Hỏi đáp, luận giải về các môn gieo quẻ: Lục nhâm, Thái Ất, Lục hào, Mai hoa ...
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem quẻ: Lục nhâm, Thái ất, Lục hào, Mai hoa... Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức Dịch lý.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
Tôi đã đọc nhiều bài viết và những câu giải đáp của Bạn Volam078 (VL ), thấy được rằng, Bạn VL là người rất tận tình, quan tâm giúp đỡ và trân trọng các Thành Viên của Diễn Đàn. Bạn sẵn sàng giải đáp thăc mắc của mọi người theo cách “ nói có sách mách có chứng ”, rất có trách nhiệm . Với tư cách là người đi trước , Bạn có những lời khuyên chân thành và chia sẻ kinh nghiệm cho những người đi sau. Tấm lòng của Bạn thật đáng quý ! Đẹp biết bao, nếu mọi Thành Viên của Diễn Đàn đều ứng xử với nhau theo phong thái nhân văn như vậy!
Về mặt tinh thần, thái độ và tình cảm đẹp đẽ của Bạn thể hiện trên Diễn Đàn thì 100% rồi ; còn một tí xíu , một vài phần trăm trong vấn đề bàn về cách học, tôi muốn trao đổi đôi điều.
1 / Không nên so sánh việc học toán của trẻ em với việc người lớn học Dịch.
Năng lực tư duy của trẻ đang đứng cạnh số 0, nên dạy sao thì các cháu học vậy. Còn người lớn thì đã có năng lực tư duy khá cao, vả lại, những người học Dịch thì ít ra cũng đã học qua Phổ Thông Trung học, nhiều người là Cử Nhân, Tiến Sĩ, nghĩa là đã có năng lực tư duy rất cao, cho nên cách học của họ là tự giác, tích cực động não, không thụ động, không phài là Thầy giảng sao nghe vậy, Sách viết sao hiểu thế. Đối với những người Trí thức thì trong đầu luôn đầy ắp những câu hỏi : CÁI GÌ ? TẠI SAO ? . Giải tỏa những điều thắc mắc, tìm kiếm những điều mới lạ là niềm khát khao bất tận của con người, của loài người.
+ Đã hàng chục thế kỷ trôi qua, vẫn còn đó câu hỏi : có nền Văn Minh ngoài Trái Đất ?
+ Một sự kiện ai cũng cho là hiển nhiên : Trên một mặt phẳng, cho một đường tròn, một điểm A nằm trong đường tròn và một điểm B nằm ngoài đường tròn. Nối điểm A với điểm B (mà không được nhấc bút lên ) thì đường đó sẽ cắt đường tròn ít nhất tại một điểm.
Các nhà Toán học không nghĩ rằng, điều đó là hiển nhiên mà cần phải chứng minh nó. Nhiều Nhà Toán Học lừng danh Thế Giới đã nối tiếp nhau trong suốt 200 ( hai trăm ) năm mới chứng minh được cái mà ta cho là hiển nhiên đó.
Đối với các nhà Toán học cũng như đối với con người nói chung, thì mọi khẳng định đều phải được chứng minh, nghĩa là phải trả lời được câu hỏi “ TẠI SAO ? ”
+ Cũng vậy, bài toán “ Định đề 5 của Euclide ” đã ngốn mất công sức của hầu hết các Nhà Toán Học lỗi lạc nhất Thế giới trong suốt 20 Thế Kỷ ( 2000 Năm ), thế hệ nối tiếp tiếp thế hệ. Có Nhà Toán học đã để lại di chúc cho con : “ Con thân yêu ! Con hãy tránh xa cái Định Đề ma quái ấy. Sa vào đó, nó sẽ đốt cháy cuộc đời con, thiêu hủy hạnh phúc của con ”. Nhưng càng bí hiểm thì BÀI TOÁN lại càng có thêm ma lực cuốn hút các nhà Toán học. Mãi đến giữa Thế Kỷ 19, Nhà Toán Học Nga Lobasevsky mới kết thúc được việc tìm kiếm lời giải cho bài toán hóc búa đó. Ông đã chứng minh được rằng : “ Bài toán đó không giải được ”. Từ đó, một ngành Toán Học mới ra đời : HÌNH HỌC PHI EUCLIDE.
