LÁ SỐ CỦA MỘT TU SĨ CHÂN TU- BẬC ALAHAN!

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
chuthuykhiem
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 94
Tham gia: 18:44, 14/04/20

Re: LÁ SỐ CỦA MỘT TU SĨ CHÂN TU- BẬC ALAHAN!

Gửi bài gửi bởi chuthuykhiem »

Vungtau245 đã viết: 00:56, 26/04/20
chuthuykhiem đã viết: 22:41, 25/04/20
yesterday2016 đã viết: 22:35, 25/04/20 Thích Thông Lạc hả bạn?
Bạn chọn bừa giờ sinh như vậy hơi cẩu thả.

Và sao bạn biết rằng thầy Thích Thông Lạc đã chứng Alahán ?
Mình thật sự không thể biết được thầy có chứng đạo quả hay không, nhưng mình thấy vấn đề tu tập thầy dạy giúp mình nhiều... Nên mình ko thật sự quan tâm lắm về tứ thánh quả và tứ thiền... Mình thiên về pháp hành và giới luật hơn, nên mình tin vào người này chứ mình cũng ko thật sự tin trọn vẹn, cũng như Phật mình chưa đến để thấy nên mình cũng ko thật sự tin vào Phật...

Còn về giờ sinh đúng là mình cẩu thả quá, nhưng mình còn lơ mơ về môn này mà nên bạn thông cảm nhé!!

Hy vọng bạn và mọi người cùng nhau bàn thử nhé, mình rất muốn được khai sáng... Mình rất quan tâm về cung mệnh đặc biệt nhất là cung phúc đức... Mình muốn biết phúc đức của một vị chân tu sẽ như thế nào?

Thân!!!
Qua thông tin cậu trình bày, biết cậu là người có duyên với Phật pháp, xin cậu có thể giúp tớ xem lá số của cậu được không? Cám ơn!
Ý bạn là sao ạ? Ai xem lá số cho ai ạ? Bạn muốn xem lá số của mình phải ko?
Đầu trang

chuthuykhiem
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 94
Tham gia: 18:44, 14/04/20

Re: LÁ SỐ CỦA MỘT TU SĨ CHÂN TU- BẬC ALAHAN!

Gửi bài gửi bởi chuthuykhiem »

trungcanthi1 đã viết: 17:19, 27/04/20 Trên nguyên tắc mọi ý tưởng đều có thể đúng hoặc sai, nên mong các bạn cứ bình luận và chia sẽ theo góc nhìn của mình

Tử vi và các môn dự đoán đều phải dựa trên các quy luật cơ bản nhất định như âm dương, ngũ hành, … Từ đó phát triển thành các cặp và các nhóm phạm trù với mong muốn mô tả và hình tượng hóa các đối tượng và tiến trình hình thành, biến đổi của 1 đối tượng và hệ sinh thái của đối tượng đó, toàn bộ quá trình thay đổi và chuyển biến phải đảm bảo tính cân bằng nội tại hệ sinh thái này. Nhờ đó tử vi nói riêng có thể dự đoán được trước cách thức con người tự thay đổi và xu hướng phản ứng khi tiếp xúc môi trường xung quanh?

Bạn chuthuykhiem đặt vấn đề làm mình có suy nghĩ như sau: dưới góc nhìn (nguyên lý sinh diệt và giải thoát) của đạo Phật và phương pháp luận tử vi:

- …. A0 -- > …. -- > An-1 -- > (Đối tượng) An (con người, vật, ..) hiện tại + chịu tác động do nhân duyên, nghiệp quả (theo đạo phật) từ A0 + An -- > An+1 -- >…..

Hệ sinh thái sẽ bao gồm nhiều A0, B0, C0, …. Tương tác và giao thoa với nhau nhưng phải đảm bảo tính cân bằng (để có thể dự đoán được bằng tử vi).

Trở lại vấn đề của bạn chuthuykhiem:
“xem thử có những cách cuộc gì đặc biệt để người này tu hành tử nhỏ và đắc chứng đạo quả ALAHAN”, “Mình rất quan tâm về cung mệnh đặc biệt nhất là cung phúc đức... Mình muốn biết phúc đức của một vị chân tu sẽ như thế nào?”

Trong tử vi các cung trong lá số cũng vận hành theo quy luật các cặp và nhóm phạm trù nêu trên, mệnh (không phải cung mệnh) là “đối tượng” chính, các cung khác bao quanh là hệ sinh thái, các sao mang các tính chất để mô tả và hình tượng hóa các đối tượng. Vậy hải chăng Tử vi đang vận dụng các quy luật và tính chất của các sao để mô tả và dự đoán một đối tượng An nhất định từ các nhóm đối tượng Bn, Cn, ..? nếu thực vậy quả là bất công khi đối tượng “mệnh” không thể tự quyết được vận mệnh của mình?

Khi đối tượng An xuất hiện chắc chắn có sự tác động duyên nghiệp nhân quả từ A0 -- > An-1, vậy tại thời điểm này hoàn toàn có thể dự đoán bằng tử vi? Điều gì khiến lá số không còn đúng nữa? do tự thân đối tượng hay hệ sinh thái đối tượng sống ?

Tử vi có nhiều giả thiết để giải quyết vấn đề này, cung thê, cung tử,.. xấu ?

