CUỘC ĐỜI VÀ SỐ MỆNH
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem lá số tử vi. Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức tử vi.
Không được đính kèm lá số của trang web khác. Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
Đây là chuyên mục dành cho việc xem lá số tử vi. Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức tử vi.
Không được đính kèm lá số của trang web khác. Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
TL: CUỘC ĐỜI VÀ SỐ MỆNH
KÌNH DƯƠNG ĐỘC THỦ HAY BẠCH THỦ THÀNH GIA (TAY TRẮNG LÀM NÊN SỰ NGHIỆP)
Khi nguyên cứu về khoa Tử Vi, chúng ta nên lưu ý một điều là không phải chỉ những chính tình như Tử Vi, Thiên Phủ, Liêm trinh, Thất Sát v.v… mới là những sao làm nên chuyện lớn. Nhưng đôi lúc, chỉ là những phụ tinh, nếu ở đúng cách, đúng chỗ thì vẫn giúp đương số làm nên sự nghiệp một cách dễ dàng. Đó chính là trường hợp của sao Kình Dương mà khoa Tử Vi thường gọi là cách Kình Dương Độc Thủ, hay còn gọi là mẫu người Bạch Thủ Thành Gia, có nghĩa là tay trắng làm nên sự nghiệp. Kình Dương thuộc nhóm bắc đẩu tinh, hành Kim, có tên là Dương Nhận, chủ về sát phạt và hình khắc. Kinh Dương đắc địa ở tứ mộ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) Người có Kình Dương đắc địa tọa thủ tại Mệnh thì thân hình cao và gầy, mặt xương, tánh qủa quyết, can đảm, dũng mãnh, thích phiêu lưu mạo hiểm, làm việc gì cũng muốn mau chóng. Là người túc trí đa mưu, đa tài, đa năng và có lẽ vì vậy mà cái “tôi” rất lớn, dù cho có giữ sự khiêm cung nhưng cũng khó có thể che giấu được nét kiêu căng tự phụ vốn sẳn là bản chất. Bởi những đặc tính vừa nêu trên, người có Kình Dương thủ Mệnh rất thích hợp với võ nghiệp hoặc các ngành kinh doanh về kỹ nghệ. Nam phái, Mệnh có Kình Dương đi kèm với bộ sao Sát Phá Liêm Tham thì dễ làm nên sự nghiệp trên chiến trường.
Nhưng nếu Kình gặp thêm Linh Hỏa và Kiếp Sát thì đây cũng là cách sinh nghề tử nghiệp, khó tránh được chuyện phơi thây ngoài chiến địa. Như chúng ta có nói, Tham Vũ đồng hành ở tứ mộ là mẫu người của thương trường, nhưng nếu gặp thêm Kình Dương thì đấy lại là người nghiêng về quân đội, là những quân nhân rất gan dạ và cũng là cấp chỉ huy có khả năng trong lãnh vực tham mưu, chiến lược. Nếu Kình Dương hãm địa thủ Mệnh mà không có những sao tốt đi kèm thì cho dù nam hay nữ, tánh tình cũng rất hung bạo, liều lĩnh, nông nổi, bướng bỉnh, ương ngạnh, xảo trá. Cuộc đời chỉ gặp toàn là những tai họa, bệnh tật, và dễ dính dáng đến chuyện tù tội. Kình Dương hãm ở Mệnh cũng là người khéo tay, có năng khiếu về nghành thủ công. Nếu Kình hãm đi cùng với những sao biểu tượng cho nghệ thuật như Nhật Nguyệt, Xương Khúc v.v… đây là những nghệ nhân trong các lãnh vực như điêu khắc, hội họa, trang trí nhà cửa, làm nữ trang… Nhưng dù đắc hay hãm địa, người có Kình Dương thủ Mệnh, nếu không có những sao chế giải, là người chủ trương sống ở đời “vô độc bất trượng phu” Đối với họ, cứu cách mới quan trọng, không cần phải câu nệ đến phương tiện. Ngoài 4 vị trí tốt đệp của Kình Dương là tứ mộ, Kình Dương cũng có nhiều ý nghĩa đáng kể tại một vài vị trí khác như Tí Ngọ và Mão Dậu. Tại 4 cung này, nếu không có những sao tốt chế giải thì Kình Dương chủ sự bệnh tật, tai họa và chết yểu.
Tuy nhiên, đặc biệt tại cung Ngọ, Kình Dương đóng một vai trò hai mặt tốt và xấu. Nếu Mệnh an tại Ngọ có Kình Dương tọa thủ là cách Mã Đầu Đới Kiếm, kiếm treo đầu ngựa, là kẻ anh hùng lập công trên lưng và chết cũng trên lưng ngựa. Kình tại Ngọ, gặp được những sao tốt đẹp tọa thủ đồng cung như Thiên Đồng, Thái Âm, hay Khoa Quyền Lộc…thì đây là cách phát về võ nghiệp, là số của những bậc danh tướng, công trạng hiển hách, thường được bổ nhậm trấn giữ biên cương. Nhưng với cách này, trong cái tốt luôn ẩn tàng những điều bất hạnh. Lưỡi kiếm Kình Dương giúp anh hùng tạo nên sự nghiệp, và cũng chính lưỡi kiếm oan nghiệt này đã giữ đúng định luật khắc khe của tạo hóa: “Mỹ nhân tự cổ như danh tướng Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu…" Đó chính là số của Quan Vân Trường của thời Tam Quốc phân tranh. Cách Mã Đầu Đới Kiếm đã đưa đến cái chết bi thảm của một đấng anh hùng như vậy. Ngoài ra hai cung Dần thân cũng không phải là vị trí tốt lành cho Kình Dương. Tại hai cung này. Kình Dương chỉ sự bệnh tật tai họa, thất bại… Nói chung, Mệnh ở Dần Thân có Kình Dương thì cuộc đời có thể diễn tả trong bốn chữ “tay làm hàm nhai” tệ hại nhất đối với người tuổi Giáp và Mậu, dù cho có may mắn được thừa hưởng di sản của ông bà, cha mẹ thì cũng phá tán hết tổ nghiệp mà thôi. Tuy nhiên, nếu Mệnh ở Dần Thân có Kình, được những sao tốt khác cùng tọa thủ thì cuộc đời sẽ được cơm no áo ấm nhờ bẩm sinh có năng khiếu về nghề thủ công. Nếu có thêm những sao chế giải bớt sự phá hoại của Kình thì khi vào trung hay hậu vận có thể sẽ trở mình thành đại phú bởi một ngành thủ công nào đó như dệt, kim hoàn, điêu khắc v.v…
Như vậy chúng ta thấy rằng, trong 12 cung của thiên bàn, chỉ có 4 cung tứ mộ là đất dụng võ của kình dương mà thôi. Đối với nam phái, Mệnh an tại tứ mộ có Kình Dương cùng với những sao tốt đẹp là số phát về võ nghiệp. Nhưng nếu ở tứ mộ, Kình gặp Tử Phủ thì lại phát về kinh thương. Với những cách vừa nêu trên mà gặp những người có các tuổi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì có sự ứng hợp, nên mức độ tốt đẹp được tăng lên gấp bội, và khoa Tử Vi gọi là cách kình Dương Nhập Miếu. Đối với phái Nữ, Mệnh tại tứ mộ có Kình Dương là người đàn bà đảm đang, hành xử ngoài đời không thua gì đấng mày râu, là người dám nói, dám làm. Có thể nói một cách không qúa đáng, đây là mẫu người đàn bà làm quan cho chồng. Điều này không phải chỉ ảnh hưởng của một Kình Dương đắc địa mà chúng ta phải nhớ rằng, đàn bà có Mệnh an ở tứ mộ là người rất thông minh, sắc sảo, ít nhất là trong một lãnh vực nào đó. Bởi vậy, có người cho rằng, nữ phái, Mệnh ở tứ mộ có Kình, cùng với những sao tốt đẹp là người đàn bà “vượng phu ích tử” chỉ nên hiểu theo ý nghĩa của một người đàn bà đảm đang, có khả năng từ hai bàn tay trắng tự mình, hay giúp chồng tạo dựng sự nghiệp.
Còn trên những khía cạnh khác vấn đề tình cảm, sự tâm đầu ý hợp giữa hai vợ chồng… chắc chắn không nhiều thì ít cũng khó tránh khỏi sự xung khắc trong gia đạo. Điều này chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn trong trường hợp Kình Dương tọa thủ đồng cung với Nhật Nguyệt, là hai sao biểu tượng cho vợ chồng, thì ý nghĩa lúc đó sẽ ngược lại, nam thì khắc vợ, gái thì lúc trẻ cao số, lập gia đình thì khắc chồng, sát chồng. Từ đó, chúng ta cũng thấy thêm một điều nữa là Nhật Nguyệt không sợ Không Kiếp mà chỉ sợ Kình Đà. Trong một lá số, Nhật Nguyệt dù miếu vượng mà gặp phải Kình Đà thì sớm muộn gì cũng sẽ đau khổ, bệnh tật về mắt, vợ chồng xung khắc, và nếu không có những sao hóa giải, nhẹ thì sinh ly, nặng thì tử biệt. Tóm lại cách Kình Dương Độc Thủ trong một lá số tương đối tốt đẹp sẽ giúp cho đương số đạt được công danh sự nghiệp. Tuy nhiên, cuộc đời của người Kình Dương thủ Mệnh là con đường đầy chông gai. Sự thành công của họ là từ hai bàn tay trắng, bằng sức phấn đấu cũng như khả năng của chính bản thân. Cho nên lúc thiếu thời thường gian nan vất vả, cho đến trung vận hay hậu vận thì mới được công thành doanh toại.
Khi nguyên cứu về khoa Tử Vi, chúng ta nên lưu ý một điều là không phải chỉ những chính tình như Tử Vi, Thiên Phủ, Liêm trinh, Thất Sát v.v… mới là những sao làm nên chuyện lớn. Nhưng đôi lúc, chỉ là những phụ tinh, nếu ở đúng cách, đúng chỗ thì vẫn giúp đương số làm nên sự nghiệp một cách dễ dàng. Đó chính là trường hợp của sao Kình Dương mà khoa Tử Vi thường gọi là cách Kình Dương Độc Thủ, hay còn gọi là mẫu người Bạch Thủ Thành Gia, có nghĩa là tay trắng làm nên sự nghiệp. Kình Dương thuộc nhóm bắc đẩu tinh, hành Kim, có tên là Dương Nhận, chủ về sát phạt và hình khắc. Kinh Dương đắc địa ở tứ mộ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) Người có Kình Dương đắc địa tọa thủ tại Mệnh thì thân hình cao và gầy, mặt xương, tánh qủa quyết, can đảm, dũng mãnh, thích phiêu lưu mạo hiểm, làm việc gì cũng muốn mau chóng. Là người túc trí đa mưu, đa tài, đa năng và có lẽ vì vậy mà cái “tôi” rất lớn, dù cho có giữ sự khiêm cung nhưng cũng khó có thể che giấu được nét kiêu căng tự phụ vốn sẳn là bản chất. Bởi những đặc tính vừa nêu trên, người có Kình Dương thủ Mệnh rất thích hợp với võ nghiệp hoặc các ngành kinh doanh về kỹ nghệ. Nam phái, Mệnh có Kình Dương đi kèm với bộ sao Sát Phá Liêm Tham thì dễ làm nên sự nghiệp trên chiến trường.
Nhưng nếu Kình gặp thêm Linh Hỏa và Kiếp Sát thì đây cũng là cách sinh nghề tử nghiệp, khó tránh được chuyện phơi thây ngoài chiến địa. Như chúng ta có nói, Tham Vũ đồng hành ở tứ mộ là mẫu người của thương trường, nhưng nếu gặp thêm Kình Dương thì đấy lại là người nghiêng về quân đội, là những quân nhân rất gan dạ và cũng là cấp chỉ huy có khả năng trong lãnh vực tham mưu, chiến lược. Nếu Kình Dương hãm địa thủ Mệnh mà không có những sao tốt đi kèm thì cho dù nam hay nữ, tánh tình cũng rất hung bạo, liều lĩnh, nông nổi, bướng bỉnh, ương ngạnh, xảo trá. Cuộc đời chỉ gặp toàn là những tai họa, bệnh tật, và dễ dính dáng đến chuyện tù tội. Kình Dương hãm ở Mệnh cũng là người khéo tay, có năng khiếu về nghành thủ công. Nếu Kình hãm đi cùng với những sao biểu tượng cho nghệ thuật như Nhật Nguyệt, Xương Khúc v.v… đây là những nghệ nhân trong các lãnh vực như điêu khắc, hội họa, trang trí nhà cửa, làm nữ trang… Nhưng dù đắc hay hãm địa, người có Kình Dương thủ Mệnh, nếu không có những sao chế giải, là người chủ trương sống ở đời “vô độc bất trượng phu” Đối với họ, cứu cách mới quan trọng, không cần phải câu nệ đến phương tiện. Ngoài 4 vị trí tốt đệp của Kình Dương là tứ mộ, Kình Dương cũng có nhiều ý nghĩa đáng kể tại một vài vị trí khác như Tí Ngọ và Mão Dậu. Tại 4 cung này, nếu không có những sao tốt chế giải thì Kình Dương chủ sự bệnh tật, tai họa và chết yểu.
Tuy nhiên, đặc biệt tại cung Ngọ, Kình Dương đóng một vai trò hai mặt tốt và xấu. Nếu Mệnh an tại Ngọ có Kình Dương tọa thủ là cách Mã Đầu Đới Kiếm, kiếm treo đầu ngựa, là kẻ anh hùng lập công trên lưng và chết cũng trên lưng ngựa. Kình tại Ngọ, gặp được những sao tốt đẹp tọa thủ đồng cung như Thiên Đồng, Thái Âm, hay Khoa Quyền Lộc…thì đây là cách phát về võ nghiệp, là số của những bậc danh tướng, công trạng hiển hách, thường được bổ nhậm trấn giữ biên cương. Nhưng với cách này, trong cái tốt luôn ẩn tàng những điều bất hạnh. Lưỡi kiếm Kình Dương giúp anh hùng tạo nên sự nghiệp, và cũng chính lưỡi kiếm oan nghiệt này đã giữ đúng định luật khắc khe của tạo hóa: “Mỹ nhân tự cổ như danh tướng Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu…" Đó chính là số của Quan Vân Trường của thời Tam Quốc phân tranh. Cách Mã Đầu Đới Kiếm đã đưa đến cái chết bi thảm của một đấng anh hùng như vậy. Ngoài ra hai cung Dần thân cũng không phải là vị trí tốt lành cho Kình Dương. Tại hai cung này. Kình Dương chỉ sự bệnh tật tai họa, thất bại… Nói chung, Mệnh ở Dần Thân có Kình Dương thì cuộc đời có thể diễn tả trong bốn chữ “tay làm hàm nhai” tệ hại nhất đối với người tuổi Giáp và Mậu, dù cho có may mắn được thừa hưởng di sản của ông bà, cha mẹ thì cũng phá tán hết tổ nghiệp mà thôi. Tuy nhiên, nếu Mệnh ở Dần Thân có Kình, được những sao tốt khác cùng tọa thủ thì cuộc đời sẽ được cơm no áo ấm nhờ bẩm sinh có năng khiếu về nghề thủ công. Nếu có thêm những sao chế giải bớt sự phá hoại của Kình thì khi vào trung hay hậu vận có thể sẽ trở mình thành đại phú bởi một ngành thủ công nào đó như dệt, kim hoàn, điêu khắc v.v…
Như vậy chúng ta thấy rằng, trong 12 cung của thiên bàn, chỉ có 4 cung tứ mộ là đất dụng võ của kình dương mà thôi. Đối với nam phái, Mệnh an tại tứ mộ có Kình Dương cùng với những sao tốt đẹp là số phát về võ nghiệp. Nhưng nếu ở tứ mộ, Kình gặp Tử Phủ thì lại phát về kinh thương. Với những cách vừa nêu trên mà gặp những người có các tuổi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì có sự ứng hợp, nên mức độ tốt đẹp được tăng lên gấp bội, và khoa Tử Vi gọi là cách kình Dương Nhập Miếu. Đối với phái Nữ, Mệnh tại tứ mộ có Kình Dương là người đàn bà đảm đang, hành xử ngoài đời không thua gì đấng mày râu, là người dám nói, dám làm. Có thể nói một cách không qúa đáng, đây là mẫu người đàn bà làm quan cho chồng. Điều này không phải chỉ ảnh hưởng của một Kình Dương đắc địa mà chúng ta phải nhớ rằng, đàn bà có Mệnh an ở tứ mộ là người rất thông minh, sắc sảo, ít nhất là trong một lãnh vực nào đó. Bởi vậy, có người cho rằng, nữ phái, Mệnh ở tứ mộ có Kình, cùng với những sao tốt đẹp là người đàn bà “vượng phu ích tử” chỉ nên hiểu theo ý nghĩa của một người đàn bà đảm đang, có khả năng từ hai bàn tay trắng tự mình, hay giúp chồng tạo dựng sự nghiệp.
Còn trên những khía cạnh khác vấn đề tình cảm, sự tâm đầu ý hợp giữa hai vợ chồng… chắc chắn không nhiều thì ít cũng khó tránh khỏi sự xung khắc trong gia đạo. Điều này chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn trong trường hợp Kình Dương tọa thủ đồng cung với Nhật Nguyệt, là hai sao biểu tượng cho vợ chồng, thì ý nghĩa lúc đó sẽ ngược lại, nam thì khắc vợ, gái thì lúc trẻ cao số, lập gia đình thì khắc chồng, sát chồng. Từ đó, chúng ta cũng thấy thêm một điều nữa là Nhật Nguyệt không sợ Không Kiếp mà chỉ sợ Kình Đà. Trong một lá số, Nhật Nguyệt dù miếu vượng mà gặp phải Kình Đà thì sớm muộn gì cũng sẽ đau khổ, bệnh tật về mắt, vợ chồng xung khắc, và nếu không có những sao hóa giải, nhẹ thì sinh ly, nặng thì tử biệt. Tóm lại cách Kình Dương Độc Thủ trong một lá số tương đối tốt đẹp sẽ giúp cho đương số đạt được công danh sự nghiệp. Tuy nhiên, cuộc đời của người Kình Dương thủ Mệnh là con đường đầy chông gai. Sự thành công của họ là từ hai bàn tay trắng, bằng sức phấn đấu cũng như khả năng của chính bản thân. Cho nên lúc thiếu thời thường gian nan vất vả, cho đến trung vận hay hậu vận thì mới được công thành doanh toại.
