alceste đã viết:Nguyên tắc căn bản nhâts là đổi tiền chỉ khi lạm phát phi mã, trên 300 - 1000%, như năm 86 là trên 800%, tức là hàng hoá quá thiếu so với lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường. còn bây h hàng hoá thì dư thừa, lạm phát thì giảm, các bạn đi chợ thấy giá cả các mặt hàng 3 năm nay gần như ko tăng, thậm chí còn giảm nhẹ, kể cả BĐS, thì làm sao mà đổi tiền đươc
Chào bạn
Lúc đó, mình thấy tin đồn đổi tiền râm ran khắp nơi, nên mới gieo quẻ
Về sau, mình có tìm hiểu thêm về kinh tế. Ngoài những lý do đổi tiền mà bạn nói ra, thì có 1 lý do rất quan trọng nữa, đó là : Khi nhà nước muốn lấy tiền của dân
Ví dụ :
Trước đổi tiền, Quan có 3 đồng, Dân có 7 đồng. Như vậy Quan chiếm 30% giá trị tài sản của đất nước, Dân chiếm 70%
Đổi tiền : 1 đồng mới = 10 đồng cũ. Quan được đổi không có giới hạn, Dân thì bị giới hạn
Sau đổi tiền
Quan : trước có 3 đồng cũ. Theo cách quy đổi thì về sau sẽ thành 3 hào mới
Dân : trước có 7 đồng cũ. Theo tỉ lệ 1/10 thì đáng lẽ sau đổi tiền, Dân cũng có 7 hào mới. Tuy nhiên, Dân bị giới hạn nên sau đổi tiền, chỉ còn lại 3 hào mới
Như vậy, sau đổi tiền, Quan có 3 hào, Dân cũng có 3 hào. Vậy là Quan chiếm 50% giá trị tài sản đất nước, cũng như Dân. 20% số tài sản đất nước chuyển từ Dân sang Quan, là do cái hạn mức kia. Chuyện này đã xảy ra 3 lần ở VN trong thế kỷ trước (vào các năm 75, 78 và 85, tính cả miền Nam và miền Bắc)
Cái mà người ta sợ nhất chính là hạn mức đổi tiền kia, chính cơ chế hạn mức đó đã chuyển tiền từ Dân sang Quan. Hiện nay tham nhũng tràn lan, nợ công tăng cao, lượng kiều hối chuyển về giảm. Thỉnh thoảng lại hở ra vụ thất thoát nghìn tỉ. Giờ chỉ còn 2 cứu cánh cho việc không đổi tiền, đó là :
- Ngày xưa chỉ có quan với dân Việt. Ngày nay còn có 1 thành phần nữa là các nhà đầu tư nước ngoài tại VN
- Tình hình kinh tế, chính trị giờ đã khác xưa