Giải đáp các thắc mắc

Hỏi đáp, luận giải, trao đổi về tử bình (tứ trụ, bát tự)
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem lá số tứ trụ (tử bình, bát tự). Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức tứ trụ.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
G-R-E-E-N
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 89
Tham gia: 17:31, 16/01/11

TL: Giải đáp các thắc mắc

Gửi bài gửi bởi G-R-E-E-N »

Cám ơn bác đã trả lời.
Cháu chưa nắm được yếu quyết về "Khả năng sinh khắc (gồm: được sinh, đi sinh, đi khắc, bị khắc) của các Thiên can & Địa chi", cháu xin tổng hợp lại cách hiểu của bản thân, mong bác sửa lại những lỗi sai:

TH1: Can (Chi) KHÔNG HỢP (vd: ko có Thìn gần Tý, Giáp gần Kỷ, .... )
- Nếu Can/Chi bị khắc Trực tiếp hoặc khắc Gần thì Nó mất khả năng Sinh/Khắc.
- Các Can/Chi bị khắc cách 1, 2, 3 vẫn có khả năng sinh khắc.

TH2: Can (Chi) có Hợp nhưng bị lực xung lớn phá mất (vd: Thìn gần Tý nhưng Thìn/Tý bị lực xung lớn phá mất)
- Coi như là KHÔNG HỢP. Trở về TH1:

* Từ đây ta quy ước: khi nhắc đến can/chi mà ko nói gì thêm, ta hiểu đó là can chi pure: ko hợp/có hợp nhưng bị xung phá; Và không bị khắc trực tiếp/khắc gần.

TH3: Can (Chi) HỢP HOÁ THÀNH CÔNG (vd: Thìn gần Tý và ko bị lực xung lớn phá hoại, đồng thời có Nhâm lộ)
- Dùng hành mới để luận. Các Can (Chi) hợp hoá này chỉ Sinh/Khắc với Chi (Can) cùng trụ với nó . Các Can (Chi) hợp hoá này Không sinh & Không khắc các Can/Chi ngoài trụ của nó.
- Nếu xảy ra Khắc thì đây là khắc trực tiếp (vì cùng trụ). Nhưng chi/can bị khắc vẫn có khả năng Sinh/Khắc. Ta gọi là khắc "giả trực tiếp" để dễ nhớ.

TH4: Can (Chi) Có hợp nhưng Không hoá (vd: Thìn gần Tý và ko bị lực xung lớn phá hoại nhưng Không có Nhâm, Quý lộ)
- Các Can (Chi) không hợp hoá này Không sinh & Không khắc các Can/Chi Ngoài Trụ của nó. Các can chi Hợp nhưng ko hoá này chỉ Sinh/Khắc với Chi (Can) Cùng Trụ, và Can (Chi) trong cùng Tổ Hợp.
Nếu xảy ra Khắc trong cùng tổ hợp: coi là khắc gần (trừ trường hợp tam hợp ko hoá thì có thể có cách 1)
Nếu xảy ra Khắc cùng trụ: coi là Khắc "giả trực tiếp"

TH5: Thiên Can & Địa Chi đều Hợp (bất kể hoá hay ko hoá): ko có sinh/khắc cùng trụ; chỉ còn sinh/khắc trong tổ hợp (nếu ko hoá)
Đầu trang

G-R-E-E-N
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 89
Tham gia: 17:31, 16/01/11

TL: Giải đáp các thắc mắc

Gửi bài gửi bởi G-R-E-E-N »

TH3: cháu đang rất phân vân bởi khi đọc bài phân tích:
VULONG đã viết:

Hình ảnh

Mệnh này Thân vượng mà Kiêu Ấn nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh Giáp ở trụ năm.
Giáp Kỷ hợp nhưng ko hoá. Trong bài này ko xét ảnh hưởng của Tân trụ ngày lên Giáp trụ năm

Nhưng trong vd6
VULONG đã viết:Tứ trụ 6: Nam sinh ngày 12/10/1962 lúc 4,30’
Hình ảnh

Qua sơ đồ này, ta thấy:

3 - Tuất có 3đv bị giảm 1/3đv bởi Dần trụ năm khắc gần, ¼ đv bởi Dần trụ giờ khắc cách 1 ngôi và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 1,3đv.
Lúc này Dần - Tuất cũng hợp nhưng ko hoá. Tại sao Tuất lại bị Giáp, Dần trụ giờ Khắc?
Đầu trang

