Các Tuyệt Chiêu “Gọt chân cho vừa Giầy” của Hoàng Ðại Lục

Hỏi đáp, luận giải, trao đổi về tử bình (tứ trụ, bát tự)
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem lá số tứ trụ (tử bình, bát tự). Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức tứ trụ.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
VULONG
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1018
Tham gia: 22:55, 23/12/09

Các Tuyệt Chiêu “Gọt chân cho vừa Giầy” của Hoàng Ðại Lục

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Các Tuyệt Chiêu "Gọt chân cho vừa Giày" của Hoàng Ðại Lục.

Trong chủ đề “Luận dụng thần biến hóa“, chương 9 – “Luận sinh khắc phân ra cát hung trước sau” của cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bản Nghĩa – Hoàng Đại Lục” bài dịch (của Thất Sát) này có ví dụ:

Ví dụ 3 - Bát Tự của một vị đại ca như sau:

Nhâm Thìn - Mậu Thân - ngày Bính Thân - Bính Thân


Tại đại vận nhâm tý, tam hợp sát cục thành cách, người này phát tài giàu có một phương. Không phải mệnh này ất mộc cũng vô khí sao Từ đại ca ơi ? Vậy mà đâu có yểu. Mấu chốt nằm ở chỗ cách cục thành bại cao thấp chứ không phải ất mộc có khí hay không nhật nguyên được sinh phù hay không Từ đại ca ạ”.

Sau đây là sơ đồ tính các điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm và bài luận của tôi:
Hình ảnh

Tứ Trụ này có Thân nhược mà Tài tinh Kim là kỵ thần số 1, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Tỷ Kiếp là Bính ở trụ giờ (trong trường hợp này, Mộc là dụng thần thì hợp lý hơn, nhưng tôi chưa tìm được cách để chứng minh nó).

Vào đại vận Nhâm Tý tại sao người này đại phát tài giầu có nhất một phương?

Ta thấy vào đại vận Nhâm Tý có 3 Thân và Thìn trong Tứ Trụ hợp với Tý đại vận tạo thành tam hợp hóa Thủy thành công mà trong Tứ trụ có tới 4 chi thay đổi hành của chúng nên điểm vượng trong vùng tâm phải tính lại. Sau khi tính lại ta thấy Thủy có tới 14,57đv còn Tài (Kim) có 0đv (vì Kim đã hóa Thủy hết). Thân càng nhược không thể thắng Tài Quan mà Tài không có thì làm sao có thể đại phát tài được (câu 1 ở trên).

Vì vậy để phù hợp với thực tế của ví dụ này chúng ta phải đưa ra giả thiết:

Khi 2 chi khác nhau mà gần nhau nhất trong Tứ Trụ hợp với tuế vận tạo thành tam hợp hay tam hội thì các chi còn lại trong Tứ Trụ bị khắc trực tiếp không có khả năng tham gia vào tổ hợp này nếu chúng hợp cách ngôi bởi chi giống chúng với các chi trong Tứ Trụ của tổ hợp này.
(Ví dụ này tương tự với ví dụ số 2 trang 533 trong cuốn “Dự Ðoán Theo Tứ Trụ“ của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa. Chỉ khác là trong ví dụ này 2 chi đã hóa cục còn ví dụ ở đây không hóa cục nên các giả thiết đưa ra phải khác nhau một chút)

Nếu sử dụng giả thiết này thì chỉ có Thân trụ tháng hợp được với Thìn trụ năm và Tý đại vận tạo thành tam hợp hóa Thủy (vì Thân trụ ngày và Thân trụ giờ đều bị Bính cùng trụ khắc trực tiếp và hợp với Thìn trụ năm đều là cách ngôi bởi Thân trụ tháng giống với chúng). Khi đó chỉ có Thân trụ tháng và Thìn trụ năm hóa Thủy (cả 2 chi đều thay đổi hành của chúng nên vẫn phải tính lại các điểm vượng trong vùng tâm), vì vậy điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm thay đổi như câu 2 ở trên.

Thân trở thành vượng mà Kiêu Ấn ít nhưng thế lực của Quan Sát quá mạnh (có tới 3 can chi và nắm lệnh còn Thân chỉ có 2 can chi), vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Thực Thương Mậu ở trụ tháng.

Thân vượng có Thực xì hơi Thân tái sinh Tài và chế ngự Quan Sát nên người này mới có thể đại phát tài trong đại vận Nhâm Tý.

Vậy thì thử hỏi nếu như Thân ở trụ ngày và Thân ở trụ giờ đều hóa Thủy hay là 2 chi này không thuộc hành Kim/Tài thì liệu người này có thể đại phát tài như vậy hay không khi cách cục vẫn là “Tại đại vận nhâm tý, tam hợp sát cục thành cách” ?

