Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch

Hỏi đáp, luận giải về các môn gieo quẻ: Lục nhâm, Thái Ất, Lục hào, Mai hoa ...
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem quẻ: Lục nhâm, Thái ất, Lục hào, Mai hoa... Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức Dịch lý.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
Hà Uyên
Thượng khách
Thượng khách
Bài viết: 607
Tham gia: 14:20, 02/05/09

TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch

Gửi bài gửi bởi Hà Uyên »

dichnhan07 đã viết:

Tôi tự hỏi liệu Hào Động có chuyển động
lần lượt qua tất cả các Hào trong quẻ đó hay không?

Hy vọng những bác nào có kinh nghiệm chia sẻ cùng tôi trong vấn đề này.

Quan điểm của Tôi về câu anh dichnhan đặt vấn đề:

- Biến thiên của cái MỘT là nguyên tắc cơ bản trong kết cấu 64 quẻ, là cột trụ chính về nguyên lý Âm Dương.

- MỘT nảy sinh đối cực khi tới điểm phân đôi.

- Mọi vật không bao giờ TRUNG HÒA, cho nên mới có tồn tại SINH - TRƯỞNG - TIÊU - BIẾN ==> ĐƠN - SÁCH - TRÙNG - GIAO, đây là muốn nói đến khi nói SINH thì dụng số ĐƠN để toán số, khi nói TRƯỞNG thì dụng số SÁCH để toán sô, khi TIÊU thì dụng số TRÙNG để toán số, khi BIẾN thì dùng số GIAO để toán số vậy.

Nếu chỉ tồn tại SINH mà không có TỬ, thì loài người đạt tới TRUNG HÒA BẤT TỬ, không cần phải nghiên cứu Huyền học, để cứu vãn sự tồn tại của mỗi cá thể làm gì.


Anh tham khảo thêm.

Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: dichnhan07
Đầu trang

PMK
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1039
Tham gia: 14:49, 25/11/10

TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch

Gửi bài gửi bởi PMK »

Theo tôi, "cân bằng" và "trung hòa" có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: bazơ có khả năng trung hòa được axit, lúc đó tạo ra một hợp chất mới, chẳng còn là axit, chẳng còn là bazơ, mà là muối và nước. Còn khi nói cân bằng, ví dụ: cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, tức là vẫn làm công việc, đồng thời nghỉ ngơi hợp lý.

Trung hòa và cân bằng hoàn toàn khác nhau.

Trong cơ thể con người, bao giờ cũng có cả khí âm và khí dương, nếu hai khí này cân bằng là rất tốt, nghĩa là chúng vẫn song hành tồn tại, nhưng với một tỉ lệ hợp lý, chứ không phải âm và dương triệt tiêu nhau theo kiểu bazơ trung hòa axit.

Về việc con người liệu có thể bất tử được hay không cũng là một câu hỏi đã được các nhà khoa học đặt ra. Tuy nhiên, một người có cuộc sống cân bằng chắc chắn sẽ có sức khỏe tốt hơn, tuổi thọ cao hơn người có cuộc sống không cân bằng (tất nhiên là trừ trường hợp xảy ra những sự cố ngoài ý muốn như tai nạn hoặc là bệnh do di truyền).
Đầu trang

dichnhan07
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 76
Tham gia: 22:48, 20/06/09

TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch

Gửi bài gửi bởi dichnhan07 »

Ý tôi là muốn hỏi về kinh nghiệm thực tiễn chứ không phải lý thuyết vì gười học Thái Ất đều biết chỉ có 1 Hào động khi tính cho 1 quẻ, nhưng tôi lại cảm thấy mình đã lần lượt trải qua các Hào trong quẻ đó với sự bắt đầu từ Hào động. Và tôi cũng muốn tìm hiểu nếu có sự chuyển động đó thì nó sẽ chuyển động 1 chiều hay 2 chiều tùy theo âm dương của Thời.
Đầu trang

VinhL
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 55
Tham gia: 09:36, 03/04/10

TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch

Gửi bài gửi bởi VinhL »

anh033 đã viết:Hào động lần lượt chuyển qua các hào là cách luận tính đại hạn của Hà lạc, còn Thái ất ngày nào có hào động ngày đó, muốn chi tiết hơn thì xem đến từng giờ.
Còn sự cân bằng đầy rẫy khắp nơi trong Dịch.
Có Càn là trời cha thì Khôn là đất mẹ, có Chấn động ầm vang như sấm mùa hạ thì có Cấn tĩnh lặng như núi mùa thu, có Khãm hãm tối tăm thì Ly sáng sủa văn vẻ.
Thái bình thông đạt mãi thì đến ngay Bĩ cực khốn khó, Tổn thất thiệt hại đi liền Ích lợi tăng tiến, tiến lên mạnh mẽ như Tấn thì cũng có lúc phải thoái lui như Độn, nhóm họp tụ tập đông đảo ở Tụy thì xong việc sẽ chia lìa cô độc ở Khuê. Thăng lên cao quá ắt có khi rơi xuống hố mà thành Khốn. Đã xong ở Ký tế thì đến ngay Vị tế chưa thành.
Không có thời nào trong Dịch mà không có đối ngẫu cân bằng lại.
Trương Kỳ Quân bảo đạo Dịch chỉ có hai chữ Trung Chính. Dịch theo luật âm dương, cái gì thái quá thì xấu, nên khuyên phải trung, phải quân bình để tránh tai họa. Trung tức là có chừng mực :”Trời đất có chừng mực nên mới thành bốn mùa” mà vạn vật mới phát triển được. Chừng mực cũng là luật quân bình, nắng không nắng qúa, mưa không mưa quá, nắng mưa, ấm lạnh phải thay nhau để điều hòa khí hậu. Cái gì thịnh quá thì phải suy, suy quá thì sẽ thịnh, Khổng,Lão, Dịch học phái đều thấy như vậy.
Dịch khởi đầu bằng một nét liền hào dương và một nét đứt hào âm, đó chính là sự cân bằng vậy.
Cụ Nguyễn Hiến Lê đã viết rõ tất cả trong cuốn Kinh Dịch của cụ rồi.
Chào bạn anh033,
Bạn viết quả thật hay, VinhL có viết thêm bao nhiêu chử nửa củng không thể diễn đạt được. Ôi, có ý mà không có lời để diễn đạt quả là chổ sở đoản của mình.

