Tứ Trụ Notebook
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem lá số tứ trụ (tử bình, bát tự). Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức tứ trụ.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
Đây là chuyên mục dành cho việc xem lá số tứ trụ (tử bình, bát tự). Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức tứ trụ.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
-
- Nhất đẳng
- Bài viết: 146
- Tham gia: 10:20, 12/09/10
TL: Tứ Trụ Notebook
Nên nhớ phân biệt giữa tử vi và tử bình.
Tử bình thì không coi trọng thần sát lắm.
Ngoại trừ một số thần sát có ứng dụng quan trọng trong luận giải.
Đứng đầu về cát tinh phải kể đến thiên ất, thiên đức ,nguyệt đức, kim thần, lộc thần, khôi canh, tam kỳ.
Đứng đầu về hung thần là phải kể đến kình dương đầu tiên, sau đó là kiếp sát, không-vong, đại hao.
Chỉ cần chú ý đến như thế là ổn rồi.
Tử bình thì không coi trọng thần sát lắm.
Ngoại trừ một số thần sát có ứng dụng quan trọng trong luận giải.
Đứng đầu về cát tinh phải kể đến thiên ất, thiên đức ,nguyệt đức, kim thần, lộc thần, khôi canh, tam kỳ.
Đứng đầu về hung thần là phải kể đến kình dương đầu tiên, sau đó là kiếp sát, không-vong, đại hao.
Chỉ cần chú ý đến như thế là ổn rồi.
Được cảm ơn bởi: KingR8
TL: Tứ Trụ Notebook
Cảm ơn ý kiến của dontorngoc!
Thiên Đức - Nguyệt Đức theo như mô tả giống như Thái Dương và Thái Âm như bác Thiệu ghi trong sách của mình là "bất cứ sự ám muội nào cũng không tồn tại được trong đó". Tôi đặc biệt có hứng thú với 2 thần này. Tuy nhiên, như tôi được biết, nếu gặp hình - xung - khắc - hại thì vô lực! Tôi có tứ trụ như sau :

Trong trụ tháng Nhâm Thìn có Thiên Đức - Nguyệt Đức. Theo nhận định của tôi, Thiên Nguyệt Đức an theo can Nhâm, can Nhâm đứng giữa Hoả và Thổ rất bất lợi, trụ tháng và trụ giờ tương hình; trong Tứ Trụ có chi ngày Thân sinh cho Nhâm. Trong trường hợp này, chúng ta nên đánh giá Thiên Nguyệt Đức thế nào?
Trân trọng.
Thiên Đức - Nguyệt Đức theo như mô tả giống như Thái Dương và Thái Âm như bác Thiệu ghi trong sách của mình là "bất cứ sự ám muội nào cũng không tồn tại được trong đó". Tôi đặc biệt có hứng thú với 2 thần này. Tuy nhiên, như tôi được biết, nếu gặp hình - xung - khắc - hại thì vô lực! Tôi có tứ trụ như sau :

Trong trụ tháng Nhâm Thìn có Thiên Đức - Nguyệt Đức. Theo nhận định của tôi, Thiên Nguyệt Đức an theo can Nhâm, can Nhâm đứng giữa Hoả và Thổ rất bất lợi, trụ tháng và trụ giờ tương hình; trong Tứ Trụ có chi ngày Thân sinh cho Nhâm. Trong trường hợp này, chúng ta nên đánh giá Thiên Nguyệt Đức thế nào?
Trân trọng.
-
- Nhất đẳng
- Bài viết: 146
- Tham gia: 10:20, 12/09/10
TL: Tứ Trụ Notebook
Thiên đức - nguyệt đức vốn là thần chuyển hung thành cát. Khi gặp xung - hình - khắc- hại thì vô lực. Vô lực ở đây phải hiểu là nó không thể phù trợ thêm sự tốt đẹp cho mệnh cục mà thay vào đó là hoá giải phần nào cái xấu do xung - hình - khắc - hại gây ra như nói ở trên.
Ví dụ như khi hành vận gặp xung khắc và xung khắc đó gây nguy hiểm đến tính mệnh, khi đó nếu có thiên ất hay thiên đức nguyệt đức đứng giữa thì dù nếu xét theo xung khắc đã là tuyệt mệnh nhưng thực tế cho thấy vẫn có thể thoát được. Cụ thể như sửu mùi hình xung nhau nhưng có thiên ất hay thiên đức nguyệt đức ở sửu thì xem như có cứu.
Lưu ý là phải đủ cặp thiên đức - nguyệt đức thì mới thật sự có cứu, còn thiên ất thì chỉ cần một thế thôi.
Ví dụ như khi hành vận gặp xung khắc và xung khắc đó gây nguy hiểm đến tính mệnh, khi đó nếu có thiên ất hay thiên đức nguyệt đức đứng giữa thì dù nếu xét theo xung khắc đã là tuyệt mệnh nhưng thực tế cho thấy vẫn có thể thoát được. Cụ thể như sửu mùi hình xung nhau nhưng có thiên ất hay thiên đức nguyệt đức ở sửu thì xem như có cứu.
