Trao đổi kiến thức về sinh trắc, tướng pháp, chỉ tay, danh tính, chữ viết, tâm lý, điềm mộng
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục trao đổi kiến thức về sinh trắc như: tướng pháp, chỉ tay, danh tính, chữ viết, tâm lý ... dành cho thành viên chính thức. Các bài viết trao đổi cần có nội dung kiến thức hoặc cung cấp thông tin nghiệm lý. Muốn nhờ xem, luận giải về sinh trắc vui lòng đăng tại mục Xem sinh trắc.
Các bài viết và thành viên vi phạm sẽ bị xử lý.
lovato8888 đã viết:nghe câu này thì you không phải là người cầu thị, e sở học khó mà tiến xa được. hai ta khác nhau nhiều lắm, có dạy cho bạn, hiện giờ bạn cũng không hiểu đâu như vịt nghe sấm vậy. mời bạn đi chỗ khác, tôi và bạn không có duyên.
Là người Việt thì hãy gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt ,
nhóc sock đã viết:cu cậu năm nay mới bắt đâu thì đại học cùng thằng bò sữa ,tướng pháp còn ta sắp ra trường vậy mà bạn ngọt xớt .
chẹp, mỗi người có 1 cách hành văn mà bạn, bản chất mình là cơ lương, quen nói chuyện kiểu này rồi^^.
P/S: mà bạn bảo bạn sắp ra trường rồi? Vậy em gọi là anh nhé^^
1.- Nhất tiện phá cửu quí
Vào đầu thế kỷ 20 ở Bắc Kinh, tại một đại thanh lâu kỷ việngọi là Bát Đại Hồ Đồng , có một danh kỹ thanh lâu tên l2 Thái Phượng người gốc Tô Châu, có nhan sắc chim sa cá lặn, nổi danh là hoa khôi của Bắc Kinh, chẳng những nhan sắc , vóc dáng mà cả thanh âm lẫn tác phong của nàng cũng rất mực tao nhã không ai sánh kịp. Trông thấy nàng không ai có thể nghĩ rằng một vị hằng nga tái thế , dáng dấp quí phái hiền thục như thế mà lại sa chân vào chốn bùn nhơ.Theo tục lệ ở bên Tàu , các vị vương tôn đại thần đều thường lui tới kỹ viện, thấy hoa khôi vừa ý là xuất tiền mua về làm ái thiếp nên ít khi có một hoa khôi thanh lâu nào lại trầm luân quá một năm mà không được một đại thần nào hay phú ông ra tay tế độ.Trường hợp Thái Phượng thì ngược hẳn, tài sắc và dáng dấp của nàng gần như là xưa nay chưa từng có , thế mà ở kỹ viện bậc nhất thành đô đã gần 5 năm mà không có ai chuộc về làm thiếp. So với các bạn được hoàn lương hửng phúc , Thái Phượng đáng liệt vào hàng vợ bé của các đại thần nhất phẩm,Trước biệt lệ này, các danh sứ tướng học cả nước đều không tìm ra được đáp số.Hầu hết các nhà xem tướng đều thấy nàng thập toàn thập mỹ, thật xứng đáng sánh duyên với các vị đại thần.Mãi về sau ,nhân có vị tướng số họ Vi được coi là đệ nhất Trung Hoa đương thời đến du ngoạn Bắc Kinh, nhóm tướng sư tại đây mới mang chuyện hy hữu này ra thảo luận nhưng không cho biết mặt Thái Phượng và thân phận của nàng
