Phương pháp học Dịch!
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem quẻ: Lục nhâm, Thái ất, Lục hào, Mai hoa... Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức Dịch lý.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
Đây là chuyên mục dành cho việc xem quẻ: Lục nhâm, Thái ất, Lục hào, Mai hoa... Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức Dịch lý.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
Phương pháp học Dịch!
Nhân cùng một công trả lời cho giới châu, tôi xin được mở một topic riêng để thảo luận việc học dịch cùng với mọi người.
chào apollo, tôi mới bắt đầu học dịch nhưng không có cách nào để nhớ tên các quẻ dịch. làm ơn chỉ cho mình cách nào nhớ những quẻ dịch kia được không? cảm ơn nhiều lắm
Bước đầu tiên của người học Dịch bao giờ cũng khó khăn ở vấn đề ghi nhớ tên của quẻ dịch. Bởi vì từ 8 quẻ đơn tạo thành 64 quẻ kép có tên gọi khá lạ so với những từ ngữ đời thường. sau đây là kinh nghiệm của tôi:
- Ghi nhớ tên và kí hiệu và các tính chất của quẻ đơn. Đây là việc tuy cơ bản nhưng quan trọng nhất. Các quẻ kép cũng từ các đơn quái mà tạo thành. Tám quẻ cái : Càn,Khảm,Cấn,Chấn,Tốn,Ly,Khôn Đoài,là tám quẻ khởi thủy,Đức và Tượng của quẻ đã được lưu truyền từ khí có Kinh Dịch.Các quẻ phát triển sau này do nhu cầu tiến hóa của đời sống,mang dấu ấn của nhiều thời đại,nên được giải thích dưới nhiều mầu sắc khác nhau,tuy nhiên cũng chỉ bao hàm trong ba ý nghĩa : Lý,Tượng và Nghĩa.
Tên quẻ kép đầy đủ bao được đọc theo cách Tên Thượng Quái+ Tên Hạ Quái+ Tên chính . Ví dụ: Thiên( Thượng quái Càn) Hỏa (hạ quái Ly) Đồng Nhân Ghi nhớ tên quẻ kép bằng cách tìm hiểu tại sao thánh nhân lại lấy tên đó dành cho quẻ. Bởi vì tên của quẻ bao hàm ý nghĩa chung nhất. ví dụ như quẻ Thiên Sơn Độn.
Hể ở lâu thì phải rút lui, lánh đi, hết ngày thì tới đêm, hết đông tới xuân, ngồi lâu phải đứng dậy, già rồi nên về hưu . . , cho nên sau quẻ Hằng (lâu) tới quẻ động (là trốn lánh đi).Trên là trời, dưới là núi: ở chân núi thì thấy đỉnh núi là trời, nhưng càng lên càng thấy trời lùi lên cao nữa, tới đỉnh núi thấy trời mù mịt tít vời, như trời trốn lánh núi, cho nên đặt tên quẻ là Độn.
Không phải quẻ dịch nào cũng nhất thiết phải xem xét luận giảng trên mọi khía cạnh,nội quái,ngoại quái,quẻ biến,quẻ hỗ,hào thế,hào ứng,hào động,hào sơ,hào thượng.Sự chi ly ấy là vô cùng quan trọng và cần thiết cho việc nghiên cứu và dự đoán quẻ dịch,tuy nhiên sẽ mất hứng thú và thách đố đức kiên nhẫn của người nhập môn,muốn thấy ngay sự ảo diệu của ứng biến kinh dịch,vậy nên,việc giải thích và hiểu nghĩa từng quẻ khiến việc nghiên cứu kinh dịch trở nên thuận lợi,thích thú hơn. Muốn giải thích đơợc tên quẻ một cách mạch lạc,rõ ràng,nhất thiết phải theo Lý,Tượng và Nghĩa của quẻ mà giải thích.
Lấy lý của quẻ mà luận giảng.
Lý dựa trên căn cứ nào ? Trên căn cứ thứ vị của một hào,trường hợp một hào âm so với năm hào dương hoặc một hào dương so với năm hào dương trong một quẻ dịch.
