Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem quẻ: Lục nhâm, Thái ất, Lục hào, Mai hoa... Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức Dịch lý.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
Đây là chuyên mục dành cho việc xem quẻ: Lục nhâm, Thái ất, Lục hào, Mai hoa... Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức Dịch lý.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch
Chào bác Dichnhan07,
Xin bác cho VinhL hỏi thứ tự sắp xếp của 64 Văn Vương có phải là một mạch không?
Không biết bác có đọc qua tài liệu "The Cycle of Change" của một nhóm người Tây Phương,
củng căn cứ vào thứ tự của Văn Vương 64 quẻ để ghép các quẻ chiêm thành một mạch.
Dịch lấy quân bình làm căn bản, vì vậy từ bắt cứ quẻ trùng nào củng đều có thể biến đổi
để trở về sự quân bình, đây củng chính là phương pháp dùng dịch để biết hướng đi như thế
mà đạt được sự quân bình.
À bác đã viết 7 phần, mà hình như bài viết tản mác khắp nơi, không biết bác có thể gom lại để dể cho người có tâm nghiên cứu tìm được đầy đủ.
Thanks
Xin bác cho VinhL hỏi thứ tự sắp xếp của 64 Văn Vương có phải là một mạch không?
Không biết bác có đọc qua tài liệu "The Cycle of Change" của một nhóm người Tây Phương,
củng căn cứ vào thứ tự của Văn Vương 64 quẻ để ghép các quẻ chiêm thành một mạch.
Dịch lấy quân bình làm căn bản, vì vậy từ bắt cứ quẻ trùng nào củng đều có thể biến đổi
để trở về sự quân bình, đây củng chính là phương pháp dùng dịch để biết hướng đi như thế
mà đạt được sự quân bình.
À bác đã viết 7 phần, mà hình như bài viết tản mác khắp nơi, không biết bác có thể gom lại để dể cho người có tâm nghiên cứu tìm được đầy đủ.
Thanks
TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch
Cảm ơn bạn đã trả lời lại ^_^dichnhan07 đã viết:Hjhj ^^ tôi có nói là không phản biện kiến thức nhưng không nói là không trả lời lại.
Điều bạn nói thì lâu nay ai cũng cho là đúng và có lẽ tôi là người duy nhất nói trái lại điều đó nên có bị chê trách cũng là bình thường thôi. Nhưng tôi nghĩ mình cũng giống trường hợp cái ông ngày xưa nói trái đất quay và bị xử tử đó. Sau này để xem ai đúng nhé, tôi hoặc tất cả những người còn lại đọc sách Dịch đồng ý với bạn. ;)
Theo tôi thấy điều bạn nêu ra ở phần 7 này không có gì gọi là mới phục vụ cho việc ứng dụng 64 quẻ Dịch, đơn giản chỉ là cách hiểu của bạn về quẻ Địa Hỏa Minh Di và hào 6 quẻ Minh Di mà thôi. Cho dù bạn có hiểu sai hay không thì hậu quả cũng không có gì là nghiêm trọng cả.
Đối tượng tôi hướng đến là các bạn chưa từng hoặc đang bắt đầu tiếp xúc với Dịch, chứ tôi không dám có tham vọng thuyết phục được bạn.
Tôi đã từng trải qua giai đoạn luôn hào hứng tìm đọc bất kỳ bài viết nào của bất kỳ ai, dù chỉ là một thành viên bình thường không tên tuổi hay là một người đã có tên tuổi trong giới học thuật, về vấn đề mà mình quan tâm (bây giờ vẫn còn thói quen đó, chỉ khác là tốc độ đọc nhanh hơn xưa chút thôi). Nếu thấy vấn đề đó có nhiều ý kiến trái chiều thì ghi nhớ điều đó, tự mình chiêm nghiệm và suy ngẫm, để rồi sẽ có kết luận của riêng mình. Nay tôi làm vầy, vừa là việc tôi nghĩ tôi nên làm, mà cũng là thể hiện lòng tri ân với những người đã từng viết những bài viết để lại cho tôi nhiều điều đáng suy ngẫm

Qua tên quẻ và sự sắp xếp thứ tự quẻ, chúng ta có thể thấy được ý tứ thâm sâu của thánh nhân:
Quẻ Địa Hỏa Minh Di được xếp ngay sau quẻ Hỏa Địa Tấn.
