Gia phả đại tôn Nguyễn tộc ( cương Gián - Nghi xuân)
Gia phả đại tôn Nguyễn tộc ( cương Gián - Nghi xuân)
Gia phả đại tôn Nguyễn tộc
( Cương Gián - Nghi xuân Hà Tĩnh)
Có trời đất mới có muôn vật, có Tổ tôn mới có con cháu, Tổ tôn nghĩa là gốc của mọi người. Có bậc Sơ tổ, có bậc Tiên tổ, có bậc Cao tổ, có bậc Tằng tổ,..vvv. Song đầu tiên chỉ một người rồi sinh ra con cháu lần lần đông đủ thịnh vượng. Khi xưa thánh nhân đặt ra phép "tôn - tử" cốt để cho mọi người đều biết được nguồn gốc của mình từ đâu mà ra, để mà bao bọc lấy họ hàng, trên dưới lấy phong tục. Từ khi phép "tôn-tử" ấy bỏ đi, về sau thì ở bên Tàu, các nhà học thức cũng cho rằng trong những người đối với mình còn có tính thân cận, mà có kẻ còn không biết nhau nữa, huống chi người của thiên hạ, sự quen thuộc không được mấy thì trách gì chẳng xa lạ nhau. Tuy vậy, điều lệ không thể theo được thì sự đã rồi, dẫu rằng phép "tôn tử" ấy không còn nữa, mà nhà nào cũng có gia phổ, thì dòng giõi của mình vẫn cứ biết rõ ràng, không để nổi lâu ngày rồi quên mất đi,con cháu xem vào gia phổ cũng biết được tổ tôn đời trước của mình là thế nào, để tỏ lòng tôn kính đối với tiền nhân; như thế còn hơn không có gia phổ rồi phải chịu một bề diệt liệt mãi.
Nói về dòng thì nước ta xưa kia gọi là nước Giao chỉ từ khi họ Hùng,(Hùng vương) và họ Triệu (Triệu-đà) mất rồi về sau thuộc về nước Tàu, do người Tàu cai trị. Đến triều nhà Tống bên Tàu, ở nước ta mới có vua Đinh Tiên Hoàng lên lập riêng ra một nước, kế đó có nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần, đến khi nhà Trần mất, nước ta lại bị nước Tàu ( Triều nhà Minh) cai trị,mãi đến bản Triều (đây xưng bản Triều tức nhà Lê) mới lấy lại được bởi vì người nước ta ở lẩn với người nước Tàu lâu đời, nên chỉ phong-hóa Tàu mỗi ngày một lấn sang nước ta, đến nổi người nước ta đều hóa theo nòi giống người nước Tàu, giống người Giao chỉ không cón mấy nữa, cho đến tên và họ của người nước ta phần cũng bắt chước theo của Tàu.
Còn tổ tiên Họ ta thì trước kia ở về làng Tiên xá Cương Gián Huyện Nghi Xuân, làng ấy ở phiá bắc núi Hồng lĩnh, phiá Đông giáp biển, trước làng có khe Hoa Viên, trong Họ người đông của nhiều, đã là một họ lớn lao ở xã Cương Gián, vì găp phải nhiều phen binh hoả, nên gia phả không còn lại nữa, chỉ chín đời trở xuống đây thì dòng giỏi còn thể nhớ mà chép laị được,đó cũng nhờ chú Đông Các (Đây là tiến sỹ Nguyễn Hành) tôi ngày trước hỏi bác là ông nguyễn Bật đôn mà biết được đaị lược ; tôi nhân đó bèn hỏi lại các cụ già và xét trong những giấy má củ, điều nào còn sót thì chép thêm vào, làm bản gia phả, dòng trưởng và dòng thứ này trong bản gia phả này. Hễ con trưởng thì viết bằng chữ lớn, kế theo tiên tổ, còn con thứ thì viết bằng chữ nhỏ, chép phái nào theo phái nấy, ấy là dòng thứ. Ngày Kỵ và phần mộ cũng viết vào luôn, còn phần gì còn hồ nghi thì không giám đoán hẳn, điều gì còn ẩn giấu cũng không dám chép vào; cốt nhất là chép lấy chi, phái và danh, hiệu, để cho đời sau con cháu biết được gốc tích của mình không đến nổi quên hết đi.
Con cháu xem vào đây cũng nghĩ tới công đức của cha ông sinh thành ra mình, bậc , thứ trong anh em lớn bé, cúng bái cho thành kính, ăn ở phải có lể phép, để giữ lấy nhân tâm khỏi hư hỏng, bao lấy gia nghiệp được lâu dài; nên chỉ người xưa cho rằng phép "tôn-tử" là bắt đầu từ chổ đó vậy. Nếu không thể, mà cứ đua nhau làm hư làm bậy, nếu mỗi nhà không thành phép nhà, Họ không ra lối Họ, thì gia- phả chép mà làm gì.
(Ngày mồng 1 tháng 7 năm Giáp tuất, thuộc niên hiệu Cảnh Hưng triều nhà Lê (Dương lịch là năm1754). Cháu về dòng thứ của chi thứ là Cống sinh Nguyễn Quang Thiếp bái soạn.Ngày mồng 1 tháng chạp năm Canh thìn, thuộc niên hiệu Bảo đại thứ 15 triều nhà Nguyễn ( Dương lịch là ngày 29 tháng décombre 1940) . Cháu về dòng thứ của chi thứ là Giám sinh Nguyễn Dương Thanh phụ dịch ra chữ quốc ngữ. )
( Cương Gián - Nghi xuân Hà Tĩnh)
Có trời đất mới có muôn vật, có Tổ tôn mới có con cháu, Tổ tôn nghĩa là gốc của mọi người. Có bậc Sơ tổ, có bậc Tiên tổ, có bậc Cao tổ, có bậc Tằng tổ,..vvv. Song đầu tiên chỉ một người rồi sinh ra con cháu lần lần đông đủ thịnh vượng. Khi xưa thánh nhân đặt ra phép "tôn - tử" cốt để cho mọi người đều biết được nguồn gốc của mình từ đâu mà ra, để mà bao bọc lấy họ hàng, trên dưới lấy phong tục. Từ khi phép "tôn-tử" ấy bỏ đi, về sau thì ở bên Tàu, các nhà học thức cũng cho rằng trong những người đối với mình còn có tính thân cận, mà có kẻ còn không biết nhau nữa, huống chi người của thiên hạ, sự quen thuộc không được mấy thì trách gì chẳng xa lạ nhau. Tuy vậy, điều lệ không thể theo được thì sự đã rồi, dẫu rằng phép "tôn tử" ấy không còn nữa, mà nhà nào cũng có gia phổ, thì dòng giõi của mình vẫn cứ biết rõ ràng, không để nổi lâu ngày rồi quên mất đi,con cháu xem vào gia phổ cũng biết được tổ tôn đời trước của mình là thế nào, để tỏ lòng tôn kính đối với tiền nhân; như thế còn hơn không có gia phổ rồi phải chịu một bề diệt liệt mãi.
Nói về dòng thì nước ta xưa kia gọi là nước Giao chỉ từ khi họ Hùng,(Hùng vương) và họ Triệu (Triệu-đà) mất rồi về sau thuộc về nước Tàu, do người Tàu cai trị. Đến triều nhà Tống bên Tàu, ở nước ta mới có vua Đinh Tiên Hoàng lên lập riêng ra một nước, kế đó có nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần, đến khi nhà Trần mất, nước ta lại bị nước Tàu ( Triều nhà Minh) cai trị,mãi đến bản Triều (đây xưng bản Triều tức nhà Lê) mới lấy lại được bởi vì người nước ta ở lẩn với người nước Tàu lâu đời, nên chỉ phong-hóa Tàu mỗi ngày một lấn sang nước ta, đến nổi người nước ta đều hóa theo nòi giống người nước Tàu, giống người Giao chỉ không cón mấy nữa, cho đến tên và họ của người nước ta phần cũng bắt chước theo của Tàu.
Còn tổ tiên Họ ta thì trước kia ở về làng Tiên xá Cương Gián Huyện Nghi Xuân, làng ấy ở phiá bắc núi Hồng lĩnh, phiá Đông giáp biển, trước làng có khe Hoa Viên, trong Họ người đông của nhiều, đã là một họ lớn lao ở xã Cương Gián, vì găp phải nhiều phen binh hoả, nên gia phả không còn lại nữa, chỉ chín đời trở xuống đây thì dòng giỏi còn thể nhớ mà chép laị được,đó cũng nhờ chú Đông Các (Đây là tiến sỹ Nguyễn Hành) tôi ngày trước hỏi bác là ông nguyễn Bật đôn mà biết được đaị lược ; tôi nhân đó bèn hỏi lại các cụ già và xét trong những giấy má củ, điều nào còn sót thì chép thêm vào, làm bản gia phả, dòng trưởng và dòng thứ này trong bản gia phả này. Hễ con trưởng thì viết bằng chữ lớn, kế theo tiên tổ, còn con thứ thì viết bằng chữ nhỏ, chép phái nào theo phái nấy, ấy là dòng thứ. Ngày Kỵ và phần mộ cũng viết vào luôn, còn phần gì còn hồ nghi thì không giám đoán hẳn, điều gì còn ẩn giấu cũng không dám chép vào; cốt nhất là chép lấy chi, phái và danh, hiệu, để cho đời sau con cháu biết được gốc tích của mình không đến nổi quên hết đi.
Con cháu xem vào đây cũng nghĩ tới công đức của cha ông sinh thành ra mình, bậc , thứ trong anh em lớn bé, cúng bái cho thành kính, ăn ở phải có lể phép, để giữ lấy nhân tâm khỏi hư hỏng, bao lấy gia nghiệp được lâu dài; nên chỉ người xưa cho rằng phép "tôn-tử" là bắt đầu từ chổ đó vậy. Nếu không thể, mà cứ đua nhau làm hư làm bậy, nếu mỗi nhà không thành phép nhà, Họ không ra lối Họ, thì gia- phả chép mà làm gì.
(Ngày mồng 1 tháng 7 năm Giáp tuất, thuộc niên hiệu Cảnh Hưng triều nhà Lê (Dương lịch là năm1754). Cháu về dòng thứ của chi thứ là Cống sinh Nguyễn Quang Thiếp bái soạn.Ngày mồng 1 tháng chạp năm Canh thìn, thuộc niên hiệu Bảo đại thứ 15 triều nhà Nguyễn ( Dương lịch là ngày 29 tháng décombre 1940) . Cháu về dòng thứ của chi thứ là Giám sinh Nguyễn Dương Thanh phụ dịch ra chữ quốc ngữ. )
TL: Gia phả đại tôn Nguyễn tộc ( cương Gián - Nghi xuân)
BÀI DẪNTHÍCH VỀ GIA-PHẢ
Từ xưa truyền lại rằng; Người ở làng Tiên xá Cương Gián Huyện Nghi xuân tên là Nguyễn Lưu. Tài lược hơn người lại tinh thông nghệ võ, khoảng niên hiệu Hồng Đức nhà Lê thi đậu khoa võ, được thăng làm chức Võ Lâm Quân Chỉ Huy Sứ . Lúc theo Vua đi đánh giặc trong Nam , Ngài có công to phá được quân địch ở núi Thần Dâu, đến khi khải hoàn làm lệ thưởng Tướng , Vua phong cho Ngài Tước Liệt Hầu. Vào khoảng niên hiệu Cảnh Thống, ở Tràng LaiHữu, Huyện La Giang châu Nghệ- an( Trang Lai Hữu là xã Lai Thạch, Huyện La Giang ( Huyện Anh sơn lúc bấy giờ) có một con voi Bạch ( Tường truyền voi ở trong núi Trà Sơn), quan tri châu huyện Nghệ an bắt không được, tâu vào Triều, Vua bèn sai Ngài về bắt, Ngài bắt được rồi kéo quân về đóng tại làng Nguyệt Xá, xã Nguyệt úc (tục gọi xã Nguyệt ao), để làm lệ Khánh hạ. Bấy giờ trong làng nguyệt xá có người con gái người họ Võ nhan sắc đẹp, Ngài bèn kết duyên với cô ta, đến sau sinh hạ ra ông Tú Lâm Công. Ông Tú Lâm Công vừa lớn lên thì Ngài Nguyễn Lưu mất, Vua nghĩ tới Ngài Nguyễn Lưu ngày trước có công lao với nước nhà , Bèn ban tặng cho Ngài tước Quận Công.
