Bản dịch Hoàng Đế Nội Kinh - Tố Vấn

Trao đổi về y học, võ thuật cổ truyền, thiền, Yoga
lenam098
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 45
Tham gia: 12:17, 25/01/17

Re: Bản dịch Hoàng Đế Nội Kinh - Tố Vấn

Gửi bài gửi bởi lenam098 »

故病久則傳化,上下不并,良醫弗為
故陽畜積病死,而陽氣當隔,隔者當瀉,不亟正治,粗乃敗之。
故陽氣者,一日而主外,
平旦人氣生,日中而陽氣隆,
日西而陽氣已虛,氣門乃閉。
是故暮而收拒,無擾筋骨,無見霧露,
反此三時,形乃困薄。

Cố bệnh cửu tắc truyền hóa, thượng hạ bất bính, lương y phất vi.
Cố dương chử tích bệnh tử, nhi dương khí đương cách, cách giả đương tả, bất cức chính trị, thô nãi bại chi.
Cố dương khí giả, nhất nhật nhi chủ ngoại,
Bình đán nhân khí sinh, nhật trung nhi dương khí long,
Nhật tây nhi dương khí dĩ hư, khí môn nãi bế.
Thị cố mộ nhi thu cự, vô nhiễu kinh cốt, vô kiến vụ lộ,
Phản thử tam thời, hình nãi khốn bạc.
Nên bệnh lâu tất truyền biến, trên dưới không thông, thầy thuốc bó tay.
Nên dương chứa tụ là bệnh chết, khi dương khí còn cách, cách thì nên tả, không gấp chính trị, thô bạo sẽ hỏng.
Nên dương khí một ngày chủ ở bên ngoài.
Trời sáng khí sinh ra trong người.
Buổi trưa, dương khí rực rỡ,
Xế chiều dương khí hư yếu, cửa khí bèn đóng.
Vậy tối đến nên thu mình, đừng nhiễu gân cốt, chớ ra sương gió.
Phản ba thời ấy, thân sẽ nguy khốn.

CHÚ GIẢI:
Đoạn này nói về khí dương, dương nó vốn ở bên ngoài, nên mới nói: 故陽氣者,一日而主外 … dương khí một ngày chủ ở bên ngoài.
Khí dương sáng sớm sinh ra, vì một ngày chia làm 12 giờ, 6 giờ dương, 6 giờ âm, ngày là dương đêm là âm, mà có 6 giờ dương ban ngày, 6 giờ dương ban đêm, 6 giờ âm ban ngày, 6 giờ âm ban đêm: từ Tý đến Dần là dương ở trong âm, vì nó là giờ dương mà ban đêm, từ Mão trở đi là ban ngày, là dương trong dương, đến buổi trưa, giờ Ngọ là cực dương, qua giờ ngọ thì dương sẽ hết, vấn ban ngày nhưng giờ âm bắt đầu sinh, là âm trong dương, đến giờ thân dậu thì đó là giờ âm mà trời đã tối , là âm ở trong âm, dương khí về đất mộ tuyệt. Nên mới nói Trời sáng dương khí sinh ra trong mình, giữa trưa dương khí thịnh vượng, đến chiều thì dương khí hư, tối đến dương khí ở ngoài không còn, nên phải thu liễm, giữ gìn khí dương ở trong mình, không ra trước sương gió lạnh lẽo, sẽ làm dương khí phải bị đẩy ra chống lại khiến nó hao kiệt.
Chính trị ở đây là phép chữa (chính trị - tòng trị), chính trị chính là bệnh nhiệt thì dùng thuốc mát, bệnh hàn thì dùng thuốc ấm, như câu:

Hư phải bổ thực thì phải tả, hàn khá ôn mà nhiệt phải lương,
Việc tử sanh trước phải cho tường,
Tua chẩn rõ mạch hình thư thực

Lư San mạch phú.
Đầu trang

lenam098
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 45
Tham gia: 12:17, 25/01/17

Re: Bản dịch Hoàng Đế Nội Kinh - Tố Vấn

Gửi bài gửi bởi lenam098 »

歧伯曰:陰者,藏精而起亟也,陽者,衛外而為固也。
陰不勝其陽,則脈流薄疾,并乃狂。
陽不勝其陰,則五藏氣爭,九竅不通。
是以聖人陳陰陽,筋脈和同,骨髓堅固,氣血皆從。如是,則內外調和,邪不能害,耳目聰明,氣立如故。

Kỳ Bá viết: Âm giả, tàng tinh nhi khởi cấp dã, dương giả, vệ ngoại nhi vi cố dã.
Âm bất thắng kỳ dương, tắc mạch lưu bạc tật, bính nãi cuồng.
Dương bất thắng kỳ âm, tắc ngũ tạng khí tranh, cửu khiếu bất thông.
Thị dĩ thánh nhân trần âm dương, kinh mạch hòa đồng, cốt tủy kiên cố, khí huyết giai tòng. Như thị, tắc nội ngoại điều hòa, tà bất năng hại, nhĩ mục thông minh, khí lập như cố.
Kì Bá nói:
Âm khí là nơi tàng tinh để kíp khởi lên, dương khí là nơi bền giữ với bên ngoài.(1)
Âm không thể thắng dương, ắt mạch đi mỏng gấp, sẽ điên cuồng. (2)
Dương không thể thắng âm, ắt ngũ tạng tranh khí, chín khiếu chẳng thông.
Cho nên thánh nhân phân trần âm dương, kinh mạch hòa đồng, xương tủy kiên cố, khí huyết đều theo. Như vậy, tất trong ngoài điều hòa, tà chẳng thể hại, tai mắt thông sáng, khí tự bền giữ.


