VULONG đã tìm ra Vật Chất Tối và Năng Lượng Tối

Trao đổi kiến thức về tứ trụ (tử bình, bát tự)
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục trao đổi kiến thức về tứ trụ (bát tự, tử bình) dành cho thành viên chính thức. Các bài viết trao đổi cần có nội dung kiến thức hoặc cung cấp thông tin nghiệm lý. Muốn nhờ xem, luận giải lá số vui lòng đăng tại mục Xem tứ trụ.
Các bài viết và thành viên vi phạm sẽ bị xử lý.
VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 990
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: VULONG đã tìm ra Vật Chất Tối và Năng Lượng Tối

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Mục đích chủ đề này tôi đưa ra là cố gắng viết đơn giản, ngắn gọn để mọi người có thể hiểu được nhưng mức tối thiểu phải tốt nghiệp phổ thông trung học tức phải biết đến Định Luật vạn vật Hấp Dẫn của Newton.

Tôi xin viết lại bài viết trên của tôi vì đăng nhầm 2 đường link thành 1 và bài viết hình như không phải viết cho người bình thường đọc mà có vẻ cung cấp tài liệu cho những người muốn nghiên cứu chủ đề này thì phải?

Thành thật xin lỗi mọi người.

Tôi viết lại:

Phản biện Vật Chất Tối

Tốc độ vũ trụ cấp 1 , 2 và 3 (cứ gõ lên Google sẽ có ngay)

Vận tốc vũ trụ cấp 1 hay tốc độ vũ trụ cấp 1 là tốc độ một vật cần có để nó chuyển động theo quỹ đạo tròn gần bề mặt của một hành tinh hay thiên thể chủ. Nó cũng là tốc độ tối thiểu của một vệ tinh phải có để không bị rơi xuống bề mặt thiên thể chủ. Nguyên nhân giúp vệ tinh đó tiếp tục chuyển động trên quỹ đạo mà không rơi vào bề mặt hành tinh chính là sự cân bằng giữa lực hấp dẫn và lực quán tính li tâm do vật chuyển động tròn có được. Một cách nói khác, khi xét hệ qui chiếu gắn với thiên thể chủ, lực hấp dẫn đóng vai trò là lực hướng tâm giúp vật chuyển động tròn“.

Tốc độ vũ trụ cấp 1 là vận tốc tối thiểu để trở thành vật thể bay xung quanh trái đất (sách viết sai là Mặt Trời) theo hình tròn:
V1 = 7,9 km/s

Tốc độ vũ trụ cấp 2 nếu đủ lớn để trở thành vật thể bay xung quanh trái đất theo hình elip:

V2 = 11,2 km/s (chính xác phải lớn hơn V1 nhưng nhỏ hơn V3)

Tốc độ vũ trụ cấp 3 nếu đủ lớn để thoát ra khỏi lực hấp dẫn của trái đất khoảng:

V3 =16,6 km/s.
……………………………………………………………………

Gõ lên Google “Chu kỳ quỹ đạo“

Trong bài viết này ta chỉ cần công thức ở đoạn trích sau:

“Trong trường hợp đặc biệt với quỹ đạo tròn lý tưởng, vận tốc quỹ đạo là không đổi và bằng Vo (theo m/s)

Hình ảnh

trong đó:
(Vo chính là “Tốc độ vũ trụ cấp 1“ ở trên)
• r là bán kính của quỹ đạo tròn theo mét,
• G là hằng số hấp dẫn,
• M là khối lượng của vật thể trung tâm.“

• Vo = V1 = 7,9 km/s
Qua công thức này (theo định luật vạn vận hấp dẫn của Newton) thì ta thấy 2 thông tin G và M là các đại lượng cố định nên vận tốc Vo tỉ lệ nghịch với r là bán kính quỹ đạo tròn này.

Từ đây ta suy ra vật thể càng gần Mặt Trời thì tốc độ của nó càng cao còn khi nó càng xa Mặt Trời thì tốc độ của nó càng nhỏ.

Vì sao trong hệ Mặt Trời của chúng ta tất cả các hành tinh quay trên các quỹ đạo của chúng đều tuân theo Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn của Newton?

Bởi vì khối lượng của Mặt Trời chiếm tới 99,8% khối lượng của cả hệ Mặt Trời. Cho nên lực hấp dẫn của 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời của chúng ta với nhau không đáng kể để làm cho vận tốc của chúng thay đổi nên có thể bỏ qua.

Nhưng với Ngân Hà (Thiên hà của chúng ta) thì lại khác. Bởi vì khối lượng Lỗ Đen ở trung tâm giải Ngân Hà chỉ lớn hơn Mặt Trời của chúng ta 4 triệu lần trong khi Ngân Hà có từ 100 tới 200 tỷ ngôi sao (như Mặt Trời như của chúng ta). Không biết các nhà Vật Lý tính toán kiểu gì (mặc dù có sự giúp đỡ của các mấy tính hiện đại) mà đưa ra kết luận Ngân Hà phải có thêm khối lượng mới có thể duy trì tốc độ của các ngôi sao từ gần hay xa Lỗ Đen đều chuyển động trên các quỹ đạo của chúng với cùng một tốc độ như vậy. Cái khối lượng thiếu này các nhà Vật Lý gọi là Vật Chất Tối và họ cho rằng Ngân Hà của chúng ta được nhúng vào đám mây Vật Chất Tối này. Không biết đám mây Vật Chất Tối này theo họ có xuất hiện ở ngoài Ngân Hà hay không?

