vn007 đã viết:
lẽ xưa là như thế, (nói rõ hơn là : lẽ đời xưa nay đều vậy)...khá khen khá khen
đan trì huynh, có nằm trong lẽ xưa này không
- đang viết nhìn lại avata của huynh tâm chợt bừng vui
Anh là người khách quan, nhu cầu tăng dần theo tháp Maslow. Hiện tiền chưa nhiều, thì lo kiếm tiền đã, danh vị tính sau.
Còn đã sinh ra ở phương Đông, ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng bởi tư tưởng trọng danh khinh tài, sĩ nông công thương, ở đời phải làm kẻ sĩ (công chức), dù kẻ sĩ lương 3 cọc 3 đồng. Buôn bán bị khinh thường.
Về bản chất, dân mình hám lợi và hám tài lắm. Chính vì thế mà tư duy ngắn, văn hóa lễ nghĩa đều chỉ học vẹt mà không được cái gì ra hồn, vì có cố gắng chỉn chu để thành nghệ thuật đâu, không dồn cái tâm vào đó.
Nhưng ngàn năm Bắc thuộc, và 2 ngàn năm chư hầu, thì tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng quá nặng. Ai cũng cố hướng theo Nho, nên mới trọng danh. Người giàu ham danh đã đành, người nghèo cũng cố ham danh.
Lại 1 điểm quan trọng nữa, là chính quyền cộng sản, nặng về tư tưởng, nên cố khuếch trương cái trọng danh lên, để dân quên đi đói khổ, để sẵn sàng cống hiến thanh xuân, tài sản, của cải, xương máu, đổi lấy mấy danh hiệu, mấy huân chương, mấy cái bằng khen. Ở đâu cũng đủ thứ thi đua khen thưởng, tiên tiến xuất sắc.
Thành ra hội nhập đã hơn 20 năm rồi, mà tư tưởng dân vẫn chưa thoát được là mấy. Nhưng rồi sẽ phải thoát, vì internet, tivi tràn ngập, người dân thấy rõ được cảnh sung túc, giàu có, tiện nghi của châu Âu, của dân thành phố, họ mới sững sờ nhận ra: à, đói thì danh chẳng là cái mốc khô gì, nghèo thì oai được với ai. Không bị che mắt nhìn ra thế giới qua mấy tờ báo giấy như ngày xưa nữa.