Một bữa nọ , có con của một vĩ đại phú thương ở Thiên tân nghe danh tài sắc cụa Thái Phượng muốn nạp nàng làm thiếp.Vị công tử này tuổi đã ngoài tam thập , đã có hai vợ nhưng đều sanh con gái, ý muốn lấy thêm Thái Phượng để mong có chút con trai nối dõi tông đường .Do đó , bà mẹ của chàng ta đích thân tới Bắc KINH MỜI Thái Phượng tới một đại tửu lầu ăn uống để nhân dịp quan sát và thẩm định tướng mạo nàng dâu tương lai. Trước mặt mẹ chồng tương lai, Thái Phượng ăn mẵc đúng kiểu con nhà khuê các, không phấn son lòe loẹt, nói năng lại càng giữ gìn hơn bao giờ hết.Những kẻ chua từng gặp nàng tại thanh lâu đều không dám ngờ đó là hoa khôi của giới làng chơi.Dể thử tài họ Vi, nhóm đồng nghiệp trên ngồi cách đó vài bàn nói cho họ Vi biết đó là tiểu thư họ Lý và nhờ họ Vi chỉ điểm xem tương lai và vận mạng của Lý tiểu thư ra sao
Trước sự ngạc nhiên và thán phục đến tột độ của họ, vị tướng sư họ Vi , sau khi quan sát kỹ Thái Phượng . nhìn kỹ màu sắc làn môi , nghe tiếng nói đã cho người ta biết rằng: Thái Phượng về mặt ngoại biểu là thập toàn , thập mỹ, nhưng đó chỉ là phần ngoại ngũ hành . Về phần nội ngũ hành qua giọng nói nói và màu sắc làn môi nhân dịp không hóa trang ông đã khám phá ra có sự khuyết hãm.Tổng hợp phép vọng khí quan sát độc đáo của mình,họ Vi đi đến kết luận là Lý tiểu thư có ám tật trong người, khiến nam giới có kinh nghiệm ăn chơi sau một lần chung chăn gối đều hoảng sợ lảng xa .Vì vậy thoáng trông qua là quí tướng vì thuộc về loại nhất tiên phá cửu quí .Người như thế là hồng nhan bạc phận, chỉ đáng làm kỷ nữ lầu xanh mà thôi.Tướng quí của nàng chỉ là giả quí còn tiện lại là chân tiện nên số kiếp ắt không ra gì.
2) Nhất quý đề cửu tiện
Cuối đời Mãn Thanh , niên hiệu Quang Tự, Tổng đốc Qủang Châu là Trương Thụ Thanh, hình dáng thật là tiện tướng.Theo lời mô tảcủa người đương thời còn truyền lại thì họ Trương có lỗ mũi vứa to vừa hếch, miệng lớn như chiếc chậu, tai nhõn như tai chuột.Căn cứ vào tướng người thì không ai có thể nói đấy là vị nhất phẩn triều quan.Thế má họ Trương lại xuất thân tiến sĩ,cuộc đời sóng yên gió lặng, thăng dần đến chức Tổng đốc, gần như một ông vua con.Họ Trương cũng tự biết mình tướng quái dị,không biết quý ở chỗ nào.Bởi vậy,ông ta khổ công tìm tòi, nghiên cứu sách vở, nhờ thầy coi tướng nhưng không ai tìm thấy quí tướng ở đâu cả
Một ngày kia khi miếu Thành Hoàng ở Qủang Châu ( thủ phủ tỉnh Qủang Đông) họ Trương cải dạng thànj dân thường đến quan sát các gian hàng coi tứong thấy có một vị tướng sư tự xưng là tài ba nhất vùng hiệu là Tái Quân Bình , rành nghề coi tướng ,lấy thù lao rất nặng.Mỗi lần coi là một lượng vàng, Trương cho là ông thầy bói này có thể tin được bèn bước vào quán,Vừa thấy Trương,Tái kêu lớn:" Đại Nhân". Trương tưởng thầy tướng đã nhìn ra nét quý tướng của mình nên mừng lắm, lại nghĩ rằng nơi có đông người đàm đạo bất tiện mới gọi phu kiệu rước Tái Quân Bình về dinh Tổng đốc rồi kính cẩn nói" Tôi tự biết mình không có điểm nào khả thủ, phiền tiên sinh chỉ điểm cho nỗi niềm thắc mắc lâu nay"
Thẩm biện quan quan sát nhiều lần từ đầu đến chân vị Tổng đốc quyền uy, sau cùng lắc đầu tạ tội. Trương hỏi: " thế lúc ở trước miếu Thành hoàng , ông kêu ta là đại nhân thì dựa vào đâu?"