Cho nên đời sau cứ truyền xưng Ngài là quan Quận Lưu
Ông Tú Lâm Công lớn lên, cũng lấy người họ Võ ở làng Nguyệt xá (có người nói lấy người họ tổ), rồi làm nhà ở tại làng đó luôn, sinh được sáu người con cả trai và gái, con đầu là Ngài tiến sỹ Nguyễn Bật Lượng (Có người nói ; ông Tú Lâm Công lên ở tại xã Nguyệt úc, còn con cháu của ngài và trai đầu của ngài ra ở tại xã Bào Giang, Huyện Quỳnh Lưu ( Nghệ An), hình như khi ấy vì tránh loạn Lê,Trịnh nên mới ra ở tại ngoài đó)
Tiến sĩ nguyễn Bật Lượng thiên tư minh đạt, học rộng tài cao, mới lớn lên chừng17, 18 tuổi mà tiếng học giỏi đã đồn khắp Châu, Quận. Sau khi Ngài Tú Lâm Công mất rồi, lúc vừa hết tang, Bấy giờ nhà Mạc chiếm cứ lấy Đông kinh(tức là Hà nội bấy giờ), Vua nhà Lê chạy vào tỉnh Thanh Hoá mở khoa thi (Gọi là Chế khoa là khoa thi đặc cách) để lựa nhân tài, Ngài Bật Lượng nghĩ tiền nhân nhà Lê, bèn ra ứng thí , năm ấy là thuộc về niên hiệu gia thái thứ 5 nhà Lê ,tức là năm Đinh Sửu (dương lịch là năm1577), Ngài đậu tiến sỹ Đệ Nhị Giáp (Tức là đậu Hoàng Giáp), khoá ấy đậu 5 người, Ngài đậu thứ hai, các quan Lê Tú
Người Huyện Lôi Dương, Lê Phúc Nhạc người Huyện Kỳ Hoa , Hồ Bình Quốc người Huyện Thiên Lộc, Nguyễn Hoàn Từ người Huyện Thạch Xá là bạn đồng khoa với Ngài. Lúc vinh quy bèn làm nhà ở tại khoảng giữa thôn Mật (Can Lộc), sau được bổ làm quan TánTri Thừa Chinh sứ ở hai Lộ Thuận Hóa và Quảng Nam (Tức Quảng Bình, Quảng trị , Thừa Thiên Huế và Quảng Nam lúc bấy giờ), công việc làm nhiều điều ích lợi cho dân. Khoảng niên hiệu Quảng Hưng nhà Lê quan Thái úy Nguyễn Hoàng (tức là Đức Gia Dụ),cùng với Thái Uý (Kêu bằng cậu),là Trịnh Tùng hội quan các Chư hầu lại đánh giết nhà Mạc, rước Vua về Kinh, bấy giờ Vua với Ngài về Triều phong cho Ngài làm chức Thái Thường Tự Khanh (Chức ấy là coi việc tế tự). Chẳng bao lâu quan Nguyễn Hoàng vì già cáo quan về, Vua sai Nguyễn Phúc Nguyên ra thay thế để coi lấy tướng sĩ, Nguyễn Phúc Nguyên cùng với Trịnh Tùng có hiểm thích nhau, Nguyễn Phúc Nguyên phải vào giữ Nam châu ( Là những chổ Quảng Hóa , Thuận hoá , Định viễn tức là Quảng Bình và Quảng Nam, Quảng Nghĩa bấy giờ). Vì cớ ấy mà bầy tôi ở các chổ xa nổi lên(như ở Tây Phiên thì Võ thị, ở Bắc Bình thì Trần,..) mệnh cửa nhà Vua không còn uy quyền nữa, trong nước cái tình thế chia rẻ tranh dành nhau còn dài. Ngài Bật Lượng thấy tình thế như vậy, bền dâng sớ xin cáo quan về ;lúc ngài ở Triều về nhà, Triều đình ban tặng ngài rất nhiều vàng bạc, nhưng ngài đều khước từ không lấy. Ngài về nhà, chỉ lấy thú sách đèn làm vui,dạy con cháu học thánh kinh chuyên khuyên con cháu chăm cấy cày; thường hay cùng với các người cày ruộng và các ông lão nhà quê bàn về công việc cày ruộng và trồng dâu,hể có ai điều gì khuyết điểm thì Ngài bày vẽ cho người ta; lại thường có dặn con,cháu rằng, bây giờ nhà lê suy hèn đi rồi, các nhà Hùng cường thi nhau tranh quyền, cái loạn này không phải một, hai ngày đã yên được, nhà Nguyễn tuy thế lược hèn yếu nhưng vẫn có công to lớn với nhà Lê, còn nhà Trịnh tiếng là giúp nhà Lê, mà thật ra là giặc của nhà Lê đó vậy. Các con cháu về sau nếu có đủ tài ra làm quan thì nên theo nhà Nguyễn, vị rằng tiền nhân nhà Nguyễn đều là trung nghĩa cả, thế nào về sau con cháu cũng Hưng vượng, nếu bất tài thì cứ lo chăm việc điền viên mà làm ăn, ai học được khá thông thì nên ra ứng thí cho phải khỏi đi lính và làm xâu, thế mới là con cháu nhà quan thanh bạch ; nhược bằng tham giàu sang rồi cứ a dua theo bọn gian hùng để mang tiếng chê cười về sau, thế là không phải nòi giống nhà ta đó vậy. Vì thế sau khi Ngài Bật Lượng mất rồi, con cháu Đích tôn Ngài là Bật Khang theo chúa Nguyễn vào Nam không trỡ về; nghe nói con cháu ông Bật Khang sau đó cũng có nhiều người làm quan với chúa Nguyễn. Xem thế thì chi trưởng con cháu Ngài Bật Lượng là trong Nam kia, còn các chi ở ta bây giờ là con cháu về chi thứ . Sự tích trên này thấy thân phụ tôi tức là tiến sỹ Nguyễn Hành chép để lại sợ lâu ngày mai một đi, nên phải chép vào đây. ( Hiện nay,Ở bia Quốc tử giám có bia của hai Tiến sỹ của dòng họ ta : Tiến sỹ Nguyễn Bật Lượng và tiến Sỹ Nguyễn Hành.)
Ngày 8/8/2010, vinh dự cho dòng họ ta UBND Tỉnh Hà Tĩnh đã cấp bằng khen chứng nhận nhà thờ họ ta là một trong những di tích văn hoá cần được bảo tồn vì nhờ những công lao đóng góp to lớn cho đất nước của tổ tiên ta trong đó có Ngài Tiến sỹ Nguyễn Bật Lượng.
( Hậu duệ Tiến sỹ Nguyễn Bật Lượng chép lại). Tôi post lên bài này chỉ mong được tìm thấy họ hàng của mình từ ngoài Bắc đến trong Nam để cho con cháu, anh em, chú bác đã thất lạc tìm lại được cội nguồn của mình. Mọi chi tiết liên hệ: Nhatminh_8@yahoo.com.vn ( Hậu duệ)
Từ xưa truyền lại rằng; Người ở làng Tiên xá Cương Gián Huyện Nghi xuân tên là Nguyễn Lưu. Tài lược hơn người lại tinh thông nghệ võ, khoảng niên hiệu Hồng Đức nhà Lê thi đậu khoa võ, được thăng làm chức Võ Lâm Quân Chỉ Huy Sứ . Lúc theo Vua đi đánh giặc trong Nam , Ngài có công to phá được quân địch ở núi Thần Dâu, đến khi khải hoàn làm lệ thưởng Tướng , Vua phong cho Ngài Tước Liệt Hầu. Vào khoảng niên hiệu Cảnh Thống, ở Tràng LaiHữu, Huyện La Giang châu Nghệ- an( Trang Lai Hữu là xã Lai Thạch, Huyện La Giang ( Huyện Anh sơn lúc bấy giờ) có một con voi Bạch ( Tường truyền voi ở trong núi Trà Sơn), quan tri châu huyện Nghệ an bắt không được, tâu vào Triều, Vua bèn sai Ngài về bắt, Ngài bắt được rồi kéo quân về đóng tại làng Nguyệt Xá, xã Nguyệt úc (tục gọi xã Nguyệt ao), để làm lệ Khánh hạ. Bấy giờ trong làng nguyệt xá có người con gái người họ Võ nhan sắc đẹp, Ngài bèn kết duyên với cô ta, đến sau sinh hạ ra ông Tú Lâm Công. Ông Tú Lâm Công vừa lớn lên thì Ngài Nguyễn Lưu mất, Vua nghĩ tới Ngài Nguyễn Lưu ngày trước có công lao với nước nhà , Bèn ban tặng cho Ngài tước Quận Công.
Cho nên đời sau cứ truyền xưng Ngài là quan Quận Lưu
Ông Tú Lâm Công lớn lên, cũng lấy người họ Võ ở làng Nguyệt xá (có người nói lấy người họ tổ), rồi làm nhà ở tại làng đó luôn, sinh được sáu người con cả trai và gái, con đầu là Ngài tiến sỹ Nguyễn Bật Lượng (Có người nói ; ông Tú Lâm Công lên ở tại xã Nguyệt úc, còn con cháu của ngài và trai đầu của ngài ra ở tại xã Bào Giang, Huyện Quỳnh Lưu ( Nghệ An), hình như khi ấy vì tránh loạn Lê,Trịnh nên mới ra ở tại ngoài đó)
Tiến sĩ nguyễn Bật Lượng thiên tư minh đạt, học rộng tài cao, mới lớn lên chừng17, 18 tuổi mà tiếng học giỏi đã đồn khắp Châu, Quận. Sau khi Ngài Tú Lâm Công mất rồi, lúc vừa hết tang, Bấy giờ nhà Mạc chiếm cứ lấy Đông kinh(tức là Hà nội bấy giờ), Vua nhà Lê chạy vào tỉnh Thanh Hoá mở khoa thi (Gọi là Chế khoa là khoa thi đặc cách) để lựa nhân tài, Ngài Bật Lượng nghĩ tiền nhân nhà Lê, bèn ra ứng thí , năm ấy là thuộc về niên hiệu gia thái thứ 5 nhà Lê ,tức là năm Đinh Sửu (dương lịch là năm1577), Ngài đậu tiến sỹ Đệ Nhị Giáp (Tức là đậu Hoàng Giáp), khoá ấy đậu 5 người, Ngài đậu thứ hai, các quan Lê Tú
Người Huyện Lôi Dương, Lê Phúc Nhạc người Huyện Kỳ Hoa , Hồ Bình Quốc người Huyện Thiên Lộc, Nguyễn Hoàn Từ người Huyện Thạch Xá là bạn đồng khoa với Ngài. Lúc vinh quy bèn làm nhà ở tại khoảng giữa thôn Mật (Can Lộc), sau được bổ làm quan TánTri Thừa Chinh sứ ở hai Lộ Thuận Hóa và Quảng Nam (Tức Quảng Bình, Quảng trị , Thừa Thiên Huế và Quảng Nam lúc bấy giờ), công việc làm nhiều điều ích lợi cho dân. Khoảng niên hiệu Quảng Hưng nhà Lê quan Thái úy Nguyễn Hoàng (tức là Đức Gia Dụ),cùng với Thái Uý (Kêu bằng cậu),là Trịnh Tùng hội quan các Chư hầu lại đánh giết nhà Mạc, rước Vua về Kinh, bấy giờ Vua với Ngài về Triều phong cho Ngài làm chức Thái Thường Tự Khanh (Chức ấy là coi việc tế tự). Chẳng bao lâu quan Nguyễn Hoàng vì già cáo quan về, Vua sai Nguyễn Phúc Nguyên ra thay thế để coi lấy tướng sĩ, Nguyễn Phúc Nguyên cùng với Trịnh Tùng có hiểm thích nhau, Nguyễn Phúc Nguyên phải vào giữ Nam châu ( Là những chổ Quảng Hóa , Thuận hoá , Định viễn tức là Quảng Bình và Quảng Nam, Quảng Nghĩa bấy giờ). Vì cớ ấy mà bầy tôi ở các chổ xa nổi lên(như ở Tây Phiên thì Võ thị, ở Bắc Bình thì Trần,..) mệnh cửa nhà Vua không còn uy quyền nữa, trong nước cái tình thế chia rẻ tranh dành nhau còn dài. Ngài Bật Lượng thấy tình thế như vậy, bền dâng sớ xin cáo quan về ;lúc ngài ở Triều về nhà, Triều đình ban tặng ngài rất nhiều vàng bạc, nhưng ngài đều khước từ không lấy. Ngài về nhà, chỉ lấy thú sách đèn làm vui,dạy con cháu học thánh kinh chuyên khuyên con cháu chăm cấy cày; thường hay cùng với các người cày ruộng và các ông lão nhà quê bàn về công việc cày ruộng và trồng dâu,hể có ai điều gì khuyết điểm thì Ngài bày vẽ cho người ta; lại thường có dặn con,cháu rằng, bây giờ nhà lê suy hèn đi rồi, các nhà Hùng cường thi nhau tranh quyền, cái loạn này không phải một, hai ngày đã yên được, nhà Nguyễn tuy thế lược hèn yếu nhưng vẫn có công to lớn với nhà Lê, còn nhà Trịnh tiếng là giúp nhà Lê, mà thật ra là giặc của nhà Lê đó vậy. Các con cháu về sau nếu có đủ tài ra làm quan thì nên theo nhà Nguyễn, vị rằng tiền nhân nhà Nguyễn đều là trung nghĩa cả, thế nào về sau con cháu cũng Hưng vượng, nếu bất tài thì cứ lo chăm việc điền viên mà làm ăn, ai học được khá thông thì nên ra ứng thí cho phải khỏi đi lính và làm xâu, thế mới là con cháu nhà quan thanh bạch ; nhược bằng tham giàu sang rồi cứ a dua theo bọn gian hùng để mang tiếng chê cười về sau, thế là không phải nòi giống nhà ta đó vậy. Vì thế sau khi Ngài Bật Lượng mất rồi, con cháu Đích tôn Ngài là Bật Khang theo chúa Nguyễn vào Nam không trỡ về; nghe nói con cháu ông Bật Khang sau đó cũng có nhiều người làm quan với chúa Nguyễn. Xem thế thì chi trưởng con cháu Ngài Bật Lượng là trong Nam kia, còn các chi ở ta bây giờ là con cháu về chi thứ . Sự tích trên này thấy thân phụ tôi tức là tiến sỹ Nguyễn Hành chép để lại sợ lâu ngày mai một đi, nên phải chép vào đây. ( Hiện nay,Ở bia Quốc tử giám có bia của hai Tiến sỹ của dòng họ ta : Tiến sỹ Nguyễn Bật Lượng và tiến Sỹ Nguyễn Hành.)
Ngày 8/8/2010, vinh dự cho dòng họ ta UBND Tỉnh Hà Tĩnh đã cấp bằng khen chứng nhận nhà thờ họ ta là một trong những di tích văn hoá cần được bảo tồn vì nhờ những công lao đóng góp to lớn cho đất nước của tổ tiên ta trong đó có Ngài Tiến sỹ Nguyễn Bật Lượng.
( Hậu duệ Tiến sỹ Nguyễn Bật Lượng chép lại). Tôi post lên bài này chỉ mong được tìm thấy họ hàng của mình từ ngoài Bắc đến trong Nam để cho con cháu, anh em, chú bác đã thất lạc tìm lại được cội nguồn của mình. Mọi chi tiết liên hệ: Nhatminh_8@yahoo.com.vn ( Hậu duệ)
TL: Gia phả đại tôn Nguyễn tộc ( cương Gián - Nghi xuân)
Tiến sỹ nguyễn bật Lãng một người con trung hiếu!
