Cách tính nạp âm dễ nhớ.

Các bài viết học thuật về tử vi
Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Cách tính nạp âm dễ nhớ.

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Không Là Ai giải mã nguyên lý Nạp Âm ngũ-hành, về tuần Giáp Tuất khi nạp âm có đủ ngũ hành Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ còn tuần Giáp Tý thì tới hai hành Kim, thiếu hành Thủy; tuần Giáp Thân có hai hành Thủy lại thiếu hành Kim (chỉ xét nửa chu kỳ 60/2).

1/Chu kỳ 30 (1/2 chu 60).
Giả dụ ba tuần Giáp Tý, tuần Giáp Tuất và tuần Giáp Thân chúng ta đặt thành Tam Tài Thiên-Địa-Nhân. Tuần Giáp Tý là Tài Thiên, tuần Giáp Tuất là Tài Nhân còn tuần Giáp Thân là Tài Địa. Quan sát Tam Tài, chúng ta thấy chỉ có Tài Nhân là đủ ngũ hành, Tài Thiên nhiều Kim thiếu Thủy còn Tài Địa thì nhiều Thủy lại thiếu Kim.

2/Chu kỳ 60 nặm
Cũng tương tự chúng ta đặt thành Tam Tài: tuần Giáp Tý và Giáp Tuất là Tài Thiên; tuần Giáp Thân và Giáp Ngọ đặt Tài Nhân; còn tuần Giáp Thìn và Giáp Dần là Tài Địa. Lại quán sát thấy chỉ có Tài Nhân Giáp Thân và Giáp Ngọ đủ và đồng đều Ngũ hành, còn Tài Thiên Giáp Tý và Giáp Tuất thừa Kim thiếu Thủy, cuối là Tài Địa Giáp Thìn và Giáp Dần thiếu Kim lại thừa Thủy.

3/ Vận dụng
- Xét chu 30 thì sự kết hợp ngũ hành tuần Giáp Tý với tuần Giáp Thân tốt hơn với tuần GiápTuất, vì hai tuần này bổ sung cho nhau.
- Xét chu 60 thì sự kết hợp tuần Giáp Thân với tuần Giáp Ngọ tốt hơn với 4 tuần còn lai.
- Tùy theo Mệnh khí mà bổ sung Tài Thiên hay Tài Địa.
- Có thể dự đoán chung cho xã hội theo tuần Giáp.
Đầu trang

Ace
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2068
Tham gia: 11:03, 03/01/11
Đến từ: vô thường

TL: Re: Cách tính nạp âm dễ nhớ.

Gửi bài gửi bởi Ace »

deptrainhagiau đã viết:đây là cách lây' hành mệnh thôi, chứ chưa phải là ngũ hành nạp âm
Cái này chỉ là đáp án của bài toán Nạp âm = f (can, chi), không phải là cách giải.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Cách tính nạp âm dễ nhớ.

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Lục Thập Hoa Giáp và có tìm ra giải thích dưới đây : Ta có 30 cặp chia làm 5 chu kỳ, mỗi chu kỳ bắt đầu ở Tý-Sửu và kết thúc ở Tỵ-Hợi. Mỗi chu kỳ tương ứng với một hành. Và trong mỗi chu kỳ đều khuyết một hành.



Nếu mã hoá 1=Thuỷ, 2=Mộc, 3=Hoả, 4=Kim, 5=Thuỷ. Thì ta có sắp xếp theo các chu kỳ:



432543

154215

321432

543154

125321



Không thấy có quy luật. Nhưng nếu đổi vị trí của thuỷ cho hoả thì thấy có sự đối xứng



412541

352435

123412

541354

235123








“Giáp Tí-Ất Sửu là Hải Trung Kim. Tí thuộc Thuỷ lại là cái hồ, lại là đất vượng của Thuỷ, kiêm Kim tử ở Tí, Mộ ở Sửu, Thuỷ vượng mà Kim tử Mộ, vì vậy đặt là Hải Trung Kim (vàng dưới biển).



Bính Dần-Đinh Mão là Lô Trung Hỏa, Dần là tam Dương, Mão là tứ Dương (thuộc quẻ Đại Tráng của 12 quẻ tiêu tức) nên Hỏa đã đắc địa, lại được Mộc của Dần Mão mà sinh ra như thế thời đó trời đất như mở lò ra, vạn vật bắt đầu sinh vì vậy gọi là Lô Trung Hỏa (lửa trong lò).