1.
Các quẻ dịch có môt hào âm : quẻ Thiên/Phong Cấu (1 hào âm ở vị trí hào số 1,sơ cửu,bất chính).Quẻ Thiên/Hỏa Đồng Nhân (1 hào âm ở vị trí hào số 2,chính vị âm nhu).Quẻ Thiên/Trạch Lý (1 hào âm ở vị trí hào số 3,bất chính).Quẻ Phong/Thiên Tiểu Súc (1 hào âm ở vị trí hào 4,chính vị âm nhu).Quẻ Hỏa/Thiên Đại Hữu (1 hào âm ở vị trí hào số 5,hào vương),quẻ Trạch/Thiên Quải (một hào âm ở vị trí hào số 6,lục thượng,chính vị âm nhu ).Sáu ví dụ trên,quẻ nào cũng chỉ có một hào âm,bảo là hào âm chi phối và buộc năm hào dương phải tuân theo cái lý suy thịnh của âm dương mà đi theo.
2.
Các quẻ dịch có một hào dương : Quẻ Địa/Lôi Phục (1 hào dương ở vị trí hào số 1,sơ cửu,chính vị dương).Quẻ Địa/Thủy Sư (1 hào dương ở vị trí hào số 2,bất chính).Quẻ Địa/Sơn Khiêm (1 hào dương ở vị trí hào số 3,chính vị).Quẻ Lôi/Địa Dự (1 hào dương ở vị trí hào số 4,bất chính).Quẻ Thủy/Địa Tỵ (1 hào dương ở vị trí hào số 5,chính vị).Và quẻ Sơn/Địa Bác (1 hào dương ở vị trí hào số 6,cửu thượng,bất chính).
3.
Sáu ví dụ trên,quẻ nào cũng chỉ có một hào âm,bảo là hào âm chi phối và buộc năm hào dương phải tuân theo cái lý suy thịnh của âm dương mà đi theo.Sáu ví dụ dưới,quẻ nào cũng chỉ có một hào dương,bảo là hào dương chi phối và buộc 5 hào âm phải tuân theo cái lý của suy thịnh của âm dương mà đi theo.
Lấy Tượng của quẻ mà luận giảng.
Tượng đây phải nên hiểu là hình tượng,là cái tượng trưng,tượng là thế,tượng là vậy,là cái tượng hình,hình là vậy nên gọi là thế.Nôm na là giải thích nghĩa quẻ từ hình tượng thiết lập quẻ.
1.
Các quẻ giải thích theo Tượng : Quẻ Sơn/Thủy Mông (Nước chảy từ trong núi ra,mù mờ,hoang mang ,mênh mong chưa biết trôi theo đường nào).Quẻ Thiên/Thủy Tụng (trời lên cao,nước chảy xuống thấp,mà đứng chung một quẻ,nên thường ngược ý nhau,tranh tụng kiện cáo liên miên ).Quẻ Địa/Hỏa Minh Di (Lửa sáng suốt dấu trong lòng đất chờ thời cơ).
2.
Các quẻ giải thích thei Hình : Hỏa/Phong Đỉnh (Vạch đứt dưới cùng là chân vạc,ba vạch liên ở trên là thân vạc,vạch đứt ở trên là hai tai vạc,vạch liền ở trên là cái đòn khiêng vạc ).Quẻ Thủy / Phong Tỉnh (hào 1 là mạch nước,hào 2 và 3 là lớp đất đáy giếng,hào 4 là lòng giếng,hào 5 là nắp giếng,hào 6 là miệng giếng).Quẻ Hỏa/Lôi Phệ Hạp ( cái miệng há rộng với cái que cản ngang miệng,hào 1 và 6 là hàm dười và hàm trên,hào 4 là cái que,còn các hào kia là những vạch đứt như miệng há ra.Hai hàm răng cắn cái que cho gãy là hợp với nhau được.Quẻ Sơn/Lôi Di (cái miệng mở rộng nuốt thức ăn,nên Di là nuôi nấng).
3.