Lưu ý là phải đủ cặp thiên đức - nguyệt đức thì mới thật sự có cứu, còn thiên ất thì chỉ cần một thế thôi.
Được cảm ơn bởi: KingR8
-
- Nhất đẳng
- Bài viết: 146
- Tham gia: 10:20, 12/09/10
TL: Tứ Trụ Notebook
ở tứ trụ trên thì ta đánh giá rằng : có được thiên đức - nguyệt đức ở cùng 1 trụ thì đó là một điều quý vì không phải dễ gì có được điều này. Thiên nguyệt đức sẽ hoá giải phần nào tác hại của tự hình (thìn - thìn). Còn trong tứ trụ , 1 can lộ khắc - hợp với một can khác là chuyện vô cùng bình thường, nếu muốn xét thì thiên nguyệt đức sẽ giúp làm tăng sự hữu tình trong khắc - hợp giữa các can.
Được cảm ơn bởi: KingR8
TL: Tứ Trụ Notebook
Chân thành cảm ơn những góp ý rất quý báu của dontorngoc!
Như vậy, trong trường hợp này, tôi nhận định Thìn - Thìn tương hình đã phần nào được hóa giải và khi đến vận có thêm 1 Thìn tương hình và 1 Tuất tương xung, những hình - xung này không quá đáng ngại, chỉ cần lưu ý không tăng thêm hung tính trong cách cục lúc đó.
Tôi xin nhận xét như sau : Can ngày Mậu Thổ được lệnh, được Hỏa sinh rất nhiều, Thổ trong mệnh cục thâm căn cố đế, rất cần Kim xì hơi Thổ và Thủy áp chế Hỏa. Tình huống này, do Hỏa vượng nên không thể dùng Mộc! Như vậy, hỉ dụng thần là Thủy và Kim.
Người này trong giai đoạn 15 - 24 thuộc Đại vận Giáp Ngọ cực kỳ vất vả, nguyên do là trụ năm Bính Ngọ vốn là Kình Dương, gặp vận Giáp Ngọ là vận Kình Dương; mặc khác, Ngọ - Ngọ tự hình hung hiểm. Có lẽ do may mắn ngộ được Thiên Nguyệt Đức trong mệnh cục nên không mất mạng!
Hi vọng nhận thêm những góp ý từ quý vị.
Trân trọng.
Như vậy, trong trường hợp này, tôi nhận định Thìn - Thìn tương hình đã phần nào được hóa giải và khi đến vận có thêm 1 Thìn tương hình và 1 Tuất tương xung, những hình - xung này không quá đáng ngại, chỉ cần lưu ý không tăng thêm hung tính trong cách cục lúc đó.
Tôi xin nhận xét như sau : Can ngày Mậu Thổ được lệnh, được Hỏa sinh rất nhiều, Thổ trong mệnh cục thâm căn cố đế, rất cần Kim xì hơi Thổ và Thủy áp chế Hỏa. Tình huống này, do Hỏa vượng nên không thể dùng Mộc! Như vậy, hỉ dụng thần là Thủy và Kim.
Người này trong giai đoạn 15 - 24 thuộc Đại vận Giáp Ngọ cực kỳ vất vả, nguyên do là trụ năm Bính Ngọ vốn là Kình Dương, gặp vận Giáp Ngọ là vận Kình Dương; mặc khác, Ngọ - Ngọ tự hình hung hiểm. Có lẽ do may mắn ngộ được Thiên Nguyệt Đức trong mệnh cục nên không mất mạng!
Hi vọng nhận thêm những góp ý từ quý vị.
Trân trọng.
-
- Nhất đẳng
- Bài viết: 146
- Tham gia: 10:20, 12/09/10
TL: Tứ Trụ Notebook
Kình dương bị hình thì không phải luôn luôn xấu. Vì kình dương chả qua cũng chỉ là kiếp tài - bại tài, nếu nó bị hình, tức bị kiềm chế thì đôi khi lại tốt.
Kình dương ngại nhất là bị xung tuế quân. Về mặt này thì nên tham khảo mệnh người anh hùng Nhạc Phi.
Trong đại vận 2 thì năm đáng ngại nhất lại là năm tý chứ không phải năm ngọ. Vì tý ngọ tương xung nên lực xung cực kỳ mạnh, lại còn xung kình dương ở ngọ và 2 ngọ xung tý ở lưu niên là phạm thượng. Có thể kiểm chứng lại năm giáp tý 1984 của đương số.
Kình dương ngại nhất là bị xung tuế quân. Về mặt này thì nên tham khảo mệnh người anh hùng Nhạc Phi.