Vậy đó, con người luôn luôn suy nghĩ, thắc mắc, tìm tòi, tự nguyện dấn thân vào con đường khổ ải chưa có lối mòn để tìm chân lý.
Nguyên tắc hàng đầu của việc học là “ đầu qua đuôi lọt ”, vì kiến thức mới được xây dựng và phát triển trên nền tảng của kiến thức đã được hình thành. Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng đối với những môn học có tính hệ thống chặt chẽ, chẳng hạn như Toán học. Đối với những môn mà tính hệ thống không chặt chẽ lắm thì ta có thể học theo kiểu “ nhảy cóc ”.
Xưa nay, người đọc sách vẫn có thói quen là, nếu đọc phần này không hiểu thì tạm bỏ qua, đọc tiếp phần sau , có thể sẽ được “ hạ hồi phân giải ”, hoặc một thời gian sau lại quay lại phần đầu . Nếu vẫn chưa hiểu thì lại cứ tiếp tục đọc những phần sau, trong quá trình đó vẫn để tâm suy nghĩ , hỏi han, nghe ngóng , tìm lời giải đáp cho những vấn đề còn mờ mịt. Trong quá trình săn tìm đó có thể “ không săn được hổ mà lại được nai, được thỏ ” - cũng rất quý.
Những điều thắc mắc của người học Dịch thường được sản sinh ra trong tình huống như vậy, họ đã biết rồi : không vì thắc mắc mà giẫm chân tại chỗ.
Vậy ta nên khuyến khích người học suy nghĩ, tìm kiếm, đề xuất thắc mắc. Rất có thể, hôm nay họ thắc mắc để ngày mai họ trở thành Nhà Dịch Học nổi tiếng. Cách hướng dẫn tốt nhất của người đi trước cho người mới học là, thông báo cho họ biết chỗ nào hay nẩy sinh thắc mắc. Những thắc mắc nào đã được giải đáp, những vấn đề nào hiện chưa có ai giải đáp được. Những sách báo, tài liệu nào có thể dùng để tham khảo. Cách hướng dẫn này sẽ có sức mạnh khích lệ người học.
Tôi đã làm quen với Dịch được dăm năm, cho đến nay vẫn day dứt những điều mà Whitebear thắc mắc và còn nhiều vấn đề khác nữa. Tôi vẫn thường xuyên tìm tòi, hỏi han, nghe ngóng, nhưng vẫn chưa toại ý.
Có một số sách đã giải thích vấn đề Thiên Can hợp, ví dụ, “ Giáp hợp với Kỷ hóa Thổ ” được giải thích như sau : Năm Giáp, năm Kỷ lấy Bính làm đầu, Bính Dần là Tháng Giêng của năm Giáp, năm Kỷ. Bính là Hỏa, Hỏa sinh Thổ nên Giáp hợp Kỷ hóa Thổ.
Theo tôi, đó không phải là lời giải thích mà là sự chuyển đổi một thắc mắc này sang một thắc mắc khác phức tap hơn : Tại sao đang nói về Thiên Can lại chuyển sang Năm Âm Lịch? Năm có đại diện đầy đủ cho Thiên Can không ? Tại sao Năm Giáp năm Kỷ lại lấy Bính làm đầu ? ( Sau đó mới đặt tên cho Tháng )…
Vì những điều day dứt đó, nên theo lời giới thiệu của Bạn Am_DuongM tôi đã phải mua quyển Almanach và theo lời giới thiệu của Thầy Tuệ (trong Bài Ngũ Hành Nạp Âm - đăng trên Diễn Đàn này ) tôi cũng đã mua Bộ “ Hiệp Kỷ Biện Phương Thư ”. Văn bản tải về máy rất khó đọc, đành phải“ bấm bụng ” bỏ ra 800 ngàn Đồng để mua 2 quyển Sách, chì vì mong muốn tìm được lời giải đáp cho những điều day dứt nói trên.