Tái đáp: " Cái đó là do quan lớn làm quan lâu ngày nên có khí tướng ung dung bệ vệ của một quan trưởng, tiểu nhân thốt nhiên kêu liền chứ thật quả là không phải do xem tứong mà đoán ra.Cứ như sách vở , thì bề ngoài tướng quan lớn không phải là tướng quý hiển
Trương thấy Tái tính tình thành thật, hậu thưởng rồi tiễn chân ra cửa.Trong lúc sánh vai bước xuống thềm nhà.gia nhân của Trưong có việc khẩn cần phải bẩm trình từ hậu thất chạy ra miệng kêu lớn:" Đại nhân! Đại nhân" .Trương quay đầu lại , chính lúc đó Tái Quân Bình phát hiện ra nét quý tướng của Trương.Tái vội vàng bước ra sảnh đường nói rõ cho Trương biết, nguyên là trong lúc bất ngờ, họ Trương quay đầu lại phía sau, thân mình không chuyển động , chỉ có đầu quay một nửa vòng tròn một
cách dể dàng tự nhiên.Sách tướng gọi đó là Long đầu cách cục rất hiếm có, kẻ nào có được thì quan đến cực phẩm triều đình.
Nghe xong lời giải thích , Trương Thụ Thanh mới vỡ lõ ra rằng mình quí hiển như vậy là do ở tướng Cửu tiên nhất quý mà ra , trong lòngrất khâm phục tài quan sát bén nhạy của Tái Quân Bình ,bèn thưởng thêm rất nhiều tiền bạc và từ đó như cất
được gánh nặng canh cánh bên lòng.
Trong cuộc vận động văn họcTrung Hoa vào khoảng 1917, tại Đại học đường Bắc Kinh có hai nhân vật được mọi người coi xuất sắc nhất và có ảnh hưởng nhất đối với việc phổ biến văn học mới trong giới trẻ là Hồ Thích và Trần Độc Tú . Cả hai đều là giáo sư đại học, nhưng lúc đó Trần Độc Tú nổi tiếng hơn vì đang giữ chức khoa trưởng Văn Khoa
Giữa lúc hai nhân vật trên đang thao túng văn đàng Trung Hoa có hai nhà tướng học khét tiếng là Thái Tứ Gia va øĐiếu Kim Ngao đã xem tướng hai người và đưa ra nhận xét sau đây:
Đứng về mặt nhân tướng học , cả Hồ lẫn Trần đều là loại tướng thượng cách, nhưng chỉ ở mức thượng thừa của thượng cách mà thôi .Cả hai đều thuộc loại người " Quý mà không có thực quyền , danh cao hơn vị". Tuy vậy đi sâu vào các chi tiết thí quý cách của Hồ và Trần có nhiều điểm dị biệt.Họ Hồ thì thuộc loại trọc trung đới thanh còn Trần Độc Tú thì thanh trong đới trọc . Theo thẩm định của hai nhà tướng học trên thì quý cách của Hồ Thích có hậu vận tốt đẹp hơn quý cách của Trần Độc Tú .Hồ Thích cận thị , lông mày hơi đậm , giữa khoảng lông mày và mắt không có gì đặc biệt hơn người nhưng nhình chung là tướng người trung hậu. Trái lại Trần Độc Tú thì mi thanh mục tú , chưa nói thành lời mà khoảng giữa hai lông mày lẫn mắt đã có vẻ như muốn nói thành lời, khiến người nghe dễ sinh thiện cảm. Chẳng những mi thanh mục tú ,Trần Độc Tú còn có dáng dấp thanh nhã , anh tuấn,phong độ tiêu sai, giọng nói có âm điệu trầm bổng rất hấp dẫn người nghe. Người ngoài nhìn qua lông mày cặp mắtcủa họ Trần nhận ra ngay là các bộ vị có hai đặc điểm : cao và thanh tú . Mày cao có hai nghĩa , khoảng cách giữa chân lông mày và mắt xa nhau tức là lông mày không ăn lan xuống bờ mắt. Nghĩa thứ hai là đuôi lông mày cao hơn hai tai . Kẻ có lông mày cao , theo nghĩa thứ nhất là kẻ thông minh , tính tình phóng khoáng , cao theo nghĩa thứ hai thì về mặt mạng vận sẽ có vị cao danh trọng.