Khi một đối tượng chọn con đường giải thoát, có nghĩa là đã huân tập (tạo quán tính) từ An-x với mong mỏi không còn bị nhân quả tác động nữa, cắt đứt sợi dây luyến ái kết nối với hệ sinh thái của mình. Và tại sao chứng quả tại An mà không phải là An+x ? phải chăng đối tượng An đã cố gắng và nỗ lực hết sức để ngăn ác, diệt ác, đạt được toàn thiện, chấm dứt nhân quả.

Khi nỗ lực cá nhân được thực hành theo đúng cách thì các cung số mệnh, phúc đức không còn đúng nữa, khi đó bạn nhìn trên lá số đối tượng chỉ còn tên (giống như thân xác sẽ hoại diệt) mà thôi, không còn đối tượng mệnh cung để hệ sinh thái tác động nữa nên sẽ không còn tam hợp, nhị hợp, cục số, thiên địa bàn ?

Vậy có đúng không khi điều này vượt qua quy luật vật lý, và các phạm trù bất di bất dịch kinh dịch, tử vi? Mất đi một An có làm hệ sinh thái B0, C0… mất cân bằng không? có thực sự điều đó xảy ra không ?, có thật có một vị Allahan trong thời này hay không?

Chỉ có bạn trả lời được mà thôi trong An này của mình,
Cách bạn trình bày cũng hiểu được bạn xuất thân dân toán... May quá mình cũng là dân pure math...
Được cảm ơn bởi: trungcanthi1
Đầu trang

vothuong236
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 696
Tham gia: 01:25, 13/02/12

Re: LÁ SỐ CỦA MỘT TU SĨ CHÂN TU- BẬC ALAHAN!

Gửi bài gửi bởi vothuong236 »

Tôi nghĩ thế này: Tu có 2 giai đoạn

1/ Tìm còn đường
2/ Đi trên con đường


1/ Tìm con đường là con đường gì? - như thế nào? - ra sao? - ở đâu? - tại sao lại tìm? - kết quả thế nào? - đi ra sao? ... Để tìm được con đường thì cần phải có người dẫn đường, người dẫn đường ở đây là Đức Phật... Đức Phật nói về các con đường và mọi thứ trên các con đường đó... lấy 1 con số để mường tượng độ lớn là 8 vạn 4 ngàn chứ thực ra là vô lượng đường đều dẫn tới kết quả Phật. Và trong lúc vẫn còn chưa rõ ràng, để có thể tìm được con đường nhanh nhất, đúng đắn nhất... không bị sa vào mê ngộ thì vừa ngộ vừa hành.. có nghĩa là vừa tìm vừa thực hành, tìm đến đâu thì đi đến đấy... tất nhiên là tìm và đi theo chỉ dẫn của Đức Phật. Muốn làm được vậy phải giới định tuệ...

2/ Đi trên con đường/ Chứng Đạo. Có những người có tuệ căn... sau 1 lần NGỘ thì bỗng dưng thông suốt mọi thứ, thông suốt con đường, thông suốt đến cuối cùng. Việc của họ bây giờ là chứng con đường đó gọi là chứng đạo. Hành động thực tế là đi trên con đường đó. Thời gian đi, nhanh hay chậm là do bước chân đi nhanh hay chậm... đường dù ngắn không đi không đến... trời dù cao quyết chí vẫn vươn lên.


Cuộc đời Đức Phật: Hàng chục năm tìm con đường và mất 49 ngày đi trên con đường đó.


vothuong
Được cảm ơn bởi: Phanh phành phạch, trungcanthi1
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thejackichan
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 17:35, 13/11/18

Re: LÁ SỐ CỦA MỘT TU SĨ CHÂN TU- BẬC ALAHAN!

Gửi bài gửi bởi thejackichan »

chuthuykhiem đã viết: 00:29, 28/04/20 Mình xin được lấy một ví dụ bản thân do mình tự nghiệm, thực sự rất hổ thẹn nhưng ko ngại mà phơi bày...

Cung Phúc Đức (Đế Vượng) của mình có hai chính tinh Tử Vi và Thiên Tướng an tại Thìn có các sao Thiên Y, Long Đức, Thiên La, Thiêu Riêu, Bệnh Phủ.

Mặc dù cũng chay trường và tu tập tại gia nhưng tâm tính mình khá dâm đãng luôn nghĩ về vấn đề tình dục theo mình nghiệm thì do Thiêu Riêu và cung Mệnh của mình, số mình cũng có vẻ đào hoa nên nhiều lần có nhiều người gạ tình nhưng ko hiểu sao mình đều vượt qua, mặc dù mình đã có suy nghĩ bậy bạ nhưng mình ko làm. Theo góc độ tử vi nếu mình làm bậy thì sao Thiên La sẽ không tha cho mình nhưng vì mình cương trực ngay thẳng dù cho Mệnh mình là dâm đãng vậy nên mình ko có gì...

