Hỏi về kết quả thi ( mai có )

Hỏi đáp, luận giải về các môn gieo quẻ: Lục nhâm, Thái Ất, Lục hào, Mai hoa ...
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem quẻ: Lục nhâm, Thái ất, Lục hào, Mai hoa... Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức Dịch lý.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
nguyen quoc
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2299
Tham gia: 23:15, 05/08/09

TL: Hỏi về kết quả thi ( mai có )

Gửi bài gửi bởi nguyen quoc »

S đây là số ( ngửa). H đây là hình (sấp)
Lần 1,lần 2 giống nhau: S-S-H :dương
Lần 3 : S-H-H :âm
lần 4, lần 5 giống nhau: S-S-H : dương
Lần 6 : S-S-S : âm (động)
Nếu quan niệm như Choẹt thì 4,5 là âm, còn 6 là dương-cũng không thể là địa được, mà là sơn.
Theo quan niệm của Choẹt thì là thuần Cấn(?)

S-S-H nếu dương thì S-S-S là lão Âm.
Đầu trang

minhhanh062
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 998
Tham gia: 01:58, 15/10/12

TL: Hỏi về kết quả thi ( mai có )

Gửi bài gửi bởi minhhanh062 »

Con muốn gửi thông tin là trượt hết cả 4 trường rồi ạh :P May ma con có kết quả khác trước ( cũng là nơi con mông được đến ) , chứ không là khóc luôn :D
Đầu trang

candy44442013
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 19
Tham gia: 10:39, 08/04/13

TL: Hỏi về kết quả thi ( mai có )

Gửi bài gửi bởi candy44442013 »

Xin phép bạn chủ topic hỏi ké bác nguyen quoc một câu nhé!
Chào bác nguyenquoc,
Em mới thi một trường xong và đang chờ kết quả.Em thấy khả năng là 50-50, dù cố hết sức rồi nhưng có vẻ đuối. Em xem trên mạng hỏi kết quả thi thì dc quẻ này, đọc nhưng k hiểu. Nhờ bác chỉ bảo cho ah. Liệu có đỗ k?
Em cảm ơn bác ^ ^
Quí Vị Đã Có Được Sáu Hào

Ứng Với Quẻ: Phong Thủy Hoán
Có Quẻ Hộ Là: Sơn Lôi Di
Có 2 Hào Động
Ứng Với Quẻ Biến: Phong Thiên Tiểu Súc

Quẻ chủ là quẻ quan trọng nhất, nó tượng trưng cho khoảng thời gian lúc bắt đầu của sự việc cần hỏi:
QUẺ CHỦ
(Quẻ số 59)






