Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Hỏi đáp, luận giải về tử vi
Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

Người xưa có câu “Thánh nhân đãi kẻ khù khờ”, đôi khi trong cuộc sống chúng ta hay thấy xảy ra tình huống như vậy; kẻ ngốc thực sự, không có tài năng gì đặc biệt nhưng lại giàu sang phú quý; còn kẻ khôn lanh hơn người nhưng cuộc sống cứ mãi long đong lận đận…
Phú ông ngốc nghếch nhiều lần chuyển nguy thành an
Trong “Duyệt vi thảo đường bút ký” có chép lại một câu chuyện như sau: Tại một làng quê nọ ở Hồ Mục Đình có một phú ông; cuộc sống rất an nhàn thoải mái ung dung tự tại; thường đóng cửa không kết giao với người khác; mọi người cũng hiếm khi nhìn thấy ông. Cũng có thể vì vậy mà nhiều người không thích ông.

Tuy ông không giỏi về kinh doanh buôn bán, nhưng của cải lúc nào cũng dư thừa. Ông lại giỏi về các thuật dưỡng sinh trị bệnh và hiếm khi bị ốm. Cho dù có gặp phải tai họa gì thì đều có thể chuyển dữ sang lành.

Bỗng vào ngày kia, một a hoàn trong nhà ông treo cổ tự tử. Quan huyện quản lý trong làng vui mừng; nghĩ rằng rốt cuộc hiểm hoạ đã đến nhà ông; liền bẩm báo sự việc này lên quan lớn cấp trên. Quan lớn cấp trên nghe tin cũng vui mừng và lập tức tới hiện trường để điều tra vụ án.

Nhưng khi khám nghiệm tử thi thì tay chân của a hoàn bỗng nhiên động đậy. Mọi người còn đang chưa hết ngạc nhiên thì a hoàn làm thế vươn vai; một lát sau trở mình và có thể tự ngồi dậy hoàn toàn tỉnh táo.
Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, cũng là có nguyên nhân
Quan phủ định ép cung a hoàn, tự thêu dệt tội danh để tìm cách vu tội cho phú ông. Ông liền hỏi a hoàn có phải vì gian dâm nên bị ép treo cổ tự vẫn. Nhưng a hoàn dập đầu xuống đất và trả lời ngược lại:

“Bẩm quan lớn, thê thiếp của ông chủ nhà con đều đẹp như hoa như ngọc; như tiên nữ trên trời; sao ông chủ có thể có tình ý gì với con được chứ? Mà cho dù ông chủ có tình ý với con, con hẳn sẽ vui mừng; con mong còn không được sao phải đi tự tử ạ? – Thực tế sự việc là vì con nghe nói cha mình bị quan phủ đánh chết không rõ lý do; lòng đau thương phẫn uất không chịu được; trong lúc căm giận quá mà tìm tới cái chết chứ chẳng có nguyên nhân gì khác cả!”. Quan phủ nghe xong liền chán nản bỏ về.

Những sự việc chuyển biến từ nguy thành an; gặp nạn hoá cát tường như thế này của phú ông có rất nhiều. Người dân trong thôn đều thắc mắc, phú ông này ngu ngốc như vậy mà sao hay gặp may thế; thật không biết lý do tại sao.

Trong thôn có một vị cao nhân am tường mọi chuyện, thấu hiểu quy luật âm dương. Mọi người mang câu chuyện của phú ông đi hỏi vị cao nhân này, vị cao nhân liền đáp: “Mọi người nhầm rồi, vận may của ông đến từ chính sự ngu ngốc của ông!
Ngốc lại là phúc chứ không phải họa
Vị cao nhân nói tiếp: “Kiếp trước ông là một người đốn củi ở chân núi. Ông chất phác giản dị trong đối nhân xử thế, lại rất kiệm lời; không so đo tính toán thiệt hơn. Bất cứ việc gì cũng coi là bình thường; không có tâm tranh đấu được hay mất; bình thản với mọi việc. Không có tâm oán hận hay thù ghét ai; thuận theo tự nhiên với mọi việc; không có thiên lệch hay tư tâm.