Cổ nhân đặt tên quẻ theo tượng và hình,vậy thì cứ lấy tượng và hình mà giải thích quẻ là thuận lý hợp nghĩa.
Lấy Nghĩa của tên quẻ giải thích quẻ.
Nghĩa quẻ rất tắt bao hàm cả ý nghĩa thực chất (đen) và ý nghĩa ví von (bóng).Cứ theo nghĩa là luận quẻ.
1.
Nghĩa đen : Quẻ Địa/Thủy Sư.(Sư,chúng dã.Sư là đạo quân,là đông người,là quần chúng). Quẻ Lôi /Phong hằng : Tình vợ chồng là sự lâu bền.Quẻ Trạch Sơn Hàm (Hàm : Cảm dã,trái gái cảm nhau,yêu nhau).
2.
Nghĩa bóng : Quẻ Phong/Lôi Ích (đã vợ chồng là lâu bền,thì dù trai trên gái dưới hay ngược lại cũng đều Ích).Quẻ Thiên/Địa Bĩ (Địa lắng xuống,Thiên phóng lên,âm dương không gặp nhau,thành bĩ,bế tắc,xấu hãm).
3.
Nghĩa quẻ xây dựng trên căn cứ âm dương quân bình,thuận lý,vì vậy cứ xem xét âm dương tìm lẽ thuận nghịch mà luận theo nghĩa quẻ là gặp chuẩn mực.
Về cách thuộc quẻ dịch ngay phần mở đầu Kinh Dịch Toàn Tập, cụ Ngô Tất Tố cũng đã bàn đến. bạn nên đọc kĩ
So với việc luận giải quẻ dịch, thực ra việc nhớ tên quẻ dịch đây là việc không quá khó và quan trọng bạn đừng quá quan tâm nhiều, Theo kinh nghiệm của bản thân thì khi dùng nhiều đọc nhiều tự nhiên sẽ thành thói quen mà nhớ thôi.
(Tham khảo Kinh dịch Nguyễn Hiến Lê)
chào apollo, tôi mới bắt đầu học dịch nhưng không có cách nào để nhớ tên các quẻ dịch. làm ơn chỉ cho mình cách nào nhớ những quẻ dịch kia được không? cảm ơn nhiều lắm
Bước đầu tiên của người học Dịch bao giờ cũng khó khăn ở vấn đề ghi nhớ tên của quẻ dịch. Bởi vì từ 8 quẻ đơn tạo thành 64 quẻ kép có tên gọi khá lạ so với những từ ngữ đời thường. sau đây là kinh nghiệm của tôi:
- Ghi nhớ tên và kí hiệu và các tính chất của quẻ đơn. Đây là việc tuy cơ bản nhưng quan trọng nhất. Các quẻ kép cũng từ các đơn quái mà tạo thành. Tám quẻ cái : Càn,Khảm,Cấn,Chấn,Tốn,Ly,Khôn Đoài,là tám quẻ khởi thủy,Đức và Tượng của quẻ đã được lưu truyền từ khí có Kinh Dịch.Các quẻ phát triển sau này do nhu cầu tiến hóa của đời sống,mang dấu ấn của nhiều thời đại,nên được giải thích dưới nhiều mầu sắc khác nhau,tuy nhiên cũng chỉ bao hàm trong ba ý nghĩa : Lý,Tượng và Nghĩa.
Tên quẻ kép đầy đủ bao được đọc theo cách Tên Thượng Quái+ Tên Hạ Quái+ Tên chính . Ví dụ: Thiên( Thượng quái Càn) Hỏa (hạ quái Ly) Đồng Nhân Ghi nhớ tên quẻ kép bằng cách tìm hiểu tại sao thánh nhân lại lấy tên đó dành cho quẻ. Bởi vì tên của quẻ bao hàm ý nghĩa chung nhất. ví dụ như quẻ Thiên Sơn Độn.
Hể ở lâu thì phải rút lui, lánh đi, hết ngày thì tới đêm, hết đông tới xuân, ngồi lâu phải đứng dậy, già rồi nên về hưu . . , cho nên sau quẻ Hằng (lâu) tới quẻ động (là trốn lánh đi).Trên là trời, dưới là núi: ở chân núi thì thấy đỉnh núi là trời, nhưng càng lên càng thấy trời lùi lên cao nữa, tới đỉnh núi thấy trời mù mịt tít vời, như trời trốn lánh núi, cho nên đặt tên quẻ là Độn.