Trong chủ đề “Những giả thuyết về vật chất tối“ (cứ gõ lên Google sẽ có ngay) có đoạn vết:

“Cách đây gần 14 tỷ năm, sau vụ nổ Big Bang, vũ trụ bắt đầu giãn nở nhanh và các cụm thiên hà được hình thành. Lúc đó vật chất tối như một cái neo vô hình, giữ cho vũ trụ không bị giãn nở quá nhanh và các thiên hà không bị tứ tán. Có thể tưởng tượng vật chất tối giống như gió, con người không nhìn thấy nhưng biết nó có tồn tại. Ước tính vật chất tối chiếm khoảng 25% vũ trụ. Và chỉ khoảng 30% của vũ trụ là vật chất, phần còn lại là năng lượng.

Những bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của vật chất tối bắt đầu xuất hiện vào những năm 1980. Vào năm 1981, nhóm nghiên cứu của Đại học Havard phát hiện ra rằng các thiên hà không được sắp xếp theo một hình mẫu thống nhất. Thay vào đó, chúng tụ tập thành từng cụm lớn, mỗi cụm có hàng trăm tới hàng nghìn thiên hà, tạo thành các "mạng lưới vũ trụ". Các mạng lưới này được gắn với nhau nhờ vật chất tối. Nói cách khác, vật chất tối là một "khung xương" để treo các vật chất thông thường, theo tiến sĩ Carolin Crawford, Đại học Cambridge“.


Điều này chứng tỏ các nhà Vật Lý cho biết Vật Chất Tối trải rộng khắp Vũ Trụ.

Vậy thì 1 hành tinh (như Trái Đất) hay 1 ngôi sao (như Mặt Trời) được nhúng vào đám mây Vật Chất Tối này sẽ bị dịch chuyển theo hướng nào?

Rõ ràng chúng vẫn đứng im không nhúc nhích bởi vì các lực hút (hấp dẫn) của Vật Chất Tối tới chúng theo các hướng là như nhau. Dĩ nhiên xét từng thiên hà cũng vậy. Tóm lại nếu Vật Chất Tối trải đồng đều ra khắp vũ trụ thì tổng các lực hấp dẫn của chúng lên từng vật sẽ bằng không như thế thì vật đó làm sao dịch cuyển được cơ chứ?

Điều này đã chứng minh rằng Ngân Hà của chúng ta được nhúng vào đám mây Vật Chất Tối là sai.

Kết luận không có Vật Chất Tối.

Nếu không có Vật Chất Tối thì giải thích sao cho các ngôi sao trong cả Ngân Hà (có từ 100 tới 200 tỷ ngôi sao) đều chuyển động trên các quỹ đạo của chúng với cùng một tốc độ như vậy?

Tôi chỉ nhìn và ước lượng qua số ngôi sao trong Ngân Hà là có thể thấy đủ để cho các ngôi sao đều chuyền động với cùng một tốc độ trong Ngân Hà theo đúng Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn của Newton. Vậy mà các nhà Vật Lý không tính nổi đành phải đưa ra Vật Chất Tối mới buồn cười chứ.
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 990
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: VULONG đã tìm ra Vật Chất Tối và Năng Lượng Tối

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Kết luận

Theo Thuyết Âm Dương Ngũ Hành (Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa) vẫn thừa nhận có Vụ Nổ Lớn Big Bang nhưng không thừa nhận có điểm Kỳ Dị (ở đó không gian và thời gian không tồn tại) và không có Năng Lượng Tối và Vật Chất Tối. Điều này chứng tỏ Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa đã giải thích được bản chất thực của Vũ Trụ trong khi các nhà Vật Lý mất hơn 1 thế kỷ đến giờ vẫn không sao tìm thấy Năng Lượng Tối và Vật Chất Tối mà họ đưa ra, còn điểm Kỳ Dị thì họ giải thích một cách gượng gạo, không có tính thuyết phục (như đã mô tả thằng bé đá quả bóng vào tường, quả bóng bật ra bay trong không gian. Thằng bé biết quả bóng, cái sân và nhà của nó có trước khi nó đá quả bóng chứ không phải như các nhà Vật Lý cho rằng khi quả bóng bật ra mới có cái không gian (Big Bang) là cái sân, nhà và cả thằng bé mới được xuất hiện như vậy. Tức các nhà Vật Lý cho rằng trước khi quả bóng bật ra là điểm Kỳ Dị ở đó Không Gian và Thời Gian không tồn tại - chưa có thằng bé, quả bóng, nhà và sân...).

Rõ ràng Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa dễ dàng giải thích được sự tiến hóa của Vũ Trụ một cách thuyết phục, có logic như Lỗ Đen và Lỗ Trắng chuyển hóa cho nhau cũng như Năng lượng và Khối lượng cũng chuyển hóa cho nhau qua phương trình E = m.v² (trong đó E là năng lượng, m là khối lượng còn v là tốc độ ánh sáng).

