
Kính Mời Công Chúa HANNA khai mở Bí quyết xem hạn năm
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem lá số tử vi. Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức tử vi.
Không được đính kèm lá số của trang web khác. Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
Đây là chuyên mục dành cho việc xem lá số tử vi. Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức tử vi.
Không được đính kèm lá số của trang web khác. Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
-
- Tứ đẳng
- Bài viết: 943
- Tham gia: 01:04, 18/01/11
- Đến từ: Hà Nội
TL: Kính Mời Công Chúa HANNA khai mở Bí quyết xem hạn năm
Cũng xin góp chút ý kiến ý voi: Theo PK nghĩ phàm nghiên cứu tử vi trước hết hãy nắm chắc luật âm dương, tứ tượng và ngũ hành cũng như hành địa bàn của 12 cung số rồi gốc của 12 cung là gì ở cái đất đó nó ra làm sao. Ví dụ như cung mão thuộc chấn cung tí thuộc khảm ai từng đọc qua dịch lý cũng biết..... Từ đó khi bạn luận đoán một lá số nhìn vào bản mệnh của người ta can chi là gì nạp âm là gì sinh ra ở cái đất có tính chất như vậy thì tình cảnh người ta lúc sinh trưởng ra làm sao. Đây là một phần không thể bỏ qua khi xét can chi nạp âm ngũ hành của bản mệnh một người. Một điểm cần xem xét theo PK nghĩ tử vi và 120 sao đó cũng như thực hiện các phản ứng mỗi khi nó đến 12 địa bàn tương ứng với vận trình của đời người ở các đất đó nó tạo thành thứ gì từ đó mà luận. Cách áp dụng ngũ hành cũng nên thanh thoát một chút và không ngoài nguyên lý của dịch cùng tắc biến biến tắc thông cực thịnh thành suy cực suy thì chuyển hình thái mới. Có như vậy một phần nào mới tìm được chữ ngộ khi nhìn một lá tử vi. Luật âm dương phải luôn được áp dụng và thuộc nằm lòng thì sẽ thấy tử vi như một bàn cờ thiên biến vạn hoá mà chính chúng ta trong đó như là nhân giữa thiên địa vận hành vậy. Vài dòng bon chen cùng topic. Thân mến! 

Được cảm ơn bởi: do minh thong, Ham học, tuvihuyenbi, yen1977, dhnt, mssenbuon, Mr.Hoang
TL: Kính Mời Công Chúa HANNA khai mở Bí quyết xem hạn năm
Anh PhongKiemXuanThu sâu sắc nhỉ. Mà thấy mỗi anh luận giải trên cơ sở ngũ hành nạp âm, trong khi các cao thủ thường lấy tam hợp tuổi làm căn bản. Thân.
Được cảm ơn bởi: PhongKiemXuanThu, Mr.Hoang
- tutruongdado
- Thất đẳng
- Bài viết: 6232
- Tham gia: 23:24, 13/11/10
TL: Kính Mời Công Chúa HANNA khai mở Bí quyết xem hạn năm
Cám ơn đã góp ý.Mr.Hoang đã viết:@Bạn Tutruongdado:
Cho phép mình gọi bạn vì mình thấy thông tin của bạn, 21 tuổi.
Mình nghĩ như thế này: Như chị Hannatn nói khi học bài bản một cái gì thì có lẽ ta nên di từ gốc sẽ dễ hiểu và dễ suy luận nhiều vấn đề hơn. Có thể các trường phái, bí quyết của họ là cách phối hợp dịch lý cùng với ngũ hành tính chất các sao. Mà đã là bí quyết thì làm sao mà họ phổ biến và truyền thụ một cách rộng rãi được.
Tử vi , theo mình biết là nên học theo cách: hiểu ý quên lời. Nếu chỉ học tính chất sao thì , ta chỉ thuộc lời mà không hiểu, sẽ khiến mình thấy lan man.
Thử nghĩ thế này nhé: Mình là một người chưa vào trường phái nào cả. Nếu chỉ là tính chất sao thì theo mình tử vi thật quá giản đơn. Mình không hí hố đâu, mình chỉ nói cảm nhận. Nếu như đã giản đơn thì bí quyết từng môn phái là gì: phát triển sự giản đơn đó hay sao?
Mà nếu như từng môn phái muốn truyền thụ lại , không lẽ họ chỉ dạy lý tính các sao. Thế thì không vào môn phái cũng biết. Chắc hẳn lúc ban đầu, họ sẽ truyền thụ lại nguồn gốc của tử vi là dịch lý chứ. Sau khi đã thấu hiểu gốc thì các cách cục, ý nghĩa, cách xem vận hạn mới được truyền thụ trên cái gốc dịch lý đó chứ! Cách dạy như thế mới bài bản, và logic.
