơn và dễ xem hơn, các cụ mới thêm các thần sát từ các môn khác vào bổ sung.
Nói thêm, thần sát ra đời từ lâu, là sự tương tác can chi, chi chi với nhau. Nên không thuộc riêng môn nào. Các môn ít nhiều đều có vận dụng.
Trong tử vi, thần sát có thể coi là sự gieo thời gian (can, chi) lên địa bàn (12 cung).
Lưu Hà an theo can, thể hiện vị trí khó khăn trắc trở của địa bàn đối với can. Vì thế chỉ dùng tại bản cung. Không xét xung chiếu, tam hợp, nhị hợp lưu hà.

Diễn giải trong sách Mệnh Lý Sách Ẩn:
“Giáp ở Dậu, Ất ở Tuất là vì Dương Nhận (kình dương) của Giáp ở Mão, Dương Nhận của Ất ở Thìn. Dương Nhận là đao sắc. Động đến nó là chuyện đáng sợ, vì nó động thì gây thương hại cho người. Mão bị Dậu xung, là đao sắc của Giáp bị Dậu động. Thìn bị Tuất xung, là đao sắc của Ất bị Tuất động. Nên người sinh năm Giáp Ất sợ Dậu Tuất động vào đao sắc hại thân. Nhưng tại sao Giáp Ất sợ Dương Nhận xung mà các can chi khác không sợ? Ấy là vì Dương Nhận của Giáp Ất ở phương Mộc, Kim có thể khắc Mộc, nên tính xung mạnh hơn các can chi khác”
“Bính ở Mùi, Đinh ở Thân là vì Bính đế vượng ở Ngọ, Đinh đế vượng ở Tỵ. Ở đất vượng của hỏa, vạn vật tiếp xúc tức thì bùng cháy, giúp sức cho hỏa thêm bạo phát hung dữ. Ngọ hợp Mùi, Tỵ hợp Thân; nghĩa là Mùi Thân giúp 2 kẻ nghịch Bính Đinh hoành hành. Nhưng tại sao hợp (vị trí) vượng của Bính Đinh lại đáng sợ mà hợp (vị trí) vượng của các can chi khác lại không? Ấy là vì hỏa là vật nóng bỏng vô tình, vạn vật gặp nó bị tiêu hủy.”
“Mậu ở Tỵ, Kỷ ở Ngọ là vì Mậu lộc ở Tỵ, Kỷ lộc ở Ngọ; là cung bản thân gặp Lộc, Tỵ Ngọ là đất vượng của hỏa. Hỏa vượng thì thổ khô nóng nên đáng sợ. Nhưng tại sao Mậu Kỷ gặp Lộc đáng sợ mà các can chi khác thì không? Vì mặc dù hỏa có thể sinh thổ, nhưng hỏa quá nóng thì thổ khô rã.”
“Canh ở Thìn, Tân ở Mão là vì Dương Nhận của Canh ở Dậu, Dương Nhận của Tân ở Tuất, Dương Nhận như đao sắc, chẳng thể hợp. Dậu hợp Thìn, Tuất hợp Mão nên Thìn Mão là lối đi đáng sợ của Canh Tân. Nhưng tại sao sợ hợp với Dương Nhận của Canh Tân mà không sợ hợp với Dương Nhận của các can chi khác? Là vì Canh Tân thuộc Kim, “nhận” tức là đao, của Kim là đao thật, nên kỵ hợp chạm vào.”
“Nhâm ở Hợi, Quý ở Dần. Trời ứng số 1 sinh ở Tý, Đất ứng số 2 sinh ở Sửu; Trời Đất bao dung vạn vật, không thiên không kỵ, nên (Tý Sửu) không có tính sát. Dần là đầu của Dương, Hợi là đuôi của âm; là chỗ giao tiếp của âm dương nên dễ nảy ra nguy cơ. Số 1 ứng với Trời sinh thủy, Nhâm là chỗ phát sinh của số 1 dương, Hợi ở cuối thập nhị chi, là chỗ chấm dứt của lục âm, cũng là chỗ giao tiếp của âm dương nên dễ nảy ra nguy cơ”

