Mọi người tò mò muốn biết kiến thức xác định giờ sinh thì mời vào nghiên cứu !

Xem và luận đoán bằng các môn Lý số khác, chưa phân loại
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem Lý số chưa được phân loại. Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức Lý số khác.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2209
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

Mọi người tò mò muốn biết kiến thức xác định giờ sinh thì mời vào nghiên cứu !

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Tôi mở chuyên mục này có nhiều nguyên nhân . Có nhiều ý kiến khác nhau về xác định giờ âm-dương của người xưa sao cho hợp với giờ giấc của hiện đại là lấy theo kinh vĩ độ của trái đất . Từ đây để lấy được lá số cho chính xác .
Các stt sau tôi sẽ dần dần hé lộ . Stt đầu này tôi chỉ giới thiệu . Mong các bạn theo dõi chớ đang bài vội vào top này .



Tài liệu nghiên cứu mở đầu tại line này :
https://drive.google.com/file/d/1xS6SK_ ... drive_link




Tôi thấy trên diễn đàn có bài viết của bạn này cũng phần nào thấu hiểu về cách xác định giờ sinh nên trích dẫn lại coi như là mượn lời giới thiệu vậy .

Long Đức đã viết: 07:15, 14/03/21
bichphuong130294 đã viết: 03:08, 14/03/21 Em k được rành lắm muốn hỏi mọi người 1 chút ạ. Con gái e sinh ngày 22/10/2020 (6/9 âm lịch) 23h02p. Vậy tính bé sinh vào giờ Tý ngày 6/9 AL hay là giờ Tý 7/9 AL ạ. Vì nếu là 6/9AL giờ sinh tính phạm phải giờ kim xà thiết toả nên e đang hoang mang ạ
Theo khung giờ mặc định thì 23:00-1:00 là giờ Tí (giờ Tí của ngày hôm sau, 23:00 là khởi đầu ngày mới).

Tuy nhiên, đấy là nói theo tính kỹ thuật và giờ mặc định thôi, chứ không phải cứ hiển nhiên 22:59 thì thuộc giờ Hợi, 23:01 thì thuộc giờ Tí, v.v...

Khung giờ mặc định, đó là người ta mặc định chính Ngọ (giữa trưa) là 12:00 và từ đó căng ra 12 canh giờ.

Giờ của người xưa được tính (đo) theo địa phương, tức là họ dùng bóng mặt trời để đo thời gian. Còn thời gian bây giờ là được phân theo múi giờ (phạm vi rộng ... Khi phạm vi rộng hơn thì độ chênh lệch sẽ lớn hơn).

Trái đất hình cầu, 360 độ, phân ra 24 múi giờ thì trung bình mỗi múi giờ bao trùm 15 kinh độ. Mỗi tiếng mặt trời đi qua 15 độ, tức đi qua mỗi kinh độ mất 4 phút. Ví dụ như Nha Trang thuộc kinh độ 109 và Hà Tiên thuộc kinh độ 104.5 (cách 4.5 kinh độ), trên thực tế thời gian ở Nha Trang đi trước Hà Tiên khoảng 18 phút, thế nhưng theo giờ hành chính thì chúng cùng thuộc múi giờ thứ 7 nên theo giờ đồng hồ thì thời gian của 2 nơi ấy là như nhau. Nói 1 trường hợp khác để thấy rõ hơn là 2 người sinh cùng lúc với nhau và chỉ cách nhau 1 một bờ sông nhưng đó lại là ranh giới của 2 múi giờ thì không lẽ họ thành sinh cách nhau 60 phút hay sao? Qua đó để thấy việc lấy giờ sinh dựa hoàn theo giờ đồng hồ là không đúng.

Đấy cũng là nói theo tính kỹ thuật thôi. Chứ khi rơi vào gần ranh giới giữa 2 canh giờ thì khó để quyết là giờ nào (với người thân thì càng kỹ hơn thì càng do dự và phân vân hơn). Trẻ em rơi vào trường hợp như thế, với những người họ để tâm thì họ sẽ dần qua thời gian xét xem lá số nào ứng hợp hơn thì lấy theo lá số đó.
Được cảm ơn bởi: Dingdingmm, - Không Cốc U Lan -
Đầu trang

Mặt trời
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 242
Tham gia: 07:01, 26/04/18

TL: Mọi người tò mò muốn biết kiến thức xác định giờ sinh thì mời vào nghiên cứu !