Phong Thủy Hoán

Hoà vui đến cực điểm rồi thì sẽ ly tán, vì vậy sau quẻ đoài đến quẻ Hoán. Hoán là lìa, tan tác.
Thoán từ.
渙; 亨.王假有廟.利涉大川.利貞.
Hoán; hanh. Vương cách hữu miếu,
Lợi thiệp đại xuyên, lợi trinh.
Dịch: Lìa tan: hanh thông. Vua tới nhà Thái miếu, vượt qua sông lớn thì lợi, giữ đạo chính thì lợi.
Giảng: Trên là gió, dưới là nước (Khảm cũng có thể hiểu là mây – như quẻ Thủy lôi Truân, cũng gọi là Vân Lôi truân); gió thổi trên nước (hay mây) làm nước tung tóe ra (hay mây tan rã ra), cho nên đặt tên quẻ là Hoán.
Thường thì nhóm họp mới hanh thông (như quẻ tụy), nhưng ly tán cũng có khi hanh thông, chẳng hạn sương mù tụ lại nhiều quá, nắng lên, nó tan đi thì tốt, hoặc thời nhiễu loạn, dân chúng tụ họp lại chống đối, phải giải tán đi v.v.. Hể hợp thời thì tốt, trái lại thì xấu. Muốn cho công việc giải tán hanh thông thì nhà cầm quyền phải có lòng chí thành, như một ông vua tới nhà Thái miếu; lại phải biết mạo hiểm như có gan vượt qua sông lớn; sau cùng phải giữ đạo chính, đừng làm những việc bất chính.
Thoán truyện giảng ý nghĩa hanh thông của quẻ này như sau: nội quái vốn là quẻ Khôn, một hào dương của quẻ Càn vào thay hào 2 quẻ Khôn mà thành quẻ Khảm; ngoại quái vốn là quẻ Càn, hào 1 quẻ Khôn vào thay hào 1 quẻ Càn, thành quẻ Tốn. Vậy là trong trùng quái Hoán có một hào dương cương ở trong, một hào âm nhu ở ngoài, mà hào này đắc vị, thuận theo 2 hào dương ở trên nó để tiến lên, như vậy là tốt.
Vượt qua sông lớn mà có lợi vì quẻ có cái tượng gỗ (Tốn cũng là cây, gỗ) ở trên nước, tức thuyền ở trên nước, nhờ thuyền mà qua sông được. Nghĩa bóng là nhờ người có tài mà làm nên việc lớn.
Đại Tượng truyện bàn rộng ra, khuyên sau khi giải tán rồi lại nên nghĩ tới việc nhóm họp lại, mà muốn nhóm họp, thống nhất nhân tâm thì nên đặt lễ tế Thượng đế, tế Tổ tiên.
Hào từ.
1.
初六: 用拯, 馬壯, 吉
Sơ lục: Dụng chứng, mã tráng, cát.
Dịch: Hào 1, âm: Dùng con ngựa mạnh để cứu vớt, tốt.
Giảng: Ở đầu thời ly tán, còn có thể gom lại được; hào này âm nhu, kém tài, không đủ sức, nhưng trên có hào 2 dương cương đắc trung, ỷ thác vào được, như đi đường xa có con ngựa khỏe, cho nên tốt.
2.
九二: 渙,奔其机, 悔亡.
Cửu nhị: Hoán, bôn kì kỉ, hối vong.
Dịch: Hào 2, dương: Lúc ly tán, nên đựa vào hào 1 làm ghế ngồi thì hối hận mất đi.
Giảng : Thời này là thời ly tán rồi, dễ có việc ăn năn; hào này dương cương đã giúp đựơc cho hào 1, bây giờ nên dựa vào 1 làm ghế ngồi, đỡ đần nhau thì khỏi phải hối hận.
3.
六三: 渙其躬, 无悔.
Lục tam: Hoán kì cung, vô hối.
Dịch: Hào 3, âm: đánh tan lòng riêng tây của mình đi thì không hối hận.
Giảng: Hào này âm nhu, bất trung ,bất chính, là người có lòng vị kỉ, nhưng ở vị dương lại được hào trên cùng chính ứng với nó, mà có lòng lo việc đời (vì là dương cương); nếu 3 bỏ tính vị kỉ đi, lo gánh việc đời với hào trên cùng, thì sẽ không hối hận.
4.
六四: 渙其群, 元吉.渙有丘, 匪夷所思.
Lục tứ: hoán kì quần, nguyên cát. Hoán kì khâu, phỉ di sở tư.
Dịch: Hào 4 âm: Giải tán bè phái của mình đi, rất tốt. Vì như vậy là giải tán cái nhỏ để tập hợp cái lớn lại thành gò đống; điều đó người thường không thể nghĩ tới được.
Giảng: Hào này âm nhu, thuận, giúp đỡ hào 5 vừa cương vừa đắc trung, như vị đại thần giúp một minh quân, mà biết giải tán bè phái của mình đi (sở di nói vậy vì hào 1 ở dưới không ứng viện với 4, cũng như 4 không còn bè phái), để đoàn kết, tập hợp cả quốc dân mà cùng lo cứu nước; như vậy là giải tán cái nhỏ để gom cái lớn lại thành gò đống, rất tốt. Người thường không hiểu được lẽ đó mà chê sao lại giải tán đảng của mình. Muốn vậy phải là người đắc chính (âm ở vị âm) , và đắc trung, cương cường như hào 5.
5.
九五: 渙汗其大號, 渙王居, 无咎.
Cửu ngũ: Hoán hãn kì đại hiệu, hoán vương cư,vô cữu.
Dịch: Hào 5, dương: Ban bố hiệu lệnh lớn khắp nước như mồ hôi phát ra ở khắp thân thể, phát hết kho lẫm của vua để chu cấp cho dân, không có lỗi.
Giảng: năm chữ “Hoán hãn kì đại hiệu” tối nghĩa. Chu Hi giảng là hủy bỏ các hiệu lệnh trước đi, những hiệu lệnh đó như mồ hôi, chảy ra mà không trở lại”. Chúng tôi theo Phan Bội Châu mà dịch như trên là ban bố hiệu lệnh đi khắp nơi. J Legge và R. WilheLm cũng hiểu như vậy, nhưng giảng là những hiệu lệnh đó cứu nguy được cho dân như người bị bệnh mà phát tán, làm cho mồ hôi toát ra vậy.
Ba chữ sau: “Hoán vương cư” nghĩa dễ hiểu: vua nên tán tài để tụ dân, cũng như hào 4, giải tán bè phái để tụ dân, đều là chính sách tốt ở thời ly tán cả.
6.
上九: 渙其血去, 逖出, 无咎.
Thượng cửu: hoán kỳ huyết khử, địch xuất, vô cữu.
Dịch: Hào trên cùng, dương: Tan (trừ) được máu )vết thương cũ), thoát khỏi kinh sợ (chữ [逖 ] ở đây nên đổi làm chữ dịch [惕] là kinh sợ), không có lỗi.
Giảng: hào này ở cuối thời ly tán, sắp hết xấu; nó có tài (dương cương), lại được hào 3 ứng viện, cho nên nó thành công, trừ được vết thương ly tán và thoát khỏi cảnh lo sợ.