2 / Không thể bắt trẻ em học vẹt công thức 1+1= 2.
Dạy học là một quá trình hình thành và phát triển khả năng tư duy và năng lực trí tuệ cho trẻ, chứ không phải là nhồi nhét kiến thức vào đầu trẻ.
Để trẻ hiểu được công thức 1 + 1 = 2 , ta có thể thực hiện các bước như sau.
Trước tiên người dạy cần phải hiểu rằng, Phép Cộng được hình thành từ Phép Đếm. Do đó các bước thực hiện sẽ được tiến hành như sau . a/ Trước hết dạy cho trẻ tập đếm trên những tập hợp mà các phần tử là những đối tượng có cùng một tính chất cụ thể. Ví dụ, đếm những quả cam trong một cái rổ, trong rổ này chỉ có cam thôi, không lẫn các loại quả khác. Lúc này, dạy cho trẻ vừa đếm vừa nói : 1 quả cam, 2 quả cam, 3 quả cam … b/ Rồi đếm trên tập hợp mà các phần tử là những đối tượng có cùng tính chất nhưng ít cụ thể hơn, nghĩa là có tính khái quát hơn : ví dụ : “QUẢ ”. Lúc này, trong rổ gồm nhiều loại quả : cam, quýt, táo, ….Khi đó, các em sẽ đếm : một quả, hai quả, ba quả … (mà không nói là 1 quả cam, 2 quả quýt, 3 quả táo,…).Trong rổ đó có thể có thêm những thứ khác như: hộp bút, quyển tập, con dao…Những vật không phải là “QUẢ” thì không được đếm.
Tương tự, lại cho các em đếm số phần tử của tập hợp các con vật :gà , vịt, thỏ … Cách đếm là 1 con, 2 con, 3 con…. Nếu có lẫn những đối tượng không phải là “ con ” ( con vật ) thì không được đếm những thứ đó.
Từ chỗ, khi đếm phải gắn liền với đối tượng cụ thể: quả cam, quả táo,… cho đến khi các em biết đếm những đối tượng bớt tính cụ thể hơn : “ quả ” – là năng lực tư duy đã có một bước tiến mới về chất..
c/ Cao hơn nữa, khi đếm không gọi tên đối tượng, mà chỉ thuần túy đọc các con số 1,2,3 …
Đến đây, năng lực tư duy của trẻ đã có bước tiến nhảy vọt về chất: từ tư duy cụ thể đến tư duy trừu tượng.
d/ Để hình thành khái niệm về “phép cộng ”. Cũng thực hiện theo quá trình của “Phép Đếm “
+ Trước tiên ta dùng khái niệm “ THÊM ” : 1 quả cam “thêm” 1 quả cam thành 2 quả cam ….
+ Rồi lại thực hiện phép “thêm ” trên tập hợp các loại quả : 1 quả “ thêm ” 1 quả thành 2 quả ( chỉ nói “Quả ” mà không kèm theo tên quả ).
+ Rồi trừu tượng lên : 1 “thêm ” 1 thành 2 , 1 “thêm” 1 “ bằng ” 2.
+ Để hình thành “ phép cộng ” ta chỉ việc thay tiếng “ thêm ” bởi tiếng “ cộng ” và đọc là : một “ cộng ” một ” bằng hai, viết là 1 + 1 = 2.
Đến đây thì các em đã hình thành được khái niệm “ PHÉP CỘNG ” một các tự nhiên, dễ hiểu, không phải học vẹt.