Được cảm ơn bởi: tuvi123, dàohoamộcdục
TL: CUỘC ĐỜI VÀ SỐ MỆNH
LƯNG TRỜI GÃY CÁNH
Trong nhóm hung sát tinh của khoa Tử Vi, người ta ít chú trọng đến sao Thiên Không, một phụ tinh nhỏ xếp vào hàng em út so với đại sát tinh Không Kiếp mà chúng đã đề cập trong chương trước. Theo thiển ý của người viết thì Thiên Không là một phụ tinh rất đáng cho chúng ta lưu ý khi giải đoán một lá số và nhất là lúc xem hạn. Ngoài những ý nghĩa căn bản và đơn giản của một ác tinh, Thiên Không còn mang nhiều sắc thái đối nghịch nhau rất lý thú mà chúng ta phải cân nhắc thận trọng khi giải đoán một lá số có Thiên Không thủ Mệnh để khỏi đi đến những kết luận sai lầm đáng tiếc. Thiên Không thuộc hành Hỏa, đắc địa ở Dần, thân, Tỵ, Hợi và đó cũng là nơi đắc địa của Không Kiếp, cho nên tại những vị trí này, Thiên Không sẽ có uy lực không kém gì không kiếp, và cũng như các đàn anh, Thiên Không chủ sự phá tán, thất bại, gãy đổ nửa chừng. Người có THIÊN KHÔNG hãm địa thủ mệnh thì tính tình gian xảo, qủy quyệt, chuyên dùng sự gian dối, thủ đoạn để ăn ở với người, để mưu sự với đời, nhưng rốt cuộc cũng không làm được việc gì ngoài những trò tiểu xảo hầu thủ lợi cho cá nhân mình, nhưng chung cuộc thì cũng tự hại mình mà thôi. Người có THIÊN KHÔNG đắc địa thủ mệnh tính tình táo bạo, thăng trầm, túc trí đa mưu, thích toan tính những chuyện lớn lao, nhưng nếu không có những sao chế giải thì từ anh hùng trở thành gian hùng dễ như trở bàn tay. Bởi vậy, như đã nói ở trên, ý nghĩa lý thú của THIÊN KHÔNG là chúng ta có thể ví người Thiên Không là người “nhị trùng bản ngã”.
Trong con người THIÊN KHÔNG có một người thiện, một người ác, có chính, có tà…Một lá số với cách cục tốt đẹp nào đó khiến chúng ta kết luận đương số là anh hùng, nhưng cẩn thận, anh hùng có thể là gian hùng nếu có thêm Thiên Không đồng thủ mệnh. Cái bản ngã thứ nhì của THIÊN KHÔNG hiểu theo triết lý nhà Phật thì THIÊN KHÔNG còn có ý nghĩa “sắc sắc không không” Cho nên, người có THIÊN KHÔNG đắc địa thủ mệnh gần giống với mẫu người Tử Tham Mão Dậu, bẩm sinh từ lúc còn trẻ đã có khuynh hướng yếm thế, có những ý nghĩ và cuộc sống gần gũi với tôn giáo. Cái khổ của người THIÊN KHÔNG là sự dằn vặt trong nội tâm bởi hai cánh tay của THIÊN KHÔNG, một thiện một ác, một chánh một tà, một đời một đạo, lôi kéo, giằng co đương số suốt cả cuộc đời: Mệnh tọa Thiên Không định xuất gia, có nghĩa là người Thiên Không thủ mệnh lòng chỉ muốn xa lánh cõi đời, nhưng thực hiện được hay không đớ còn tùy thuộc vào những sao phối hợp mà chúng ta đề cập sao đây. Sự cân nhắc thận trọng với lá số THIÊN KHÔNG lại càng nên thận trọng hơn đối với hai sao Đào Hồng, là biểu tượng cho sắc đẹp, nghệ thật và nhất là nữ phái. Có nhiều sách cho rằng THIÊN KHÔNG thủ mệnh gặp Đào Hoa, dù nam hay nữ, cũng là những người có khả năng quyến rũ người khác phái bằng những ngón nghề riêng của mình.
Theo thiển ý của người viết, chúng ta phải phân biệt hai trường hợp. Đối với nam mệnh, THIÊN KHÔNG là biểu tượng cho bản chất của đương số, và Đào Hoa là đối tượng đeo đuổi. Cho nên nam phái có TH + ĐH ở mệnh là người đào hoa và biết dùng những ưu điểm trời phú cho mình như nhân dáng, lời ăn, tiếng nói ngọt ngào, địa vị, quyền thế..v.v…Nói chung là dùng mọi khả năng quyến rũ của mình dễ lợi dụng đàn bà vào một mục đích nào đó. Nếu gặp thêm những sao như Phục Binh, Quan Phù, Quan Phủ… thì mức độ lợi dụng sẽ đi đến chuyện dụ dỗ, lừa gạt, phản bội một cách trắng trợn. Đối với phái nữ, Đào Hoa là biểu tượng chính của đương số, là cánh hoa biết nói, còn THIÊN KHÔNG là lửa trên trời. Đào Hoa gặp lửa thì làm sao không khô héo? Bởi vậy, nữ phái gặp cách này là người có nhan sắc nhưng lại không có duyên. Chữ duyên ở đây bao hàm cả hai ý nghĩa: Sự duyên dáng từ cử chỉ đến cách ăn nói của người đàn bà, và cũng là ý nghĩa của duyên phận. Chúng ta thường thấy những người đàn bà có sắc đẹp bên ngoài nhưng khi tiếp xúc thì không tìm thấy một nét hấp dẫn nào qua tính tình hay nội tâm. Họ cũng như cành hoa hữu sắc vô hương, và phải chăng vì vậy mà Đào Hoa ngộ Thiên Không thì duyên kiếp phải bẽ bàng, chứ không hẳn có sức quyến rũ nam phái. Và tương tự, chúng ta nên thận trọng trong việc giải đoán với sao Hồng Loan, cùng ý nghĩa như Đào Hoa.
Mệnh có Thiên Không + Hồng Loan là người có tư cách thanh cao, thích an nhàn, ẩn dật, và khuynh hướng xa lánh trần tục rất rõ ràng. Hai chữ “không hồng” với quan niện triết lý của nhà Phật, phải chăng là không vướng bụi hồng trần? Một ý nghĩa đáng kể mà chúng ta đã nói ở trên là sự thất bại, sự đổ gãy nửa chừng của người có Thiên Không thủ mệnh. Sự gãy đổ này có thể xảy ra trên mọi lãnh vực từ công danh, sự nghiệp cho đến chuyện tình cảm gia đạo v.v…Bởi vậy, chúng ta có thể gọi người THIÊN KHÔNG thủ Mệnh là mẫu người Bán Thiên Triết Sỉ = Lưng Trời Gãy Cánh. Người có cách Tham Vũ Đồng Hành là người làm nên sự nghiệp từ thương trường. Nhưng nếu mệnh có Thiên Không thì chắc chắn thì đương số ít nhất cũng phải một lần thất bại đau thương rồi mới làm nên sự nghiệp. Tùy theo mỗi lá số, có người đổ vỡ trên đường công danh, có người gãy đổ trên đường tình ái… Và cho đến việc tu hành cũng không phải là con đường nhẹ nhàng đối với những người đã có lòng thoát tục. Cho nên cuối cùng họ đành chấp nhận cuộc sống nửa đời nửa đạo, hoặc là bỏ đạo trở lại với đời. Chúng ta cũng thấy rất rõ đặc tính lưng trời gãy cánh khi THIÊN KHÔNG nhập hạn. Một tay chọc trời khuấy nước như Hạng Võ mà hạn gặp THIÊN KHÔNG cũng đành phải mất nước, biệt Ngu Cơ và tự vẫn bên dòng Ô Giang. Hạn gặp Thiên Không thì tốt nhất là khoanh tay ngồi yên, chớ mưu tính chuyện gì cho tốn công phí sức. Dù có mưu cầu toan tính tới đâu thì chung cuộc cũng chỉ là đầu voi đuôi chuột mà thôi. Nếu gặp hạn xấu thì kết quả có thể còn tệ hại hơn, kể cả chuyện tán gia bại sản hay gia đình ly tán. Những tác hại của THIÊN KHÔNG sẽ nhẹ nhàng hơn đối với những người Mệnh Vô Chính Diệu vì cung mệnh của họ vốn đã là “không” nếu gặp thêm không nữa thì cũng không gì đáng ngại. Những người có Nhật Nguyệt thủ mệnh cũng không sợ Thiên Không vi hai vầng nhật nguyệt lại càng sáng tỏ trong bầu trời không gợn áng mây che. Cuối cùng, một đặc điểm oái oăm khác của mẫu người Thiên Không là cho dù hôm nay có làm nên công danh sự nghiệp, có quyền cao chức trọng, thì cũng nên hiểu rằng chung cuộc của mình rồi cũng hai bàn tay trắng mà thôi. Như vậy, chúng ta thấy rõ rằng không phải chỉ những chính tinh mới quyết định số mệnh của một con người, mà đôi lúc những phụ tinh lại là những khúc quanh rất quan trọng của một đời người.
Trong nhóm hung sát tinh của khoa Tử Vi, người ta ít chú trọng đến sao Thiên Không, một phụ tinh nhỏ xếp vào hàng em út so với đại sát tinh Không Kiếp mà chúng đã đề cập trong chương trước. Theo thiển ý của người viết thì Thiên Không là một phụ tinh rất đáng cho chúng ta lưu ý khi giải đoán một lá số và nhất là lúc xem hạn. Ngoài những ý nghĩa căn bản và đơn giản của một ác tinh, Thiên Không còn mang nhiều sắc thái đối nghịch nhau rất lý thú mà chúng ta phải cân nhắc thận trọng khi giải đoán một lá số có Thiên Không thủ Mệnh để khỏi đi đến những kết luận sai lầm đáng tiếc. Thiên Không thuộc hành Hỏa, đắc địa ở Dần, thân, Tỵ, Hợi và đó cũng là nơi đắc địa của Không Kiếp, cho nên tại những vị trí này, Thiên Không sẽ có uy lực không kém gì không kiếp, và cũng như các đàn anh, Thiên Không chủ sự phá tán, thất bại, gãy đổ nửa chừng. Người có THIÊN KHÔNG hãm địa thủ mệnh thì tính tình gian xảo, qủy quyệt, chuyên dùng sự gian dối, thủ đoạn để ăn ở với người, để mưu sự với đời, nhưng rốt cuộc cũng không làm được việc gì ngoài những trò tiểu xảo hầu thủ lợi cho cá nhân mình, nhưng chung cuộc thì cũng tự hại mình mà thôi. Người có THIÊN KHÔNG đắc địa thủ mệnh tính tình táo bạo, thăng trầm, túc trí đa mưu, thích toan tính những chuyện lớn lao, nhưng nếu không có những sao chế giải thì từ anh hùng trở thành gian hùng dễ như trở bàn tay. Bởi vậy, như đã nói ở trên, ý nghĩa lý thú của THIÊN KHÔNG là chúng ta có thể ví người Thiên Không là người “nhị trùng bản ngã”.
Trong con người THIÊN KHÔNG có một người thiện, một người ác, có chính, có tà…Một lá số với cách cục tốt đẹp nào đó khiến chúng ta kết luận đương số là anh hùng, nhưng cẩn thận, anh hùng có thể là gian hùng nếu có thêm Thiên Không đồng thủ mệnh. Cái bản ngã thứ nhì của THIÊN KHÔNG hiểu theo triết lý nhà Phật thì THIÊN KHÔNG còn có ý nghĩa “sắc sắc không không” Cho nên, người có THIÊN KHÔNG đắc địa thủ mệnh gần giống với mẫu người Tử Tham Mão Dậu, bẩm sinh từ lúc còn trẻ đã có khuynh hướng yếm thế, có những ý nghĩ và cuộc sống gần gũi với tôn giáo. Cái khổ của người THIÊN KHÔNG là sự dằn vặt trong nội tâm bởi hai cánh tay của THIÊN KHÔNG, một thiện một ác, một chánh một tà, một đời một đạo, lôi kéo, giằng co đương số suốt cả cuộc đời: Mệnh tọa Thiên Không định xuất gia, có nghĩa là người Thiên Không thủ mệnh lòng chỉ muốn xa lánh cõi đời, nhưng thực hiện được hay không đớ còn tùy thuộc vào những sao phối hợp mà chúng ta đề cập sao đây. Sự cân nhắc thận trọng với lá số THIÊN KHÔNG lại càng nên thận trọng hơn đối với hai sao Đào Hồng, là biểu tượng cho sắc đẹp, nghệ thật và nhất là nữ phái. Có nhiều sách cho rằng THIÊN KHÔNG thủ mệnh gặp Đào Hoa, dù nam hay nữ, cũng là những người có khả năng quyến rũ người khác phái bằng những ngón nghề riêng của mình.
Theo thiển ý của người viết, chúng ta phải phân biệt hai trường hợp. Đối với nam mệnh, THIÊN KHÔNG là biểu tượng cho bản chất của đương số, và Đào Hoa là đối tượng đeo đuổi. Cho nên nam phái có TH + ĐH ở mệnh là người đào hoa và biết dùng những ưu điểm trời phú cho mình như nhân dáng, lời ăn, tiếng nói ngọt ngào, địa vị, quyền thế..v.v…Nói chung là dùng mọi khả năng quyến rũ của mình dễ lợi dụng đàn bà vào một mục đích nào đó. Nếu gặp thêm những sao như Phục Binh, Quan Phù, Quan Phủ… thì mức độ lợi dụng sẽ đi đến chuyện dụ dỗ, lừa gạt, phản bội một cách trắng trợn. Đối với phái nữ, Đào Hoa là biểu tượng chính của đương số, là cánh hoa biết nói, còn THIÊN KHÔNG là lửa trên trời. Đào Hoa gặp lửa thì làm sao không khô héo? Bởi vậy, nữ phái gặp cách này là người có nhan sắc nhưng lại không có duyên. Chữ duyên ở đây bao hàm cả hai ý nghĩa: Sự duyên dáng từ cử chỉ đến cách ăn nói của người đàn bà, và cũng là ý nghĩa của duyên phận. Chúng ta thường thấy những người đàn bà có sắc đẹp bên ngoài nhưng khi tiếp xúc thì không tìm thấy một nét hấp dẫn nào qua tính tình hay nội tâm. Họ cũng như cành hoa hữu sắc vô hương, và phải chăng vì vậy mà Đào Hoa ngộ Thiên Không thì duyên kiếp phải bẽ bàng, chứ không hẳn có sức quyến rũ nam phái. Và tương tự, chúng ta nên thận trọng trong việc giải đoán với sao Hồng Loan, cùng ý nghĩa như Đào Hoa.
Mệnh có Thiên Không + Hồng Loan là người có tư cách thanh cao, thích an nhàn, ẩn dật, và khuynh hướng xa lánh trần tục rất rõ ràng. Hai chữ “không hồng” với quan niện triết lý của nhà Phật, phải chăng là không vướng bụi hồng trần? Một ý nghĩa đáng kể mà chúng ta đã nói ở trên là sự thất bại, sự đổ gãy nửa chừng của người có Thiên Không thủ mệnh. Sự gãy đổ này có thể xảy ra trên mọi lãnh vực từ công danh, sự nghiệp cho đến chuyện tình cảm gia đạo v.v…Bởi vậy, chúng ta có thể gọi người THIÊN KHÔNG thủ Mệnh là mẫu người Bán Thiên Triết Sỉ = Lưng Trời Gãy Cánh. Người có cách Tham Vũ Đồng Hành là người làm nên sự nghiệp từ thương trường. Nhưng nếu mệnh có Thiên Không thì chắc chắn thì đương số ít nhất cũng phải một lần thất bại đau thương rồi mới làm nên sự nghiệp. Tùy theo mỗi lá số, có người đổ vỡ trên đường công danh, có người gãy đổ trên đường tình ái… Và cho đến việc tu hành cũng không phải là con đường nhẹ nhàng đối với những người đã có lòng thoát tục. Cho nên cuối cùng họ đành chấp nhận cuộc sống nửa đời nửa đạo, hoặc là bỏ đạo trở lại với đời. Chúng ta cũng thấy rất rõ đặc tính lưng trời gãy cánh khi THIÊN KHÔNG nhập hạn. Một tay chọc trời khuấy nước như Hạng Võ mà hạn gặp THIÊN KHÔNG cũng đành phải mất nước, biệt Ngu Cơ và tự vẫn bên dòng Ô Giang. Hạn gặp Thiên Không thì tốt nhất là khoanh tay ngồi yên, chớ mưu tính chuyện gì cho tốn công phí sức. Dù có mưu cầu toan tính tới đâu thì chung cuộc cũng chỉ là đầu voi đuôi chuột mà thôi. Nếu gặp hạn xấu thì kết quả có thể còn tệ hại hơn, kể cả chuyện tán gia bại sản hay gia đình ly tán. Những tác hại của THIÊN KHÔNG sẽ nhẹ nhàng hơn đối với những người Mệnh Vô Chính Diệu vì cung mệnh của họ vốn đã là “không” nếu gặp thêm không nữa thì cũng không gì đáng ngại. Những người có Nhật Nguyệt thủ mệnh cũng không sợ Thiên Không vi hai vầng nhật nguyệt lại càng sáng tỏ trong bầu trời không gợn áng mây che. Cuối cùng, một đặc điểm oái oăm khác của mẫu người Thiên Không là cho dù hôm nay có làm nên công danh sự nghiệp, có quyền cao chức trọng, thì cũng nên hiểu rằng chung cuộc của mình rồi cũng hai bàn tay trắng mà thôi. Như vậy, chúng ta thấy rõ rằng không phải chỉ những chính tinh mới quyết định số mệnh của một con người, mà đôi lúc những phụ tinh lại là những khúc quanh rất quan trọng của một đời người.
Được cảm ơn bởi: dàohoamộcdục
TL: CUỘC ĐỜI VÀ SỐ MỆNH
NHẬT TRẦM THỦY BỂ
Khi phác họa về mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm, chúng ta đã nêu rõ những đặc tính của sao Thái Dương trong một vài vị trí đặc biệt. Ở đây, chúng ta chỉ nhắc lại những đặc tính của Thái Dương trong những vị trí tốt đẹp trước khi nói đến Thái Dương sẽ như thế nào ở vào các vị trí hãm địa. Thái Dương thuộc Nam Đẩu tinh, hành Hỏa, miếu ở hai cung Tỵ Ngọ, tức là mặt trời lúc giữa trưa và vượng địa ở hai cung Dần Mão, là lúc mặt trời lúc bình minh. Ở 4 vị trí này, Thái Dương chủ sự thông minh, lòng nhân đức, tài lộc và uy quyền. Thái Dương hợp với những người Dương Nam, Dương Nữ và những người sinh vào ban ngày. Ngoài những vị trí miếu vượng vừa nêu trên, hai cung Sửu Mùi cũng là hai vị trí đắc địa của Thái Dương, mặc dù đó là thời gian đã là giao điểm giữa đêm và ngày. Như vậy sáu cung còn lại từ cung Thân đến cung Tí là những vị trí hãm địa của Thái Dương, là thời điểm của bóng đêm, mặt trời không ánh sáng. Trong sáu cung hãm địa này, Thái Dương có hai vị trí khá đặc biệt là cung Tí và Hợi, khoa Tử Vi gọi là cách Nhật Trầm Thủy Bể (NTTB), nghĩa là mặt trời chìm xuống đáy nước. Tuy vậy, nhưng ít nhiều mặt trời vẫn còn giữ được ánh quang huy, vẫn còn giá trị của một vầng Thái Dương. Người có Thái Dương thủ Mệnh tại hai cung Tí Hợi là người hiền lương rộng lượng, có lòng nhân từ với mọi người nhưng đôi lúc tính tình cũng hơi cố chấp, có lẽ vì lúc nào cũng đối xử tốt đẹp với mọi người, cho nên nghĩ rằng người khác cũng sẽ đối xử với mình như vậy.