( Sở văn hoá thông tin Hà tĩnh)
Nguyễn Bật Lãng sinh ra tại làng Cương gián, Huyện Nghi xuân, trấn Nghệ an nay là ( Tĩnh Hà tĩnh) . Quê hương ông một vùng đất được bao bọc bởi sông núi và biển, trước làng là biển Đông phía sau là dãy Hồng lĩnh, dòng sông Phượng uốn lượn quanh làng. Cư dân nơi đất chất phác, cần cù chăm chỉ làm ăn, họ kiếm sống với nghề săn bắn, đánh cá và trồng trọt. Qua các Triều đại , vùng đất này đã cống hiến cho đất nước nhiều nhân tài, danh nhân kiệt xuất , trong đó có tiến sỹ Nguyễn Bật Lãng.
Nguyễn Bật Lãng ( còn gọi là Lượng) tên chữ là Bật Lãng, hiệu là Xuân sơn tiên sinh, sinh năm 1546 trong một gia đình có truyền thống nho học. Ông là huyền tôn của Lưu quận công Nguyễn Tướng Công làm quan trong triều Lê thời Hồng Đức( năm 1460 -1497), hậu duệ của ông nhiều người nổi danh như Nguyễn đình, tiến sỹ khoa Mậu thìn năm 1693 và La sơn phu tử Nguyễn Thiếp ở làng Nguyệt ao ( nay là xã Kim lộc huyện Can L ộc ), cử nhân Nguyễn Mông, cử nhân Nguyễn Bật Cát ở Đô uyên và tú tài Nguyễn Văn Trạc ở Cương Gián….
Theo truyền ngôn của dân làng thuở nhỏ ông nổi tiếng là một người thông minh học giỏi, khi ở quê những lúc rảnh rổi ông thường đến rừng trúc để ngắm cảnh làm thơ( rừng trúc là một danh thắng ở đất nghi xuân, đã được rất nhiều nhà thơ làm thơ tả về rừng trúc này như Nguyễn thiếp, Nguyễn Du .. giữa rừng trúc là một ngôi miếu cổ , bốn phía là loại trúc già đã hoá long). Ông nổi tiếng là người văn hay chử tốt bay bổng, thơ ông được được nhân dân vô cùng ngưỡng mộ và truyền tụng khắp làng, khi nhân dân trong làng có công cân thiết , họ lại đến ông xin chữ. Tuy vậy trên con đường bút nghiên của ông ko được may mắn như những người khác. Nguyễn Bật Lãng quyết định cùng gia đình di cư đến một vùng đất mới lập nghiệp, vợ chồng ông và năm con nhỏ dọc theo bờ biển đi về phía Bắc đến một cồn cát ven biển, thuộc tổng Đan Hải, huyện Nghi xuân, trấn Nghệ An thì dừng chân ở đó. Lúc bấy giờ nơi đây là một vùng hoang vu chưa có người sinh sống, gia đình ông cắm bốn cọc tre làm lều che mưa che nắng, cuộc sống gia đình nhờ vào quán nước nhỏ, người vợ tần tảo ngày đêm với nghề bán nước vối cho dân vạn chài đi biển để nuôi chồng con ăn học. Không phụ công người vợ hiền tần tảo, đảm đang, năm 1577 triều Lê tổ chức kỳ thi chế khoa, Nguyễn Bật Lãng tham dự và thi đậu " Đệ Nhất Giáp, Đệ Nhị danh tiến sỹ cập đệ". kỳ thi này được triều Lê đánh giá rất cao, trên bia tiến sỹ năm Đinh sửu (1577) ở Văn Miếu Quốc Tử Giám ghi : "Khí vận quốc gia quan hệ ở nhân tài, hay dở cốt ở khoa mục. Nước có nhiều nhân tài ắt sẻ đi tới thái bình thịnh trị".
Sau khi đậu tiến sỹ ông làm quan dưới triều Lê, giử chức Thái Thượng Tự Khanh, Nam tước, Phụng sai nhị xứ hùng nghĩa quân dinh.Trong cả cuộc đời mình, ông đã cống hiến tài,năng trí tuệ, sức lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Ông là một người con thông minh, tài trí, văn võ song toàn, hết mực trung thành với vua tôi. Đối với quê hương ông đã dành tất cả cuộc đời mình cho công cuộc khai dân lập ấp, mở mang dân trí, phát triển kinh tế vùng biển..
Nơi ông sinh sống là một vùng đất ngập mặn, chưa nắng đã khô chưa mưa đã ngập. Để giúp dân ổn định cuộc sống, ông tiến hành cho đào mương( gọi là Lạch đào) vừa chống úng vừa dẫn nước ngọt về trang, đồng thời đã tiến hành cho dân trồng cây chắn sóng tránh sự xâm lấn của biển. Từ một vùng cát hoang vu ông đã chiêu mộ dân khai khẩn hoang hoá ven biển, buổi sơ khai chỉ có vài gia đình sinh sống , theo thời giannơi đây ngày càng đông đúc lên lập thành trang Đô Uyên. Cảm tạ ơn đức của ông, sau khi mất triều đình đã ban cấp sắc phong , phong ông là Thị Lang, tước Bá, con cháu và dân Làng lập đền thờ ông ở 3 nơi trên huyện Nghi xuân đó là ở ven biển phái Đông gò án Khôi Nguyên ( trang Đô Uyên, nay là Xuân Yên), ở trang cam Lâm và ở Cương Gián quê ông. Hàng năm dân làng và dòng họ tổ chức tế lễ đầu xuân năm mới vào ngày giỗ 06/06 âm lịch.
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN BẬT LÃNG VỚI ĐẤT NƯỚC:
( tôi sẽ post sau)
( Sở văn hoá thông tin Hà tĩnh)
Nguyễn Bật Lãng sinh ra tại làng Cương gián, Huyện Nghi xuân, trấn Nghệ an nay là ( Tĩnh Hà tĩnh) . Quê hương ông một vùng đất được bao bọc bởi sông núi và biển, trước làng là biển Đông phía sau là dãy Hồng lĩnh, dòng sông Phượng uốn lượn quanh làng. Cư dân nơi đất chất phác, cần cù chăm chỉ làm ăn, họ kiếm sống với nghề săn bắn, đánh cá và trồng trọt. Qua các Triều đại , vùng đất này đã cống hiến cho đất nước nhiều nhân tài, danh nhân kiệt xuất , trong đó có tiến sỹ Nguyễn Bật Lãng.
Nguyễn Bật Lãng ( còn gọi là Lượng) tên chữ là Bật Lãng, hiệu là Xuân sơn tiên sinh, sinh năm 1546 trong một gia đình có truyền thống nho học. Ông là huyền tôn của Lưu quận công Nguyễn Tướng Công làm quan trong triều Lê thời Hồng Đức( năm 1460 -1497), hậu duệ của ông nhiều người nổi danh như Nguyễn đình, tiến sỹ khoa Mậu thìn năm 1693 và La sơn phu tử Nguyễn Thiếp ở làng Nguyệt ao ( nay là xã Kim lộc huyện Can L ộc ), cử nhân Nguyễn Mông, cử nhân Nguyễn Bật Cát ở Đô uyên và tú tài Nguyễn Văn Trạc ở Cương Gián….
Theo truyền ngôn của dân làng thuở nhỏ ông nổi tiếng là một người thông minh học giỏi, khi ở quê những lúc rảnh rổi ông thường đến rừng trúc để ngắm cảnh làm thơ( rừng trúc là một danh thắng ở đất nghi xuân, đã được rất nhiều nhà thơ làm thơ tả về rừng trúc này như Nguyễn thiếp, Nguyễn Du .. giữa rừng trúc là một ngôi miếu cổ , bốn phía là loại trúc già đã hoá long). Ông nổi tiếng là người văn hay chử tốt bay bổng, thơ ông được được nhân dân vô cùng ngưỡng mộ và truyền tụng khắp làng, khi nhân dân trong làng có công cân thiết , họ lại đến ông xin chữ. Tuy vậy trên con đường bút nghiên của ông ko được may mắn như những người khác. Nguyễn Bật Lãng quyết định cùng gia đình di cư đến một vùng đất mới lập nghiệp, vợ chồng ông và năm con nhỏ dọc theo bờ biển đi về phía Bắc đến một cồn cát ven biển, thuộc tổng Đan Hải, huyện Nghi xuân, trấn Nghệ An thì dừng chân ở đó. Lúc bấy giờ nơi đây là một vùng hoang vu chưa có người sinh sống, gia đình ông cắm bốn cọc tre làm lều che mưa che nắng, cuộc sống gia đình nhờ vào quán nước nhỏ, người vợ tần tảo ngày đêm với nghề bán nước vối cho dân vạn chài đi biển để nuôi chồng con ăn học. Không phụ công người vợ hiền tần tảo, đảm đang, năm 1577 triều Lê tổ chức kỳ thi chế khoa, Nguyễn Bật Lãng tham dự và thi đậu " Đệ Nhất Giáp, Đệ Nhị danh tiến sỹ cập đệ". kỳ thi này được triều Lê đánh giá rất cao, trên bia tiến sỹ năm Đinh sửu (1577) ở Văn Miếu Quốc Tử Giám ghi : "Khí vận quốc gia quan hệ ở nhân tài, hay dở cốt ở khoa mục. Nước có nhiều nhân tài ắt sẻ đi tới thái bình thịnh trị".
Sau khi đậu tiến sỹ ông làm quan dưới triều Lê, giử chức Thái Thượng Tự Khanh, Nam tước, Phụng sai nhị xứ hùng nghĩa quân dinh.Trong cả cuộc đời mình, ông đã cống hiến tài,năng trí tuệ, sức lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Ông là một người con thông minh, tài trí, văn võ song toàn, hết mực trung thành với vua tôi. Đối với quê hương ông đã dành tất cả cuộc đời mình cho công cuộc khai dân lập ấp, mở mang dân trí, phát triển kinh tế vùng biển..
Nơi ông sinh sống là một vùng đất ngập mặn, chưa nắng đã khô chưa mưa đã ngập. Để giúp dân ổn định cuộc sống, ông tiến hành cho đào mương( gọi là Lạch đào) vừa chống úng vừa dẫn nước ngọt về trang, đồng thời đã tiến hành cho dân trồng cây chắn sóng tránh sự xâm lấn của biển. Từ một vùng cát hoang vu ông đã chiêu mộ dân khai khẩn hoang hoá ven biển, buổi sơ khai chỉ có vài gia đình sinh sống , theo thời giannơi đây ngày càng đông đúc lên lập thành trang Đô Uyên. Cảm tạ ơn đức của ông, sau khi mất triều đình đã ban cấp sắc phong , phong ông là Thị Lang, tước Bá, con cháu và dân Làng lập đền thờ ông ở 3 nơi trên huyện Nghi xuân đó là ở ven biển phái Đông gò án Khôi Nguyên ( trang Đô Uyên, nay là Xuân Yên), ở trang cam Lâm và ở Cương Gián quê ông. Hàng năm dân làng và dòng họ tổ chức tế lễ đầu xuân năm mới vào ngày giỗ 06/06 âm lịch.
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN BẬT LÃNG VỚI ĐẤT NƯỚC:
( tôi sẽ post sau)
TL: Gia phả đại tôn Nguyễn tộc ( cương Gián - Nghi xuân)
Lại nói chuyện về gia phả , nhiều tài liệu do tác giả viết gần đây là một số dòng họ mang gốc trung quốc , điều này không đúng , nước ta có 56 dân tộc , người giao chỉ có mà người trung quốc hay nói tới có ngón chân cái troãi ra chỉ là một dân tộc ít người , người Trung Quốc xưa kia đô hộ họ nói , người gốc nước Nam phải có ngón chân troãi ra như người giao chỉ ,còn các anh , chị bây giờ là người tàu hoặc tàu lai hết , đây là kế sách đồng hoá dân tộc của người xưa khi đô hộ nước ta , theo tôi được biết 8 họ sau đây người Việt Nam chính gốc , còn một số dòng họ khác tôi chưa có tư liệu đầy đủ :
Theo tư liệu của tôi ở Nghè Giáp thuộc thôn cổ định tỉnh Thanh Hoá được ghi lại như sau : " 8 họ tại Cổ Định được khai phá , có vị " tiên công khai phá " từ nhiều thế kỉ trước Công Nguyên ở Chạ Nưa . Văn tế Thánh có đoạn :
" Sơ canh khai phá
Thập vị tiên công
Lê , Hứa , Nguyễn , Hoàng
Doãn, Phan , Ngô, Trịnh
Viễn sơn nhi định
Cận thuỷ tất thành
Thế thế quảng canh
Niên niên đại chúng......"
(Tài liệu này đã được giáo sư sử học Đinh xuân Lâm giới thiệu trong cuốn Cội nguồn tập 2 , do câu lạc bộ UNESCO Thông tin các dòng họ xuất bản,Hà Nội 1997 , trang 50-55).Giáo sư Lâm cho là chạ kẻ nưa đã có rất lâu vào" Các đời Vua Hùng xa xưa "(trang 50 ).Chạ kẻ nưa sau gọi là Giáp cá Na , rồi Hương cổ Na, nay là thôn Cổ Định thuộc xã Tân Minh , huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá .
Theo tư liệu của tôi ở Nghè Giáp thuộc thôn cổ định tỉnh Thanh Hoá được ghi lại như sau : " 8 họ tại Cổ Định được khai phá , có vị " tiên công khai phá " từ nhiều thế kỉ trước Công Nguyên ở Chạ Nưa . Văn tế Thánh có đoạn :
" Sơ canh khai phá
Thập vị tiên công
Lê , Hứa , Nguyễn , Hoàng
Doãn, Phan , Ngô, Trịnh
Viễn sơn nhi định
Cận thuỷ tất thành
Thế thế quảng canh
Niên niên đại chúng......"