Mậu Thìn-Kỷ Tỵ là Đại Lâm Mộc. Thìn là chốn thôn dã. Tỵ là lục Dương (thuần Dương, Tỵ là quẻ Càn của 12 quẻ tiêu tức), Mộc đến lục Dương thì cành tốt tươi, lá rậm rạp phong phú. Lấy sự tốt tươi thịnh vượng của Mộc mà vốn tại chốn thôn dã, vì vậy đặt là Đại Lâm Mộc (cây rừng lớn).



Canh Ngọ-Tân Mùi là Lộ Bàng Thổ, Mộc ở trong Mùi (vì Mùi tàng Can Ất) mà sinh vượng Hỏa của ngôi vị Ngọ. Hỏa vượng thì Thổ bị đốt khô đi, Mùi có thể nuôi nấng vạn vật, giống như lộ bàng thổ, vì vậy đặt là Lộ Bàng Thổ (đất bên đường).



Nhâm Thân-Quý Dậu là Kiếm Phong Kim. Thân Dậu là chính vị của Kim, Kim Lâm Quan ở Thân, Đế Vượng ở Dậu, Kim đã sinh vượng thì thành cương (là thép) vậy, cương thì vượt hơn ở kiếm phong, vì vậy đặt là Kiếm Phong Kim (kim mũi kiếm).

Giáp Tuất-Ất Hợi là Sơn Đầu Hỏa. Tuất Hợi là thiên Môn, Hỏa chiếu thiên môn, ánh sáng của nó lên rất cao, chí cao vô thượng, vì vậy đặt là Sơn Đầu Hỏa (lửa đầu núi).



Bính Tí-Đinh Sửu là Giản Hạ Thuỷ. Thuỷ vượng ở Tí, suy ở Sửu, vượng màlật lại là suy thì không thể là giang hà (sông lớn) được, vì vậy đặt là Giản Hạ Thuỷ (nước dưới khe).



Mậu Dần-Kỷ Mào là Thành Đầu Thổ. Thiên Can Mậu Kỷ thuộc thổ của Dần là Cấn sơn, thổ tích lại mà là núi, vì vậy đặt là Thành Đầu Thổ (đất đầu thành).



Canh Thìn-Tân Tỵ là Bạch Lạp Kim (hợp Kim của thiết và chì), Kim Dưỡng ở Thìn, Sinh ở Tỵ hình chất mới sơ thành, chưa thể vững chắc ích lợi được, vì vậy đặt là Bạch Lạp Kim (kim trong nến).



Nhâm Ngọ-Quý Mùi là Dương Liễu Mộc. Mộc Tử ở Ngọ, Mộ ở Mùi, Mộc đã Tử Mộ tuy được Thuỷ của Thiên Can Nhâm Quý sinh để sống, chung lại là nhu nhược, vì vậy đặt là Dương Liễu Mộc (cây dương liễu).



Giáp Thân-Ất Dậu là Tỉnh Tuyền Thuỷ. Kim Lâm Quan ở Thân, Đế Vượng ở Dậu, Kim đã vượng thì Thuỷ do đó sinh ra, như vậy là mới đang lúc sinh ra, lực lượng chưa lớn, vì vậy đặt là Tỉnh Tuyền Thuỷ (nước dưới suôi).



Bính Tuất-Đinh Hợi là Ốc Thượng Thổ. Bính Đinh thuộc Hỏa, Tuất Hợi là thiên môn, Hỏa đốt cháy ở trên thì Thổ không ở dưới mà sinh ra được, vì vậy đặt là Ốc Thượng Thổ (đất trên nóc nhà).



Mậu Tí-Kỷ Sửu là Tích Lịch Hỏa. Sửu Tí thuộc Thuỷ, Thuỷ cư ở chính vị mà nạp âm chính là Hỏa, Hỏa ở trong Thuỷ nếu không phại là Thần Long thì không thể làm được, vì vậy đặt là Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét).



Canh Dần-Tân Mão là Tùng Bách Mộc. Mộc Lâm Quan ở Dần, Đế Vượng ở Mão, Mộc đã vượng thì không thể nhu nhược được, vì vậy đặt là Tùng Bách Mộc (gổ cây tùng, bách).



Nhâm Thìn-Quý Tỵ là Trường Lưu Thuỷ. Thìn là Mộ của Thuỷ, Tỵ là nơi Kim Sinh, Kim sinh thì Thuỷ tính đã giữ lại, lấy Mộ Thuỷ mà gặp sinh Kim thì nguồn suối không cạn, vì vậy đặt là Trường Lưu Thuỷ (nước nguồn).



