Sự hòa hợp Huyền học và đạo Phật

Trao đổi kiến thức về sinh trắc, tướng pháp, chỉ tay, danh tính, chữ viết, tâm lý, điềm mộng
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục trao đổi kiến thức về sinh trắc như: tướng pháp, chỉ tay, danh tính, chữ viết, tâm lý ... dành cho thành viên chính thức. Các bài viết trao đổi cần có nội dung kiến thức hoặc cung cấp thông tin nghiệm lý. Muốn nhờ xem, luận giải về sinh trắc vui lòng đăng tại mục Xem sinh trắc.
Các bài viết và thành viên vi phạm sẽ bị xử lý.
huyphong
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 213
Tham gia: 20:51, 18/04/09

TL: Sự hòa hợp Huyền học và đạo Phật

Gửi bài gửi bởi huyphong »

Đó là nói nôm na cho dễ hiểu. Xin thưa rằng, nhà sử học nổi tiếng viết cuốn Lịch sử những nền văn minh thế giới - sách giáo khoa lịch sử cho nhiều trường trung và đại học của châu Âu đã nhận xét rằng nếu ai đó một lần đọc kinh Koran sẽ thấy đó là 1 bản thánh ca du dương nhất trên đời. Chẳng thế mà tín đồ đạo Hồi cứ 1 ngày cầu nguyện 5 lần. Nếu chưa tìm hiểu đạo Hồi, xin chớ nói đó không phải chân lý, cũng xin chớ nói đó là cuồng tín!

Chỉ có điều, mục tiêu của đạo Phật là giải thoát chúng sinh khỏi bể khổ luân hồi. Còn mục tiêu của đạo Kyto và đạo Hồi lại khác. Mục tiêu khác nhau, theo đuổi chân lý khác nhau. Xin bạn nào có hiểu biết sâu rộng về những đạo kể trên cho biết ý kiến về phần này.

Còn ở đây muốn nói về sự lan tỏa. Bạn nghe giảng Pháp mà thấy vui sướng đó là bạn cảm nhận được cái đúng, VỚI CHÍNH BẠN, KHÔNG PHẢI VỚI AI KHÁC. Đó là chân lý của riêng bạn, không phải của ai xa lạ. Khi bạn tìm ra một điều gì đó mới lạ mà vui sướng, đó là cái cảm giác khi biến cái của thiên hạ, cái của tự nhiên vũ trụ thành cái của mình - kiến thức của mình, trải nghiệm của mình - đó là chân lý của mình. Và rất có thể sau đó thấy điều đó chưa đúng, ta lại đi tìm cái khác đúng hơn. Cứ liên tiếp liên tiếp như thế, phủ định rồi lại phủ định, có người tìm thấy chân lý mà họ thực sự thỏa mãn, có người tới chết vẫn ngậm ngùi. Xin nhắc rằng chỉ có 1 chân lý rằng "KHÔNG CÓ ĐIỀU GÌ LÀ TUYỆT ĐỐI". Ngay cả giáo lý nhà Phật cũng được hiệu chỉnh trong vòng 3 vạn năm. Thời nào có giáo lý của thời đó.

Khi hành thiền, cảm nhận được niềm vui của rũ sạch mọi thứ bám víu, đó là cảm nhận được chân lý Phật dậy. Khi vào nhà thờ, xướng câu "Đó là lỗi tại tôi, lỗi tại tôi", mà thực sự biết đấy là Lỗi tại mình thật thì đó là chân lý. Chân lý do nương nhờ Đức Bề Trên mà thấy. Nhưng đó tuyệt nhiên là chân lý của mình.