- Thứ 1, nếu bạn nói học lý tính của sao mà dễ thì bạn đã lầm to. Mỗi sao lý tính của nó cực kì phức tạp. Ở mỗi cung mỗi khác, kết hợp với các sao thì sẽ thế nào, và theo bộ theo cặp thì thế nào. Nếu bạn được tất cả các cách cục của tử vi. Bạn cũng đã là 1 cao thủ rồi.
- Thứ 2, như mình đã nói. Bạn học để làm gì. Để ứng dụng phải không. Quan trọng là chúng ta làm được gì, chứ không phải là biết cách để làm như thế nào.
Tử vi đã là tinh hoa rồi. Từng nguyên tắc an sao, từng vị trí đắc hãm, nó đã thể hiện tất cả nguyên lý của can chi dịch lý vào đó rồi.
Còn nếu cứ khăng khăng phải nắm thật vững cái gốc, gốc chắc thì mới học ngọn. Xin thưa, bạn có học cả đời cũng chẳng xong. Ngay cả Trần Đoàn cũng thừa nhận, ông ấy không sáng tạo ra tử vi, chỉ là phát triển thêm thôi. Bao nhiêu con người tài ba, bao nhiêu tài năng xuất chúng, đúc kết hàng ngàn năm, mới ra được hơn 100 sao an trên 12 cung với từng nguyên lý, tính chất rõ ràng. Bây giờ bạn lại muốn đi lại con đường của tất cả những thiên tài đó. Đó là nắm vững dịch lý, rồi từ dịch suy ra an sao, rồi từ an sao tìm hiểu tính chất. Nếu bạn làm được thế, có lẽ bạn là thánh.
Tử vi đã thế rồi, mình phải biết kế thừa và phát triển, từ những cái đã có, mình có thể lập trường phái của riêng mình, chẳng ai cấm. Gần như mỗi người 1 trường phái, vì kinh nghiệm mỗi người đúc kết được là khác nhau. Cái gốc của tử vi, chỉ là bản đồ 12 cung và hơn 100 sao đó rồi. Ai thích sửa gì thì sửa, sửa tính chất, sửa cách an 1 vài sao, tùy theo kinh nghiệm đúc kết. Nhưng đúng là chúng ta học cái ngọn thôi, vì đó là tinh hoa đã được đúc kết rồi.
- Và thứ 3, mình đã nói rồi, tử vi là tử vi, tử bình là tử bình. Tại sao người ta không gộp 2 môn lại làm 1, vì mỗi môn có đặc trưng rất riêng. Cứ đem can chi so sánh kiểu này thì chẳng khác gì tử bình cả. Chính ra so sánh can chi 1 cách lờ mờ như thế lại dễ sai lầm, vì tử bình cũng rất nhiều nguyên lý về hợp hóa khắc hại của can chi.
Còn nếu bạn nghĩ học thật vững dịch lý rồi áp dụng nguyên lý can chi vào tử vi thì sẽ tốt hơn. Xin thưa rằng, đức Khổng tử học cả đời mà đến cuối đời vẫn phải kêu lên là học không hết được dịch lý. Bạn có dành cả đời cũng không thể nào từ dịch lý mà đưa ra hết tất cả các nguyên lý của can chi hợp khắc được đâu. Bạn chỉ có thể ứng dụng thôi.
Ứng dụng ở đâu.
1 . Tử bình, với đầy đủ nguyên lý, tính thân vuợng nhược, dụng thần ....
2. Tử vi, với tất cả nguyên lý được gói gọn và suy ra hơn 100 sao, an vào 12 cung.
Học rồi biết, nó khó đến thế nào.
Được cảm ơn bởi: do minh thong, Mr.Hoang, baochinh87
- tutruongdado
- Thất đẳng
- Bài viết: 6232
- Tham gia: 23:24, 13/11/10
TL: Kính Mời Công Chúa HANNA khai mở Bí quyết xem hạn năm
Tất nhiên những điều mình nói là góp ý cho những người học tử vi không chuyên như chúng ta thôi. Còn đối với những người làm nghề này, họ chắc chắn sẽ học thêm dịch lý, và học nhiều thứ nữa. Thế nên, mình chỉ góp ý cho các bạn thận trọng thôi. Nếu các bạn không có ý định thành 1 thầy bói, thì đừng để ý quá nhiều đến dịch lý và can chi, nắm những cái cơ bản nhất trong tử vi đẩu số tân biên là được rồi.