Giáp Ngọ-Ất Mùi là Sa Thạch Kim. Ngọ là đất Hỏa Vượng, Hỏa vượng thì Kim chảy ra, Mùi là đất Hỏa Suy, Hỏa suy thì Kim Quan Đới. Hỏa Suy mà Kim Quan Đới thì Mùi có thể thịnh mãn, vì vậy đặt là Sa Thạch Kim (kim trong cát).



Bính Thân-Đinh Dậu là Sơn Hạ Hỏa. Dậu là cửa nhập của nhật (mặt trời lặn), nhật đã đến ở thời đó thì ánh sáng tàng ẩn, vì vậy đặt là Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi).



Mậu Tuất-Kỷ Hợi là Bình Địa Mộc. Tuất nguyên là chốn thôn dã, Hợi là đất Mộ sinh ra, Mộc sinh ra ở chốn thôn dã thì không thể là một rễ cây, một gốc cây, vì vậy đặt là Bình Địa Mộc (cây ở đồng bằng).



Canh Tí-Tân Sửu là Bích Thượng Thổ. Sửu tuy là chính vị nhà của Thổ, mà Tí là đất của Thuỷ vượng, Thổ gặp Thuỷ nhiều thành là bùn, vì vậy đặt là Bích Thượng Thổ (đất trên vách).



Nhâm Dần-Quý Mão là Kim Bạc Kim. Dần Mão là đất của Mộc vượng, Mộc vượng thì Kim gầy yếu; lại nữa, Kim Tuyệt ở Dần, Thai ở Mão. Kim đã vô lực vì vậy đặt là Kim Bạc Kim (kim pha bạc).



Giáp Thìn-Ất Tỵ là Phú Đăng Hỏa. Thìn là thực thời (giờ ăn), Tỵ là ở trong khu vực, trong tướng của nhật, Dương rực rỡ, thế sáng sủa, phong quang ở thiên hạ, vì vậy đặt là Phú đăng Hỏa (lửa đèn lồng).



Bính Ngọ-Đinh Mùi là Thiên Hà Thuỷ. Bính Đinh thuộc Hỏa, Ngọ là đất Hỏa vượng, mà nạp âm chính là Thuỷ, Thuỷ từ Hỏa xuất ra, nếu không phải là ngân hà thì không thể có nước nầy, vì vậy đặt là Thiên Hà Thuỷ (nước trên ngân hà, nước sông trên trời).



Mậu Thân-Kỷ Dậu là Đại Dịch Thổ. Thân là Khôn, Khôn là địa, Đậu là Đoài, Đoài là trạch (đầm). Thổ của Mậu Kỷ gia lên trên địa trạch nầy chẳng phải cái nào khác là Thổ phù bạc, vì vậy đặt là Đại Dịch Thổ (khu đất rộng lớn).



Canh Tuất-Tân Hợi là Thoa Xuyến Kim. Kim đến Tuất mới Suy, đến Hợi mới Bệnh thì đúng thật là nhu vậy, vì vậy đặt là Thoa Xuyến Kim (kim trâm thoa hay vàng trang sức).



Nhâm Tí-Quý Sửu là Tang Chá Mộc. Tí thuộc Thuỷ, Sửu thuộc Kim, Thuỷ sinh Mộc còn Kim khắc Mộc (Mộc mới sinh thì yếu giống như cây tang chá), vì vậy đặt là Tang Chá Mộc (gỗ cây dâu).



Giáp Dần-Ất Mão là Đại Khê Thuỷ, Dần là góc Đông Bắc, Mão là chính Đông, Thuỷ chảy chính Đông (“chúng thuỷ triều Đông” – muôn nhánh sông đều chảy về phương Đông) thì thuận tính nó, mà sông suối, khe, ao, đầm, hồ đều hợp với nhau mà quay trở về, vì vậy đặt là Đại Khê Thuỷ (nước ở khe lớn, nước lũ).



Bính Thìn-Đinh Tỵ là Sa Trung Thổ. Thổ Mộ ở Thìn, Tuyệt ở Tỵ mà Hỏa của Thiên Can Bính Đinh đến Thìn là Quan Đới, đến Tỵ là Lâm Quan, Thổ đã Mộ Tuyệt, vượng Hỏa quay lại sinh Thổ, vì vậy đặt là Sa Trung Thổ (đất lẫn trong cát).



Mậu Ngọ-Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hỏa, Ngọ là đất Hỏa vượng, Mộc ợ trong Mùi lại phục sinh, tính Hỏa cháy ở trên, lại gặp sinh địa, vì vậy đặt là Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời).