Thành thật cám ơn bạn.
Đầu trang

anh033
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 91
Tham gia: 10:23, 02/06/10

TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch

Gửi bài gửi bởi anh033 »

Chào bạn VinL, miễn là mình hiểu, còn diễn đạt thì tùy hoàn cảnh. Trong đoạn đó có phần "Trương Kỳ Quân bảo" là cụ Nguyễn Hiến Lê viết như tôi đã chú ở dưới.
Bạn Dichnhan07, tôi thấy có thể bạn gặp trường hợp sau : có những lúc ta thấy cùng một cảnh nhưng diễn bằng quẻ này cũng đúng, quẻ kia cũng được. Như tôi có khi tính nhẩm ngày nhầm, cứ đinh ninh hôm đó là quẻ Khảm, tiếp theo là Ly, Hàm..., rồi đột nhiên tra cứu lại, thấy nhầm thì biết rằng mình đã suy diễn theo quẻ sai mà vẫn thấy đúng là do ý chủ quan của mình, mình chỉ nhìn nhận theo cái chấp trước của mình.
Về các hào động cũng vậy, đã trong thời Thái chẳng hạn, có khi tính nhầm hào động vẫn thấy đúng dẫn đến việc cho rằng các hào động di chuyển chăng ? Vì nửa ngày trước lấy quẻ gốc, nửa ngày sau lấy quẻ biến, nếu về chiều vẫn thấy sự việc ứng theo hào nào đó ở quẻ gốc thì là ngẫu nhiên chăng. Bạn có thể cho ví dụ cụ thể về sự việc có vẻ như các hào chuyển động lần lượt sẽ rõ vấn đề hơn.
Về Thái ất chỉ có một hào động, tôi đang nghĩ vì thực tế hào cách hào động 2 hào, tức hào ứng của hào đó cũng có ý nghĩa ứng nghiệm thực tế rõ dù nó tĩnh. Với quẻ năm, tôi thấy rằng ngoài hào động tính theo chi hạn ra thì hình như chi năm tức Thái tuế có ảnh hưởng nào đó, ví dụ năm nay được quẻ Ly động hào 4 thành Bí, năm nay là năm Mão, vậy thì lấy Mão để đếm ta được hào 2 thành hào động, có những việc cũng ứng theo hào động tính kiểu này. Vấn đề này tôi đang xem xét, không hiểu Thái ất có xét đến ảnh hưởng Thái tuế không, dù mình nghiệm lý thấy đúng nhưng cũng cần cẩn thận.
Đầu trang

dichnhan07
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 76
Tham gia: 22:48, 20/06/09

TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch

Gửi bài gửi bởi dichnhan07 »

Về sự quân bình như bác anh003 nói qua thì tôi đã rõ nhưng vẫn chưa hiểu về cách ứng dụng cho lắm, phải chăng phải dùng cái đối của nó để tạo thế quân bình?

Còn về việc tính nhầm thì ngày hôm qua tôi vẫn thấy chính xác đến từng giờ nên chắc không nhầm lẫn gì được về các quẻ trước đó vì tôi cứ tiến dần các quẻ qua mỗi ngày (dĩ nhiên phải chúy ý ngày Giáp Tý).

Việc dùng Lục thân, thế-ứng cũng rất hay nhưng nó chỉ là cái dấu hiệu cảnh báo chứ chẳng thể có tác dụng như Hào và Tượng được.

Như tôi đã nói ở trước 6 hào là các giai đoạn của 1 chu trình nào đó, ở thời xưa ý nghĩa 6 hào được thông suốt nên không có chuyện nhầm lẫn giữa Bình Minh và Hoàng Hôn (điểm chung là ánh sáng mờ ảo) ở quẻ Minh Di. Tôi có nhớ là ở Dịch Lý Việt Nam họ gọi là Minh Sản. Việc tôi trải qua cũng là chuỗi sự việc có tính chu trình như vậy. Tôi thấy điều này nếu có thực thì thật tuyệt vời cho việc Tìm Cát Tránh Hung.
Đầu trang

dichnhan07
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 76
Tham gia: 22:48, 20/06/09

TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch

Gửi bài gửi bởi dichnhan07 »

Đến hôm nay thì tôi đã chắc chắn về việc Hào Động của 1 quẻ Thái Ất chuyển động đi qua khắp các Hào trong quẻ đó. Mọi việc đều trùng khớp với Hào. Theo thì Cát, trái lại thì Hung!
Đầu trang

dichnhan07
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 76
Tham gia: 22:48, 20/06/09

TL: Cách Làm Sáng Tỏ 1 phần của Dịch

Gửi bài gửi bởi dichnhan07 »

Sự phát hiện về Hào Động trong Thái Ất thật quá tuyệt diệu. Không chỉ xem được cho 1 ngày mà ngay trong 1 giờ, Hào Động cũng chuyển qua khắp các Hào trong quẻ để làm sáng tỏ mọi diễn biến của sự việc Đó.
Đầu trang

Trả lời bài viết