Người khác có ức hiếp lừa gạt ông, ông cũng không tính toán thiệt hơn hay tranh đấu với người khác; người khác có phỉ báng nhục mạ ông, ông cũng không tức giận hay phẫn nộ; người khác có lập mưu hãm hại ông, ông cũng không có tâm thù hận mà đi báo thù.

Do vậy một đời ông dù rất bình thường, không làm việc gì to tát; tuy nhiên chính tâm tính tốt đẹp và thiện niệm của ông đã được thần linh khen ngợi và chúc phúc; vậy nên kiếp này ông mới đắc được phúc báo và may mắn như thế.

Dáng vẻ hơi ngu ngốc không mưu mô gì của ông ở kiếp này chính là bản tính vốn có của ông từ kiếp trước. Kiếp này ông vẫn không thay đổi cái gốc thiện lương vốn có của mình. Mọi người cứ luôn nghi ngờ ông ấy như thế mà lại có thể may mắn; chính là vì chưa hiểu quy luật của Trời đất!”.

‘Khôn mà hiểm độc là khôn dại’
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có nói: “Khôn mà hiểm độc là khôn dại; Dại ấy hiền lành, ấy dại khôn”. Con người ngày nay quá đề cao sự khôn ngoan mà bất chấp đạo lý; mong muốn giành được cái trước mắt rồi bị tổn đức cũng không hay. Nhiều người ‘ngốc’ không phải là ngốc thực sự, chẳng qua là họ coi nhẹ tiền tài vật chất mà thôi. Nhưng ‘trên đầu ba thước có Thần linh’, sẽ không bao giờ để cho ai chịu thiệt; người ta nói chịu thiệt là phúc cũng vì vậy.
Vào thời nhà Tống, Lý Sỹ Hành trong một lần phụng mệnh triều đình đi sứ sang Triều Tiên có võ tướng Dư Anh theo cùng làm phụ tá. Sau khi hoàn thành sứ mệnh, Triều Tiên có biếu rất nhiều tặng phẩm nhưng Lý Sỹ Hành hoàn toàn không quan tâm để ý đến những vật phẩm ấy. Ông giao hết cho Dư Anh xử lý, chẳng bận tâm tặng phẩm của mình nhiều ít ra sao.

Trên đường trở về, Dư Anh thấy đáy thuyền có chỗ bị thấm nước nên lo lắng rằng những thứ vật phẩm của mình sẽ bị ẩm ướt hết. Thế là ông bèn lấy toàn bộ tơ lụa gấm vóc của Lý Sỹ Hành được tặng đem lót ở đáy thuyền; sau đó đặt những thứ của mình lên trên để tránh bị ẩm ướt.

Người tính không bằng trời tính
Khi thuyền đã ra giữa biển khơi rộng lớn thì đột nhiên sóng gió nổi lên; như thể muốn nhấn chìm con thuyền của họ. Lúc ấy con thuyền lại quá nặng nên tình hình lại càng trở nên nguy cấp hơn.

Không còn cách nào khác, thuyền trưởng vội vàng yêu cầu Dư Anh vứt bỏ những vật phẩm đó đi để thuyền nhẹ bớt; nếu không thì thuyền lật mọi người sẽ bị chết. Dư Anh lúc này cũng vô cùng hoảng loạn; liền vội vàng vơ những vật phẩm trên thuyền ném xuống biển.

Khi số vật phẩm bị ném xuống nước ước chừng khoảng một nửa, thì sóng gió ngừng lại; thuyền cũng ổn định lại và họ đã thoát nạn.
Về sau, Dư Anh kiểm tra lại số vật phẩm còn lại trên thuyền thì mới phát hiện những thứ ném xuống biển toàn bộ đều là những vật phẩm của mình. Những tặng phẩm của Lý Sỹ Hành bởi vì chất đống ở dưới đáy thuyền để lót, cho nên hoàn toàn không bị mất mát chút nào; chỉ bị ướt một chút mà thôi.

Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, ‘Dại ấy hiền lành, ấy dại khôn’
Lý Sỹ Hành bởi “không quan tâm chú ý”, kết quả hoàn toàn chẳng bị mất mát gì. Còn Dư Anh thì hết sức “để ý” và còn cố ý bảo quản không muốn tặng phẩm của mình bị tổn hại; nhưng cuối cùng lại mất hết.

Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, kẻ khôn ngoan quá rồi lại tự làm hại chính mình. Ở đời cứ ngốc một chút, thản đãng mà một chút mà lại an nhiên. Nhiều người thông minh suốt ngày tính toán mệt mỏi chắc cũng có đôi lần mong được ‘khù khờ’ một chút, nhưng đâu phải là dễ. Dù là thông minh hay ngốc nghếch thì cũng là thiên phú, nhưng lương thiện lại là một sự lựa chọn; chỉ cần sống lương thiện thì nhất định sẽ được phúc báo.
Nguồn : nguyenuoc.com
Tập tin đính kèm
giup-nguoi-la-duc.jpg
giup-nguoi-la-duc.jpg (174.41 KiB) Đã xem 3043 lần
Được cảm ơn bởi: hysshu, GiauThienSu, coco87, nguyenhunganh2006, hoavan004, Hungnguyen30, Enjoyeveryday, Rainbowlight, Vịt Béo, vn007, Thao0808
Đầu trang

thanhmai8558
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 742
Tham gia: 18:37, 31/12/19

Re: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Gửi bài gửi bởi thanhmai8558 »

Lời Phật dạy....tham sân si luôn là điều khó .....
Giác ngộ sinh lão bệnh tử.....tham một chút là bệnh thêm...
Muôn đời lời Phật dạy luôn đúng ...
Được cảm ơn bởi: hysshu, Vịt Béo
Đầu trang

GiauThienSu
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 245
Tham gia: 23:16, 31/08/22

Re: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Gửi bài gửi bởi GiauThienSu »

Bài viết rất hay và ý nghĩa👍👏🥰💖, mình trước có đọc cuốn sách Tôi là thầy tướng số, nhân vật lão thất ở trong đây là người ngu ngốc, thật thà hơn so với các anh, chị băng đảng của mình nhưng đến cuối cùng băng đảng này chỉ có lão thất này sống thì phải, mình nhớ mang máng có ghi: ngu ngốc, thật thà cũng là 1 cái phúc >:D<
Được cảm ơn bởi: hysshu
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

Hi vọng lần này chú cá 3 đuôi đem lại may mắn cho mình giống những chú cá được phóng sinh những lần trước dù lần này mình ko phóng sinh ra suối mà thả nhờ vào bể cá của bà chị họ
Ảnh minh họa
Tập tin đính kèm
ca-ba-duoi-4.jpg
ca-ba-duoi-4.jpg (64.27 KiB) Đã xem 2888 lần
Được cảm ơn bởi: hysshu
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

hysshu đã viết: 15:30, 18/11/22
thanhthanh2013 đã viết: 12:26, 12/11/22
hysshu đã viết: 12:20, 12/11/22