Còn thanh tú nghĩa là lông mày màu đen , không tạp loạn , tuy không quá thưa nhưng cũng không quá cao và dày, chỉ với đủ để người ngoài nhìn thấy đước chân sợi lông mày. Người có loại lông mày thanh tú bất luận lông mày dài ngắn là kẻ thông tuệ xử sự phân minh dứt khoát . Thêm vào đó , mắt Trần Độc Tú rất đẹp . Do bởi tướng quý đó , ông ta là một bậc danh tiếng vào bậc nhất trong giới đại học thời đó.
Về " Mi đậm mắt trọc " dưới con mắt phàm tục thì đó là tướng xấu nhưng dưới nhãn quan tướng học thì không hẳn là xấu, nếu như trong caái trọc có cái thanh . Đối với những kẻ mới học nghề coi tướng nhìn thấy được cái trọc trong cái thanh cũng như cái thanh trong cái trọc là những điều rất khó. Chính là dựa vào việc xem tướng Trần Độc Tú thanh trung đới trọc mà cả Điếu Kim Ngao lẫn Thái Tứ Gia đều quyết đoán là hậu vận của Trần Độc Tú sẽ không ra gì.Tuy vậy , phép tìm ra điểm trọc trong sự thanh tú của họ Trần giữa hai nhà tướng học kể trên không giống nhau. Điếu Kim Ngao căn cứ vào hình tướng nhiều hơn, đã tìm thấy trong sự thanh tú của họ Trần bị các điểm trọc sau đây làm vẩn đục :
- Mắt sáng nhưng ánh mắt không định
- Tiếng nói thường hụt hơi ở cuối câu.
- Bước chân đi thiếu vững vàng.
- Gịong cười , tiếng nói không được thuần khiết, trong trẻo, tướng pháp gọi là
Tiếu thanh bất dương .Những điểm kể trên làm quý cách của Trần Độc Tú bị phá vì thanh trung đới trọc và báo trước hậu vận khốn đốn.
Trái lại, Trái Tứ Gia thì căn cứ vào thần khí để xét tính cách thanh trung đới trọc của họ Trần , đại để :
- Lúc trầm ngâm thì lông mày xoắn tít lại như các vòng xícch là dấu hiệu thô về ý.
- Nhan diện không được thuần khiết và có tạp sắc tức là tạp về sắc.
- Tú khí của mắt không tướng học tànglà kẻ tinh hoa phát tiết ra ngoài nên cũng bị coi là một loại thần trọc.
Các điểm trọc trên ẩn tàng trong cái thanh tú đả khiến Trần Độc Tú sẽ bị trầm kha , khốn đốn trong buổi vãn niên.
Những lời luận tường kể trên được đăng trên báo chí . Lúc đó Trần Độc Tú còn là ngôi sao sáng chói trên văn đàng và chính giới Trung Hoa, nên trước những lời đoán tướng , Trần Độc Tú chỉ cười và nói rằng " Những chuyện xảy ra chính tôi còn
chưa biết được làm sao dám tin tướng số?".