*

Phan Bội Châu so sánh quẻ này với quẻ Tụy, đại ý như sau:
Tụy và Hoán là hai thời trái ngược nhau, một thời nhóm họp một thời lìa tan, nhưng thời nào cũng hanh thông được cả, miễn là biết hành động hợp lúc và có lòng chí thành: Thoán từ hai quẻ đều có 4 chữ: “Vua tới Thái miếu”, nghĩa là phải chí thành như nhà vua khi vào tế ở Thái miếu.
Nhưng hai quẻ khác nhau ở chỗ. Tụy có 4 chữ: “lợi kiến đại nhân”, Hoán có 4 chữ: “Lợi thiệp đại xuyên” vì ở thời Tụy, thuận cảnh, chỉ cần có người tài đức là làm nên việc còn ở thời Hoán, nghịch cảnh, phải có tài đức mà lại phải mạo hiểm nữa. Đó là thâm ý của cổ nhân.
Sáu hào quẻ Hoán ý nghĩa rất phân minh: hào 1, còn mong cứu chữa được; hào 2 ly tán đã nhiều rồi, chưa cứu được; hào 3 có thể bắt tay làm việc, muốn vậy phải bỏ lòng vị kỷ đi; hào 4, phải giải tán bè phái để đoàn kết toàn dân; hào 5 phải ra hiệu lệnh mới, ban phát của riêng, hào 6 thì thành công. Quan trọng nhất là lời khuyên hào 4 và 5.


Quẻ hỗ được tạo thành từ quẻ thượng là các hào 5,4,3 của quẻ chủ, quẻ hạ là các hào 4,3,2 của quẻ chủ. Quẻ hỗ tượng trưng cho giai đoạn giữa, lúc diễn tiến của sự việc cần hỏi:
QUẺ HỖ
(Quẻ số 27)