Nhìn vào một người cư sĩ tu hành tại gia, thiết nghĩ cung DI, Mệnh, Phúc Đức, Phu Thê và Phụ Mẫu sẽ ảnh hưởng tới cuộc đời tu hành của họ... Với một vị tu sĩ ẩn cư trên núi thì cung nào sẽ ảnh hưởng tới họ? Mình nghĩ nếu có chắc chỉ còn Phúc Đức ảnh hưởng tới suy nghĩ của họ, nhưng Phúc đức dựa trên các cung khác, bởi vì ko có cung Di phúc đức ko thể nghiệm được, một người dâm đảng như mình mà lên núi ko gặp ai thì làm sao mà làm chuyện bậy bạ được (giả định là mình ko đến nổi có thú tính...)... Nhưng nếu họ bị trở trời uống nước dơ bị bệnh tật ứng với cung Tật Ach? gặp thú rừng ứng với cung Di?

Tử vi là bàn về "thuyết hành động", nếu ta làm theo "tiền định" của lá số thì chuỗi các sự kiện sẽ y nguyên? Còn Phật nói về thuyết "Không hành động", tức gặp sự tác động của ngoại lực tâm vẫn bình thản thì sẽ chấm dứt mọi việc ko còn bị "nô lệ" bởi các sao? Cho nên mới thấy, với một người cư sĩ tại gia thì trở lực tu hành là quá lớn vì chịu tắc động của quá nhiều thứ...

Nhưng với thầy thông lạc, thầy là một tu sĩ nhưng chù Am là đất đai tổ tiên thầy để lại (có gì đó liên quan tới cung Điền Trạch), ông nội và cha thầy đều là tu sĩ vậy ngài đã chịu tác động của dòng họ nằm ở cung Phúc Đức? Thầy được mẹ và em gái nuối tu hành, ngày ngày cúng dường một bữa rau muống rau lang giữ ngọ... Vậy cuộc đời tu hành của ngài phải chiệu ảnh hưởng bởi cung Phụ mẫu và cung Bảo hay không? Mình còn chưa nói, sau khi chứng quả vị còn bị em gái và mọi người phân tranh tiền tài danh lợi... liên quan tới cung Nô thậm chí là Thiên Di bởi vì có cả thế lực ngầm...(ở đây mình ko phán xét ai chỉ là đưa các dữ liệu khách quan vào)

Nếu mà nói "không hành động" có bị chi phối bởi thuyết hành động hay không? Một người khi chưa chứng đắc đạo quả thì vẫn còn nằm trong sinh tử luân hồi, chỉ có chứng quả vị rồi thì mới thoát ra được... Ngay cả Ananda là người đã chứng quả nhập lưu nhưng tâm ông vẫn còn phiền muộn cho đến nhiều năm sau tới hôm trước ngày kiết tập kinh điển thì ông mới tròn quả vị.... Cho nên mới nói, một người tu sĩ vẫn đang cầu đạo, người mà chưa diệt trừ được tham sân si mà nói là ko chịu tác động của ngoại lực và nhân quả là có điều gì đó ko phải..

Cám ơn mọi người, bỏ quá cho sự nông cạn của mình! Hy vọng được học hỏi nhiều....
Trước em có đọc được, có 2 mẩu chuyện liên quan đến đức Phật:

- Chuyện 1: khi Phật đến gặp các học trò của mình, thấy ao của một người bị rách, ngài tự tay lấy kim chỉ để khâu cho người ấy. Khi được hỏi tại sao ngài đã chứng quả vị phật (nhưng chưa nhập niết bàn) lại tự tay làm việc này. Ngài bảo Phật cũng cần phước đức, tùy duyên mà giúp người, không câu nệ việc nhỏ. Phước đức trợ duyên cho việc tu hành.

- Chuyện 2: có một kiếp đức Phật đi trên con thuyền, gặp người thuyền trưởng có ý định giết 500 hành khách. Xét thấy không thể làm gì khác để thay đổi tình hình, ngài quyết định giết ông thuyền trưởng để cứu những hành khách. Vì đã cứu được rất nhiều người, ngài tiết kiệm được nhièu kiếp tu hành. Tuy nhiên, đến khi thành Phật, một ngày đột nhiên ngài bị chảy máu. Khi được hỏi vì sao thành Phật vẫn bị thương, Phật trả lời rằng nhân quả bao trùm và không chừa một ai, ngay cả Phật, nhân nào quả nấy, chúng ta chỉ có thể tăng trưởng nghiệp tốt và thay đổi cách thức bản thân đón nhận nghiệp xấu (Tâm).

Tử vi vẫn tác động đến người tu, cái này đúng vì Tử vi biểu hiện nhân quả và vì thế nên có thể dự đoán được một phần. Nhưng phần này sẽ càng nhỏ hơn đổi với người tu hành vì họ liên tục thực hiện quá trình hạn chế nghiệp xấu (giữ giới) + tác động vào tâm (định tâm) + tạo nghiệp tốt (khai tuệ). Giữa muôn ngàn yếu tốt duyên chồng chéo lên nhau tác động lên một người thì khó lòng dự đoán được kết quả cuối cùng người ấy như thế nào. Biến số trong lá số tử vi so với biến số trong đời thực quả ít, nên khi dự đoán một sự việc, trong thực tế lại diễn ra với quy mô, hình tướng khác là việc có thể hoàn toàn có thể xảy ra.
Được cảm ơn bởi: trungcanthi1, chuthuykhiem, Ariance
Đầu trang

juls
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 88
Tham gia: 15:50, 15/06/18

Re: LÁ SỐ CỦA MỘT TU SĨ CHÂN TU- BẬC ALAHAN!