VULONG
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1010
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: Giải đáp các thắc mắc

Gửi bài gửi bởi VULONG »

G-R-E-E-N đã viết:Cám ơn bác đã trả lời.
Cháu chưa nắm được yếu quyết về "Khả năng sinh khắc (gồm: được sinh, đi sinh, đi khắc, bị khắc) của các Thiên can & Địa chi", cháu xin tổng hợp lại cách hiểu của bản thân, mong bác sửa lại những lỗi sai:

TH1: Can (Chi) KHÔNG HỢP (vd: ko có Thìn gần Tý, Giáp gần Kỷ, .... )
- Nếu Can/Chi bị khắc Trực tiếp hoặc khắc Gần thì Nó mất khả năng Sinh/Khắc.
- Các Can/Chi bị khắc cách 1, 2, 3 vẫn có khả năng sinh khắc.

Từ "Gần" ở đây nghĩa là Can so với Can ngay trụ bên cạnh hoặc Can trong Tứ Trụ so với Can đại vận và Can lưu niên.
Tương tự Chi so với Chi ngay trụ bên cạnh.
Còn từ "khắc trực tiếp" là can chi cùng trụ.
(Chú ý ở đây chỉ nói tới khắc không nói tới xung - chỉ xét về Ngũ Hành).

TH2: Can (Chi) có Hợp nhưng bị lực xung lớn phá mất (vd: Thìn gần Tý nhưng Thìn/Tý bị lực xung lớn phá mất)
- Coi như là KHÔNG HỢP. Trở về TH1:

* Từ đây ta quy ước: khi nhắc đến can/chi mà ko nói gì thêm, ta hiểu đó là can chi pure: ko hợp/có hợp nhưng bị xung phá; Và không bị khắc trực tiếp/khắc gần.

Quy ước này để biết các Can hay Chi này không còn bị hợp, nghĩa là chúng đang được tự do nên nó có khả năng sinh hay khắc các can chi khác, vì vậy các can chi này không bị khoanh tròn theo quy ước (mục đích cho đỡ bị nhầm lẫn khi tính toán).

TH3: Can (Chi) HỢP HOÁ THÀNH CÔNG (vd: Thìn gần Tý và ko bị lực xung lớn phá hoại, đồng thời có Nhâm lộ)
- Dùng hành mới để luận. Các Can (Chi) hợp hoá này chỉ Sinh/Khắc với Chi (Can) cùng trụ với nó . Các Can (Chi) hợp hoá này Không sinh & Không khắc các Can/Chi ngoài trụ của nó.
- Nếu xảy ra Khắc thì đây là khắc trực tiếp (vì cùng trụ). Nhưng chi/can bị khắc vẫn có khả năng Sinh/Khắc. Ta gọi là khắc "giả trực tiếp" để dễ nhớ.

Lấy ví dụ cho dễ hiểu :

Bính Thìn - Mậu Tý - ngày Tân.......Nhâm ......

Tý và Thìn ở đây là bán hợp hóa Thủy thành công thì Thìn (đã hóa Thủy) chỉ khắc trực tiếp được Bính cùng trụ mà thôi nhưng Bính cùng trụ này vẫn khắc được với các can chi khác không bị hợp (như Tân trụ ngày). Tý ở trong hợp nên giả sử nó không bị khắc trực tiếp (ở đây Tý bị khắc trực tiếp bởi Mậu cùng trụ) thì nó cũng không thể khắc được Bính trụ năm.

TH4: Can (Chi) Có hợp nhưng Không hoá (vd: Thìn gần Tý và ko bị lực xung lớn phá hoại nhưng Không có Nhâm, Quý lộ)
- Các Can (Chi) không hợp hoá này Không sinh & Không khắc các Can/Chi Ngoài Trụ của nó. NHƯNG Các can chi Hợp nhưng ko hoá này chỉ Sinh/Khắc với Chi (Can) Cùng Trụ, và Can (Chi) trong cùng Tổ Hợp.
Nếu xảy ra Khắc trong cùng tổ hợp: coi là khắc gần (trừ trường hợp tam hợp ko hoá thì có thể có cách 1)
Nếu xảy ra Khắc cùng trụ: coi là Khắc "giả trực tiếp"

Ðoạn trên phải đưa chữ nhưng lên đầu câu thì mới rõ nghĩa.