Sơn Lôi Di

Súc là chứa, có chứa nhóm vật lại rồi mới nuôi được, cho nên sau quẻ Đại súc là quẻ Di. Di có hai nghĩa: nuôi nấng và cái cằm. Nhìn hình quẻ, chúng ta thấy như cái miệng mở rộng, hai nét liền ở trên và dưới như hai cái hàm, toàn bộ gợi cho ta ý cái cằm (thay cái mép) lại gợi cho ta sự ăn uống để nuôi sống.
Thoán từ
頤: 貞吉. 觀頤, 自求口實.
Di : Trinh cát. Quan di, tự cầu khẩu thực.
Dịch: Nuôi: hễ đúng chính đạo thì tốt. Xem cách nuôi người và tự nuôi mình.
Giảng: Nuôi tinh thần hay thể chất, cũng phải hợp chính đạo thì mới tốt. Xem cách nuôi người và tự nuôi mình thì biết tốt hay xấu.
Thoán truyện suy rộng ra: Trời đất khéo nuôi vạn vật mà vạn vật sinh sôi nảy nở về mọi mặt; thánh nhân dùng những người hiền giúp mình trong việc nuôi dân chúng; cái đạo nuôi nấng lớn như vậy đó.
Đại tượng truyện đưa thêm một ý nữa: theo cái tượng của quẻ, thì dưới núi có tiếng sấm, dương khí bắt đầu phát mà vạn vật trong núi được phát triển như vậy là trời đất nuôi vật. Người quân tử tự nuôi mình thì phải cẩn thận về lời nói để nuôi cái đức, và tiết độ về ăn uống để nuôi thân thể (Quân tử dĩ thận ngôn ngữ, tiết ẩm thực). Là vì đời, “họa tòng khẩu xuât, bệnh tòng khẩu nhập” Phải giữ gìn nhất cái miệng.
Hào từ
初九: 舍爾靈龜, 觀我朵頤, 凶.
Sơ cửu: Xã nhỉ linh qui, quan ngã đóa di, hung.
Dịch: hào 1, dương: chú bỏ con rùa thiêng (tượng trưng phần tinh thần quí báu) của chú đi mà cứ ngó ta, tới xệ mép xuống, xấu.
Giảng: Chúng ta nên để ý: nội quái là Chấn, có nghĩa là động, cho nên cả ba hào đều diễn cái ý mình đi cầu cạnh người .
Hào 1 này dương cương, khôn lanh, nhưng ứng với hào 4 âm, có thế lực ở trên hăm hở theo âm đến nỗi bỏ thiên lí, thèm thuồng cầu ăn ở người khác (hào 4) để nuôi xác thịt, mà quên phần tinh thần của mình (nó quí như con rùa thiêng chỉ sống bằng khí trờii) như vậy rất xâu. Hai chữ “đóa di”, thòng mép xuống, cực tả sự bỉ ổi của bọn người chỉ ham ăn, nói rộng ra là bọn bị tư dục mê hoặc đến mất cả liêm sỉ.
2.
六二: 顛頤, 拂經, 于丘 頤, 征凶.
Lục nhị: điên di, phất kinh, vu khâu di, chinh hung .
Dịch: Hào 2, âm: Đảo lộn cách nuôi mình, trái với lẽ thường, cầu sự nuôi dưỡng ở gò cao, tiến lên thì xấu.
Giảng: Hào này âm nhu, không tự sức nuôi mình được, nên phải cầu ăn với hai hào dương 1 và 6. nhưng hào 1 ở dưới mình, như vậy là người trên xin ăn người dưới, đảo lộn rồi, trái lẽ thường (kinh) rồi; còn như cầu ăn ở hào trên cùng (ví như cái gò cao), tì hào này không ứng với 2, 2 sẽ bị từ chối, bị khinh mà mắc nhục.
Nên để ý: theo thường lệ, hào 2 này đắc trung, chính thì tốt mà đây lại xấu, vì ý nghĩa của quẻ nuôi dưỡng, mà hào này lại không đủ sức tự dưỡng được.
3.
六三: 拂頤, 貞凶.十年勿用无攸利.
Lục tam: Phật di, trinh hung. Thập niên vật dụng vô du lợi.
Dịch: Hào 3 âm: Cách nuôi trái hẳn với chính đạo, xấu. Mười năm (có nghĩa là tới cùng) cũng không tốt được không làm nên gì.
Giảng: hào này âm nhu, bất trung, bất chính, lại hay động (vi ở trên cùng nội quái Chấn) không chịu ngồi yên, thấy đâu có ăn là đâm đầu vào. Rất xấu – Về hai chữ “thập niên” chúng ta đã giảng ở hào cuối cùng của quẻ Phục.
4.
六四: 顛頤, 吉.虎視眈眈, 其欲逐逐, 无咎.
Lục tứ: điên di, cát. Hổ thị đam đam, kì dục trục trục, vô cữu.
Dịch: Hào 4, âm: Đảo lộn cách nuôi mà tốt. Mắt hổ nhìn đăm đăm, lòng ham muốn day dứt không ngớt, không có lỗi.
Giảng: Hào này âm nhu đắc chính, ở vào địa vị cao, được hào 5 chí tôn tương đắc với mình (cùng là âm cả) lại thêm có hào 1 dương ứng với mình, như vậy là người trên biết trọng đạo nghĩa, biết hạ mình cầu người dưới (hào 1) nuôi mình; tuy là điên đảo, trái lẽ thường đấy, nhưng vì là người tốt (đắc chính), cầu 1 giúp mình để mình lập nên sự nghiệp san sẽ giúp đỡ dân chúng, cho nên vẫn là tốt.
Nhưng phải chuyên nhất, không gián đoạn (như mắt hổ nhìn đăm đăm, ham muốn không ngớt), cứ tiếp tục cầu 1 giúp hoài thì mới có kết quả, không có lỗi.
Cầu nuôi ở hào này là cầu nuôi về tinh thần, chứ không phải về thể xác.
5.
六五: 拂經, 居貞, 吉.不可涉大川.
Lục ngũ: Phật kinh, cư trinh, cát. Bất khả thiệp đại xuyên.
Dịch: Hào 5, âm: Trái lẽ thường, bền chí giữ đạo chính thì tốt. Không thể vượt sông lớn được.
Giảng: Hào này như một vị nguyên thủ, có trách nhiệm nuôi người, nhưng vì âm nhu, kém tài, nên phải nhờ người (tức hào trên cùng) nuôi mình (giúp đỡ mình); tuy là trái lẽ thường, nhưng cứ bền chí, giữ đạo chính thì tốt; vì nhờ người khác giúp đỡ để mình làm trọn nhiệm vụ nuôi dân.
Tuy nhiên, vì tài kém (âm nhu), làm việc lớn gian hiểm không nổi, nên Hào từ khuyên: không thể qua sông lớn được.
Cầu nuôi ở hào này cũng là cầu nuôi về tinh thần.
6.
上九: 由頤, 厲吉, 利涉大川.
Thượng cửu: do di, lệ cát. Lợi thiệp đại xuyên.
Dịch: Hào trên cùng, dương. Thiên hạ nhờ mình mà được nuôi, trách nhiệm mình lớn như vậy, mình phải thường lo lắng, sợ hãi thì được tốt. Qua sông lớn được.
Giảng: Hào này dương cương mà ở trên cùng, như bậc làm thầy cho vị nguyên thủ, vị nguyên thủ nhờ mình mà nuôi được thiên hạ, thì cũng như chính mình nuôi thiên hạ. Trách nhiệm lớn như vậy nên mình phải thường lo lắng, sợ hãi, rất thận trọng thì mới được tốt lành, mà thiên hạ được phúc lớn (lời Tiểu tượng truyện).
Hào này dương cương có tài, không như hào 5, cho nên làm được việc lớn gian hiểm.