Gửi bài gửi bởi juls »

yesterday2016 đã viết: 22:35, 25/04/20 Thích Thông Lạc hả bạn?
Bạn chọn bừa giờ sinh như vậy hơi cẩu thả.

Và sao bạn biết rằng thầy Thích Thông Lạc đã chứng Alahán ?
Dạ mong chú có đôi lời về lá số này ạ?
Đây có là lá số của 1 ng tu hành trọn đời không ạ?

Hình ảnh
Đầu trang

trungcanthi1
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 10
Tham gia: 16:17, 08/01/13

Re: LÁ SỐ CỦA MỘT TU SĨ CHÂN TU- BẬC ALAHAN!

Gửi bài gửi bởi trungcanthi1 »

Chào bạn chuthuykhiem và các bạn khác đã tham gia thảo luận, khi tham gia diễn đàn là quá trình cho và nhận, mong các bạn nhận được điều hữu ích nhất cho bản thân , và cho đi những gì thật nhất của mình, vì đôi lúc khi cho đi là mình đang nhận

Mình không phải dân toán, nhưng khi có thời gian mình cũng hay tìm hiểu về lĩnh vực này, nhiều khi diễn đạt quá toán học (số) và đối tượng (tượng) dễ diễn giải ý tưởng (lý) hơn

Nhắc đến toán học, vì có liên quan, mình đã từng đọc qua các bài viết về “Định lý bất toàn của Kurt Godel”. Do khá dốt toán mình chỉ đưa ra các dữ kiện mình đã đọc và hiểu, mình trích ý chính của định luật này. Ở đây mong các bạn nhìn nhận dưới góc độ thuần toán học trước khi dùng nó để giải thích các lĩnh vực khác, như tử vi và đặc biệt là là tâm linh. Có gì sai sót các bạn bỏ qua nhé

“Theo đó, ông chứng minh một cách logic rằng đối với bất kỳ hệ tiên đề nào đủ mạnh để mô tả số học của các số tự nhiên, những kết luận sau đây luôn luôn đúng: 1/ Hệ thống không thể vừa nhất quán, vừa đầy đủ. 2/ Tính nhất quán của hệ tiên đề không thể được chứng minh bên trong hệ thống đó”

Vậy nới rộng ra, trong một hệ sinh thái bao gồm nhiều rất nhiều hệ tiên đề (trong đó có hệ tiên đề mô tả số học của các số tự nhiên),

1. Tính nhất quán: không thay đổi tính chất khi tương tác. khi các đối tượng B,C ….. tương tác với nhau chỉ sinh ra (hay mô tả) đúng duy nhất A mà thôi

2. Và tính đầy đủ: để mô tả chi tiết tính chất đối tượng A – mỗi các đối tượng B,C. … phải có đầy đủ các yếu tố nội tại để khi liên kết (tương tác) với nhau có thể mô tả mô tả hoàn chỉnh đối tượng A)

Theo định luật này hai trạng thái này không thể đồng thời xảy ra. Và để chứng minh rằng điều (1) là luôn đúng (đối tượng A là nhất quán) không thể dùng các đối tượng B, C.. trong hệ mình để mô tả mà phải dùng các đối tượng Bn, Cm từ các hệ tiên đề khác?

Theo mình nghĩ, điều này dẫn tới các giả thuyết sau, nếu tử vi, tử bình,.. và các môn dự đoán là các hệ tiên đề, thì các bạn phải chấp nhận rằng

3. Một, dùng tử vi để dự đoán một đối tượng từ dữ kiện cho trước: giờ sinh, các sao, cục số, … và cho kết quả dự đoán là luôn đúng. Hai, các tính chất (biến số) nội tại của tử vi là đầy đủ để mô tả bất kỳ đối tượng nào. Hai điều này không thể xẩy ra cùng lúc

4. Không thể dùng chính các dữ kiện của tử vi,… để chứng minh “dự đoán” sẽ đúng (nhất quán) với mọi đối tượng.

Đây chính là sự “bất toàn” của các môn dự đoán và cả cuộc sống của mỗi người từ khi được sinh ra. Nên khi gặp vấn đề đau đầu mọi người thường chọn lựa một trong hai giải pháp “nhất quán” hay “đầy đủ” để giải quyết dù không “chứng minh” được “nó” có đúng hay không. Hoặc chọn một Bm, Cn từ hệ khác để gỡ rối vấn đề (trong tử vi, mọi người thường có thói quen chọn yếu tố tâm linh, phúc đức,.. để chứng minh, lập luận).

Điều gì khiến một đối tượng không thể dự đoán qua tử vi?, các yếu tố nào để mô tả một vị đang trên con đường trở thành “Alahan”?, và sau đó các tính chất nội tại của tử vi là không đầy đủ để mô tả về một vị đã trở thành “Alahan”? hay vì vị “Alahan” đó đã không còn ở hệ quy chiếu (sinh thái) đó?

Trên con đường đi tìm câu trả lời, thực sự là khó khăn và đau khổ khi phải chọn lựa theo cách mà mình chỉ “nghe”, hoặc “đọc” về những “chứng minh” của một vị “đã thực hành xong con đường giải thoát”, đó là sự cân nhắc, hoài nghi, tìm cách chứng thực đó là con đường đúng hay không để khỏi phí hoài công sức tu tập?