(Tài liệu này đã được giáo sư sử học Đinh xuân Lâm giới thiệu trong cuốn Cội nguồn tập 2 , do câu lạc bộ UNESCO Thông tin các dòng họ xuất bản,Hà Nội 1997 , trang 50-55).Giáo sư Lâm cho là chạ kẻ nưa đã có rất lâu vào" Các đời Vua Hùng xa xưa "(trang 50 ).Chạ kẻ nưa sau gọi là Giáp cá Na , rồi Hương cổ Na, nay là thôn Cổ Định thuộc xã Tân Minh , huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá .
- jangdonggun
- Nhất đẳng
- Bài viết: 248
- Tham gia: 09:35, 10/08/10
TL: Gia phả đại tôn Nguyễn tộc ( cương Gián - Nghi xuân)
Theo thống kê, có tới 38,4% người Việt mang họ Nguyễn. Xin các bác giúp thông tin (hoặc thread) về nguồn gốc họ này ở Việt Nam. Cảm ơn các bác!
The top 10 surnames cover more than 80% of population.
1. Nguyễn (38.4%)
2. Trần (11%)
3. Lê (9.5%)
4. Phạm (7.1%)
5. Huỳnh/Hoàng (5.1%)
6. Phan (4.5%)
7. Vũ/Võ (3.9%)
8. Đặng (2.1%)
9. Bùi (2%)
10. Đỗ (1.4%)
11. Hồ (1.3%)
12. Ngô (1.3%)
13. Dương (1%)
14. Lý (0.5%)
Source: Họ Và Tên Người Việt Nam ("Vietnamese Family and Personal Names"), compiled by Professor Le Trung Hoa, Social Sciences Publishing House (2005).
(theo Wikipedia)
Theo tôi nguồn này chưa đầy đủ và độ chính xác ko cao.
The top 10 surnames cover more than 80% of population.
1. Nguyễn (38.4%)
2. Trần (11%)
3. Lê (9.5%)
4. Phạm (7.1%)
5. Huỳnh/Hoàng (5.1%)
6. Phan (4.5%)
7. Vũ/Võ (3.9%)
8. Đặng (2.1%)
9. Bùi (2%)
10. Đỗ (1.4%)
11. Hồ (1.3%)
12. Ngô (1.3%)
13. Dương (1%)
14. Lý (0.5%)
Source: Họ Và Tên Người Việt Nam ("Vietnamese Family and Personal Names"), compiled by Professor Le Trung Hoa, Social Sciences Publishing House (2005).
(theo Wikipedia)
Theo tôi nguồn này chưa đầy đủ và độ chính xác ko cao.
TL: Gia phả đại tôn Nguyễn tộc ( cương Gián - Nghi xuân)
Không phải bất cứ tên họ nào của người Việt cũng là họ của Tàu. Tuy nhiên, đa số tên họ mà người Việt có, đều là họ của người Tàu. Ðiều đó không có nghĩa ta là Tàu, mà chỉ có nghĩa ta đã bắt chước hay bị bắt buộc nhận tên họ của Tàu, vì ảnh hưởng văn hóa, vì các cuộc hôn nhân dị chủng. Sau đây là nguồn gốc các tên họ phổ biến nhất tại Việt Nam.
ÂU => Theo sách Đường Thư Tể Tướng Thế Hệ Biểu, Vô Cương chắt đời thứ 7 của Câu Tiễn được ban cho đất ở núi Âu Dư Sơn để cai trị. Do vậy, một số cháu chắt Vô Cương đã nhận họ Âu và chọn đất Bình Dương, tỉnh Thiểm Tây để cư ngụ, một số khác nhận họ kép Âu Dương vì ở đó có ngọn núi Âu Dương. Dòng họ Âu Dương cư ngụ tại 2 tỉnh Giang Tô và Sơn Đông.
BÙI => Theo sách Thông Chí Thị Tộc Lược, ông Bá Khôi, thời vua Đại Vũ nhà Hạ, được ban cho đất ở làng Bùi. Con cháu ông Bá Khôi nhận tên làng Bùi làm tên họ. Dòng họ Bùi ban đầu cư ngụ tại tỉnh Hà Đông, phía đông sông Hoàng Hà.
CAO => Theo Quảng Vận, đời Chu, con cháu của Kỷ Thái Công được ban cho nước Cao để cai trị. Cháu chắt đã nhận tên nước Cao làm tên họ. Dòng họ Cao ban đầu cư ngụ tại tỉnh Sơn Đông.
CHU => Thời xưa, nước Tàu có nước nhỏ gọi là Chu, do Thái Vương cai trị. Con là Văn Vương nối nghiệp, nhận tên Chu làm tên họ nên gọi là Chu Văn Vương. Ban đầu, dòng họ Chu cư ngụ tại Thiểm Tây, sau lan dần sang Hà Nam.
CUNG => Theo sách Tính Thị Khảo Lược do Trần Đình Vi viết vào đời nhà Thanh, Huy là con thứ 5 của Hoàng Đế đã sáng chế ra cây cung nên được ban cho đất Trương để cai trị. Con cháu đã nhận chữ Cung và Trương làm tên họ. Theo sách Vạn Tính Thống Phổ, Thúc Cung làm quan đại phu nước Lỗ ở tỉnh Sơn Đông. Cháu chắt đã nhận chữ Cung làm tên họ. Gia tộc họ Cung phát triển ở vùng Sơn Tây. Vào thời Nam Bắc Triều, nhiều họ Cung đổi sang họ Trương để tránh bị bạc đãi.
QUAN => Theo sách Cổ Kim Tính Thị Biện Chứng, họ Quan do tên chức quan canh gác cung điện nhà Chu. Quan Chí Cơ, giữ chức Đại Phu nước Ngu, là người đầu tiên nhận họ Quan. Dòng họ Quan tập trung nhiều ở tỉnh Sơn Tây là nơi ngày xưa có nước Ngu.
DOÃN => Ban đầu từ Doãn để chỉ bộ lạc cổ gọi là rợ Nhung. Khi người Nhung cư ngụ trong lãnh thổ Hán, bị đồng hóa thì người Nhung đã nhận tên bộ tộc Doãn làm tên họ.
DƯ => Theo sách Nguyên Hà Tính Toản của Lâm Bảo, viết vào đời Đường (618-907), người sáng lập họ Dư là Do Dư làm quan đời nhà Tần. Con cháu nhận tên ông làm tên họ. Trong Hán văn, hình dạng chữ Dư và chữ Xa rất giống nhau nên vào đời nhà Đường, vì viết lầm họ Dư ra họ Xa, nên từ đó nước Tàu có thêm họ Xa.
DƯƠNG => Theo sách Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, họ Dương là chi nhánh của họ kép Dương Thiệt, và bắt đầu xuất hiện thời Xuân Thu- Chiến Quốc. Dòng tộc họ Dương ban đầu cư ngụ tại Sơn Tây, sau di chuyển qua Thái Sơn tỉnh Sơn Đông.
ĐÀO => Họ Đào bắt nguồn từ chức quan gọi là Đào Chính. Đào Chính là chức quan trông coi việc chế tạo đồ gốm cho cung điện nhà Chu. Người đầu tiên giữ chức quan Đào Chính là ông Ngu, con cháu ông lấy từ Đào làm tên họ. Trong Hán tự, đào có nghĩa là đồ gốm.
ĐẶNG => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Đặng là chi nhánh của họ Mạn. Đặng là tên nước. Cuối đời Thương, con cháu của Kim Thiên Thị được ban cho đất Đặng để cai trị. Do vậy, cháu chắt đã nhận tên Đặng làm tên họ. Dòng họ Đặng cư ngụ tại Hà Nam là nơi xưa kia có nước Đặng.
ĐINH =>Họ Đinh rất phổ biến tại Trung Quốc, theo Vạn Tính Thống Phổ và Thông Chí Thị Tộc Lược được viết vào đời Tống (960-1279), họ Đinh là chi nhánh của họ Khương, thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Vào đời nhà Chu, hậu duệ của Hoàng Đế nhận chữ Đinh làm tên họ. Dòng tộc Đinh ban đầu cư ngụ tại tỉnh Sơn Đông.
ĐOÀN => Theo Nguyên Hà Tính Toản, Đoàn là tên của giống dân du mục mà người Hán gọi là rợ Hồ. Khi họ định cư tại đất Hán vào đời hậu Chu (947-950), họ nhận tên Đoàn làm tên họ. Theo sách Sử Ký Ngụy Thế Gia, họ Đoàn là chi nhánh của họ kép Đoàn Can. Đoàn Can là tên ấp nằm trong nước Ngụy và ông tổ của dòng họ này là Đoàn Can Mộc. Dòng họ Đoàn và Đoàn Can ban đầu cư ngụ tại Sơn Tây và Hồ Bắc là nơi xưa kia có nước Ngụy.
ĐỖ, PHẠM => Theo Nguyên Hà Tính Toản và Lộ Sử, Lưu Luy thuộc dòng Đường Đế Nghiêu. Lưu Luy lập ra nước Đường nay ở Sơn Tây và người ta thường gọi là Đường Đỗ Thị. Vào triều đại nhà Chu, Chu Thành Vương chiếm nước Đường. Một người cháu Lưu Luy được cấp đất Đỗ Thành ở Tây An tỉnh Thiểm Tây và được phong tước Đỗ Bá. Do vậy, con cháu nhận tên Đỗ làm tên họ. Đất Đỗ Thành lại bị Chu Tuyên Vương chiếm và con của Đỗ Bá là Đỗ Thấp Thúc chạy sang nước Tấn, được phong chức Sĩ Sư nên đổi họ Đỗ thành họ Sĩ. Đến đời chắt của ông này là Sĩ Hội được ban cho đất Phạm, gọi là Phạm Ấp để cai trị, nên đã đổi họ Sĩ ra họ Phạm. Dòng họ Phạm phát triển mạnh tại tỉnh Sơn Tây.
GIANG => Theo Nguyên Hà Tính Toản, chắt vua Chuyên Húc là Bá Khôi được ban cho đất Giang Lăng để cai trị. Vào thời Xuân Thu, nước Giang bị nước Sở thôn tính, cháu chắt Bá Khôi đã chọn tên Giang làm tên họ để tưởng nhớ nước Giang.
GIÁP => Theo Phong Tục Thông, họ Giáp bắt nguồn từ họ kép Giáp Phụ và Giáp Phụ là tên nước.
HÀ/HÀN => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Hà có từ đời nhà Tần, là chi nhánh của họ Hàn, thuộc dòng dõi Chu Văn Vương. Người lập nên họ Hà là Hàn An, sống ở nước Hàn nay ở tỉnh Sơn Tây. Khi Tần Thủy Hoàng chiếm nước Hàn, Hàn An trốn sang Giang Tô và đổi thành họ Hà. Dòng họ Hà sinh sống dọc theo sông Dương Tử và sông Hoài chảy qua hai tỉnh Giang Tô và An Huy.
HOÀNG => Theo Nguyên Hà Tính Toản, Hoàng là tên đất. Chu Vũ Vương cho con cháu Lục Chung đất Hoàng ở Hà Nam để cai trị. Nước Hoàng bị nước Sở Chiếm, con cháu Lục Chung nhận từ Hoàng làm tên họ để tưởng nhớ nước Hoàng.
HỒ => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Hồ thuộc dòng dõi Đế Thuấn, và người lập nên họ Hồ là Hồ Công Mãn. Họ Hồ là chi nhánh của họ Trần. Hồ Công Mãn được Chu Vũ Vương ban cho đất Trần để cai trị. Khi Hồ Công Mãn chết, con cháu lấy họ Hồ để tưởng nhớ người sáng lập nước Trần. Dòng họ Hồ cư ngụ tại Hồ Bắc.
KHỔNG => Họ Khổng thuộc dòng dõi Hoàng Đế, theo Quảng Vận, họ Khổng là chi nhánh của họ Tử. Con của Đế Cốc đã nhận chữ Tử làm tên họ. Đến đời vua Thành Thang (1766-1753 TCN), một người chắt Đế Cốc được giữ chức Thái Ất. Do vậy, con cháu đã phối hợp chữ Tử và Ất, tạo thành chữ Khổng để làm tên họ. Người đầu tiên nhận họ Khổng là Khổng Phú Gia.
KHUẤT => Theo Thượng Hữu Lục và Vạn Tính Thống Phổ, Khuất là tên đất gọi là Khuất Ấp. Con của Chu Vũ Vương được ban cho Khuất Ấp để cai trị. Cháu chắt đã nhận địa danh Khuất làm tên họ. Dòng họ Khuất ban đầu cư ngụ tại Hà Nam.
KHÚC => Theo Vạn Tính Thống Phổ và Thông Chí Thị Tộc Lược, họ Khúc thuộc dòng dõi Chu Văn Vương. Con của Mục Hầu nước Tấn được ban cho đất gọi là Khúc Ốc. Do vậy, con cháu đã nhận họ Khúc. Dòng họ Khúc cư ngụ tại Thiểm Tây là nơi xưa kia có đất Khúc.
KIỀU => Theo Nguyên Hà Tính Toản, và Vạn Tính Thống Phổ, họ Kiều là chi nhánh của họ Cơ, thuộc dòng dõi Hoàng Ðế. Theo hai sách này, Hoàng Ðế chết, được chôn ở núi Kiều Sơn nên con cháu nhận tên núi Kiều làm tên họ. Dòng dõi họ Kiều cư ngụ tại Sơn Tây.
LẠI => Theo Tính Thị Khảo Lược, Lại là tên nước thời Xuân Thu. Người nước Lại lấy tên nước làm tên họ. Dòng dõi họ Lại đầu tiên cư ngụ tại tỉnh Hà Nam.