Vâng, lỗi tại tôi.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
inoue
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 68
Tham gia: 13:40, 13/12/09

TL: Sự hòa hợp Huyền học và đạo Phật

Gửi bài gửi bởi inoue »

Inoue đoán huyphong gần đây mới theo học Phật pháp nên ngỡ ngàng trước sự bề thế và sâu sắc của đạo Phật. Inoue ko biết đạo Phật và huyền học có là chân lý hay ko vì ko fải cái gì đúng cũng là chân lý. Vì 1 ta nhìn thấy nó đúng,chưa chắc người khác đã thấy đúng. Tuy nhiên,inoue công nhận Phật giáo và huyền học gặp nhau tại 1 điểm như huyphong nói. Nhưng nói chính xác hơn thì huyền học bị ảnh hưởng hoàn toàn của Phật giáo.
Trung Quốc có hệ thống thần fật vô cùng fong fú từ Ngọc hoàng thượng để cai quản mọi việc trong 3 cõi cho tới Thổ thần bé xí coi quản 1 khoảnh đất. Trong dân gian còn lưu truyền hàng ngàn vạn thần thoại từ thần thoại Phục Hi,Nữ Oa sinh ra con người cho tới các linh thú,quái vật ( Sơn Hải Kinh ) cho thấy nền tư tưởng về giáo lý tôn giáo là vô cùng rộng lớn. Đạo Phật du nhập vào Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 2 SCN tức là cách đây gần 2000 năm. Trong thời điểm đó,Kinh Dịch ko rõ ra đời vào thời điểm nào nhưng chắc chắn fát triển thịnh vượng trong thời kỳ mà Phật giáo gần như bao trùm toàn Trung Quốc rộng lớn. Sau đó các môn như Tử Vi,Tử Bình,Phong Thuỷ...ra đời mang hơi hướm của Kinh Dịch và 1 số triết lý phương ĐÔng khác nhưng Ngũ hành,thuyết Âm Dương,thiên văn..v..v.. Vậy nên Huyền học và Phật pháp có nhiều điểm trùng nhau vì cái gốc thoát thai của huyền học cũng fần nào chính là để lý giải tôn giáo vì họ cho rằng thần phật nắm giữ số fận con người.
Được cảm ơn bởi: tau van
Đầu trang

huyphong
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 213
Tham gia: 20:51, 18/04/09

TL: Sự hòa hợp Huyền học và đạo Phật

Gửi bài gửi bởi huyphong »

Thưa anh inoune, tôi học Phật cũng được vài năm. Nói ngỡ ngàng cũng đúng. Chỉ sợ không giữ được cái ngỡ ngàng đó. Nghe Pháp mà không thấy gì hay, không thấy gì đáng trầm trồ, ấy là hỏng mất rồi.

Còn theo ý kiến cá nhân, cái gì đúng thì là chân lý tương đối, tương đối với lĩnh vực này, mà không phải lĩnh vực khác, với người này mà không phải với người khác. Còn cái chân lý tuyệt đối là không gọi tên được, như Lão tử đã nói. Xin dẫn ra đây một vài câu trong Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm kinh:

"... Vô vô minh, diệc vô vô minh tận. Vô lão tử diệc vô lão tử tận
Vô khổ, tập, diệt, đạo
Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố ... "

(Không có không sáng suốt, mà cũng không có hết không sáng suốt. Không có già chết mà cũng không có hết già chết.
Không có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí, mà cũng không có được, vì không có cầu được ..."
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
nncuong
Sáng lập
Sáng lập
Bài viết: 2571
Tham gia: 12:44, 03/09/08

TL: Sự hòa hợp Huyền học và đạo Phật

Gửi bài gửi bởi nncuong »

Xin lưu ý mọi người là: Nội quy của diễn đàn là miễn bàn về tôn giáo. Mỗi người có một niềm tin hay một đức tin riêng. Ai theo Đức tin nào thì Đức tin đó là chân lý. Vì vấn đề Đức tin không giống nhau và không thể bắt người khác tin theo Đức tin của mình được nên khi bàn về tôn giáo rất dễ gây mâu thuẫn.

Hơn nữa, đây là mục bàn về học thuật, do vậy mọi người không nên bàn sang các vấn đề khác.