TL: Kính Mời Công Chúa HANNA khai mở Bí quyết xem hạn năm
Mình nghĩ là nên học đồng thời cả hai cái.
Dịch lý là cai gốc thì sao lại không học nhỉ? Dịch lý khó. Nếu có thế mình cũng nguyện học cả đời.
Chỉ sợ là nhiều dự định khác lại không thực hiện được.
Cảm ơn Tutruongdado góp ý nha!
Dịch lý là cai gốc thì sao lại không học nhỉ? Dịch lý khó. Nếu có thế mình cũng nguyện học cả đời.
Chỉ sợ là nhiều dự định khác lại không thực hiện được.
Cảm ơn Tutruongdado góp ý nha!
-
- Tứ đẳng
- Bài viết: 943
- Tham gia: 01:04, 18/01/11
- Đến từ: Hà Nội
TL: Kính Mời Công Chúa HANNA khai mở Bí quyết xem hạn năm
Ham học đã viết:Anh PhongKiemXuanThu sâu sắc nhỉ. Mà thấy mỗi anh luận giải trên cơ sở ngũ hành nạp âm, trong khi các cao thủ thường lấy tam hợp tuổi làm căn bản. Thân.
Anh chỉ nghĩ đến tam tài: Thiên Địa Nhân ứng với can chi và nạp âm mà nói ra điều trên thôi. Cảm ơn lời khen của em. Thân mến!

Được cảm ơn bởi: Mr.Hoang
- Tây Đô đạo sĩ
- Bát đẳng
- Bài viết: 7976
- Tham gia: 19:37, 19/10/10
- Đến từ: Tây Đô
TL: Kính Mời Công Chúa HANNA khai mở Bí quyết xem hạn năm
Xin hỏi Doctor, sao lại nói "Dịch sinh khí"? theo chỗ tôi hiểu dịch là sự biến chuyển. Khí chưa có đối đãi âm dương, là bản thể nguồn gốc, biến dịch thành âm dương lưỡng nghi, tứ tượng bát quái rồi sum la vạn tượng...xin cô nói rõ cho lão được mở mang. Xin cám ơn.hannatn đã viết:Bắt đền bắt đền............................ thầy!
Té ra thầy dạy ngược đời! Thầy bảo phải tính Can Chi trước rồi mới tới các Sao.
Vì Can Chi là Khí Dịch;
Sao là Tinh là Tượng.
Mà Dịch sinh Khí
Khí sinh Lưỡng Nghi
Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng....!
Sửa lần cuối bởi Tây Đô đạo sĩ vào lúc 10:43, 18/11/11 với 1 lần sửa.
Được cảm ơn bởi: do minh thong, Mr.Hoang, baochinh87
TL: Kính Mời Công Chúa HANNA khai mở Bí quyết xem hạn năm
Em cũng xin luận đàm.
Nói như chị Hana là đúng "phải học từ gốc tới ngọn".
Nhưng cũng như tử vi, sao xấu chưa chắc đã xấu.
Nên việc xác định gốc đâu, ngọn đâu là chủ quan và phương pháp luận học tử vi của mỗi người.
Đối với anh tutruong gốc là A, nhưng đối với anh Mrhoang gốc lại là B.
Tử vi là một môn khoa học phức tạp, với rất nhiều tương sinh, tương khắc, mối quan hệ phức tạp. Mỗi người đều có cách luận giải của riêng mình, nhưng cần có thực nghiệm mới có thể thông suốt. Ví dụ như các anh luận giải tương lai cho một người, nhưng sau khi trải qua tương lai, người đó lại không phản hồi cho các anh, thì làm sao các anh biết luận giải của mình là đúng, nếu sai thì sửa chứ!
Nói tóm lại theo em, gốc và ngọn ở đây là tương đối, mỗi thầy đều có phương pháp riêng, hư hư thực thực, mơ hồ mới là tử vi. Nếu tuyệt đối 100%, số phận vạch rõ rành rành việc gì phải phấn đấu nữa đúng không nào?
Cáo lỗi cũng anh chị đã bon chen.
Nói như chị Hana là đúng "phải học từ gốc tới ngọn".
Nhưng cũng như tử vi, sao xấu chưa chắc đã xấu.
Nên việc xác định gốc đâu, ngọn đâu là chủ quan và phương pháp luận học tử vi của mỗi người.
Đối với anh tutruong gốc là A, nhưng đối với anh Mrhoang gốc lại là B.