- Lưu Hà là vị trí, là những cảnh nguy hiểm, dễ xảy ra chuyện bất hạnh. Ngày xưa trong xã hội phong kiến phái nam xông xáo bên ngoài, phái nữ giam hãm trong nhà; nên bất hạnh to lớn của phái nam là chết xa nhà, phải nữ là khó sinh sản mà tính mệnh lâm nguy. Với vậy mà: “Nam tử đắc chi tha hương tử. Nữ chủ sản hậu khốc oa oa”
Cám ơn Đan Trì. Luôn học được nhiều từ các bài viết của bạn. Mình cũng học lõm bõm tử vi thôi, có vài cái không giải thích được. Dạo này Đan Trì ít viết bài, ít chia sẻ thì phải. Mình nghĩ phải tận dụng cơ hội để hỏi bạn vài câu :-w rất mong được bạn giải đáp:

1- Cục trong tử vi có ý nghĩa gì, cục trong tử vi và dụng thần trong tứ trụ có điểm gì giống nhau không? mình cảm thấy có gì đó giống giống

2- Ý nghĩa thực sự của ngũ hành bản mệnh trong tử vi, mình không tìm được sự liên quan giữa ngũ hành nạp âm với ngũ hành của 12 cung, nhưng hầu như các cao nhân đều dựa vào tương quan ngũ hành nạp âm - cục để đánh giá chung chung cho một lá số và cả quan hệ sinh khắc của cung, sao, tam hợp với ngũ hành bản mệnh

3- Khi luận tứ hóa có đúng không khi cứ nhìn vào lộc - quyền - khoa - kỵ mà không liên hệ là tứ hóa đó được chính tinh hay tá tinh nào sinh ra. vd như cùng là hóa kỵ nhưng kỵ được sinh ra từ thái âm với thiên đồng thì có phải mưc độ tốt xấu cũng phải được cân nhắc ?

4- Những sao nào thì chỉ xét tại bản cung mà không xét hội chiếu ?
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Đan Trì
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1733
Tham gia: 13:12, 30/10/14

Re: sao Thanh Long đồng cung Hóa Kỵ hay Chiếu thì tốt hơn?

Gửi bài gửi bởi Đan Trì »

kimhoai đã viết: 09:51, 23/01/19 1- Cục trong tử vi có ý nghĩa gì, cục trong tử vi và dụng thần trong tứ trụ có điểm gì giống nhau không? mình cảm thấy có gì đó giống giống
Tử Vi có nhiều thứ không giải thích cụ thể. Nhưng người đời sau vẫn tò mò và cố giải thích. Nhiều khi vậy mà vẽ rắn thêm chân rồi diễn giải đâm ra loạn.
Về ý nghĩa thật sự của cục số, hay cách cục số sinh ra 14 chính tinh vẫn chưa có giải thích thỏa đáng.
Tuy nhiên, ít ra ta biết được vài điểm.
- Ngũ hành cục số là ngũ hành nạp âm của tháng. Hay ngũ hành nạp âm của can chi tại cung mệnh. Nên cũng là 1 dạng ngũ hành "kép". Do đó cẩn trọng trong việc so sánh ngũ hành này với các ngũ hành sao khác. Tốt nhất là đừng so sánh.

Từ Cục số ta có 3 thứ.
- an sao tử vi, và từ đó là an tiếp 13 chính tinh.
- An vòng trường sinh.
- năm bắt đầu đại vận. Từ đó cũng tính tiếp năm lưu niên đại vận.