*
Tóm lại ba hào cuối đều có nghĩa là nuôi về tinh thần, giúp đỡ dân chúng nên đều được “cát” hết. Ba hào đầu có nghĩa là nhờ người nuôi thể xác của mình, cho nên đều xấu .

Quẻ biến được tạo thành từ việc biến đổi các hào động của quẻ chủ (dương biến thành âm, âm biến thành dương). Quẻ biến tượng trưng cho giai đoạn cuối, là kết cục của sự việc cần hỏi: :
QUẺ BIẾN
(Quẻ số 9)






Phong Thiên Tiểu Súc

Tự quái truyện bảo đã nhóm họp, gần vũi với nhau (tỉ) thì phải có chỗ nuôi nhau, cho nên sau quẻ Tỉ tới quẻ Tiểu súc [ 小 畜 ]
Chữ súc này có nghĩa là nuôi (như mục súc); lại có nghĩa là chứa, dùng như chữ súc tích (chứa chất), và nghĩa: ngăn lại, kiềm chế.
Thoán từ
小 畜 . 亨 . 密 雲 不 雨 . 自 我 西 郊 .
Tiểu súc: Hanh: Mật vân bất vũ, tự ngã tây giao.
Dịch: Ngăn căn nhỏ (hoặc chứa nhỏ vì chứa cũng hàm cái nghĩa ngăn, bao lại, gom lại) hanh thông. Mây kịt (chưa tan) mà không mưa ở cõi tây của ta.
Giảng: Có ba cách giảng theo tượng của quẻ:
- Quẻ Càn (cương kiện) ở dưới quẻ Tốn (nhu thuận) có nghĩa là âm (Tốn) ngăn cản được dương (Càn), nhỏ ngăn cản được lớn.
- Hoặc: Gió (Tốn) bay trên trời (Càn) còn xa mặt đất, sức ngăn cản của nó còn nhỏ, cho nên gọi là Tiểu súc.
- Xét các hào thì hào 4 là âm nhu đắc vị; hào này quan trọng nhất trong quẻ (do luật: chúng dĩ quả vi chủ) ngăn cản được 5 hào dương , bắt phải nghe theo nó, cho nên gọi là Tiểu súc (nhỏ ngăn được lớn).
Ngăn được hào 2 và hào 5 đều dương cương thì việc chắc sẽ hanh thông. Nhưng vì nó nhỏ mà sức ngăn cản nhỏ, nên chưa phát triển hết được, như đám mây đóng kịt ở phương Tây mà chưa tan, chưa mưa được. Theo Phan bội Châu, chữ “ngã” (ta) ở đây trỏ Tốn, mà Tốn là âm, thuộc về phương Tây. Nhưng theo Hậu Thiên bát quái thì tốn là Đông Nam.
Chu Hi cho rằng chữ “ngã” đó là Văn Vương tự xưng. Khi viết thoán từ này, Văn Vương ở trong ngục Dữu Lý, mà “cõi tây của ta” tức cõi Kỳ Châu, ở phương Tây của Văn Vương.
Đại Tượng truyện khuyên người quân tử ở trong hoàn cảnh quẻ này (sức còn nhỏ) nên trau dồi, tài văn chương (ý văn đức) chẳng hạn viết lách, chứ đừng hoạt động chính trị.
Hào từ
1. 初 九 : 復 自 道 , 何 其 咎 ? 吉 .
Sơ cửu: Phục tự đạo, hà kỳ cữu? Cát.
Dịch: Hào 1, dương : trở về đạo lý của mình, có lỗi gì đâu? Tốt.
Giảng: hào này là dương cương lại ở trong nội quái Càn, có tài, có chí tiến lên, nhưng vì ở trong quẻ Tiểu Súc, nên bị hào 4, ứng với nó ngăn cản. Nó đành phải quay trở lại, không tiến nữa, hợp với đạo tùy thời, như vậy không có lỗi gì cả.
2. 九 二 : 牽 復 , 吉 .
Cửu nhị: khiên phục, cát.
Dịch: Hào 2, dương . Dắt nhau trở lại đạo lý thì tốt.