Cách luận này của Hoàng Ðại Lục theo lý thuyết “Dụng thần là Cách cục“ mà ông ta ngộ nhận hoàn toàn đúng theo cái kiểu như tôi đã chứng minh: ông ta đã sử dụng Tuyệt Chiêu “Gọt chân cho vừa giầy““Vào các năm có Tỷ Kiếp mà phát Tài thì cho rằng có Tỷ Kiếp hộ Thân” (trong khi ông ta luôn nói “Thân cường hay nhược không quan trọng...mà quan trọng ở Cách cục”) còn nếu bị phá tài hay phá sản thì cho rằng “Vì có Tỷ Kiếp tranh đoạt Tài với Thân“ khi mà Cách cục không thay đổi, chỉ khác là Kiếp thành Tỷ mà thôi. Còn ở ví dụ này không có Tỷ Kiếp thì ông ta cho rằng ”Tam hợp Sát cục thành cách“ thì đại phát tài ấy mà. Nếu không bám vào lý do này thì ông ta còn biết cái gì nữa đâu để giải thích cho sự đại phát tài này.

Hy vọng có cao thủ nào có thể chứng minh được bài luận của tôi là sai, xin cám ơn vô cùng.
Đầu trang

anh033
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 91
Tham gia: 10:23, 02/06/10

TL: Các Tuyệt Chiêu “Gọt chân cho vừa Giầy” của Hoàng Ðại Lụ

Gửi bài gửi bởi anh033 »

Tôi không phải cao thủ nhưng xin khẳng định rằng cách luận chuyển thân nhược thành vượng của ông Vulong chắc chắn sai. Sau đây là cách luận của tôi.
Tứ trụ này thân quá nhược còn gặp sát, tài nắm lệnh có 3 can chi, thực thương sinh tài có 2 can chi. Vì lực lượng đối kháng quá mạnh, tới 6 can chi nên đây là trường hợp tòng cách. Tỷ kiếp chỉ là giả dụng thần.
Trường hợp tòng cách này hỷ dụng thần là tài sát tức là kim thủy. Chính vì thế đến vận Nhâm tý, kim sinh thủy cuồn cuộn, nhật can được thể tòng theo tài sát nên phát tài lớn. Tức là đây chỉ là một trường hợp bình thường, không cần vặn vẹo đổi thân nhược thành vượng làm gì cho vô lý, chính luận như vậy mới là gọt chân cho vừa giày.
Về cách luận của Hoàng đại lục tôi không bàn vì đây tôi đang phản bác ông Vulong. Tòng cách thực ra phức tạp và nhiều trường hợp, không phải cứ có đến 5, 6 can chi một hành vượng thì mới tòng, nhiều khi chỉ cần 3 can chi nắm lệnh, có hành sinh cho 3 can chi đó, tức là lực lượng khoảng 5, 6 can chi là mệnh đã phải tòng rồi. Đây là một ví dụ trong sách “Bát tự vận lý toàn thư” có cách tòng tài :
Nhâm dần
Ất tỵ
Nhâm ngọ( nhật can)
Ất tỵ
Tác giả sách (in là Thiệu Khang Tiết nhưng chắc là lấy tên ông ta để bán sách thôi) khẳng định đây là tòng tài cách, hỷ dụng thần là hỏa thổ tài sát.
Tôi dẫn ví dụ này cốt để ai đó có phản biện cần cân nhắc kỹ hiểu biết của mình về tòng cách. Tôi đã gặp những trường hợp tòng cách thực tế nên dám khẳng định chắc chắn ví dụ của Hoàng đại lục là tòng cách, vận sát tòng theo tài sát vượng nên phát tài, thế thôi.
Đầu trang

VULONG
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1018
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: Các Tuyệt Chiêu “Gọt chân cho vừa Giầy” của Hoàng Ðại Lụ

Gửi bài gửi bởi VULONG »