Có mấy cô mỹ nhân yêu Trương Vô Kỵ nhưng Tiểu Chiêu và Triệu Mẫn yêu sâu sắc nhất, sẵn sàng hy sinh tất cả vì Trương Vô Kỵ.
Lúc mới ở đảo về đại lục TVK cũng khù khờ lắm, bị gái lừa cho vài lần nhưng may cuối cùng cũng tốt. Nếu các anh hùng trong truyện đc đánh giá theo tử vi chắc chả ai có lá số đẹp. Cuộc đời cũng nhiều truân chuyên.
Trương Vô Kỵ ngây thơ khờ khạo, chỉ được nhân hậu, nhưng ở hiền gặp lành và có duyên học được các bí kíp võ công siêu tuyệt như càn khôn đại na di, thái cực kiếm....Kẻ thông minh sắc sảo nhưng ác thì lại ko có duyên với các bí kíp võ này, mà có duyên nếu luyện tập ko biết dừng lại, ko biết đủ, luyện các chiêu thức này cũng có ngày tẩu hỏa nhập ma, điên loạn...Quách Tĩnh cũng khù khờ ....nhưng về sau cũng võ công siêu đỉnh.
Lão Tử nói: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên”. Con người sống và hành xử thuận theo tự nhiên thì chính là phù hợp với Thiên lý. Chính vì phù hợp với Thiên lý nên họ sẽ được chư Thần che chở. Còn người mà từ lời nói đến hành động đều trái ngược với Thiên lý thì chính là đang tự chiêu mời vận rủi cho mình.
https://www.chuabuuchau.com.vn/nghe-thu ... 41849.html
Được cảm ơn bởi: hysshu
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

thanhthanh2013 đã viết: 09:51, 02/10/22 Hi vọng lần này chú cá 3 đuôi đem lại may mắn cho mình giống những chú cá được phóng sinh những lần trước dù lần này mình ko phóng sinh ra suối mà thả nhờ vào bể cá của bà chị họ
Ảnh minh họa
Sau khi thả cá vào bể của bà chị họ( nhà đất đứng tên ông bác) thì ông bác lại gặp tai nạn bị ô tô đâm vào khiến gãy cổ. Hiện ông bác đã lành và mình hỏi được biết con cá đã chết. Mình cũng có ý nghĩ về phúc họa do con cá nhưng cũng nghĩ cái gì cũng là nhân duyên.
Được cảm ơn bởi: Thao0808
Đầu trang

hysshu
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 8340
Tham gia: 23:43, 24/09/19

Re: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Gửi bài gửi bởi hysshu »

Người Khiêm tốn Quỷ Thần kính sợ

Khiêm tốn hay còn gọi là Khiêm hạ. Người khiêm tốn tất luôn bình đẳng trong giao thiệp với người, dẫu trí tuệ thông suốt vẫn tự thấy mình chẳng có chi nổi trội mà khinh thường người khác. Bởi thế nên năm xưa đức Khổng Tử bảo đại ý: “Nếu ta đi cùng với hai người thì ít nhất có một người là Thầy của ta”. Bậc Thánh nhân còn khiêm hạ dường ấy, ngẫm lại cuộc sống hiện đại ngày nay, thật chẳng thể không thở than…

Người thời nay ai cũng xem mình là trung tâm của Vũ Trụ mà chẳng biết rằng: Người khiêm tốn được phước báo ai gặp cũng cảm mến tin yêu. Trong vô hình luôn được chư Tôn Thần kính nể hộ trì. “Phàm những việc hung hiểm còn chẳng để đến nơi tai, huống là còn phạm được vào thân nữa đấy ư”

Nghị luận về Khiêm Tốn

Kinh Dịch nói: “Đạo của trời thường bớt những chỗ dư thừa mà bù đắp chỗ khuyết thiếu; Đạo của đất thường làm thay đổi chỗ tràn đầy mà giữ nguyên chỗ khuyết thiếu; Quỷ thần thường gây hại nơi sung mãn mà ban phúc nơi khiêm hạ; Lòng người thường ghét kẻ cao ngạo mà yêu thích kẻ khiêm tốn.” Trời đất, quỷ thần với con người đều chuộng đức khiêm hạ. Vì thế nên trong kinh Dịch chỉ riêng một quẻ Khiêm là cả 6 hào đều tốt lành.