Giảng: hào này với hào 5 là bạn đồng chí hướng: cùng dương cương, cùng đắc trung, cùng muốn tiến cả, nhưng cùng bị hào 4 âm ngăn cản, nên cùng dắt nhau trở lại cái đạo trung , không để mất cái đức của mình.
3. 九 三 : 輿 說 輻 , 夫 妻 反 目 .
Cửu tam: Dư thoát bức, phu thê phản mục.
Dịch: Hào 3, dương : Xe rớt mất trục; vợ chồng hục hặc với nhau.
Giảng: Hào 3 quá cương (vì thể vị đều là dương ) mà bất trung, hăng tiến lên lắm, nhưng bị hào 4 ở trên ngăn chặn, nên tiến không được, như chiếc xe rớt mất trục. Hào này ở sát hào 4, dương ở sát âm, mà không phải là ứng của hào 4, như một cặp vợ chồng hục hặc với nhau. Lỗi ở hào 3 vì không biết tùy thời, không nhớ mình ở trong thời Tiểu súc mà nhịn vợ.
4. 六 四 : 有 孚 , 血 去, 惕 出 . 无 咎 .
Lục tứ: hữu phu, huyết khứ, dịch xuất, vô cữu.
Dịch: Hào 4, âm: nhờ có lòng chí thành, nên thương tích được lành, hết lo sợ, mà không có lỗi.
Giảng: hào này là âm, nhu thuận mà đối với các hào dương thì khó tránh được xung đột, có thể lưu huyết và lo sợ, nhưng nó đắc chính (âm ở ngôi âm), ở gần hào 5 là thân với bậc chí tôn, lại ở vào thời Tiểu súc, có hào 1 ứng hợp với nó, hào 2 cùng giúp nó, nên nó tránh được lưu huyết, lo sợ, không có lỗi.
Tiểu tượng truyện giảng: hết lo sợ, nhờ hào trên ( hào 5) giúp đỡ nó.
5. 九 五 : 有 孚, 攣 如 . 富 以 其 鄰 .
Cửu ngũ: Hữu phu, luyên như, phú dĩ kỳ lân.
Dịch: Hào 5, dương. Có lòng thành tín, ràng buộc dắt dìu (cả bầy hào dương ), nhiều tài đức , cảm hóa được láng giềng.
Giảng: hào này ở ngôi chí tôn, có uy tín, làm lãnh tụ các hào dương khác; nó trung chính, tức có lòng thành tín, kéo các hào dương kia theo no, mà giúp đở hào âm 4 ở cạnh nó, ảnh hưởng tới 4, sai khiến được 4, khiến cho 4 làm được nhiệm vụ ở thời Tiểu súc.
Chữ [ 攣 ] có người đọc là luyến và giảng là có lòng quyến luyến.
6. 上 九 : 既 雨, 既 處 , 尚 德 載 . 婦 貞 厲 . 月 幾 望 , 君 子 征 凶 .
Thượng cửu: Ký vũ, ký xử, thượng đức tái.
Phụ trinh lệ. Nguyệt cơ vọng, quân tử chinh hung.
Dịch: Hào trên cùng, dương: Đã mưa rồi, yên rồi, đức nhu tốn của 4 đã đầy (ngăn được đàn ông rồi), vợ mà cứ một mực (trinh) ngăn hoài chồng thì nguy (lệ) đấy. Trăng sắp đến đêm rằm (cực thịnh), người quân tử (không thận trọng, phòng bị) vội tiến hành thì xấu.
Giảng: Đây đã tới bước cuối cùng của quẻ tốn mà cũng là bước cuối cùng của quẻ Tiểu súc. Hào 4 đã thành công đến cực điểm , các hào dương hòa hợp với nó cả rồi, như đám mây kịt đã trút nước, mọi sự đã yên. Tới đó, hãy nên ngưng đi, cứ một mực ngăn chặn các hào dương thì sẽ bị họa đấy. Mà các hào dương (quân tử ) cũng nên lo đề phòng trước đi vì sắp tới lúc âm cực thịnh (trăng rằm) rồi đấy. Âm có nghĩa là tiểu nhân.
Đầu trang

