Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Trao đổi kiến thức về bộ môn tử vi
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục trao đổi kiến thức về tử vi dành cho thành viên chính thức. Các bài viết trao đổi cần có nội dung kiến thức hoặc cung cấp thông tin nghiệm lý. Muốn nhờ xem, luận giải lá số vui lòng đăng tại mục Xem tử vi.
Không được đính kèm lá số của trang web khác. Các bài viết và thành viên vi phạm sẽ bị xử lý.
Whitebear
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 690
Tham gia: 03:36, 10/04/10

TL: Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Gửi bài gửi bởi Whitebear »

Giờ tôi đặt tạm một câu hỏi rất đơn giản:
Tại sao cách Bạch Hổ gặp Tấu Thư lại là cách thành công về học vấn?
Sao lại luận là:"Con hổ đội cuộn giấy văn bằng"?

Tại sao không luận: Con hổ tha cuộn giấy toa lét, chui vào phòng vệ sinh---> :D :D

Đó là lý do tôi phê phán cách tư duy thông thường của Tử Vi việt Nam.
Đầu trang

anhthaovt
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 89
Tham gia: 09:23, 26/02/11

TL: Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Gửi bài gửi bởi anhthaovt »

thaongansp đã viết:đã chém hết chỗ người ta chém rồi còn đâu. cái này tổng hợp lại ý tưởng từ tuvilyso ?

Những vấn đề này không hề là chém gió mà là những vấn đề rất cơ bản trong tử vi. Tôi nghĩ một khi còn chưa hiểu hết ý nghĩa cơ bản các sao và nguyên nhân cách an thì các 'cao thủ' vẫn cứ còn tiếp tục chém gió với các chiêu trên trời dưới biển.

Trên tuvilyso thì những vấn đề trên cũng đều do anh WB viết ra mà thôi. Cùng một tác giả cả.

Tuy nhiên anh WB hiện đặt ra nhiều vấn đề quá nên khó thảo luận cùng một lúc được. Trước tiên em xin nói về Thiên quan, Thiên phúc. Khi luận đoán, em cũng an Thiên quan, Thiên phúc hệt như cách của anh. Lập luận về tính hợp lý của cách an này có được đề cập đến trong quyển Tử vi chân thuyên (em không biết ai là người đầu tiên đưa ra lập luận này, nhưng cá nhân em thì đọc thấy lần đầu tiên trong Tử vi chân thuyên).

Tuy nhiên em nghĩ cách tiếp cận này không hợp lý lắm. An Quan Phúc kiểu này chẳng qua là bịa ra một quy luật nghe có vẻ hợp lý rồi ép Quan Phúc nó vào đấy, theo lối tư duy "cho nó đẹp", chứ chẳng có cơ sở gì. Bộ Khôi Việt an cũng không theo quy luật gì giống Quan Phúc, bác Thiên Sứ cũng ép nó vào một quy luật theo lý thuyết của bác ấy, rồi ai cũng bảo là tôi đúng. Khôi Việt nó là bộ sao rất quan trọng, mà còn như thế, bộ Quan Phúc, không phải ai cũng cho là quan trọng, thì lại càng dễ rơi vào trường hợp này.

Em nghĩ trước khi nói đến việc an như thế đúng hay sai, thì phải thống nhất 2 sao ấy tính chất như thế nào và nói lên cái gì. Nếu mỗi người hiểu Thiên quan, Thiên phúc theo một cách khác nhau, thì cách an nào cũng có thể lý giải là đúng.

Bản thân em không hay để ý đến 2 sao này lắm, em chỉ luận nó chung chung nếu đi kèm cát tinh thì là sự may mắn, tốt lành, như một đội thầy chùa đem lại may mắn, còn nếu đi kèm hung tinh thì ngược lại, cũng là một đội thầy tu, nhưng đi theo ... đám ma :D , tất nhiên đây chỉ là ý chung thôi.
Sửa lần cuối bởi anhthaovt vào lúc 05:29, 25/03/11 với 1 lần sửa.
Đầu trang

anhthaovt
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 89
Tham gia: 09:23, 26/02/11

TL: Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Gửi bài gửi bởi anhthaovt »

haituyet88 đã viết:tư duy của anh gấu trắng mạnh mẽ quá còn mọi người lại chỉ thích cái đơn giản :)

Thì những câu hỏi này theo tôi lại là những câu hỏi rất đơn giản về cách đặt vấn đề :). Chỉ có điều không hiểu sao ít người đưa ra.
Đầu trang

anhthaovt
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 89
Tham gia: 09:23, 26/02/11

TL: Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Gửi bài gửi bởi anhthaovt »

Whitebear đã viết:Giờ tôi đặt tạm một câu hỏi rất đơn giản:
Tại sao cách Bạch Hổ gặp Tấu Thư lại là cách thành công về học vấn?
Sao lại luận là:"Con hổ đội cuộn giấy văn bằng"?