Là người thông minh, tuy nhiên không được bền chí, làm việc gì cũng muốn nhanh chóng, gặp trở ngại thì dễ dàng nản lòng, bỏ cuộc. tính khí thanh cao, thích sự tao nhã, thích cuộc sống an nhàn, đặc biệt là có năng khiếu về thẩm mỹ, văn chương và nghệ thuật. Mẫu người Nhật Trầm Thủy Bể từ nhỏ đã có nhiều bệnh tật. Đáng kể nhất là những bệnh về mắt, bệnh về máu huyết như áp huyết cao, thần kinh dễ bị suy yếu, hay bị chứng đau đầu kinh niên. Nếu muốn qua khỏi bệnh tật này, lúc trẻ phải sống xa gia đình hoặc xa quê hương càng tốt. Được như vậy thì sức khỏe sẽ ngày một khá hơn và tuổi thọ cũng kéo dài hơn. Tuy nhiên vẫn phải thận trọng với đôi mắt của mình, nếu trong người hay tay chân không bị khuyết tật gì bẩm sinh, và nếu có thêm nhưng sao như Kình Đà, Thiên Hình, Kiếp Sát thì mắt có thể bị vật nhọn đâm vào hay phải chịu sự mổ xẻ. Nói về đường công danh sự nghiệp thì mẫu người NTTB là những người có khả năng thiên phú, nổi bật nhất là trong lãnh vực văn học, nghệ thuật. Nhưng oái oăm thay, tài năng của họ cũng như mặt trời chìm sâu đáy nước cho nên hầu hết, họ là những ngưới bất đắc chí. Trong cuộc sống, trong công việc, hoặc trong những môi trường sinh hoạt hàng ngày họ thường gặp phải những hoàn cảnh khiến cho họ không thể thi thố hết tài năng của mình được. Đây cũng là trường hợp những người mang khả năng tâm huyết đạt thành qủa, nhưng thành qủa đó lại do người khác hưởng chứ người đời không biết đến mình.
Chẳng hạn như những người chuyên dự thảo chương trình, kế hoạch, tham mưu, cố vấn, các chuyên viên, các khoa học gia âm thầm làm việc trong những phòng thí nghiệm v.v… NTTB dù nam hay nữ cũng là những người khéo tay và có khiếu về thẩm mỹ. Họ xuất sắc trong những lãnh vực như nấu ăn, trang điểm, thêu thùa, trang trí nhà cửa… Nếu có thêm những sao về văn học như Thái Âm, Xương Khúc, Khôi Việt, Đào Hồng Hỷ… hợp chiếu thì họ là những nghệ sĩ có thực tài nhưng vì hoàn cảnh mà tài năng phải bị mai một, hoặc là tác phẩm của họ chỉ được người đời biết đến khi họ đã khuất. Và những trường hợp mà chúng ta vẫn thường thấy là đôi lúc tên tuổi của một ca sĩ, một diễn viên trên sân khấu, màn ảnh… lại được nhiều người biết đến và hâm mộ hơn là những nhạc sĩ, người soạn tuồng, đạo diễn.
Cũng như những tác phẩm nổi tiếng, những hồi ký của một chính khách, một nhân vật nào đó, thường vẫn do một người khác viết dùm (người Mỹ gọi là Ghost Writer) Đó là ý nghĩa của mặt trời chìm đáy nước. Riêng với nữ mệnh, Thái Dương ở Tí Hợi là người có nhan sắc nhưng nét mặt lúc nào cũng phảng phất một nét buồn bởi có câu “Nhật lạc nhàn cung, sắc thiểu xuân dung.” Tính tình đa sầu đa cảm, tâm địa hiền thục thanh cao và có thể nói bốn chữ công dung ngôn hạnh đều hội đủ. Họ thường hợp và sống gần với cha hơn mẹ, nhưng cũng vì Thái Dương hãm, cho nên khi lập gia đình thì lại khắc chồng, chuyện tình duyên buồn nhiều hơn vui. Nói chung, Thái Dương dù hãm nhưng nếu không gặp những hung tinh hay ám tinh thì cuộc đời cũng đủ ăn đủ mặc. Nếu may mắn được những sao tốt đi kèm, hoặc được Tuần Triệt án ngữ thì hậu vận cũng có một cuộc sống an nhàn sung sướng.
Người Thái Dương hãm địa thủ mệnh thiếu thời thường gặp những nghịch cảnh để rồi lúc nào cũng phải phấn đấu, chỉ khi về già thì cuộc sống mới có phần toại nguyện. Nhưng đặc biệt với những người tuổi Bính và tuổi Đinh thì lại rất hợp với Thái Dương tại cung Tí, cuộc đời vẫn được giàu sang phú qúy: “Thái Dương cư tí, Bính Đinh phú qúy trung lương.” Với các tuổi khác, tuy là có tài năng, nhưng suốt đời chỉ gặp toàn là những cảnh bất đắc chí, cũng giống như nhà thơ Tú Xương hay Cao Bá Quát mà thôi.
Khi phác họa về mẫu người Nhật Nguyệt Đồng Lâm, chúng ta đã nêu rõ những đặc tính của sao Thái Dương trong một vài vị trí đặc biệt. Ở đây, chúng ta chỉ nhắc lại những đặc tính của Thái Dương trong những vị trí tốt đẹp trước khi nói đến Thái Dương sẽ như thế nào ở vào các vị trí hãm địa. Thái Dương thuộc Nam Đẩu tinh, hành Hỏa, miếu ở hai cung Tỵ Ngọ, tức là mặt trời lúc giữa trưa và vượng địa ở hai cung Dần Mão, là lúc mặt trời lúc bình minh. Ở 4 vị trí này, Thái Dương chủ sự thông minh, lòng nhân đức, tài lộc và uy quyền. Thái Dương hợp với những người Dương Nam, Dương Nữ và những người sinh vào ban ngày. Ngoài những vị trí miếu vượng vừa nêu trên, hai cung Sửu Mùi cũng là hai vị trí đắc địa của Thái Dương, mặc dù đó là thời gian đã là giao điểm giữa đêm và ngày. Như vậy sáu cung còn lại từ cung Thân đến cung Tí là những vị trí hãm địa của Thái Dương, là thời điểm của bóng đêm, mặt trời không ánh sáng. Trong sáu cung hãm địa này, Thái Dương có hai vị trí khá đặc biệt là cung Tí và Hợi, khoa Tử Vi gọi là cách Nhật Trầm Thủy Bể (NTTB), nghĩa là mặt trời chìm xuống đáy nước. Tuy vậy, nhưng ít nhiều mặt trời vẫn còn giữ được ánh quang huy, vẫn còn giá trị của một vầng Thái Dương. Người có Thái Dương thủ Mệnh tại hai cung Tí Hợi là người hiền lương rộng lượng, có lòng nhân từ với mọi người nhưng đôi lúc tính tình cũng hơi cố chấp, có lẽ vì lúc nào cũng đối xử tốt đẹp với mọi người, cho nên nghĩ rằng người khác cũng sẽ đối xử với mình như vậy.
Là người thông minh, tuy nhiên không được bền chí, làm việc gì cũng muốn nhanh chóng, gặp trở ngại thì dễ dàng nản lòng, bỏ cuộc. tính khí thanh cao, thích sự tao nhã, thích cuộc sống an nhàn, đặc biệt là có năng khiếu về thẩm mỹ, văn chương và nghệ thuật. Mẫu người Nhật Trầm Thủy Bể từ nhỏ đã có nhiều bệnh tật. Đáng kể nhất là những bệnh về mắt, bệnh về máu huyết như áp huyết cao, thần kinh dễ bị suy yếu, hay bị chứng đau đầu kinh niên. Nếu muốn qua khỏi bệnh tật này, lúc trẻ phải sống xa gia đình hoặc xa quê hương càng tốt. Được như vậy thì sức khỏe sẽ ngày một khá hơn và tuổi thọ cũng kéo dài hơn. Tuy nhiên vẫn phải thận trọng với đôi mắt của mình, nếu trong người hay tay chân không bị khuyết tật gì bẩm sinh, và nếu có thêm nhưng sao như Kình Đà, Thiên Hình, Kiếp Sát thì mắt có thể bị vật nhọn đâm vào hay phải chịu sự mổ xẻ. Nói về đường công danh sự nghiệp thì mẫu người NTTB là những người có khả năng thiên phú, nổi bật nhất là trong lãnh vực văn học, nghệ thuật. Nhưng oái oăm thay, tài năng của họ cũng như mặt trời chìm sâu đáy nước cho nên hầu hết, họ là những ngưới bất đắc chí. Trong cuộc sống, trong công việc, hoặc trong những môi trường sinh hoạt hàng ngày họ thường gặp phải những hoàn cảnh khiến cho họ không thể thi thố hết tài năng của mình được. Đây cũng là trường hợp những người mang khả năng tâm huyết đạt thành qủa, nhưng thành qủa đó lại do người khác hưởng chứ người đời không biết đến mình.
Chẳng hạn như những người chuyên dự thảo chương trình, kế hoạch, tham mưu, cố vấn, các chuyên viên, các khoa học gia âm thầm làm việc trong những phòng thí nghiệm v.v… NTTB dù nam hay nữ cũng là những người khéo tay và có khiếu về thẩm mỹ. Họ xuất sắc trong những lãnh vực như nấu ăn, trang điểm, thêu thùa, trang trí nhà cửa… Nếu có thêm những sao về văn học như Thái Âm, Xương Khúc, Khôi Việt, Đào Hồng Hỷ… hợp chiếu thì họ là những nghệ sĩ có thực tài nhưng vì hoàn cảnh mà tài năng phải bị mai một, hoặc là tác phẩm của họ chỉ được người đời biết đến khi họ đã khuất. Và những trường hợp mà chúng ta vẫn thường thấy là đôi lúc tên tuổi của một ca sĩ, một diễn viên trên sân khấu, màn ảnh… lại được nhiều người biết đến và hâm mộ hơn là những nhạc sĩ, người soạn tuồng, đạo diễn.
Cũng như những tác phẩm nổi tiếng, những hồi ký của một chính khách, một nhân vật nào đó, thường vẫn do một người khác viết dùm (người Mỹ gọi là Ghost Writer) Đó là ý nghĩa của mặt trời chìm đáy nước. Riêng với nữ mệnh, Thái Dương ở Tí Hợi là người có nhan sắc nhưng nét mặt lúc nào cũng phảng phất một nét buồn bởi có câu “Nhật lạc nhàn cung, sắc thiểu xuân dung.” Tính tình đa sầu đa cảm, tâm địa hiền thục thanh cao và có thể nói bốn chữ công dung ngôn hạnh đều hội đủ. Họ thường hợp và sống gần với cha hơn mẹ, nhưng cũng vì Thái Dương hãm, cho nên khi lập gia đình thì lại khắc chồng, chuyện tình duyên buồn nhiều hơn vui. Nói chung, Thái Dương dù hãm nhưng nếu không gặp những hung tinh hay ám tinh thì cuộc đời cũng đủ ăn đủ mặc. Nếu may mắn được những sao tốt đi kèm, hoặc được Tuần Triệt án ngữ thì hậu vận cũng có một cuộc sống an nhàn sung sướng.
Người Thái Dương hãm địa thủ mệnh thiếu thời thường gặp những nghịch cảnh để rồi lúc nào cũng phải phấn đấu, chỉ khi về già thì cuộc sống mới có phần toại nguyện. Nhưng đặc biệt với những người tuổi Bính và tuổi Đinh thì lại rất hợp với Thái Dương tại cung Tí, cuộc đời vẫn được giàu sang phú qúy: “Thái Dương cư tí, Bính Đinh phú qúy trung lương.” Với các tuổi khác, tuy là có tài năng, nhưng suốt đời chỉ gặp toàn là những cảnh bất đắc chí, cũng giống như nhà thơ Tú Xương hay Cao Bá Quát mà thôi.
Được cảm ơn bởi: tuvi123, dàohoamộcdục
TL: CUỘC ĐỜI VÀ SỐ MỆNH
MỆNH TUẦN THÂN TRIỆT
Trong 118 vì sao của khoa Tử Vi có hai sao được xem là đặc biệt nhất. Đó là sao Tuần và Triệt. Tuần Triệt (TT) an theo năm sinh và hàng can của năm sinh, và đặc biệt là vị trí của Tuần Triệt nằm giữa ranh giới của hai cung chứ không tọa thủ trong một cung nào như các sao khác. Điểm đặc biệt thứ hai là vị trí đắc hãm và hành của chúng. Đây cũng là một vấn đề tranh cãi rất nhiều. Có người cho rằng Tuần thuộc hành hỏa và Triệt hành kim. Cũng có người cho rằng Tuần và Triệt đều hành thủy. Một số khác lại cho rằng Tuần và Triệt không có hành cố định, đóng ở cung nào thì mang hành của cung đó. Như vậy, lập luận này sẽ đưa đến kết qủa là Tuần Triệt có lúc chỉ có một hành trong trường hợp chúng đóng giữa hai cung Thân và Dậu đều thuộc hành kim. Nhưng giả sử Tuần Triệt đóng giữa hai cung Ngọ và Mùi thì thì Tuần Triệt phải mang hai hành Hỏa của cung Ngọ và Thổ của cung Mùi. Xét cho cùng, điều này xem ra không hợp lý lắm. Khi nói về ngũ hành, ví dụ như nói về hành của một hướng, như Đông Nam thì chúng ta nói là Mộc đới Hỏa, hoặc hành của Phượng Các là Mộc đới Thổ chứ không thấy ai nói vừa mang hành Mộc và mang hành Thổ. Chữ “đới” ở đây có nghĩa là “nghiêng về” hay “thiên về” Trong cuốn tử vi Ảo Bí của Việt Viêm Tử, tác giả cho rằng Triệt có hành Kim đới Thủy và Tuần có hành Hỏa đới Mộc. Về những vị trí đắc hãm của Tuần Triệt thì cũng có người cho rằng TT chỉ đắc địa ở Tỵ Ngọ và Thân Dậu, còn những vị trí khác đều hãm địa. Nhưng điều này cũng không hợp lý vì chúng ta biết Triệt không đóng ở Tỵ Ngọ.
Và cũng theo quan điểm này thì nếu TT đắc địa sẽ không tác hại, còn nếu hãm địa thì sẽ tác hại. Đây là điều không hợp lý thứ hai. Sau khi nói đến ý nghĩa của hai sao TT dưới đây, chúng ta sẽ thấy bản chất của TT là như thế nào. Tóm lại, người viết đồng ý với quan điểm của Thái Thứ Lang, tác giả của cuốn Tử Vi Đẩu Số Tân Biên, “hai sao Tuần Triệt không có những vị trí đắc địa hay hãm địa và cũng không thuộc một hành nào trong ngũ hành.” Đầu tiên chúng ta thấy rằng, chỉ với cái tên của hai sao này cũng đã nói lên rất nhiều ý nghĩa. Tuần có nghĩa là tuần tiểu, tuần phòng, canh giữ, vây hãm. Triệt là chặc đứt, phá tan, tiêu tán, làm mất hết. Từ đó, hai sao TT vừa đóng vai trò vừa chính vừa tà, vừa thiện vừa ác đối với các sao trong cung mà chúng trấn đóng. Khi nói đến ảnh hưởng của TT, có hai quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng TT làm đảo ngược ý nghĩa tốt xấu của tất cả những sao trong hai cung mà chúng đóng. Ví dụ: một sao đắc địa gặp TT thì những đặc tính tốt đẹp của sao này bị mất đi và trở nên hãm. Ngược lại nếu sao hãm địa gặp TT thì lại trở nên tốt đẹp giống như đắc địa. Như vậy thì uy lực của TT qúa lớn vì TT không phải chỉ ảnh hưởng lên 1 sao mà chúng ảnh hưởng lên tất cả các sao mà chúng trấn đóng. Quan điểm đảo ngược này chúng ta thấy trong một vài trường hợp đặc biệt. Ví dụ: Liêm Tham ở Tỵ, Hợi rất xấu, nhưng nếu gặp TT thì trở nên tốt đẹp, và được gọi là phản vi kỳ cách, đổi xấu thành tốt. Quan điểm thứ hai thì cho rằng TT không hề đảo ngược ý nghĩa của các sao trong vòng ảnh hưởng của chúng, mà chỉ giảm bớt những đặc tính tốt xấu của các sao. Theo thiển ý của người viết, quan điểm này xem ra có phần hợp lý hơn. Tỉ lệ chiết giảm của Triệt tuy rất cao nhưng cũng chưa đếm mức độ 100% để có thể thay đổi hẳn bản chất của một sao nào đó. Hơn nữa, cũng có trường hợp những sao đắc địa mà gặp TT thì lại càng tốt hơn chứ không hề bị đảo ngược, như trường hợp Cự Cơ ở hai cung Tí Ngọ (Thạch Trung Ẩn Ngọc) là ngọc còn ẩn trong đá, nếu gặp TT phá vỡ cho ngọc lộ ra bên ngoài thì càng đúng cách.
Khi nói về mẫu người Mệnh Tuần Thân Triệt hay Mệnh Triệt Thân Tuần, Thái Thứ Lang đã gián tiếp xác định mức độ ảnh hưởng của TT nói chung. Theo Thái Thứ Lang, người Mệnh Tuần Thân Triệt cần có Cơ Nguyệt Đồng Lương đắc địa thứ mệnh thì cuộc đời về già mới được xứng ý toại lòng. Như vậy chúng ta có thể ghi nhận một điều, đối với Tuần, thà có chính tinh đắc địa để chấp nhận mức độ tốt bị giảm bớt còn hơn là gặp chính tinh hãm địa rồi trông chờ Tuần làm cho tốt đẹp. Đối với người Mệnh Triệt Thân Tuần thì Thái Thứ Lang cho rằng, Mệnh cần phải Vô Chính Diệu thì lúc về già mới được xứng ý toại lòng. Như vậy chúng ta thấy rằng, ảnh hưởng của của Tirệt mạnh mẽ hơn Tuần nhiều, cho nên cung Mệnh thà không có chính tinh vẫn còn tốt hơn có chính tinh, dù đắc hay hãm địa. Trên thực tế chúng ta thấy hai sao TT không có uy lực để thay trắng đổi đen một cách hoàn toàn, chẳng hạn, một người có Thái Dương đắc địa thủ Mệnh gặp TT thì bản tính của người này không thể trở thành giống bản tính của người có Địa Kiếp thủ Mệnh được. Nói một cách khác, TT chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ trên lãnh vực công danh, sự nghiệp của đương số chứ không triệt tiêu được bản chất lương thiện của một Thái Dương vốn đã đắc địa. Ngoài ra, ảnh hưởng của TT ở mức độ nào còn tùy thuộc vào ý nghĩa của mỗi sao, hay ý nghĩa của một cách do nhiều sao hợp lại, chứ không hoàn toàn giống nhau.