Tử vi là một môn khoa học phức tạp, với rất nhiều tương sinh, tương khắc, mối quan hệ phức tạp. Mỗi người đều có cách luận giải của riêng mình, nhưng cần có thực nghiệm mới có thể thông suốt. Ví dụ như các anh luận giải tương lai cho một người, nhưng sau khi trải qua tương lai, người đó lại không phản hồi cho các anh, thì làm sao các anh biết luận giải của mình là đúng, nếu sai thì sửa chứ!
Nói tóm lại theo em, gốc và ngọn ở đây là tương đối, mỗi thầy đều có phương pháp riêng, hư hư thực thực, mơ hồ mới là tử vi. Nếu tuyệt đối 100%, số phận vạch rõ rành rành việc gì phải phấn đấu nữa đúng không nào?
Cáo lỗi cũng anh chị đã bon chen.
Được cảm ơn bởi: do minh thong, Dương Hồng 1719
-
- Nhất đẳng
- Bài viết: 221
- Tham gia: 22:11, 10/01/09
TL: Kính Mời Công Chúa HANNA khai mở Bí quyết xem hạn năm
Dịch là Dịch, Tử Vi là Tử Vi. Dịch rất bao la và rộng lớn, trong đó Bói Dịch là 1 phần nhỏ của Dịch. Tử Vi cũng từ Dịch mà ra, nhưng nó là 1 nhánh khác khá riêng biệt. Trong bài "Lịch Sử Khoa Tử Vi" có đoạn Hi Di Trần Đoàn tâu với Tống Thái Tổ như sau:
[blockquote]
Học Tử Vi cũng không cần nắm rõ Dịch Lý đâu, chỉ cần biết sơ qua âm dương, ngũ hành cũng ok rồi. Nếu rành về Dịch thì sẽ giúp cho nguyên cứu sâu hơn, vì nó là nguồn gốc của tất cả các môn mà.
Cũng như võ học, xuất nguồn từ Thiếu Lâm, nhưng nếu ta học các môn như Karate-do, Judo, v.v... thì cũng đâu cần phải vào Thiếu Lâm nữa nhỉ. Mấy môn võ Nhật, Hàn sau này người ta chắt lọc tinh hoa và cải tiến thêm, bỏ những cái rườm rà phức tạp mà không hữu dụng trong lâm chiến để cho nó đơn giản và hiệu quả hơn.
--------------------
Nói như ManhHo vậy không đúng. Gốc vốn là gốc, ngọn vốn là ngọn, không thể lẫn lộn được. Đa số mọi người khi tiếp cận với Tử Vi là chụp vào cái ngọn xơi trước, tra/đọc/học theo ý nghĩa tinh đẩu trước. Còn về vần Âm Dương, Ngũ Hành này nọ thì từ từ mới rớ tới.
[blockquote]
[/blockquote]- Đây là tất cả những tinh nghĩa về khoa Tử-vi. Bần đạo không phải là người đặt ra khoa này. Nhân người trước đã nói về Tử-vi, bần đạo nhận thấy Dịch-lý, Hình tượng, Thiên văn, Lịch-số, Địa-lý đều có uyên nguyên với nhau, mới tước bỏ những rườm rà của người xưa, họp thành khoa Tử-vi mà thần viết trong tập này.
Học Tử Vi cũng không cần nắm rõ Dịch Lý đâu, chỉ cần biết sơ qua âm dương, ngũ hành cũng ok rồi. Nếu rành về Dịch thì sẽ giúp cho nguyên cứu sâu hơn, vì nó là nguồn gốc của tất cả các môn mà.
Cũng như võ học, xuất nguồn từ Thiếu Lâm, nhưng nếu ta học các môn như Karate-do, Judo, v.v... thì cũng đâu cần phải vào Thiếu Lâm nữa nhỉ. Mấy môn võ Nhật, Hàn sau này người ta chắt lọc tinh hoa và cải tiến thêm, bỏ những cái rườm rà phức tạp mà không hữu dụng trong lâm chiến để cho nó đơn giản và hiệu quả hơn.
--------------------
Nói như ManhHo vậy không đúng. Gốc vốn là gốc, ngọn vốn là ngọn, không thể lẫn lộn được. Đa số mọi người khi tiếp cận với Tử Vi là chụp vào cái ngọn xơi trước, tra/đọc/học theo ý nghĩa tinh đẩu trước. Còn về vần Âm Dương, Ngũ Hành này nọ thì từ từ mới rớ tới.
Được cảm ơn bởi: do minh thong, tutruongdado, kimtudon, Mr.Hoang, baochinh87