Lớp học Hán ngữ cổ đại - Sơ cấp

Khu vực dành cho các hoạt động offline, giao lưu, kết bạn, hội họp
Hình đại diện của thành viên
Bất Chu
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 66
Tham gia: 14:10, 14/07/10

TL: Lớp học Hán ngữ cổ đại - Sơ cấp

Gửi bài gửi bởi Bất Chu »

Nếu thế chú hỏi xem khi nào anh em có thể tập hợp đc đầy đủ, có thể vào chiều thứ 7 hoặc chiều chủ nhật cũng đc.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
volam078
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1937
Tham gia: 09:43, 29/08/09
Liên hệ:

TL: Lớp học Hán ngữ cổ đại - Sơ cấp

Gửi bài gửi bởi volam078 »

Bất Chu đã viết:Nếu thế chú hỏi xem khi nào anh em có thể tập hợp đc đầy đủ, có thể vào chiều thứ 7 hoặc chiều chủ nhật cũng đc.
Thế để em hỏi lại rồi báo lão sau, lão lo cái vụ rượu nhé, khuân hết đi , ko thiếu lão phải đi mua bù đó :D
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Bất Chu
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 66
Tham gia: 14:10, 14/07/10

TL: Lớp học Hán ngữ cổ đại - Sơ cấp

Gửi bài gửi bởi Bất Chu »

III. Hiện tượng giả tá:
Giả tá là rắc rối cố hữu của Hán ngữ cổ đại. Học giả đời Thanh là Du Việt 俞樾 từng nhắc nhở độc giả rằng: «Độc cổ nhân thư, bất ngoại hồ chính cú đậu, thẩm tự nghĩa, thông cổ văn giả tá. Nhi tam giả chi trung, thông giả tá vưu yếu.» 讀古人書不外乎正句讀審字義通古 文假借而三者之中通假借尤要 (Đọc sách người xưa [cần chú ý] không ngoài [ba điều]: Đọc đúng [phạm vi] câu văn [tức là ngắt câu cho đúng bởi cổ văn viết không chấm câu, gọi là bạch văn 白文], tra xét đúng nghĩa chữ, và tinh thông chữ giả tá trong cổ văn. Trong ba điều ấy, tinh thông giả tá là tối quan trọng).
1. Hiện tượng thông giả (mượn dùng thông với):
Nói chung, nếu hai từ có ý nghĩa và âm đọc gần giống nhau thì cổ nhân có thể mượn từ này thay cho từ kia. Thí dụ phản 反 thông với phản 返, tri 知 thông với trí 智, v.v... Hiện tượng thông giả đều dựa trên âm đọc, nếu hai từ A và B không liên quan với nhau về âm thanh (âm đọc) thì chúng không phải là thông giả. Đôi khi một từ có thể thông với nhiều từ khác: Từ tịch 辟 (vua, triệu vời, trừng phạt) thông với các từ: tỵ 避 (tránh), tịch 闢 (khai mở, bài trừ), tịch 僻 (không thành thực). Tuỳ theo ngữ cảnh mà ta hiểu và dịch cho đúng.
2. Hiện tượng giả tá (mượn dùng): Nói chung, nếu hai từ có âm đọc gần giống nhau tuy ý nghĩa khác nhau thì cổ nhân có thể mượn từ này thay cho từ kia.
Thí dụ:
thệ 逝 (chết) là giả tá của thệ 誓 (thề nguyền), nữ 女 (con gái) là giả tá của nhữ 汝 (mi, ngươi), thuyết 說 (nói) là giả tá của duyệt 悅 (vui vẻ), v.v... Nếu A là giả tá của B thì ta đọc câu văn với ý nghĩa của B. Thí dụ:
Hữu bằng tự viễn phương lai bất diệc duyệt hồ? 有朋自遠方來不亦說乎 (Có bạn từ phương xa đến chẳng phải là không vui hay sao?).
Ở đây chữ 說 phải đọc là duyệt, không đọc là thuyết. Do hiện tượng giả tá này, khi đọc Hán ngữ cổ đại ta phải dùng từ điển Hán ngữ cổ đại, thì may ra mới hiểu đúng văn bản.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Bất Chu
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 66
Tham gia: 14:10, 14/07/10

TL: Lớp học Hán ngữ cổ đại - Sơ cấp

Gửi bài gửi bởi Bất Chu »