Tại sao không luận: Con hổ tha cuộn giấy toa lét, chui vào phòng vệ sinh---> :D :D

Đó là lý do tôi phê phán cách tư duy thông thường của Tử Vi việt Nam.

Em nghĩ, đây là hệ quả của việc lạm dụng luận cách cục, cứ thấy cách cục như thế sách viết như thế là phán như thế.

Nó cũng giống như việc luận Mệnh vô chính diệu đắc tam không phú quý khả kỳ. Theo lập luận thông thường lẽ ra Không vong nghĩa là không còn gì, ăn cả 3 không lại càng chết chứ tại sao lại đảo ngược thành phú quý khả kỳ. Đã thế biết bao người vì sử dụng câu này không được lại đưa ra các kiểu ngộ tam không, kiến tam không v.v làm hậu thế cứ thế bóp đầu nặn óc ra luận :D

PS: Em không cho rằng Bạch Hổ gặp Tấu thư là thành công về học vấn và câu phú này sai hoặc chỉ áp dụng nếu có những trợ tinh khác.
Đầu trang

anhthaovt
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 89
Tham gia: 09:23, 26/02/11

TL: Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Gửi bài gửi bởi anhthaovt »

Whitebear đã viết: 4-Việc khoét sâu vào kết quả của Tam_tam_2 đưa đến câu hỏi, thế nào là Hậu Thiên? Thế nào là cấu trúc thực sự của Lạc Thư? Tại sao người ta nghĩ ra Lạc Thư (chứ ko phải con rùa nào cả).

Về cái này, tôi cũng vừa mới có một số kết quả, bao gồm việc liên hệ lạc thư với hình học của hình xuyến. Đường Lường Thiên Xích (thước đo trời), là một đối tượng nằm ở trung tâm của Phong Thủy Huyền Không Phi Tinh, được realize như là một đường cong trắc địa chạy trên hình xuyến.
4 9 2
3 5 7
8 1 6

Hình ảnh

Khi kích thước của Lạc Thư từ n=3 được suy rộng lên n bất kì, ta có thể lấy limit và thu được một đường cong bất kỳ hệ số góc t trên xuyến 2 chiều. Về mặt toán học, có thể coi lý thuyết Phi Tinh trong Phong Thủy tương đương với hình học lượng tử trên xuyến, với magnetic fields t.dx^dy.

Một số người nói rằng lý thuyết Phong Thủy của cụ sứ phát triển rất tốt cho đến khi gặp kỹ thuật Phi Tinh này thì tắc, cũng chính là từ lý do này.

Hiện nay, các kết quả này đang được suy rộng cho trường hợp đường Lường Thiên Xích có số chiều cao hơn, để có thể gắn Ngũ Hành vào. Các khó khăn xuất hiện khi suy rộng bao gồm việc vượt qua các bất biến knot lượng tử, và tô pô của Đa tạp 3 chiều.

Kết quả về đường Lương thiên xích khi n=4 đưa đến một giả thuyết: Tồn tại hay không mối liên hệ giữa Tử Vi Đẩu Số và LTX cho n=4, tương tự như liên hệ giữa Lý thuyết phong thủy huyền không Phi Tinh và LTX cho n=3.
16 2 3
13
5 11 10 8
9 7 6 12
4 14 15 1

Về vấn đề này,

Anh WB có thể liên hệ với những gì đơn giản không yêu cầu kiến thức toán cao cấp không? Các cụ ngày xưa có biết tô po, hình học lượng tử đâu mà vẫn đưa ra cấu trúc lá số tử vi và cách an sao. Nếu áp dụng toán cao cấp vào đây thì anh phải đào tạo tử vi cho mấy bác tiến sĩ toán bên ấy rồi gọi mấy bác lên diễn đàn trao đổi nhé :D
Được cảm ơn bởi: evia nguyen
Đầu trang

anhthaovt
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 89
Tham gia: 09:23, 26/02/11

TL: Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Gửi bài gửi bởi anhthaovt »

Whitebear đã viết:Tiếp theo:
Cấu trúc của việc tính Thời Gian trong tử vi.