LÂM => Theo Lộ Sử và Nguyên Hà Tính Toản, họ Lâm là chi nhánh họ Tử thuộc dòng dõi vua Thành Thang. Người đầu tiên nhận họ Lâm là Tỷ Can. Tỷ Can bị Trụ Vương giết, con Tỷ Can trốn vào rừng. Về sau Chu Vũ Vương ban cho con Tỷ Can đất Bá Lăng, nay ở Hà Bắc và ban cho tên họ Lâm. Dòng họ Lâm ban đầu cư ngụ tại Hà Bắc, sau lan sang Sơn Đông và Hà Nam.
LÊ => Có 2 tài liệu nói về họ Lê. Theo sách Phong Tục Thông, dưới triều vua Thiếu Hạo (2598-2513 TCN), có nhóm quan gồm 9 người gọi là Cửu Lê. Con cháu các quan này đã nhận chữ Lê làm tên họ. Theo Lộ Sử và Nguyên Hà Tính Toản, Lê là tên nước đời nhà Thương. Khi nhà Thương bị diệt, nước Lê thuộc nhà Chu. Con cháu Đường Đế Nghiêu được phong tước Lê Hầu. Do vậy con cháu đã lấy tên tước Lê làm tên họ. Dòng họ Lê ban đầu cư ngụ tại Sơn Đông là nơi khi xưa có nước Lê.
LƯU => Họ Lưu thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Theo sách Thông Chí Tính Tộc Lược, cháu chắt của Đường Đế Nghiêu được ban cho đất Lưu, nay ở tỉnh Hà Bắc để cai trị. Cháu chắt đã nhận tên đất Lưu làm tên họ. Nhưng theo sách Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, Lưu là tên huyện. Một người cháu chắt Chu Văn Vương làm quan đại phu, được ban cho đất Lưu Ấp. Con cháu đã nhận tên đất Lưu làm tên họ.
LƯƠNG=> Theo sách Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, họ Lương thuộc thị tộc Doanh. Con của Tần Trọng được ban cho đất Hạ Dương và được phong tước Lương Bá. Cháu chắt Lương Bá nhận tên Lương làm tên họ. Một tài liệu khác cho rằng thời Bắc Ngụy, vua Hiếu Văn Đế ra nhiều sắc lệnh cải cách xã hội Tàu, trong đó có lệnh bắt đổi họ ba chữ Bạt Liệt Lan thành họ Lương.
LÝ => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Lý (nghĩa: cây mận) là chi nhánh của họ Lý (nghĩa: thớ thịt). Cả hai họ này có ông tổ chung là Chuyên Húc. Cửu Dao là cháu Chuyên Húc giữ chức Lý Quan tức quan án nên Cửu Dao đổi sang họ Lý (nghĩa: thớ thịt). Đến đời Thương, Lý Trưng phạm tội bị Trụ Vương đuổi khỏi nước và chết, con là Lý Lợi Trinh sống sót nhờ ăn trái cây gọi là Mộc Tử. Để ghi nhớ sự kiện này, ông ghép chữ Mộc và chữ Tử thành chữ Lý( nghĩa: cây mận) để làm tên họ. Dòng họ Lý cư ngụ tại Hà Bắc.
MA => Có 2 tài liệu nói về họ Ma. Theo sách Phong Tục Thông, thì Ma Anh làm quan đại phu nước Tề, con cháu nhận tên Ma làm tên họ. Theo sách Tính Thị Khảo Lược, quan đại phu nước Sở được ban cho đất Ma gọi là Ma Ấp để cai trị. Cháu chắt đã nhận chữ Ma làm tên họ. Dòng họ Ma cư ngụ tại Hà Bắc là nơi xưa kia có nước Ma.
MÃ => Họ Mã rất phổ thông tại Trung Quốc và đặc biệt đa số người họ Mã theo Hồi Giáo. Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Mã là chi nhánh của họ Doanh, thuộc dòng dõi Chuyên Húc. Người sáng lập dòng họ Mã là Triệu Xa. Triệu Xa giữ chức Mã Phục Quân là chức quan trông coi việc thuần thục ngựa cho kỵ binh thời Chiến Quốc. Con cháu Triệu Xa đã nhận tên chức quan Mã làm tên họ. Dòng họ Mã cư ngụ tại vùng Thiểm Tây.
MẠC => Theo Tính Thị Khảo Lược, Mạc là tên thành. Vua Chuyên Húc xây Mạc Thành. Cư dân trong Mạc Thành đã lấy chữ Mạc làm tên họ. Dòng họ Mạc cư ngụ nhiều tại Hà Bắc là nơi xưa kia đã xây Mạc Thành. Thuyết thứ hai cho rằng, họ Mạc là do tên chức vụ công quyền: chức Mạc Ngao. Khuất Nguyên của nước Sở giữ chức vụ này nên con cháu đã lấy chữ Mạc làm tên họ.
MAI => Theo Đường Thư Tể Tướng Thế Hệ Biểu, họ Mai là chi nhánh của họ Tử. Mai là tên đất. Vào đờI nhà Thương, người anh của Thái Đinh được ban cho đất Mai và được phong tước Mai Bá. Con cháu đã nhận tên đất Mai làm tên họ. Dòng họ Mai cư ngụ tại Hà Nam.
NGHIÊM => Họ Nghiêm xuất phát từ họ Trang, thuộc dòng tộc Trang Vương nước Sở. Theo Nguyên Hà Tính Toản, khi Trang Vương mất, con cháu đã nhận tên Trang làm tên họ. Theo Tính Thị Khảo Lược, vì tránh tên húy của Hán Minh Đế nên ông Trang Quang đã đổi sang họ Nghiêm. Từ đó nảy sinh dòng họ Nghiêm. Dòng họ này phát triển mạnh tại tỉnh Chiết Giang.
NGÔ => Vào thời Xuân Thu-Chiến Quốc, phía nam sông Dương Tử là vùng Giang Nam. Vùng này là lãnh thổ của nước Ngô. Theo Thông Chí Thị Tộc Lược, dân chúng nước Ngô đã nhận tên Ngô làm tên họ. Dòng họ Ngô ban đầu cư ngụ tại tỉnh Giang Tô là nơi có nước Ngô. Sau này, người họ Ngô cũng cư ngụ tại Chiết Giang và Sơn Đông.
NGUYỄN => Theo hai tài liệu Nguyên Hà Tính Toản và Vạn Tính Thống Phổ, đời nhà Thương có nước Nguyễn. Cư dân nước này nhận tên Nguyễn làm tên họ. Nhiều người dòng họ Nguyễn cư ngụ tại tỉnh Hồ Nam.
NÔNG => Theo Vạn Tính Thống Phổ, họ Nông bắt nguồn từ Thần Nông Thị. Vua Thần Nông dậy dân làm ruộng nên dân chúng nhận tên Nông làm tên họ.
ÔNG => Theo Nguyên Hà Tính Toản và Tính Thị Khảo Lược, họ Ông thuộc dòng Chu Văn Vương. Con Chu Văn Vương là Chu Chiêu Vương được ban cho đất Ông để cai tri. Con cháu đã nhận tên họ Ông. Tại đất Ông có ngọn núi tên là Ông Sơ Dòng họ Ông cư ngụ tại Chiết Giang.
PHẠM Xem họ ĐỖ.
PHAN => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Phan thuộc dòng tộc Chu Văn Vương. Chu Văn Vương cho chắt của mình là Chu Chí Tôn vùng đất gọi là Phan Ấp để cai trị. Con cháu Chí Tôn đã nhận tên Phan làm tên họ. Ban đầu dòng họ Phan cư ngụ tại Thiểm Tây, sau lan ra An Huy và Chiết Giang.
PHÓ => Theo Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, người sáng lập dòng họ Phó là quan Thừa Tướng của vua Vũ Tính nhà Thương. Ông cư ngụ tại đất Phó Nghiễm, nay là tỉnh Sơn Tây. Con cháu đã nhận tên Phó làm tên họ. Dòng họ Phó cư ngụ tại Hà Bắc và Sơn Đông.
PHÙNG => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Phùng thuộc dòng dõi Chu Văn Vương. Người con thứ 15 của vua này là Tất Công Cao được ban cho đất Phùng, gọi là Phùng Ấp để cai trị. Con cháu đã nhận tên Phùng làm tên họ. Dòng dõi họ Phùng cư ngụ tại Hà Nam và Sơn Tây.
QUÁCH => Theo Tính Thị Khảo Lược, họ Quách có từ đời nhà Hạ. Thời nhà Hạ dân chúng sống trong khu vực có tường lũy bao quanh gọi là Quách. Dân chúng lấy tên Quách làm tên họ. Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Quách là chi nhánh của họ Cơ, thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Con thứ tư của Chu Văn Vương được ban cho đất Quách để cai trị nên con cháu nhận tên Quách làm tên họ. Dòng họ Quách phát triển mạnh tại Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây là nơi xưa kia có nước Quách.
SƠN => Theo Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo và Thông Chí Thị Tộc Lược, Sơn là tên một chức quan đời nhà Chu gọi là Sơn Sư. Quan Sơn Sư trông coi việc thu thuế lâm và ngư nghiệp. Con cháu nhận tên chức quan Sơn làm tên họ.
TẠ => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tạ là chi nhánh của họ Khương, thuộc dòng dõi Viêm Đế. Tạ là tên nước. Thân Bá là anh em rể của Chu Tuyên Vương được ban cho đất Tạ nên con cháu Thân Bá đã nhận tên Tạ làm tên họ. Đất Tạ nay ở tỉnh Sơn Đông.
TĂNG => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tăng là chi nhánh của họ Từ, thuộc dòng dõi vua Đại Vũ đời nhà Hạ. Khi Thiếu Khang hồi phục nhà Hạ, ông ban đất Khoái cho con út của ông là Khúc Liệt để lập nên nước Khoái. Nước Khoái bị diệt, họ hàng chạy sang nước Lỗ và để tưởng nhớ nước Khoái, con cháu đã lấy chữ Khoái nhưng bỏ bớt ngữ căn Ấp để thành chữ Tăng làm tên họ. Dòng họ Tăng phát triển mạnh tại Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông.
THÁI => Theo Tính Thị Tầm Nguyên, họ Thái là do họ kép Thái Thúc mà ra. Họ Thái Thúc là chi nhánh của họ Cơ, thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Người lập ra họ Thái Thúc là Thái Thúc Nghĩa. Con cháu đã nhận Thái Thúc làm tên họ. Họ Thái Thúc ban đầu ở Hà Nam, Hà Bắc, sau phát triển ở Sơn Đông.
THÂN => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Thân là chi nhánh họ Khương, thuộc dòng tộc Viêm Đế. Thân Lã được ban cho đất Thân để cai trị và được tước Thân Bá. Cháu chắt Thân Lã đã nhận địa danh Thân làm tên họ.
TÔ => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tô thuộc dòng dõi Chuyên Húc. Đời nhà Hạ, Côn Ngô được ban cho đất Tô Thành nên con cháu đã lấy họ Tô. Đầu tiên, họ Tô cư ngụ tại Hà Nam. Sang đời Chu, họ rời về Cam Túc.
TÔN => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tôn bắt nguồn từ tên chức quan gọi là Tôn Bá. Chức quan này trông coi việc tế tự trong triều đình nhà Chu. Con cháu đã nhận tên chức quan làm tên họ. Họ Tôn cư ngụ tại phía đông sông Dương Tử, trong vùng gọi là Hà Đông.
TỐNG => Theo Vạn Tính Thế Phổ, họ Tống là chi nhánh của họ Tử và Tống là địa danh nước Tống. Chu Vũ Vương ban đất Tống cho Vi Tử Khải là con út của Đế Ất. Nước Tống bị nước Sở chiếm. Dân nước Tống nhận tên Tống làm tên họ. Họ Tống cư ngụ tại tỉnh Hà Nam.
TRẦN => Theo Thông Chí Thị Tộc Lược và Nguyên Hà Tính Toản, họ Trần là do tên nước Trần. Chu Vũ Vương cho Quỳ Mãn hay còn gọi là Hồ Công Mãn đất Trần nay ở tỉnh Hà Nam để cai trị. Mười thế hệ sau, cháu chắt Hồ Công Mãn bỏ đất Trần đi nơi khác để tránh binh biến. Để tưởng nhớ đất cũ, họ đã nhận tên nước Trần làm tên họ. Dòng dõi họ Trần cư ngụ nhiều tại tỉnh Hà Nam và Sơn Đông.
TRIỆU => Theo sách Bách Gia Tính xuất bản thời Bắc Tống, họ Triệu được con cháu đặt ra để tưởng nhớ vị sáng lập triều đại Bắc Tống là Triệu Khuông Dận. Theo sách Nguyên Hà Tính Toản, Triệu là tên vùng đất gọi là Triệu Thành. Đời nhà Chu, Tạo Phủ được ban cho đất Triệu Thành nên đã nhận chữ Triệu làm tên họ. Dòng họ Triệu cư ngụ tại Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây
TRỊNH => Theo Nguyên Hà Tính Toản, Trịnh là tên nước. Đời vua Chu Tuyên Vương, Chu Hữu được ban cho đất Trịnh. Con cháu nhận tên Trịnh làm họ. Dòng họ Trịnh cư ngụ tại huyện Trịnh tỉnh Hà Nam.
TRƯƠNG => Theo Tính Thị Khảo Lược và Nguyên Hà Tính Toản, họ Trương thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Người con thứ 5 là Huy sáng chế ra cây cung. Muốn bắn cung phải trương dây cung. Vì vậy, chữ Trương gồm 2 chữ Cung và Trường ghép lại. Một số cháu chắt ông Huy lấy từ Cung, số khác lấy từ Trương làm tên họ. Dòng họ Trương cư ngụ tại Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây.
TỪ => Theo Nguyên Hà Tính Toản, ông tổ họ Từ là Bá Khôi. Bá Khôi là quan đại thần của Đế Thuấn. Vua Đại Vũ nhà Hạ ban nước Từ cho con cháu Bá Khôi cai trị. Nước Từ bị nước Sở chiếm nên cháu chắt Bá Khôi đã nhận tên Từ làm tên họ để tưởng nhớ quê hương cũ. Dòng họ Từ cư ngụ tại tỉnh Hà Nam.