Trên con đường “bất toàn” và “bất bằng phẳng” này có nên chọn lựa tính “nhất quán” hoặc “đầy đủ” để làm cây gậy dò đường hay không

Trở về với đạo phật, phải chăng Đức Phật có nhắc con đường thực hành là con đường “Trung Đạo”?
Được cảm ơn bởi: thejackichan, chuthuykhiem, thanhmai8558
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thejackichan
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 253
Tham gia: 17:35, 13/11/18

Re: LÁ SỐ CỦA MỘT TU SĨ CHÂN TU- BẬC ALAHAN!

Gửi bài gửi bởi thejackichan »

trungcanthi1 đã viết: 12:12, 28/04/20 Chào bạn chuthuykhiem và các bạn khác đã tham gia thảo luận, khi tham gia diễn đàn là quá trình cho và nhận, mong các bạn nhận được điều hữu ích nhất cho bản thân , và cho đi những gì thật nhất của mình, vì đôi lúc khi cho đi là mình đang nhận

Mình không phải dân toán, nhưng khi có thời gian mình cũng hay tìm hiểu về lĩnh vực này, nhiều khi diễn đạt quá toán học (số) và đối tượng (tượng) dễ diễn giải ý tưởng (lý) hơn

Nhắc đến toán học, vì có liên quan, mình đã từng đọc qua các bài viết về “Định lý bất toàn của Kurt Godel”. Do khá dốt toán mình chỉ đưa ra các dữ kiện mình đã đọc và hiểu, mình trích ý chính của định luật này. Ở đây mong các bạn nhìn nhận dưới góc độ thuần toán học trước khi dùng nó để giải thích các lĩnh vực khác, như tử vi và đặc biệt là là tâm linh. Có gì sai sót các bạn bỏ qua nhé

“Theo đó, ông chứng minh một cách logic rằng đối với bất kỳ hệ tiên đề nào đủ mạnh để mô tả số học của các số tự nhiên, những kết luận sau đây luôn luôn đúng: 1/ Hệ thống không thể vừa nhất quán, vừa đầy đủ. 2/ Tính nhất quán của hệ tiên đề không thể được chứng minh bên trong hệ thống đó”

Vậy nới rộng ra, trong một hệ sinh thái bao gồm nhiều rất nhiều hệ tiên đề (trong đó có hệ tiên đề mô tả số học của các số tự nhiên),

1. Tính nhất quán: không thay đổi tính chất khi tương tác. khi các đối tượng B,C ….. tương tác với nhau chỉ sinh ra (hay mô tả) đúng duy nhất A mà thôi

2. Và tính đầy đủ: để mô tả chi tiết tính chất đối tượng A – mỗi các đối tượng B,C. … phải có đầy đủ các yếu tố nội tại để khi liên kết (tương tác) với nhau có thể mô tả mô tả hoàn chỉnh đối tượng A)

Theo định luật này hai trạng thái này không thể đồng thời xảy ra. Và để chứng minh rằng điều (1) là luôn đúng (đối tượng A là nhất quán) không thể dùng các đối tượng B, C.. trong hệ mình để mô tả mà phải dùng các đối tượng Bn, Cm từ các hệ tiên đề khác?

Theo mình nghĩ, điều này dẫn tới các giả thuyết sau, nếu tử vi, tử bình,.. và các môn dự đoán là các hệ tiên đề, thì các bạn phải chấp nhận rằng

3. Một, dùng tử vi để dự đoán một đối tượng từ dữ kiện cho trước: giờ sinh, các sao, cục số, … và cho kết quả dự đoán là luôn đúng. Hai, các tính chất (biến số) nội tại của tử vi là đầy đủ để mô tả bất kỳ đối tượng nào. Hai điều này không thể xẩy ra cùng lúc

4. Không thể dùng chính các dữ kiện của tử vi,… để chứng minh “dự đoán” sẽ đúng (nhất quán) với mọi đối tượng.

Đây chính là sự “bất toàn” của các môn dự đoán và cả cuộc sống của mỗi người từ khi được sinh ra. Nên khi gặp vấn đề đau đầu mọi người thường chọn lựa một trong hai giải pháp “nhất quán” hay “đầy đủ” để giải quyết dù không “chứng minh” được “nó” có đúng hay không. Hoặc chọn một Bm, Cn từ hệ khác để gỡ rối vấn đề (trong tử vi, mọi người thường có thói quen chọn yếu tố tâm linh, phúc đức,.. để chứng minh, lập luận).

Điều gì khiến một đối tượng không thể dự đoán qua tử vi?, các yếu tố nào để mô tả một vị đang trên con đường trở thành “Alahan”?, và sau đó các tính chất nội tại của tử vi là không đầy đủ để mô tả về một vị đã trở thành “Alahan”? hay vì vị “Alahan” đó đã không còn ở hệ quy chiếu (sinh thái) đó?

Trên con đường đi tìm câu trả lời, thực sự là khó khăn và đau khổ khi phải chọn lựa theo cách mà mình chỉ “nghe”, hoặc “đọc” về những “chứng minh” của một vị “đã thực hành xong con đường giải thoát”, đó là sự cân nhắc, hoài nghi, tìm cách chứng thực đó là con đường đúng hay không để khỏi phí hoài công sức tu tập?