Do đó, khi đã ứng dụng cao, nắm vững tính chất đến độ "chi li, tiểu tiết" của 14 chính tinh, vòng trường sinh, sự đắc hãm, thế đứng của 14 chính tinh. Thì việc xét ngũ hành cục, tương tác ngũ hành cục có lẽ hơi thừa. Cứ coi như tính chất của cục đã được thể hiện hết ra rồi. Vòng trường sinh có những 12 vị trí, 14 chính tinh có 12 thế của tử vi và 144 cách cục khác nhau cơ mà.
kimhoai đã viết: 09:51, 23/01/19 2- Ý nghĩa thực sự của ngũ hành bản mệnh trong tử vi, mình không tìm được sự liên quan giữa ngũ hành nạp âm với ngũ hành của 12 cung, nhưng hầu như các cao nhân đều dựa vào tương quan ngũ hành nạp âm - cục để đánh giá chung chung cho một lá số và cả quan hệ sinh khắc của cung, sao, tam hợp với ngũ hành bản mệnh
Hiểu rõ thì dùng, mà không rõ thì thôi tốt nhất đừng dùng, để đến khi mâu thuẫn chằng chịt không biết dùng cái nào.
Tử Vi là môn ứng dụng cao thần sát (khác với tử bình là ứng dụng cao ngũ hành). Việc những thầy tử bình cố ghép thần sát vào để luận đoán chi tiết hơn vẫn chưa mang lại nhiều tác dụng, vì tử bình không có địa bàn rõ ràng đủ 12 cung như tử vi. Và việc tử vi cố ghép ngũ hành vào cũng chưa đem lại nhiều hiệu quả.

Tử Vi đã ứng dụng rất cao thần sát, nghĩa là đã phân định các mức độ chừng mực khác nhau. Chứ không chỉ đơn giản Kim khắc Mộc hay Thủy khắc Hỏa nữa. Tử Bình thể hiện ra bằng thập thần, tương tác hợp, hại của can chi. Thì tử vi thể hiện ra bằng chính tinh, tứ hóa, vòng trường sinh, lộc tồn, thái tuế. Cũng đủ chi tiết rồi.

Nên rõ ràng, việc cố ghép tương tác ngũ hành vào, nó như là việc dùng các định lý cơ bản của vật lý, để phân tích 1 cái máy móc hiện đại. Sai thì không sai, nhưng sẽ khó phân tích và hơi thừa thãi. Trong khi chúng ta có các công cụ cao cấp hơn.

Khi học lập trình cơ bản (C, C++) thì học chi li tiểu tiết, nhưng khi lập trình ứng dụng cao như Java, C# thì thôi ta dùng luôn các hàm có sẵn cho tiện.
Được cảm ơn bởi: Ariance
Đầu trang

kimhoai
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 854
Tham gia: 14:19, 22/12/18

Re: sao Thanh Long đồng cung Hóa Kỵ hay Chiếu thì tốt hơn?

Gửi bài gửi bởi kimhoai »

Đan Trì đã viết: 10:34, 23/01/19
kimhoai đã viết: 09:51, 23/01/19 1- Cục trong tử vi có ý nghĩa gì, cục trong tử vi và dụng thần trong tứ trụ có điểm gì giống nhau không? mình cảm thấy có gì đó giống giống
- Ngũ hành cục số là ngũ hành nạp âm của tháng. Hay ngũ hành nạp âm của can chi tại cung mệnh. Nên cũng là 1 dạng ngũ hành "kép". Do đó cẩn trọng trong việc so sánh ngũ hành này với các ngũ hành sao khác. Tốt nhất là đừng so sánh.
Câu này là sao nhỉ ? Ngũ hành cục số là ngũ hành nạp âm của tháng sinh ?
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Đan Trì
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1733
Tham gia: 13:12, 30/10/14

Re: sao Thanh Long đồng cung Hóa Kỵ hay Chiếu thì tốt hơn?

Gửi bài gửi bởi Đan Trì »

kimhoai đã viết: 09:51, 23/01/19 3- Khi luận tứ hóa có đúng không khi cứ nhìn vào lộc - quyền - khoa - kỵ mà không liên hệ là tứ hóa đó được chính tinh hay tá tinh nào sinh ra. vd như cùng là hóa kỵ nhưng kỵ được sinh ra từ thái âm với thiên đồng thì có phải mưc độ tốt xấu cũng phải được cân nhắc ?

4- Những sao nào thì chỉ xét tại bản cung mà không xét hội chiếu ?
3. Điều này là hiển nhiên. Sách tử vi tinh điển của cụ Vũ Tài Lục có phân tích, tuy nhiên theo góc nhìn của cụ, hơi phiến diện. Sách của Vương Đình Chi khá gần gũi với Tử Vi Việt cũng có chia cụ thể, bạn có thể tham khảo thêm.
Tứ Hóa là 4 hướng đi, 4 cách biến đổi. Với mỗi chính tinh sẽ có sự khác biệt.