Kinh Thư nói: “Sung mãn thường chuốc lấy tổn hại, khiêm hạ được nhận lãnh ích lợi.” Tôi đã nhiều lần cùng những người khác đi thi, mỗi khi gặp kẻ học trò nghèo sắp đỗ đạt đều thấy có dáng vẻ khiêm tốn lộ rõ ra bên ngoài. Vào năm Tân Mùi, trong số cử nhân về kinh đô dự thi thì nhóm đồng hương Gia Thiện chúng tôi có 10 người. Đinh Kính Vũ là người nhỏ tuổi nhất, tính tình hết sức khiêm hạ.

Tôi có nói với Phí Cẩm Pha: “Anh này năm nay ắt sẽ thi đỗ.”

Họ Phí hỏi lại: “Làm sao biết được?”.

Biểu hiện của khiêm tốn
Tôi đáp: “Chỉ người khiêm hạ mới được nhận lãnh phước báo. Anh xem trong số chúng ta có ai thật thà chất phác, nhường nhịn không tranh giành như Kính Vũ chăng? Có ai giữ lòng cung kính vâng chiều, hết lòng khiêm hạ như Kính Vũ chăng? Có ai bị người hà hiếp không cần đáp trả, bị người chê bai không cần biện giải như Kính Vũ chăng? Người được như thế ắt trời đất quỷ thần thường trợ giúp, sao có thể không vươn lên được?” Đến khi yết bảng, quả nhiên Kính Vũ trúng tuyển.

Vào năm Đinh Sửu tôi về kinh đô, cùng ngụ một chỗ với Phùng Khai Chi. Nhận thấy ông này tính tình khiêm hạ, dung mạo nghiêm trang; Phần lớn là do đã rèn luyện quen từ thuở nhỏ. Khi ấy có Lý Tễ Nham là người bạn tốt, tính tình thẳng thắn. Họ Lý thường nhiều lần công khai phê phán chỉ trích những điều sai lầm của Khai Chi. Tuy nhiên chỉ thấy anh ta bình tĩnh lắng nghe và nhận chịu, chưa từng có một lời phản đối.

Khi ấy tôi có nói với Khai Chi rằng: “Phước báo đều có căn nguyên, tai họa cũng có nguồn gốc từ trước. Tâm mình thực sự khiêm hạ ắt trời sẽ giúp. Năm nay nhất định anh sẽ thi đỗ.” Về sau quả nhiên đúng như vậy.

Người khiêm tốn được vô biên phước báo.
Ông Triệu Dụ Phong, tên Quang Viễn, là người huyện Quan thuộc tỉnh Sơn Đông. Tuổi còn trẻ đã thi đỗ cử nhân ở kỳ thi Hương, nhưng rất lâu sau thi Hội nhiều lần chẳng đỗ. Cha ông được bổ làm quan Chủ Bạ ( chức quan Chủ Bạ đứng đầu phụ trách công việc văn phòng.) ông theo cha đi nhậm chức. Vì ngưỡng mộ văn tài của Tiền Minh Ngô nên ông mang bài văn của mình đến cho họ Tiền xem. Tiền Minh Ngô xem qua rồi liền sổ toẹt hết cả bài. Triệu Dụ Phong chẳng những không giận mà còn hết lòng khâm phục, nhanh chóng tự sửa đổi.

Năm sau ông liền thi đỗ. Vào năm Nhâm Thìn(1952), ta đến kinh thành triều kiến, nhân lúc đó được gặp Hạ Kiến Sở. Ta thấy ông này thần khí khoan thư không tự mãn, tâm ý khiêm hạ, vẻ nhún nhường lộ rõ ai cũng thấy.

Lúc về, ta có nói với bạn bè rằng: “Thông thường khi trời sắp giúp một người nào hưng khởi thì khi chưa ban phúc đã trước hết làm cho người ấy phát khởi trí tuệ. Một khi trí tuệ phát khởi thì người hư huyễn bỡn cợt sẽ trở nên chân thành tín thật. Người phóng túng buông lung sẽ tự biết kiềm chế, thu liễm. Ông Kiến Sở hòa nhã hiền lành như thế, ấy là đã được trời khai mở trí tuệ rồi, ắt nay mai sẽ được ban phúc.”