IV. Hiện tượng từ đa âm đa nghĩa:
Một từ có thể đa âm và đa nghĩa. Đây là hiện tượng chung của các ngôn ngữ, không riêng gì Hán ngữ cổ đại hay hiện đại. Thí dụ từ 數 có hai âm Hán Việt là «số» và «sổ», về Hán âm thì có 4 âm: /shù/ (số đếm; số lượng; vài lần; tướng số, thuật số; phương thuật, đạo thuật; số mệnh), /shǔ/ (liệt kê; kể lể tội lỗi), /shuò/ (lớp lang, tầng lớp), /cù/ (nhỏ nhặt kín đáo).
V. Sự hoạt dụng:
Hoạt dụng là sự biến đổi ý nghĩa của một từ theo chức năng của nó trong ngữ cảnh cụ thể, thông thường là sự chuyển từ loại (như danh từ sang động từ, v.v...). Ý nghĩa của từ biến đổi, nhưng hiện tượng này khác với hiện tượng từ đa âm đa nghĩa.
1. Hoạt dụng của danh từ: Danh từ nhận 刃 (mũi dao) thành động từ (đâm chết ai, giết ai bằng dao). Thí dụ: Tả hữu dục nhận Tương Như. 左右欲 刃 相如 (Quân sĩ bên trái và bên phải muốn đâm chết Tương Như.)
* Danh từ biến thành động từ với cách dùng «sử động»: Danh từ tướng 將 (tướng quân) biến thành động từ (làm tướng, phong làm tướng) trong thí dụ: Tề Uy vương dục tướng Tôn Tẫn. 齊威王欲 將 孫臏 (Vua Uy nước Tề muốn phong Tôn Tẫn làm tướng.)
* Danh từ biến thành động từ với cách dùng «ý động»: Danh từ khách 客 (người khách) biến thành động từ (đối đãi như khách) trong thí dụ: Mạnh Thường Quân khách ngã. 孟嘗君 客 我 (Mạnh Thường Quân xem ta là khách.)
2. Hoạt dụng của tính từ:
* Tính từ biến thành động từ với cách dùng «sử động»: Tính từ phú quý 富貴 (giàu sang) biến thành động từ (làm cho giàu sang) trong thí dụ: Năng phú quý tướng quân giả, thượng dã. 能 富貴 將軍者上也 (Người có thể làm cho tướng quân giàu sang chính là hoàng thượng đó.)
* Tính từ biến thành động từ với cách dùng «ý động»: Tính từ dị 異 (khác lạ) biến thành động từ (thấy cái gì lạ lùng đáng kinh ngạc) trong thí dụ: Ngư nhân thậm dị chi. 漁人甚 異 之 (Ông chài rất kinh ngạc về nó.)
Được cảm ơn bởi: vnsteel
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Bất Chu
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 66
Tham gia: 14:10, 14/07/10

TL: Lớp học Hán ngữ cổ đại - Sơ cấp

Gửi bài gửi bởi Bất Chu »