4. Bạn có thể tham khảo bài viết này trên blog của mình.
https://www.lethuc.com/2016/10/than-tro ... tu-vi.html

Về ngũ hành cần sử dụng thận trọng, hoặc tốt nhất đừng dùng:
https://www.lethuc.com/2018/07/dung-nhi ... tu-vi.html
kimhoai đã viết: 10:46, 23/01/19 Câu này là sao nhỉ ? Ngũ hành cục số là ngũ hành nạp âm của tháng sinh ?
Tháng, không phải tháng sinh.
Từ năm sinh, ta an can cho 12 cung dựa trên can chi của tháng trong năm đó.
Ví dụ năm Kỷ Hợi 2019, thì cung Dần sẽ là Bính Dần (ứng với tháng 1 trong năm Kỷ Hợi là tháng Bính Dần).
Nếu mệnh an tại Dần, ta có Hỏa Lục cục do ngũ hành nạp âm của Bính Dần là Lư Trung Hỏa.
Đầu trang

kimhoai
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 854
Tham gia: 14:19, 22/12/18

Re: sao Thanh Long đồng cung Hóa Kỵ hay Chiếu thì tốt hơn?

Gửi bài gửi bởi kimhoai »

Đan Trì đã viết: 10:47, 23/01/19
kimhoai đã viết: 09:51, 23/01/19 3- Khi luận tứ hóa có đúng không khi cứ nhìn vào lộc - quyền - khoa - kỵ mà không liên hệ là tứ hóa đó được chính tinh hay tá tinh nào sinh ra. vd như cùng là hóa kỵ nhưng kỵ được sinh ra từ thái âm với thiên đồng thì có phải mưc độ tốt xấu cũng phải được cân nhắc ?

4- Những sao nào thì chỉ xét tại bản cung mà không xét hội chiếu ?
3. Điều này là hiển nhiên. Sách tử vi tinh điển của cụ Vũ Tài Lục có phân tích, tuy nhiên theo góc nhìn của cụ, hơi phiến diện. Sách của Vương Đình Chi khá gần gũi với Tử Vi Việt cũng có chia cụ thể, bạn có thể tham khảo thêm.
Tứ Hóa là 4 hướng đi, 4 cách biến đổi. Với mỗi chính tinh sẽ có sự khác biệt.

4. Bạn có thể tham khảo bài viết này trên blog của mình.
https://www.lethuc.com/2016/10/than-tro ... tu-vi.html

Về ngũ hành cần sử dụng thận trọng, hoặc tốt nhất đừng dùng:
https://www.lethuc.com/2018/07/dung-nhi ... tu-vi.html
kimhoai đã viết: 10:46, 23/01/19 Câu này là sao nhỉ ? Ngũ hành cục số là ngũ hành nạp âm của tháng sinh ?
Tháng, không phải tháng sinh.
Từ năm sinh, ta an can cho 12 cung dựa trên can chi của tháng trong năm đó.
Ví dụ năm Kỷ Hợi 2019, thì cung Dần sẽ là Bính Dần (ứng với tháng 1 trong năm Kỷ Hợi là tháng Bính Dần).
Nếu mệnh an tại Dần, ta có Hỏa Lục cục do ngũ hành nạp âm của Bính Dần là Lư Trung Hỏa.
Ah, hiểu rồi cám ơn Đan Trì nhiều, tìm mãi không thấy có sách nào viết. Đúng là không có người chỉ thì không giải quyết được mấy cái dốt 8->

Có lẽ vì cục số và ngũ hành bản mệnh đều là ngũ hành nạp âm, nên các cụ hay phán mệnh sinh cục, cục sinh mệnh, mệnh khắc cục...

Đúng là áp dụng ngũ hành vào tử vi là không đơn giản, vì có đến mấy loại ngũ hành, tẩu hoả nhập ma như chơi...
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”