CHÚ GIẢI:
Trên nói về dương, dưới đây nói về âm, bởi âm dương là gốc của vũ trụ, con người là tiểu vũ trụ, cũng lấy đó làm căn bản.
藏精而起亟也 Tàng tinh nhi khởi cấp dã: dịch nghĩa đen là: “tàng chứa tinh hoa để kíp nổi lên”. Âm khí thường ngày tự tích tụ thu vào trong, đến khi có hàn tà xâm hại, nó sẽ ứng ra cản lại, vì vậy gọi là: KHỞI CẤP. Thầy Nguyễn Tử Siêu thì dịch thoát là: “Âm chủ về tàng tinh, mà thường bồng lên để ứng với bên ngoài ; Dương chủ về bảo vệ bên ngoài cho Âm được bền vững kín đáo”. Ý cả đoạn tức là: khí âm ẩn vào trong thân, khí dương phủ ra ngoài thân, vì âm phải ở trong, dương phải ở ngoài. Âm dương là hai chỗ căn bản để gìn giữ con người trước tà khí.

Thầy Nguyễn Tử Siêu chú giải như sau: “5 Tạng thuộc Âm, 9 khiếu là nơi cửa ngõ của thủy-khí. Nếu Âm thịnh mà Dương không thắng được, thời cái khí của 5 Tạng giao tranh ở bên trong, 9 khiếu do đó mà không thông. Bởi cái khí của 5 Tạng ra ngoài thời là Dương, ở trong thời là Âm. Tạng thuộc Âm, tinh huyết thuộc Âm ; khí thuộc Dương, 9 khiếu thuộc Dương, ở trong là Âm, ra ngoài là Dương. Năm Tạng chủ về tàng tinh. Bàng Quang là một cơ quan chứa tinh dịch. Cái khí Biểu-Dương do tinh-thủy từ Bàng-quang sinh ra. Cái khí ở cơ cấu lại do Nguyên-chân ở 5 Tạng. đó tức là Dương-khí được sinh ra bởi Âm-tinh. Nên mới nói rằng : -“ cái gốc của sinh mệnh con người là ở Âm-Dương…..”
Phong phạm vào khí, tinh sẽ mất ; nhân lại phạm vào cả CAN (2) . Nếu lại thêm sự ăn quá no, gân mạch tức thời sụt lỏng, đại-Trường nhiệt tích mà gây nên bịnhTRĨ (3). Hoặc vì uống quá nhiều thời khí nghịch, nếu lại quá dùng sức, THẬN sẽ bị thương do đó thành chứng đau ở CAO CỐT (4) .

Tóm lại, cái cốt yếu của Âm-Dương : “Dương có bền bĩ thời sinh mệnh mới vững vàng (5) .

Lenam098 trộm có một lý giải khác: 5 tạng ẩn vào trong, các sách đều cho rằng thuộc về âm, nhưng Tâm và Phế ở thượng tiêu là vị trí dương, Tâm hỏa là dương, Phế kim là âm (ngũ hành kim là âm, hỏa là dương), đó là dương ở trong dương, âm ở trong dương, vì tâm thuộc hỏa hướng chánh nam, nên tâm mới nằm ở giữa mà chỉ có 1 trái tim, Phế kim thuộc âm nên nó chia làm 2 bên, tâm là dương, phế là âm nên tâm nằm trước, phế nằm sau. Can Thận cũng theo lẽ đó. Nếu vậy ngũ tạng không hẳn là âm hoàn toàn! – xin xem chương: Kim quỹ chân ngôn luận có viết rõ.
Vậy điểm này có thể diễn giải theo 1 cách khác: khí thuộc về dương, nên khí nó ở bên ngoài, phế mới lấy nạp vào bên trong, phế vì vậy mới nằm ở thượng tiêu, vì khí thuộc dương, nên nằm trên đúng vị trí dương của nó.

Bởi khí thuộc về dương nên nó muốn nạp vào trong phải cân bằng với âm, nếu âm mạnh thắng dương, dương không thể vào được bên trong. Ngũ tạng có sinh có khắc, luôn ở thế chế ngự nhau để quân hòa, nay âm dương không cân bằng, phần dương không thể thắng âm, thế cân bằng đã mất, nên ngũ tạng vì vậy quay sang tranh đoạt. Khí huyết con người ta nhờ ngũ tạng quân hòa mới lưu thông, nay vì thế bế tắc, cửu khiếu là cửa ngõ khí huyết và tân dịch, khí huyết đều tắc tân dịch không thông, do đó mà cũng úng tắc lại.
Đầu trang

lenam098
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 45
Tham gia: 12:17, 25/01/17

Re: Bản dịch Hoàng Đế Nội Kinh - Tố Vấn

Gửi bài gửi bởi lenam098 »

風客淫氣,精乃亡,邪傷肝也。因而飽食,筋脈橫解,腸澼為痔。因而大飲,則氣逆。因而強力,腎氣乃傷,高骨乃壞。
凡陰陽之要,陽密乃固,兩者不和,若春無秋,若冬無夏,因而和之,是謂聖度。
故陽強不能密,陰氣乃絕,陰平陽秘,精神乃治,陰陽離決,精氣乃絕。

