Fightforjustice đã viết: 13:44, 11/01/24
Chị yêu năm 2023 chị gặt hái được gì? Em có một lượng fan đông hơn. Tích cực làm việc hơn. Em hiện có thể giúp được nhiều người hơn. Mọi người rất thương yêu em. Năm 2024 hi vọng sẽ làm được nhiều việc tuyệt vời hơn nữa.
Khép lại năm 2023 thật sự rất nhiều niềm vui và hạnh phúc.
Có một số bạn viết thư cho em chỉ để được bắt tay ôm em một cái một số bạn nói em là người họ muốn hướng đến và học tập. Hi vọng tương lai em sẽ không khiến ai thất vọng những người fan tốt tuyệt vời. Cố gắng thôi nào.
Chào đón 2024 một cuộc chạy đua học tập làm việc hết mình thể hiện hết mình.
Năm nay nếu em còn được sống em sẽ báo lại cho chị.
Đại tiểu hạn trùng phùng có thai phục vượng tướng nữa


hi vọng không bị cưỡng hiếp
Pháp: “Hàng phục: Tham sân si mạn nghi”
Trong nhà Phật, tham sân si mạn nghi được Đức Thế Tôn ví như 5 triền cái - hay 5 sợi dây dàng buộc. Chính vì 5 sợi dây dàng buộc này mà “con người” hay tất cả chúng sinh không thể tự do. Chặt đứt hay hàng phục 5 sợi dây dàng buộc này - chính là 1 phương tiện để dẫn tới hạnh phúc, hạnh hỉ, an lạc, bình an…v.v. Và còn có thể tiến xa hơn nữa đó là: Kết thúc luân hồi khổ đau và trở với chính mình vốn vậy.
Pháp hàng phục 5 triền cái này, được Đức Phật nói tới nhiều và luôn được nhắc rộng rãi cho tới ngày nay. Cái Pháp mà chúng ta nói ở đây, được Đức Phật Giảng trong Kinh: Sa Môn quả. Tất nhiên, cả Kinh này là 1 pháp tu siêu việt nhiệm màu ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Không thể tu trọn khi chưa đủ duyên cơ. Nơi đây, Chúng ta chỉ nói 1 phần nhỏ - cái chúng ta thấy về phương cách Đức Phật giảng về hàng phục 5 triền cái mà khả năng phù hợp với nhiều người như chúng ta.
1/ Tham
“ …như một người mắc nợ, liền làm các nghề nghiệp. Những nghề này được phát đạt, người ấy không những trả được nợ cũ, còn có tiền dư để nuôi dưỡng vợ. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia mắc nợ nên làm các nghề nghiệp. Những nghề này được phát đạt, ta không những trả được nợ cũ, còn có tiền dư để nuôi dưỡng vợ". Người ấy nhờ vậy được sung sướng, hoan hỷ.”
Khi chúng ta gặp bất cứ một sự việc gì hay nghĩ về bất cứ 1 sự việc gì chúng ta cũng quán chiếu về điều này như lời Đức Phật nói ở trên. Khi ta tham (mà còn có khi ta ko biết) - ta thấy ta như 1 người mắc nợ. Ta từ bỏ tất cả đi được thì ta như một người đã trả đươc hết nợ lại còn của cải dôi ra (chính là phước dôi ra). Bất cứ sự việc gì, bất cứ ý nghĩ gì nếu ta bỏ đi được, ta bớt được nợ. Đây là cách hàng phục tham mà Đức Phật nói. Chỉ cần quán chiếu ví dụ này liên tục, thời thời ở trong đầu về tham - bớt đi được bất cứ cái gì, điều gì (từ lời nói, hành động, suy nghĩ = thân khẩu ý) tức là trả được bớt nợ, trả ít một, trả dần dần là đã thấy đỡ gánh nợ, trong tâm tự bắt đầu phát ra sự vui vẻ hạnh phúc dần dần rồi đến lúc hết nợ sẽ tự thấy hoan hỉ, hạnh phúc tràn đầy.