VĂN => Theo Phong Tục Thông, họ Văn thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Sau khi Chu Văn Vương chết, con cháu đã nhận chữ Văn làm tên họ.
VŨ/VÕ => Có 2 tài liệu về họ Vũ. Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Vũ là chi nhánh của họ Cơ và người sáng lập dòng họ này là Cơ Vũ, con của Chu Bình Vương. Theo Phong Tục Thống, họ Vũ thuộc dòng dõi Tống Vũ Công thời Xuân Thu. Con cháu đã nhận tên Vũ làm họ để tưởng nhớ ông tổ Tống Vũ Công. Dòng họ Vũ cư ngụ tại Thái Nguyên, Sơn Tây và Giang Tô.
VU => Họ Vương rất phổ thông tại Trung Quốc là chi nhánh của nhiều họ trước đây là vua hay hoàng đế Trung Quốc. Theo Thông Chí Thị Tộc Lược, họ Vương là chi nhánh của dòng tộc Chu Văn Vương. Vương Đạo là con cháu danh tiếng nhất của dòng họ này. Tài liệu khác cho rằng họ Vương thuộc dòng họ Đế Thuấn. Dòng họ Vương lan tràn khắp nước Tàu như Sơn Đông, Thái Nguyên, Hà Nam, Hà Bắc, Giang Tô.
các bạn thử xem có họ nào ko có trong này ko?
ÂU => Theo sách Đường Thư Tể Tướng Thế Hệ Biểu, Vô Cương chắt đời thứ 7 của Câu Tiễn được ban cho đất ở núi Âu Dư Sơn để cai trị. Do vậy, một số cháu chắt Vô Cương đã nhận họ Âu và chọn đất Bình Dương, tỉnh Thiểm Tây để cư ngụ, một số khác nhận họ kép Âu Dương vì ở đó có ngọn núi Âu Dương. Dòng họ Âu Dương cư ngụ tại 2 tỉnh Giang Tô và Sơn Đông.
BÙI => Theo sách Thông Chí Thị Tộc Lược, ông Bá Khôi, thời vua Đại Vũ nhà Hạ, được ban cho đất ở làng Bùi. Con cháu ông Bá Khôi nhận tên làng Bùi làm tên họ. Dòng họ Bùi ban đầu cư ngụ tại tỉnh Hà Đông, phía đông sông Hoàng Hà.
CAO => Theo Quảng Vận, đời Chu, con cháu của Kỷ Thái Công được ban cho nước Cao để cai trị. Cháu chắt đã nhận tên nước Cao làm tên họ. Dòng họ Cao ban đầu cư ngụ tại tỉnh Sơn Đông.
CHU => Thời xưa, nước Tàu có nước nhỏ gọi là Chu, do Thái Vương cai trị. Con là Văn Vương nối nghiệp, nhận tên Chu làm tên họ nên gọi là Chu Văn Vương. Ban đầu, dòng họ Chu cư ngụ tại Thiểm Tây, sau lan dần sang Hà Nam.
CUNG => Theo sách Tính Thị Khảo Lược do Trần Đình Vi viết vào đời nhà Thanh, Huy là con thứ 5 của Hoàng Đế đã sáng chế ra cây cung nên được ban cho đất Trương để cai trị. Con cháu đã nhận chữ Cung và Trương làm tên họ. Theo sách Vạn Tính Thống Phổ, Thúc Cung làm quan đại phu nước Lỗ ở tỉnh Sơn Đông. Cháu chắt đã nhận chữ Cung làm tên họ. Gia tộc họ Cung phát triển ở vùng Sơn Tây. Vào thời Nam Bắc Triều, nhiều họ Cung đổi sang họ Trương để tránh bị bạc đãi.
QUAN => Theo sách Cổ Kim Tính Thị Biện Chứng, họ Quan do tên chức quan canh gác cung điện nhà Chu. Quan Chí Cơ, giữ chức Đại Phu nước Ngu, là người đầu tiên nhận họ Quan. Dòng họ Quan tập trung nhiều ở tỉnh Sơn Tây là nơi ngày xưa có nước Ngu.
DOÃN => Ban đầu từ Doãn để chỉ bộ lạc cổ gọi là rợ Nhung. Khi người Nhung cư ngụ trong lãnh thổ Hán, bị đồng hóa thì người Nhung đã nhận tên bộ tộc Doãn làm tên họ.
DƯ => Theo sách Nguyên Hà Tính Toản của Lâm Bảo, viết vào đời Đường (618-907), người sáng lập họ Dư là Do Dư làm quan đời nhà Tần. Con cháu nhận tên ông làm tên họ. Trong Hán văn, hình dạng chữ Dư và chữ Xa rất giống nhau nên vào đời nhà Đường, vì viết lầm họ Dư ra họ Xa, nên từ đó nước Tàu có thêm họ Xa.
DƯƠNG => Theo sách Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, họ Dương là chi nhánh của họ kép Dương Thiệt, và bắt đầu xuất hiện thời Xuân Thu- Chiến Quốc. Dòng tộc họ Dương ban đầu cư ngụ tại Sơn Tây, sau di chuyển qua Thái Sơn tỉnh Sơn Đông.
ĐÀO => Họ Đào bắt nguồn từ chức quan gọi là Đào Chính. Đào Chính là chức quan trông coi việc chế tạo đồ gốm cho cung điện nhà Chu. Người đầu tiên giữ chức quan Đào Chính là ông Ngu, con cháu ông lấy từ Đào làm tên họ. Trong Hán tự, đào có nghĩa là đồ gốm.
ĐẶNG => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Đặng là chi nhánh của họ Mạn. Đặng là tên nước. Cuối đời Thương, con cháu của Kim Thiên Thị được ban cho đất Đặng để cai trị. Do vậy, cháu chắt đã nhận tên Đặng làm tên họ. Dòng họ Đặng cư ngụ tại Hà Nam là nơi xưa kia có nước Đặng.
ĐINH =>Họ Đinh rất phổ biến tại Trung Quốc, theo Vạn Tính Thống Phổ và Thông Chí Thị Tộc Lược được viết vào đời Tống (960-1279), họ Đinh là chi nhánh của họ Khương, thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Vào đời nhà Chu, hậu duệ của Hoàng Đế nhận chữ Đinh làm tên họ. Dòng tộc Đinh ban đầu cư ngụ tại tỉnh Sơn Đông.
ĐOÀN => Theo Nguyên Hà Tính Toản, Đoàn là tên của giống dân du mục mà người Hán gọi là rợ Hồ. Khi họ định cư tại đất Hán vào đời hậu Chu (947-950), họ nhận tên Đoàn làm tên họ. Theo sách Sử Ký Ngụy Thế Gia, họ Đoàn là chi nhánh của họ kép Đoàn Can. Đoàn Can là tên ấp nằm trong nước Ngụy và ông tổ của dòng họ này là Đoàn Can Mộc. Dòng họ Đoàn và Đoàn Can ban đầu cư ngụ tại Sơn Tây và Hồ Bắc là nơi xưa kia có nước Ngụy.
ĐỖ, PHẠM => Theo Nguyên Hà Tính Toản và Lộ Sử, Lưu Luy thuộc dòng Đường Đế Nghiêu. Lưu Luy lập ra nước Đường nay ở Sơn Tây và người ta thường gọi là Đường Đỗ Thị. Vào triều đại nhà Chu, Chu Thành Vương chiếm nước Đường. Một người cháu Lưu Luy được cấp đất Đỗ Thành ở Tây An tỉnh Thiểm Tây và được phong tước Đỗ Bá. Do vậy, con cháu nhận tên Đỗ làm tên họ. Đất Đỗ Thành lại bị Chu Tuyên Vương chiếm và con của Đỗ Bá là Đỗ Thấp Thúc chạy sang nước Tấn, được phong chức Sĩ Sư nên đổi họ Đỗ thành họ Sĩ. Đến đời chắt của ông này là Sĩ Hội được ban cho đất Phạm, gọi là Phạm Ấp để cai trị, nên đã đổi họ Sĩ ra họ Phạm. Dòng họ Phạm phát triển mạnh tại tỉnh Sơn Tây.
GIANG => Theo Nguyên Hà Tính Toản, chắt vua Chuyên Húc là Bá Khôi được ban cho đất Giang Lăng để cai trị. Vào thời Xuân Thu, nước Giang bị nước Sở thôn tính, cháu chắt Bá Khôi đã chọn tên Giang làm tên họ để tưởng nhớ nước Giang.
GIÁP => Theo Phong Tục Thông, họ Giáp bắt nguồn từ họ kép Giáp Phụ và Giáp Phụ là tên nước.
HÀ/HÀN => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Hà có từ đời nhà Tần, là chi nhánh của họ Hàn, thuộc dòng dõi Chu Văn Vương. Người lập nên họ Hà là Hàn An, sống ở nước Hàn nay ở tỉnh Sơn Tây. Khi Tần Thủy Hoàng chiếm nước Hàn, Hàn An trốn sang Giang Tô và đổi thành họ Hà. Dòng họ Hà sinh sống dọc theo sông Dương Tử và sông Hoài chảy qua hai tỉnh Giang Tô và An Huy.
HOÀNG => Theo Nguyên Hà Tính Toản, Hoàng là tên đất. Chu Vũ Vương cho con cháu Lục Chung đất Hoàng ở Hà Nam để cai trị. Nước Hoàng bị nước Sở Chiếm, con cháu Lục Chung nhận từ Hoàng làm tên họ để tưởng nhớ nước Hoàng.
HỒ => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Hồ thuộc dòng dõi Đế Thuấn, và người lập nên họ Hồ là Hồ Công Mãn. Họ Hồ là chi nhánh của họ Trần. Hồ Công Mãn được Chu Vũ Vương ban cho đất Trần để cai trị. Khi Hồ Công Mãn chết, con cháu lấy họ Hồ để tưởng nhớ người sáng lập nước Trần. Dòng họ Hồ cư ngụ tại Hồ Bắc.
KHỔNG => Họ Khổng thuộc dòng dõi Hoàng Đế, theo Quảng Vận, họ Khổng là chi nhánh của họ Tử. Con của Đế Cốc đã nhận chữ Tử làm tên họ. Đến đời vua Thành Thang (1766-1753 TCN), một người chắt Đế Cốc được giữ chức Thái Ất. Do vậy, con cháu đã phối hợp chữ Tử và Ất, tạo thành chữ Khổng để làm tên họ. Người đầu tiên nhận họ Khổng là Khổng Phú Gia.
KHUẤT => Theo Thượng Hữu Lục và Vạn Tính Thống Phổ, Khuất là tên đất gọi là Khuất Ấp. Con của Chu Vũ Vương được ban cho Khuất Ấp để cai trị. Cháu chắt đã nhận địa danh Khuất làm tên họ. Dòng họ Khuất ban đầu cư ngụ tại Hà Nam.
KHÚC => Theo Vạn Tính Thống Phổ và Thông Chí Thị Tộc Lược, họ Khúc thuộc dòng dõi Chu Văn Vương. Con của Mục Hầu nước Tấn được ban cho đất gọi là Khúc Ốc. Do vậy, con cháu đã nhận họ Khúc. Dòng họ Khúc cư ngụ tại Thiểm Tây là nơi xưa kia có đất Khúc.
KIỀU => Theo Nguyên Hà Tính Toản, và Vạn Tính Thống Phổ, họ Kiều là chi nhánh của họ Cơ, thuộc dòng dõi Hoàng Ðế. Theo hai sách này, Hoàng Ðế chết, được chôn ở núi Kiều Sơn nên con cháu nhận tên núi Kiều làm tên họ. Dòng dõi họ Kiều cư ngụ tại Sơn Tây.
LẠI => Theo Tính Thị Khảo Lược, Lại là tên nước thời Xuân Thu. Người nước Lại lấy tên nước làm tên họ. Dòng dõi họ Lại đầu tiên cư ngụ tại tỉnh Hà Nam.
LÂM => Theo Lộ Sử và Nguyên Hà Tính Toản, họ Lâm là chi nhánh họ Tử thuộc dòng dõi vua Thành Thang. Người đầu tiên nhận họ Lâm là Tỷ Can. Tỷ Can bị Trụ Vương giết, con Tỷ Can trốn vào rừng. Về sau Chu Vũ Vương ban cho con Tỷ Can đất Bá Lăng, nay ở Hà Bắc và ban cho tên họ Lâm. Dòng họ Lâm ban đầu cư ngụ tại Hà Bắc, sau lan sang Sơn Đông và Hà Nam.
LÊ => Có 2 tài liệu nói về họ Lê. Theo sách Phong Tục Thông, dưới triều vua Thiếu Hạo (2598-2513 TCN), có nhóm quan gồm 9 người gọi là Cửu Lê. Con cháu các quan này đã nhận chữ Lê làm tên họ. Theo Lộ Sử và Nguyên Hà Tính Toản, Lê là tên nước đời nhà Thương. Khi nhà Thương bị diệt, nước Lê thuộc nhà Chu. Con cháu Đường Đế Nghiêu được phong tước Lê Hầu. Do vậy con cháu đã lấy tên tước Lê làm tên họ. Dòng họ Lê ban đầu cư ngụ tại Sơn Đông là nơi khi xưa có nước Lê.
LƯU => Họ Lưu thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Theo sách Thông Chí Tính Tộc Lược, cháu chắt của Đường Đế Nghiêu được ban cho đất Lưu, nay ở tỉnh Hà Bắc để cai trị. Cháu chắt đã nhận tên đất Lưu làm tên họ. Nhưng theo sách Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, Lưu là tên huyện. Một người cháu chắt Chu Văn Vương làm quan đại phu, được ban cho đất Lưu Ấp. Con cháu đã nhận tên đất Lưu làm tên họ.