Trên đây, mạo muội có vài lời luận bàn. Nếu Bạn nào quan tâm chủ đề này thì xin cùng trao đổi cho vui. Xin trân trọng cảm ơn LyTranLe
Hì, cháu cảm ơn bác Lý Trần Lê, mục đích của cháu là muốn những người mới học, những anh em mới bước vào thế giới huyền học, trong một chừng mực nhất định nào đó, thì cũng nên tạm thời công nhận những cái đã có, để tiếp thu cái mới,vì rất có khả năng những cái mới sẽ giúp mình hiểu thêm cái cũ, cháu ví dụ nôm na như khi mình sống trong một ngôi nhà, dĩ nhiên mọi ngóc ngách mình có thể biết, không hết thì cũng gần hết, tóm lại là biết rõ ngôi nhà như thế nào, bố trí ra sao...,nhưng đôi khi mình vẫn nên ra khỏi nhà, đứng ở một góc độ nào đó bên ngoài, ngắm lại ngôi nhà , có lẽ trong một lúc nào đấy, mình sẽ thu hoạch được những cái , những vấn đề vượt ngoài dự kiến.
Trong huyền học có lẽ không có con đường thẳng(đường thẳng theo quan điểm chỉ học một môn, không quan tâm môn khác, học một lèo, từ cơ bản đến đỉnh cao, hiểu thấu tất cả), không phải vì người xưa cố ý làm ra như vậy, mà là các môn có sự đan xen kiến thức, ví dụ như quan niệm về vật chất của người xưa là bao gồm 2 thành phần , một phần là "hình" có thể nhìn thấy,sờ được,phần khác chính là khí, không nhìn thấy, chẳng sờ được nhưng lại tồn tại một cách khách quan, ý kiến sâu sắc hơn là 2 thành phần này có thể chuyển hóa lẫn nhau, tức là " tụ thì thành hình, tán thì hóa khí ,, trên cơ sở đó , các cụ đã phát minh ra phép vọng khí, dùng để quan sát trường khí của nơi ở cho người sống, đặt mộ cho người chết, biểu hiện ra bằng các câu phú đã được ghi chép lại như "trực lai trực khứ tổn nhân đinh"...,nhưng khi đi sâu nghiên cứu về thư phù , ta lại vô tình nhận ra rằng trong các bức thư phù dùng để thông ứ, phá kết tồn tại phần nhiều các đường hình chữ khẩu , ngang dọc , xiên, một cách cơ bản , đó là những đường thẳng mang theo sát khí,để thông ứ, phá kết. áp dụng vào phong thủy về mặt lý khí lại hoàn toàn phù hợp với câu" trực lai trực khứ tổn nhân đinh"...Nói chung , việc ngâm cứu còn dài, sau này nếu có dịp , cháu sẽ viết một bài cụ thể và hoàn chỉnh về vấn đề này, cuối cùng cháu chỉ muốn góp ý với mọi người là, học đôi khi phải biết tạm thời công nhận những cái đã có, để tìm hiểu những cái xung quanh, sau này khi nhìn lại con đường đã đi qua, mọi người sẽ tự đúc kết, tự rút ra được những bài học những kinh nghiệm cho chính mình
taothao nhận thấy rằng: phương pháp tiếp cận của bác lytranle rất căn bản và khoa học, phù hợp (hơn) với người có trình độ tri thức (cao) hoặc người đã có thời gian nghiên cứu Dịch học. Tuy nhiên, nhìn chung, đây cũng là phương pháp mà những người mới nghiên cứu Dịch học nên theo. Phương pháp mà Volam078 đưa ra cũng có giá trị riêng: thường phù hợp với người mới tham khảo và tìm hiểu Dịch học với mục đích không chuyên sâu.
Tóm lại, những người nghiên cứu và tham khảo Dịch học nên tự áp dụng những phương pháp tiếp cận Dịch học khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình (quỹ thời gian, độ đam mê, động cơ mục đích tìm hiểu Dịch học...). Qua thời gian sẽ tự đúc rút ra những kiến thức và kinh nghiệm ứng dụng thực tiễn, khi đó cần cầu tới sự "điểm nhãn" của các cao nhân-những người đã có bề dầy nghiên cứu và khảo nghiệm.