Không phải quẻ dịch nào cũng nhất thiết phải xem xét luận giảng trên mọi khía cạnh,nội quái,ngoại quái,quẻ biến,quẻ hỗ,hào thế,hào ứng,hào động,hào sơ,hào thượng.Sự chi ly ấy là vô cùng quan trọng và cần thiết cho việc nghiên cứu và dự đoán quẻ dịch,tuy nhiên sẽ mất hứng thú và thách đố đức kiên nhẫn của người nhập môn,muốn thấy ngay sự ảo diệu của ứng biến kinh dịch,vậy nên,việc giải thích và hiểu nghĩa từng quẻ khiến việc nghiên cứu kinh dịch trở nên thuận lợi,thích thú hơn. Muốn giải thích đơợc tên quẻ một cách mạch lạc,rõ ràng,nhất thiết phải theo Lý,Tượng và Nghĩa của quẻ mà giải thích.
Lấy lý của quẻ mà luận giảng.
Lý dựa trên căn cứ nào ? Trên căn cứ thứ vị của một hào,trường hợp một hào âm so với năm hào dương hoặc một hào dương so với năm hào dương trong một quẻ dịch.
1.
Các quẻ dịch có môt hào âm : quẻ Thiên/Phong Cấu (1 hào âm ở vị trí hào số 1,sơ cửu,bất chính).Quẻ Thiên/Hỏa Đồng Nhân (1 hào âm ở vị trí hào số 2,chính vị âm nhu).Quẻ Thiên/Trạch Lý (1 hào âm ở vị trí hào số 3,bất chính).Quẻ Phong/Thiên Tiểu Súc (1 hào âm ở vị trí hào 4,chính vị âm nhu).Quẻ Hỏa/Thiên Đại Hữu (1 hào âm ở vị trí hào số 5,hào vương),quẻ Trạch/Thiên Quải (một hào âm ở vị trí hào số 6,lục thượng,chính vị âm nhu ).Sáu ví dụ trên,quẻ nào cũng chỉ có một hào âm,bảo là hào âm chi phối và buộc năm hào dương phải tuân theo cái lý suy thịnh của âm dương mà đi theo.
2.
Các quẻ dịch có một hào dương : Quẻ Địa/Lôi Phục (1 hào dương ở vị trí hào số 1,sơ cửu,chính vị dương).Quẻ Địa/Thủy Sư (1 hào dương ở vị trí hào số 2,bất chính).Quẻ Địa/Sơn Khiêm (1 hào dương ở vị trí hào số 3,chính vị).Quẻ Lôi/Địa Dự (1 hào dương ở vị trí hào số 4,bất chính).Quẻ Thủy/Địa Tỵ (1 hào dương ở vị trí hào số 5,chính vị).Và quẻ Sơn/Địa Bác (1 hào dương ở vị trí hào số 6,cửu thượng,bất chính).
3.
Sáu ví dụ trên,quẻ nào cũng chỉ có một hào âm,bảo là hào âm chi phối và buộc năm hào dương phải tuân theo cái lý suy thịnh của âm dương mà đi theo.Sáu ví dụ dưới,quẻ nào cũng chỉ có một hào dương,bảo là hào dương chi phối và buộc 5 hào âm phải tuân theo cái lý của suy thịnh của âm dương mà đi theo.
Lấy Tượng của quẻ mà luận giảng.
Tượng đây phải nên hiểu là hình tượng,là cái tượng trưng,tượng là thế,tượng là vậy,là cái tượng hình,hình là vậy nên gọi là thế.Nôm na là giải thích nghĩa quẻ từ hình tượng thiết lập quẻ.
1.