- Hỏa Địa Tấn: Lửa trên Đất tức là Mặt trời từ dưới mặt đất nhô lên (Mặt Trời Mọc).
- Địa Hỏa Minh Di: Đất trên Lửa, hay nói cách khác là Lửa đã bị chìm vào trong Đất tức là Mặt trời mọc lên từ thời Tấn, sang thời này từ từ xuống dần rồi chìm vào trong đất (Mặt Trời Lặn).
Sau khi tôi thử tự đặt mình vào vị trí của bạn để suy nghĩ, tôi đoán rằng bạn đã quên mất ý nghĩa của quẻ Tấn mà chỉ suy xét về quẻ Minh Di. Bạn nói là ánh sáng tiến lên là bởi vì bạn nhận thấy hào 1 tiến dần lên đến hào 6 - là hào thể hiện thời tối tăm nhất, không còn ánh sáng. Cho nên bạn đã nói rằng: Địa Hỏa Minh Di - Ánh sáng tiến lên - Mặt trời mọc rồi lặn (tức là bạn đã hiểu rằng ngay trong thời Địa Hỏa Minh Di diễn tả việc mặt trời mọc rồi lặn, tôi đoán có lẽ bạn cho là mặt trời mọc ở hào 1,2,3...sau đó mặt trời lặn cái đùng ở hào 6, mà quên mất rằng thánh nhân đã dành riêng một quẻ Hỏa Địa Tấn để nói về việc mặt trời mọc rồi, và dành riêng quẻ Địa Hỏa Minh Di để nói về việc mặt trời lặn).
Tóm lại, tôi không có tham vọng thuyết phục được bạn. Những điều tôi viết mục đích là dành tặng cho những người bạn có cùng chung sở thích nghiền ngẫm những tinh hoa mà tiền nhân để lại giống như tôi.

TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch
VinhL đã viết:
Dịch lấy quân bình làm căn bản,
Câu nói này, cho đến ngày hôm nay Tôi vẫn chưa biết nên nhận thức như thế nào !
VinhL đã viết:
đây củng chính là phương pháp dùng dịch để biết hướng đi như thế mà đạt được sự quân bình.
..............................CÀN...............................KHÔN
- Hào 2................Đồng nhân.........................Minh di
- Hào 3...................Lý.....................................Khiêm
- Hào 4................Tiểu súc................................Dự
- Hào 5................Đại hữu.................................Tỷ
.........XUÂN...................HẠ...................THU...............ĐÔNG
......Đồng nhân...............Lý.................Tiểu súc..............Đại hữu
.......Minh di...................Khiêm...............Dự.....................Tỷ
Vậy thì làm sao con Người có thể đạt được tới sự quân bình, nên chăng chỉ là một ước mơ vậy thôi !
Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: dichnhan07
-
- Chính thức
- Bài viết: 76
- Tham gia: 22:48, 20/06/09
TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch
Cảm ơn bác VinhL và bác Hà Uyên đã tham gia góp vui cho chủ để này.
Những sách tôi tham khảo chỉ là những sách phổ thông bán ở ngoài hiệu chứ chẳng phải hiếm có gì huống hồ là sách tiếng Anh, tiếng Hoa (tôi không đọc được ^^).
Về thứ tự Hậu Thiên thì xưa nay Thái Ất vẫn dùng, tôi cũng thấy luôn đúng nên tôi không có ý kiến gì cả.
Về sự quân bình trong Dịch mà các bác có nhắc tới thì tôi cũng chưa rõ lý thuyết hay ứng dụng của nó nên cũng không dám có ý kiến gì.
Về vấn đề nghiên cứu các nội dung mà tôi đã đưa ra thì tôi nghĩ tôi nghiên cứu theo kiểu gì thì cứ trình bày theo kiểu đó, và cũng là vì những điều đó không được rõ ràng để làm thành 1 bài hoàn chỉnh, nên tôi cứ theo phong cách của Chính Dịch Tâm Pháp, vì nó thích hợp với phong cách nghiên cứu của tôi. Viết dài dòng nhiều chữ thì ngay đến tôi viết ra còn chán nữa là....^^. Mong các bác thông cảm.