2/ Sân hận
“… như một người bị bệnh, đau đớn, trầm trọng, ăn uống không tiêu, thể lực suy yếu. Sau một thời gian người ấy khỏi bệnh, ăn uống tiêu thông, thể lực khôi phục. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia bị bệnh, đau đớn trầm trọng, ăn uống không tiêu, thể lực suy yếu. Nay ta khỏi bệnh, ăn uống tiêu thông, thể lực khôi phục". Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ.”
Cảm giác khi tham, chỉ cần tham chiếu khi mắc nợ thì thế nào. Còn cảm giác về sân hận nó chính là cảm giác khi ta bị bệnh ta sẽ thấy sự bức bối khó chịu ra sao… đó chính là pháp hàng sân hận Đức Phật đã nói rất rõ ở đây.
Chúng ta cùng suy nghĩ/tư duy (tức là quán chiếu): Khi bản thân bức bối, khó chịu vì bất kỳ một sự vật, sự việc, hiện tượng, hay suy nghĩ nào đó… lúc đó ta như người bị bệnh. Bởi thế, muốn chữa khỏi bệnh, ta phải buông bỏ mọi cái làm cho ta bị bệnh này đi. Chính là chữa bệnh hay ở đây chính là: Dành thời gian để nó tự lắng đọng lại. Liên tục quán chiếu (tư duy/suy nghĩ) về sân hận với cái phương pháp này của Đức Phật đã bày.
3/ Si mê hay hôn trầm
“… như một người bị nhốt trong ngục. Người ấy sau một thời gian, được khỏi tù tội, an lạc kiện toàn, tài sản không bị giảm tổn. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia bị nhốt trong ngục, nay ta được khỏi tù tội, an lạc kiện toàn, tài sản không bị giảm tổn". Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ.”
Khi chúng ta si mê, tức là chúng ta không biết gì về sự thật hay điều chân như, chúng ta không phân biệt được đâu đúng đâu sai hay phải trái thế nào, chân lý ra sao… như một người ở trong ngục tối không thể rõ bản thân sẽ trải qua thế nào, có hoàn hảo hay không và mọi thứ của mình ra sao… ở cuộc đời này cũng vậy, chúng ta sẽ không thể rõ ngày mai thế nào, cuối đời ra sao (dù có xem tử vi tướng số hàng ngày

). Đây chính là si mê. Vậy chúng ta hàng phục si mê chính là hiểu rõ khi buông bỏ mọi thứ chấp sự vật, việc, hiện tượng, niệm, tưởng… là chúng ta như người ở trong ví dụ của Đức Phật thoát tù… và thấy mọi thứ đều hoàn hảo… vậy là hoan hỷ vui mừng sinh ra và lớn lên.
4/ Trạo cử hay thân động tâm đông (cái tôi)
“… như một người nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc người khác, không được tự do đi lại. Người ấy, sau một thời gian, thoát khỏi cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người được giải thoát, được tự do đi lại. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia bị cảnh nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc người khác, không được tự do đi lại. Nay ta thoát cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người được giải thoát, được tự do đi lại". Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ.”
Khi chúng ta động thân, động tâm hay (cái tôi) - lúc đó chúng ta thường cho rằng: Đây mới là tôi. Nếu tôi không động đậy, tôi không suy nghĩ, tôi không còn là tôi… - và ở thế giới này, điều này lại chính là “chúng ta” đang là người nô lệ. Khi chúng ta từ bỏ được trảo cử (tôi/ta/động), chúng ta lại lại là người tự do. Động thân, động tâm, hoặc thân tâm tán loạn.. chính là trạo cử.