Các quẻ giải thích theo Tượng : Quẻ Sơn/Thủy Mông (Nước chảy từ trong núi ra,mù mờ,hoang mang ,mênh mong chưa biết trôi theo đường nào).Quẻ Thiên/Thủy Tụng (trời lên cao,nước chảy xuống thấp,mà đứng chung một quẻ,nên thường ngược ý nhau,tranh tụng kiện cáo liên miên ).Quẻ Địa/Hỏa Minh Di (Lửa sáng suốt dấu trong lòng đất chờ thời cơ).
2.
Các quẻ giải thích thei Hình : Hỏa/Phong Đỉnh (Vạch đứt dưới cùng là chân vạc,ba vạch liên ở trên là thân vạc,vạch đứt ở trên là hai tai vạc,vạch liền ở trên là cái đòn khiêng vạc ).Quẻ Thủy / Phong Tỉnh (hào 1 là mạch nước,hào 2 và 3 là lớp đất đáy giếng,hào 4 là lòng giếng,hào 5 là nắp giếng,hào 6 là miệng giếng).Quẻ Hỏa/Lôi Phệ Hạp ( cái miệng há rộng với cái que cản ngang miệng,hào 1 và 6 là hàm dười và hàm trên,hào 4 là cái que,còn các hào kia là những vạch đứt như miệng há ra.Hai hàm răng cắn cái que cho gãy là hợp với nhau được.Quẻ Sơn/Lôi Di (cái miệng mở rộng nuốt thức ăn,nên Di là nuôi nấng).
3.
Cổ nhân đặt tên quẻ theo tượng và hình,vậy thì cứ lấy tượng và hình mà giải thích quẻ là thuận lý hợp nghĩa.
Lấy Nghĩa của tên quẻ giải thích quẻ.
Nghĩa quẻ rất tắt bao hàm cả ý nghĩa thực chất (đen) và ý nghĩa ví von (bóng).Cứ theo nghĩa là luận quẻ.
1.
Nghĩa đen : Quẻ Địa/Thủy Sư.(Sư,chúng dã.Sư là đạo quân,là đông người,là quần chúng). Quẻ Lôi /Phong hằng : Tình vợ chồng là sự lâu bền.Quẻ Trạch Sơn Hàm (Hàm : Cảm dã,trái gái cảm nhau,yêu nhau).
2.
Nghĩa bóng : Quẻ Phong/Lôi Ích (đã vợ chồng là lâu bền,thì dù trai trên gái dưới hay ngược lại cũng đều Ích).Quẻ Thiên/Địa Bĩ (Địa lắng xuống,Thiên phóng lên,âm dương không gặp nhau,thành bĩ,bế tắc,xấu hãm).
3.
Nghĩa quẻ xây dựng trên căn cứ âm dương quân bình,thuận lý,vì vậy cứ xem xét âm dương tìm lẽ thuận nghịch mà luận theo nghĩa quẻ là gặp chuẩn mực.
Về cách thuộc quẻ dịch ngay phần mở đầu Kinh Dịch Toàn Tập, cụ Ngô Tất Tố cũng đã bàn đến. bạn nên đọc kĩ
So với việc luận giải quẻ dịch, thực ra việc nhớ tên quẻ dịch đây là việc không quá khó và quan trọng bạn đừng quá quan tâm nhiều, Theo kinh nghiệm của bản thân thì khi dùng nhiều đọc nhiều tự nhiên sẽ thành thói quen mà nhớ thôi.
(Tham khảo Kinh dịch Nguyễn Hiến Lê)
Được cảm ơn bởi: phdminh, Cửu nhị, barcarole_1709
- Thái_Dương(v)
- Tứ đẳng
- Bài viết: 757
- Tham gia: 18:00, 29/12/08
- Đến từ: Vùng lá me bay
TL: Phương pháp học Dịch!