LƯƠNG=> Theo sách Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, họ Lương thuộc thị tộc Doanh. Con của Tần Trọng được ban cho đất Hạ Dương và được phong tước Lương Bá. Cháu chắt Lương Bá nhận tên Lương làm tên họ. Một tài liệu khác cho rằng thời Bắc Ngụy, vua Hiếu Văn Đế ra nhiều sắc lệnh cải cách xã hội Tàu, trong đó có lệnh bắt đổi họ ba chữ Bạt Liệt Lan thành họ Lương.
LÝ => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Lý (nghĩa: cây mận) là chi nhánh của họ Lý (nghĩa: thớ thịt). Cả hai họ này có ông tổ chung là Chuyên Húc. Cửu Dao là cháu Chuyên Húc giữ chức Lý Quan tức quan án nên Cửu Dao đổi sang họ Lý (nghĩa: thớ thịt). Đến đời Thương, Lý Trưng phạm tội bị Trụ Vương đuổi khỏi nước và chết, con là Lý Lợi Trinh sống sót nhờ ăn trái cây gọi là Mộc Tử. Để ghi nhớ sự kiện này, ông ghép chữ Mộc và chữ Tử thành chữ Lý( nghĩa: cây mận) để làm tên họ. Dòng họ Lý cư ngụ tại Hà Bắc.
MA => Có 2 tài liệu nói về họ Ma. Theo sách Phong Tục Thông, thì Ma Anh làm quan đại phu nước Tề, con cháu nhận tên Ma làm tên họ. Theo sách Tính Thị Khảo Lược, quan đại phu nước Sở được ban cho đất Ma gọi là Ma Ấp để cai trị. Cháu chắt đã nhận chữ Ma làm tên họ. Dòng họ Ma cư ngụ tại Hà Bắc là nơi xưa kia có nước Ma.
MÃ => Họ Mã rất phổ thông tại Trung Quốc và đặc biệt đa số người họ Mã theo Hồi Giáo. Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Mã là chi nhánh của họ Doanh, thuộc dòng dõi Chuyên Húc. Người sáng lập dòng họ Mã là Triệu Xa. Triệu Xa giữ chức Mã Phục Quân là chức quan trông coi việc thuần thục ngựa cho kỵ binh thời Chiến Quốc. Con cháu Triệu Xa đã nhận tên chức quan Mã làm tên họ. Dòng họ Mã cư ngụ tại vùng Thiểm Tây.
MẠC => Theo Tính Thị Khảo Lược, Mạc là tên thành. Vua Chuyên Húc xây Mạc Thành. Cư dân trong Mạc Thành đã lấy chữ Mạc làm tên họ. Dòng họ Mạc cư ngụ nhiều tại Hà Bắc là nơi xưa kia đã xây Mạc Thành. Thuyết thứ hai cho rằng, họ Mạc là do tên chức vụ công quyền: chức Mạc Ngao. Khuất Nguyên của nước Sở giữ chức vụ này nên con cháu đã lấy chữ Mạc làm tên họ.
MAI => Theo Đường Thư Tể Tướng Thế Hệ Biểu, họ Mai là chi nhánh của họ Tử. Mai là tên đất. Vào đờI nhà Thương, người anh của Thái Đinh được ban cho đất Mai và được phong tước Mai Bá. Con cháu đã nhận tên đất Mai làm tên họ. Dòng họ Mai cư ngụ tại Hà Nam.
NGHIÊM => Họ Nghiêm xuất phát từ họ Trang, thuộc dòng tộc Trang Vương nước Sở. Theo Nguyên Hà Tính Toản, khi Trang Vương mất, con cháu đã nhận tên Trang làm tên họ. Theo Tính Thị Khảo Lược, vì tránh tên húy của Hán Minh Đế nên ông Trang Quang đã đổi sang họ Nghiêm. Từ đó nảy sinh dòng họ Nghiêm. Dòng họ này phát triển mạnh tại tỉnh Chiết Giang.
NGÔ => Vào thời Xuân Thu-Chiến Quốc, phía nam sông Dương Tử là vùng Giang Nam. Vùng này là lãnh thổ của nước Ngô. Theo Thông Chí Thị Tộc Lược, dân chúng nước Ngô đã nhận tên Ngô làm tên họ. Dòng họ Ngô ban đầu cư ngụ tại tỉnh Giang Tô là nơi có nước Ngô. Sau này, người họ Ngô cũng cư ngụ tại Chiết Giang và Sơn Đông.
NGUYỄN => Theo hai tài liệu Nguyên Hà Tính Toản và Vạn Tính Thống Phổ, đời nhà Thương có nước Nguyễn. Cư dân nước này nhận tên Nguyễn làm tên họ. Nhiều người dòng họ Nguyễn cư ngụ tại tỉnh Hồ Nam.
NÔNG => Theo Vạn Tính Thống Phổ, họ Nông bắt nguồn từ Thần Nông Thị. Vua Thần Nông dậy dân làm ruộng nên dân chúng nhận tên Nông làm tên họ.
ÔNG => Theo Nguyên Hà Tính Toản và Tính Thị Khảo Lược, họ Ông thuộc dòng Chu Văn Vương. Con Chu Văn Vương là Chu Chiêu Vương được ban cho đất Ông để cai tri. Con cháu đã nhận tên họ Ông. Tại đất Ông có ngọn núi tên là Ông Sơ Dòng họ Ông cư ngụ tại Chiết Giang.
PHẠM Xem họ ĐỖ.
PHAN => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Phan thuộc dòng tộc Chu Văn Vương. Chu Văn Vương cho chắt của mình là Chu Chí Tôn vùng đất gọi là Phan Ấp để cai trị. Con cháu Chí Tôn đã nhận tên Phan làm tên họ. Ban đầu dòng họ Phan cư ngụ tại Thiểm Tây, sau lan ra An Huy và Chiết Giang.
PHÓ => Theo Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo, người sáng lập dòng họ Phó là quan Thừa Tướng của vua Vũ Tính nhà Thương. Ông cư ngụ tại đất Phó Nghiễm, nay là tỉnh Sơn Tây. Con cháu đã nhận tên Phó làm tên họ. Dòng họ Phó cư ngụ tại Hà Bắc và Sơn Đông.
PHÙNG => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Phùng thuộc dòng dõi Chu Văn Vương. Người con thứ 15 của vua này là Tất Công Cao được ban cho đất Phùng, gọi là Phùng Ấp để cai trị. Con cháu đã nhận tên Phùng làm tên họ. Dòng dõi họ Phùng cư ngụ tại Hà Nam và Sơn Tây.
QUÁCH => Theo Tính Thị Khảo Lược, họ Quách có từ đời nhà Hạ. Thời nhà Hạ dân chúng sống trong khu vực có tường lũy bao quanh gọi là Quách. Dân chúng lấy tên Quách làm tên họ. Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Quách là chi nhánh của họ Cơ, thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Con thứ tư của Chu Văn Vương được ban cho đất Quách để cai trị nên con cháu nhận tên Quách làm tên họ. Dòng họ Quách phát triển mạnh tại Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây là nơi xưa kia có nước Quách.
SƠN => Theo Danh Hiền Thị Tộc Ngôn Hành Loại Cảo và Thông Chí Thị Tộc Lược, Sơn là tên một chức quan đời nhà Chu gọi là Sơn Sư. Quan Sơn Sư trông coi việc thu thuế lâm và ngư nghiệp. Con cháu nhận tên chức quan Sơn làm tên họ.
TẠ => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tạ là chi nhánh của họ Khương, thuộc dòng dõi Viêm Đế. Tạ là tên nước. Thân Bá là anh em rể của Chu Tuyên Vương được ban cho đất Tạ nên con cháu Thân Bá đã nhận tên Tạ làm tên họ. Đất Tạ nay ở tỉnh Sơn Đông.
TĂNG => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tăng là chi nhánh của họ Từ, thuộc dòng dõi vua Đại Vũ đời nhà Hạ. Khi Thiếu Khang hồi phục nhà Hạ, ông ban đất Khoái cho con út của ông là Khúc Liệt để lập nên nước Khoái. Nước Khoái bị diệt, họ hàng chạy sang nước Lỗ và để tưởng nhớ nước Khoái, con cháu đã lấy chữ Khoái nhưng bỏ bớt ngữ căn Ấp để thành chữ Tăng làm tên họ. Dòng họ Tăng phát triển mạnh tại Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông.
THÁI => Theo Tính Thị Tầm Nguyên, họ Thái là do họ kép Thái Thúc mà ra. Họ Thái Thúc là chi nhánh của họ Cơ, thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Người lập ra họ Thái Thúc là Thái Thúc Nghĩa. Con cháu đã nhận Thái Thúc làm tên họ. Họ Thái Thúc ban đầu ở Hà Nam, Hà Bắc, sau phát triển ở Sơn Đông.
THÂN => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Thân là chi nhánh họ Khương, thuộc dòng tộc Viêm Đế. Thân Lã được ban cho đất Thân để cai trị và được tước Thân Bá. Cháu chắt Thân Lã đã nhận địa danh Thân làm tên họ.
TÔ => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tô thuộc dòng dõi Chuyên Húc. Đời nhà Hạ, Côn Ngô được ban cho đất Tô Thành nên con cháu đã lấy họ Tô. Đầu tiên, họ Tô cư ngụ tại Hà Nam. Sang đời Chu, họ rời về Cam Túc.
TÔN => Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Tôn bắt nguồn từ tên chức quan gọi là Tôn Bá. Chức quan này trông coi việc tế tự trong triều đình nhà Chu. Con cháu đã nhận tên chức quan làm tên họ. Họ Tôn cư ngụ tại phía đông sông Dương Tử, trong vùng gọi là Hà Đông.
TỐNG => Theo Vạn Tính Thế Phổ, họ Tống là chi nhánh của họ Tử và Tống là địa danh nước Tống. Chu Vũ Vương ban đất Tống cho Vi Tử Khải là con út của Đế Ất. Nước Tống bị nước Sở chiếm. Dân nước Tống nhận tên Tống làm tên họ. Họ Tống cư ngụ tại tỉnh Hà Nam.
TRẦN => Theo Thông Chí Thị Tộc Lược và Nguyên Hà Tính Toản, họ Trần là do tên nước Trần. Chu Vũ Vương cho Quỳ Mãn hay còn gọi là Hồ Công Mãn đất Trần nay ở tỉnh Hà Nam để cai trị. Mười thế hệ sau, cháu chắt Hồ Công Mãn bỏ đất Trần đi nơi khác để tránh binh biến. Để tưởng nhớ đất cũ, họ đã nhận tên nước Trần làm tên họ. Dòng dõi họ Trần cư ngụ nhiều tại tỉnh Hà Nam và Sơn Đông.
TRIỆU => Theo sách Bách Gia Tính xuất bản thời Bắc Tống, họ Triệu được con cháu đặt ra để tưởng nhớ vị sáng lập triều đại Bắc Tống là Triệu Khuông Dận. Theo sách Nguyên Hà Tính Toản, Triệu là tên vùng đất gọi là Triệu Thành. Đời nhà Chu, Tạo Phủ được ban cho đất Triệu Thành nên đã nhận chữ Triệu làm tên họ. Dòng họ Triệu cư ngụ tại Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây
TRỊNH => Theo Nguyên Hà Tính Toản, Trịnh là tên nước. Đời vua Chu Tuyên Vương, Chu Hữu được ban cho đất Trịnh. Con cháu nhận tên Trịnh làm họ. Dòng họ Trịnh cư ngụ tại huyện Trịnh tỉnh Hà Nam.
TRƯƠNG => Theo Tính Thị Khảo Lược và Nguyên Hà Tính Toản, họ Trương thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Người con thứ 5 là Huy sáng chế ra cây cung. Muốn bắn cung phải trương dây cung. Vì vậy, chữ Trương gồm 2 chữ Cung và Trường ghép lại. Một số cháu chắt ông Huy lấy từ Cung, số khác lấy từ Trương làm tên họ. Dòng họ Trương cư ngụ tại Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây.
TỪ => Theo Nguyên Hà Tính Toản, ông tổ họ Từ là Bá Khôi. Bá Khôi là quan đại thần của Đế Thuấn. Vua Đại Vũ nhà Hạ ban nước Từ cho con cháu Bá Khôi cai trị. Nước Từ bị nước Sở chiếm nên cháu chắt Bá Khôi đã nhận tên Từ làm tên họ để tưởng nhớ quê hương cũ. Dòng họ Từ cư ngụ tại tỉnh Hà Nam.
VĂN => Theo Phong Tục Thông, họ Văn thuộc dòng dõi Hoàng Đế. Sau khi Chu Văn Vương chết, con cháu đã nhận chữ Văn làm tên họ.
VŨ/VÕ => Có 2 tài liệu về họ Vũ. Theo Nguyên Hà Tính Toản, họ Vũ là chi nhánh của họ Cơ và người sáng lập dòng họ này là Cơ Vũ, con của Chu Bình Vương. Theo Phong Tục Thống, họ Vũ thuộc dòng dõi Tống Vũ Công thời Xuân Thu. Con cháu đã nhận tên Vũ làm họ để tưởng nhớ ông tổ Tống Vũ Công. Dòng họ Vũ cư ngụ tại Thái Nguyên, Sơn Tây và Giang Tô.
VU => Họ Vương rất phổ thông tại Trung Quốc là chi nhánh của nhiều họ trước đây là vua hay hoàng đế Trung Quốc. Theo Thông Chí Thị Tộc Lược, họ Vương là chi nhánh của dòng tộc Chu Văn Vương. Vương Đạo là con cháu danh tiếng nhất của dòng họ này. Tài liệu khác cho rằng họ Vương thuộc dòng họ Đế Thuấn. Dòng họ Vương lan tràn khắp nước Tàu như Sơn Đông, Thái Nguyên, Hà Nam, Hà Bắc, Giang Tô.
các bạn thử xem có họ nào ko có trong này ko?