Đến khi yết bảng, Hạ Kiến Sở quả nhiên thi đỗ.

Bài học về sự khiêm tốn

Trương Úy Nham người huyện Giang Âm, học nhiều biết rộng, có danh trong giới văn chương. Vào năm Giáp Ngọ(1954), ông về Nam Kinh thi Hương, ở trọ trong một ngôi chùa. Đến khi niêm yết kết quả thi không thấy tên mình trúng tuyển. Ông hết lời chửi mắng quan chủ khảo, cho là có mắt không tròng. Bấy giờ có một đạo sĩ đứng gần đó bật cười. Họ Trương lập tức quay sang nổi cơn thịnh nộ với đạo sĩ.

Đạo sĩ nói: “Văn của ông chắc chắn là không hay rồi.”

Họ Trương càng sôi giận hơn, quát nạt: “Ông chưa từng đọc văn của tôi, sao biết là không hay?”

Đạo sĩ nói: “Tôi nghe rằng, người làm văn quý nhất ở chỗ tâm ý khí chất ôn hòa bình thản. Nay nghe ông chửi mắng, tâm ý khí chất không có chút ôn hòa bình thản gì cả thì văn làm sao có thể hay?”

Họ Trương nghe như thế hốt nhiên khâm phục, liền thi lễ xin được chỉ dạy.

*
Đạo sĩ nói: “Việc thi đỗ hay không đều do số mạng. Số mạng của mình không đáng đỗ đạt thì dù văn hay cũng chẳng ích gì. Nên tự thay đổi chính mình mới được.”

Họ Trương hỏi: “Đã do số mạng định sẵn thì làm sao thay đổi?”

Đạo sĩ nói: “Tạo ra số mạng là trời, mà an lập số mạng là chính mình. Nỗ lực làm thiện, rộng tích âm đức thì có phước đức nào mà không cầu được?”

Họ Trương nói: “Tôi chỉ là anh học trò nghèo, làm sao làm việc thiện?”

Đạo sĩ nói: “Việc làm thiện, tích âm đức đều từ nơi tâm mình mà ra. Thường giữ tâm hiền thiện thì được vô lượng công đức. Chẳng hạn như việc giữ tâm khiêm tốn nhún nhường nào có tốn kém tiền bạc gì. Sao ông không biết tự xem lại mình, còn chửi mắng quan chủ khảo?”

Trương Úy Nham từ đó theo lời dạy, cố tự sửa đổi, bỏ lòng kiêu mạn mà giữ đức khiêm hạ; Tâm thiện ngày càng tăng trưởng, đức hạnh ngày một sâu dày.

*
Năm Đinh Dậu( 1597) ông nằm mơ thấy đi đến một căn phòng trên cao; Nhìn thấy một quyển sổ ghi chép tên người thi đỗ, trong đó có nhiều hàng bỏ trống. Ông liền hỏi một người đứng bên cạnh rằng: “Bản danh sách chép tên người thi đỗ khoa này, sao lại thiếu nhiều tên như vậy?”

Người ấy đáp: “Việc chọn người đỗ đạt, ở cõi âm cứ 3 năm lại một lần khảo xét so sánh. Những người thường tích âm đức, không phạm lỗi lầm mới có tên trong đó. Những dòng bị trống đó đa phần đều là những người vốn ngày trước đáng được đỗ đạt, nhưng vì gần đây đức hạnh kém cỏi nên bị xóa đi.”

Sau đó, người ấy lại chỉ vào một dòng còn trống trong sổ và nói: “Trong ba năm qua ông luôn biết giữ mình thận trọng, có thể được ghi tên vào đây. Mong ông biết tự lo cho mình.”