Ví dụ (chỉ để minh họa) : Bính Thìn - Giáp Thân - ngày Tân Sửu - Mậu Tý

Thì tam hợp Thân Tý Thìn là không hóa. Do vậy Mậu trụ giờ khắc trực tiếp Tý cùng trụ. Thân trụ tháng khắc trực tiếp Giáp cùng trụ. Tý trụ giờ bị khắc cách 2 ngôi (bây giờ không còn là cách 1 ngôi như trong lý thuyết đã viết - tôi đã phải sửa) bởi Thìn trụ năm (vì cùng ở trong hợp). Tân trụ ngày bị khắc cách 1 ngôi bởi Bính trụ năm.

Ở đây chỉ khác với sách của thầy trò cụ Thiệu (Trần Viên đã tổng kết là "Can chi trong hợp không có khả năng tác động với các can chi ngoài tổ hợp và ngược lại"), đó là can chi cùng trụ vẫn có khắc được với nhau (trừ khi cả can và chi cùng trụ đều ở trong hợp).

TH5: Thiên Can & Địa Chi đều Hợp (bất kể hoá hay ko hoá): ko có sinh/khắc cùng trụ; chỉ còn sinh/khắc trong tổ hợp (nếu ko hoá)
Giả sử có Tứ Trụ : Bính Tý - Tân Sửu - ........ ta thấy có Bính hợp với Tân và Tý hợp với Sửu thì giả sử Tý không bị khắc gần bởi Sửu thì nó cũng không thể khắc trực tiếp được Bính cùng trụ. Dĩ nhiên ở đây Tân bị khắc gần bởi Bính và Tý bị khắc gần bởi Sửu (nếu các tổ hợp này không hóa).
Được cảm ơn bởi: G-R-E-E-N
Đầu trang

G-R-E-E-N
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 89
Tham gia: 17:31, 16/01/11

TL: Giải đáp các thắc mắc

Gửi bài gửi bởi G-R-E-E-N »

Cháu đã áp dụng pp của bác cho lá số này:
giới tính : nam
ngày sinh: 27/08/1987 lúc 4h15'. Năm 2009 gặp hạn xấu
https://lyso.vn/lasotutru/1/04302 ... 2009/M.jpg" target="_blank

MD ------------ B ------------- B ----------- TY
Đinh 7 --------Mậu 4,8 -------Mậu 4,8 -------Giáp 3,1
Mão 4,1--------Thân 9 ------Thân 9 --------- Dần 3,1
MD--------------LQ-----------LQ-------------TY

Mão, Dần, Mậu trụ ngày bị khắc gần
Mậu trụ tháng sinh cho Thân trụ tháng 1/2 đv
tính ra:
Tài/T.Tài ---- Quan/Sát ---- Ấn/Kiêu ---- Tỷ/Kiếp ---- Thương/Thực
0 ----------- 4,32---------- 4,2 --------- 7,04 --------- 15,84
thân nhược, thương thực nhiều, lấy Ấn- Đinh trụ năm làm DT

2009 vào đại vận Bính Ngọ, lưu niên Kỷ Sửu, tiểu hạn Đinh Sửu (cháu khởi tiểu hạn theo: nam thuận nữ nghịch, vừa sinh ra là 1 tuổi và bước vào tiểu hạn Ất Mão - ko biết cách tính tiểu hạn này có đúng ko)
năm 2009 này Tỷ Ấn nhiều, tại sao lại gặp han?


* Xin hỏi bác: Nếu Nhật nguyên đạt cả Lâm Quan và Đế vượng tại 2 chi ngoài chi tháng (vd: lâm quan tại chi năm, đế vượng tại chi giờ) thì có được cộng thêm ( 4,03 + 4,3 ) * 3/5 ko? hay chỉ lấy 1 trạng thái max?
Đầu trang

G-R-E-E-N
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 89
Tham gia: 17:31, 16/01/11

TL: Giải đáp các thắc mắc

Gửi bài gửi bởi G-R-E-E-N »

* thứ tự tính toán có phải là: vd nhật nguyên có A đv
1. Tính được sinh trước => sau khi được sinh sẽ có B đv
2. Tính khắc => sau khi bị khắc sẽ có (1-k1)*(1-k2)*..*B đv (k1, k2, .. là các hệ số khắc)
3. Tính điểm cộng cho các trạng thái LQ, ĐV
Đầu trang

VULONG
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1010
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: Giải đáp các thắc mắc

Gửi bài gửi bởi VULONG »