VI. Sử động & ý động dụng pháp:
Khái niệm «sử động» 使動 và «ý động» 意動 được nêu ra lần đầu kể từ năm 1922, trong Quốc Văn Pháp Thảo Sáng 國文法草創 của Trần Thừa Trạch 陳承澤 (bấy giờ ông dùng thuật ngữ «trí động» 致動 và «ý động» 意動). Ngay sau đó giới nghiên cứu ngữ pháp của Trung Quốc nhanh chóng công nhận hai khái niệm «sử động» (hay «trí động») và «ý động» này. Cách dùng «sử động» và «ý động» rất thường thấy trong Hán ngữ cổ đại. Thực chất, sử động và ý động là sự hoạt dụng (dùng linh hoạt) của danh từ, tính từ, và động từ tác động vào một tân ngữ kế sau nó. Sử động (giống như causative form của tiếng Anh) ngụ ý «khiến cho ai/cái gì trở nên thế nào/ra sao». Còn ý động là sự hoạt dụng (=chuyển từ loại) biến danh từ hay tính từ trở thành động từ, tác động vào tân ngữ kế sau nó, ngụ ý «xem nó /là gì/như thế nào/ra sao». Động từ không có ý động dụng pháp.
1. Sử động dụng pháp:
a/ Sử động của động từ:
- Động từ ẩm 飲 (uống) trở thành «mời ai uống» (đọc là ấm). Thí dụ: Tấn hầu ấm Triệu Thuẫn tửu. 晉侯 飲 趙盾酒 (Tấn hầu mời Triệu Thuẫn uống rượu.)
- Động từ thực 食 (ăn) trở thành «cho ai ăn» (đọc là tự).
- Động từ kiến 見 (thấy) trở thành «làm cho ai thấy; sai ai ra trình diện» (đọc là hiện).
Thí dụ: Chỉ Tử Lộ túc, sát kê vi thử nhi tự chi, hiện kỳ nhị tử yên. 止子路宿, 殺雞為黍而 食 之, 見 其二子焉 ([Ông ta] giữ Tử Lộ ở lại nghỉ qua đêm, giết gà làm cơm thết đãi, rồi sai hai đứa con của mình ra trình diện Tử Lộ.)
- Động từ hoạt 活 (sống) trở thành «làm cho ai sống».
Thí dụ: Hạng Bá sát nhân, thần hoạt chi. 項伯殺人, 臣 活 之 (Hạng Bá giết người, thần làm cho kẻ đó sống lại.)
b/ Sử động của danh từ:
Nói chung, danh từ biến thành động từ trong sử động dụng pháp.
- Danh từ sinh 生 (sự sống) trở thành động từ (làm cho sống, làm sống lại). Danh từ nhục 肉 (thịt) biến thành động từ (bồi đắp thịt).
Thí dụ: Tiên sinh chi ân, sinh tử nhi nhục cốt dã. 先生之恩, 生 死而 肉 骨也 (Ân đức của ngài quả là làm cho kẻ chết sống lại và làm cho xương khô được bồi đắp thịt trở lại.)
c/ Sử động của tính từ:
Nói chung, tính từ biến thành động từ trong sử động dụng pháp.
- Tính từ lục 綠 (xanh lá cây) trở thành động từ (làm cho xanh).
Thí dụ: Xuân phong hựu lục giang nam ngạn. 春風又 綠 江南岸 (Gió xuân khiến cho bờ sông phía nam thêm xanh.)
- Tính từ nhược 弱 (yếu) trở thành động từ (làm cho yếu).
Thí dụ: Chư hầu khủng cụ, hội minh nhi mưu nhược Tần. 諸侯恐懼會盟而謀 弱 秦 (Các nước chư hầu sợ hãi, bèn hợp lại, liên minh mưu tính làm suy yếu nước Tần.)
2. Ý động dụng pháp:
a/ Ý động của danh từ:
- Danh từ khách 客 (người khách) biến thành động từ (đối đãi như khách, xem là khách).
Thí dụ: Mạnh Thường Quân khách ngã. 孟嘗君 客 我 (Mạnh Thường Quân xem ta là khách.)
b/ Ý động của tính từ:
- Tính từ dị 異 (khác lạ) biến thành động từ (thấy cái gì lạ lùng đáng kinh ngạc).
Thí dụ: Ngư nhân thậm dị chi. 漁人甚 異 之 (Ông chài thấy nó rất lạ lùng.)
- Tính từ tiểu 小 (nhỏ) biến thành động từ (thấy cái gì nhỏ bé).
Thí dụ: Khổng Tử đăng Đông sơn nhi tiểu Lỗ, đăng Thái sơn nhi tiểu thiên hạ. 孔子登東山而 小 魯, 登泰山而 小 天下 (Khổng Tử lên núi Đông thì thấy nước Lỗ nhỏ bé, lên núi Thái thì thấy thiên hạ nhỏ bé.)
- Tính từ nhược 弱 (yếu) biến thành động từ (xem cái gì là yếu); tính từ viễn 遠(xa) biến thành động từ (xem cái gì là xa).
Thí dụ: Lỗ nhược Tấn nhi viễn Ngô. 魯 弱 晉而 遠 吳 (Nước Lỗ thấy nước Tấn là suy yếu và thấy nước Ngô là ở xa.)
Chú ý (I): Tính từ được dùng theo sử động hay ý động là tuỳ theo ngữ cảnh. Sự phân biệt này khá tinh tế, bởi vì cấu trúc của cả hai đều là «tính từ (dùng như động từ) + tân ngữ». Nói chung, với sử động dụng pháp, tính từ biến thành động từ tác động vào tân ngữ, khiến nó như thế nào. Còn ý động dụng pháp ngụ ý một sự nhận định (đánh giá/nhận xét) của chủ ngữ đối với tân ngữ. Do đó nó mang tính chủ quan.
* Thí dụ 1:
Viễn 遠 + tân ngữ.
(a) Theo sử động dụng pháp là «cách xa ra».
Thí dụ: Kính quỷ thần nhi viễn chi 敬鬼神而遠之 (Kính quỷ thần nhưng cách xa họ ra).
(b) Theo ý động dụng pháp là «nhận thấy xa xôi».
Thí dụ: Lỗ nhược Tấn nhi viễn Ngô. 魯 弱 晉而 遠 吳 (Nước Lỗ thấy nước Tấn là suy yếu và thấy nước Ngô là ở xa.)
* Thí dụ 2: Mỹ 美 + tân ngữ.
(a) Theo sử động dụng pháp là «làm cho tốt đẹp».
Thí dụ: Quân tử chi học dã dĩ mỹ kỳ thân. 君子之學也以美其身 (Cái học của người quân tử là để làm cho bản thân mình trở nên tốt đẹp.)
(b) Theo ý động dụng pháp là «xem là tốt đẹp».
Thí dụ: Ngô thê chi mỹ ngã giả, tư ngã dã; ngô thiếp chi mỹ ngã giả, úy ngã dã; khách chi mỹ ngã giả, dục hữu cầu vu ngã dã. 吾妻之美我者私我也; 吾妾之美我者畏我也; 客之美我者欲有求于我也 (Vợ ta xem ta là tốt đẹp, ấy là lòng riêng tư đối với ta; thiếp ta xem ta là tốt đẹp, ấy là vì sợ ta; khách xem ta là tốt đẹp, ấy là muốn cầu cạnh ở ta.)
Chú ý (II): Sự khác biệt giữa ý động của tính từ và ý động của danh từ ở chỗ:
(a) «tính từ (dùng như động từ) + tân ngữ» = xem tân ngữ là thế nào [tính từ].
Thí dụ: Ngô thê chi mỹ ngã giả, tư ngã dã. 吾妻之 美 我者私我也 (Vợ ta xem ta là tốt đẹp, ấy là lòng riêng tư đối với ta.)
(b) «danh từ (dùng như động từ) + tân ngữ» = xem tân ngữ là cái gì [danh từ].
Thí dụ: Mạnh Thường Quân khách ngã. 孟嘗君 客 我 (Mạnh Thường Quân xem ta là khách.)
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
volam078
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1937
Tham gia: 09:43, 29/08/09
Liên hệ:

TL: Lớp học Hán ngữ cổ đại - Sơ cấp

Gửi bài gửi bởi volam078 »

Có khi nào lão vác thơ vào bình chú hông nhỉ, chứ những bài này, em chắc ít người chịu đọc lém, kể cả những người học hán :P

(Lão đưa vào 1 bài thơ, dịch nghĩa, phân tích câu từ, cách luyến láy,... nghe dễ xương hơn :P )
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Bất Chu
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 66
Tham gia: 14:10, 14/07/10

TL: Lớp học Hán ngữ cổ đại - Sơ cấp

Gửi bài gửi bởi Bất Chu »

Những bài học này là bắt buộc những học viên tham gia lớp Hán ngữ cổ đại - sơ cấp phải học, còn việc bình thơ tán phú thì có topic khác chú Tam ạ!
Đầu trang

Tinh Tam
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 599
Tham gia: 23:54, 20/03/09

TL: Lớp học Hán ngữ cổ đại - Sơ cấp

Gửi bài gửi bởi Tinh Tam »

học chữ Hán cổ chắc khó lắm... ng TQ trc đây có toi 80% mù chữ vì chữ quá khó
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Bất Chu
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 66
Tham gia: 14:10, 14/07/10

TL: Lớp học Hán ngữ cổ đại - Sơ cấp

Gửi bài gửi bởi Bất Chu »

@ Tinh Tam: nói chung học môn nào có cái khó của môn đó, nhưng nếu đam mê và chăm chỉ thì ai cũng sẽ học tốt.
Đầu trang

vnsteel
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 29
Tham gia: 10:28, 18/07/09

TL: Lớp học Hán ngữ cổ đại - Sơ cấp

Gửi bài gửi bởi vnsteel »

Học cái ngữ pháp Hán Cổ bác post ù đầu đau mắt. Thảo nào học sinh của bác lười vào!
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Câu lạc bộ - Giao lưu - Kết bạn”