Chẳng hạn như sao Thiên Hình, Thiên Mã, Thiên Tướng, Tướng Quân…dù đắc hay hãm cũng tối kỵ TT hơn các sao khác bởi vì kiếm gãy, ngựa què, tướng mất đầu…thì tất nhiên là vô dụng. Tương tự, Thất Sát ở Dần thân là người anh hùng một mình một kiếm, nhất hô bá ứng, nhưng gặp Triệt lại trở thành anh hùng gãy kiếm. Tuy vậy, cũng có những trường hợp đặc biệt, ví dụ như hai sao Cự Cơ ở Tí Ngọ như chúng ta đã nói ở trên. Vì ý nghĩa của cách Thạch Trung Ẩn Ngọc cho nên TT lại rất cần thiết. Chúng ta vừa nói đến ảnh hưởng của TT trên các sao, còn ảnh hưởng của TT trên các cung thì như thế nào? Có phải sự ảnh hưởng của TT trên hai cung mà chúng trấn đóng đều như nhau? Điều này chúng ta cũng có hai quan điểm: 1. Ảnh hưởng của TT trên mỗi cung nặng hay nhẹ còn tùy thuộc đương số là Dương Nam, Âm Nữ hay là Âm Nam, Dương Nữ. Nói một cách khác là theo chiều của vòng đại hạn của mỗi lá số. Ví dụ: Lá số có vòng đại hạn đi theo chiều thuận, có nghĩa là từ cung Mệnh rồi qua Phụ Mẫu, Phúc Đức v.v… Và nếu Triệt đóng giữa cung Mệnh và cung Huynh Đệ, như vậy chúng ta nói là Triệt chặn đầu cung Huynh Đệ và vuốt đuôi cung Mệnh. Khi nói Triệt chặn đầu một cung nào thì ảnh hưởng của Triệt ở cung đó sẽ mạnh hơn đối với cung mà Triệt vuốt đuôi, và tỉ lệ ảnh hưởng được xác định cũng theo nguyên tắc Âm Dương:
Dương hành tam thất (3/7) Âm quy nhị bát )2/ Như vậy, nếu theo chiều thuận của vòng đại hạn thì cung nào bị TT chận đầu sẽ chịu ảnh hưởng 7 phần, nếu đi ngược sẽ chịu ảnh hưởng 8 phần và tương tự các cung xung chiếu hay tam hợp chiếu với các cung có TT đóng cũng chịu ảnh hưởng nặng nhẹ theo nguyên tắc này. 2. Ảnh hưởng của TT phân phối đều trên hai cung mà chúng trấn đóng chứ không có cung nào nặng hơn cung nào như ý nghĩa của quan điểm thứ nhất. Người viết đồng ý với quan điểm thứ hai vì chúng ta thấy rằng ảnh hưởng của TT chỉ khác nhau trên các cung có chính tinh mà thôi. Thường những cung có chính tinh không nên gặp TT. Trái lại, những cung nào VCD thì lại rất cần có TT . Trong trường hợp này TT đóng vai trò của một người giám hộ để bảo vệ cho một gia đình không có gia chủ. Từ đó, chúng ta rút ra một hệ luận là ảnh hưởng của TT đối với chính tinh có tầm quan trọng hơn đối với các phụ tinh. Ngoài ra, TT đôi lúc còn đóng hai vai trò khác nhau, một thiện, một ác. Chẳng hạn nếu ba cung tam hợp, gọi là tam phương, bị nhiều sát tinh thủ hay hợp chiếu mà được Triệt đóng thì mọi sự hung hiểm cũng giảm đi rất nhiều.
Ngược lại, bốn cung Mệnh, tài Quan, Di, gọi là Tứ Chính, dù có đắc cách tới đâu nhưng đã gặp Tuần thì cũng xem như bị phá hết: “Tam phương vô sát hạnh nhất Triệt nhi khả bằng. Tứ chính giao phù kỵ, nhất không chi trực phá.” Và trên đây chúng ta mới nói đến vùng ảnh hưởng của TT, còn thời gian ảnh hưởng của hai sao này thì như thế nào? Thường có người cho rằng Triệt ảnh hưởng 30 năm đầu của cuộc đời, Tuần ảnh hưởng 30 năm sau của cuộc đời. Theo thiển ý của cá nhân, Triệt ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong khoảng tiền vận, rồi từ yếu dần ở trung vận và hậu vận. Ảnh hưởng của Tuần thì không có khoảng thời gian nào mạnh hay yếu, cứ ở mức trung bình, đều đặn và bền bỉ từ tiền vận cho đến hậu vận. Trường hợp cung Mệnh có Triệt thì ảnh hưởng của Triệt sẽ như thế nào? Cung Mệnh cũng như các cung khác thông thường có đủ sao xấu và tốt xen lẫn nhau. Có sao đắc địa, có sao hãm địa. Đối với những sao tốt đắc địa thủ Mệnh, đương số sẽ gặp sự bất lợi vì Triệt sẽ làm giảm bớt những ý nghĩa tốt đẹp của các sao này. Sự bất lợi sẽ xảy ra trong thời ky tiền vận của đương số, và sau đó, khi uy lực của Triệt yếu dần thì sự tốt đẹp của các sao tốt sẽ được phục hồi ở một mức độ nào đó mà thôi chứ không thể nào được 100% như trường hợp không bị Triệt.
Ngược lại, trong khoảng tiền vận thì đương số lại được một lợi điểm là, giả sử, nếu có những hung tinh hay sát tinh thủ mệnh, thì nhờ ảnh hưởng của Triệt mà đương số tránh được phần nào những điều không tốt do các hung sát tinh gây nên. Nhưng từ trung vận trở lên, khi Triệt yếu dần, không còn đủ uy lực để trói buộc hung sát tinh nữa, và sự tốt xấu lúc đó chỉ còn tùy thuộc vào công lực của các sao tốt và sao xấu, bên nào mạnh thì chế ngự được bên đó. Nói chung, Triệt đóng tại Mệnh thì tiền vận (từ lúc sinh ra cho đến 32 tuổi đối với người Thủy Nhị Cục, 33 với Mộc Tam Cục, 34 với Kim tứ Cục, …) Thường bị lao đao lận đận và dễ gặp hoàn cảnh mồ côi sớm (trường hợp Triệt đóng giữa hai cung Mệnh và Phụ Mẫu ) Trường hợp Triệt đóng tại cung Thân thì ảnh hưởng của Triệt không có gì đáng kể vì uy lực của Triệt mất dần trong khoảng trung vận và hậu vận, có thể xem Triệt như một áng mây, gây rắc rối trở ngại cho đương số những lúc khởi sự một việc gì mới mà thôi. Trường hợp cung Mệnh có Tuần đóng thì tất cả những gì tốt đẹp do các sao tốt mang đến, cũng như những hung họa do hung sát tinh gây ra cho đương số đều giảm xuống ở mức trung bình, và muốn biết cuộc đời của đương số thế nào trong khoảng tiền vận thì chúng ta phải đặt cả tốt và xấu lên bàn cân.
Thường người ta cho rằng Mệnh ứng với tiền vận, nhưng thật ra Mệnh vẫn là cái gốc của đời người, cho nên sau tiền vận, Mệnh vẫn còn ảnh hưởng ở mức độ nhẹ. Như vậy, khi Tuần đóng ở Mệnh, thì sau khoảng thời gian của tiền vận những mức độ tốt hay xấu của cung Mệnh do Tuần chi phối vẫn còn âm hưởng. Nếu Tuần đóng tại cung Thân thì vấn đề tốt hay xấu cũng tương tự như trên. Nếu có khắc thì trong trường hợp này là Tuần chỉ chi phối trong khoảng thời gian trung vận và hậu vận mà thôi. Nếu cả Tuần và Triệt cùng đóng ở cung Mệnh hay cung Thân thì thế nào? Điều này cũng có hai ý kiến khác nhau. 1.
Một số cho rằng khi TT gặp nhau thì sẽ tự hoá giải cho nhau và hai cung đó xem như không có mặt của TT nữa. Điều này xét ra không hợp lý lắm bởi vì khoa Tử vi không có những sao nào cùng nhóm lại triệt tiêu nhau. Những sao cùng nhóm luôn hỗ trợ cho nhau, tốt thì tốt thêm, xấu thì xấu hơn. Chẳng hạn như Nhật Nguyệt gặp Xương Khúc, hay hủy hại nặng nề khi Không Kiếp gặp thêm Hỏa Linh. Chỉ có những sao khác nhóm mới khắc chế nhau như Thiên Hình khắc chế và làm giảm đi sự lẳng lơ của Đào Hoa. 2. Mệnh có cả TT như một nhà tù có hai ông cai ngục. Ông chính là Triệt, ông phụ là Tuần. Hết khoảng thời gian của tiền vận khi Triệt về hưu thì cũng còn ông Tuần cai quản, chứ không hề nhà giam được bỏ ngỏ. Sau hết, trường hợp chúng ta muốn nói ở đây là những lá số có Tuần đóng ở Mệnh và Triệt đóng ở Thân mà chúng ta thường nghe là mẫu người Mệnh Tuần Thân Triệt, hay trường hợp Mệnh Triệt Thân Tuần, thì cuộc dời của hai mẫu người này như thế nào? Để có câu trả lời, cách tốt nhất là chúng ta để lên bàn cân từng phần một rồi cộng trừ các số thành với nhau để có đáp số cuối cùng. Mệnh có Tuần đóng, nếu Mệnh tốt thì mức độ chiết giảm do Tuần gây ra tương đối nhẹ nhàng, còn nếu cung Mệnh xấu, thì sự cứu vãn của Tuần cũng không được bao nhiêu. Những hung sát tinh cũng như những đúa con phá gia chi tử trong một gia đình bất hạnh. Họa chăng chỉ có người cha là triệt còn đủ uy lực để chế ngự, chứ còn mẹ Tuần thì không đủ sức.
Qua trung vận và hậu vận thì ứng vào cung Thân. Nếu cung Thân tốt mà có Triệt đóng thì cũng không gây ảnh hưởng gì đáng kể, có chăng chỉ là những trở ngại gây rắc rối lúc ban đầu mà thôi. Trường hợp nếu cung Thân xấu thì Triệt ở đây cũng như người nộm dùng để dọa chim chứ không có năng lực gì đáng kể. Như vậy, nếu người Mệnh Tuần Thân Triệt mà có cung Thân tốt đẹp thì về già cuộc đời cũng đạt được nhiều mãn nguyện. Trường hợp đối với những người Mệnh Triệt Thân Tuần thì cũng tương tự. Mức độ tốt xấu của cung Mệnh sẽ bị chiết giảm nhiều hơn, và sự ảnh hưởng này chỉ xảy ra trong khoảng tiền vận mà thôi. Rồi từ đó cho đến hết cuộc đời, ảnh hưởng của sự tốt xấu trên cung Thân chỉ ở mức độ ôn hoà. Như vậy đối với mẫu người Mệnh Triệt Thân Tuần thì thời gian thử thách nhất là thời thanh xuân, sau đó, nếu cung Thân tốt đẹp thì cuộc đời tương đối cũng được bình ổn. Tuy nhiên, người Mệnh Tuần Thân Triệt, hay Mệnh Triệt Thân Tuần cũng có những trường hợp đặc biệt như, nếu cung Mệnh hay cung Thân VCD mà có Tuần hay Triệt đóng thì tốt hơn là không có TT. Hoặc là cung Mệnh vừa có cả Tuần lẫn Triệt vừa thêm hai sao Thiên Không và Địa Không, tùy theo có bao nhiêu sao KHÔNG, chúng ta gọi là cách Mệnh VCD đắc nhị không, tam không hay tứ không, đều là những cách hoạch phát.
Hoặc là nếu TT đóng tại Mệnh hay Thân mà hai cung này VCD lại được Nhật Nguyệt hợp chiếu thì cũng rất tốt đẹp. Tóm lại, TT là hai sao đặc biệt nhất trong 118 sao của khoa Tử Vi, và cũng đã trở thành đề tài tranh luận rất nhiều. Nhưng tốt nhất là tùy theo kinh nghiệm thực tiễn mà mỗi người tự chọn cho mình một quan điểm riêng. Dù sao, khi nói đến TT, chúng ta đều thấy ảnh hưởng tốt xấu của hai sao này trên một lá số nào đó không phải là điều đơn giản. Giống như một người bị bệnh phải uống thuốc, như người bị chứng đau nhức phải uống thuốc giảm đau. Nhưng khi uống thuốc giảm đau nhiều thì lại sinh ra chứng đau bao tử, uống thuốc chữa bệnh đau bao tử nhiều thì lại sinh ra chứng bất lực.. Ảnh hưởng của TT cũng tương tự như vậy, giúp ta bên này thì phá bên kia, và có lẽ cái thâm sâu của khoa Tử Vi là ở chổ đó.
Trong 118 vì sao của khoa Tử Vi có hai sao được xem là đặc biệt nhất. Đó là sao Tuần và Triệt. Tuần Triệt (TT) an theo năm sinh và hàng can của năm sinh, và đặc biệt là vị trí của Tuần Triệt nằm giữa ranh giới của hai cung chứ không tọa thủ trong một cung nào như các sao khác. Điểm đặc biệt thứ hai là vị trí đắc hãm và hành của chúng. Đây cũng là một vấn đề tranh cãi rất nhiều. Có người cho rằng Tuần thuộc hành hỏa và Triệt hành kim. Cũng có người cho rằng Tuần và Triệt đều hành thủy. Một số khác lại cho rằng Tuần và Triệt không có hành cố định, đóng ở cung nào thì mang hành của cung đó. Như vậy, lập luận này sẽ đưa đến kết qủa là Tuần Triệt có lúc chỉ có một hành trong trường hợp chúng đóng giữa hai cung Thân và Dậu đều thuộc hành kim. Nhưng giả sử Tuần Triệt đóng giữa hai cung Ngọ và Mùi thì thì Tuần Triệt phải mang hai hành Hỏa của cung Ngọ và Thổ của cung Mùi. Xét cho cùng, điều này xem ra không hợp lý lắm. Khi nói về ngũ hành, ví dụ như nói về hành của một hướng, như Đông Nam thì chúng ta nói là Mộc đới Hỏa, hoặc hành của Phượng Các là Mộc đới Thổ chứ không thấy ai nói vừa mang hành Mộc và mang hành Thổ. Chữ “đới” ở đây có nghĩa là “nghiêng về” hay “thiên về” Trong cuốn tử vi Ảo Bí của Việt Viêm Tử, tác giả cho rằng Triệt có hành Kim đới Thủy và Tuần có hành Hỏa đới Mộc. Về những vị trí đắc hãm của Tuần Triệt thì cũng có người cho rằng TT chỉ đắc địa ở Tỵ Ngọ và Thân Dậu, còn những vị trí khác đều hãm địa. Nhưng điều này cũng không hợp lý vì chúng ta biết Triệt không đóng ở Tỵ Ngọ.
Và cũng theo quan điểm này thì nếu TT đắc địa sẽ không tác hại, còn nếu hãm địa thì sẽ tác hại. Đây là điều không hợp lý thứ hai. Sau khi nói đến ý nghĩa của hai sao TT dưới đây, chúng ta sẽ thấy bản chất của TT là như thế nào. Tóm lại, người viết đồng ý với quan điểm của Thái Thứ Lang, tác giả của cuốn Tử Vi Đẩu Số Tân Biên, “hai sao Tuần Triệt không có những vị trí đắc địa hay hãm địa và cũng không thuộc một hành nào trong ngũ hành.” Đầu tiên chúng ta thấy rằng, chỉ với cái tên của hai sao này cũng đã nói lên rất nhiều ý nghĩa. Tuần có nghĩa là tuần tiểu, tuần phòng, canh giữ, vây hãm. Triệt là chặc đứt, phá tan, tiêu tán, làm mất hết. Từ đó, hai sao TT vừa đóng vai trò vừa chính vừa tà, vừa thiện vừa ác đối với các sao trong cung mà chúng trấn đóng. Khi nói đến ảnh hưởng của TT, có hai quan điểm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất cho rằng TT làm đảo ngược ý nghĩa tốt xấu của tất cả những sao trong hai cung mà chúng đóng. Ví dụ: một sao đắc địa gặp TT thì những đặc tính tốt đẹp của sao này bị mất đi và trở nên hãm. Ngược lại nếu sao hãm địa gặp TT thì lại trở nên tốt đẹp giống như đắc địa. Như vậy thì uy lực của TT qúa lớn vì TT không phải chỉ ảnh hưởng lên 1 sao mà chúng ảnh hưởng lên tất cả các sao mà chúng trấn đóng. Quan điểm đảo ngược này chúng ta thấy trong một vài trường hợp đặc biệt. Ví dụ: Liêm Tham ở Tỵ, Hợi rất xấu, nhưng nếu gặp TT thì trở nên tốt đẹp, và được gọi là phản vi kỳ cách, đổi xấu thành tốt. Quan điểm thứ hai thì cho rằng TT không hề đảo ngược ý nghĩa của các sao trong vòng ảnh hưởng của chúng, mà chỉ giảm bớt những đặc tính tốt xấu của các sao. Theo thiển ý của người viết, quan điểm này xem ra có phần hợp lý hơn. Tỉ lệ chiết giảm của Triệt tuy rất cao nhưng cũng chưa đếm mức độ 100% để có thể thay đổi hẳn bản chất của một sao nào đó. Hơn nữa, cũng có trường hợp những sao đắc địa mà gặp TT thì lại càng tốt hơn chứ không hề bị đảo ngược, như trường hợp Cự Cơ ở hai cung Tí Ngọ (Thạch Trung Ẩn Ngọc) là ngọc còn ẩn trong đá, nếu gặp TT phá vỡ cho ngọc lộ ra bên ngoài thì càng đúng cách.
Khi nói về mẫu người Mệnh Tuần Thân Triệt hay Mệnh Triệt Thân Tuần, Thái Thứ Lang đã gián tiếp xác định mức độ ảnh hưởng của TT nói chung. Theo Thái Thứ Lang, người Mệnh Tuần Thân Triệt cần có Cơ Nguyệt Đồng Lương đắc địa thứ mệnh thì cuộc đời về già mới được xứng ý toại lòng. Như vậy chúng ta có thể ghi nhận một điều, đối với Tuần, thà có chính tinh đắc địa để chấp nhận mức độ tốt bị giảm bớt còn hơn là gặp chính tinh hãm địa rồi trông chờ Tuần làm cho tốt đẹp. Đối với người Mệnh Triệt Thân Tuần thì Thái Thứ Lang cho rằng, Mệnh cần phải Vô Chính Diệu thì lúc về già mới được xứng ý toại lòng. Như vậy chúng ta thấy rằng, ảnh hưởng của của Tirệt mạnh mẽ hơn Tuần nhiều, cho nên cung Mệnh thà không có chính tinh vẫn còn tốt hơn có chính tinh, dù đắc hay hãm địa. Trên thực tế chúng ta thấy hai sao TT không có uy lực để thay trắng đổi đen một cách hoàn toàn, chẳng hạn, một người có Thái Dương đắc địa thủ Mệnh gặp TT thì bản tính của người này không thể trở thành giống bản tính của người có Địa Kiếp thủ Mệnh được. Nói một cách khác, TT chỉ ảnh hưởng mạnh mẽ trên lãnh vực công danh, sự nghiệp của đương số chứ không triệt tiêu được bản chất lương thiện của một Thái Dương vốn đã đắc địa. Ngoài ra, ảnh hưởng của TT ở mức độ nào còn tùy thuộc vào ý nghĩa của mỗi sao, hay ý nghĩa của một cách do nhiều sao hợp lại, chứ không hoàn toàn giống nhau.