G-R-E-E-N đã viết:Cháu đã áp dụng pp của bác cho lá số này:
giới tính : nam
ngày sinh: 27/08/1987 lúc 4h15'. Năm 2009 gặp hạn xấu
https://lyso.vn/lasotutru/1/04302 ... 2009/M.jpg" target="_blank

MD ------------ B ------------- B ----------- TY
Đinh 7 --------Mậu 4,8 -------Mậu 4,8 -------Giáp 3,1
Mão 4,1--------Thân 9 ------Thân 9 --------- Dần 3,1
MD--------------LQ-----------LQ-------------TY

Mão, Dần, Mậu trụ ngày bị khắc gần
Mậu trụ tháng sinh cho Thân trụ tháng 1/2 đv
tính ra:
Tài/T.Tài ---- Quan/Sát ---- Ấn/Kiêu ---- Tỷ/Kiếp ---- Thương/Thực
0 ----------- 4,32---------- 4,2 --------- 7,04 --------- 15,84
thân nhược, thương thực nhiều, lấy Ấn- Đinh trụ năm làm DT

Hoàn toàn chính xác duy chỉ có điểm vượng trong vùng tâm của hành Kim là sai. Mậu trụ tháng có Ðinh (Hỏa) bên cạnh có ngũ hành sinh được cho Mậu (Thổ) vì vậy Mậu đã sinh được cho Thân cùng trụ 1/2 điểm vượng của nó. Do vậy Thân trụ tháng có 9 điểm vượng được thêm 4,8.1/2 = 2,4 đv của Mậu thành 11,4. Số điểm này bị giảm 1/5 bởi Ðinh trụ năm khắc cách 1 ngôi, 2/5 khi vào đến vùng tâm, còn lại 5,47 đv. Thân trụ ngày có 9 đv bị giảm 1/10 bởi Ðinh trụ năm khắc cách 2 ngôi còn 8,1 đv. Ðiểm vượng của hành Kim trong vùng tâm là 13,57 đv. Các điểm vượng trong vùng tâm của các hành khác là chính xác.

2009 vào đại vận Bính Ngọ, lưu niên Kỷ Sửu, tiểu hạn Đinh Sửu (cháu khởi tiểu hạn theo: nam thuận nữ nghịch, vừa sinh ra là 1 tuổi và bước vào tiểu hạn Ất Mão - ko biết cách tính tiểu hạn này có đúng ko)
năm 2009 này Tỷ Ấn nhiều, tại sao lại gặp han?

Không đúng. Ở đây nam sinh năm âm (Ðinh) nên tính tiểu vận phải là nghịch. Năm 2009 trừ đi năm 1987 là 22, vì vậy trước Giáp Dần là Quý Sửu là tiểu vận 1 cứ thế tính nghịch tới năm 22 (là tuổi giả). Ðó là Nhâm Thìn và Tân Mão là 2 tiểu vận của năm Kỷ Sửu (chú ý trước ngày sinh nhật 27/8 thuộc tiểu vận Nhâm Thìn còn sau 27/8 thuộc tiểu vận Tân Mão).

* Xin hỏi bác: Nếu Nhật nguyên đạt cả Lâm Quan và Đế vượng tại 2 chi ngoài chi tháng (vd: lâm quan tại chi năm, đế vượng tại chi giờ) thì có được cộng thêm ( 4,03 + 4,3 ) * 3/5 ko? hay chỉ lấy 1 trạng thái max?

Nó cứ Lâm quan hay đế vượng ở Chi nào (trừ Chi tháng) đều có điểm đắc địa theo điểm nó đắc địa ở đó (như nó Lâm quan ở chi năm thì có 4,05 đv còn Ðế vượng tại chi ngày và giờ thì mỗi chi có 4,3 đv).
"....năm 2009 này Tỷ Ấn nhiều, tại sao lại gặp hạn?".

Sơ đồ mô tả các điểm hạn như sau:

Hình ảnh

Ðiểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm như sau:
1.....................0,5.................-1...............-0,5.................0,5
Thủy................Mộc...............Hỏa..............Thổ..................Kim
#6..................4,31...............4,2...............7,04.................13,57

Qua sơ đồ ta thấy tổng điểm hạn của năm Kỷ Sửu là 6,1 ở tiểu vận Tân Mão (còn ở tiểu vận Nhâm Thìn thấp hơn khoảng 0,5 điểm hạn). Nếu không tính thêm các yếu tố (ngũ hành) bên ngoài tác động vào ngũ hành của Tứ Trụ, tuế vận và tiểu vận thì số điểm này có thể nói là một cửa ải khó qua của người này.