Trước hết, ai ai cũng biết, khi ta đã có Cục, nhận được từ Ngũ Hành Nạp Âm của can năm sinh và địa chi của tháng chứa cung mệnh, ta bắt đầu có thể an được các cung Đại Vận. Sau đó, ta áp dụng lý thuyết Di Cung để tịnh tiến đại vận/ LNĐV'Lưu Thái Tuế như trong lý thuyết tử vi của Trung Châu Phái.

Trước hết, tôi muốn hỏi các câu sau:
Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý
Tý Sửu /Ngọ Mùi K T H O M
Dần Mão/Thân Dậu T H O M K
Thìn Tỵ/Tuất Hợi H O M K T


1-Tại sao người ta nghĩ ra ngũ hành nạp âm? Cấu trúc thực sự của nó. Thực sự với bất cứ một người mới học nào, khi đọc sách tử vi lập tức bị dội với "Ngân Đăng Giá Bích Câu", hoặc cách tra bảng để nhớ ánh xạ Z_10*Z_12---->Z_5.

2-Tại sao thời gian trong tử vi lại được xác định dựa vào việc tính đối xứng, lùi rồi tiến như trong LNĐV? Tại sao không tính xoay vòng tròn kiểu như theo Lưu Thái Tuế hoặc Tiểu Vận cho nó dễ dàng, hay là vì LNĐV là Nhân thời nên trời mới hành hạ con người tiến lùi cho sướng?

3-Tại sao ta cứ phải làm khổ nhau để tính đại vận 10 năm 3-13-23, mà không tính đại vận là 12 năm, vị chi 3-15-27-39, đỡ phải tiến hay lùi. Tại sao cứ một di cung lại tính là 10 năm, chứ ko phải 12 năm.
Có một số thầy tử vi, khi xem thì đoạn sau đại vận 10 năm có tính vòng sang đại vận tiếp theo, một cách từ từ chứ không tính sharp như thông thường.

1. Trong các sách tiếng Việt em từng đọc, tác giả nào cũng viết rằng không hiểu Ngũ hành nạp âm từ đâu ra. Chỉ trừ duy nhất có bác Thiên Sứ đưa ra một cách giải thích logic của Ngũ hành nạp âm, trong quyển Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp. Hic, chỉ có điều, song song với cách giải thích này bác ấy hiệu chỉnh luôn bảng ngũ hành nạp âm, cũng theo kiểu ép vào nguyên tắc cho nó đẹp. Không biết kiểm chứng thế nào đây. Kết quả thì chắc mọi người đều biết, đổi chỗ hành Thuỷ và Hoả, sự xuất hiện của Lạc thư hoa giáp 8->

2. Không biết ~X(


3. Em cũng xem gần như thế. Theo em nghĩ, sự chuyển đổi đại vận không thể bẻ ngoặt từ cung này đến cung khác mà phải chuyển dần dần. Ví dụ dễ thấy nhất là những tên mệnh VCD. Menh VCD thì tính tình, hình dáng v.v thay đổi rất mạnh theo đại vận. Thế chẳng lẽ một tên VCD ở một đại vận đang béo nung núc bộp một phát sau thời khắc chuyển đại vận thì teo hết mỡ thành ốm nhom ốm nhách. Tính tình cũng vậy, giả sử Mệnh VCD đang ở đại vận cũng VCD thì rất là lông bông, vèo một phát chuyển sang đại vận Sát Phá Tham thì hôm sau mọi người thấy nó khí huyết sôi sùng sục. Không thể như thế được mà sự chuyển hoá này phải có quá trình, và sự chuyển hoá này dễ thấy nhất ở nửa sau của đại vận. Cho nên thường khi luận đại vận mà ở nửa sau em có tham khảo tính chất của đại vận sau xem nó ảnh hưởng đến giai đoạn này thế nào, còn nếu ở nửa đầu, thì tương tự, tham khảo tính chất của đại vận trước xem nó ảnh hưởng thế nào đến hiện tại.
Đầu trang

anhthaovt
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 89
Tham gia: 09:23, 26/02/11

TL: Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Gửi bài gửi bởi anhthaovt »

Whitebear đã viết:Tôi nghĩ rằng, trong đây còn có rất rất nhiều câu hỏi mở. Một chuỗi các câu hỏi vẫn chưa được trả lời. TÔi lấy ví dụ:
2-Thế nào là các Tinh Đẩu. Trước hết thế nào là nguồn gốc chính tinh. Cái này, tác giả VDTT đã trả lời thông qua cuốn TVHTKH, cũng như lý thuyết Tạ Phồn Trị. Việc xuất hiện của Tứ Hóa, cũng được giải thích một phần qua TVHTKH.

