
điều đó em nên tự hiểu thôi. Anh có phải thông đầu óc em đâu mà biết em hiện có những gì mà bảo bỏ đi cho hợp? Anh nói rồi, em nên đọc và suy nghĩ thêm kĩ vì sau câu đó còn 1 câu nữa. Em hỏi thế không thấy buồn cười sao?
Quẻ Giải (Lôi thủy giải) sau quẻ Kiển (Thủy sơn kiển) trong Kinh Dịch. Vì Kiển là gian nan, là gặp nạn nhưng không thể gặp nạn hay gian nan mãi được cho nên sau Kiển là đến Giải. Giải ở đây được hiểu là giải nạn, là cởi tan, là rũ bỏ những gì u ám, vấn nạn, những suy nghĩ vẩn vơ không hợp chính đạo đi. Đại ý của quẻ gốc muốn nói đến việc:
- Cuộc sống có những thay đổi, sang một trang mới dễ chịu hơn. (Đừng có hỏi anh là thay đổi gì nhá vì đó là 1 câu hỏi khá ngu ngốc! Không ai có thể thể tường thuật chi tiết cuộc sống của em như 1 trận cầu bóng đá được)
- Giải là cởi bỏ đi những suy nghĩ uẩn khuất luẩn quẩn, những việc làm không chính đạo. Đừng hỏi anh là em có những suy nghĩ gì không chính đạo và uẩn khuất luẩn quẩn nhé vì lại là 1 câu hỏi ngu ngốc tiếp. Cái này tự em biết hơn bất cứ ai.
Đại ý cũng khuyên con người nên có lòng tha thứ cho người khác nữa và theo những suy nghĩ chính đạo, rũ bỏ những suy nghĩ không hợp lý và không chính đạo, tự khắc khó khăn được rũ bỏ đi mà niềm vui đến với mình.
Dự (Lôi địa dự) có nghĩa là vui vẻ, sung sướng. Quẻ đó là Giải biến ra Dự có nghĩa là hết gian nan mà được sung sướng.
Lời của quẻ dịch khá tổng quát, đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự ngẫm, tự suy nghĩ về mình và hành động theo những đại ý lớn mà quẻ dịch khuyên.
Đây là bài cuối cùng anh trả lời cho em đó. Em hiểu và cảm nhận những điều trên được đến đâu thì cảm nhận, không thì thôi vì nó là duyên, em cứ mặc cuộc sống đi, giữ chính đạo là được.