Cám ơn bài viết của Apollo! TD cũng đang học Dịch và phải thú thật rằng thời kì để nhớ tên 64 quẻ rất khó khăn! Thậm chí có lúc TD còn phải viết 1 số tên quẻ như tập viết new words mà cô giáo tiếng Anh giao bài vậy. TD được 1 cao nhân chỉ cho cách học và TD thấy khá hữu ích. Hãy vẽ hình vòng tròn âm dương 1 bên và 8 quái đơn sang 1 bên. Dán lên trần nhà chỗ đi ngủ đó,hễ lúc nào nằm xuống,nhớ tới thì nhìn vào cái tờ giấy đó. Vô thức cũng đc. Dần dần sẽ ngấm. Ngoài ra lúc học tên quẻ,nhìn 8 quẻ đơn ghép thành 64 quẻ kép cũng có thứ tự,rất dễ nhớ.
Chúc thành công!
Chúc thành công!
-
- Đang bị cấm
- Bài viết: 163
- Tham gia: 12:19, 19/06/09
TL: Phương pháp học Dịch!
Uả !Sao lại xóa bài của mình vậy ;đúng là bài của T - V - T dễ học mà !
Dễ không mà ; cách nhớ quẻ : hán hán việt việt dễ học hơn : đọc từ trái sang phải ; tương ứng với từ dưới lên trên :
Kiền tam liên : D-D-D (ba vạch liền )
Khôn lục đoạn :A-A-A (ba vạch đứt )
Chấn ngưỡng Vu
D-A-A(Tách ngửa ;liền dưới )
Cấn phúc uyển :A-A-D (Chén úp ; liền trên)
Ly trung hư : D-A-D (Trống giữa ; đứt giữa )
Khảm trung mãn :A-D-A (liền giữa )
Đoài thượng khuyết
D-D-A (khuyết trên, đứt trên )
Tốn hạ đoạn :A-D-D (hở đáy ; đút dưới )
Vừa rồi mình có đọc bài của anh nncuong viết về nạp âm của Cuốn Can chi thông luận ; mình nói thẳng tác giả này dốt chưa từng thấy ; viết sai be sai bét khái niệm ; kiến thức ; huyên thuyên chẳng biết gì cả ; viết lung tung tốn giấy ; tốn tiền của người mua ; hiện nay nhiều tác giả chẳng biết quái gì về kinh dịch viết sao chép lung tung , viết sai hết nhưng bìa sách rất đẹp .
Dễ không mà ; cách nhớ quẻ : hán hán việt việt dễ học hơn : đọc từ trái sang phải ; tương ứng với từ dưới lên trên :
Kiền tam liên : D-D-D (ba vạch liền )
Khôn lục đoạn :A-A-A (ba vạch đứt )
Chấn ngưỡng Vu

Cấn phúc uyển :A-A-D (Chén úp ; liền trên)
Ly trung hư : D-A-D (Trống giữa ; đứt giữa )
Khảm trung mãn :A-D-A (liền giữa )
Đoài thượng khuyết

Tốn hạ đoạn :A-D-D (hở đáy ; đút dưới )
Vừa rồi mình có đọc bài của anh nncuong viết về nạp âm của Cuốn Can chi thông luận ; mình nói thẳng tác giả này dốt chưa từng thấy ; viết sai be sai bét khái niệm ; kiến thức ; huyên thuyên chẳng biết gì cả ; viết lung tung tốn giấy ; tốn tiền của người mua ; hiện nay nhiều tác giả chẳng biết quái gì về kinh dịch viết sao chép lung tung , viết sai hết nhưng bìa sách rất đẹp .
TL: Phương pháp học Dịch!
Thái_Dương(v) đã viết:Cám ơn bài viết của Apollo! TD cũng đang học Dịch và phải thú thật rằng thời kì để nhớ tên 64 quẻ rất khó khăn! Thậm chí có lúc TD còn phải viết 1 số tên quẻ như tập viết new words mà cô giáo tiếng Anh giao bài vậy. TD được 1 cao nhân chỉ cho cách học và TD thấy khá hữu ích. Hãy vẽ hình vòng tròn âm dương 1 bên và 8 quái đơn sang 1 bên. Dán lên trần nhà chỗ đi ngủ đó,hễ lúc nào nằm xuống,nhớ tới thì nhìn vào cái tờ giấy đó. Vô thức cũng đc. Dần dần sẽ ngấm. Ngoài ra lúc học tên quẻ,nhìn 8 quẻ đơn ghép thành 64 quẻ kép cũng có thứ tự,rất dễ nhớ.