Canh Thân-Tân Dậu là Thạch Lựu Mộc. Thân là tháng 7, Dậu là tháng 8, thời ấy thì là Mộc tuyệt vậy, duy mộc của thạch lựu, trái lại bền chắc , vì vậy đặt là Thạch Lựu Mộc (gỗ cây thạch lựu).



Nhâm Tuất-Quý Hợi là Đại Hải Thuỷ. Thuỷ Quan Đới ở Tuất, Lâm Quan ở Hợi, Thuỷ vượng thì lực hậu (dầy), kiêm Hợi là giang (sông lớn) nên lực mạnh thế tráng, không phải Thuỷ ấy thì không thể như thế, vì vậy đặt là Đại Hải Thuỷ (nước trong biển lớn).
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Cách tính nạp âm dễ nhớ.

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

mã hóa nạp âm ngũ hành theo số của Hà Đồ, ví dụ:

Tuần Giáp Tý
1. Giáp Tý số 9
2. Ất Sửu số 4

3. Bính Dần số 7
4. Đinh Mẹo số 2

5. Mậu Thìn số 3
6. Kỷ Tị số 8

7. Canh Ngọ số 5
8. Tân Mùi số 10

9. Nhâm Thân số 9
10. Quí Dậu số 4
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Cách tính nạp âm dễ nhớ.

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Khảo luận về lục thập hoa giáp

Việc sắp đặt thành lục thập hoa giáp là công của Đại Nạo thị, nhưng việc nạp âm lại do Quỷ Cốc Tử. Ngài tên là Vương Hũ, ẩn thân tu dưỡng tại hang quỷ cốc, rừng Thanh Lâm vào cuối đời nhà Châu, vì thế người đời mệnh danh là Quỷ Cốc Tử. Nối tiếp sự nghiệp của Quỷ Cốc Tử , Man - Xiến Tử tức là Đông phương Sóc mới hoàn thành tượng và danh từ lục thập hoa giáp.
- Giáp Tý - Ất Sửu là Hải Trung Kim.
Tý thuộc thuỷ, lại là hồ, nơi vượng của thuỷ và cũng là nơi tử của kim, kim gặp mộ ở Sửu. Thuỷ vượng mà Kim thì tử, mộ, do đó mới lấy tenlà Hải trung kim. Hình kim đi vào thuỷ lộ, tính yếu thể mạnh.

- Bính Dần - Đinh Mão là Lô Trung Hoả:
Dần là tam dương, Mão là tứ dương, nơi đây hoá đắc vị lại được Dần Mão mộc sinh hoả. Lúc đó trời đất là lò, muôn loài mới sinh, cho nên mới gọi là Lô Trung Hoả. Trời đất là lò, âm dương là than. Hình tới dương địa, thế lực càng tăng núi non cao vút.

- Mậu Thìn - Kỷ Tỵ là Đại Lâm mộc:
Thìn là đồng ruộng, Tỵ là lục dương, mộc đến chỗ lục dương thời cành lá xum xuê, cho nên lấy tên là Đại Lâm mộc, tiếng reo khắp chín phương trời, bóng che muôn dặm. Nơi đây rồng rắn tàng hình, khí tụ thành hình, lộ ra mộc.

- Canh Ngọ Tân Mùi là Lộ bàng thổ: ở trong Mùi có Mộc và sinh cho ngọ Hỏa thàng vượng. Vì Hỏa quá vượng nên mùi thổ bị hình, do đó thổ ở đây không đủ khả năng để sinh dưỡng vạn vật, đó là thể chất của đất ven đường.

- Nhâm Thân -Quý Dậu là Kiếm phong kim: Thân Dậu là chính vị của Kim, và Kim đến cung Thân là Lâm quan, ở đây Kim ở thế sinh vượng nên thật cứng rắn, kim cứng rắn không gì hơn là ở mũi kiếm vì thế gọi là Kiếm phong Kim.

- Giáp Tuất - Ất Hợi là Sơn đầu Hỏa: Tuất Hợi là cửa Trời, hỏa chiếu ở cửa trời thời ánh sáng cao vọi cho nên mới gọi là Sơn Đầu hỏa.

- Bính Tý - Đinh Sửu là Giản hạ thủy: Thủy vượng ở Tý , suy ở Sửu, vượng rồi lại suy thời khó thành sông biển cho nên lấy tên là giản hạ thủy (nước dưới khe).