Chẳng hạn như sao Thiên Hình, Thiên Mã, Thiên Tướng, Tướng Quân…dù đắc hay hãm cũng tối kỵ TT hơn các sao khác bởi vì kiếm gãy, ngựa què, tướng mất đầu…thì tất nhiên là vô dụng. Tương tự, Thất Sát ở Dần thân là người anh hùng một mình một kiếm, nhất hô bá ứng, nhưng gặp Triệt lại trở thành anh hùng gãy kiếm. Tuy vậy, cũng có những trường hợp đặc biệt, ví dụ như hai sao Cự Cơ ở Tí Ngọ như chúng ta đã nói ở trên. Vì ý nghĩa của cách Thạch Trung Ẩn Ngọc cho nên TT lại rất cần thiết. Chúng ta vừa nói đến ảnh hưởng của TT trên các sao, còn ảnh hưởng của TT trên các cung thì như thế nào? Có phải sự ảnh hưởng của TT trên hai cung mà chúng trấn đóng đều như nhau? Điều này chúng ta cũng có hai quan điểm: 1. Ảnh hưởng của TT trên mỗi cung nặng hay nhẹ còn tùy thuộc đương số là Dương Nam, Âm Nữ hay là Âm Nam, Dương Nữ. Nói một cách khác là theo chiều của vòng đại hạn của mỗi lá số. Ví dụ: Lá số có vòng đại hạn đi theo chiều thuận, có nghĩa là từ cung Mệnh rồi qua Phụ Mẫu, Phúc Đức v.v… Và nếu Triệt đóng giữa cung Mệnh và cung Huynh Đệ, như vậy chúng ta nói là Triệt chặn đầu cung Huynh Đệ và vuốt đuôi cung Mệnh. Khi nói Triệt chặn đầu một cung nào thì ảnh hưởng của Triệt ở cung đó sẽ mạnh hơn đối với cung mà Triệt vuốt đuôi, và tỉ lệ ảnh hưởng được xác định cũng theo nguyên tắc Âm Dương:
Dương hành tam thất (3/7) Âm quy nhị bát )2/ Như vậy, nếu theo chiều thuận của vòng đại hạn thì cung nào bị TT chận đầu sẽ chịu ảnh hưởng 7 phần, nếu đi ngược sẽ chịu ảnh hưởng 8 phần và tương tự các cung xung chiếu hay tam hợp chiếu với các cung có TT đóng cũng chịu ảnh hưởng nặng nhẹ theo nguyên tắc này. 2. Ảnh hưởng của TT phân phối đều trên hai cung mà chúng trấn đóng chứ không có cung nào nặng hơn cung nào như ý nghĩa của quan điểm thứ nhất. Người viết đồng ý với quan điểm thứ hai vì chúng ta thấy rằng ảnh hưởng của TT chỉ khác nhau trên các cung có chính tinh mà thôi. Thường những cung có chính tinh không nên gặp TT. Trái lại, những cung nào VCD thì lại rất cần có TT . Trong trường hợp này TT đóng vai trò của một người giám hộ để bảo vệ cho một gia đình không có gia chủ. Từ đó, chúng ta rút ra một hệ luận là ảnh hưởng của TT đối với chính tinh có tầm quan trọng hơn đối với các phụ tinh. Ngoài ra, TT đôi lúc còn đóng hai vai trò khác nhau, một thiện, một ác. Chẳng hạn nếu ba cung tam hợp, gọi là tam phương, bị nhiều sát tinh thủ hay hợp chiếu mà được Triệt đóng thì mọi sự hung hiểm cũng giảm đi rất nhiều.
Ngược lại, bốn cung Mệnh, tài Quan, Di, gọi là Tứ Chính, dù có đắc cách tới đâu nhưng đã gặp Tuần thì cũng xem như bị phá hết: “Tam phương vô sát hạnh nhất Triệt nhi khả bằng. Tứ chính giao phù kỵ, nhất không chi trực phá.” Và trên đây chúng ta mới nói đến vùng ảnh hưởng của TT, còn thời gian ảnh hưởng của hai sao này thì như thế nào? Thường có người cho rằng Triệt ảnh hưởng 30 năm đầu của cuộc đời, Tuần ảnh hưởng 30 năm sau của cuộc đời. Theo thiển ý của cá nhân, Triệt ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong khoảng tiền vận, rồi từ yếu dần ở trung vận và hậu vận. Ảnh hưởng của Tuần thì không có khoảng thời gian nào mạnh hay yếu, cứ ở mức trung bình, đều đặn và bền bỉ từ tiền vận cho đến hậu vận. Trường hợp cung Mệnh có Triệt thì ảnh hưởng của Triệt sẽ như thế nào? Cung Mệnh cũng như các cung khác thông thường có đủ sao xấu và tốt xen lẫn nhau. Có sao đắc địa, có sao hãm địa. Đối với những sao tốt đắc địa thủ Mệnh, đương số sẽ gặp sự bất lợi vì Triệt sẽ làm giảm bớt những ý nghĩa tốt đẹp của các sao này. Sự bất lợi sẽ xảy ra trong thời ky tiền vận của đương số, và sau đó, khi uy lực của Triệt yếu dần thì sự tốt đẹp của các sao tốt sẽ được phục hồi ở một mức độ nào đó mà thôi chứ không thể nào được 100% như trường hợp không bị Triệt.
Ngược lại, trong khoảng tiền vận thì đương số lại được một lợi điểm là, giả sử, nếu có những hung tinh hay sát tinh thủ mệnh, thì nhờ ảnh hưởng của Triệt mà đương số tránh được phần nào những điều không tốt do các hung sát tinh gây nên. Nhưng từ trung vận trở lên, khi Triệt yếu dần, không còn đủ uy lực để trói buộc hung sát tinh nữa, và sự tốt xấu lúc đó chỉ còn tùy thuộc vào công lực của các sao tốt và sao xấu, bên nào mạnh thì chế ngự được bên đó. Nói chung, Triệt đóng tại Mệnh thì tiền vận (từ lúc sinh ra cho đến 32 tuổi đối với người Thủy Nhị Cục, 33 với Mộc Tam Cục, 34 với Kim tứ Cục, …) Thường bị lao đao lận đận và dễ gặp hoàn cảnh mồ côi sớm (trường hợp Triệt đóng giữa hai cung Mệnh và Phụ Mẫu ) Trường hợp Triệt đóng tại cung Thân thì ảnh hưởng của Triệt không có gì đáng kể vì uy lực của Triệt mất dần trong khoảng trung vận và hậu vận, có thể xem Triệt như một áng mây, gây rắc rối trở ngại cho đương số những lúc khởi sự một việc gì mới mà thôi. Trường hợp cung Mệnh có Tuần đóng thì tất cả những gì tốt đẹp do các sao tốt mang đến, cũng như những hung họa do hung sát tinh gây ra cho đương số đều giảm xuống ở mức trung bình, và muốn biết cuộc đời của đương số thế nào trong khoảng tiền vận thì chúng ta phải đặt cả tốt và xấu lên bàn cân.
Thường người ta cho rằng Mệnh ứng với tiền vận, nhưng thật ra Mệnh vẫn là cái gốc của đời người, cho nên sau tiền vận, Mệnh vẫn còn ảnh hưởng ở mức độ nhẹ. Như vậy, khi Tuần đóng ở Mệnh, thì sau khoảng thời gian của tiền vận những mức độ tốt hay xấu của cung Mệnh do Tuần chi phối vẫn còn âm hưởng. Nếu Tuần đóng tại cung Thân thì vấn đề tốt hay xấu cũng tương tự như trên. Nếu có khắc thì trong trường hợp này là Tuần chỉ chi phối trong khoảng thời gian trung vận và hậu vận mà thôi. Nếu cả Tuần và Triệt cùng đóng ở cung Mệnh hay cung Thân thì thế nào? Điều này cũng có hai ý kiến khác nhau. 1.
Một số cho rằng khi TT gặp nhau thì sẽ tự hoá giải cho nhau và hai cung đó xem như không có mặt của TT nữa. Điều này xét ra không hợp lý lắm bởi vì khoa Tử vi không có những sao nào cùng nhóm lại triệt tiêu nhau. Những sao cùng nhóm luôn hỗ trợ cho nhau, tốt thì tốt thêm, xấu thì xấu hơn. Chẳng hạn như Nhật Nguyệt gặp Xương Khúc, hay hủy hại nặng nề khi Không Kiếp gặp thêm Hỏa Linh. Chỉ có những sao khác nhóm mới khắc chế nhau như Thiên Hình khắc chế và làm giảm đi sự lẳng lơ của Đào Hoa. 2. Mệnh có cả TT như một nhà tù có hai ông cai ngục. Ông chính là Triệt, ông phụ là Tuần. Hết khoảng thời gian của tiền vận khi Triệt về hưu thì cũng còn ông Tuần cai quản, chứ không hề nhà giam được bỏ ngỏ. Sau hết, trường hợp chúng ta muốn nói ở đây là những lá số có Tuần đóng ở Mệnh và Triệt đóng ở Thân mà chúng ta thường nghe là mẫu người Mệnh Tuần Thân Triệt, hay trường hợp Mệnh Triệt Thân Tuần, thì cuộc dời của hai mẫu người này như thế nào? Để có câu trả lời, cách tốt nhất là chúng ta để lên bàn cân từng phần một rồi cộng trừ các số thành với nhau để có đáp số cuối cùng. Mệnh có Tuần đóng, nếu Mệnh tốt thì mức độ chiết giảm do Tuần gây ra tương đối nhẹ nhàng, còn nếu cung Mệnh xấu, thì sự cứu vãn của Tuần cũng không được bao nhiêu. Những hung sát tinh cũng như những đúa con phá gia chi tử trong một gia đình bất hạnh. Họa chăng chỉ có người cha là triệt còn đủ uy lực để chế ngự, chứ còn mẹ Tuần thì không đủ sức.
Qua trung vận và hậu vận thì ứng vào cung Thân. Nếu cung Thân tốt mà có Triệt đóng thì cũng không gây ảnh hưởng gì đáng kể, có chăng chỉ là những trở ngại gây rắc rối lúc ban đầu mà thôi. Trường hợp nếu cung Thân xấu thì Triệt ở đây cũng như người nộm dùng để dọa chim chứ không có năng lực gì đáng kể. Như vậy, nếu người Mệnh Tuần Thân Triệt mà có cung Thân tốt đẹp thì về già cuộc đời cũng đạt được nhiều mãn nguyện. Trường hợp đối với những người Mệnh Triệt Thân Tuần thì cũng tương tự. Mức độ tốt xấu của cung Mệnh sẽ bị chiết giảm nhiều hơn, và sự ảnh hưởng này chỉ xảy ra trong khoảng tiền vận mà thôi. Rồi từ đó cho đến hết cuộc đời, ảnh hưởng của sự tốt xấu trên cung Thân chỉ ở mức độ ôn hoà. Như vậy đối với mẫu người Mệnh Triệt Thân Tuần thì thời gian thử thách nhất là thời thanh xuân, sau đó, nếu cung Thân tốt đẹp thì cuộc đời tương đối cũng được bình ổn. Tuy nhiên, người Mệnh Tuần Thân Triệt, hay Mệnh Triệt Thân Tuần cũng có những trường hợp đặc biệt như, nếu cung Mệnh hay cung Thân VCD mà có Tuần hay Triệt đóng thì tốt hơn là không có TT. Hoặc là cung Mệnh vừa có cả Tuần lẫn Triệt vừa thêm hai sao Thiên Không và Địa Không, tùy theo có bao nhiêu sao KHÔNG, chúng ta gọi là cách Mệnh VCD đắc nhị không, tam không hay tứ không, đều là những cách hoạch phát.
Hoặc là nếu TT đóng tại Mệnh hay Thân mà hai cung này VCD lại được Nhật Nguyệt hợp chiếu thì cũng rất tốt đẹp. Tóm lại, TT là hai sao đặc biệt nhất trong 118 sao của khoa Tử Vi, và cũng đã trở thành đề tài tranh luận rất nhiều. Nhưng tốt nhất là tùy theo kinh nghiệm thực tiễn mà mỗi người tự chọn cho mình một quan điểm riêng. Dù sao, khi nói đến TT, chúng ta đều thấy ảnh hưởng tốt xấu của hai sao này trên một lá số nào đó không phải là điều đơn giản. Giống như một người bị bệnh phải uống thuốc, như người bị chứng đau nhức phải uống thuốc giảm đau. Nhưng khi uống thuốc giảm đau nhiều thì lại sinh ra chứng đau bao tử, uống thuốc chữa bệnh đau bao tử nhiều thì lại sinh ra chứng bất lực.. Ảnh hưởng của TT cũng tương tự như vậy, giúp ta bên này thì phá bên kia, và có lẽ cái thâm sâu của khoa Tử Vi là ở chổ đó.
Được cảm ơn bởi: tuvi123, dàohoamộcdục
TL: CUỘC ĐỜI VÀ SỐ MỆNH
CỰ CƠ MÃO DẬU
Giai cấp xã hội của thời phong kiến xa xưa được xếp hạng thứ tự Sĩ, Nông, Công, Thương. Kinh doanh thương mại được đứng vào hàng thú tư. Nhưng thật sự thì ai cũng hiểu một quan niệm, gần như là một định luật đó là “phi thương bất phú”. Khoa Tử Vi cũng đề cập đến những mẫu người của thương trường, trong đó có mẫu người Cự Cơ Mão Dậu, là một trong những mẫu người doanh thương mà chúng ta khảo sát sau đây. Cự Môn là một bắc đẩu tinh, thuộc hành Thủy. Có lẽ hành Thủy khiến cho Cự Môn trở nên uyển chuyển theo hoàn cảnh, “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” Cự Môn đắc địa đi với những võ tinh thì sẽ hỗ trợ cho võ tinh thêm mạnh mẽ để phát về võ nghiệp. nếu đi với những sao văn tinh thì sẽ thành công trong lãnh vực văn học, nghệ thuật, nếu đi với những sao có khuynh hướng về kinh doanh thì sẽ trở thành những tay kinh doanh cự phách, và tương tự, khi đi với dâm tinh thì Cự Môn rất buông thả.
Cự Môn miếu địa ở Mão Dậu, vượng địa ở Tý Ngọ Dần, đắc địa ở Thân và Hợi, hãm ở Thìn Tuất Sửu Mùi, Tỵ. Mặc dù bị xếp hạng là ám tinh nhưng Cự Môn miếu vượng thủ Mệnh là người thông minh và nhân hậu. Cự hãm thì thật sự đúng với biệt danh là ám tinh. Cự Môn là biểu tượng của cái miệng, của lời ăn tiếng nói…cho nên khi đắc địa thì khéo ăn nói, có tài hùng biện, có khả năng thuyết phục người. Nhưng nếu hãm thì lời nói thiếu suy nghĩ, dễ mất lòng người và dễ bị tai tiếng thị phi, đôi lúc còn đưa đến tai họa cũng vì cái miệng của mình thiếu thận trọng. Với bản tính bất nhất như đã nói trên, may mắn cho Cự Môn tại hai vị trí miếu địa Mão Dậu, ám tinh này gặp được thiện tinh Thiên Cơ, thuộc nam đẩu tinh, hành Mộc.
Và Thiên Cơ cũng góp một phần bản chất vào mẫu người doanh thương Cự Cơ Mão Dậu này. Thiên Cơ miếu ở Thìn Tuất Mão Dậu, vượng ở Tỵ, Thân, đắc ở Tí Ngọ Sửu, hãm ở Dần Hợi. Thiên Cơ là một phúc thiện tinh cho nên dù hãm cũng không hề mất hết thiện tính của mình. Khi đắc địa, Thiên Cơ chỉ sự khéo léo về tay chân, sáng suốt về trí óc, có mưu trí nhưng lại xử sự nhân từ và cởi mở. Nếu ở vị trí miếu vượng thì chủ về phú quý, phúc thọ, và đặc biệt là có năng khiếu về kinh doanh. Như vậy, hai sao Cự Cơ cùng miếu tại Mão Dậu. Hành Thủy của Cự Môn càng sinh vượng cho hành Mộc của Thiên Cơ, hơn nữa, cũng tại vị trí này, Thiên Cơ đặc biệt có năng khiếu về kinh doanh, cho nên Cự Môn trở thành kẻ đồng hành rất tốt. Với bản tánh gan dạ, liều lĩnh, Cự Môn đã hỗ trợ Thiên Cơ mạnh mẽ trong lãnh vực này.
Người Cự Cơ Mãu Dậu là những người trong thương trường. Nhưng chúng ta cần phân biệt lãnh vực hoạt động của đôi bên. Người Tham Vũ Đồng Hành thường hoạt động trong lãnh vực kỹ nghệ chuyên môn v.v… Còn người Cự Cơ Mão Dậu không chuyên về một lãnh vực nào cả, có thể là ngành hàng tiêu dùng, có thể là những sản phẩm về văn học nghệ thuật v.v…Hay nói một cách khác là bản tính uyển chuyển của Cự Môn, cho nên những sao đi kèm với Cự Cơ sẽ quyết định đương số sẽ kinh doanh trong lãnh vực nào. Ví dụ: Mệnh ở Mão hay Dậu có Cự Cơ với Hổ Tuế Phù, thì đây là những người có năng khiếu về luật pháp, những nhà làm luật, những quan tòa hay những danh sư danh tiếng, và chắc chắn những tổ hợp luật sư sẽ là những lãnh vực kinh doanh của họ. Mệnh ở Mão Dậu có Cự Cơ thêm Xương Khúc, Khôi Việt, Khoa, Tấu là người có năng khiếu về văn học, nghệ thuật, cho nên khi vào đường kinh doanh thì lãnh vực hoạt động thường là những nhà xuất bản sách, báo chí, nhạc, hay phim… Mệnh ở Mão Dậu có Cự Cơ thêm Tả Hữu, Lộc, Hình, Y, Quang, Qúy là người kinh doanh trong các ngành y dược học. Nhỏ thì là phòng mạch, một pharmacy, lớn thì một clinic, một bệnh viện, một viện bào chế dược phẩm…
Nhưng cách Cự Cơ Mão Dậu cũng chỉ mới là giới tiểu thương, nếu muốn kinh doanh với tầm vóc lớn thì phải có thêm Song Hao mới gọi là đắc cách Chúng Thủy Triều Đông, có nghĩa là tất cả các dòng sông đều chảy về hướng Đông. Khi nói về cách Song Hao ở Mão Dậu, chúng ta thấy có hai nguyên nhân. Đầu tiên là do địa thế của nước Trung Hoa, tất cả những dòng sông đều chảy về hướng Đông, cho nên cổ thi có câu: “tự cổ nhân sinh thường hận, thủy thường đông” có nghĩa là từ xưa đến nay người đời ai mà không ôm một mối hận lòng, điều này cũng tự nhiên như dòng sông chảy về hướng Đông. Song Hao thuộc hành Thủy, lại được hành Kim của cung Dậu tương sinh, cho nên nguồn nước sẽ được dồi dào bất tận. Trong thiên nhiên, nước là biểu tượng của tiền bạc. Song Hao lại là biểu tượng của số nhiều. Những dòng sông từ Dậu là phương Tây, chảy về Mão là phương Đông, khiến cho hành Mộc của Thiên Cơ được hưng thịnh, và đây mới đúng là tầm vóc của mẫu người kinh doanh Cự Cơ Mão Dậu. Cũng vì thế mà Mệnh an tại Mão tốt hơn ở Dậu, tốt nhất đối với những tuổi Ất, Tân, Kỷ và Bính, những tuổi này sẽ đạt phú quý một cách dễ dàng hơn những tuổi khác.