Một nhà khoa học có thể theo một tôn giáo nào đó, nhưng khoa học không phải là tôn giáo. Triết học Á Đông cũng vậy, nó không mặc định là Phật Giáo. Những môn mà húng ta đang nghiên cứu thuộc về khoa học Á Đông, không thuộc về vấn đề tôn giáo.
Đầu trang

huyphong
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 213
Tham gia: 20:51, 18/04/09

TL: Sự hòa hợp Huyền học và đạo Phật

Gửi bài gửi bởi huyphong »

Đúng là topic bị bẻ lái sang chủ đề khác. Vậy xin mọi người trở về chủ đề chính vốn có.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
inoue
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 68
Tham gia: 13:40, 13/12/09

TL: Sự hòa hợp Huyền học và đạo Phật

Gửi bài gửi bởi inoue »

Topic này là bàn về sự giao thoa giữa huyền học và Phật giáo fải ko? Tức là giới hạn chỉ từ huyền học và fất giáo hoặc chỉ huyền học thôi. Còn chỉ Phật giáo thì ko được. Tại sao? Nếu 1 anh tín đồ Công giáo vào chỉ trích Phật giáo hoặc ngược lại mới là vấn đề vì có thể nổ ra tranh cãi. Nhưng 1 diễn đàn có cả topic giải hạn ( cúng lễ ) vẫn tồn tại mà chúng ta,những Phật tử với nhau lại ko được bàn về Phật giáo? Trong ban điều hành,những người khá tinh thông huyền học ( ko thì làm sao có mục tư vấn lấy tiền được ) chắc chắn đại đa số là Phật tử ( nếu ko muốn nói là tất cả ).

Nhưng để được tồn tại thì fải theo lời admin thôi,ko chúng ta sẽ bị đá bay ra khỏi sân chơi này.
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Phongnuong
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 330
Tham gia: 13:41, 14/11/09

TL: Sự hòa hợp Huyền học và đạo Phật

Gửi bài gửi bởi Phongnuong »

apollo đã viết:Chủ đề này càng ngày càng hay. Xin phép được hỏi tiếp mấy câu như sau
huyphong đã viết:Vâng thưa anh appolo, nếu không cho Phật Pháp là chân lý thì đi chùa làm gì? Miệng nam mô mà làm gì? Có học Phật mới biết Phật giáo sâu xa, cứu cánh diệt khổ. Người chưa học, có nói cũng khó hiểu. Nhưng Đức Thích Ca sinh ra cách đây 2553 năm, mà tới nay vẫn có hàng tỷ tín đồ. Đó hẳn nhiên không thể là sự cuồng tín. Nên cũng xin khẳng định luôn Phật Pháp là chân lý.


Nếu như cứ đi chùa thì phật giáo là chân lý. Như vậy có thể nói các tín đồ thiên chúa giáo đi nhà thờ thì thiên chúa giáo cũng chân lý hay không? Nhiều khi ta đi chợ, đi chơi thì đó cũng là chân lý của ta hay sao? Bạn có biết Tôn giáo nào có số tín đồ lớn nhất không? Đó chính là Hồi giáo đó. vậy Hồi giáo có phải là chân lý hay không?

Tôi cũng có đọc một ít về triết lý phật giáo, Rất may mắn là anh huyphong lại có cùng niềm yêu thích phật giáo như tôi. Tuy nhiên khi đọc những luận điểm minh chứng của anh huyphong tôi vẫn chưa thấy bất kì lý do nào để làm sáng tỏ nhận định anh đưa ra.
huyphong đã viết:
Còn huyền học có sự vi tế mà càng học, càng ngẫm, càng thấy mình dốt nát. Tôi cũng có những cảm giác vui sướng tới khó tả khi tự mình khám phá ra 1 điều rất nhỏ thôi của huyền học. Chỉ có chân lý mới có sức mạnh đó.


Không chỉ có riêng huyền học, khi chúng ta sống trong biển thông tin như hiện nay thì ta học bất cứ điều gì cũng thấy mình còn dốt. Khi phát hiện ra một điều mới chúng ta cũng có cảm giác vui sướng.
Tại sao chỉ có chân lý mới có sức mạnh đó?