Về việc chứng minh lý thuyết của tôi là đúng hay sai thì chỉ có ứng dụng mới đủ khả năng đánh giá được. Và nếu như sau khi thầy trò bạn M_2005 xuất bản sách mà vẫn không nói gì tới Minh Di thì lúc đó tôi chứng minh cũng chưa muộn (đối với tôi).
Thân chúc 2 bác ngày càng có nhiều công trình khảo cứu có giá trị đóng góp cho kho Lý học của Việt Nam.
-
- Chính thức
- Bài viết: 76
- Tham gia: 22:48, 20/06/09
TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch
Tôi đang có 1 chút thắc mắc về cách luận quẻ Thái Ất. Về cái ngày Minh Di tôi trải qua. Tôi tự hỏi liệu Hào Động có chuyển động lần lượt qua tất cả các Hào trong quẻ đó hay không? Hy vọng những bác nào có kinh nghiệm chia sẻ cùng tôi trong vấn đề này.
TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch
Hào động lần lượt chuyển qua các hào là cách luận tính đại hạn của Hà lạc, còn Thái ất ngày nào có hào động ngày đó, muốn chi tiết hơn thì xem đến từng giờ.
Còn sự cân bằng đầy rẫy khắp nơi trong Dịch.
Có Càn là trời cha thì Khôn là đất mẹ, có Chấn động ầm vang như sấm mùa hạ thì có Cấn tĩnh lặng như núi mùa thu, có Khãm hãm tối tăm thì Ly sáng sủa văn vẻ.
Thái bình thông đạt mãi thì đến ngay Bĩ cực khốn khó, Tổn thất thiệt hại đi liền Ích lợi tăng tiến, tiến lên mạnh mẽ như Tấn thì cũng có lúc phải thoái lui như Độn, nhóm họp tụ tập đông đảo ở Tụy thì xong việc sẽ chia lìa cô độc ở Khuê. Thăng lên cao quá ắt có khi rơi xuống hố mà thành Khốn. Đã xong ở Ký tế thì đến ngay Vị tế chưa thành.
Không có thời nào trong Dịch mà không có đối ngẫu cân bằng lại.
Trương Kỳ Quân bảo đạo Dịch chỉ có hai chữ Trung Chính. Dịch theo luật âm dương, cái gì thái quá thì xấu, nên khuyên phải trung, phải quân bình để tránh tai họa. Trung tức là có chừng mực :”Trời đất có chừng mực nên mới thành bốn mùa” mà vạn vật mới phát triển được. Chừng mực cũng là luật quân bình, nắng không nắng qúa, mưa không mưa quá, nắng mưa, ấm lạnh phải thay nhau để điều hòa khí hậu. Cái gì thịnh quá thì phải suy, suy quá thì sẽ thịnh, Khổng,Lão, Dịch học phái đều thấy như vậy.
Dịch khởi đầu bằng một nét liền hào dương và một nét đứt hào âm, đó chính là sự cân bằng vậy.
Cụ Nguyễn Hiến Lê đã viết rõ tất cả trong cuốn Kinh Dịch của cụ rồi.
Còn sự cân bằng đầy rẫy khắp nơi trong Dịch.
Có Càn là trời cha thì Khôn là đất mẹ, có Chấn động ầm vang như sấm mùa hạ thì có Cấn tĩnh lặng như núi mùa thu, có Khãm hãm tối tăm thì Ly sáng sủa văn vẻ.
Thái bình thông đạt mãi thì đến ngay Bĩ cực khốn khó, Tổn thất thiệt hại đi liền Ích lợi tăng tiến, tiến lên mạnh mẽ như Tấn thì cũng có lúc phải thoái lui như Độn, nhóm họp tụ tập đông đảo ở Tụy thì xong việc sẽ chia lìa cô độc ở Khuê. Thăng lên cao quá ắt có khi rơi xuống hố mà thành Khốn. Đã xong ở Ký tế thì đến ngay Vị tế chưa thành.
Không có thời nào trong Dịch mà không có đối ngẫu cân bằng lại.