Nếu Mệnh ở Dậu, thì đương số cũng là người kinh doanh mà trở nên giàu có, nhưng càng giàu thì tuổi thọ càng giảm: “Cự Cơ Dậu, thượng hóa cát dã Túng hữu tài quan, dã bất chung” Nhưng Cự Cơ Mão Dậu đắc cách Chúng Thủy Triều Đông thì lại có người cho rằng Cự Cơ đã gặp Song Hao thì chớ nên có Hóa Lộc mà bị phá cách. Lý do quan điểm này cho rằng Hóa Lộc hành Thổ, khắc với hành thủy của Song Hao khiến cho Thiên Cơ thiếu nước. Lý luận này xét ra không được ổn vì cũng có nhiều sao khác thuộc hành Thổ như Lộc Tồn, tại sao chỉ áp dụng cho Hóa Lộc mà thôi? “Song Hao Mão Dậu ái ngộ Cự Cơ, tối hiềm Hóa Lộc” Thật ra Song Hao ở Mão Dậu kỵ với Hóa Lộc không phải nguyên nhân chính là do sự sinh khắc của ngũ hành mà là do ý nghĩa của Song Hao mà ra. Hao là hao tốn, tiêu hao. Với ý nghĩa đó cho nên Hóa Lộc, Lộc Tồn không nên gặp Hao, nếu gặp thì khác nào mang tiền thả trôi theo dòng nước. Tóm lại, Mệnh ở Mão Dậu có Cự Cơ + Song Hao + Hóa Lộc hay Lộc Tồn thì đương số cũng là ra tiền một cách dễ dàng, nhưng tiền vào tay mặt thì ra tay trái.
Đối với nữ phái, Mệnh ở Mão Dậu có Cự Cơ là người đàn bà có tay làm ăn buôn bán, trên thương trường đương số không thua gì những đấng mày râu. Tuy nhiên, một Thiên Cơ hiền lành không thể trói buộc nổi Cự Môn với bản tánh liều lĩnh, phóng khoáng. Cự Môn dù miếu vượng cũng có điều bất lợi cho phái nữ bởi vì Cự Môn là cái miệng, là lời ăn tiếng nói, là khẩu thiệt thị phi, khắc khẩu, vợ chồng xa nhau thì thương nhớ, gần nhau thì cãi vã suốt ngày…Cho nên đàn bà có Cự Môn thủ Mệnh hay Thân thì bên ngoài giỏi, tháo vát nhưng bên trong gia đạo thường vẫn có điều không ổn, ít nhiều hạnh phúc gia đình bị những đám mây đen của Cự Môn lãng vãng đâu đó. Đó chính là nguyên nhân khiến cho Cự Môn phải mang danh là ám tinh. Nhưng nếu dùng lăng kính của Freud mà chiếu rọi cho tận cùng, thì một phần chính cũng vì đàn bà Cự Cơ Mão Dậu có khá nhiều tham vọng và khuynh hướng tình dục rất mạnh mẽ. Với bản chất đặc biệt đó chúng ta thấy có hai mẫu người đàn bà Cự Cơ Mão Dậu:
1. Họ có thể che dấu hay dồn nén khuynh hướng tình dục của mình thành những tham vọng trên lãnh vực làm ăn kinh doanh của họ, và đây chính là con đường mà Freud gọi là “tình dục thăng hoa thành tài năng” Trong những trường hợp tương tự như thế, chúng ta mới thấy quan điểm của Freud đã được khoa Tử Vi chứng nghiệm. Thật vậy, khi xét đến những là số của những vị chân tu chúng ta đều thấy hầu hết những lá số này đều có bóng dáng của Đào Hồng hay những dâm tinh khác. Điều này không có gì nghịch lý, kẻ chân tu vốn cũng đầy đủ thất tình lục dục như mọi người, có khi còn mạnh hơn, nhưng cái hay là họ đẩy tất cả những thất tình lục dục đó vào một chữ “không” biến tình dục thành tài năng, và được như vậy họ mới quán triệt được chữ “đạo”, rồi mới hiểu được chữ “ngộ” là gì.
2. Là người có cuộc sống buông thả, phóng khoáng. Họ dùng những thành qủa, giai cấp mà họ đạt được trong xã hội đễ biện minh cho quan niệm sống của họ. Và trên thương trường, đây cũng là người đàn bà không thua sút ai, mà cả trong cuộc chơi, họ cũng là người dám bỏ ngàn vàng để mua lấy trận cười làm vui…Đó chính là mẫu người đàn bà mà chúng ta thường gọi là “đàn bà dễ có mấy ai”
Giai cấp xã hội của thời phong kiến xa xưa được xếp hạng thứ tự Sĩ, Nông, Công, Thương. Kinh doanh thương mại được đứng vào hàng thú tư. Nhưng thật sự thì ai cũng hiểu một quan niệm, gần như là một định luật đó là “phi thương bất phú”. Khoa Tử Vi cũng đề cập đến những mẫu người của thương trường, trong đó có mẫu người Cự Cơ Mão Dậu, là một trong những mẫu người doanh thương mà chúng ta khảo sát sau đây. Cự Môn là một bắc đẩu tinh, thuộc hành Thủy. Có lẽ hành Thủy khiến cho Cự Môn trở nên uyển chuyển theo hoàn cảnh, “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” Cự Môn đắc địa đi với những võ tinh thì sẽ hỗ trợ cho võ tinh thêm mạnh mẽ để phát về võ nghiệp. nếu đi với những sao văn tinh thì sẽ thành công trong lãnh vực văn học, nghệ thuật, nếu đi với những sao có khuynh hướng về kinh doanh thì sẽ trở thành những tay kinh doanh cự phách, và tương tự, khi đi với dâm tinh thì Cự Môn rất buông thả.
Cự Môn miếu địa ở Mão Dậu, vượng địa ở Tý Ngọ Dần, đắc địa ở Thân và Hợi, hãm ở Thìn Tuất Sửu Mùi, Tỵ. Mặc dù bị xếp hạng là ám tinh nhưng Cự Môn miếu vượng thủ Mệnh là người thông minh và nhân hậu. Cự hãm thì thật sự đúng với biệt danh là ám tinh. Cự Môn là biểu tượng của cái miệng, của lời ăn tiếng nói…cho nên khi đắc địa thì khéo ăn nói, có tài hùng biện, có khả năng thuyết phục người. Nhưng nếu hãm thì lời nói thiếu suy nghĩ, dễ mất lòng người và dễ bị tai tiếng thị phi, đôi lúc còn đưa đến tai họa cũng vì cái miệng của mình thiếu thận trọng. Với bản tính bất nhất như đã nói trên, may mắn cho Cự Môn tại hai vị trí miếu địa Mão Dậu, ám tinh này gặp được thiện tinh Thiên Cơ, thuộc nam đẩu tinh, hành Mộc.
Và Thiên Cơ cũng góp một phần bản chất vào mẫu người doanh thương Cự Cơ Mão Dậu này. Thiên Cơ miếu ở Thìn Tuất Mão Dậu, vượng ở Tỵ, Thân, đắc ở Tí Ngọ Sửu, hãm ở Dần Hợi. Thiên Cơ là một phúc thiện tinh cho nên dù hãm cũng không hề mất hết thiện tính của mình. Khi đắc địa, Thiên Cơ chỉ sự khéo léo về tay chân, sáng suốt về trí óc, có mưu trí nhưng lại xử sự nhân từ và cởi mở. Nếu ở vị trí miếu vượng thì chủ về phú quý, phúc thọ, và đặc biệt là có năng khiếu về kinh doanh. Như vậy, hai sao Cự Cơ cùng miếu tại Mão Dậu. Hành Thủy của Cự Môn càng sinh vượng cho hành Mộc của Thiên Cơ, hơn nữa, cũng tại vị trí này, Thiên Cơ đặc biệt có năng khiếu về kinh doanh, cho nên Cự Môn trở thành kẻ đồng hành rất tốt. Với bản tánh gan dạ, liều lĩnh, Cự Môn đã hỗ trợ Thiên Cơ mạnh mẽ trong lãnh vực này.
Người Cự Cơ Mãu Dậu là những người trong thương trường. Nhưng chúng ta cần phân biệt lãnh vực hoạt động của đôi bên. Người Tham Vũ Đồng Hành thường hoạt động trong lãnh vực kỹ nghệ chuyên môn v.v… Còn người Cự Cơ Mão Dậu không chuyên về một lãnh vực nào cả, có thể là ngành hàng tiêu dùng, có thể là những sản phẩm về văn học nghệ thuật v.v…Hay nói một cách khác là bản tính uyển chuyển của Cự Môn, cho nên những sao đi kèm với Cự Cơ sẽ quyết định đương số sẽ kinh doanh trong lãnh vực nào. Ví dụ: Mệnh ở Mão hay Dậu có Cự Cơ với Hổ Tuế Phù, thì đây là những người có năng khiếu về luật pháp, những nhà làm luật, những quan tòa hay những danh sư danh tiếng, và chắc chắn những tổ hợp luật sư sẽ là những lãnh vực kinh doanh của họ. Mệnh ở Mão Dậu có Cự Cơ thêm Xương Khúc, Khôi Việt, Khoa, Tấu là người có năng khiếu về văn học, nghệ thuật, cho nên khi vào đường kinh doanh thì lãnh vực hoạt động thường là những nhà xuất bản sách, báo chí, nhạc, hay phim… Mệnh ở Mão Dậu có Cự Cơ thêm Tả Hữu, Lộc, Hình, Y, Quang, Qúy là người kinh doanh trong các ngành y dược học. Nhỏ thì là phòng mạch, một pharmacy, lớn thì một clinic, một bệnh viện, một viện bào chế dược phẩm…
Nhưng cách Cự Cơ Mão Dậu cũng chỉ mới là giới tiểu thương, nếu muốn kinh doanh với tầm vóc lớn thì phải có thêm Song Hao mới gọi là đắc cách Chúng Thủy Triều Đông, có nghĩa là tất cả các dòng sông đều chảy về hướng Đông. Khi nói về cách Song Hao ở Mão Dậu, chúng ta thấy có hai nguyên nhân. Đầu tiên là do địa thế của nước Trung Hoa, tất cả những dòng sông đều chảy về hướng Đông, cho nên cổ thi có câu: “tự cổ nhân sinh thường hận, thủy thường đông” có nghĩa là từ xưa đến nay người đời ai mà không ôm một mối hận lòng, điều này cũng tự nhiên như dòng sông chảy về hướng Đông. Song Hao thuộc hành Thủy, lại được hành Kim của cung Dậu tương sinh, cho nên nguồn nước sẽ được dồi dào bất tận. Trong thiên nhiên, nước là biểu tượng của tiền bạc. Song Hao lại là biểu tượng của số nhiều. Những dòng sông từ Dậu là phương Tây, chảy về Mão là phương Đông, khiến cho hành Mộc của Thiên Cơ được hưng thịnh, và đây mới đúng là tầm vóc của mẫu người kinh doanh Cự Cơ Mão Dậu. Cũng vì thế mà Mệnh an tại Mão tốt hơn ở Dậu, tốt nhất đối với những tuổi Ất, Tân, Kỷ và Bính, những tuổi này sẽ đạt phú quý một cách dễ dàng hơn những tuổi khác.
Nếu Mệnh ở Dậu, thì đương số cũng là người kinh doanh mà trở nên giàu có, nhưng càng giàu thì tuổi thọ càng giảm: “Cự Cơ Dậu, thượng hóa cát dã Túng hữu tài quan, dã bất chung” Nhưng Cự Cơ Mão Dậu đắc cách Chúng Thủy Triều Đông thì lại có người cho rằng Cự Cơ đã gặp Song Hao thì chớ nên có Hóa Lộc mà bị phá cách. Lý do quan điểm này cho rằng Hóa Lộc hành Thổ, khắc với hành thủy của Song Hao khiến cho Thiên Cơ thiếu nước. Lý luận này xét ra không được ổn vì cũng có nhiều sao khác thuộc hành Thổ như Lộc Tồn, tại sao chỉ áp dụng cho Hóa Lộc mà thôi? “Song Hao Mão Dậu ái ngộ Cự Cơ, tối hiềm Hóa Lộc” Thật ra Song Hao ở Mão Dậu kỵ với Hóa Lộc không phải nguyên nhân chính là do sự sinh khắc của ngũ hành mà là do ý nghĩa của Song Hao mà ra. Hao là hao tốn, tiêu hao. Với ý nghĩa đó cho nên Hóa Lộc, Lộc Tồn không nên gặp Hao, nếu gặp thì khác nào mang tiền thả trôi theo dòng nước. Tóm lại, Mệnh ở Mão Dậu có Cự Cơ + Song Hao + Hóa Lộc hay Lộc Tồn thì đương số cũng là ra tiền một cách dễ dàng, nhưng tiền vào tay mặt thì ra tay trái.
Đối với nữ phái, Mệnh ở Mão Dậu có Cự Cơ là người đàn bà có tay làm ăn buôn bán, trên thương trường đương số không thua gì những đấng mày râu. Tuy nhiên, một Thiên Cơ hiền lành không thể trói buộc nổi Cự Môn với bản tánh liều lĩnh, phóng khoáng. Cự Môn dù miếu vượng cũng có điều bất lợi cho phái nữ bởi vì Cự Môn là cái miệng, là lời ăn tiếng nói, là khẩu thiệt thị phi, khắc khẩu, vợ chồng xa nhau thì thương nhớ, gần nhau thì cãi vã suốt ngày…Cho nên đàn bà có Cự Môn thủ Mệnh hay Thân thì bên ngoài giỏi, tháo vát nhưng bên trong gia đạo thường vẫn có điều không ổn, ít nhiều hạnh phúc gia đình bị những đám mây đen của Cự Môn lãng vãng đâu đó. Đó chính là nguyên nhân khiến cho Cự Môn phải mang danh là ám tinh. Nhưng nếu dùng lăng kính của Freud mà chiếu rọi cho tận cùng, thì một phần chính cũng vì đàn bà Cự Cơ Mão Dậu có khá nhiều tham vọng và khuynh hướng tình dục rất mạnh mẽ. Với bản chất đặc biệt đó chúng ta thấy có hai mẫu người đàn bà Cự Cơ Mão Dậu:
1. Họ có thể che dấu hay dồn nén khuynh hướng tình dục của mình thành những tham vọng trên lãnh vực làm ăn kinh doanh của họ, và đây chính là con đường mà Freud gọi là “tình dục thăng hoa thành tài năng” Trong những trường hợp tương tự như thế, chúng ta mới thấy quan điểm của Freud đã được khoa Tử Vi chứng nghiệm. Thật vậy, khi xét đến những là số của những vị chân tu chúng ta đều thấy hầu hết những lá số này đều có bóng dáng của Đào Hồng hay những dâm tinh khác. Điều này không có gì nghịch lý, kẻ chân tu vốn cũng đầy đủ thất tình lục dục như mọi người, có khi còn mạnh hơn, nhưng cái hay là họ đẩy tất cả những thất tình lục dục đó vào một chữ “không” biến tình dục thành tài năng, và được như vậy họ mới quán triệt được chữ “đạo”, rồi mới hiểu được chữ “ngộ” là gì.
2. Là người có cuộc sống buông thả, phóng khoáng. Họ dùng những thành qủa, giai cấp mà họ đạt được trong xã hội đễ biện minh cho quan niệm sống của họ. Và trên thương trường, đây cũng là người đàn bà không thua sút ai, mà cả trong cuộc chơi, họ cũng là người dám bỏ ngàn vàng để mua lấy trận cười làm vui…Đó chính là mẫu người đàn bà mà chúng ta thường gọi là “đàn bà dễ có mấy ai”
Được cảm ơn bởi: tuvi123, dàohoamộcdục
TL: CUỘC ĐỜI VÀ SỐ MỆNH
MẪU NGƯỜI ĐA TÀI ĐA NĂNG
Chúng ta vẫn thấy những người tuy sống trong một hoàn cảnh thoải mái, một cuộc sống tương đối đầy đủ nhưng nét mặt của họ lúc nào cũng có sự tư lự, một nét suy tư nào đó, hay phảng phất trên mặt một thoáng buồn miên man như người đang ôm một nỗi niềm tâm sự sâu kín. Khoa Tử Vi, những người này thường cung Mệnh của họ đều có Tang Môn hoặc Bạch Hổ tọa thủ, và chúng ta gọi là mẫu người Tang Hổ. Hai sao Tang Môn, Bạch Hổ là hai bại tinh trong nhóm lục bại. Tuy là hai bại tinh, nhưng người Tang Hổ không phải là người bất tài vô tướng theo cái ý nghĩa mà chúng ta vừa nói đến. Ngược lại, có rất nhiều người đã thành danh cũng nhờ vào hai sao Tang Hổ. Tang Môn thuộc hành Mộc. Bạch Hổ thuộc hành Kim, cả hai đắc địa tại Dần Thân Mão Dậu. hai sao này lúc nào cũng đi đôi với nhau ở vị trí xung chiếu. Tang Hổ đắc địa thủ mệnh là người gan dạ, cương quyết và ngay thẳng. Người Tang Hổ có đủ sự gan lì để thử thách với nghịch cảnh. Khả năng đó có thể xem như ông Trời dành riêng cho họ vì cuộc đời của những người này kể từ lúc lột lòng mẹ thì sự thử thách dành cho họ đã chờ sẳn rồi. Người Tang Hổ thường chịu cảnh mồ côi từ lúc còn bé, nếu không thì tuổi thơ ấu cũng phài chịu cảnh xa cha mẹ, gia đình ly tán, thiếu tình thương và sự đùm bọc của cha mẹ, anh chị. Phải chăng vì vậy mà người Tang Hổ luôn có một nét buồn sâu kín trên khuôn mặt, và nét buồn này sâu đậm nhất trong khoảng thời gian của tuổi thanh xuân tức là khoảng tiền vận rồi sau đó sẽ phai nhạt dần. Để bù trừ cho những bất hạnh đó, người có Tang Hổ đắc địa là người đa tài đa năng, đa hiệu. Tuy tính tình cương quyết và đôi khi trở thành ương ngạnh, nhưng họ là người quyền biến và có khả năng giải quyết công việc cho thích ứng với hoàn cảnh. Năng khiếu nổi bậc nhất của họ là sự suy luận và phán đoán rất sắc bén.