Chúc thành công!
Hkk cũng đang học, cách học thì cứ học theo từng họ, hiểu được cách biến thì sẽ nhớ rất nhanh
TL: Phương pháp học Dịch!
64 quẻ kép chia thành 8 họ. Biến hào lần lượt từ dưới lên. Vừa vẽ tượng quẻ ra giấy, vừa đọc to tên quẻ, độ vài lần là thuộc.
Còn hào từ, thoán từ ... muốn học thuộc thì phải chịu khó đọc thôi. Đừng tham đọc nhiều quẻ một lúc. 364 hào từ, cứ mỗi ngày học 3 hào, 2 ngày học 1 quẻ, 2 tuần hết 1 họ, thì sau khoảng 6 tháng sẽ nhớ được khoảng 60% khối lượng đã học (sau khi loại trừ phần quên lãng).
Liên tục như thế trong ... 30 năm thì sẽ thành đại sư dịch học
Cố lên các bạn.
Còn hào từ, thoán từ ... muốn học thuộc thì phải chịu khó đọc thôi. Đừng tham đọc nhiều quẻ một lúc. 364 hào từ, cứ mỗi ngày học 3 hào, 2 ngày học 1 quẻ, 2 tuần hết 1 họ, thì sau khoảng 6 tháng sẽ nhớ được khoảng 60% khối lượng đã học (sau khi loại trừ phần quên lãng).
Liên tục như thế trong ... 30 năm thì sẽ thành đại sư dịch học
Cố lên các bạn.
-
- Đang bị cấm
- Bài viết: 163
- Tham gia: 12:19, 19/06/09
TL: Phương pháp học Dịch!
Trịnh văn Thông thuộc tất kiến thức cơ bản , nạp địa chi , ý nghĩa quẻ dịch ; mà vẫn không thấy khó ; thoát ly sách vở hoàn toàn , không quá khó đâu anh em ạ ;không biết bao giờ Bác Admin sử hết hạn đây ; Trịnh văn Thông môn gì hầu như cũng biết ; còn tham vọng tìm dầu khí khoáng sản , ứng dụng quân sự ..... phục vụ đất nước .
Cánh chim cô đơn giữa biển người
Một mình làm bạn giữa đất trời bao la !
Cánh chim cô đơn giữa biển người
Một mình làm bạn giữa đất trời bao la !
- phudongsoft
- Ban quản lý
- Bài viết: 185
- Tham gia: 12:45, 03/09/08
TL: Phương pháp học Dịch!
Cậu có thể dừng quảng cáo lăng nhăng cho Trịnh văn Thông được rồi đó, mọi người đọc phản cảm quá. Trịnh văn Thông bị ban vĩnh viễn, chưa được xét ân xá. Nếu muốn hoạt động, có thể đăng ký lại với nick Trịnh Du, Trịnh Trãi.viemlanico8989 đã viết:Trịnh văn Thông thuộc tất kiến thức cơ bản , nạp địa chi , ý nghĩa quẻ dịch ; mà vẫn không thấy khó ; thoát ly sách vở hoàn toàn , không quá khó đâu anh em ạ ;không biết bao giờ Bác Admin sử hết hạn đây ; Trịnh văn Thông môn gì hầu như cũng biết ; còn tham vọng tìm dầu khí khoáng sản , ứng dụng quân sự ..... phục vụ đất nước .
Cánh chim cô đơn giữa biển người
Một mình làm bạn giữa đất trời bao la !
Được cảm ơn bởi: Thái_Dương(v)
TL: Phương pháp học Dịch!
bác Trinh Thông thông hiểu mọi lẽ, sao ko xem khi nào thì hết bị band nick???
TL: Phương pháp học Dịch!
theo như bài viết trên, thì có cách dùng tượng số, bác ó thể nói rõ tượng số của 64 quẻ khong ạ. Có bác nào có cuốn sách vũ trụ ngữ liên hành tinh của thầy Mỳ không ạ. Hay có biết chỗ nào bán thì chỉ em với, cám ơn các bác ạ