Với Tốc Độ của Ánh Sáng có phải phụ thuộc vào kích thước của trái đất hay không thì đến giờ chỉ còn thực nghiệm kiểm tra (vì chắc không ai có thể phản biện được suy luận của Thằng Bờm là sai?). Phải đợi NASA hay tỷ phú Elon Musk đưa máy móc lên sao Hỏa đo tốc độ ánh sáng trên đó mà thôi... đành phải chờ vậy.

Còn một điều nữa là Thuyết Âm Dương Ngũ Hành (Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa) có giải thích được các ngôi sao trong Ngân Hà (Thiên Hà của chúng ta) đều chuyển động trên các quỹ đạo của chúng với cùng một tốc độ hay không?

Để đơn giản ta xét nguyên tử Hydro vì hạt nhân của nó chỉ có 1 hạt Proton.

Gõ lên Google “Khối lượng hạt đến từ đâu? / Thư Viện Thiên Văn“

Ta chỉ cần quan tâm tới hình sau:
Hình ảnh

Qua sơ đồ trên ta thấy Proton được cấu tạo bởi 3 hạt quark, trong đó có 2 hạt quark lên và 1 quark xuống xuống cùng các hạt Gluons không có khối lượng nhưng có nhiệm vụ liên kết 3 hạt quark này với nhau. Năng Lượng và sự tương tác của các hạt chiếm tới 91% khối lượng của nguyên tử Hydro, riêng các hạt Gluons không có khối lượng nhưng bằng cách nào đó nó đóng góp tới gần 60% khối lượng tổng thể của Proton (nguyên tử Hydro chỉ có 1 Proton và 1 electron quay xung quanh, trong đó Proton chiếm tới 99,9% khối lượng của nguyên tử - còn hệ Mặt Trời chỉ có 1 Mặt Trời và 8 hành tinh quay xung quanh, trong đó Mặt Trời chiếm 99,8% khối lượng của hệ Mặt Trời).

Vậy thì Ngân Hà của chúng ta thực chất có khối lượng là bao nhiêu?

Ta xét lần lượt:


1 - Khối lượng các ngôi sao nhìn thấy - từ khoảng 100 đến 200 tỷ ngôi sao (trung bình ta cho khối lượng mỗi ngôi sao tương đương với khối lượng Mặt Trời của chúng ta).
2 - Khối lượng các ngôi sao đã cháy hết biến thành Sao Lùn Trắng, Sao Neutron hay Lỗ Đen... (chắc chắn khối lượng này các nhà Vật Lý không thể đo được chính xác vì đến giờ số lượng tìm ra được chúng quá ít).
3 – Khối lượng các đám mây Năng Lượng tạo ra các ngôi sao trong Ngân Hà (khối lượng này các nhà Vật Lý cũng không thể đo được chính xác).

Nếu như vậy thì khối lượng Ngân Hà mà các nhà Vật Lý đã đo được làm sao đúng cơ chứ? Do vậy họ phải đưa ra một khái niệm là Vật Chất Tối để bù đắp vào số khối lượng thiếu này mới có thể duy trì các ngôi sao quay trên các quỹ đạo của chúng với cùng một tốc độ như vậy.

Ta suy luận khi Lỗ Trắng phát nổ (tức Vụ Nổ Big Bang) nó bắn ra các phía toàn là các Lỗ đen nhỏ cùng các đám mây Năng Lượng (khi chưa có ngôi sao nào xuất hiện). Trên đường di chuyển chúng dần tạo nên các thiên hà chỉ có các lỗ đen và các đám mây Năng Lược xoay quanh một Lỗ đen lớn nhất ở trung tâm. Sau đó mới tới hình thành các ngôi sao (cho đến tận bây giờ vẫn còn tiếp tục như vậy). Trên đường di chuyển chúng sáp nhập bất kể thứ gì kể cả các thiên hà (có trước Vụ Nổ Big Bang này).

Rõ ràng khối lượng của Ngân Hà vô cùng lớn trong khi khối lượng Lỗ Đen của giải Ngân Hà chỉ hơn 4 triệu lần khối lượng của Mặt Trời (vì riêng các ngôi sao nhìn thấy đã lớn hơn Mặt Trời hàng mấy trăm tỷ lần). Ta thử suy luận xem có phải khối lượng của Ngân Hà chủ yếu được phân bố trong toàn bộ Ngân Hà (càng đậm đặc khi vào gần tâm) đã gây lên tốc độ của các ngôi sao trong Ngân Hà đều quay trên các quỹ đạo của chúng với cùng một tốc độ hay không?