Đó chính là yếu tố căn bản cho khả năng hùng biện cũng như khả năng thuyết phục người khác. Vì vậy, những lãnh vực về chính trị, ngoại giao và luật pháp đều là những sở trường của người Tang Hổ. Trong trường hợp Tang Hổ hãm địa thủ mệnh thì cuộc đời luôn gặp nhiều nghịch cảnh đau thương, ngang trái. Nếu không làm những ngành nghề liên quan như cảnh sát, toà án, luật sư…thì dễ vướng vào vòng tù tội và tuổi thọ cũng ngắn ngủi. Về vấn đề bệnh tật, nói chung cả nam lẫn nữ, dù đắc hay hãm, người Tang Hổ thường hay bị đau ốm bệnh tật, nhất là những bệnh về xương, máu như cao huyết áp, mỡ trong máu…Riêng với nữ mệnh thì nét mặt u sầu, chưa lập gia đình thì tình duyên trắc trở, lận đận, khi có gia đình rồi lại khắc chồng khắc con, nếu gặp thêm Thiên Riêu thì mức độ hình khắc có thể thành sát phu. Cho nên nếu lập gia đình muộn cũng có thể chế giải được phần nào. Nữ mệnh Tang Hổ thì vấn đề sinh nở thường hay gặp khó khăn, khi có con thì lại khổ vì con cái và dễ mắc những bệnh về các bộ phận sinh sản như tử cung, buồng trứng…Ngoài ra, người Tang Hổ, dù nam hay nữ, lúc còn trẻ không có tay nuôi súc vật, phải vào trung vận thì đặc tính này mới giảm dần. Mệnh an tại Dần có Bạch Hổ là cách Hổ Cư Hổ Vị là cọp trong rừng sâu. Đây chỉ người có tài, có địa vị, quyền uy, và thường phát về võ nghiệp. Mệnh an tại Mão có Bạch Hổ là cách Hổ Xuất Sơn Lâm. Cung Mão thuộc phương đông, là thời gian của bình minh, là thời điểm bắt đầu của một ngày, ánh mặt trời vừa rực rỡ, biểu tượng cho một vận hội tốt đẹp đang chờ đón.
Cho nên, người đắc cách này, cuộc đời thường hay gặp được những may mắn đưa đến sự thành công dễ dàng. Bạch Hổ ở hai vị trí Mão Dậu còng gọi là cách “tứ phương củng phục anh hùng” ý nói những người có khả năng lãnh đạo, thâu phục được anh hùng hào kiệt bốn phương. Người mệnh an tại Dậu có Bạch Hổ là cách Hổ Khiếu Tây Phương. Cung Dậu thuộc phương Tây, là thời gian của hoàng hôn vì vậy có người cho rằng Bạch Hổ ở Dậu không tác hại vì đó là lúc cọp đã ăn no nên vào sâu trong rừng mà ngủ. Theo ý của người viết thì hai chữ Tây Phương hàm ý là “cõi Phật” Khiếu Tây Phương là hướng về phương Tây là lạy, cũng có nghĩa là có lòng hướng Phật. Người có cách này là người có tánh tình nhân hậu và thường có khuynh hướng tôn giáo mạnh mẽ. Chỉ nói riêng về lĩnh vực tâm linh, thì người Bạch Hổ Khiếu Tây Phương có phần nào giống người Tử Tham Mão Dậu. Trong hai sao Tang Hổ thì Bạch Hổ có tầm ảnh hưởng đáng kể hơn Tang Môn. Ví dụ như Bạch Hổ đi với Tấu Thư (Hổ Tấu) có nghĩa là Hổ mang hòm sách, chỉ người có số khoa bảng, học rộng hiểu nhiều. Bạch Hổ gặp Phi Liêm (Phi Hổ) như Hổ mọc thêm cánh, cách này giống như Phi Mã, chỉ những người thường gặp được các vận hội may mắn đưa đến sự thành công rất dễ dàng trong cuộc đời. Hạn gặp Phi Hổ hay Phi Mã là vận may đang đến, nếu dự tính điều gì thì nên mạnh dạn xúc tiến, thi cử sẽ đỗ đạt, tìm việc làm sẽ được như ý, có việc rồi thì sẽ được thăng chức thăng lương… Bạch Hổ cũng là một trong Tứ Linh (Long Phượng Hổ Cái) Mệnh, Quan, Phúc, Di đắc Tứ Linh thì đường công danh thuận lợi và có địa vị trong xã hội. Bộ Tứ Linh cũng chế giải được phần nào những tai họa do các hung sát tinh gây ra. Hạn Tứ Linh là cơ hội tốt cho vấn đề công danh. Bạch Hổ và Thiên Hình hay Kình Dương đồng cung thủ Mệnh là cách “hổ hàm kiếm” = Hổ ngậm kiếm, chỉ người gan dạ, oai dũng, có tư cách và chí khí, nếu có thêm những võ tinh hội họp thì đường binh nghiệp sẽ phát rất nhanh. Tang Hổ cũng là những sao lưu, cho nên hạn có Tang Hổ, gặp Lưu Tang, Lưu Hổ là có tang trong hạn đó. Tang Hổ nhập hạn gặp Khốc Hư cũng cùng một ý nghĩa. Ngoài việc có tang, hạn gặp Tang Hổ cũng nên đề phòng tai nạn và bệnh tật, nhất là những chứng bệnh về máu huyết và bệnh về xương như đau khớp, rỗng xương… Đàn bà lúc có thai và sinh nở mà hạn gặp Tang Hổ cũng nên đề phòng việc sinh khó hoặc hư thai. “Nam nhân Tang Hổ hữu tài uyên bác Nữ mệnh Hổ Riêu đa sự qủa ưu” Hai câu trên có thể dùng để tóm lược những nét đặc thù của mẫu người Tang Hổ: đàn ông Tang Hổ thì đa tài đa năng. Đàn bà Tang Hổ tình duyên ngang trái, gia đạo buồn phiền.
Chúng ta vẫn thấy những người tuy sống trong một hoàn cảnh thoải mái, một cuộc sống tương đối đầy đủ nhưng nét mặt của họ lúc nào cũng có sự tư lự, một nét suy tư nào đó, hay phảng phất trên mặt một thoáng buồn miên man như người đang ôm một nỗi niềm tâm sự sâu kín. Khoa Tử Vi, những người này thường cung Mệnh của họ đều có Tang Môn hoặc Bạch Hổ tọa thủ, và chúng ta gọi là mẫu người Tang Hổ. Hai sao Tang Môn, Bạch Hổ là hai bại tinh trong nhóm lục bại. Tuy là hai bại tinh, nhưng người Tang Hổ không phải là người bất tài vô tướng theo cái ý nghĩa mà chúng ta vừa nói đến. Ngược lại, có rất nhiều người đã thành danh cũng nhờ vào hai sao Tang Hổ. Tang Môn thuộc hành Mộc. Bạch Hổ thuộc hành Kim, cả hai đắc địa tại Dần Thân Mão Dậu. hai sao này lúc nào cũng đi đôi với nhau ở vị trí xung chiếu. Tang Hổ đắc địa thủ mệnh là người gan dạ, cương quyết và ngay thẳng. Người Tang Hổ có đủ sự gan lì để thử thách với nghịch cảnh. Khả năng đó có thể xem như ông Trời dành riêng cho họ vì cuộc đời của những người này kể từ lúc lột lòng mẹ thì sự thử thách dành cho họ đã chờ sẳn rồi. Người Tang Hổ thường chịu cảnh mồ côi từ lúc còn bé, nếu không thì tuổi thơ ấu cũng phài chịu cảnh xa cha mẹ, gia đình ly tán, thiếu tình thương và sự đùm bọc của cha mẹ, anh chị. Phải chăng vì vậy mà người Tang Hổ luôn có một nét buồn sâu kín trên khuôn mặt, và nét buồn này sâu đậm nhất trong khoảng thời gian của tuổi thanh xuân tức là khoảng tiền vận rồi sau đó sẽ phai nhạt dần. Để bù trừ cho những bất hạnh đó, người có Tang Hổ đắc địa là người đa tài đa năng, đa hiệu. Tuy tính tình cương quyết và đôi khi trở thành ương ngạnh, nhưng họ là người quyền biến và có khả năng giải quyết công việc cho thích ứng với hoàn cảnh. Năng khiếu nổi bậc nhất của họ là sự suy luận và phán đoán rất sắc bén.
Đó chính là yếu tố căn bản cho khả năng hùng biện cũng như khả năng thuyết phục người khác. Vì vậy, những lãnh vực về chính trị, ngoại giao và luật pháp đều là những sở trường của người Tang Hổ. Trong trường hợp Tang Hổ hãm địa thủ mệnh thì cuộc đời luôn gặp nhiều nghịch cảnh đau thương, ngang trái. Nếu không làm những ngành nghề liên quan như cảnh sát, toà án, luật sư…thì dễ vướng vào vòng tù tội và tuổi thọ cũng ngắn ngủi. Về vấn đề bệnh tật, nói chung cả nam lẫn nữ, dù đắc hay hãm, người Tang Hổ thường hay bị đau ốm bệnh tật, nhất là những bệnh về xương, máu như cao huyết áp, mỡ trong máu…Riêng với nữ mệnh thì nét mặt u sầu, chưa lập gia đình thì tình duyên trắc trở, lận đận, khi có gia đình rồi lại khắc chồng khắc con, nếu gặp thêm Thiên Riêu thì mức độ hình khắc có thể thành sát phu. Cho nên nếu lập gia đình muộn cũng có thể chế giải được phần nào. Nữ mệnh Tang Hổ thì vấn đề sinh nở thường hay gặp khó khăn, khi có con thì lại khổ vì con cái và dễ mắc những bệnh về các bộ phận sinh sản như tử cung, buồng trứng…Ngoài ra, người Tang Hổ, dù nam hay nữ, lúc còn trẻ không có tay nuôi súc vật, phải vào trung vận thì đặc tính này mới giảm dần. Mệnh an tại Dần có Bạch Hổ là cách Hổ Cư Hổ Vị là cọp trong rừng sâu. Đây chỉ người có tài, có địa vị, quyền uy, và thường phát về võ nghiệp. Mệnh an tại Mão có Bạch Hổ là cách Hổ Xuất Sơn Lâm. Cung Mão thuộc phương đông, là thời gian của bình minh, là thời điểm bắt đầu của một ngày, ánh mặt trời vừa rực rỡ, biểu tượng cho một vận hội tốt đẹp đang chờ đón.
Cho nên, người đắc cách này, cuộc đời thường hay gặp được những may mắn đưa đến sự thành công dễ dàng. Bạch Hổ ở hai vị trí Mão Dậu còng gọi là cách “tứ phương củng phục anh hùng” ý nói những người có khả năng lãnh đạo, thâu phục được anh hùng hào kiệt bốn phương. Người mệnh an tại Dậu có Bạch Hổ là cách Hổ Khiếu Tây Phương. Cung Dậu thuộc phương Tây, là thời gian của hoàng hôn vì vậy có người cho rằng Bạch Hổ ở Dậu không tác hại vì đó là lúc cọp đã ăn no nên vào sâu trong rừng mà ngủ. Theo ý của người viết thì hai chữ Tây Phương hàm ý là “cõi Phật” Khiếu Tây Phương là hướng về phương Tây là lạy, cũng có nghĩa là có lòng hướng Phật. Người có cách này là người có tánh tình nhân hậu và thường có khuynh hướng tôn giáo mạnh mẽ. Chỉ nói riêng về lĩnh vực tâm linh, thì người Bạch Hổ Khiếu Tây Phương có phần nào giống người Tử Tham Mão Dậu. Trong hai sao Tang Hổ thì Bạch Hổ có tầm ảnh hưởng đáng kể hơn Tang Môn. Ví dụ như Bạch Hổ đi với Tấu Thư (Hổ Tấu) có nghĩa là Hổ mang hòm sách, chỉ người có số khoa bảng, học rộng hiểu nhiều. Bạch Hổ gặp Phi Liêm (Phi Hổ) như Hổ mọc thêm cánh, cách này giống như Phi Mã, chỉ những người thường gặp được các vận hội may mắn đưa đến sự thành công rất dễ dàng trong cuộc đời. Hạn gặp Phi Hổ hay Phi Mã là vận may đang đến, nếu dự tính điều gì thì nên mạnh dạn xúc tiến, thi cử sẽ đỗ đạt, tìm việc làm sẽ được như ý, có việc rồi thì sẽ được thăng chức thăng lương… Bạch Hổ cũng là một trong Tứ Linh (Long Phượng Hổ Cái) Mệnh, Quan, Phúc, Di đắc Tứ Linh thì đường công danh thuận lợi và có địa vị trong xã hội. Bộ Tứ Linh cũng chế giải được phần nào những tai họa do các hung sát tinh gây ra. Hạn Tứ Linh là cơ hội tốt cho vấn đề công danh. Bạch Hổ và Thiên Hình hay Kình Dương đồng cung thủ Mệnh là cách “hổ hàm kiếm” = Hổ ngậm kiếm, chỉ người gan dạ, oai dũng, có tư cách và chí khí, nếu có thêm những võ tinh hội họp thì đường binh nghiệp sẽ phát rất nhanh. Tang Hổ cũng là những sao lưu, cho nên hạn có Tang Hổ, gặp Lưu Tang, Lưu Hổ là có tang trong hạn đó. Tang Hổ nhập hạn gặp Khốc Hư cũng cùng một ý nghĩa. Ngoài việc có tang, hạn gặp Tang Hổ cũng nên đề phòng tai nạn và bệnh tật, nhất là những chứng bệnh về máu huyết và bệnh về xương như đau khớp, rỗng xương… Đàn bà lúc có thai và sinh nở mà hạn gặp Tang Hổ cũng nên đề phòng việc sinh khó hoặc hư thai. “Nam nhân Tang Hổ hữu tài uyên bác Nữ mệnh Hổ Riêu đa sự qủa ưu” Hai câu trên có thể dùng để tóm lược những nét đặc thù của mẫu người Tang Hổ: đàn ông Tang Hổ thì đa tài đa năng. Đàn bà Tang Hổ tình duyên ngang trái, gia đạo buồn phiền.
Được cảm ơn bởi: tuvi123, dàohoamộcdục
TL: CUỘC ĐỜI VÀ SỐ MỆNH
Con người từ khi bước chân vào đời ai cũng hăm hở, lạc quan và đầy lòng tự tin. Ở vào cái tuổi mà người ta gọi là “Tam Thập Nhị Lập” ít có ai nghĩ đến hai chữ “số mệnh”. Nhưng dần dần khi đã va chạm với cuộc sống, trải qua một vài lần thất bại đổ vỡ ... thì lúc đó mới bắt đầu thấm mệt mới bắt đầu hiểu ý của Nguyễn Du, “có tài mà cậy chi tài” hoặc có phần khắt khe và hoàn toàn ràng buộc vào cái ý niệm “thiên mệnh” là “bởi số, chạy đâu cho khỏi số?” Tin hay không tin, tin ít hay nhiều, mức độ tin tưởng sẽ tỷ lệ theo tuổi đời, và có thể tin sớm hay tin muộn vào hai chữ “số mệnh” thì cũng còn tùy thuộc đường đời của mỗi người, là con đường đầy hoa lá hay sỏi đá chông gai? Và người Á Đông của chúng ta cho rằng, vào khoảng lứa tuổi 40, có thể gọi là khoảng đời mà con người đã “tận nhân lực” cho nên có thể bắt đầu “tri thiên mệnh” Như vậy biết số để làm gì? Và biết số rồi có cải được hay không? Vấn đề đầu tiên, biết số để làm gì, biết số có lợi ích gì không, là những điều có thể có câu trả lời tương đối dễ dàng. Có người nói rằng: - Tôi không bao giờ xem Tử Vi, biết rồi thêm buồn thêm lo mà thôi. Khi nói như vậy, họ đã hàm ý tin rằng mỗi người đều có số mệnh, và ít nhiều họ đã thấy hay cảm thấy được cuộc đời của họ không có gì lạc quan lắm, cho nên chấp nhận một cuộc sống “đến đâu hay đến đó” biết trước chỉ thêm lo nghĩ mà không làm được gì để thay đổi. Nhóm người này rất ít và mang cái tâm trạng của loài đà điểu, sợ thì chui đầu xuống đất cát, còn hầu hết đều muốn biết số của mình như thế nào. Và những người này lại có hai quan niệm, một thụ động và một chủ động. Những người thụ động là khi biết số của mình rồi thì thôi, phó mặc cho số như “thuyền đời mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu” ngược lại, những người có quan niệm chủ động thì họ tin vào số, dựa vào số, nương theo số để tránh hết những trở ngại mà họ đã biết trước. Đây chưa phải là một hình thức cải số mà chúng ta sẽ đề cập đến. Có thể nói đây là một hình thức tích cực của sự cải số, biết số và làm đúng với số cũng là một cách giúp chúng ta tránh được phần nào trở ngại, có thể là những trở ngại nhỏ nhặt, nhưng cũng có thể là những nguyên nhân đưa đến những sự thất bại to lớn. Ví dụ, người Mệnh Vô Chính Diệu, nếu biết số của người VCD là không nên đứng mũi chịu sào, có nghĩa là nếu trong quân đội thì không nên giữ chức vị trưởng, dù lớn hay nhỏ, hoặc bên hành chánh thì không nên giữ những chức vụ như trưởng phòng, giám đốc v.v… hoặc trong lãnh vực làm ăn kinh doanh thì không nên là người ra mặt điều hành. Một ví dụ khác, người làm ăn mua bán nếu biết hạn của mình năm nay không tốt thì họ chỉ giữ cơ sở của họ như cũ chứ không bỏ công bỏ của để khuếch trương phát triển rồi chuốc lấy sự thất bại lỗ lã.
Còn ngược lại, nếu biết là hạn tốt, họ sẽ mạnh dạn mạo hiểm hơn mà vẫn gặt hái được những thành qủa như ý. Và trên khía cạnh tiêu cực, nếu mình biết trước số mình nghèo, tình duyên mình lận đận, con cái mình sẽ hư hỏng, về già mình sẽ cô đơn lẻ bóng v.v... thì ít ra mình đã biết, đã ít nhiều có sự chuẩn bị về tâm lý. Khi sự việc xảy đến, những ảnh hưởng về tinh thần sẽ có phần nhẹ nhàng, có thể chịu đựng được và có thể vượt qua dễ dàng hơn là trường hợp bất ngờ. Đi xa hơn, bậc làm cha mẹ nếu biết được số mệnh là một điều rất hữu ích trong vấn đề giúp đỡ con cái của mình. Mặc dù chúng ta vẫn nói, không ai hiểu con cái bằng cha mẹ, nhưng thật ra sự hiểu biết của cha mẹ về con cái rất hạn hẹp. Ngoài tính tình và những sở thích hiện tại, có nghĩa là đang trong lứa tuối đó của mỗi đứa con, thì cha mẹ không thể nào nhìn thấy được những biến chuyển và những thay đổi trong tương lai của mỗi đứa con của mình. Nhưng khoa Tử Vi có thể nhìn thấy được những điều đó và giúp cho cha mẹ hiểu rõ năng khiếu, sở trường, sở đoản của mỗi đứa con để hướng dẫn con cái chọn ngành mà học, chọn nghề mà làm. Nói chung, nếu cha mẹ có thể nhìn thấy trước cuộc đời của con mình, sung sướng hay cực khổ, may mắn hay gian truân, tình cảm được hạnh phúc hay lận đận, thì ít ra cha mẹ cũng có sự bù đắp trước về mặt tâm lý giúp cho con cái khỏi bị ngỡ ngàng và thất vọng khi phải đối diện với nghịch cảnh của đời mình. Trên một phương diện khác, biết số là một yếu tố hữu ích cho thuật dùng người.