Phong khách dâm khí, tinh nãi vong, tà thương can dã. Nhân nhi bão thực, cân mạch hoành giải, tràng phích vi trĩ. Nhân nhi đại ẩm, tắc khí nghịch. Nhân nhi cường lực, thận khí nãi thương, cao cốt nãi hoại.
Phàm âm dương chi yếu, dương mật nãi cố, lưỡng giả bất hòa, nhược xuân vô thu, nhược đông vô hạ, nhân nhi hòa chi, thị vị thánh độ.
Cố dương cường bất năng mật, âm khí nãi tuyệt, âm bình dương bí, tinh thần nãi trị, âm dương ly quyết, tinh khí nãi tuyệt.
Phong phạm quá độ, tinh sẽ tiêu, tà hại đến Can (1). Nhân khi ăn nhiều, gân mạch chùng ngang, ruột phều thành trĩ. (2) Nhân khi uống lắm, tất khí nghịch. Nhân khi gắng sức, thận khí bị thương, CAO CỐT sẽ hoại. (2)
Phàm cốt yếu âm dương, dương phải giữ kín, cả hai bất hòa, tựa xuân không thu, như đông không hè, nhân đó hòa hợp, là lẽ bực thánh.
Nếu dương mạnh mà không kín, âm khí sẽ tuyệt, âm bình dương kín, tinh thần sẽ trị, âm dương tách lìa, tinh khí sẽ tuyệt.



CHÚ GIẢI:
khí thuộc dương, nó phạm phần dương khí thì dương khí không còn bền vững kín đáo, âm khí khi đó ứng ra cản lại, dần âm tinh tổn mất, nên Kì Bá mới tổng kết bằng câu: “故陽強不能密,陰氣乃絕,陰平陽秘,精神乃治,陰陽離決,精氣乃絕 - Nếu dương mạnh mà không kín, âm khí sẽ tuyệt, âm bình dương kín, tinh thần sẽ trị, âm dương tách rời, tinh khí sẽ tuyệt” ở cuối đoạn vậy.
Phong là chủ khí mùa Xuân, Xuân thuộc Mộc, mộc động thì sinh phong, Can cũng là Mộc, nên nó với phong khí bên ngoài là đồng khí, khí ngoài là khách, khí Can ở trong là chủ, đồng khí tương cầu thì khi vào người nó tìm đến phạm vào đấy.
Can tàng huyết, nếu nó bị phong khí phạm phải, thì huyết sẽ bị thương. Khí vốn không còn bền vững kín đáo, huyết lại bị thương, như vậy khí huyết đều tổn. Can chủ về gân cốt, nếu khi bệnh như vậy mà lại ăn nhiều, thì Tỳ sinh huyết dồn đến Can, Can bệnh không thể tán bố huyết ấy vào gân mạch, khiến gân mạch sụt lỏng, thực khí thì đình trệ ở Đại Tràng, gây nên thấp nhiệt mà thành ra bệnh Trĩ. Chữ 腸 tràng tức là Đại Tràng vậy.

Cao Cốt tức phần xương ngang lưng. Thận thuộc thủy, chủ về cốt tủy. Uống nhiều thì Thận phải bài tiết, thủy nó vào nơi Thận và Bàng Quang, uống quá nhiều ăn quá mặn hại đến Thận. Nước uống vào vị dẫn lên Phế rồi xuống nạp ở Thận. Phế bị thương về khí nên khí nghịch. Thận hư không thể nạp khí, tuyên giáng không còn thông suốt.
Nhân khi lao động quá sức, Thận khí sẽ bị thương khiến đau chỗ Cao Cốt ở ngang lưng.
Đầu trang

lenam098
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 45
Tham gia: 12:17, 25/01/17

Re: Bản dịch Hoàng Đế Nội Kinh - Tố Vấn

Gửi bài gửi bởi lenam098 »

因於露風,乃生寒熱。
是以春傷於風,邪氣留連,乃為洞泄。
夏傷於暑,秋為痎瘧。
秋傷於濕,上逆而欬,發為痿厥。
冬傷於寒,春必溫病。
四時之氣,更傷五藏。

Nhân ư lộ phong, nãi sinh hàn nhiệt.
Thị dĩ xuân thương ư phong, tà khí lưu liên, nãi vi Động Tiết.
Hạ thương ư thử, thu vi Giai Ngược.
Thu thương ư thấp, thượng nghịch nhi khái, phát vi Nuy Quyết.
Đông thương ư hàn, xuân tất ôn bệnh.
Tứ thời chi khí, canh thương ngũ tạng.
Bởi ra gió sương, mới sinh hàn nhiệt (1)
Thế nên Xuân bị trúng phong, tà khí luyến lưu, bèn sinh tả lị. (2)
Hạ bị trúng thử, thu thành sốt rét. (3)
Thu bị trúng thấp, nghịch lên ho khan, phát ra Nuy Quyết. (4)
Đông bị trúng hàn, xuân ắt bệnh nóng (5)
Khí của bốn mùa, đau đến năm tạng.