(còn tiếp)
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 990
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: VULONG đã tìm ra Vật Chất Tối và Năng Lượng Tối

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Tốc độ ánh sáng (tiếp)

Gõ lên Google “Bán kính trái đất“ có đoạn viết:

“Bán kính Trái Đất (ký hiệu là R🜨 hoặc RE) là đơn vị đo chiều dài của Trái Đất. Do bề mặt Trái Đất có chỗ lồi lõm, cao thấp, hay nói cách khác Trái Đất không phải là hình cầu hoàn hảo, vì vậy bán kính Trái Đất không có giá trị chuẩn. Khoảng cách từ các điểm trên bề mặt Trái Đất đến điểm trung tâm lõi Trái Đất từ 6.353 km đến 6.384 km (≈3.947–3.968 mi).[2] Có nhiều cách khác nhau để mô hình hóa Trái Đất như một hình cầu, khi đó bán kính trung bình của Trái Đất là 6.371 km (≈3.959 mi). Trong khi từ "bán kính" chỉ dùng để chỉ những vật thể cầu/tròn hoàn chỉnh. Theo NASA, bán kính ở xích đạo là 6.378 km.[3]“

Qua đoạn này cho ta biết:

Vì trái đất quay lên phần xích đạo phình ra, tức bán kính của trái đất ở đây dài hơn so với bán kính tới 2 cực của trái đất, cộng thêm mặt trái đất không bằng phẳng, có chỗ cao có chỗ thấp nên các nhà Vật Lý đã tính được bán kính trái đất có rmax = 6384km và rmin = 6353km. Do vậy ta có thể coi bán kính trung bình của đường kinh tuyến trái đất là:

rk = (6384 + 6353).1/2 km = 6368,5km.
Chu vi đường tròn kinh tuyến có bán kính r là:
C= 2r π 6.384km
(lấy π = 3,14159);

Chu vi đường tròn kinh tuyến C = 2rk. π. km (trong đó rk là bán kính đường tròn trung bình của kinh tuyến trái đất).

Ck = 1/4 C = (1/4).2.rk.π. km = rk.π.km/2 = 6367,5.3,14159/2 km = 10002,037 km (tức 1/4 đường kinh tuyến C tính từ đường xích đạo tới bắc cực qua Paris).

Theo các nhà Vật Lý cho biết nếu toàn bộ băng của nam cực tan chẩy thì mực nước biển sẽ dâng cao 58m. Ta giả sử thêm nếu san hết đất và băng (như đảo Greenland, bắc cực...) trên các lục địa xuống biển tới mức toàn bộ trái đất bao phủ là đại dương thì mức nước biển được dâng lên thêm max 142m là cùng xem sao (tức mức nước biển dâng lên tổng cộng là 200m)?

Vậy thì 1/4 đường tròn kinh tuyến có bán kính khi nước dâng lên này là rxy được tính như sau:

Cxy = rxy.π.km/2 = (6367,5 + 0,200).3,14159/2 km = 10002,351km

Từ đây ta tính được 1/4 đường kinh tuyến từ xích đạo tới bắc cực qua Paris có độ dài thêm là:
10002,351km - 10002,037 km = 0,314 km

Trong khi tốc độ ánh sáng muốn đạt tới 300.000km/s thì đường kinh tuyến từ xích đạo tới bắc cực qua Paris phải dài thêm 300.000km – 299.792,458km (tốc độ ánh sáng) = 207,542 km.

Từ đây kết luận Thằng Bờm đã suy nghĩ sai vì tốc độ ánh sáng tới 300.000km/s trên trái đất là không thể.

Nhưng chưa chắc Thằng Bờm đã sai toàn tập vì biết đâu nếu đo tốc độ ánh sáng trên sao Hỏa hay sao Thổ hoặc sao Mộc không phải là 299.792,458km/s thì sao?

Bởi vì có thể tốc độ ánh sáng không chỉ phụ thuộc vào kích thước mà biết đâu nó còn phụ thuộc vào thông tin hành tinh đó là đất đá hay ở thể khí như sao Thổ, sao Mộc cùng khối lượng của chúng nặng nhẹ nữa thì sao?

Nói chung chỉ vì có con số 299 là 3 số đầu tiên của tốc độ ánh sáng mà Thằng Bờm mới có suy nghĩ như vậy, biết đâu sau này nó hữu ích cũng nên?

Trước khi kết luận chính thức hãy chờ NASA hay tỷ phú Elon Musk mang máy móc lên sao Hỏa để đo tốc độ ánh sáng là biết ngay thôi. Nếu tốc độ ánh sáng thay đổi thì dĩ nhiên cho ta biết ánh sáng phải có khối lượng chứ không phải là không có, cho dù khối lượng của nó nhỏ vô cùng?

Nếu ánh sáng có khối lượng thì khi bay qua Mặt Trời nó sẽ bị lực hấp dẫn của Mặt Trời làm lệnh hướng bay của nó chứ không phải do khối lượng của Mặt Trời làm cong Không Thời Gian theo thuyết Tương Đối Rộng mà Albert Einstein đã đưa ra.

.........................................................................
Đoạn trên:
"Nói chung chỉ vì có con số 299 là 3 số đầu tiên của tốc độ ánh sáng mà Thằng Bờm mới có suy nghĩ như vậy, biết đâu sau này nó hữu ích cũng nên?

Trước khi kết luận chính thức hãy chờ NASA hay tỷ phú Elon Musk mang máy móc lên sao Hỏa để đo tốc độ ánh sáng là biết ngay thôi. Nếu tốc độ ánh sáng thay đổi thì dĩ nhiên cho ta biết ánh sáng phải có khối lượng chứ không phải là không có, cho dù khối lượng của nó nhỏ vô cùng?

Nếu ánh sáng có khối lượng thì khi bay qua Mặt Trời nó sẽ bị lực hấp dẫn của Mặt Trời làm lệnh hướng bay của nó chứ không phải do khối lượng của Mặt Trời làm cong Không Thời Gian theo thuyết Tương Đối Rộng mà Albert Einstein đã đưa ra".