Kính bút.
taothao
Chào các bác
Thật ra, tôi đọc các bài viết của các bác, mà không dám trả lời nhiều, vì hiểu rằng Dịch là cái rất khó, và ở mức cao hơn hẳn so với tử vi và level của tôi hiện nay.
Vì vậy, tôi không dám nói nhiều truớc mặt các bác. Có điều, tôi hỗ trợ các bác thêm một ít tài liệu tham khảo để các bác nếu chỉ đọc một ít.
taothao đã viết:taothao nhận thấy rằng: phương pháp tiếp cận của bác lytranle rất căn bản và khoa học, phù hợp (hơn) với người có trình độ tri thức (cao) hoặc người đã có thời gian nghiên cứu Dịch học. Tuy nhiên, nhìn chung, đây cũng là phương pháp mà những người mới nghiên cứu Dịch học nên theo. Phương pháp mà Volam078 đưa ra cũng có giá trị riêng: thường phù hợp với người mới tham khảo và tìm hiểu Dịch học với mục đích không chuyên sâu.
Tóm lại, những người nghiên cứu và tham khảo Dịch học nên tự áp dụng những phương pháp tiếp cận Dịch học khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình (quỹ thời gian, độ đam mê, động cơ mục đích tìm hiểu Dịch học...). Qua thời gian sẽ tự đúc rút ra những kiến thức và kinh nghiệm ứng dụng thực tiễn, khi đó cần cầu tới sự "điểm nhãn" của các cao nhân-những người đã có bề dầy nghiên cứu và khảo nghiệm.
Kính bút.
taothao
Mới làm quen thì phải gây nghiện đã chứ, nghiện rồi sẽ tự tìm được đường đi.
Whitebear đã viết:tôi hỗ trợ các bác thêm một ít tài liệu tham khảo để các bác nếu chỉ đọc một ít.
Thật ra, nếu nói thẳng căng, 1 quả táo+ 1 quả cam ra cái gì, phải giới thiệu lý thuyết không gian vector, vì đó là suy rộng trực tiếp. Tôi không thích nói về cái này nhiều ở đây, vì nó lạc đề.
Whitebear đã viết:Thật ra, nếu nói thẳng căng, 1 quả táo+ 1 quả cam ra cái gì, phải giới thiệu lý thuyết không gian vector, vì đó là suy rộng trực tiếp. Tôi không thích nói về cái này nhiều ở đây, vì nó lạc đề.
Với lại nói ra chắc mấy người hiểu được đâu, mỗi người một mặt mạnh mặt yếu, nói chung , mọi người nên cố tìm cho mình một người thầy, một sư phụ thực thụ để theo học,
Chém Gió nói đúng đấy. Phải nghiện thì mới nghiên cứu tới nơi tới chốn được. Tuy nhiên, quan trọng là tự thân muốn nghiện cái đã. Trong lĩnh vực này, động cơ tự thân rất quan trọng. Vi Tiểu Bảo cũng nêu ra một ý quan trọng: tìm một người thầy thực thụ để thọ giáo.
Yếu tố trên lại phụ thuộc vào cái gọi là có duyên với Dịch học hay không, có duyên với người thầy (nào đó) hay không. taothao nhận thấy rằng: hơn 90% (thậm chí 99%)-điều kiện cần là yếu tố tự thân, gần 10% (thậm chí 1%)-điều kiện đủ thuộc về yếu tố Duyên với dịch học. Nếu thiếu chữ duyên thì người nghiên cứu Dịch học chỉ dừng lại ở mức biết-hiểu Dịch học mà thôi, trong khi đó, tính "ngộ" lại rất quan trọng trong các môn Huyền học phương đông-để bước tới mức tinh tuý của nó. Cũng gần giống như câu chuyện "điểm Long nhãn" vậy.