Trong các sách cổ có viết
“Hợp Sát lưu Quan“ hay
“hợp Quan lưu Sát“. Điều này chứng tỏ cổ nhân đã cho chúng ta biết một tính chất vô cùng quan trọng của Tử Bình, đó là
“Các Can Chi trong tổ hợp không có khả năng tác động với các Can Chi bên ngoài tổ hợp và ngược lại“. Nếu kết hợp với lý thuyết của tôi thì Binh Pháp Tử Bình thứ 3 sẽ là:
Binh Pháp Tử Bình số 3:
“Các Can Chi trong tổ hợp không có khả năng sinh hay khắc với các Can Chi bên ngoài tổ hợp và ngược lại, trừ các Can Chi cùng trụ không cùng bị hợp khi tính điểm vượng trong vùng tâm nhưng nếu các trụ trong Tứ Trụ mà chỉ có tất cả các Can và Chi của các trụ này tạo thành 2 tổ hợp thì các Can Chi cùng trụ của các trụ này vẫn sinh hay khắc được với nhau“.
Sau đây là ví dụ số 89 trong
“Chương 12: Bát Cách“ của cuốn
“Trích Thiên Tủy“:
“89 - Tân mão bính thân quý mão nhâm tuất
Ất mùi/ giáp ngọ/ quý tị/ nhâm thìn/ tân mão/ canh dần
Mệnh này ấn thụ cách, lấy thân kim làm dụng thần, bính hỏa lâm bệnh địa, nhâm thủy thấu xuất là dược, tức bệnh có cứu, ngũ hành cân bằng, thu lệnh thủy thông nguyên. Vận quý tị, kim thủy phùng sanh trợ, khoa giáp liên đăng; nhâm thìn vận gặp bệnh có thuốc cứu, làm đến huyện lệnh; vận tân mão, canh dần phùng kim không thể sanh hỏa mà trở thành ấn sinh nhật chủ, danh lợi song toàn”.
Sơ đồ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của Tứ Trụ này theo phương pháp của tôi:
Theo
“Binh Pháp Tử Bình số 3” thì Bính trụ tháng khắc được Thân cùng trụ, Quý khắc được Mão cùng trụ đã hóa Hỏa và Nhâm khắc được Tuất cùng trụ cũng đã hóa Hỏa.
Theo
“Binh Pháp Tử Bình số 2” thì Bính trụ tháng khắc gần Tân trong hợp. Tân bị khắc gần nên không khắc được Mão cùng trụ. Thân trụ tháng khắc gần Mão trụ năm.
Theo sơ đồ trên thì Thân (Thủy) của Tứ Trụ này là nhược vì nó chỉ có 9đv không lớn hơn Hỏa 1đv. Do vậy hỷ dụng thần của
“Binh Pháp Tử Bình số 1” là Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp còn kỵ thần là Thực Thương, Tài và Quan Sát.
Nếu như can chi trong tổ hợp mà tác động được với các can chi bên ngoài và ngược lại thì Bính trụ tháng ở trong hợp sẽ bị Quý trụ ngày khắc gần và Nhâm trụ giờ khắc cách 1 ngôi nên điểm vượng trong vùng tâm của Bính chỉ còn 4.2/3 .3/4 đv = 2,58đv. Như vậy hành Hỏa trong vùng tâm chỉ có 6,09đv nó nhỏ hơn hành Thủy hơn 1đv. Do vậy Thân sẽ là vượng.
Nếu Thân vượng thì Kim và Thủy phải là kỵ thần thì vào vận Quý Tị có Tị hợp với Thân trụ tháng hóa Thủy thành công. Như vậy đã vào vận kỵ thần Thủy còn thêm cục Thủy kỵ thần (tức can chi đều là kỵ thần) thì làm sao mà
“khoa giáp liên đăng” được.
Điều này đã chứng minh được rằng “Binh Pháp Tử Bình số 3“ là đúng.
Ví dụ 89 này tác giả đã cho biết các vận
Quý Tị, Nhâm Thìn, Tân Mão và Canh Dần đều là các vận đẹp.
Vậy thì ở đây Can hay Chi đại vận là trọng? Ta thấy các vận có các chi là Dần, Mão, Thìn và Tị đều mang hành kỵ thần là Mộc, Hỏa và Thổ lại đẹp là một điều vô lý trong khi can của 4 vận này đều mang hành hỷ dụng thần đều là Kim và Thủy đã phản ánh đúng với thực tế của đương số. Điều này đủ để chứng minh rằng
đại vận Can trọng hơn Chi, đúng như tác giả Trầm Hiếu Chiêm đã viết trong (cuốn sách
"Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú" của Từ Nhạc Ngô) :
“Chương 25 : Luận Hành Vận
Nguyên văn:
Phương pháp luận vận và xem mệnh cũng không khác nhau. Xem mệnh lấy can chi tứ trụ phối với hỷ kị nguyệt lệnh, còn thủ vận thì lại lấy can của vận phối hỷ kị Bát tự. Cho nên ở hành vận, mỗi vận là một chữ, tất lấy chữ này phối với can chi trong mệnh để thống nhất xem toàn cục, là hỷ hay là kỵ, cát hung phân rõ ra”.
Đơn giản chỉ có vậy mà người bình là Từ Nhạc Ngô lại trắng trợn thay đổi ý của tác giả cho rằng phải lấy chi của đại vận làm trọng.
“Từ chú thích:
… Riêng vận lấy phương làm trọng, tức quan trọng Dần Mão Thìn Đông phương, Tị Ngọ Mùi Nam phương, Thân Dậu Tuất Tây phương, hoặc Hợi Tý Sửu Bắc phương…”.
Còn 2 vận đầu tiên là Ất Mùi và Giáp Ngọ can chi đều là kỵ thần nên là xấu, không cần phải bàn luận.
Qua ví dụ này đã cho chúng ta biết rằng muốn sử dụng “Binh Pháp Tử Bình số 1” thì chúng ta thường phải sử dụng đến “Binh Pháp Tử Bình” số 2 và 3.
Trong 3 Binh Pháp đầu tiên này thì “Binh Pháp Tử Bình số 2” chắc chắn là của riêng tôi (do tôi tìm ra). Bởi vì đến nay theo tôi biết chưa có một ai hay một cuốn sách nào đề cập đến nội dung như vậy.
(Giải thích thêm về nội dung
“Binh Pháp Tử Bình số 3” như sau: Nếu với sơ đồ trên mà giả sử chỉ có Thân trụ tháng hợp với Tị trụ năm nhưng không hóa Thủy chẳng hạn thì Bính vẫn khắc được Thân nhưng nếu Thân trụ tháng hợp với Tị trụ năm và Tị trụ ngày chẳng hạn thì Bính không khắc được Thân bởi vì can trụ ngày không tham gia vào tổ hợp của Bính với Tân.)