Thời gian trôi qua rất mau, mười năm sau , tức là khoảng 1927 , Trần Độc Tú vốn là một nhân vật lãnh đạo cao cấp của Đảng cộng sảnTrung Hoa , vì bất đồng ý kiến với phe Mao Trạch Đông nên bị khai trừ ra khỏi Đảng. Đến khi cuộc chiến Trung Hoa ­ Nhật Bản bùng nổ , Trần phải chạy về trùng khánh. Vì Trần là một yếu nhân của cộng đảng nên tuy bị khai trừ rồi mà vẫn bị phe Tưởng Giới Thạch giam giữ . Sau đó tuy được ân thích, nhưng vẫn không đất dung thân phải ở lại Trùng Khánh và thuộc trong cảnh bệnh tật ngoài túng giữa thời kỳ chiến tranh Trung ­ Nhật đang bộc phát.
Về phần Hồ Thích , hai nhà tướng học trên cho rằng : ngược lại với tướng của Trần Độc Tú tướng của Hồ thuộc loại quý tướng vì thanh trung hữu trọc do hai điểm sau đây :
- Lông mày tuy đậm và áp tới mắt, nhưng mắt của Hồ Thích lại cận thị tức là vô quang sắc, mỗi khi cười nói , mặt mũi tươi tỉnh , tỏa ra vẻ hòa ái , sảng trực.
- Về cách đi đứng , nằm ngồi tướng của Hồ Thích giống hệt loại tướng Hạc.
Quý tướng của Hồ Thích là ở chổ đó. Hai nhà tướng học còn quyết đoán là nếu Hồ rời bỏ học giới đổisang chính giới thì tương lai sẽ còn cao xa hơn nữa. Lúc đó Hồ còn đang làm giáo sư văn học tại viện đại học Bắc Kinh . Khoảng mấy năm trước khi có vụ tranh chấp rồi đi đến xung đột Hoa ­ Nhật , nhân vì Hồ đả kích Uông Tinh Vệ nên sau này phe chính quyền kháng Nhật biết tiếng và từ đó Hồ gần như bỏ nghề giáo sư mà chuyển sang chính giới . Qủa nhiên , trong môi trường mới , Hồ nổi danh còn hơn lúc ở học giới đúng như lời dự đoán của Điếu Kim Ngao và Thái Tứ Gia. Khi Hồ làm Đại sứ Trung Hoa dân quốc tại Mỹ, có người mang chuyện này hỏi lại , Hồ trả lời rằng :" Việc tôi làm đại sứ thật là một điều lạ . Tôi vốn không tin vào vấn vấn đề vận mạng dù rằng lời dự đoán có trúng thì chẳng qua chỉ là ngẫu nhiên. Tuy vậy, tôi phải nhận chân rằng trong trời đất quả thật có những việc mà mình không thể tự chủ hoặc không hề nghĩ tới mà nó vẫn xảy ra".
Trả Lời Với Trích Dẫn
lovato8888: bạn bao nhiêu tuổi vậy. Mình cũng đã tìm hiểu tướng pháp mấy năm nay tay nghê cũng tam tạm nhưng quy tắc thanh trọc chưa tốt. Chú yếu khi thấy băn khoăn thì quan sát khí chất là chủ yếu.
Có kinh nghiêm gì chia sẽ mình biết với.
Trong sách NHÂN TƯỚNG HỌC trình bày tất cả phần cốt lõi của tướng pháp đấy.chừng nào nắm vững thì tự mình xem.có khiếu về thanh thì xem thanh, tinh mắt thì xem sắc, hay xem đôi mắt(cái này hơi khó) ...
Đúng rồi mình cũng chủ yếu quan sát mắt và sắc khí như tiếng nói và màu da. Tuy nhiên kết quả chỉ quá bán thôi chứ 100% thì khó. Nói chung là qua trải nghiêm thì biết tướng pháp giúp ích cho mình rất nhiều trong cách ứng xữ và làm ăn. biết người biết ta.
ông mình nói xem 90 - 100% thì cỡ trạng nguyên, bảng nhãn. với lại tùy duyên từng người xem nữa.còn người phàm như chúng ta dù có nghiên cứu cả cuộc đời xem đúng 7-8 phần đã là hay lắm rồi.