Bỏ được thay bằng đoạn sau:

Qua đây tôi đưa ra suy luận vì ánh sáng và Gluon đều không có khối lượng nhưng lại có năng lượng. Khi Gluon liên kết với 3 hạt Quark trong Proton tạo ra khối lượng liên kết nên ánh sáng khi bay qua mặt trời nó cũng phải liên kết với mặt trời tạo ra một khối lượng liên kết nào đó. Đó là một khối lượng liên kết vô cùng nhỏ nhưng cũng đủ bị mặt trời hấp dẫn làm lệnh hướng bay của nó chứ không phải do khối lượng của Mặt Trời làm cong Không Thời Gian theo thuyết Tương Đối Rộng mà Albert Einstein đã đưa ra chăng?

Không biết suy luận này đúng hay sai?

Nếu đúng thì Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có phải là Thuyết Thống Nhất được 4 lực cơ bản của Vũ Trụ hay không?
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 990
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: VULONG đã tìm ra Vật Chất Tối và Năng Lượng Tối

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Vì sao các vật thể (có khối lượng – như ngôi sao, sao lùn trắng, sao neutron, đám mây năng lượng, lỗ đen nhỏ…) trong Ngân Hà đều chuyển động trên các quỹ đạo của chúng quanh tâm Ngân Hà (Lỗ Đen Lớn) với cùng 1 tốc độ?

Gõ lên Google “Tốc độ vũ trụ cấp 1“

"Tốc độ vũ trụ cấp 1
Vận tốc vũ trụ cấp 1 hay tốc độ vũ trụ cấp 1 là tốc độ một vật cần có để nó chuyển động theo quỹ đạo tròn gần bề mặt của một hành tinh hay thiên thể chủ. Nó cũng là tốc độ tối thiểu của một vệ tinh phải có để không bị rơi xuống bề mặt thiên thể chủ. Nguyên nhân giúp vệ tinh đó tiếp tục chuyển động trên quỹ đạo mà không rơi vào bề mặt hành tinh chính là sự cân bằng giữa lực hấp dẫn (F =m.g) và lực quán tính li tâm (F1 = m.v²/r) do vật chuyển động tròn có được. Một cách nói khác, khi xét hệ qui chiếu gắn với thiên thể chủ, lực hấp dẫn đóng vai trò là lực hướng tâm giúp vật chuyển động tròn.


Từ điều kiện lực hấp dẫn (F = m.g) bằng lực quán tính ly tâm (F1 = m.v²/r) ta suy ra:
F = m.g = F1 = m.v²/r
m.g = m.v²/r
g = v²/r
v² = g.r (1)

Ở đây:

v
là tốc độ bay trên quỹ đạo của vật thể
m là khối lượng vật thể
g là gia tốc trọng trường gây ra bởi thiên thể chủ gần bề mặt
r là bán kính thiên thể chủ

Với Trái Đất thì tốc độ vũ trụ cấp 1 xấp xỉ bằng 7,9 km/s:
v² = g.r = 9, 80 m/s ⋅ 6378 km
v = 7,9 km/s

Chú ý gia tốc trọng trường g có thể được tính theo công thức định luật vạn vật hấp dẫn của Newton:
g = GM/r² ~ 9.806m/s²

Trong đó:

G là hằng số hấp dẫn (không đổi trong vũ trụ).
M là khối lượng của thiên thể chủ (ở đây là trái đất).
r là bán kính của thiên thể chủ (ở đây là trái đất).

Thay vào công thức (1) ở trên ta có :
v² = gr = GM/r
suy ra:
Hình ảnh
V1 chính là tốc độ vũ trụ cấp 1.
Những vật thể chuyển động với tốc độ lớn hơn tốc độ vũ trụ cấp 1 nhưng nhỏ hơn tốc độ vũ trụ cấp 2 cũng vẫn sẽ chuyển động quanh trái đất nhưng với quỹ đạo hình elip.

(Tốc độ vũ trụ cấp 2 là V2 = 11,2km/s ).
Vì từ V1 đến <V2 không chênh lệnh nhau nhiều nên để đơn giản ta coi 2 tốc độ này bằng nhau và bằng V1
(vì chúng cùng chung một điểm điều là vận tốc của các vật thể di chuyển trên các quỹ đạo của chúng xung quanh trái đất).

(Đoạn trích này là kiến thức tối quan trọng.)
………………………………………………………………………….

Tốc độ vũ trụ cấp 1
V1= 7,9 km/s đủ để trở thành vật thể bay xung quanh trái đất theo đường tròn .
Tốc độ vũ trụ cấp 2
V2 = 11,2 km/s đủ để trở thành vật thể thoát khỏi sức hút của trái đất, có thể trở thành vật thể bay xung quanh Mặt Trời.
Tốc độ vũ trụ cấp 3
V3 =16,6 km/s đủ để thoát ra khỏi lực hấp dẫn của Mặt Trời
Tốc độ vũ trụ cấp 4
V4 = 525 km/s đủ để thoát ra khỏi lực hấp dẫn của dải Ngân Hà

(Xin lỗi bạn đọc về phần trước viết về “Tốc độ vũ trụ cấp 1, 2, 3“ sách viết đúng nhưng tôi đã sửa thành sai.)