Trong đại vận 2 thì năm đáng ngại nhất lại là năm tý chứ không phải năm ngọ. Vì tý ngọ tương xung nên lực xung cực kỳ mạnh, lại còn xung kình dương ở ngọ và 2 ngọ xung tý ở lưu niên là phạm thượng. Có thể kiểm chứng lại năm giáp tý 1984 của đương số.
Được cảm ơn bởi: KingR8
TL: Tứ Trụ Notebook
Cảm ơn dontorngoc đã góp ý! Tôi sẽ nghiệm lý năm Tý của đương số.
Tôi muốn bàn một chút về Không Vong. Trụ tốt có KV, khi trụ khác trong mệnh cục xung trụ KV đương nhiên có thể giải KV. Tuy nhiên, liệu những gì tốt (hỉ dụng thần, thiên ất...) ở trụ xung kia có bị mất đi? Hay "nhờ có KV" mà "xung" được hóa giải?
Trân trọng.
Tôi muốn bàn một chút về Không Vong. Trụ tốt có KV, khi trụ khác trong mệnh cục xung trụ KV đương nhiên có thể giải KV. Tuy nhiên, liệu những gì tốt (hỉ dụng thần, thiên ất...) ở trụ xung kia có bị mất đi? Hay "nhờ có KV" mà "xung" được hóa giải?
Trân trọng.
TL: Tứ Trụ Notebook
hi bạn KingR8!
Cách luận của LJ về Đại vận, hợp hóa, hình, thần sát, KV... có khác nên xin phép không có ý kiến gì trong topic này. Mong bạn hãy tham khảo các tài liệu như TTT, TBCTBC, TMTH, phần cơ bản sách TVH... trước khi có những luận đoán riêng bởi các kiến thức trong đó được nghiệm lý hàng trăm năm rùi.
Về KV thì trong TMTH có hẳn gần 1 chương nói riêng vậy...
Thân chào bạn!
Cách luận của LJ về Đại vận, hợp hóa, hình, thần sát, KV... có khác nên xin phép không có ý kiến gì trong topic này. Mong bạn hãy tham khảo các tài liệu như TTT, TBCTBC, TMTH, phần cơ bản sách TVH... trước khi có những luận đoán riêng bởi các kiến thức trong đó được nghiệm lý hàng trăm năm rùi.
Về KV thì trong TMTH có hẳn gần 1 chương nói riêng vậy...
Thân chào bạn!
Được cảm ơn bởi: KingR8
TL: Tứ Trụ Notebook
Cảm ơn góp ý của LamJang nhé!
Tôi nghĩ nơi đây là diễn đàn trao đổi học thuật, nhất là topic này của cá nhân tôi thì lại càng hoan nghênh điều đó. Người học Mệnh Lý cần có đầu óc thoáng mở, có chủ kiến của mình nhưng cũng phải biết lắng nghe và học hỏi. Do đó, thật tâm tôi mong LamJang cũng như những thành viên khác trong diễn đàn có thể nêu quan điểm của mình bất luận có phải "cao thủ" hay không, cơ sở của Mệnh Lý là lấy Thực Tiễn chứng minh Luận Điểm, Chân Lý thuộc về Tự Nhiên! Tôi sẵn sàng tiếp nhận mọi trao đổi và góp ý từ quý vị và đó là con đường trau dồi học thuật tốt nhất.
Về những tài liệu mà LamJang đề cập, tôi hiểu Trích Thiên Tủy, Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú; riêng TMTH thì tôi chưa đoán ra là gì. LamJang có thể cho biết cụ thể hơn chăng?
Trân trọng.
Tôi nghĩ nơi đây là diễn đàn trao đổi học thuật, nhất là topic này của cá nhân tôi thì lại càng hoan nghênh điều đó. Người học Mệnh Lý cần có đầu óc thoáng mở, có chủ kiến của mình nhưng cũng phải biết lắng nghe và học hỏi. Do đó, thật tâm tôi mong LamJang cũng như những thành viên khác trong diễn đàn có thể nêu quan điểm của mình bất luận có phải "cao thủ" hay không, cơ sở của Mệnh Lý là lấy Thực Tiễn chứng minh Luận Điểm, Chân Lý thuộc về Tự Nhiên! Tôi sẵn sàng tiếp nhận mọi trao đổi và góp ý từ quý vị và đó là con đường trau dồi học thuật tốt nhất.
Về những tài liệu mà LamJang đề cập, tôi hiểu Trích Thiên Tủy, Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú; riêng TMTH thì tôi chưa đoán ra là gì. LamJang có thể cho biết cụ thể hơn chăng?
Trân trọng.
TL: Tứ Trụ Notebook
hi KingR8!
Đó là Tam mệnh thông hội bạn ạ.
Cảm ơn bạn về những trao đổi!
Đó là Tam mệnh thông hội bạn ạ.
Cảm ơn bạn về những trao đổi!
Được cảm ơn bởi: KingR8