CHÚ GIẢI:
Sương móc (thủy) thuộc âm, gió (khí) thuộc dương, trúng vào thì bệnh phát ra hoặc thuộc chứng hàn (âm) hoặc nhiệt (dương).
Bệnh tả lị gọi tên là Động Tiết 洞泄, mùa Xuân phong khí làm chủ, thuộc về dương, nó gây bệnh trước ở thượng tiêu bên trên thân mình, sau nó di xuống hạ tiêu ở bên dưới, thành chứng Động Tiết tức là ***** chảy.
Mùa Hạ trúng thử nhiệt, mồ hôi chảy ra thì thử nhiệt theo ra, nếu mồ hôi không chảy được, thử nhiệt không giải, đợi đến Thu dương khí ẩn vào trong, âm khí phát ra đều chạm phải thử nhiệt, thành chứng Phong Ngược.
Mùa Thu thấp khí làm chủ, thấp thuộc thủy là âm, âm tìm đến âm trước nên bệnh trước hiện ra ở bên dưới hạ tiêu, sau nó lại đi lên thượng tiêu, Phế cảm nhiễm thấp khí, chức năng tuyên giáng vít tắc, khí nó nghịch lên thành chứng ho khan (khái là ho khan, thấu là ho có đờm dãi). Đó là lẽ âm dương trao đổi nhau vậy: mùa Xuân bệnh ở trên rồi quay xuống dưới, mùa Thu bệnh ở dưới rồi quay lên trên.
Đông hàn khí làm chủ, trúng phải hàn khí sao lại thành bệnh ôn nhiệt? Bởi vì mùa Đông là thu tàng! Thiên khí điều tiết theo lẽ tự nhiên, mùa Xuân ở bộ phận trên, mùa Hạ phát ra bên ngoài, mùa Thu ẩn vào bên trong, mùa Đông bế tàng ở bên dưới. Hàn tà gốc vốn là khí bên ngoài, phạm vào cơ thể mùa Đông nó ẩn nấp chờ đợi, đến sang Xuân chủ về khí thì nó theo khí thuộc dương, phát ra hóa thành nhiệt chứng mà gây bệnh ở đường hô hấp trên.
Đoạn này dẫn từ khí mùa Xuân là phong sinh bệnh tả lị, Hạ khí là thử sinh bệnh Phong Ngược (sốt rét), Thu khí là thấp nghịch thành ho khan, phát ra chứng Nuy Quyết, Đông khí là hàn ngấm đến sang Xuân gây bệnh ôn nhiệt. Nên tổng kết bằng câu: 四時之氣,更傷五藏 Tứ thời chi khí, canh thương ngũ tạng tức là khí bốn mùa mỗi thời đều có thể làm bị thương đến ngũ tạng.
Đầu trang

lenam098
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 45
Tham gia: 12:17, 25/01/17

Re: Bản dịch Hoàng Đế Nội Kinh - Tố Vấn

Gửi bài gửi bởi lenam098 »

陰之所生,本在五味,陰之五宮,傷在五味。
  是故味過於酸,肝氣以津,脾氣乃絕。
  味過於鹹,大骨氣勞,短肌,心氣抑。
  味過於甘,心氣喘滿,色黑腎氣不衡。
  味過於苦,脾氣不濡,胃氣乃厚。
  味過於辛,筋脈沮弛,精神乃央,
是故謹和五味,骨正筋柔,氣血以流,湊理以密,如是,則骨氣以精,謹道如法,長有天命。


Âm chi sở sinh, bổn tại ngũ vị, âm chi ngũ cung, thương tại ngũ vị.
  thị cố vị quá ư toan, can khí dĩ tân, tỳ khí nãi tuyệt.
  vị quá ư hàm, đại cốt khí lao, sút cơ, tâm khí ức.
  vị quá ư cam, tâm khí suyễn mãn, sắc hắc thận khí bất hành.
  vị quá ư khổ, tỳ khí bất nhu, vị khí nãi hậu.
  vị quá ư tân, cân mạch thư thỉ, tinh thần nãi ương
Thị cố cẩn hòa ngũ vị, cốt chính cân nhu, khí huyết dĩ lưu, tấu lý dĩ mật, như thị, tắc cốt khí dĩ tinh, cẩn đạo như pháp, trường hữu thiên mệnh.
Nơi sinh của âm, gốc ở ngũ vị, âm của năm cung (1), bệnh ở ngũ vị.
Thế nên vị quá ư chua, Can khí sẽ đẫm, Tỳ khí sẽ tuyệt. (2)
Vị quá ư mặn, xương lớn hư lao, đoản cơ, tâm khí đè nén. (3)
Vị quá ư ngọt, tâm khí đầy suyễn, da đen, Thận khí không thông. (4)
Vị quá ư đắng, Tỳ khí kém nhu, Vị khí không lớn. (5)
Vị quá ư cay, gân mạch chùng mỏi, tinh thần ương lửng. (6)
Cho nên cẩn hòa năm vị, xương thẳng gân mềm, khí huyết lưu chảy, tấu lý được kín; như vậy, tất cốt khí mới tinh, kính giữ như phép ấy, tuổi trời được lâu dài.