- Mậu Dần - Kỷ Mão là Thành đầu thổ: Mậu kỷ thuộc Thổ, Dần thuộc cung Cấn là núi , vì vậy đất chưa thành núi mới lấy tên là đất trên chóp thành.

- Canh Thìn - Tân Tỵ là Bạch lạp kim: Kim gặp dưỡng ở Thìn, sinh ở Tỵ, hình chất mới thành, chưa được rắn cứng vì vậy gọi là vàng sáp ong.

- Nhâm Ngọ - Quý Mùi là dương liễu mộc: Mộc gặp Tử ở cung ngọ và mộ ở mùi, mộc ở vào thế Tử Mộ, dù có được thiên can là Nhâm Quý sinh cho cũng chỉ là loại mộc yếu ớt vì thế lấy tên là Dương liễu mộc.

- Giáp Thân - Ất Dậu là Tuyền trung thủy: Kim gặp lâm quan ở Thân, đế vượng ở Dậu, kim ở thế sinh vượng thời nhờ đó mà thủy được sinh. Nhưng thủy ở vào lúc mới sinh, lực lượng chưa lớn cho nên lấy tên là nước trong suối.

- Bính Tuất - Đinh Hợi là ốc thượng thổ: Bính , đinh thuộc hỏa, Tuất hợi là thiên môn, hỏa đã bốc cháy lên, thời thổ không thể sinh ra ở dưới, cho nên lấy tên là đất trên nóc nhà.

- Mậu Tý - Kỷ Sửu: là Tích lịch hỏa: Sửu thuộc Thổ, Tý thuộc Thủy, Thủy ở Tý là chính vị, vậy mà nạp âm lại là Hỏa, như vậy trừ phi Hỏa này là do Long thân sinh ra thời không có Hỏa nào khác, cho nên lấy tên là lửa sấm sét.

- Canh Dần - Tân Mão là Tùng bá mộc: Mộc gặp lâm quan tại Dần, Đế vượng ở Mão, Mộc ở thế sinh vượng thời không thể so sánh với những loại mộc yếu ớt, cho nên gọi là Tùng bá mộc.

- Nhâm Thìn - Quý Tỵ là Trương Lưu Thủy: Thìn là Mộ khố của Thủy, Tỵ là trường sinh của Kim, Kim sinh Thủy, Thủy được tồn trữ ở Thìn lại được Kim sinh ở Tỵ, dòng suối không bao giờ hết cho nên mệnh danh là dòng nước chảy dài mãi mãi.

- Giáp Ngọ - Ất Mùi là Sa Trung Kim: Ngọ là nơi Hỏa vượng, Hỏa vượng thời kim phải nát, Mùi là nơi Hỏa suy mà Kim lại ở vào vị trí quan đới. Kim ở vào thế bại và quan đới chưa có, khả năng công phạt nên gọi là vàng lẫn cát.

- Bính Thân - Đinh Dậu là Sơn Hạ Hỏa: Thân là Địa Hộ (cửa của đất , vì thân thuộc quẻ Khôn), Dậu là vị trí Mặt trời đi vào bóng tối, mặt trời đến đấy thời ánh sáng bị che khuất nên gọi là lửa dưới núi.

- Mậu Tuất - Kỷ Hợi: là Bình địa Mộc: Tuất được coi là đồng ruộng (giống như Thìn), Hợi là vị trí sinh của Mộc. Mộc đã sinh ở đồng ruộng bao la thời không chỉ giới hạn ở một cây, một gốc nên gọi là Mộc ở bình nguyên.

- Canh Tý - Tân Sửu là Bích thượng thổ: Sửu là vị trí chính của Thổ, nhưng Tý là nơi vượng của Thủy. Thổ mà gặp chỗ nhiều Thủy thời là đất bùn dùng để trát vách nên mới gọi là đất trên vách.

- Nhâm Dần - Quý Mão là Kim Bạch Kim: Dần Mão là nơi Mộc vượng, Kim suy, kim hoàn toàn bất lực cho nên gọi là vàng thếp (dùng để dát chữ trên câu đối, hoành phi...)

- Giáp Thìn - Ất Tỵ là Phú đăng hoả: Thìn là lúc dùng bữa, Tỵ là mặt trời lên khá cao, mặt trời sắp đến ngọ thì ánh sáng rực rỡ tràn ngập bầu trời ví như ngọn đèn chụp treo lơ lửng giữa nhà.