anh033 đã viết:Tôi không phải cao thủ nhưng xin khẳng định rằng cách luận chuyển thân nhược thành vượng của ông Vulong chắc chắn sai. Sau đây là cách luận của tôi.
Tứ trụ này thân quá nhược còn gặp sát, tài nắm lệnh có 3 can chi, thực thương sinh tài có 2 can chi. Vì lực lượng đối kháng quá mạnh, tới 6 can chi nên đây là trường hợp tòng cách. Tỷ kiếp chỉ là giả dụng thần.
Trường hợp tòng cách này hỷ dụng thần là tài sát tức là kim thủy. Chính vì thế đến vận Nhâm tý, kim sinh thủy cuồn cuộn, nhật can được thể tòng theo tài sát nên phát tài lớn. Tức là đây chỉ là một trường hợp bình thường, không cần vặn vẹo đổi thân nhược thành vượng làm gì cho vô lý, chính luận như vậy mới là gọt chân cho vừa giày.
Về cách luận của Hoàng đại lục tôi không bàn vì đây tôi đang phản bác ông Vulong. Tòng cách thực ra phức tạp và nhiều trường hợp, không phải cứ có đến 5, 6 can chi một hành vượng thì mới tòng, nhiều khi chỉ cần 3 can chi nắm lệnh, có hành sinh cho 3 can chi đó, tức là lực lượng khoảng 5, 6 can chi là mệnh đã phải tòng rồi. Đây là một ví dụ trong sách “Bát tự vận lý toàn thư” có cách tòng tài :
Nhâm dần
Ất tỵ
Nhâm ngọ( nhật can)
Ất tỵ
Tác giả sách (in là Thiệu Khang Tiết nhưng chắc là lấy tên ông ta để bán sách thôi) khẳng định đây là tòng tài cách, hỷ dụng thần là hỏa thổ tài sát.
Tôi dẫn ví dụ này cốt để ai đó có phản biện cần cân nhắc kỹ hiểu biết của mình về tòng cách. Tôi đã gặp những trường hợp tòng cách thực tế nên dám khẳng định chắc chắn ví dụ của Hoàng đại lục là tòng cách, vận sát tòng theo tài sát vượng nên phát tài, thế thôi.
Về nguyên tắc muốn phản biện thì không thể chỉ nói suông như: "Tòng cách thực ra phức tạp và nhiều trường hợp, không phải cứ có đến 5, 6 can chi một hành vượng thì mới tòng, nhiều khi chỉ cần 3 can chi nắm lệnh, có hành sinh cho 3 can chi đó, tức là lực lượng khoảng 5, 6 can chi là mệnh đã phải tòng rồi", rồi thì cho rằng: "Chắc Chắn", "Khẳng Định" .... nó phải là cách này hay cách nọ mà muốn chứng minh điều mình muốn nói thì phải căn cứ vào những quy tắc: một là do chính mình đã tổng kết đưa ra, hai là theo các quy tắc đã được đưa ra ở các cuốn sánh nào đó.

Hiện giờ tôi chưa nghiên cứu xong Ngoại Cách nên chưa thể đưa ra các định nghĩa của riêng tôi về các quy tắc xác định ngoại cách nhưng qua ví dụ mà tôi đã đưa ra ở trên thì điểm vượng trong vùng tâm (theo phương pháp của tôi) Tài (Kim) chỉ có 10,97đv còn Thân (Hỏa) có tới 9,6đv, hai hành này gần như tương đương nhau thì làm sao có thể khẳng định Tòng Tài (Kim) được cơ chứ. Vậy mà Anh003 lại còn dẫn chứng ví dụ để chứng minh cho điều khẳng định của mình thì thật là nực cuời.

Chúng ta thử xem sự nực cười này như thế nào.

Tứ trụ mà Anh003 đã đưa ra là:

Nhâm Dần - Ất Tị - ngày Nhâm Ngọ - Ất Tị

Điểm vượng trong vùng tâm của ngũ hành:

Hỏa................Thổ...............Kim...............Thủy................Mộc
15,39+2..........#10...............#6.................4,96...............16,4

Qua đây chúng ta thấy ví dụ này khắc hẳn ví dụ của tôi là Tài có tới 15,39+2đv và Thực Thương có tới 16,4đv đều hơn Thân (Hỏa) trên 10đv (vì Tài có tới 3 can chi còn nắm lệnh nên được cộng thêm 1đv, khi đó 3 can chi này lại ở trạng thái Lâm Quan hay Đế Vượng nên mới được cộng thêm 1đv - do vậy Tài có 17,39đv còn Mộc chỉ có 16,4đv), vì vậy điểm vượng của Tài hơn điểm vượng của Thực Thương nên mới có thể trở thành cách Tòng Tài là như vậy.

Tất cả các giả thiết (tức các Quy Tắc chưa chính thức) của tôi đều được đưa ra từ các ví dụ trong thực tế nên chúng sẽ được áp dụng vào tất cả các trường hợp tương tự như vậy để kiểm tra tính khách quan của chúng và dĩ nhiên phải sửa hay bỏ chúng chỉ khi chúng không phù hợp với nhiều ví dụ trong thực tế mà thôi.

Tính đến thời điểm hiện giờ thì tôi chưa thấy bất kỳ một ai hay một cuốn sách nào từ Cổ cho đến Kim nói rằng Thân của Tứ Trụ có thể thay đổi qua tuế vận từ nhược trở thành vượng hay ngược lại. Do vậy tôi vẫn có quyền tự hào rằng tôi là người đầu tiên đưa ra ý tưởng này và đã chứng minh ý tưởng này đã đúng với các trường hợp đã xẩy ra trong thực tế.
Đầu trang

Trả lời bài viết