Khoa thi năm ấy quả nhiên Trương Úy Nham thi đỗ, xếp hạng thứ 105. Như vậy ông này đỗ vào hàng Tam giáp, tức Đồng tiến sĩ xuất thân. Vì vào triều Minh chỉ hàng Tam giáp mới lấy đến số 130 người.

Người khiêm tốn quỷ thần trợ giúp
Do những điều như trên mà biết được rằng, trên đầu ba thước nhất định có thần minh soi xét. Việc lành dữ, tốt xấu chắc chắn đều do chính mình. Do đó cần phải biết giữ lòng hiền thiện, kiểm soát mọi việc làm của mình. Không một mảy may phạm vào những điều xấu ác, luôn khiêm hạ nhún nhường; Khiến cho trời đất quỷ thần đều cảm động trợ giúp, như thế mới có được nền tảng để hưởng phước báu.

Người nào tính khí cao ngạo tự mãn ắt phải là kẻ thiển cận. Ví như có được hưng khởi phát triển cũng không thể thọ hưởng lâu dài được. Người có chút tri thức hiểu biết ắt không ai chịu rơi vào chỗ độ lượng hẹp hòi, tự đánh mất đi phước báu như thế. Huống chi sự khiêm tốn là mở ra cơ hội học hỏi từ người khác, lại có thể nhận lấy noi theo việc làm thiện của người, không có giới hạn. Người cầu công danh sự nghiệp lại càng không thể thiếu sự khiêm hạ.

Lời xưa có câu: “Có chí hướng công danh, ắt được công danh; Chí hướng sang giàu, ắt được sang giàu.”

Người có chí hướng như cây có gốc rễ. Muốn lập chí công danh vững vàng phải luôn luôn giữ lòng khiêm hạ nhún nhường. Lại vận dụng khéo léo vô số phương tiện mà làm việc thiện, tự nhiên sẽ cảm động thấu cả đất trời. Cho nên, phước đức đều do chính mình tự tạo.

*
Người đời nay muốn cầu thi cử đỗ đạt nhưng khởi đầu thường không có chí hướng chân thật. Bất quá chỉ là sự hứng khởi trong nhất thời mà thôi. Lúc có hứng khởi thì mong cầu, lúc không còn hứng khởi ắt cũng thôi không mong cầu nữa. Mạnh tử nói với vua nước Tề: “Nhà vua hết sức yêu thích âm nhạc, nước Tề sắp thịnh vượng rồi.”

(Đoạn trích này lấy từ sách Mạnh tử, chương Lương Huệ Vương, phần Hạ. Đây là lời Mạnh tử nói với Tề Tuyên vương, nhân khi vị vua này cho biết mình rất yêu thích âm nhạc. Trong cuộc đối thoại này, Mạnh tử liên kết sự yêu thích âm nhạc của vua với việc cai trị đất nước và nêu ra nguyên tắc chính yếu là: Nếu vua vui thích với việc nghe âm nhạc mà có thể làm cho toàn dân cùng chung vui với mình thì đất nước sẽ được thịnh vượng.)

Ta đối với con đường công danh khoa bảng cũng giống như vậy.

( Ý của tiên sinh Viên Liễu Phàm ở đây là, khi mình cầu công danh sự nghiệp cũng phải biết hướng đến việc chung trong cộng đồng, nỗ lực làm thiện tích đức là làm lợi ích cho nhiều người. Làm được như thế thì bản thân mình đạt được mong muốn mà nhiều người khác cũng đều vui theo, cũng giống như theo lời Mạnh tử, nếu vua Tề vui với âm nhạc mà biết làm cho dân chúng nước Tề đều được vui theo thì đất nước nhất định sẽ thịnh vượng)

Người khiêm tốn giả mạo bị Trời cao trách phạt.
Huyện Thái Thương tỉnh Giang Tô có một nho sinh tên Vương Tĩnh Hầu, là người khiêm tốn, thường kính trọng người khác. Một hôm bỗng bị sét đánh chết. Mọi người đều kinh sợ cho là chuyện kỳ lạ.