- Bính Ngọ - Đinh Mùi là Thiên hà thuỷ: Bính Đinh thuộc hoả, ngọ là vị trí vượng của Hoả thế mà nạp âm là thuỷ, như vậy là thuỷ bắt nguồn từ hoả trừ phi thuỷ ở sông ngân, sông hán trên trời thời không có thứ thuỷ nào khác, vì vậy gọi là Thuỷ ở thiên hà.

- Mậu Thân - Kỷ Dậu là Đại dịch thổ: Thân nằm trong vị trí của quẻ Khôn, Khôn là đất . Dậu nằm trong vị trí quẻ Đoài, đoài là chằm (???). Mậu Kỷ cũng là Thổ lại vào ở vị trí của đất và chằm tất nhiên là loại đất phù sa mỏng manh, nên gọi là Đại dịch Thổ (chữ Dịch theo nghĩa cận đại là trạm dùng để đưa thư).

- Canh Tuất - Tân Hợi là Thoa xuyến kim: Kim đến Tuất thì gặp suy, đến Hợi gặp Bệnh. Kim mà gặp suy bệnh là thứ vàng non yếu nên gọi là vàng để trang sức.

- Nhâm Tý - Quý Sửu là Tang đố mộc: Tý thuộc thuỷ, Sửu thuộc Kim (Thân - Tý - Thìn Thuỷ, Tỵ - Dậu - Sửu Kim) Mộc ở đây vừa được Thuỷ sinh nhưng lại bị Kim khắc , giống như cây dâu được tưới nước cho xanh tốt rồi dùng dao mà chặt cho nên gọi là Tang đố mộc (cây dâu) rất sợ gặp kim.

- Giáp Dần - Ất Mão là Đại Khê Thuỷ: Dần và Mão đều thuộc phương Đông, nước chảy về Đông là thuận dòng chảy nên nước ở sông ngòi ao đầm đều nhập lại mà chảy theo nên gọi là đại khê thuỷ (khê là nước từ các khe núi chảy xuống).

- Bính Thìn - Đinh tỵ là Sa trung thổ: Thổ gặp mộ khố ở Thìn mà tuyệt ở Tỵ. Vậy mà Bính ĐInh là Hoả gặp quan đới ở Thìn, lâm quan ở Tỵ, Thổ gặp mộ tuyệt nhờ gặp Hoả vượng mà tái sinh nên gọi là thổ ở trong cát.

- Mậu Ngọ - Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hoả (đời xưa gọi là Viên thượng hoả). Ngọ là vị trí vượng của Hoả, Mộc ẩn ở trong Mùi lại có cơ hội sống lại (1). Đặc tính của Hoả là bốc lên, nên gọi là lửa trên trời.

- Canh thân - Tân Dậu là Thạch lựu Mộc: Thân là tháng bảy, Dậu là tháng tám. Ở vào thời điểm này nói chung các lại mộc đều tiêu điều vì lâm vào vị trí tuyệt, chỉ có cây thạch lựu là kết quả vào tháng 7 tháng 8. Vì vậy mới lấy tên là Thạch lựu mộc.

- Nhâm Tuất - Quý Hợi là Đại Hải thuỷ: Tuất là vị trí quan đới của Thuỷ và Hợi là vị trí Lâm quan. Ở vị trí này lực lượng của Thuỷ rất hùng hậu. Hơn nữa Hợi cũng là sông lớn không thể so sánh với thuỷ ở khe suối nên gọi là đại hải thuỷ.
-
dễ hiểu về đoạn này: Thông thường là Mộc sinh Hoả, đó là nói về chất, như gỗ cây giúp cho lửa cháy. Nhưng khi nói Hoả sinh Mộc là nói về Khí, ám chỉ ánh nắng mặt trời nhờ có ánh dương mà vạn vật hay cây cối mới được tăng trưởng. Cây cối hay xanh tươi về mùa hạ. Như Giáp là dương mộc chủ về khí, Ất là âm mộc chủ về chất.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2136
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Cách tính nạp âm dễ nhớ.

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Chọn đối tác qua xét sinh khắc Ngũ hành nạp âm



- Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết về vũ trụ và con người có từ lâu đời. Nền tảng của nó về phương diện khoa học thì chưa được bàn đến một cách rốt ráo. Nhưng những ứng dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày thì đã trở thành quen thuộc. Bài viết này sẽ giải thích về thuyết Âm Dương Ngũ hành và cách ứng dụng của nó trong việc lựa chọn nhân sự, đối tác trong công việc lẫn trong cuộc sống.