Trên con đường “bất toàn” và “bất bằng phẳng” này có nên chọn lựa tính “nhất quán” hoặc “đầy đủ” để làm cây gậy dò đường hay không

Trở về với đạo phật, phải chăng Đức Phật có nhắc con đường thực hành là con đường “Trung Đạo”?
Hay quá anh ^^
Được cảm ơn bởi: trungcanthi1
Đầu trang

ThuatToan
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 68
Tham gia: 15:38, 23/09/19

Re: LÁ SỐ CỦA MỘT TU SĨ CHÂN TU- BẬC ALAHAN!

Gửi bài gửi bởi ThuatToan »

Theo mình do mấy vấn đề:
- Hệ quy chiếu 12 cung của tử vi vốn đã không khớp với người tu hành khi người ta bước vào đạo.(như bác nói)
- Người đi tu không theo quy luật bình thường, tử vi theo quy luật đời sống bình thường, người dự đoán sống theo quy luật đời sống bình thường => cách nhìn khác người đi tu => tỉ lệ dự đoán chính xác giảm đi rõ rệt người ta không muốn dự đoán.
- Người đi tu thì không màng đời nữa rồi càng không quan tâm tử vi nên cũng không có thầy tu nào đi xem tử vi mà kiếm nhiều lá số nghiệm lý :d => tỉ lệ dự đoán chính xác lại càng giảm xuống rõ rệt

Dữ liệu nhiều tỉ lệ đúng cao, dự liệu ít không đúc kết được kinh nghiệm tỉ lệ đoán thấp. Theo mình là thế chứ Phật thì cũng từ người mà ra, cũng chỉ là một thành phần của xã hội thôi cả không có gì cao siêu ở đây mà không dự đoán được như các đối tượng khác cả, vấn đề nằm ở dữ liệu quá ít và hệ quy chiếu sai thì sẽ không thể dự đoán.

Hơn nữa cũng một phần do người ta tôn trọng đạo Phật nên hạn chế nghiên cứu hay dự đoán. Đạo Phật luôn đặt cao tập trung vào "hiện tại", nhân quả nên các việc dự đoán sẽ làm sai đi những thứ không mong muốn trong đạo phật.
Đầu trang

chuthuykhiem
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 94
Tham gia: 18:44, 14/04/20

Re: LÁ SỐ CỦA MỘT TU SĨ CHÂN TU- BẬC ALAHAN!

Gửi bài gửi bởi chuthuykhiem »

trungcanthi1 đã viết: 12:12, 28/04/20 Chào bạn chuthuykhiem và các bạn khác đã tham gia thảo luận, khi tham gia diễn đàn là quá trình cho và nhận, mong các bạn nhận được điều hữu ích nhất cho bản thân , và cho đi những gì thật nhất của mình, vì đôi lúc khi cho đi là mình đang nhận

Mình không phải dân toán, nhưng khi có thời gian mình cũng hay tìm hiểu về lĩnh vực này, nhiều khi diễn đạt quá toán học (số) và đối tượng (tượng) dễ diễn giải ý tưởng (lý) hơn

Nhắc đến toán học, vì có liên quan, mình đã từng đọc qua các bài viết về “Định lý bất toàn của Kurt Godel”. Do khá dốt toán mình chỉ đưa ra các dữ kiện mình đã đọc và hiểu, mình trích ý chính của định luật này. Ở đây mong các bạn nhìn nhận dưới góc độ thuần toán học trước khi dùng nó để giải thích các lĩnh vực khác, như tử vi và đặc biệt là là tâm linh. Có gì sai sót các bạn bỏ qua nhé

“Theo đó, ông chứng minh một cách logic rằng đối với bất kỳ hệ tiên đề nào đủ mạnh để mô tả số học của các số tự nhiên, những kết luận sau đây luôn luôn đúng: 1/ Hệ thống không thể vừa nhất quán, vừa đầy đủ. 2/ Tính nhất quán của hệ tiên đề không thể được chứng minh bên trong hệ thống đó”

Vậy nới rộng ra, trong một hệ sinh thái bao gồm nhiều rất nhiều hệ tiên đề (trong đó có hệ tiên đề mô tả số học của các số tự nhiên),

1. Tính nhất quán: không thay đổi tính chất khi tương tác. khi các đối tượng B,C ….. tương tác với nhau chỉ sinh ra (hay mô tả) đúng duy nhất A mà thôi

2. Và tính đầy đủ: để mô tả chi tiết tính chất đối tượng A – mỗi các đối tượng B,C. … phải có đầy đủ các yếu tố nội tại để khi liên kết (tương tác) với nhau có thể mô tả mô tả hoàn chỉnh đối tượng A)

Theo định luật này hai trạng thái này không thể đồng thời xảy ra. Và để chứng minh rằng điều (1) là luôn đúng (đối tượng A là nhất quán) không thể dùng các đối tượng B, C.. trong hệ mình để mô tả mà phải dùng các đối tượng Bn, Cm từ các hệ tiên đề khác?