CHÚ THÍCH:
Năm cung (五宮)ở đây không phải nghĩa ngũ cung gồm: cung, thương, giốc, chủy, vũ, cung ở đây chỉ chỗ ở, tức là ngũ tạng. Ý câu này nói ngũ vị ứng với ngũ tạng, ngũ vị có thể sinh ngũ tạng, cũng có thể hại ngũ tạng, ví như ăn mặn thì vào Thận, mà mặn quá thì hại Thận, ăn chua quá thì hại Can và Tỳ.
Can thuộc Mộc, Tỳ thuộc Thổ, Mộc nó khắc Thổ, nên mộc thịnh thì thổ bị thương, mộc đến cực đỉnh thì thổ sẽ tuyệt, ví như chậu cây nhiều mà đất ít vậy. Vị Toan (chua) vào Gan, nếu chua quá thời Can nhiều tân dịch nên đẫm ướt ; Can đã bị đẫm ướt thì Tỳ không chuyển tinh hoa vào được, vì Can là nơi tàng chứa huyết.
Đại Cốt là hành phủ của Thận, ăn mặn vào Thận, mặn quá thì hại Thận, Thận chủ về xương cốt nên Đại Cốt theo đó bị thương. Bình thường Thổ nó khắc Thủy, nhưng Thận khí tràn đầy thì Thủy nó quá vượng mà khắc ngược lại Thổ (phản khắc, ví như lũ tràn lên đất vậy), Tỳ thuộc Thổ, nên Thổ suy thì Tỳ hư, Tỳ chủ về cơ thịt, nên sẽ gầy yếu (đoản cơ). Thận và Tâm là nơi thủy hỏa vừa tương giao vừa chế ngự nhau, Thủy nó vốn khắc Hỏa, Thủy quá vượng thì hỏa không thể lớn nổi, ví như dưới mưa không thể nhóm lửa được, cho nên mới nói Tâm khí bị đè nén là vậy.
Ngọt thì vào Tỳ, ngọt quá thì Tỳ khí tràn lấp, Thổ khí bốn mùa vốn không thiếu, nay lại quá tràn đầy, thì nó đến khắc Thận thủy, Thận khí không thể lưu thông nổi, Thận bị thương nên sắc đen mới hiện ra ngoài khiến da sạm đi. Tâm và Thận vốn tương giao, chế ngự nhau, nay thế quân bình bỗng mất, Thổ lại quá tràn lấp, Tâm hỏa bình thường đổ về sinh Thổ, nay Thổ đã tràn trề không thể về được cho nên mới nói là Tâm khí đầy suyễn.
Đường “LẠC” của Dương-Minh thuộc Tâm, cái khí của “tử-mẫu” cùng giao thông liên lạc với nhau. Năm vị vào Vị, vị đắng dẫn lên Tâm trước. Vậy nếu quá đắng thời mẫu-khí thịnh (Tâm) và Vị sẽ cường. Vị cường thời cùng với Tỳ-âm không liên lạc nữa. Do đó Tỳ không chuyển du tân-dịch cho Vị, mất cái năng lực thấm nhuần, Vị-khí sẽ thành quá hậu (hậu : là tà khí hữu dư – có thừa) – Nguyễn Tử Siêu.
Kim khắc Mộc, kim thịnh thì mộc bị thương nặng, Can thuộc mộc, chủ về gân mạch nên Can khí bị thương thì gân mạch chùng mỏi, Can nó chủ về mưu lự, Can hư yếu thì tinh thần ương lửng không thể trù tính được gì.
Đầu trang

lenam098
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 45
Tham gia: 12:17, 25/01/17

Re: Bản dịch Hoàng Đế Nội Kinh - Tố Vấn

Gửi bài gửi bởi lenam098 »

金匱真言論篇第四
Thiên thứ tư:
KIM QUỸ CHÂN NGÔN LUẬN.


KINH VĂN ________________________________________________________________________

黃帝問曰:天有八風,經有五風,何謂。歧伯對曰:八風發邪,以為經風,觸五藏,邪氣發病。所謂得四時之勝者,春勝長夏,長夏勝冬,冬勝夏,夏勝秋,秋勝春,所謂四時之勝也。
Hoàng đế vấn viết: thiên hữu bát phong, kinh hữu ngũ phong, hà vị. Kỳ bá đối viết: bát phong phát tà, dĩ vi kinh phong, xúc ngũ tạng, tà khí phát bệnh. Sở vị đắc tứ thì chi thắng giả, xuân thắng trưởng hạ, trưởng hạ thắng đông, đông thắng hạ, hạ thắng thu, thu thắng xuân, sở vị tứ thì chi thắng dã.
Hoàng Đế hỏi rằng: Trời có tám gió, kinh có năm khí, tại sao? Kỳ Bá đáp rằng: tám khí phát tà, sẽ vào kinh khí, phạm ngũ tạng, tà phát thành bệnh. Cho nên sở thắng của bốn mùa là: xuân thắng trưởng hạ, trưởng hạ thắng đông, đông thắng hạ, hạ thắng thu, thu thắng xuân, sở thắng bốn mùa là như vậy.

CHÚ THÍCH:
Trưởng hạ nằm về tháng 6, thuộc Mùi Thổ (tháng Năm là Ngọ hỏa, tháng 6 là Mùi Thổ). Ở đây Kỳ Bá xét về vòng trường sinh của ngũ hành:
Mùa Xuân mộc thịnh, mộc nó khắc thổ (Trưởng hạ), nay mộc lại thịnh thì thổ không cách gì kháng lại nữa, đó gọi là sở thắng.
Trưởng hạ thổ khí thịnh nên có thể thắng đông, vì thổ khắc thủy,
Đông thủy khí thịnh nên thắng hạ, vì hạ thuộc hỏa, đó là lấy thủy khắc hỏa,
Hạ hỏa khí thịnh nên thắng thu, vì hỏa khắc kim,
Thu kim khí thịnh nên thắng xuân, vì kim khắc mộc.
Hiểu nghĩa đen là như vậy.
Còn nếu xét nghĩa rộng, liên hệ với các đoạn ở trên, nhất là thiên Tứ khí điều thần luận, thì có nghĩa là mùa xuân nên dưỡng khí xuân, để mộc khí thịnh, mộc thịnh thì mới sinh hỏa, đó là ở mùa xuân chuẩn bị cho mùa hạ, mùa hạ chuẩn bị cho trưởng hạ (hỏa sinh thổ), trưởng hạ chuẩn bị cho mùa thu (thổ sinh kim), mùa thu chuẩn bị cho đông (kim sinh thủy), mùa đông chuẩn bị cho mùa xuân (thủy sinh mộc).

Bát phong: trời đất có 8 hướng, ứng với hướng bát quái, phong khí tám hướng đều hòa liên tục, đó là sự lưu thông tự nhiên, nếu phạm vào người thì trước tiên nó chạm bì mao, bị vệ khí cản át, nếu vệ khí suy yếu, nó sẽ xuyên qua tấu lý mà đi thẳng tới kinh lạc, thành ra kinh phong, xâm phạm đến ngũ tạng. Bởi vì ngũ tạng ứng với năm khí ngũ hành, nên tà khí nhân ở đâu mạnh yếu thời nó đến đó hại, sanh ra thành bệnh, tính nó biến hóa theo ngũ hành, nên nói trời có 8 khí, kinh có 5 là như vậy.