(Còn tiếp)
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 990
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: VULONG đã tìm ra Vật Chất Tối và Năng Lượng Tối

Gửi bài gửi bởi VULONG »

(Tiếp theo)

Ta suy luận qua sơ đồ Ngân Hà (Thiên Hà của chúng ta)

Ở đây ta chứng minh mọi vật thể (có khối lượng – như ngôi sao, sao lùn trắng, sao neutron, đám mây năng lượng, lỗ đen…) trong Ngân Hà đều chuyển động trên các quỹ đạo của chúng quanh tâm Ngân Hà cùng một tốc độ có cần phải thêm Vật Chất Tối hay không?

1 - Ta xét tốc độ vũ trụ cấp 1 của vật thể nằm ở điểm A, là điểm xa nhất so với tâm của Ngân Hà mà còn quay trên quỹ đạo của nó xung quanh tâm của Ngân Hà
Hình ảnh
Để đơn giản ta coi Ngân Hà (trên sơ đồ có mầu vàng) là trái đất thì điểm A là điểm gần Ngân Hà (trái đất) nên có bán kính là r (độ dài từ điểm A tới tâm của Ngân Hà), nên công thức tính tốc độ vũ trụ cấp 1 của vật thể này được mô tả trên sơ đồ là Vgmr.

Trong đó:
M là khối lượng của Ngân Hà.
G là hằng số hấp dẫn vũ trụ (không thay đổi trong vũ trụ – các nhà Vật Lý đã xác định được như vậy).
r là bán kính của Ngân Hà.

2 - Ta xét tốc độ vũ trụ cấp 1 của vật thể nằm ở tại điểm C là điểm gần tâm Ngân Hà nhất mà còn quay trên quỹ đạo của nó xung quanh tâm của Ngân Hà.
Hình ảnh
Trong đó vị trí C là vị trí của vật chất gần tâm của Ngân Hà (Lỗ Đen) nhất có bán kính là ro. Bởi vì ro quá nhỏ so với r (là bán kính của vật thể tại điểm A tới tâm Ngân Hà) cho nên ta có thể coi điểm C thuộc Lỗ Đen.

Nếu như vậy thì các lực hấp dẫn của toàn Ngân Hà (trừ Lỗ Đen) với Lỗ Đen cùng vật thể tại điểm C là bằng 0.

Đơn giản cho dễ hiểu ta cho bán kính Ro = 0 tức điểm C chính là tâm điểm của Ngân Hà, ở đó dĩ nhiên các lực hấp dẫn của toàn bộ Ngân Hà lên nó bằng không nên vật thể ở đó phải đứng yên không thể di chuyển.

Nếu như vậy thì sơ đồ trên mầu vàng đặc trưng cho khối lượng trong Ngân Hà không còn nữa nên ta coi Lỗ Đen là trái đất để xét vận tốc Vgomoro tại điểm C gần mặt ngoài của Lỗ Đen (như gần mặt của trái đất).

Từ đây suy ra vận tốc vật thể tại điểm C này quay quanh Lỗ Đen có tốc độ vũ trụ cấp 1 theo đúng Định Luật Vạn Vận Hấp Dẫn của Newton (khi lấy khối lượng của Lỗ Đen của Ngân Hà thay trái đất)Vgomoro theo đúng công thức được biểu diễn trên sơ đồ.

Trong đó:

Mo = 4,3 triệu lần khối lượng của Mặt Trời (đó là khối lượng của Lỗ Đen của Ngân Hà mà các nhà Vật Lý đã tính được từ trước).
Go là hằng số hấp dẫn của Vũ Trụ (có giá trị không thay đổi trong vũ trụ).
ro các nhà Vật Lý có thể xác định được (từ điểm C đến tâm của Lỗ Đen – Ngân Hà).

Do vậy tốc độ vũ trụ cấp 1 là Vgomoro tại điểm C được tính theo công thức trên sơ đồ xác định được vì cả 3 thông tin Go, Mo và ro đều đã biết.

Từ đây suy ra:

Vgmr = Vgomoro (vì các nhà Vật Lý đã xác định được như vậy)
GM/r =GoMo/ro
M = GoMo.r/Gro

M = Mo.r/ro

Từ đây khối lượng của Ngân Hà là M đã được xác định qua các thông tin Mo, r, và ro đã biết (trong đó Go = G). Vậy thì chắc các nhà Vật Lý không tìm được đủ khối lượng M nên mới phải đưa ra Vật Chất Tối để bù vào phần khối lượng thiếu này chăng?

Phần khối lượng thiếu này có phải là các lỗ đen nhỏ, các sao lùn trắng, sao neutron hay các đám mây năng lượng... trong Ngân Hà mà các nhà Vật Lý chưa tìm thấy hay không?

(Còn tiếp)
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 990
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: VULONG đã tìm ra Vật Chất Tối và Năng Lượng Tối

Gửi bài gửi bởi VULONG »

(Tiếp theo)

Nếu như các hạt Gluons không có khối lượng nhưng có năng lượng mà liên kết với 3 hạt Quark trong Proton của nguyên tử Hydro tạo ra tới 90% khối lượng của Proton thì làm sao ta dám khẳng định nó không liên kết với các vật thể có khối lượng trong Ngân Hà tạo ra khối lượng liên kết của Ngân Hà?