Theo mình nghĩ, điều này dẫn tới các giả thuyết sau, nếu tử vi, tử bình,.. và các môn dự đoán là các hệ tiên đề, thì các bạn phải chấp nhận rằng

3. Một, dùng tử vi để dự đoán một đối tượng từ dữ kiện cho trước: giờ sinh, các sao, cục số, … và cho kết quả dự đoán là luôn đúng. Hai, các tính chất (biến số) nội tại của tử vi là đầy đủ để mô tả bất kỳ đối tượng nào. Hai điều này không thể xẩy ra cùng lúc

4. Không thể dùng chính các dữ kiện của tử vi,… để chứng minh “dự đoán” sẽ đúng (nhất quán) với mọi đối tượng.

Đây chính là sự “bất toàn” của các môn dự đoán và cả cuộc sống của mỗi người từ khi được sinh ra. Nên khi gặp vấn đề đau đầu mọi người thường chọn lựa một trong hai giải pháp “nhất quán” hay “đầy đủ” để giải quyết dù không “chứng minh” được “nó” có đúng hay không. Hoặc chọn một Bm, Cn từ hệ khác để gỡ rối vấn đề (trong tử vi, mọi người thường có thói quen chọn yếu tố tâm linh, phúc đức,.. để chứng minh, lập luận).

Điều gì khiến một đối tượng không thể dự đoán qua tử vi?, các yếu tố nào để mô tả một vị đang trên con đường trở thành “Alahan”?, và sau đó các tính chất nội tại của tử vi là không đầy đủ để mô tả về một vị đã trở thành “Alahan”? hay vì vị “Alahan” đó đã không còn ở hệ quy chiếu (sinh thái) đó?

Trên con đường đi tìm câu trả lời, thực sự là khó khăn và đau khổ khi phải chọn lựa theo cách mà mình chỉ “nghe”, hoặc “đọc” về những “chứng minh” của một vị “đã thực hành xong con đường giải thoát”, đó là sự cân nhắc, hoài nghi, tìm cách chứng thực đó là con đường đúng hay không để khỏi phí hoài công sức tu tập?

Trên con đường “bất toàn” và “bất bằng phẳng” này có nên chọn lựa tính “nhất quán” hoặc “đầy đủ” để làm cây gậy dò đường hay không

Trở về với đạo phật, phải chăng Đức Phật có nhắc con đường thực hành là con đường “Trung Đạo”?
Chào bạn trungcanthi1! Mình cảm thấy rất vui khi được đàm luận với mọi người ở đây...

Khi nghiên cứu và tìm học môn gì đó mới mình thường vứt bỏ cái tư kiến trước kia của mình để học một cách chân thành nhất, nên mình thực sự ko muốn dùng toán để suy xet môn tử vi. Nhắc đến Kurt Godel, mình có cơ duyên biết tới định lý bất toàn từ những ngày cấp ba nhưng mãi đến những năm tháng ở đại học mình mới hiểu được phần nào cơ sở toán học của nó.

Mình xin được đơn giản như sau: "Trong một hệ tiên đề phi hình thức (đầy đủ) thì luôn tồn tại một bài toán không thể chứng minh được bằng hệ tiên đề đó." Có nghĩa đơn giản là tồn tại những bài toán mà tự thân toán học không thể chứng minh được dù muốn dù không, không phải vì trình độ của các nhà toán học không đủ mà vì bản chất của bài toán là ko thể chứng minh được. Bạn nào quan tâm có thể tìm đọc về giả thuyết Continuum, một giả thuyết mà ta có thể nói nó đúng cũng được sai cũng được tùy ý ta, nghe có vẻ đâu đầu ghê ^^... Đơn giản chúng ta ko thể giải thích cho một từ tiếng việt bằng việc chỉ dùng chính tiếng việt...

Theo Kurt Godel, gồm có ba thế giới: thế giới hiển nhiên, thế giới chứng minh, và thế giới chân lý.

Thế giới hiển nhiển bao gồm những điều chúng ta phải chấp nhận là đúng mà ko thể chứng minh được. Ví dụ như hai đường thẳng song song thì không thể cắt nhau. Đây là một điều không thể chứng mình được ko phải vì toán học chưa đủ mạnh mà vì bản chất của mệnh đề này là ko thể chứng minh được nên ta mới gọi nó là tiên đề. Nếu ta chấp nhận điều này là đúng thì ta có hình học Euclid cái mà chúng ta được học từ nhỏ đến lớn. Nhưng nếu chúng ta bác bỏ nó có nghĩa là hai đường thẳng song song cắt nhau tại một điểm ở vô cực, giống như trong vẽ 3D thì chúng ta có một môn hình học phi Euclid hay còn gọi là hình học Lobachevky. Nhìn thì có vẻ như tại sao bậy bạ vậy chúng ta nhìn hai đường thẳng sao cắt nhau được. Nhưng chúng ta nhìn là nhìn thế giới phẳng, bản thân chúng ta đang sống trên một mặt công nhưng hằng ngày chúng ta tưởng mình sống trên một mặt phẳng vì đó là tính chất "địa phương", mặt cong mà chung ta sống trên đó và nhìn được quá nhỏ để chúng ta cảm nhận được nó là cong. Hãy nhìn vào quả địa cầu bằng giấy ở giảng đường, những đường kinh tuyến xuất phát từ cực này chấm dứt ở cực kia là những đường song song trên mặt cầu đó và chúng là cắt nhau. Nếu chúng ta sống trong không gian ba chiều thì đúng theo hình học Euclid nhưng nếu ko gian chỉ là mặt cầu thì phi Euclid lại đúng. giống như có mấy người sở hữu công năng đặc dị, hay những bậc chân tu có thần thông vậy, họ có thể cảm nhận thế giới này theo nhiều cách khác nhau để có thể vận dụng thần thông, có lẽ thần thông trong ko gian này chỉ là điều bình thường trong ko gian khác... có lẽ những người có thần thông là người sống được trong nhiều không gian khác nhau...??????????????