Nên khí trời đất tám phương điều hòa, còn con người thì có điều hòa theo hay không, là do do ăn uống và dưỡng sinh điều độ, nếu trái lại, thì không hòa với trời đất, thiên khí đang điều hòa phạm vào trái với khí ở ngũ tạng thì sinh ra bệnh, cách biến hóa của nó vô vàn.
Ví dụ mùa xuân thuộc mộc, mộc khí thịnh thì kim suy bại, dễ mắc bệnh về phế tạng (hô hấp), đó là nói về lúc khí ngũ tạng của người không hòa hợp khí trời. Còn về khí trời, mùa xuân mộc khí đang vượng, nếu phế khí suy, hỏa nó đến hình khắc, nhân khi mộc khí của bên ngoài hưng thịnh thì càng được nuôi lớn, xâm thẳng vào hại cho Phế, thành bệnh nhiệt chứng ôn dịch, nhanh như giặc cướp, chuyển nặng mà mau lẹ khó chữa, đó là vì giặc mạnh mà ta yếu vậy (cho nên chúng ta hay thấy các kì dịch COVID, SARS đều phát vào cuối Đông - đầu Xuân). Hoặc khi thời tiết bất cập, gió mưa bất thường, thì phong khí phạm vào cũng gây thành bệnh, ta phải củng cố để phòng bị. Cho nên nói cái sở thắng của bốn mùa ở đây là dưỡng sinh để chính khí thịnh mà khắc được tà khí vậy.
Đầu trang

lenam098
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 45
Tham gia: 12:17, 25/01/17

Re: Bản dịch Hoàng Đế Nội Kinh - Tố Vấn

Gửi bài gửi bởi lenam098 »

東風生於春,病在肝,俞在頸項;南風生於夏,病在心,俞在胸脇;西風生於秋,病在肺,俞在肩背;北風生於冬,病在腎,俞在腰股;中央為土,病在脾;俞在脊。故春氣者病在頭,夏氣者病在藏,秋氣者病在肩背,冬氣者病在四支。
故春善病鼽衄,仲夏善病胸脇,長夏善病洞泄寒中,秋善病風瘧,冬善病痺厥。
故冬不按蹻,春不鼽衄,春不病頸項,仲夏不病胸脇,長夏不病洞泄寒中,秋不病風瘧,冬不病痺厥飱泄,而汗出也。
夫精者身之本也,故藏於精者春不病溫。夏暑汗不出者,秋成風瘧。此平人脈法也。

Đông phong sinh ư xuân, bệnh tại can, du tại cảnh hạng; nam phong sinh ư hạ, bệnh tại tâm, du tại hung hiếp; tây phong sinh ư thu, bệnh tại phế, du tại kiên bối; bắc phong sinh ư đông, bệnh tại thận, du tại yêu cổ; trung ương vi thổ, bệnh tại tỳ; du tại tích. Cố xuân khí giả bệnh tại đầu, hạ khí giả bệnh tại tạng, thu khí giả bệnh tại kiên bối, đông khí giả bệnh tại tứ chi.
Cố xuân thiện bệnh cừu nục, trọng hạ thiện bệnh hung hiếp, trưởng hạ thiện bệnh động tiết hàn trung, thu thiện bệnh phong ngược, đông thiện bệnh tý quyết.
Cố đông bất án kiểu, xuân bất cừu nục, xuân bất bệnh cảnh hạng, trọng hạ bất bệnh hung hiếp, trưởng hạ bất bệnh động tiết hàn trung, thu bất bệnh phong ngược, đông bất bệnh tý quyết san tiết, nhi hãn xuất dã.
Phu tinh giả thân chi bản dã, cố tàng ư tinh giả xuân bất bệnh ôn. Hạ thử hãn bất xuất giả, thu thành phong ngược. Thử bình nhân mạch pháp dã.
Gió Đông sinh vào Xuân, bệnh ở Can, rút vào cổ gáy; gió nam sinh vào Hạ, bệnh ở tâm, rút vào sườn ngực; gió tây sinh vào Thu, bệnh ở phế, rút vào vai lưng, gió bấc sinh mùa Đông, bệnh tại Thận, rút vào eo cổ; Trung ương là thổ, bệnh tại Tỳ, rút vào tích (xương sống) (*). Nên khí Xuân thì bệnh ở đầu, khí hạ gây bệnh ở tạng, khí thu gây bệnh ở vai lưng, khí đông gây bệnh ở tứ chi.
Nên Xuân dễ bệnh máu mũi, giữa Hạ dễ bệnh sườn ngực, trưởng Hạ dễ bệnh Động Tiết-Hàn Trung, Thu dễ bệnh Phong Ngược, Đông dễ bệnh Tê Quyết.
Nên Đông không ấn [huyệt] chân, Xuân không máu mũi; Xuân không bệnh cổ gáy, giữa hạ không bệnh sườn ngực, trưởng Hạ không bệnh Động Tiết-Hàn Trung, Thu không bệnh Phong Ngược, Đông không bệnh Tê Quyết – Sôn Tiết, làm mồ hôi chảy.
Người lấy tinh làm gốc của thân, nên tàng tinh Xuân không bệnh ôn dịch. Hạ nóng không đổ mồ hôi, thu thành Phong Ngược. Đó là phép mạch của người thường vậy!