nguyen quoc
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2299
Tham gia: 23:15, 05/08/09

TL: Hỏi về kết quả thi ( mai có )

Gửi bài gửi bởi nguyen quoc »

Bài viết trên là giảng về Kinh Dịch-Sử dụng giảng cho HS học kinh dịch. Dự đoán một vấn đề cụ thể nào đó thì chỉ cần nhấn mạnh vấn đề mình cần- và kết luận! Rất cần thời điểm gieo quẻ nữa.
Đầu trang

candy44442013
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 19
Tham gia: 10:39, 08/04/13

TL: Hỏi về kết quả thi ( mai có )

Gửi bài gửi bởi candy44442013 »

@nguyenquoc: bác xem giúp em quẻ trên ah. Em hỏi lúc 16h36' ngày 29/5/2013 hỏi: liệu candy có thi đỗ k ah?
Cảm ơn bác.
Đầu trang

nguyen quoc
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2299
Tham gia: 23:15, 05/08/09

TL: Hỏi về kết quả thi ( mai có )

Gửi bài gửi bởi nguyen quoc »

Có hai hào động chứng tỏ bạn gieo bằng đồng tiền. Cần giờ ngày tháng năm khi gieo ấy. Chứ không phải lúc hỏi. Mà bạn đã nhờ người ta giải với một bản dài vậy rồi thì cần gì nữa. Thầy k nói gì thêm hay bảo lọc trong bài đó rồi tự ngẫm xem sao!
Bài giảng rất đầy đủ và công phu . Chỉ thiếu áp vào ngày tháng năm.
Tôi lấy thí dụ nhé. Vào ngày giáp ngọ tháng đinh tỵ-năm quý tỵ. Được quẻ Thủy Sơn Kiển. Quẻ Kiển là xấu: tiến thoái lưỡng nan. Nhưng vào ngày ngọ tháng Tỵ thì làm gì có Thủy mà bảo xấu. khi không có thủy trước mặt thì ta chỉ có tiến ( tốt quá), không thể lùi vì Sơn to đùng chắn sau lưng. Thế đó.
Thôi, tạm thế.
Đầu trang

candy44442013
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 19
Tham gia: 10:39, 08/04/13

TL: Hỏi về kết quả thi ( mai có )

Gửi bài gửi bởi candy44442013 »

hic, em nói là trên mạng họ ghi thế chứ có thầy nào đâu ah. 16h36' ngày 29/5/2013 là lúc gieo quẻ luôn. Nhờ bác hạ cố xem giúp em lần này nữa. Câu hỏi vẫn là: có đỗ k?
Ngày 29 là ngày Mùi tháng Tỵ, năm Tỵ thì luận thế nào hả bác?
Em cảm ơn!
Chúc bác ngày mới tốt lành.
Đầu trang

Trả lời bài viết