Cho nên trong khối lượng Ngân Hà là M mà ta đã tính ra ở trên chắc phải có phần đóng góp của khối lượng liên kết này?

Suy rộng ra biết đâu các khối lượng liên kết này mới là nguyên nhân chính giúp các Thiên Hà, các cụm Thiên Hà hay các Siêu cụm Thiên Hà liên kết được với nhau cũng nên?


Nếu đúng như vậy thì đây mới thực chất là Vật Chất Tối mà các nhà Vật Lý muốn tìm gần thế kỷ qua chăng?


(Còn tiếp)
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 990
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: VULONG đã tìm ra Vật Chất Tối và Năng Lượng Tối

Gửi bài gửi bởi VULONG »

(Tiếp theo)

Gõ lên Google “Tổng hợp Vật Lý Thiên Văn | Tri Thức Nhân Loại“
Từ đầu đến 41´ hết phần Vật Chất Tối sau đến Năng Lượng Tối.

Khoảng từ 27´ tới 30´ nói về Vật Chất Tối.

Đoạn này đủ để chúng ta biết sai lầm của các nhà Vật Lý là lấy các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta càng xa mặt trời thì càng quay chậm trên các quỹ đạo của chúng quanh mặt trời gán vào các ngôi sao hay đám mây trong Ngân Hà quay trên các quỹ đạo của chúng quanh Ngân Hà cũng phải giảm dần tương tự khi xa tâm Ngân Hà mới đúng là sai hoàn toàn nên mới phải đưa ra Vật Chất Tối là như vậy. Đúng như tôi dự đoán từ trước vì các nhà Vật Lý không tính đến trong hệ mặt trời thì khối lượng của mặt trời chiếm tới 98% khối lượng của toàn bộ hệ mặt trời còn trong Ngân Hà thì khối lượng Lỗ Đen ở trung tâm Ngân Hà chỉ có 4,3 triệu lần mặt trời mà thôi trong khi Ngân Hà chỉ cần tính các ngôi sao đã có tới từ 100 tới 200 tỷ ngôi sao như mặt trời (đấy là chưa tính đến các lỗ đen nhỏ, sao lùn trắng , sao newtron,…mà các nhà Vật Lý chưa phát hiện được) trải ra khắp Ngân Hà (mặc dù càng vào gần tâm mật độ khối lượng càng đậm đặc).

(Còn tiếp)
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 990
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: VULONG đã tìm ra Vật Chất Tối và Năng Lượng Tối

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Ta xét tốc độ vũ trụ cấp 1 của vật thể nằm ở tại điểm B bất kỳ trong Ngân Hà và quay trên quỹ đạo của nó quanh tâm của Ngân Hà liệu có cần đến Vật Chất Tối hay không?

Muốn chứng minh được điều này ta phải sử dụng điều mà các nhà Vật Lý đã xác định được qua thực tế là “Tất cả các vật thể trong Ngân Hà đều chuyển động trên các quỹ đạo của chúng quanh tâm của Ngân Hà với cùng một tốc độ.

Sơ đồ Ngân Hà (Thiên Hà của chúng ta)

Hình ảnh

Ta kẻ đường thẳng IS qua B và đường thẳng LT qua C (tâm của Ngân Hà) đều vuông góc với đường thẳng ABC. Ta thấy hình tròn có mầu vàng chính là phần Ngân Hà có bán kính r1 là CB, 2 phần còn lại là phần mầu xanh đậm nằm bên trái đường IS và phần mầu xanh nhạt nằm bên phải đường IS. Khối lượng toàn Ngân Hà nằm trong 3 phần mầu này.

Ta gọi tốc độ vũ trụ cấp 1 của vật chất tại điểm B là Vg1m1r1 thì Vg1m1r1 = VgmrM1 chính là khối lượng của phần mầu vàng có bán kính r1 = CB (được coi như là trái đất, vật chất ở điểm B coi như gần mặt trái đất). Do vậy ta suy ra 2 lực hấp dẫn ngược nhau của 2 phần mầu xanh này tác động lên vật chất tại điểm B được coi như bằng nhau vì vật chất tại điểm B vẫn quay trên quỹ đạo của nó xung quanh tâm Ngân Hà như bình thường.

Ta xét thêm khi vật chất ở điểm B dịch chuyển tới vị trí A thì đường tròn bán kính CB trùng với đường tròn bán kính CA nên 2 phần khối cầu mầu xanh này không còn nữa còn khi vật chất tại điểm B di chuyển dần đến điểm C là tâm của Ngân Hà thì dĩ nhiên mầu vàng không còn nữa thay vào là phần mầu xanh đậm nằm bên phải đường thẳng LT vuông góc với đường ABC đi qua tâm của Ngân Hà còn phần mầu xanh nhạt nằm bên phải của đường thẳng này. Rõ ràng lực hấp dẫn của 2 khối mầu xanh này ngược nhau và bằng nhau.

Do vậy ta kết luận khi điểm B di động trên đoạn AC thì lực hấp dẫn của khối lượng 2 phần mầu xanh này lên vật chất tại điểm B ngược nhau và bằng nhau nên coi như vô dụng.