CHÚ THÍCH:
Ở đây phân biệt giữa Hạ và Trưởng hạ, giữa hạ (nguyên văn là 仲夏 trọng hạ), tức giữa mùa hè, tiết Hạ chí, thuộc tháng 5 Ngọ hỏa, Trưởng hạ nằm về tháng 6, tức Mùi thổ.
Câu 故冬不按蹻 Cố đông bất án kiểu , nghĩa đen vốn là Nên mùa Đông không ấn day vùng chân, chữ 按蹻 án kiểu vừa có nghĩa là “day ấn vùng chân”, vừa có thể hiểu nghĩa là” không nhấc chân cao quá”, vấn đề này nhiều tài liệu Trung văn và Việt Nam cũng chưa thống nhất, đa số các tài liệu tiếng Trung đều hiểu là không day ấn hay động mạnh gì tới vùng chân và các kinh huyệt thuộc Thận và Bàng Quang. Thầy Nguyễn Tử Siêu thì dịch đơn giản là: “Cho nên về mùa đông, nếu biết giữ gìn cẩn thận, không để cho Dương khí quá háo tán ra ngoài, thời sang Xuân sẽ không bị các chứng như Tỵ-nục và bịnh ở Cảnh-hạng”. Có lẽ vì đoạn này khó dịch, nên chỉ hiểu là: mùa Đông thuộc Thận, chủ về bế tàng, nên chớ có hoạt động năng nổ gì quá mức ở vùng Thận – Bàng Quang và phạm các đường kinh lạc ở chân.

(*) Bệnh Tích trong Hải Thượng Y tông tâm lĩnh, chương mở đầu có ghi như sau: “Bệnh tích do tỳ gọi là chứng “Bĩ Khí”. Tích ở vị quản hoặc bụng bên phải to như cái chén úp là tích khí ở trong, không phải thực có hình. Phàm những bệnh do tỳ hư thì nằm mộng thấy ăn uống, thấy nhận của người ta cho mình hay đem vật gì cho người khác..”.
Đầu trang

lenam098
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 45
Tham gia: 12:17, 25/01/17

Re: Bản dịch Hoàng Đế Nội Kinh - Tố Vấn

Gửi bài gửi bởi lenam098 »

故曰:陰中有陰,陽中有陽。平旦至日中,天之陽,陽中之陽也;日中至黃昏,天之陽,陽中之陰也;合夜至雞鳴,天之陰,陰中之陰也;雞鳴至平旦,天之陰,陰中之陽也。
故人亦應之。夫言人之陰陽,則外為陽,內為陰。言人身之陰陽,則背為陽,腹為陰。言人身之藏府中陰陽,則藏者為陰,府者為陽。肝心脾肺腎五藏,皆為陰。膽胃大腸小腸膀胱三焦六府,皆為陽。
所以欲知陰中之陰,陽中之陽者何也。為冬病在陰,夏病在陽,春病在陰,秋病在陽,皆視其所在,為施鍼石也。故背為陽,陽中之陽,心也;背為陽,陽中之陰,肺也;腹為陰,陰中之陰,腎也;腹為陰,陰中之陽,肝也;腹為陰,陰中之至陰,脾也。此皆陰陽錶裏內外雌雄相輸應也,故以應天之陰陽也。

Cố viết: âm trung hữu âm, dương trung hữu dương. Bình đán chí nhật trung, thiên chi dương, dương trung chi dương dã; nhật trung chí hoàng hôn, thiên chi dương, dương trung chi âm dã; hợp dạ chí kê minh, thiên chi âm, âm trung chi âm dã; kê minh chí bình đán, thiên chi âm, âm trung chi dương dã.
Cố nhân diệc ưng chi. Phu ngôn nhân chi âm dương, tắc ngoại vy dương, nội vy âm. Ngôn nhân thân chi âm dương, tắc bối vy dương, phúc vy âm. Ngôn nhân thân chi tạng phủ trung âm dương, tắc tạng giả vy âm, phủ giả vy dương. Can tâm tỳ phế thận ngũ tạng, giai vy âm. Đảm vị đại trường tiểu trường bàng quang tam tiêu lục phủ, giai vy dương.
Sở dĩ dục tri âm trung chi âm, dương trung chi dương giả hà dã. Vy đông bệnh tại âm, hạ bệnh tại dương, xuân bệnh tại âm, thu bệnh tại dương, giai thị kỳ sở tại, vy thi châm thạch dã. Cố bối vy dương, dương trung chi dương, tâm dã; bối vy dương, dương trung chi âm, phế dã; phúc vy âm, âm trung chi âm, thận dã; phúc vy âm, âm trung chi dương, can dã; phúc vy âm, âm trung chi chí âm, tỳ dã.
Thử giai âm dương biểu lý nội ngoại thư hùng tương thâu ứng dã, cố dĩ ứng thiên chi âm dương dã.
Nên nói: trong âm có âm, trong dương có dương. Sáng sớm đến giữa trưa, khoảng thuộc dương, là dương ở trong dương; giữa trưa đến hoàng hôn, khoảng thuộc dương, là âm ở trong dương; sập tối đến gà gáy, khoảng thuộc âm, là âm ở trong âm; gà gáy đến sáng sớm, khoảng thuộc âm, là dương ở trong âm (1).
Nên người cũng như thế. Nói âm dương của người, ắt ngoài là dương, trong là âm. Nói âm dương của thân người, ắt lưng là dương, bụng là âm. Nói âm dương của tạng phủ trong thân người, tất tạng đó là âm, phủ đó là dương. Ngũ tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận, đều là âm. Lục phủ Đởm, Vị, Đại Trường, Tiểu Trường, Bàng Quang, Tam Tiêu, đều là dương.
Sở dĩ muốn biết âm ở trong âm, dương ở trong dương là vì sao? Vì Đông bệnh tại âm, Hạ bệnh tại dương, Xuân bệnh tại âm, Thu bệnh tại dương, đều thấy nó ở đâu, thì dùng châm thạch đó (2). Vì cớ lưng là dương, dương ở trong dương là Tâm; lưng thuộc dương, âm ở trong dương, là Phế; Bụng thuộc âm, âm ở trong âm là Thận,; bụng thuộc âm, dương ở trong âm là Can; bụng thuộc âm, chí âm ở trong âm, là Tỳ (3) .
Đó đều là âm dương, biểu lý, trong ngoài, trống mái ứng chuyển nhau vậy, vì cùng theo âm dương đạo trời ru.


