Lá số, sự luân hồi và luật nhân quả

Xem, hỏi đáp, luận giải về tử vi
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem lá số tử vi. Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức tử vi.
Không được đính kèm lá số của trang web khác. Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
taijiquan
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 784
Tham gia: 17:22, 12/12/10
Đến từ: Hà Nội

TL: Lá số, sự luân hồi và luật nhân quả

Gửi bài gửi bởi taijiquan »

bác Tây Đô ghé qua xem giúp cháu... lá số lần trước cháu gửi đã được bác giải....
nhưng lần này bạn ý kể bị vong nhập...
https://lyso.vn/viewtopic.php?f=34&t=20601" target="_blank

xccmaila1ngaymoi
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2263
Tham gia: 08:59, 17/12/10

TL: Lá số, sự luân hồi và luật nhân quả

Gửi bài gửi bởi xccmaila1ngaymoi »

Dạ, vâng! cháu hiểu rồi ạ. Cháu cám ơn bác!

Hình đại diện của thành viên
Minh Khiêm
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 8
Tham gia: 01:07, 01/07/11

TL: Lá số, sự luân hồi và luật nhân quả

Gửi bài gửi bởi Minh Khiêm »

Chủ đề của bác Tây Đô Đạo sỹ thật hay! Cháu thấy rằng các môn huyền thuật phương Đông càng học càng ảo diệu và mông lung (ít nhất là với cháu). Nhưng, cháu thấy rằng tất cả đều lấy đạo Phật làm gốc. Tất cả đều quy về việc hướng thiện và cuộc đời ta là do ta hòan toàn quyết định. Không ai có thể thay đổi được cuộc đời, lá số của ta ngoài chính ta. Và, chỉ có làm điều phúc đức thì mới có thể hóa giải phần nào ác nghiệp tiền kiếp và gieo nhân tốt cho kiếp này và kiếp sau. "Đức năng thắng số" hay "có Đức mặc sức mà ăn" là vậy. Nam mô a di đà Phật!

Cháu kính nhờ bác Tây Đô xem hộ lá số của cháu: cung Mệnh quá xấu nhưng liệu cung Phúc Đức có khả dĩ chống đỡ được phần nào không ạ? Và cháu nên làm nghề gì thì phù hợp ạ?

Cháu cảm ơn bác rất nhiều!

Nam mô a di đà Phật!
Hình ảnh

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Lá số, sự luân hồi và luật nhân quả

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

smile. đã viết:Thưa bác Tây đô đạo sỹ, cháu vừa đọc bài viết về Cõi âm và vấn đề ngoại cảm của bác Tigerstock68 post lên, và đọc bài của 1 thành viên vừa hỏi về chuyện người em đã mất từ lúc chưa sinh của bạn ấy quấy quả với người mẹ, cháu chợt có suy nghĩ ngày nay chuyện những sinh linh bị cha mẹ - vì rất nhiều lý do mà không thể cho các sinh linh này được nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Những sinh linh này, trong nhiều trường hợp thì sẽ đầu thai ngay, nhưng cũng trong nhiều trường hợp thì lại không như vậy (Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cũng đã kể câu chuyện rất thương tâm về vong linh của những em bé cả đã được tượng hình và chưa được tượng hình trú ngụ ở cây đa trước cổng bệnh viện Phụ sản Hà Nội). Vậy bác cho cháu hỏi, nếu trường hợp những người mẹ đã từng phải bỏ đi đứa con mình thì khi đến chùa nên đọc kinh thế nào để vong linh đứa con sớm được đầu thai? Hoặc đơn giản như muốn cầu kinh cho những đứa trẻ như vậy (không phải con mình) thì có được không và nên đọc thế nào? Nếu ví như cháu không có điều kiện đi chùa thường xuyên mà chỉ ra miếu (không phải thờ Phật) thì có thể đọc kinh hồi hướng cho các vong linh bé nhỏ này được hay không? Cháu mong câu trả lời của bác.
Kính bác!
Những vong linh các cháu bé chết do phá thai thì thường đeo theo mẹ của chúng, nếu có dịp nó sẽ đầu thai vào bụng mẹ trở lại. Trường hợp tái sinh không thành công thì người mẹ nên trực tiếp tụng kinh chú, làm công đức cúng chùa bố thí phóng sinh...hồi hướng cho nó. Vì có quan hệ mẹ con gần gũi dễ cảm ứng. Những người khác muốn cầu siêu hay hồi hướng công đức cho cháu thì tốt nhất là người thân thuộc họ hàng, tuy nhiên người ấy cũng phải có năng lực tu hành và có vốn phúc dồi dào thì mới giúp cháu được. Có thể sau khi tụng kinh chú, làm công đức xong khấn"Tôi là...xin hồi hướng công đức (tụng kinh, niệm Phật, cúng chùa, phóng sinh...)...cho các vong linh con của...cầu mong các vong linh ấy nhờ công đức này, phiền não đoạn diệt, nghiệp chướng tiêu trừ, tốc xả mê đồ, siêu sinh Tịnh độ" Ngoài ra khi ăn cơm thì để chén bát đã mời chúng về ăn. Như thế chúng đỡ tủi và sẽ mau tái sinh hoặc siêu thoát.
Việc tụng kinh chú có thể làm ở nhà, không nên đọc tại đền miếu. Vì những nơi ấy thờ các vị thần, họ cũng như chúng ta còn trong lục đạo luân hồi, ăn thịt uống rượu khó mà độ cho ai được. Thân mến.
Được cảm ơn bởi: pccd, smile., angel152, teamoon, crazypussy, cloudstrife, Veronica07031, banglangtim1985