Bây giờ ta chỉ còn chứng minh xem khối lượng của Ngân Hà có trải khắp Ngân Hà và mật độ khối lượng của chúng có càng đậm đặc khi càng vào gần tâm và đối xứng qua tâm Ngân Hà hay không?

1 - Tốc độ vũ trụ cấp 1 của vật chất tại A và B bằng nhau là Vgmr = Vg1m1r1
Từ sơ đồ trên ta gọi r1rx.
Hình ảnh

2 - Thể tích của khối cầu qua điểm A trong sơ đồ trên có bán kính r là :
T = 4.π.r³/3

Thể tích tại điểm B bất kỳ trong Ngân Hà có bán kính r1 là :
T1 = 4.π.r1³/3.

Nếu r = x.r1 (tức bán kính giảm đi x lần) thì :
T = 4.π.r³/3 = 4.π.(x.r1)³/3 = x³.4.π.(r1)³/3
T = x³.T1


Từ đây ta suy ra khi bán kính của Ngân Hà giảm đi x lần thì thể tích giảm đi lần nhưng khối lượng chỉ giảm đi x lần. Điều này rõ ràng đã chứng minh được mật độ khối lượng của Ngân Hà trải ra toàn Ngân Hà nhưng vào càng gần tâm mật độ càng đậm đặc và đối xứng qua tâm của Ngân Hà là hoàn toàn chính xác.

Vậy thì Vật Chất Tối cần gì phải xuất hiện ở đây?


Đến đây ta có thể kết luận không có Vật Chất Tối.
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 990
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: VULONG đã tìm ra Vật Chất Tối và Năng Lượng Tối

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Bất kỳ ai chỉ cần tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học là có thể chứng minh được mọi Vật Chất chuyển động trên quỹ đạo của chúng quanh tâm Ngân Hà đều có cùng một tốc độ trong khi các nhà Vật lý nổi tiếng trên thế giới thì lại không.

Những ai không tin hãy vào đọc bài cuối mới viết trong chủ đề “VULONG đã tìm ra Vật Chất Tối và Năng Lượng Tối“ hay “VULONG: Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có thể giải thích được sự tiến hóa của Vũ Trụ hay không?“. Cứ gõ lên Google sẽ có ngay.

Đúng như VULONG đã khẳng định từ trước là “Thời Kỳ Đồ Đá““Thời Kỳ Đồ Đểu“ đã qua, từ ngày 6/1/2021 đã chính thức bắt đầu “Thời Kỳ Đồ Ngu“ đã đến.

Bằng chứng để chứng minh “Thời kỳ Đồ Đểu“ là vào những năm 1980 Thằng Bờm vào học khoa Vật Lý trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội (nay là Đại Học Quốc Gia Hà Nội) gặp một vị Tiến Sĩ Trượt từ đại học Tổng Hợp Lomonoxov (Mocow Nga) về dạy đã cố tình đánh trượt Thằng Bờm. Hành động của vị Tiến Sĩ Trượt này chẳng khác nào một tên Thô Bỉ Học vì hèn mạt, đê tiện, bỉ ổi... vô cùng (vào đọc chủ đề “VULONG: Thằng Bờm hay Thánh Nhân – phần 1 , 2 và viết tếp“ sẽ biết ngay).

Còn nay trong “Thời kỳ Đồ Ngu“ sẽ có ví dụ điển hình để chứng minh như sau:

Nick Trường Sơn đã đăng nhiều đoạn quan trọng trong 2 chủ đề đã nêu ở trên nhưng Trường Sơn đã “Quá Dại Dột“ đăng lên phần Commen của trang web “Hội Vật Lý Việt Nam“ nên vừa bị xóa bài và khóa nick trên toàn bộ Facebook mới khiếp chứ?

Chưa hết nick Hùng Cường đã thay thế nick Trường Sơn ngay tức khắc nhưng chỉ viết ngắn gọn cho mọi người biết vào đọc 2 chủ đề mà VULONG đã viết (đã nêu ở trên) trên một vài trang Facebook của mấy vị Tiến Sĩ đang dạy ở khoa Vật Lý tại trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội nhưng đáng tiếc liền bị xóa bài và xóa luôn trang Facebook đó, không thể vào xem chứ nói gì đến viết bài.

“Chỉ vì VULONG muốn các sinh viên Vật Lý biết về “Một Thuyết (Vũ Trụ) Cổ Xưa sẽ trở lại với nhân loại“ của nhà tiên tri lừng danh Baba Vanga đã xuất hiện mà thôi.“

Điều này có đủ sức để chứng minh xã hội loài người đang trong “Thời Kỳ Đồ Ngu“ hay không?
Đầu trang

VULONG
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 990
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: VULONG đã tìm ra Vật Chất Tối và Năng Lượng Tối

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Thật bất ngờ tôi vừa tìm thấy bằng chứng Biểu Tượng Âm Dương Tiêu Trưởng (được gọi là Thái Cực Đồ) của Mệnh Học Đông Phương không phải xuất phát từ Trung Quốc mà lại từ Ukraina Châu Âu cách nay hơn 7500 năm mới kỳ lạ chứ?

Xin mọi người vào đường link sau:
https://www.youtube.com/watch?v=IXMeGRBG9mg
Đầu trang

Trả lời bài viết