Mặc dù đại vận và lưu niên đều là hỷ dụng thần (Bính Ngọ và Kỷ Sửu can chi đều thuộc hành của hỷ và dụng thần) nhưng ta thấy Bính và Kỷ chỉ có 2 điểm hạn âm là -0,5 và -0,25 mà thôi nên chúng không thể xoay chuyển nổi tình thế xấu này.

Những người không theo trường phái của cụ Thiệu thường thấy tai họa xẩy ra ở vận Nam Phương Tị Ngọ Mùi như thế này sẽ kết luận là Thân vượng để đại vận Bính Ngọ là kỵ vận cho nó phù hợp với thực tế (kể cả trong các sách cổ như Tử Bình Chân Thuyên bình chú,... tôi đã thấy như vậy).

Thân chào.
Được cảm ơn bởi: G-R-E-E-N
Đầu trang

VULONG
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1010
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: Giải đáp các thắc mắc

Gửi bài gửi bởi VULONG »

G-R-E-E-N đã viết:* thứ tự tính toán có phải là: vd nhật nguyên có A đv
1. Tính được sinh trước => sau khi được sinh sẽ có B đv
2. Tính khắc => sau khi bị khắc sẽ có (1-k1)*(1-k2)*..*B đv (k1, k2, .. là các hệ số khắc)
3. Tính điểm cộng cho các trạng thái LQ, ĐV
Tính được sinh trước rồi cộng vào điểm vượng của can hay chi đó, sau đó mới tính đến bị khắc hay bị giảm khi vào trong vùng tâm.

Ðiểm Lộc (Lâm quan) hay Kình dương (Ðế vượng) cũng vậy trừ khi nó không cùng hành (như Mậu có 4,3 đv Kình dương ở Ngọ. Mậu mang hành Thổ nên không thể cộng với điểm vượng của Ngọ mang hành Hỏa được. Chú ý là điểm Kình dương của Mậu này không bị Can hay Chi nào khắc được cả, vì nó tàng trong Ngọ).
Được cảm ơn bởi: G-R-E-E-N
Đầu trang

G-R-E-E-N
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 89
Tham gia: 17:31, 16/01/11

TL: Giải đáp các thắc mắc

Gửi bài gửi bởi G-R-E-E-N »

VULONG đã viết: "....năm 2009 này Tỷ Ấn nhiều, tại sao lại gặp hạn?".

Sơ đồ mô tả các điểm hạn như sau:

Hình ảnh

Ðiểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm như sau:
1.....................0,5.................-1...............-0,5.................0,5
Thủy................Mộc...............Hỏa..............Thổ..................Kim
#6..................4,31...............4,2...............7,04.................13,57

Qua sơ đồ ta thấy tổng điểm hạn của năm Kỷ Sửu là 6,1 ở tiểu vận Tân Mão (còn ở tiểu vận Nhâm Thìn thấp hơn khoảng 0,5 điểm hạn). Nếu không tính thêm các yếu tố (ngũ hành) bên ngoài tác động vào ngũ hành của Tứ Trụ, tuế vận và tiểu vận thì số điểm này có thể nói là một cửa ải khó qua của người này.

Mặc dù đại vận và lưu niên đều là hỷ dụng thần (Bính Ngọ và Kỷ Sửu can chi đều thuộc hành của hỷ và dụng thần) nhưng ta thấy Bính và Kỷ chỉ có 2 điểm hạn âm là -0,5 và -0,25 mà thôi nên chúng không thể xoay chuyển nổi tình thế xấu này.

Những người không theo trường phái của cụ Thiệu thường thấy tai họa xẩy ra ở vận Nam Phương Tị Ngọ Mùi như thế này sẽ kết luận là Thân vượng để đại vận Bính Ngọ là kỵ vận cho nó phù hợp với thực tế (kể cả trong các sách cổ như Tử Bình Chân Thuyên bình chú,... tôi đã thấy như vậy).

Thân chào.
xin bái phục bác!!!
số của người này đã được thảo luận tại:
http://tuvilyso.net/forum/forum_posts.asp?TID=3724&PN=6" target="_blank

phần xác định điểm vượng cháu quên ko tính đến hỏa khắc kim nên xảy ra nhầm lẫn
Đầu trang

Trả lời bài viết