Một tác giả khác là Tam_Tam_2 cũng phát triển một lý thuyết liên hệ các chính tinh với các quẻ dịch. Ông cũng giải thích sự xuất hiện của các chính tinh, trong đó 8+6 như là bên Tiên Thiên và Hậu Thiên.
http://tuvilyso.net/diendan/forum_posts.asp?TID=2700" target="_blank
Dù được hai đại cao thủ trả lời, nhưng đến nay cách hiểu vẫn chưa đến nơi đến chốn. Tôi không vừa ý với các cách giải thích như thế này về nguồn gốc của chính tinh và tử vi.

Tôi cho rằng, a lot of work need to be done. Tùy vào cách mà mình đào sâu vấn đề mà sẽ sinh ra từng đó câu hỏi. Hiểu hời hợt để chém gió thì dễ, nhưng hiểu ở mức cội nguồn để có thể lật lại toàn bộ lãnh vực, đó không hề là dễ dàng.

Ví dụ, câu hỏi trên đưa đến cội nguồn của cách an sao, cấu trúc của vũ trụ, các sao tử vi có thừa không, có thiếu không? Có bao nhiêu % là man thư?

Liên hệ giữa Dịch học, Tử vi và Thiên văn? Bản chất dằng sau các sao Tử Vi là gì?

Liên hệ giữa chúng và lý thuyết trường lượng tử, lý thuyết L.A. Zadeh.

Chân không phân cực của Viện Sĩ VHLKH Nga L.B.Okun có liên hệ gì với Âm Dương ngũ hành và Tử Vi?

Về tử vi và thiên văn, em nghĩ, vấn đề đầu tiên cần giải quyết khi muốn chứng minh sự liên hệ giữa chúng là giải thích được tính tuần hoàn, vì sao một lá số tử vi đúng 60 năm lại lặp lại còn thiên văn thì không thế, chu kỳ các sao toàn chu kỳ lẻ.

Trên các diễn đàn khác đã từng có nhiều tranh luận xung quanh vấn đề này. Tranh luận thì rất hăng nhưng kết quả thì chỉ có một: ban nick, lock topic =))

Cuộc tranh luận thứ nhất ở trên vietlyso, xuất phát từ luận điểm Thái tuế = Mộc tinh. Vấn đề đặt ra là chu kỳ Mộc tinh không phải đúng 12 năm
http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=9073

Cuộc tranh luận thứ hai ở lyhocdongphuong, đâu đó trong mục trao đổi học thuật, tranh luận cũng dài nhưng kết thúc vẫn là ban nick, lock topic
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Điều hành 6
Ban điều hành
Ban điều hành
Bài viết: 239
Tham gia: 20:42, 11/08/09

TL: Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Gửi bài gửi bởi Điều hành 6 »

Vì đây là chủ đề trao đổi kiến thức , trao đổi tử vi. Vậy các bài viết trong topic này có thể từ hai hoặc ba thành viên Lý Số trở lên là điều hợp lý, và mức độ tranh luận trong học thuật để làm sáng tỏ các thuyết củng là điều tất yếu.
Ban Điều Hành diễn đàn chỉ xử lý các bài viết vi phạm nội qui , khi mức độ trao đổi kiến thức vượt quá giới hạn, không xử lý trường hợp các thành viên đang trao đổi kiến thức nghiêm túc !
Đầu trang

pandar bear
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1169
Tham gia: 21:48, 01/11/09

TL: Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Gửi bài gửi bởi pandar bear »

60 năm là cách lấy thời theo Dịch, tử vi kế thừa trên cơ sở Dịch để lập ra lá số. Sâu xa hơn thì Trần Đoàn tiên sinh với kiến thức uyên bác đã tổng hợp Hà Đồ, Lạc Thư, Bát Quái và Dịch Học để tạo ra một mô hình Tử Vi hoàn chỉnh trong đó có sự phối hợp rất tinh tế giữa nguyen lý Âm Dương Dao Điên, Ngũ Hành Sinh Khắc.