Trương Kỳ Quân bảo đạo Dịch chỉ có hai chữ Trung Chính. Dịch theo luật âm dương, cái gì thái quá thì xấu, nên khuyên phải trung, phải quân bình để tránh tai họa. Trung tức là có chừng mực :”Trời đất có chừng mực nên mới thành bốn mùa” mà vạn vật mới phát triển được. Chừng mực cũng là luật quân bình, nắng không nắng qúa, mưa không mưa quá, nắng mưa, ấm lạnh phải thay nhau để điều hòa khí hậu. Cái gì thịnh quá thì phải suy, suy quá thì sẽ thịnh, Khổng,Lão, Dịch học phái đều thấy như vậy.
Dịch khởi đầu bằng một nét liền hào dương và một nét đứt hào âm, đó chính là sự cân bằng vậy.
Cụ Nguyễn Hiến Lê đã viết rõ tất cả trong cuốn Kinh Dịch của cụ rồi.
Được cảm ơn bởi: VinhL
TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch
Tôi đồng ý kiến với bác VinhL và bác anh033. Khi tính trị số âm dương để lập quẻ Hà Lạc, mặc dù rất hiếm trường hợp được cân bằng âm dương, nhưng vẫn có. Chính bản thân con người cũng luôn muốn tìm đến sự cân bằng, bản thân nội tại họ thúc đẩy chính họ đi tìm kiếm sự cân bằng (ví dụ: tìm cách giải tỏa stress - là trạng thái mất cân bằng nghiêm trọng). Trong tứ trụ, khi ngũ hành mệnh cục không cân bằng là mệnh cục bị bệnh, chúng ta phải tìm cách cân bằng với dụng thần, nhằm giúp cuộc sống thuận lợi hơn. Theo sách Tứ trụ dự đoán học, ông Thiệu Vỹ Hoa có viết về người được cả thiên đức nguyệt đức quý nhân như sau: Người được cả thiên đức nguyệt đức quý nhân thì âm dương cân bằng, văn học siêu quần, chức tước thanh hiển .v.v.
TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch
Đất trời cũng như con người không có gì là hoàn hảo cả. Nhưng tự thân sự không hoàn hảo đó lại chứa đựng sự cân bằng. Người nào có óc cầu toàn quá độ lại mới chính là người mất cân bằng.
TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Trời và đất vốn tồn tại như vậy, dù có thể bạn không thích mùa đông lạnh giá, nhưng đó là tạo hóa đã sinh ra như một lẽ cân bằng.
Còn về con người, Bác nhắc đến Cần, Kiệm, Liêm, Chính là có ý nghĩa rất sâu sắc. Nếu thiếu đi một đức tính nào trong bốn đức tính đó là con người đã mất cân bằng, đã nảy sinh sự lệch lạc, từ đó sẽ nảy sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu. Chúng ta cứ cùng từ từ suy ngẫm sẽ thấm.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Trời và đất vốn tồn tại như vậy, dù có thể bạn không thích mùa đông lạnh giá, nhưng đó là tạo hóa đã sinh ra như một lẽ cân bằng.
Còn về con người, Bác nhắc đến Cần, Kiệm, Liêm, Chính là có ý nghĩa rất sâu sắc. Nếu thiếu đi một đức tính nào trong bốn đức tính đó là con người đã mất cân bằng, đã nảy sinh sự lệch lạc, từ đó sẽ nảy sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu. Chúng ta cứ cùng từ từ suy ngẫm sẽ thấm.
Sửa lần cuối bởi PMK vào lúc 11:02, 18/05/11 với 1 lần sửa.
TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch
dichnhan07 đã viết:Tôi đang có 1 chút thắc mắc về cách luận quẻ Thái Ất. Về cái ngày Minh Di tôi trải qua. Tôi tự hỏi liệu Hào Động có chuyển động lần lượt qua tất cả các Hào trong quẻ đó hay không? Hy vọng những bác nào có kinh nghiệm chia sẻ cùng tôi trong vấn đề này.
Chào anh Dichnhan
Anh có thể theo trình tự thời gian từ cặp quẻ đối - ngẫu, thì thấy được tính liên tục của thời gian (theo định thuyết của Kinh Phòng)
Đối với Hào, thì Tôi thường phân thành 4 loại: ĐƠN - SÁCH - TRÙNG - GIAO để xét hào ĐỘNG khi giải quẻ Ất
Anh tham khảo thêm
Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: dichnhan07