5/ Nghi (sự/mối nghi ngờ)
“… như một người giàu có, nhiều tài sản, đang đi qua bãi sa mạc, thiếu lương thực, đầy những nguy hiểm. Người ấy, sau một thời gian đã đi khỏi sa mạc, đến đầu làng vô sự, yên ổn, không có nguy hiểm. Người ấy nghĩ: "Ta trước kia giàu có, nhiều tài sản, đi qua bãi sa mạc thiếu lương thực, đầy những nguy hiểm. Nay ta đã đi qua khỏi bãi sa mạc ấy, đến đầu làng vô sự, yên ổn, không có nguy hiểm". Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ.”
Khi đi trên sa mạc thì đầy mối lo sợ… bỏ hết các mối lo sợ thì giống như đang ở làng bình yên. .
- Sau khi nhớ 5 ví dụ này ( các phần “...” ). Đức Phật tổng kết phương cách tu tập chặt đứt 5 triền cái cô đọng như sau:
“… tự mình quán năm triền cái chưa xả ly, như món nợ, như bệnh hoạn, như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường sa mạc. Này Đại vương, cũng như không mắc nợ, như không bệnh tật, như được khỏi tù tội, như được tự do, như đất lành yên ổn, này Đại vương, Tỷ-kheo quán năm triền cái khi diệt trừ chúng.”
Quán chiếu là suy nghĩ/tư duy, niệm… như vậy, Đức Phật đã nói phương tiện rất cụ thể, rõ ràng: Quán: 5 triền cái khi bản thân chưa chặt đứt được như: Món nợ, bệnh, tù, nô lệ, con đường sa mạc. Khi chúng ta bỏ được hay chặt đứt được 5 sợi dây ràng buộc này thì nó như: Không còn nợ, không bệnh tật, hết tù tội, tự do, đất lành yên ổn….
Và khi quán chiếu đi quán chiếu lại trong tâm tưởng - chính là Tu và rồi điều này sẽ xảy ra khi đó: 5 triền cái bị chặt đứt và khi 5 triền cái đó bị chặt đứt thì kết quả chính là người tu sẽ có được an hạnh hỷ…. Bởi không còn nợ, không bệnh tật, hết tù tội, tự do, ở đất lành yên ổn.
Thực hành phép quán chiếu chặt đứt 5 triền cái này luôn cần sự kiên trì và thấy rõ sự quán chiếu hay duy trì chánh niệm quán chiếu. Khi duy trì được chánh niệm quán chiếu này chắc chắn sẽ thấy nhiệm màu.
Ở cuộc sống đời thường, tuỳ vào mỗi người mỗi hoàn cảnh: Rất khó nói rằng một người bình thường chúng ta có thể quán chiếu điều trên tới tận cùng, hoặc thấy rõ hoàn toàn sự dứt hẳn các triền cái nhưng: Giảm được chút nào thì hạnh phúc vui vẻ thêm chút đó.
Chỉ cần đầu óc chúng ta hàng ngày thay vì suy nghĩ đến đủ các thứ tạp nham như: giải trí, lướt mạng vô bổ, nghĩ ngợi vẩn vơ..v.v.v. Mà dành thời gian này nhớ về đoạn in đậm như kiểu chúng ta ôn, nhớ lại bài học thuộc lòng thời học sinh… hàng ngày hàng ngày… đừng quan tâm điều này sẽ ra làm sao hoặc nghĩ ngợi đã từ bỏ được tham sân si … chút nào chưa … Hãy cứ làm tự nhiên như vốn hàng ngày vẫn vậy.
Với người đã từng niệm “A Di Đà Phật” thì việc quán chiếu đoạn trên nó cũng y như Niệm A Di Đà Phật hàng ngày vậy, rất tự nhiên và khi nào cũng được. Khi sự quán chiếu này ăn vào “máu” như câu “A Di Đà Phật” tụng niệm hàng ngày - Mỗi người đều sẽ tự thấy sự nhiệm màu của Pháp Phật là gì mà sao xưa nay vẫn được nghe “Phật Pháp nhiệm màu” mà nay, giờ mới được chứng kiến.