Trước khi nói về chuyện ứng dụng xét hợp khắc của một mối quan hệ, bắt đầu bằng giải thích sơ lược về thuyết Ngũ hành và Ngũ hành nạp âm của bản mệnh.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành: Đây thực ra là 2 thuyết khác nhau, nhưng tạo thành nền tảng luận lý cho quan điểm Phương Đông về vũ trụ, nên được gộp chung làm một. Âm Dương là quy luật bao trùm vũ trụ, mọi thứ sinh ra đều có thuộc tính âm hoặc dương. Ngũ hành, gồm Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ cũng là như thế, mỗi thứ đều có thuộc tính ngũ hành.



Tuy nhiên, thuộc tính ngũ hành chỉ là "tượng", tức là tên gọi của "khí", không phản ánh bản chất thật của cấu trúc duy lý của "thể". Có nghĩa là một vật thuộc ngũ hành là "thuỷ", không có nghĩa vật ấy là nước. Cũng như bạn sinh vào năm 1982, bản mệnh là Thuỷ, thì khí chất của bạn thuộc "Thuỷ", chứ bạn không phải là "nước".

Quan hệ giữa năm hành là quan hệ sinh khắc. Tính theo thứ tự Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ thì 2 hành kề nhau là tương sinh, 2 hành cách nhau là tương khắc. Quan hệ này cũng chỉ diễn ra theo chiều thuận, tức Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Khắc là Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ. Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim.

Ngoài quan hệ này, khi phân Âm Dương của hành, ứng dụng lý động của Dịch, người ta còn thấy một quan hệ nữa, gọi là "ký tế". Tức là Thuỷ khắc Hoả, nhưng Âm Hoả, khi thịnh lại cầm giữ không cho Dương Thuỷ vượng. Chữ "ký tế" được dùng cũng là tên của quẻ thứ 63 của Dịch (nghĩa quẻ là cầm giữ, lộn xộn, chưa xong).

Ngũ hành nạp âm: Mỗi một niên giáp gồm có 2 thành tố: thiên can và địa chi. Thiên can gồm Giáp Ất (Mộc), Bính Đinh (Hoả), Mậu Kỷ (Thổ), Canh Tân (Kim), Nhâm Quý (Thuỷ). Địa chi gồm Dần Mão (mộc), Thìn (Thổ), Tỵ Ngọ (Hoả), Mùi (Thổ), Thân Dậu (Kim), Tuất (Thổ), Hợi Tý (Thuỷ). Phối hợp của 10 can và 12 chi thành 60 hoa giáp, từ Giáp Tý đến Quý Hợi là 60 năm.

Sự phối hợp của Thiên can và Địa chi lại ra một ngũ hành mới, gọi là ngũ hành nạp âm. Nguyên lý của ngũ hành nạp âm của cổ nhân vẫn có nhiều điều chưa rõ, chỉ biết là nó được chia theo các cung của nhạc lý cổ (Cung Thương Cốc Chuỷ Vũ), nên gọi là nạp âm. Sự phối hợp này dẫn đến như tuổi 1972 là Nhâm (Thuỷ) Tý (Thuỷ) lại là Mộc, còn 1975 Ất (Mộc) Mão (Mộc) lại là Thuỷ.

Mỗi nạp âm còn có một "tượng" đi theo, như Mộc thì có Bình địa Mộc, Tùng bách Mộc, Tang đố Mộc..., Thuỷ thì có Giản hạ Thuỷ, Đại hải Thuỷ, Trường lưu Thuỷ...

Ứng dụng của việc xét sinh khắc: Theo quan niệm Phương Đông, mỗi con người là một tiểu vũ trụ, nên chịu chi phối bởi các quy luật vũ trụ, trong đó hiển nhiên là bị chi phối bởi quy luật sinh khắc của Âm Dương Ngũ hành.

Việc xét sinh khắc có thể chia nhỏ thành 2 quy tắc như sau:

Quy tắc 1: Trong quan hệ tương sinh, hành được sinh (sinh nhập) hưởng lợi, hành bị sinh (sinh xuất) sẽ bị hao. Trong quan hệ tương khắc, thì hành khắc (khắc xuất) sẽ vất vả, còn hành bị khắc (khắc xuất) sẽ lao đao.

Quy tắc 2: Quan hệ ngôi thứ bên ngoài phải phản ánh đúng quan hệ sinh khắc. Đây cũng chính là nguyên lý "chính danh" mà ta thấy từ Nho giáo. Theo quy tắc này, thì việc lựa chọn đối tác, vợ chồng, cấp trên, cấp dưới phải đúng ngôi thứ.