Thế giới chứng minh là những gì bằng lý luận trong một hệ tiền đề chúng ta có thể suy ra được ví như những gì tử vi khẳng định được.

Thế giới chân lý là tập hợp những gì chúng ta ko thể nắm bắt, có nghĩa là chúng ta ko thể biết nó đúng hay sai, thậm chí ko thể biết được liệu rằng nó có tồn tại hay không. Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng nó ko tồn tại nhưng nó vẫn tồn tại và có những thứ tồn tại nhưng bằng tri kiến của mình chúng ta ko thể tưởng tượng được sự tồn tại của nó...

Nói về các vị chân tu mình tin là ko phải ai cũng bước chân được vào thế giới chân lý... Ý mình là những điều ko thể giải thích hay chứng minh được mà phải cảm nhận và thực chứng... Đúng như câu nói hãy đến đề mà thấy, cho nên có dùng bao nhiêu lý thuyết cũng ko thể giải thích được những sự kiện trong thế giới chân lý.

Ở đây mình đang muốn bàn luận về cuộc sống và tử vi của một con người đang sống đang tu đạo chứ ko dám mạn đàm về cuộc sống của một vị đắc đạo người đã ko còn ràng buộc bởi bất kỳ một loại lý thuyết nào của thế gian....

Hoan Hỉ!!
Được cảm ơn bởi: thejackichan, trungcanthi1, ThuatToan
Đầu trang

trungcanthi1
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 10
Tham gia: 16:17, 08/01/13

Re: LÁ SỐ CỦA MỘT TU SĨ CHÂN TU- BẬC ALAHAN!

Gửi bài gửi bởi trungcanthi1 »

Mình phân tích cho vui nhé các bạn,

Đầu tiên về mối quan hệ và ràng buộc giữa cung mệnh và các cung khác (đối tượng) trong thế giới quan tử vi: nhưng trước tiên các mối quan hệ đó có loại nào nhé, dưới con mắt quan sát của phật giáo gồm năm triền cái gồm: tham, sân, si, mạn, nghi.

Nhưng chính nhờ ngũ triền cái mà hệ thống tử vi hoạt động trơn tru, vì tử vi dự đoán dựa trên tiên liệu các khả năng xảy ra khi đối tượng phản ứng với môi trường xung quanh, mối liên kết năm triền cái càng chặt thì sác xuất chính xác càng cao.

Nói nôm na, Cuộc sống là chiếc xe không phanh đang lao xuống dốc, năm triền cái là trọng lượng tạo nên quán tính, trọng lượng càng lớn, tốc độ về đích càng nhanh, trong môi trường có trọng lực bạn sẽ dự đoán được vị trí trong tương lai của chiếc xe. Còn đối với con người bình thường đích đến đó là nơi không ai muốn tới đó một cách sớm nhất (trừ một vài trường hợp cụ thể), do mong muốn làm chậm lại, con người nghĩ ra đủ mọi cứu cánh (tử vi chẳng hạn) để hiểu nhiều hơn, sống nhiều hơn, hưởng thụ nhiều hơn trong khi chiếc xe vẫn còn đang chạy.

Có Vị biết rằng khi chuyến xe này kết thúc, ta lại phải vác thân xác mới cùng các đồ đạc (phải cung "phúc" không nhỉ) thu gom từ chuyến xe trước, lại lên một chuyến xe khác, có thể không phải chiếc Mer bạn mới đi lần trước đâu, lại tiếp tục lao dốc không phanh,.. Cứ thế mãi không thôi

Trừ khi bạn và chuyến xe đó được sinh ra ở môi trường không trọng lực, nếu không bạn phải cố gắng vứt bỏ đồ đạc dần để giảm trọng lượng, sau mỗi chuyến, đồ ít dần, biết đâu đến chuyến xe thứ An+x, bạn không còn gánh nặng nào phải mang nữa kể cả gánh nặng thân xác, nếu vậy cần gì đi xe nữa nhỉ? đó phải chăng bạn trở về với môi trường “không trọng lực”.

Có lẽ tử vi không thể chính xác khi dự đoán cho các Vị biết cởi bỏ các đồ đạc ràng buộc mà mình mang theo trên con đường đi tìm sự giải thoát tối hậu?, khi đó các tam hợp, nhị hợp, … với mệnh cung dần lỏng lẻo và mất dần, “bất động” giữa các “tác động” của các cung bên ngoài?

Nhưng trong chuyến xe cuối cùng khi đã bỏ hết đồ đạc mang theo, thân xác Vị ấy vẫn còn chịu tác động của trọng lực (nghiệp), nhưng Vị ấy đã chọn con đường mà không cần đi thêm một chuyến xe nào nữa

Nói nhảm cho vui, các bạn đọc thông cảm nhé

Thân chào
Được cảm ơn bởi: thejackichan
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”