TL: Gia phả đại tôn Nguyễn tộc ( cương Gián - Nghi xuân)
Tiếp theo
Những đóng góp của Nguyễn Bật Lãng với đất nước:
Nguyễn Bật Lãng bước vào con đường sự nghệp khi đất nước trong giai đoạn khủng hoảng về kinh tế lẩn chính trị. Năm 1572, Mạc Đăng Dung từ Cổ trai lên Thăng Long ép Lê Cung Hoàng nhường ngôi vua. Lúc này nhà Lê đã quá mục nát, làm mất lòng tin nhân dân. Tuy vậy, một số cựu thần, các nhà khoa bảng vẫn nặng lòng với nhà Lê, một số về ở ẩn, một số đã tập hợp lực lượng và khôi phục Lê triều đóng đô ở Thanh Hoá. từ đó đất nước tồn tại hai triều đại: Nam triều ( nhà Lê) và Bắc triều( nhà Mạc).
Sau khi đậu đệ nhất giáp, đệ nhị danh Chế Khoa Đinh Sửu do triều đình nhà Lê tổ chức, Nguyễn Bật Lãng được bổ chức Thái Thường Tự Khanh ( hàm 5a), là người đứng đầu của thái Thường Tự ( Một trong sáu tự của lục Bộ). Với tài năng của mình, tiếng tăm của ông trong triều ngày càng cao. trong lúc đó cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều bước vào thời kỳ khốc liệt , các cuộc chiến xảy ra khắp nơi gây nên cảnh nồi da nấu thịt, trai tráng ra trận, làng xóm điêu tàn, triều chính không yên, nhân dân trong vung oán thán. Nhân lúc triều đình nhà Lê đang lục đục ( cuộc chiến tranh dành quyền lực giữa anh em Trịnh Cối và Trịnh Tùng ) nhà Mạc liên tiếp tổ chức các cuộc tấn công với quy mô lớn vào Thanh Hoá với hy vọng sẻ sớm lật đổ triều đình nhà Lê . Hơn 10 năm 1570-1583 nhà Mạc đã tổ chức hơn 13 cuộc tấn công vào đất Thanh, Nghệ biến nơi đây thành một bãi chiến trường, già trẻ bồng bế nhau chạy tan tác, thây chết đầy đường, mùa màng bị phá huỷ...Trước sức tấn công của quân Mạc, quân Trịnhcối ra đầu hàng. Để bảo vệ sự an toàn cho nhà Lê, Trịnh Tùng đã cử các tướng tài trấn giử những vùng trọng yếu. Được sự tin tưởng của triều đình bên cạnh giử chức Thái Thường Tự Khanh Nguyễn Bật Lãng được giao nhiệm vụ kiêm giữu chức Thống Lỉnh đội quân hùng Hậu ở hai doanh trại. Là một con người thông minh mẫn cán, ông đã cùng với các tướng lĩnh của triều đình thực hiện kế sách " vườn không nhà trống" , nhân dân sống ở ven sông, ở những vùng trọng yếu được lệnh thu hoạch vụ mùa sớm di dời người và tất cả lương thực, thực phẩm , súc vật lên những vùng cao, vùng miền núi để ấn náu tránh sự cướp bóc của địch. Đồng thời cho quân chốt chặt ở các cửa biển, cửa sông, vừa đánh vừa lui khi giặc tiến sâu vào trong thì cho quân đánh úp phái sau. Dưới sự chỉ đạo tài tình của ông và tinh thần quả cảm của quân sỹ, quân Mạc đại bại và tháo chạy về kinh thành Thăng Long, triều đình nhà Lê không những được bảo vệ an toàn mà lựuc lưuợng quân sỹ ngày càng được củng cố, quân đội của triều đình ngày càng lớn mạnh. Những năm tiếp theo triều đình nhà Lê tiếp tục tổ chức những cuộc tấn công ra Bắc , đến năm 1592 triều đình Lê Trịnh mở cuộc tiến công quy mô lớn ra kinh thành Thăng Long, quân Mạc thất trận phải rút chạy lên cao Bằng. Nhà Lê lấy lại kinh đô Thăng Long và từ đó triều đình Lê Trịnh tồn tại đến cuối thế kỷ XVIII.
Trong suốt thời gian làm quan ông là một người tận tâm với công việc, trung thành với triều đình. Ông được triều Lê Trịnh hết sức trọng dụngvà được đánh giá là một con người văn võ song toàn. Sau khi ông mất triều đình đã ban cấp phát vàng bạc để lo an táng, thể theo nguyện vọng con cháu đưa hài cốt của ông về an táng tại quê nhà Cương gián đồng thời con cháu và nhân dân xây dựng đền htờ ông ở Trang Đô Uyên, Trang Cam Lâm và tại quê nhà Cương gián, nhân dân thờ ông là thành Hoàng Làng. "Cuộc đời sự nghiệp, tên tuổi của ông đã được viết ở nhiều sử sách, đã ghi vào bia đá ở những nơi trang trọng, được nhân dân người đời ngưỡng mộ "( Bia tiến sỹ ở Văn miếu Hàn nội, sách " các nhà Khoa Bảng Việt nam"...
còn tiếp ; những đóng góp của Nguyễn Bật lãng với quê hương.
Những đóng góp của Nguyễn Bật Lãng với đất nước:
Nguyễn Bật Lãng bước vào con đường sự nghệp khi đất nước trong giai đoạn khủng hoảng về kinh tế lẩn chính trị. Năm 1572, Mạc Đăng Dung từ Cổ trai lên Thăng Long ép Lê Cung Hoàng nhường ngôi vua. Lúc này nhà Lê đã quá mục nát, làm mất lòng tin nhân dân. Tuy vậy, một số cựu thần, các nhà khoa bảng vẫn nặng lòng với nhà Lê, một số về ở ẩn, một số đã tập hợp lực lượng và khôi phục Lê triều đóng đô ở Thanh Hoá. từ đó đất nước tồn tại hai triều đại: Nam triều ( nhà Lê) và Bắc triều( nhà Mạc).
Sau khi đậu đệ nhất giáp, đệ nhị danh Chế Khoa Đinh Sửu do triều đình nhà Lê tổ chức, Nguyễn Bật Lãng được bổ chức Thái Thường Tự Khanh ( hàm 5a), là người đứng đầu của thái Thường Tự ( Một trong sáu tự của lục Bộ). Với tài năng của mình, tiếng tăm của ông trong triều ngày càng cao. trong lúc đó cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều bước vào thời kỳ khốc liệt , các cuộc chiến xảy ra khắp nơi gây nên cảnh nồi da nấu thịt, trai tráng ra trận, làng xóm điêu tàn, triều chính không yên, nhân dân trong vung oán thán. Nhân lúc triều đình nhà Lê đang lục đục ( cuộc chiến tranh dành quyền lực giữa anh em Trịnh Cối và Trịnh Tùng ) nhà Mạc liên tiếp tổ chức các cuộc tấn công với quy mô lớn vào Thanh Hoá với hy vọng sẻ sớm lật đổ triều đình nhà Lê . Hơn 10 năm 1570-1583 nhà Mạc đã tổ chức hơn 13 cuộc tấn công vào đất Thanh, Nghệ biến nơi đây thành một bãi chiến trường, già trẻ bồng bế nhau chạy tan tác, thây chết đầy đường, mùa màng bị phá huỷ...Trước sức tấn công của quân Mạc, quân Trịnhcối ra đầu hàng. Để bảo vệ sự an toàn cho nhà Lê, Trịnh Tùng đã cử các tướng tài trấn giử những vùng trọng yếu. Được sự tin tưởng của triều đình bên cạnh giử chức Thái Thường Tự Khanh Nguyễn Bật Lãng được giao nhiệm vụ kiêm giữu chức Thống Lỉnh đội quân hùng Hậu ở hai doanh trại. Là một con người thông minh mẫn cán, ông đã cùng với các tướng lĩnh của triều đình thực hiện kế sách " vườn không nhà trống" , nhân dân sống ở ven sông, ở những vùng trọng yếu được lệnh thu hoạch vụ mùa sớm di dời người và tất cả lương thực, thực phẩm , súc vật lên những vùng cao, vùng miền núi để ấn náu tránh sự cướp bóc của địch. Đồng thời cho quân chốt chặt ở các cửa biển, cửa sông, vừa đánh vừa lui khi giặc tiến sâu vào trong thì cho quân đánh úp phái sau. Dưới sự chỉ đạo tài tình của ông và tinh thần quả cảm của quân sỹ, quân Mạc đại bại và tháo chạy về kinh thành Thăng Long, triều đình nhà Lê không những được bảo vệ an toàn mà lựuc lưuợng quân sỹ ngày càng được củng cố, quân đội của triều đình ngày càng lớn mạnh. Những năm tiếp theo triều đình nhà Lê tiếp tục tổ chức những cuộc tấn công ra Bắc , đến năm 1592 triều đình Lê Trịnh mở cuộc tiến công quy mô lớn ra kinh thành Thăng Long, quân Mạc thất trận phải rút chạy lên cao Bằng. Nhà Lê lấy lại kinh đô Thăng Long và từ đó triều đình Lê Trịnh tồn tại đến cuối thế kỷ XVIII.
Trong suốt thời gian làm quan ông là một người tận tâm với công việc, trung thành với triều đình. Ông được triều Lê Trịnh hết sức trọng dụngvà được đánh giá là một con người văn võ song toàn. Sau khi ông mất triều đình đã ban cấp phát vàng bạc để lo an táng, thể theo nguyện vọng con cháu đưa hài cốt của ông về an táng tại quê nhà Cương gián đồng thời con cháu và nhân dân xây dựng đền htờ ông ở Trang Đô Uyên, Trang Cam Lâm và tại quê nhà Cương gián, nhân dân thờ ông là thành Hoàng Làng. "Cuộc đời sự nghiệp, tên tuổi của ông đã được viết ở nhiều sử sách, đã ghi vào bia đá ở những nơi trang trọng, được nhân dân người đời ngưỡng mộ "( Bia tiến sỹ ở Văn miếu Hàn nội, sách " các nhà Khoa Bảng Việt nam"...
còn tiếp ; những đóng góp của Nguyễn Bật lãng với quê hương.
TL: Gia phả đại tôn Nguyễn tộc ( cương Gián - Nghi xuân)
Gia phả có ý nghĩa lớn với những người trong dòng họ mình thôi, ngoài ra chả mấy ai quan tâm. Bởi trong đó nốt Thăng thì nhiều mà Giáng thì ít...
Cung cấp cho các bạn trang để tham khảo và viết gia phả dòng họ mình: http://www.vietnamgiapha.com" target="_blank
Hiện đã có rất nhiều gia phả của các dòng họ được đưa lên.
Cung cấp cho các bạn trang để tham khảo và viết gia phả dòng họ mình: http://www.vietnamgiapha.com" target="_blank
Hiện đã có rất nhiều gia phả của các dòng họ được đưa lên.
- jangdonggun
- Nhất đẳng
- Bài viết: 248
- Tham gia: 09:35, 10/08/10
TL: Gia phả đại tôn Nguyễn tộc ( cương Gián - Nghi xuân)
Lịch sử dòng họ giống như lịch sử của một quốc gia, vì sự thăng trầm hay hưng vong của một dân tộc thì cũng sẽ kéo theo những sự biến đổi của dòng họ. Cho nên, khi đọc hay nghiên cứu về một dòng họ nào đó chúng ta củng có thể hiểu thêm được về những biến cố lịch sử ở một giai đoan nào đó của một dân tộc. Và cái thú vị nhất khi tìm hiểu về gia phả mổi ban thân chúng ta cảm thấy mình lớn hơn về trong nhận thức trước sự tồn vong của dân tộc.
TL: Gia phả đại tôn Nguyễn tộc ( cương Gián - Nghi xuân)
Dịch gia phả sang tiếng Anh:
On Lang Nguyen Cuong was born in the village of cockroaches, Nghi Xuan district, Nghe An town now (Ha Tinh Province). His native country a land surrounded by mountains and rivers and the sea, before the village is behind the East Sea is a series of Hong Linh, Phuong River winding around the village. Residents of the land where rustic, hard-working hard to earn their living with hunting, fishing and farming. Through the dynasty, this area has contributed to the country many talents, eminent personalities, including Dr. Nguyen Turn Lang.
On Lang Nguyen (also known as volume) Enable name is Lang, the birth name is Xuan Son, born in 1546 in a family of traditional Confucianism. He is the religion of the legendary Duke Nguyen Tuong Cong Liu official in Hong Duc Le Dynasty period (1460 -1497), a descendant of his many famous people like Nguyen family, medical doctors in 1693 and La Boshin painted lady death Nguyet Nguyen cards in the village pond (now the social Kim L ộc Can Loc district), Nguyen Mong BA, BA Nguyen On Sand in the City and scholarship in baccalaureate Trac Nguyen Van Cuong Gian ....
On Lang Nguyen Cuong was born in the village of cockroaches, Nghi Xuan district, Nghe An town now (Ha Tinh Province). His native country a land surrounded by mountains and rivers and the sea, before the village is behind the East Sea is a series of Hong Linh, Phuong River winding around the village. Residents of the land where rustic, hard-working hard to earn their living with hunting, fishing and farming. Through the dynasty, this area has contributed to the country many talents, eminent personalities, including Dr. Nguyen Turn Lang.
On Lang Nguyen (also known as volume) Enable name is Lang, the birth name is Xuan Son, born in 1546 in a family of traditional Confucianism. He is the religion of the legendary Duke Nguyen Tuong Cong Liu official in Hong Duc Le Dynasty period (1460 -1497), a descendant of his many famous people like Nguyen family, medical doctors in 1693 and La Boshin painted lady death Nguyet Nguyen cards in the village pond (now the social Kim L ộc Can Loc district), Nguyen Mong BA, BA Nguyen On Sand in the City and scholarship in baccalaureate Trac Nguyen Van Cuong Gian ....