Theo Dịch Học, số 5,6 được dùng làm lịch số cho nên người ta phân chia làm 10 can, 12 chi. Một hoa giáp có 60 năm chính là bội của 5*6. Trên nguyên lý trông âm có dương trong dương có âm. Cho nên:

Giáp, Ât, Bính,Đinh, Mẫu là Dương

Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, QUý là Am

Tý, Dan, Thin, Ngo,Than, Tuat là Dương

Suu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi là Âm

Lấy 5 ngày làm đơn vị chuẩn, một tuần là 10 ngày. Một tiết khí là 15 ngày. Một tháng là 30 ngày = 2 tiết khí. 12 tháng là một năm ứng với việc một năm mặt trời di chuyển hết một cung Hoàng Đạo là 365 ngay x/y

Các số 9, 10 được dùng làm số bù cho sự chênh lệch giữa âm và dương lịch. Cứ 19 năm thì phải có 7 năm nhuận. Sắp xếp thế nào ngày xưa các cụ làm thiên văn rõ hơn mình ếch ngồi đáy giếng bây giờ.

Các sao Tử vi có dựa trên thiên văn không ?

Câu trả lời theo PB là không, Tử vi trả dựa trên Thiên văn cái eo gì hết, vì thiên văn đòi hỏi thời gian phải chính xác tới từng ly/ giây. Trong khi tử vi chỉ chính xác ở cấp độ con số lớn là năm. Một năm âm dùng 24 tiết khí, trong đó lấy các trung khí cho mỗi tháng thực, tháng không có trung khí được xem là nhuận. Dể đảm bảo âm dương không bị sai lệch thì lấy tháng 11 âm làm cực, nên khởi đầu 1 năm luôn là tháng 11. Cho nên tháng 11 gọi là tháng Tý. Tháng Tý không bao giờ Nhuận và luôn được điểm đông chí bỏ vào trong ấy. Đơn giản là ngày mặt trời xa trái đất nhất. Các cụ dễ đo đạc chăng ?

Trong cách làm này đã ẩn chứa lẽ biến dịch của đạo, Dịch gồm có Thái Cực-Vô Cực- Hữu Cực, cho nên nhìn vào cách tính lịch ta vừa thấy cái sự Đúng/Sai, Thật/Giả. Nhưng quan niệm của dịch Uốn khúc quanh co thì sống, mà thẳng xuông thì chết, nên cái sự xô dịch của lịch cũng minh chứng cho sự sống động của tạo hoá vậy. Còn dương lịch nhìn vào tuy chính xác hơn nhưng lại là con số chết, không nói lên được cái vận động của tạo hoá.

Đá qua Tử vi tí, trong tử vi tam hợp luôn có Liêm Trinh Vũ Khúc, Vũ chủ quanh có, Liêm chủ thẳng cho nên Vũ thì động đậy như rắn mà Liêm thì tù đọng như Tù. Ý đó Trần Đoàn tiên sinh đã nói. Nên Vũ ngộ Triệt thì kém hay vì Vũ chủ quanh co, Triệt chủ thẳng, không hợp nhau. Nhưng Liêm là tù Có Triệt lại hay. :) Minh chứng bằng lá số của Đặng Tiểu Bình.

Trên nguyên tắc, các sao tử vi không dựa trên thiên văn. Có chăng là người ta dùng thiên văn để kiểm chứng nguyên lý của Dịch. Nguyên lý vạn vật đồng nhất thể mà thôi. Tran Đoàn cố tình lừa người mới vẽ chuyện ngắm giờ ngắm sao ra để cho bọn thất phu thiểu học nó tưởng vậy mà mê lầm đi ngồi bói sao thôi.

Cho nên thánh nhân thì không cần xem trời sao nào cả, Đồng thinh tương ứng, đồng khí tương cầu, ngồi một chỗ rõ sự trong thiên hạ là nhờ nắm được cái nguyên lý của Dịch.
Được cảm ơn bởi: surini82, thaongansp, evia nguyen
Đầu trang

anhthaovt
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 89
Tham gia: 09:23, 26/02/11

TL: Cấu trúc Tử Vi và Ý nghĩa của cách an sao

Gửi bài gửi bởi anhthaovt »

pandar bear đã viết:
Giáp, Ât, Bính,Đinh, Mẫu là Dương

Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, QUý là Am

Tý, Dan, Thin, Ngo,Than, Tuat là Dương

Suu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi là Âm

Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm là Dương, còn Ất, Định, Kỷ, Tân, Quý là Âm chứ nhỉ :)

Cách nhìn của bạn về Vũ Khúc, Liêm Trinh nghe hay. Tuy nhiên Liêm Trinh miếu mà bị Triệt cũng đâu có tốt?

Tuy nhiên có lẽ nên bàn về cái này ở chủ đề khác thì tốt hơn.
Đầu trang

Trả lời bài viết