CHÚ THÍCH:
Vấn đề này giải thích như sau: Lấy ban ngày là dương, ban đêm là âm.
Lại đếm từ Tý đến Hợi 12 địa chi thì có 6 giờ đầu là dương (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ), 6 giờ sau là âm (Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi).
Giờ Tý bắt đầu ngày mới, dương khởi, giờ Ngọ dương cực thịnh.
Dương cực tất suy, sau giờ Ngọ thì là giờ âm.
Như vậy giờ dương mà trời còn tối gọi là dương trong âm, giờ dương trời đã sáng gọi là dương trong dương, giờ âm trời còn sáng gọi là âm trong dương, giờ âm trời đã tối (gà gáy) gọi là âm trong âm.
Nói gà gáy là vì giờ Dần không giống đồng hồ 24 giờ của phương Tây, đây là điểm ít người để ý. Do Trái Đất di chuyển trên mặt phẳng Hoàng Đạo và độ nghiêng đối ứng với Mặt Trời theo mùa ở từng vị trí không như nhau, nên giờ sáng tối từng tháng không giống nhau hoàn toàn. Vì vậy cổ thư dùng tiếng gà gáy để làm điểm mốc chứ không cắm giờ cố định là như thế.
Thực tế giờ bắt đầu âm dương tương ứng với thời gian của năm và của tạng phủ (đều khởi từ giờ Dần, tháng Dần), đó là thuyết “Đề xuất hồ Chấn”, vũ trụ sinh thành theo số Hà Đồ, sau khi thành hình thì vận hành theo số Lạc Thư. Con người cũng như thế, khi sinh ra sẽ hình thành tạng phủ theo số Hà Đồ, sau khi thôi nôi tròn 354 ngày thì tạng phủ thành hình, bắt đầu vận hành theo số Lạc Thư. Đây là chỗ ít có sách vở nhắc đến.
Phần này giải thích sự tương ứng vì sao phải biết âm dương, bởi vì phân biệt âm dương mới chiếu theo được bát cương (biết bệnh ở phần âm hay dương, biểu hay lý, hàn hay nhiệt, hư hay thực). Cho dù chẩn đoán thế nào, trước nên khảo sát tứ thời xem mùa Xuân hay Hạ, Thu, Đông, bệnh ở phần lưng hay ngực bụng, ở phủ hay tạng mà đối chiếu như đoạn kinh văn đã nói, thì chẩn bệnh có thể dễ xác nhận căn cứ và biết đúng sai rõ ràng rành mạch hơn nhiều. Kế đến giải thích bệnh ở tạng thì ắt là âm, ở phủ ắt là dương, bệnh ở Tâm là dương trong dương, ở Phế là âm trong dươn .v.v.
Xuân thuộc mộc, ngũ hành thuộc dương, sao lại bệnh ở âm? Thu thuộc Kim là hành âm, sao lại bệnh ở dương? Tại sao nói ngũ tạng là âm, phủ là dương, nhưng lại nói Tâm là dương trong dương, Phế là âm trong dương …?.
Vấn đề này lâu nay chưa có quan điểm thống nhất.
Đa số học giả đều chỉ nói rằng: tạng phải là âm, phủ phải là dương.
Tuy nhiên thiết nghĩ âm dương là tương đối, ngay cả nếu xét trong đoạn kinh văn phủ thuộc âm, bởi vì so với tạng thì tạng bên ngoài phủ bên trong. Nhưng nếu ứng chiếu giữa tạng với tạng, thì:
Tạng ở thượng tiêu tất nhiên là chỗ phần dương, ở hạ tiêu tất nhiên ở phần âm.
Tâm thuộc hỏa, là dương, lại nằm ở chỗ dương, nên là dương trong dương,
Phế thuộc kim, là âm, nhưng nó nằm ở chỗ dương, nên là âm trong dương. Can Thận cũng xét như vậy.
Đó là xét theo ngũ hành. Ta lại đối chiếu với kinh văn, thì đoạn này giải thích liền nghĩa với đoạn trước, ý nói rằng: Đông bệnh ở âm, vì Đông thuộc thủy, ứng với tạng Thận, Thận là âm trong âm, nên Đông bệnh tại âm là vậy. Hạ bệnh tại dương, vì Hạ thuộc hỏa, ứng với tạng Tâm, là dương trong dương, nên bệnh ở dương, Xuân bệnh tại âm, vì Xuân thuộc Can, mà Can là dương trong âm, bệnh ở Can tất nhiên nằm ở hạ tiêu thuộc âm. Thu bệnh tại Dương, vì Thu thuộc kim, tạng Phế, mà Phế ở thượng tiêu nên bệnh ở phần dương.
Vì thế, nên vấn đề âm dương xác định ra sao là một điểm rất quan trọng theo bát pháp, chắc sau này khi xét đoán cần đối chiếu tính tương đối thì có lẽ tốt hơn chỉ đơn thuần khẳng định bệnh ở phủ chắc chắn là dương và ở tạng chắc chắn phải là âm.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Y học - Võ thuật”