Có người đồng cốt thỉnh được tiên nhập, mọi người liền đem việc này ra hỏi, tiên mượn lời đồng cốt nói: “Tên này vào hồi ngày, tháng, năm ấy… lúc đến Tô Châu dự kỳ thi phủ, ở trọ một nhà dân gần cầu Ẩm Mã. Khi ấy, người chủ nhà bị khép tội đang giam trong ngục. Người vợ thấy hắn ta ra dáng hiền hậu khiêm tốn nên tin tưởng. Bà ta mang tiền bạc ủy thác, cậy lo cho người chồng được ra khỏi ngục. Hắn thấy người vợ chủ nhà yếu đuối có thể hiếp được liền ra tay, lại cướp luôn tiền bạc, hại người vợ chủ nhà đến chết. Vì thế nên hắn phải chịu quả báo như vậy.”

Tội lỗi giấu kín chẳng ai biết như thế này thì luật pháp quốc gia không trừng trị được. Nếu không có lẽ tội phúc báo ứng, ắt kẻ tiểu nhân sẽ luôn hí hửng mà làm tiểu nhân. Cho nên: “Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt”. Lại nhân quả như bóng với hình, thật đáng sợ lắm thay!

(Người khiêm tốn quỷ thần kính phục – Theo An Sĩ Toàn Thư)

Tuệ Tâm 2021.

( theo kinhnghiemhocphat.com)

( ảnh người khiêm tốn)
Tập tin đính kèm
Khiem-ton.jpg
Khiem-ton.jpg (58.61 KiB) Đã xem 2711 lần
Được cảm ơn bởi: hysshu, vn007, Thao0808
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tôn Ngộ Không !!!
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2587
Tham gia: 19:29, 25/01/22

Re: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Gửi bài gửi bởi Tôn Ngộ Không !!! »

Tào Tháo có câu:

“ nếu lời dạy của thánh nhân có thể thống nhất thiên hạ thì thánh nhân đã thống nhất thiên hạ từ lâu rồi, cần gì tới Tào Tháo ta ra tay nữa “
Được cảm ơn bởi: Thao0808
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
thanhthanh2013
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1320
Tham gia: 19:01, 05/07/13

Re: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Gửi bài gửi bởi thanhthanh2013 »

Tôn Ngộ Không !!! đã viết: 10:43, 19/11/22 Tào Tháo có câu:

“ nếu lời dạy của thánh nhân có thể thống nhất thiên hạ thì thánh nhân đã thống nhất thiên hạ từ lâu rồi, cần gì tới Tào Tháo ta ra tay nữa “
Cuối cùng tào tháo cũng ko thống nhất đc thiên hạ mà con cháu còn bị làm mất hết vào tay nhà Tư Mã =))
Được cảm ơn bởi: Thao0808
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Tôn Ngộ Không !!!
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 2587
Tham gia: 19:29, 25/01/22

Re: Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, khôn ngoan cho lắm lại ra hại mình

Gửi bài gửi bởi Tôn Ngộ Không !!! »

thanhthanh2013 đã viết: 10:48, 19/11/22
Tôn Ngộ Không !!! đã viết: 10:43, 19/11/22 Tào Tháo có câu:

“ nếu lời dạy của thánh nhân có thể thống nhất thiên hạ thì thánh nhân đã thống nhất thiên hạ từ lâu rồi, cần gì tới Tào Tháo ta ra tay nữa “
Cuối cùng tào tháo cũng ko thống nhất đc thiên hạ mà con cháu còn bị làm mất hết vào tay nhà Tư Mã =))
Vậy là Tư Mã Ý sống theo lời thánh nhân?
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Luận giải Tử vi”