Hình như ở đây, ta đang bàn về "Chân lý" ! Mạn phép bàn tí về cái gọi là Chân lý !



Chân lý là gì ?

-- Chân lý là sự thật. Sự thật mọi người đều phải công nhận !

Vậy, chân lý phải là "đúng hòan tòan". Cái mà chỉ "phần lớn" mọi người "thừa nhận" thì cũng chưa chắc đã là chân lý ! Có cái ngày hôm qua là "chân lý", đến khi xã hội phát triển hơn, con người nhìn nhận thông thóang hơn, "chân lý" xưa nay đã khác rồi. Kiểu như "Trời tròn, đất vuông" vậy !



Huyphong đúng ở chỗ, nếu người sùng tín Phật giáo không coi Đạo phật là "Chân lý" thì họ theo để làm gì. Apollo đúng ở chỗ, sao cứ phải Đạo Phật mới là "chân lý", tôi theo Thiên chúa giáo, đây mới là "chân lý" vậy !



Cho nên, "chân lý" suy cho cùng khó lòng định nghĩa chắc chắn được ! Vì thế, chân lý liệu có nên được hiểu một cách tương đối nhất : Chân lý trong ta !! Hễ ta tin nó, thì nó là "chân lý" !!





-- Chân lý có sức mạnh ?

--> Có !!

Sức mạnh đến từ đâu ? Không phải từ bản thân "chân lý". Sức mạnh đến từ "niềm tin vào chân lý".



Lạm bàn đôi điều !



Kính.
Đầu trang

huyphong
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 213
Tham gia: 20:51, 18/04/09

TL: Sự hòa hợp Huyền học và đạo Phật

Gửi bài gửi bởi huyphong »

Thấy bên tuvilyso họ cãi nhau ỏm tỏi, vừa thâm nho theo kiểu áo thụng vái nhau, vừa đầy ngã mạn, mà bên đó họ không kiểm duyệt gì, ai không trụ được thì bật. Còn kiểm duyệt nhưng vẫn khó tránh chuyện không hay, xử lý không thỏa đáng thì khó cho tất cả. Thông thường nên càng có nhiều cái nhìn đa chiều càng hay. Sự kiểm duyệt thông tin không nên trở thành sự thít chặt. Thiết nghĩ những bài vừa đăng vẫn bám theo chủ đề chính của topic. Trừ phi ban điều hành thấy topic này không phù hợp với diễn đàn.
Được cảm ơn bởi: kenkentrang
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
fishheo
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 92
Tham gia: 23:55, 16/06/09
Đến từ: hà nội

TL: Sự hòa hợp Huyền học và đạo Phật

Gửi bài gửi bởi fishheo »

Hihi..em không biết j vào nge với ủng hộ...nhưng mà hình như đạo phật và phật học khác nhau...với lại theo em được biết trong tất cả các tôn giáo trên thế giới thoát khỏi đạo trở thành học thì chỉ có đạo phật. Có lẽ cả nhà đang bàn về phật học chứ không phải đạo phật :) chậc em muốn hỏi một câu: Gốc cuả huyền học là gì? Liệu có phải là những kiến thức, kinh nghiệm tổng hợp cuả tiền nhân hàng nghìn năm hay không. Hay bản chất nó bắt nguồn từ một nhận thức ở tầng cao hơn về thế giới sau đó được viết ra dưới dạng kiến thức cho hậu thế sau này là người trần mắt thịt dựa vào các quy tắc mà vận dụng. Nếu như vậy huyền phật có thể sẽ gặp nhau ở tầng nhận thức cao hơn này và vì khác nhau trong một niệm mà thành hai trường phái :) chiệp chiệp em ít tuổi hiểu biết non kém sàm luận mong các bác bỏ quá..:D
Đầu trang

huyphong
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 213
Tham gia: 20:51, 18/04/09

TL: Sự hòa hợp Huyền học và đạo Phật

Gửi bài gửi bởi huyphong »

Xin được tiếp nối chủ đề. Do kiến thức còn kém cỏi, những điều viết ra sau đây có thể thiếu sót, sai nhầm, xin mọi người cứ sửa.