Gửi bài gửi bởi Mặt trời »

Topic hay. Đánh dấu để theo dõi.... Ngồi hóng hớt xem ntn ạ. Nếu đc hậu bối cũng chia sẻ cách quy đổi giờ sinh của bản thân. 😜
Được cảm ơn bởi: anhlinhmotminh
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2209
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: Mọi người tò mò muốn biết kiến thức xác định giờ sinh thì mời vào nghiên cứu !

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

Mỗi mùa hoặc mỗi tháng trong một năm vị trí của mặt trời xa gần so với một điểm trên trái đất . Điều này rất cần thiết cho việc xác định giờ sinh chính xác . ( Như line mở đầu trên đã nói rồi )

Trục tự quay của Trái Đất nghiêng một góc bằng 23,4° so với trục vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo, tạo ra sự thay đổi mùa trên bề mặt của Trái Đất trong một năm .
Hình ảnh
Như vậy tại một điểm quy chiếu bất kỳ trên trái đất . Thì điểm này lúc thì gần lúc thì xa so với mặt trời tùy theo mỗi tháng của một năm . Người xưa và nay quan sát các điều này lập ra các phương pháp tính toán đo đạc căn cứ vào để thích nghi tồn tại với thiên nhiên . Mong đạt tới mục đích tìm lành tránh dữ .
Hệ thống đo đạc xưa có Hà - Lạc , tiên hậu bát quái , thập can thập nhị chi …vv
Nay thì có các biểu đồ toán học , hệ thống dự báo thời tiết , động đất …vv


Sự xa gần của mặt trời so với một điểm bất kỳ trên trái đất người xưa đo đạc được trong một năm .
Line 1 https://docs.google.com/document/d/1j9- ... sp=sharing

Sự xa gần của mặt trời so với một điểm bất kỳ trên trái đất người nay đo đạc được trong một năm tại Hà Nội . Line 2 https://docs.google.com/document/d/1Jbc ... sp=sharing

Mọi người đừng vội tag vào top này vì bài viết còn tiếp . Cám ơn !
Được cảm ơn bởi: - Không Cốc U Lan -
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2209
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: Mọi người tò mò muốn biết kiến thức xác định giờ sinh thì mời vào nghiên cứu !

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

III/ Thật là thiếu sót khi viết về giờ giấc mà không nói đến lịch sử giờ giấc hiện đại của VN . Các hình dưới đây tôi lượm lặt lại trên mạng đúc kết lại tiện việc theo dõi .
Và những quí ông quí bà sinh ở miền bắc sau năm 1968 khi coi số thì khỏi thắc mắc về giờ giấc vì cũng dùng múi giờ gmt 7.
Nhưng quí ông bà sinh ở miền nam trước 1975 thì phải trừ bớt một giờ . Rồi còn phải tra giờ giấc âm-dương theo bóng mặt trời rất phiền phức . Xem giỏi mà xem sai giờ sinh cũng như không ! ( chỗ này tôi sẽ cho 1 ví dụ ở cuối bài hoặc sang tag IV )
CÁC HÌNH ẢNH VỀ LỊCH SỬ GIỜ GIẤC VN . CHƯA QUEN NHÌN NÓ RỐI NHƯ MỘT TỔ ONG VÒ VẼ . CHẲNG BIẾT CÁC NGÀI TIẾN SĨ VIẾT SỬ LÀM THẾ NÀO XỬ LÝ MẤY TRƯỜNG HỢP NÀY . KHÔNG LẼ VIẾT PHỊA RA VỀ THỜI GIAN . VÀ KHÔNG LẼ VỪA VIẾT VỪA CHÚ THÍCH , con người bây giờ có đủ công cụ hỗ trợ của internet làm sao qua mặt họ được , khổ cho các ngài nhễ :D :))

Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh
Được cảm ơn bởi: - Không Cốc U Lan -
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
anhlinhmotminh
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2209
Tham gia: 15:43, 09/09/12
Liên hệ:

TL: Mọi người tò mò muốn biết kiến thức xác định giờ sinh thì mời vào nghiên cứu !