Ba chữ “thuật dùng người” không hẳn mình phải là một cấp lãnh đạo, chỉ huy v.v… nhưng trong vấn đề hợp tác làm ăn với nhau, biết rõ người hợp tác với mình cũng là một điều quan trọng. Hoặc trong vấn đề giao thiệp của cuộc sống hằng ngày, biết số giúp mình biết người và khỏi lầm người thì cũng tránh được sự ân hận về sau. Những điều vừa nêu trên đề cập vấn đề chúng ta biết số và thuận theo số, như vậy biết số rồi, chúng ta có cải số được hay không? Đối nghịch lại với quan niệm “thiên mệnh” là quan niệm “nhân định thắng thiên” Nhân sinh quan này phản ảnh phần nào khả năng tự tôn của con người, sự phấn đấu là tự tin của những tâm hồn lạc quan. Trong những bộ môn Khoa Học Huyền Bí thì môn Phong Thủy, Tướng Mệnh, và Tử Vi Đẩu Số đều đề cập đến phần nhân định, có nghĩa là con người có phần nào chủ động trong số mệnh của họ, chỉ khác nhau ở chỗ mức độ mà con người có thể cùng tạo hoá dự phần vào sự thay đổi số phận của mình. Nói như vậy là chúng ta đã sớm có câu trả lời, con người có thể cải số được nhưng rất hạn hẹp và chỉ ở một mức độ nào đó thôi chứ không thể nào thay đổi, lật ngược lại cả 180 độ. Trong những môn vừa nêu trên thì khoa Phong Thủy có thể sửa đổi một cách dễ dàng nhất vì đối tượng của Phong Thủy là nhà ở, cơ sở thương mại hay mộ phần. Về khoa Tướng Mệnh, sự sửa đổi không thể nhờ vào khoa thẩm mỹ mà chỉ đặt trên yếu tố cái tâm của con người, “tướng tùy tâm sinh” Và khoa Tử Vi mà chúng ta đề cập ở đây chỉ dẫn cho chúng ta những trường hợp và phương cách cải số nhưng xét ra cũng rất hạn chế và kết qủa của cuộc cải số này vẫn còn ràng buộc chặt chẽ vào những yếu tố quan trọng mà con người khó lòng kiểm chứng được, đó là phúc đức của mỗi người. Khi nói phúc đức của mỗi người chúng ta đã hiểu rằng phúc đức tạo được do chính bản thân mình tạo ra và phúc đức mà mình thừa hưởng được từ cha mẹ, ông bà hay nói chung là của dòng họ. Như vậy, chúng ta đã nói biết số và thuận theo số cũng là một hình thức cải số nhưng tiêu cực.
Còn những cách cải số tích cực hơn nhưng cũng rất hạn hẹp, ví dụ, một vài trường hợp thấy trong các sách Tử Vi như nếu một đứa con nào đó có số khắc với cha mẹ thì đứa con ấy sẽ bị đau ốm, bệnh tật hoặc là có thể từ khi sinh ra đứa con này, cha mẹ của nó thường hay gặp những chuyện không may như mất việc, làm ăn thua lỗ v.v…Trong trường hợp này, cách hóa giải là cho đứa con ở với ông bà nội/ngoại, hay chú bác cô dì… Cách hóa giải của khoa Tử Vi thoạt nghe thì có vẻ dễ dàng nhưng thực tế thì đây là một vấn đề rất tế nhị. Có cha mẹ nào sinh con ra mà không muốn chính tay mình nuôi con. ở đây chưa nói đến sự ảnh hưởng sâu xa về tâm lý sau này của đứa bé. Tuy vậy, nếu làm được thì đổi lại sự bình yên cho cả hai bên, cha mẹ và con cái. Một ví dụ khác như đối với những người con gái mà khoa Tử Vi gọi là “cao số” hoặc có số hình khắc với chồng con, nặng nề hơn là số sát phu thì những lời khuyên thông thường là không nên cử hành đám cưới hỏi linh đình, mà càng nên đơn giản, càng lặng lẽ âm thầm càng tốt. Tùy theo mức độ khắc sát nặng nhẹ, hoặc lễ cưới không đốt đèn long phụng, không rướt dâu, hoặc có thể ở mức độ là cô dâu lặng lẽ xách vali về nhà chồng, hay một hình thức khác mà chúng ta thường nghe nói là cưới chạy tang. Cưới chạy tang là trường hợp đôi bên chưa có ý định làm đám cưới, nhưng nếu trong gia đình hai bên có tang, thì đây cũng là một cơ hội hóa giải sự khắc sát nặng nề, những giọt nước mắt ngày sau khóc chồng thì nay đã đổ xuống cho tang sự. Như vậy, đối với khoa Tử Vi, chúng ta có thể cải số, nhưng chỉ ở một mức độ nào đó và cũng giới hạn trong một vài lãnh vực. Việc cải số đối với khoa Tử Vi vẫn đặt căn bản trên quan niệm phúc đúc là chính yếu, đức năng thắng số. Cái yếu tố phúc đức này có được hay không là tùy ở cái tâm, cái tánh và hành động của mỗi cá nhân. Ví dụ như một giai đoạn về đức năng thắng số là một cậu bé được ông thầy coi số và nói với cha mẹ cậu ta sẽ không sống qúa tuổi 17. Một ngày tình cờ đi qua con suối, cậu bé thấy tổ kiến có hàng ngàn con kiến đang bị cuốn trôi theo dòng nước. Cậu bé can đảm lội xuống suối để cứu tổ kiến. Và cha mẹ đã ngạc nhiên khi thấy cậu vẫn sống qua tuổi 17.
Còn thời Tam Quốc phân tranh, Khổng Minh Gia Cát Lượng, trên thông thiên văn, dưới rành địa lý, làm phép cầm sao bổn mạng của mình để sống thêm vài năm nữa mà thất bại. Người xưa đã nói: “Nhất tướng công thành vạn cốt khô” Gia Cát Lượng vì phò tá nhà Hán mà đã ra tay đốt chết 10 vạn quân đằng giáp của Mạnh Hoạch trong cốt Hồ Lô, rồi đốt luôn 80 vạn quân Tào trên sông Xích Bích thì như vậy phúc đức còn đâu mà toan cải số? Tóm lại, những phương pháp cải số của khoa Tử Vi vừa giới hạn, vừa khó thực hiện. Một cách được xem là căn bản và áp dụng tổng quát là quan niệm “đức năng thắng số” Nhưng hai chữ phúc đức vừa khó đo lường, vừa có vẻ mơ hồ khiến cho con người đâm ra nghi ngờ và đưa đến những ý nghĩ có vẻ đùa giỡn nhưng cũng phần nào hàm ý sự hoài nghi như có câu “người ngay thường mắc nạn, kẻ ác lại sống lâu.” Và nếu đem cái triết lý qủa báo của nhà Phật thì lại đi vào một nghi vấn khác: đâu phải lúc nào cũng thấy “qủa báo nhãn tiền”? Nếu không “nhãn tiền” thì đến bao giờ? Đi xa quá sẽ làm lung lay niềm tin của con người.
Còn ngược lại, nếu biết là hạn tốt, họ sẽ mạnh dạn mạo hiểm hơn mà vẫn gặt hái được những thành qủa như ý. Và trên khía cạnh tiêu cực, nếu mình biết trước số mình nghèo, tình duyên mình lận đận, con cái mình sẽ hư hỏng, về già mình sẽ cô đơn lẻ bóng v.v... thì ít ra mình đã biết, đã ít nhiều có sự chuẩn bị về tâm lý. Khi sự việc xảy đến, những ảnh hưởng về tinh thần sẽ có phần nhẹ nhàng, có thể chịu đựng được và có thể vượt qua dễ dàng hơn là trường hợp bất ngờ. Đi xa hơn, bậc làm cha mẹ nếu biết được số mệnh là một điều rất hữu ích trong vấn đề giúp đỡ con cái của mình. Mặc dù chúng ta vẫn nói, không ai hiểu con cái bằng cha mẹ, nhưng thật ra sự hiểu biết của cha mẹ về con cái rất hạn hẹp. Ngoài tính tình và những sở thích hiện tại, có nghĩa là đang trong lứa tuối đó của mỗi đứa con, thì cha mẹ không thể nào nhìn thấy được những biến chuyển và những thay đổi trong tương lai của mỗi đứa con của mình. Nhưng khoa Tử Vi có thể nhìn thấy được những điều đó và giúp cho cha mẹ hiểu rõ năng khiếu, sở trường, sở đoản của mỗi đứa con để hướng dẫn con cái chọn ngành mà học, chọn nghề mà làm. Nói chung, nếu cha mẹ có thể nhìn thấy trước cuộc đời của con mình, sung sướng hay cực khổ, may mắn hay gian truân, tình cảm được hạnh phúc hay lận đận, thì ít ra cha mẹ cũng có sự bù đắp trước về mặt tâm lý giúp cho con cái khỏi bị ngỡ ngàng và thất vọng khi phải đối diện với nghịch cảnh của đời mình. Trên một phương diện khác, biết số là một yếu tố hữu ích cho thuật dùng người.
Ba chữ “thuật dùng người” không hẳn mình phải là một cấp lãnh đạo, chỉ huy v.v… nhưng trong vấn đề hợp tác làm ăn với nhau, biết rõ người hợp tác với mình cũng là một điều quan trọng. Hoặc trong vấn đề giao thiệp của cuộc sống hằng ngày, biết số giúp mình biết người và khỏi lầm người thì cũng tránh được sự ân hận về sau. Những điều vừa nêu trên đề cập vấn đề chúng ta biết số và thuận theo số, như vậy biết số rồi, chúng ta có cải số được hay không? Đối nghịch lại với quan niệm “thiên mệnh” là quan niệm “nhân định thắng thiên” Nhân sinh quan này phản ảnh phần nào khả năng tự tôn của con người, sự phấn đấu là tự tin của những tâm hồn lạc quan. Trong những bộ môn Khoa Học Huyền Bí thì môn Phong Thủy, Tướng Mệnh, và Tử Vi Đẩu Số đều đề cập đến phần nhân định, có nghĩa là con người có phần nào chủ động trong số mệnh của họ, chỉ khác nhau ở chỗ mức độ mà con người có thể cùng tạo hoá dự phần vào sự thay đổi số phận của mình. Nói như vậy là chúng ta đã sớm có câu trả lời, con người có thể cải số được nhưng rất hạn hẹp và chỉ ở một mức độ nào đó thôi chứ không thể nào thay đổi, lật ngược lại cả 180 độ. Trong những môn vừa nêu trên thì khoa Phong Thủy có thể sửa đổi một cách dễ dàng nhất vì đối tượng của Phong Thủy là nhà ở, cơ sở thương mại hay mộ phần. Về khoa Tướng Mệnh, sự sửa đổi không thể nhờ vào khoa thẩm mỹ mà chỉ đặt trên yếu tố cái tâm của con người, “tướng tùy tâm sinh” Và khoa Tử Vi mà chúng ta đề cập ở đây chỉ dẫn cho chúng ta những trường hợp và phương cách cải số nhưng xét ra cũng rất hạn chế và kết qủa của cuộc cải số này vẫn còn ràng buộc chặt chẽ vào những yếu tố quan trọng mà con người khó lòng kiểm chứng được, đó là phúc đức của mỗi người. Khi nói phúc đức của mỗi người chúng ta đã hiểu rằng phúc đức tạo được do chính bản thân mình tạo ra và phúc đức mà mình thừa hưởng được từ cha mẹ, ông bà hay nói chung là của dòng họ. Như vậy, chúng ta đã nói biết số và thuận theo số cũng là một hình thức cải số nhưng tiêu cực.
Còn những cách cải số tích cực hơn nhưng cũng rất hạn hẹp, ví dụ, một vài trường hợp thấy trong các sách Tử Vi như nếu một đứa con nào đó có số khắc với cha mẹ thì đứa con ấy sẽ bị đau ốm, bệnh tật hoặc là có thể từ khi sinh ra đứa con này, cha mẹ của nó thường hay gặp những chuyện không may như mất việc, làm ăn thua lỗ v.v…Trong trường hợp này, cách hóa giải là cho đứa con ở với ông bà nội/ngoại, hay chú bác cô dì… Cách hóa giải của khoa Tử Vi thoạt nghe thì có vẻ dễ dàng nhưng thực tế thì đây là một vấn đề rất tế nhị. Có cha mẹ nào sinh con ra mà không muốn chính tay mình nuôi con. ở đây chưa nói đến sự ảnh hưởng sâu xa về tâm lý sau này của đứa bé. Tuy vậy, nếu làm được thì đổi lại sự bình yên cho cả hai bên, cha mẹ và con cái. Một ví dụ khác như đối với những người con gái mà khoa Tử Vi gọi là “cao số” hoặc có số hình khắc với chồng con, nặng nề hơn là số sát phu thì những lời khuyên thông thường là không nên cử hành đám cưới hỏi linh đình, mà càng nên đơn giản, càng lặng lẽ âm thầm càng tốt. Tùy theo mức độ khắc sát nặng nhẹ, hoặc lễ cưới không đốt đèn long phụng, không rướt dâu, hoặc có thể ở mức độ là cô dâu lặng lẽ xách vali về nhà chồng, hay một hình thức khác mà chúng ta thường nghe nói là cưới chạy tang. Cưới chạy tang là trường hợp đôi bên chưa có ý định làm đám cưới, nhưng nếu trong gia đình hai bên có tang, thì đây cũng là một cơ hội hóa giải sự khắc sát nặng nề, những giọt nước mắt ngày sau khóc chồng thì nay đã đổ xuống cho tang sự. Như vậy, đối với khoa Tử Vi, chúng ta có thể cải số, nhưng chỉ ở một mức độ nào đó và cũng giới hạn trong một vài lãnh vực. Việc cải số đối với khoa Tử Vi vẫn đặt căn bản trên quan niệm phúc đúc là chính yếu, đức năng thắng số. Cái yếu tố phúc đức này có được hay không là tùy ở cái tâm, cái tánh và hành động của mỗi cá nhân. Ví dụ như một giai đoạn về đức năng thắng số là một cậu bé được ông thầy coi số và nói với cha mẹ cậu ta sẽ không sống qúa tuổi 17. Một ngày tình cờ đi qua con suối, cậu bé thấy tổ kiến có hàng ngàn con kiến đang bị cuốn trôi theo dòng nước. Cậu bé can đảm lội xuống suối để cứu tổ kiến. Và cha mẹ đã ngạc nhiên khi thấy cậu vẫn sống qua tuổi 17.
Còn thời Tam Quốc phân tranh, Khổng Minh Gia Cát Lượng, trên thông thiên văn, dưới rành địa lý, làm phép cầm sao bổn mạng của mình để sống thêm vài năm nữa mà thất bại. Người xưa đã nói: “Nhất tướng công thành vạn cốt khô” Gia Cát Lượng vì phò tá nhà Hán mà đã ra tay đốt chết 10 vạn quân đằng giáp của Mạnh Hoạch trong cốt Hồ Lô, rồi đốt luôn 80 vạn quân Tào trên sông Xích Bích thì như vậy phúc đức còn đâu mà toan cải số? Tóm lại, những phương pháp cải số của khoa Tử Vi vừa giới hạn, vừa khó thực hiện. Một cách được xem là căn bản và áp dụng tổng quát là quan niệm “đức năng thắng số” Nhưng hai chữ phúc đức vừa khó đo lường, vừa có vẻ mơ hồ khiến cho con người đâm ra nghi ngờ và đưa đến những ý nghĩ có vẻ đùa giỡn nhưng cũng phần nào hàm ý sự hoài nghi như có câu “người ngay thường mắc nạn, kẻ ác lại sống lâu.” Và nếu đem cái triết lý qủa báo của nhà Phật thì lại đi vào một nghi vấn khác: đâu phải lúc nào cũng thấy “qủa báo nhãn tiền”? Nếu không “nhãn tiền” thì đến bao giờ? Đi xa quá sẽ làm lung lay niềm tin của con người.
Được cảm ơn bởi: tuvi123, nguoiconcuanuiht, dàohoamộcdục
-
- Mới gia nhập
- Bài viết: 9
- Tham gia: 14:21, 14/04/10
TL: CUỘC ĐỜI VÀ SỐ MỆNH
anh jon à e đọc bài viết của anh em thấy hay quá. như vậy mệnh e VCD kiến tam không rùi buồn quá huhu. e post cả lá số của em lên nữa nè khi nào anh ghé qua thì dừng lại bình cho em chút nhé. e cảm ơn anh!!!!!!!!!!!!!! em cũng mới bươc vào TV nên biêt rât ít em chỉ biết mệnh em có nhiều hung tinh hội hợp quá tài bạch thì cự hãm tại thìn lại gặp kỵ có phai xấu lắm không anh? anh xem giúp em với nhé.
![]() |
TL: CUỘC ĐỜI VÀ SỐ MỆNH
Cảm ơn bác với bài viết tâm huyết, ngôn ngữ sắc sảo, giúp em mở mạng thêm rất nhiều hiểu biết, quan niệm cuộc đời và số mệnh. Tin vào TÂM - ĐỨC để tin tưởng vào tương lai tốt đẹp. những điều oánh dẫu sẽ đọc lại kĩ hơn những cái ko thuộc về mình. cảm ơn bác rất nhiều.
Có lẽ lá số của em là điển hình của THÂN_ MỆNH: khổ trước sướng sau. hehe. cảm ơn bác lần nữa ạ
Lá số tử vi
https://lyso.vn/lasotuvi/0/161512 ... %20yen.jpg
<img src="https://lyso.vn/lasotuvi/0/161512031988/1/vu hai
yen.jpg" />
https://lyso.vn/lasotuvi/0/161512031988/1/vu hai
yen.jpg">
Đúng là hay thật sự, xin bái phục :
Đang xem chuyên mục này: 3181985, A_Chau, anhtrang, batthanhdanh007, elvis084, Google [Bot], haiha, HongHy, jenny00, linhchi54990, luongha, ney123, ngoclan_qng, nguoiconcuanuiht, ong_gia_barcamania, p88, thanhvien8x, tidyupwaste11190, tu_bnk51a, Tuanva111988, vanquy.qtkd, wintertulip và 15 khách.
Có lẽ lá số của em là điển hình của THÂN_ MỆNH: khổ trước sướng sau. hehe. cảm ơn bác lần nữa ạ
Lá số tử vi
https://lyso.vn/lasotuvi/0/161512 ... %20yen.jpg
<img src="https://lyso.vn/lasotuvi/0/161512031988/1/vu hai
yen.jpg" />
yen.jpg">
Đúng là hay thật sự, xin bái phục :
Đang xem chuyên mục này: 3181985, A_Chau, anhtrang, batthanhdanh007, elvis084, Google [Bot], haiha, HongHy, jenny00, linhchi54990, luongha, ney123, ngoclan_qng, nguoiconcuanuiht, ong_gia_barcamania, p88, thanhvien8x, tidyupwaste11190, tu_bnk51a, Tuanva111988, vanquy.qtkd, wintertulip và 15 khách.
Được cảm ơn bởi: phucdanghoa
-
- Mới gia nhập
- Bài viết: 7
- Tham gia: 07:55, 23/07/10