VỀ SINH TỬ LUÂN HỒI VÀ LÁ SỐ ĐỜI NGƯỜI

Nhà Phật có câu chuyện thế này: Có một vị đại phú có tới 4 bà vợ, trong đó bà vợ thứ 4 được yêu quý nhất, đi đâu cũng được ông ta cho theo. Người thứ 3 được yêu quý nhì, người thứ 2 thì thỉnh thoảng mới gặp mặt, còn người vợ cả thì tuyệt nhiên k bao giờ ông ta nhìn ngó gì tới.

Khi vị đại phú này sắp chết, ông ta gọi 4 bà vợ tới rồi hỏi: "Giờ tôi sắp chết, có bà nào đi cùng tôi chăng?"

Người vợ cuối vốn được ông vô cùng yêu thương nói: "Ông mà chết thì tôi đi lấy người khác ngay, chứ tôi không ở một mình được".

Người vợ thứ 3 cũng được ông rất yêu nói: "Ông mà chết thì tôi đưa ông ra tới cửa rồi tôi cũng phải theo người khác thôi".

Người vợ thứ 2 tiếp: "Ông mà chết thì tôi đưa ông ra tới mộ huyệt, rồi tôi cũng phải đi nẻo khác".

Chỉ có người vợ cả, không nói gì, mà gật đầu.

Tại sao chỉ có người vợ cả là chịu theo ông ta?

Người vợ cuối là gì? Là tiền của chúng ta đấy. Ta chết rồi thì tiền của chúng ta về tay người khác luôn, có mang theo được đâu (trừ phi họ dùng tiền đó làm phước lành). Ba mẹ chết có khi được cho đắp chiếu để vợ chồng con cái họ chia tài sản cái đã.

Người vợ thứ 3 là gì? Là tài sản của chúng ta đấy. Đưa xác chúng ta ra khỏi cửa nhà rồi thì nhà cửa đó, điền trạch đó, xe cộ, vật phẩm đó đều được chia hết.

Người vợ thứ 2 là gì? Là họ hàng bè bạn của chúng ta đấy. Có tình có nghĩa thì họ nhỏ giọt nước mắt chân tình. Không tình không nghĩa thì họ đi đám mà như cô Tuyết đưa tang cụ cố Hồng.

Người vợ cả là gì mà chịu theo ông ta? Đó là NGHIỆP của chúng ta! Khi sống có mấy khi ta để ý tới cái nghiệp của mình, biết nó mặt mũi ra sao, cao nặng thế nào? Ấy mà khi ta chết chỉ có nó là theo ta xuống mồ. Như bà vợ cả theo ông chồng 1 cách thầm lặng, bất kể ông ta lúc sống đối xử với bà ta thế nào.

Thế nên NGHIỆP LÀ CÁI DUY NHẤT NGƯỜI TA MANG THEO SAU KHI CHẾT!

Chính nghiệp từ quá khứ quyết định cuộc đời chúng sinh ở tương lai.

Khi một người chết, họ sẽ được cho cơ hội để nhận chân được thực tướng của vạn vật, để đạt tới giác ngộ mà giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Trong quá trình chết, họ sẽ được gặp 3 vị Phật Bản Sơ, 5 vị Phật 5 phương, 16 vị Bồ Tát, các hộ pháp, các Dakini, ... Mỗi lần gặp là một cơ hội để giải thoát, nhưng nếu không nhận chân được chân lý giải thoát, họ sẽ phải tiếp tục đầu thai chuyển kiếp.

Vì sao phải đầu thai?

Thứ nhất, ngay từ đầu họ đã chọn đầu thai, thường là đầu thai ngay kiếp này. Có người nói: "Kiếp này thật đẹp. Làm người là sướng nhất. Kiếp sau tôi lại cứ làm người". Hẳn nhiên họ sẽ lại được toại ý, vì đó là lựa chọn của chính họ. Còn đầu thai vào chỗ nào, dưới hình hài, phẩm chất ra sao thì do Nghiệp của họ quyết định.