Kết hợp 2 quy tắc trên, ta có thể đưa ra vài nguyên tắc chung:

1) Chọn cấp dưới: Nếu bạn muốn có một cấp dưới tuyệt đối phục tùng, thì nên chọn một người có bổn mệnh bị khắc. Như người mệnh Kim, nên chọn cấp dưới là mệnh Mộc, người mệnh Thuỷ nên chọn cấp dưới là người mệnh Hoả... Nhưng nếu bạn muốn chọn một người có khả năng suy nghĩ độc lập hơn, không bị bạn chế áp hoàn toàn, thì nên chọn một người có bổn mạng sinh xuất cho bạn.

2) Chọn bạn làm ăn: Việc chọn đối tác là việc cần kỹ lưỡng. Đầu tiên là bạn phải cân nhắc về mình và lựa chọn vai trò của mình trong quan hệ đối tác đó. Nếu bạn đủ năng lực đứng đầu, hãy làm ăn với người sinh xuất cho bạn. Nếu bạn là người quyết đoán, nên chọn đối tác bị bạn khắc. Còn nếu bạn thiếu khả năng quyết định, hay cần có ai đó đứng cao hơn mình, thì đừng ngại việc chọn một người mà mệnh của bạn sinh xuất cho người đó. Dĩ nhiên, không nên chọn người mà bổn mệnh của bạn bị khắc (lép vế đủ đường).

3) Chọn vợ chồng: Do ngôi thứ của quan hệ vợ chồng bao giờ cũng coi chồng là chính, vợ là phụ, nên gia đạo sẽ yên ổn nếu mệnh của vợ bị mệnh của chồng khắc (bảo đảm phục tùng) hoặc mệnh vợ sinh cho mệnh chồng (vượng phu). Nhưng nếu chồng lớn tuổi, có vai vế hơn vợ nhiều, thì cũng không ngại nếu mệnh chồng sinh xuất cho mệnh vợ (kiểu chồng chiều chuộng, bao bọc vợ). Tối kỵ là mệnh chồng bị mệnh vợ khắc xuất.

Một số quan niệm không đúng, hoặc không đủ nguyên lý nền tảng:

1) Tính hợp xung dựa trên chi của tuổi: Địa chi của tuổi (Tý, Sửu, Dần, Mão...) không quan trọng. Nên tuổi trong tam hợp vẫn có thể bị xung khắc. Cũng không có lý do gì sợ các tuổi như Thìn Tuất, Sửu Mùi, Dần Thân, Tý Ngọ... vì đó chỉ là những cặp cung xung chiếu nhau trên đồ bàn tử vi, không liên quan đến chuyện xung hợp tuổi.

2) Tính xung hợp dựa trên can của tuổi: Tương tự như trên, thiên can không có vai trò gì trong cách tính hợp xung cả. Thiên can, Địa chi chỉ quan trọng với từng tuổi một mà thôi. Nói thêm, Thiên can, Địa chi và ngũ hành nạp âm có thể coi là 3 yếu tố Thiên, Địa, Nhân của mệnh, ví như tuổi Nhâm Tý, do cả can và chi đều thuộc Thuỷ, trong khi nạp âm là Mộc, nên mệnh được Thiên Địa nuôi dưỡng, thành ra tuổi này là tuổi Thiên Địa đồng quy. Như Canh Tý, thì Canh thuộc Kim, Tý thuộc Thuỷ, nạp âm là Mộc nên đây là tuổi may mắn (do Kim sinh Thuỷ, Thuỷ dưỡng Mộc), còn gọi là tuổi Bạch Mã quá giang (như con ngựa của Huyền Trang, chỉ vì chở thầy qua sông mà may mắn thành Phật).

3) Tính xung hợp trên tượng của nạp âm: Có người lý luận Sơn đầu Hoả (lửa trên núi) làm sao bị Đại hải Thuỷ (nước biển lớn) khắc được. Hay Kiếm phong Kim (vàng đầu lưỡi kiếm) làm sao bị Tích lịch Hoả (lửa sấm sét) khắc được. Hay lý luận Bình địa Mộc (cây cỏ) là một loại tiểu mộc nên không thể hưởng lợi từ Đại hải Thuỷ. Chưa có một nguyên lý nào ủng hộ những luận điểm này, và về nguyên tắc, không thể lấy tượng (tức là hình thức bề ngoài) để xét cho thể (là chất bên trong), nên đây là cách lý luận thiếu cơ sở.

Trên đây là những kiến thức nền tảng. Mong là các bạn cảm thấy những quan điểm, đúng sai được tường minh rõ ràng.
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức tử vi”