Gửi bài gửi bởi anhlinhmotminh »

IV)
Ba mục trên đã bàn về quỹ đạo mặt trời rồi . Thật là thiếu sót khi bàn về thời gian mà không bàn đến quỹ đạo mặt trăng . Sự đúng sai của âm lịch hiện nay .
Chân lý là chân lý .
Lịch pháp liên quan đến kiến thức vũ trụ quan xưa và nay . Mà vũ trụ là thế giới quan tự nhiên . Do quan sát , suy xét , chiêm nghiệm của con người xưa và nay tổng kết những quy luật của nó mà tạo ra lịch . Phục vụ lại đời sống con người .
Chẳng cần nói xa làm gì nếu âm lịch sai thì làm sao mà lấy được quẻ đúng để xem dịch . Hoặc là môn tử vi an sao phần lớn cũng dựa vào âm lịch . Lịch âm sai thì toàn là gọt chân cho vừa giày là cái chắc .

Cái sai của âm lịch vn là từ khi dùng múi giờ gmt 7 để tính âm lịch " Ở đây tôi không nói VN dùng múi giờ gmt 7 phổ cập cho toàn nước VN là sai nhé . Thâm chí dùng múi giờ 7 là chuẩn nữa . Vì mặt trời lên thiên đỉnh đạt độ cao nhất giữa trưa là trùng khớp với múi giờ gmt 7 , nếu giả sử ta dùng múi giờ 6 thì mặt trời lên cao nhất khỏang 11h sáng còn dùng múi giờ 8 thì mặt trời lên cao nhất là 13h chiều "

Vậy tại sao tôi nói dùng múi giờ 7 để tính âm lịch là sai . Mời mọi người chú ý theo dõi . Dưới đây !

MỞ
- Trên một cuốn lịch chúng ta thường dùng hiện nay luôn có 4 loại lịch .
Đó là dương lịch tính theo chu kỳ quay của trái đất xung quanh mặt trời .
Đó là âm lịch tính theo chu kỳ quay mặt trăng xung quanh trái đất
Đó là lịch tiết khí một loại lịch cổ chia thời tiết một năm thành 24 khí 72 thời hậu .
Đó là lịch can chi , lịch này chia một năm chỉ có 360 ngày coi như một hệ đo hay một công cụ để đo thời tiết của cổ nhân thì sẽ dễ hiểu hơn .


Vậy nói về âm lịch thì đầu tiên ta phải biết chu kỳ quay của mặt trăng xung quanh trái đất là 29 rưỡi gần 30 ngày . Số liệu tham khảo tại đây ! https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82m_l%E1%BB%8Bch

Ai cũng biết sự ảnh hưởng của trăng đối với trái đất lên sức khỏe con người . Nên người xưa làm lịch riêng về nó để áp dụng vào cuộc sống . Cách làm lịch âm theo trăng cũng tham khảo ở đây ! https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82m_l%E1%BB%8Bch

NHẬP:

Ngày 8/8/1967 chính phủ VNDCCH ra quyết định cải cách âm lịch. Qua sự cải cách đó tết Mậu Thân ở miền Bắc tới sớm hơn ở miền Nam (theo lịch cũ) một ngày ( 29/1/68 và 30/1/68).( Trích ở đây ) [url]http://isi.vast.vn/bantin/BantinKHCN022019.pdf[/url]

Do sự cải cách này này mà từ đó đến nay , âm lịch Việt Nam và Âm lịch Trung Quốc có lúc ngày tháng giống nhau , có lúc khác biệt . Mà thực chất hoàn toàn khác biệt .
Để làm rõ sự khác biệt đó ở đây lấy thời điểm tết Mậu Thân năm 1968 ra phân tích chúng ta sẽ thấy rõ .
Lịch pháp có 1 nguyên tắc cứ ngày sóc là ngày mùng 1 . Vậy ngày mùng 1 miền nam và miền bắc khác nhau như thế nào ?
Theo lịch ông Hồ Ngọc Đức thời điểm sóc để căn cứ tính ngày mùng 1 âm lịch là ngày 29/1 lúc 23:29 Dương Lịch ( số liệu ở đây ) [url]http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/DuLieu/index.html[/url]

Hình ảnh

Một số liệu khác của nước ngoài đó là thời điểm trăng non ( New moons) năm 1968 . Ngày trăng non chính là ngày sóc . Âm lịch qui định ngày đó chính là ngày mùng một của mỗi tháng .

Hình ảnh

Và hình cuối cùng này chứng minh lịch âm ta hay lịch âm tàu tính lịch chuẩn hơn .

Hình ảnh
Được cảm ơn bởi: - Không Cốc U Lan -, Lương hải hoàng, thientuong1616
Đầu trang

Trả lời bài viết