Thứ 2, họ không nhận thức được cơ hội các vị Bề Trên trao cho, trong khi lại bị ánh sáng dịu nhẹ, huyền ảo của sáu cõi luân hồi hấp dẫn. Họ bỏ sáng theo ám mà lựa chọn đầu thai. Ánh sáng của 6 cõi là ánh sáng do chính Nghiệp của họ tạo nên, là những gì còn phản chiếu nơi tâm của linh hồn mà không phải là ánh sáng Từ Bi và Trí Tuệ giao thoa.

Thứ 3, có những người được sinh ra để làm những sứ mạng đặc biệt. Kiếp người ngắn ngủi k thể cho phép họ hòan thành sứ mạng đó trọn vẹn, nên họ phải tái đầu sinh kiếp sau. Đó là các bậc HÓA THÂN.

Nếu không qua được các thử thách và đồng thời cũng là cơ hịo được trao, họ sẽ bị gió Nghiệp thét gào, bị phán xét bởi Diêm Ma Vương, bị Quỷ Đòi Mạng đuổi theo bắt đầu thai. Thực tế đó chỉ là những ảnh hiện do Nghiệp Lực tạo ra nơi tâm họ. Nếu họ sợ hãi, nếu họ không có lòng từ bi và trí tuệ, Nghiệp lực sẽ lôi tuột họ vào những vòng luân hồi.

Với tình trạng bị gió Nghiệp thét gào đằng sau như sấm rền sét đánh, bị Quỷ Đòi Mạng truy đuổi, họ đâu có thể lựa chọn nhiều xem mình sinh vào nhà nào, sinh vào giờ tháng năm nào. Sự lựa chọn của họ chỉ có thể là luân hồi hay giải thoát. Để đạt tới giải thoát thì thật k dễ dàng chút nào. Với các cõi Phật ngòai cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà thì việc di chuyển tới các miền tịnh độ đó thực hết sức khó khăn. Các cõi đó chỉ dành cho các vị Bồ Tát chứng đắc, các vị tu hành Yoga thâm sâu. Nên đại đa số chúng sinh phải đầu thai. Sự chọn lựa của họ không nhiều.

Và như vậy, việc một người sinh vào giờ nào, tháng nào, năm nào đâu có do ai quyết định ngoài Nghiệp Lực - do chính người đó tạo ra từ rất rất nhiều kiếp trước. Lá số Tử Bình, Tử Vi lấy được chẳng qua là sự góm tắt của cái Nghiệp của vô vàn kiếp trước mà thôi. Vậy chính xác chăng khi nói rằng chẳng những có sự hòa hợp mà thực ra đó là sự hóa hợp giữa Phật đạo và huyền học?

Người ta tìm sự giải thích cho số mệnh từ những vì sao trên trời cao lắm. Nhưng họ đứng trên trái đất, gần gũi vô cùng hơn các vì sao. Vậy sao không cho rằng số mệnh là do phong thủy, đất đai, địa hình mà định hình mạnh mẽ? Sao khi xem lá số người ta cứ nhìn sao này, đoán sao kia, mà không phải đo xem cái đất, cái gió nơi người ta đang đứng nó như thế nào? Tất nhiên các yếu tố về thiên văn, mà đặc biệt là phong thủy có ảnh hưởng tới cuộc đời con người, vì đơn giản thôi, chúng ta sống bám vào Mẹ Trái Đất, mẹ cho chúng ta được sống thì chúng ta mới được sống, Mẹ nổi giận lên thì 1 trận động đất là chết hàng triệu con người. Nhưng gần gũi nhất với chúng ta là NGHIỆP, cái theo sát chúng ta bất kể lúc sống hay chết là Nghiệp, vậy tại sao không phải chính nó xác quyết số mệnh chúng ta?

Đúng, chính Nghiệp xác quyết số mệnh con người.
Được cảm ơn bởi: kenkentrang
Đầu trang

Trả lời bài viết