Hình đại diện của thành viên
smile.
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2016
Tham gia: 15:47, 04/01/10

TL: Lá số, sự luân hồi và luật nhân quả

Gửi bài gửi bởi smile. »

Tây Đô đạo sĩ đã viết: Những vong linh các cháu bé chết do phá thai thì thường đeo theo mẹ của chúng, nếu có dịp nó sẽ đầu thai vào bụng mẹ trở lại. Trường hợp tái sinh không thành công thì người mẹ nên trực tiếp tụng kinh chú, làm công đức cúng chùa bố thí phóng sinh...hồi hướng cho nó. Vì có quan hệ mẹ con gần gũi dễ cảm ứng. Những người khác muốn cầu siêu hay hồi hướng công đức cho cháu thì tốt nhất là người thân thuộc họ hàng, tuy nhiên người ấy cũng phải có năng lực tu hành và có vốn phúc dồi dào thì mới giúp cháu được. Có thể sau khi tụng kinh chú, làm công đức xong khấn"Tôi là...xin hồi hướng công đức (tụng kinh, niệm Phật, cúng chùa, phóng sinh...)...cho các vong linh con của...cầu mong các vong linh ấy nhờ công đức này, phiền não đoạn diệt, nghiệp chướng tiêu trừ, tốc xả mê đồ, siêu sinh Tịnh độ" Ngoài ra khi ăn cơm thì để chén bát đã mời chúng về ăn. Như thế chúng đỡ tủi và sẽ mau tái sinh hoặc siêu thoát.
Việc tụng kinh chú có thể làm ở nhà, không nên đọc tại đền miếu. Vì những nơi ấy thờ các vị thần, họ cũng như chúng ta còn trong lục đạo luân hồi, ăn thịt uống rượu khó mà độ cho ai được. Thân mến.
Bác có thể chỉ cho cháu đoạn kinh chú để người mẹ có thể tụng trong trường hợp này không ạ? Bác cho cháu hỏi thêm là Cháu đi xem người ta còn nói cháu có vong của bà cô (cô cháu mất lúc mới 4 hay 5 tuổi gì đó) theo giúp nữa, vậy trong trường hợp này cháu muốn cầu siêu cho bà cô thì cháu có sử dụng được loại kinh chú bác vừa nêu trên không? Cháu hỏi hơi "ngố" vì cháu chưa biết gì về kinh Phật, cháu mong bác chỉ giáo thêm.
Cháu cảm ơn bác!
Kính bác.

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2135
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Lá số, sự luân hồi và luật nhân quả

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Phân biệt giữa Nghiệp và số mệnh

Hình ảnh[/font][/color]Nghiệp
Đời sống của con người vốn rất đa dạng, muôn màu và vô cùng sai biệt. Mỗi cá nhân có một cấu trúc tâm sinh lý và hoàn cảnh, điều kiện sống hoàn toàn khác biệt nhau. Cùng là con người, nhưng có sự bất đồng rõ rệt giữa giàu nghèo, xấu đẹp, khoẻ mạnh và đau yếu, trường thọ và chết yểu, thành công và thất bại, hạnh phúc và khổ đau… Để trả lời câu hỏi nhân sinh vĩ đại này, các tôn giáo và triết học đều có những kiến giải theo quan niệm của riêng mình. Phật giáo giải thích căn nguyên của sự dị biệt đó bằng thuyết Nghiệp hoàn toàn khác biệt với quan niệm Số mệnh của Nho giáo.
Số mệnh hay số phận là quan niệm của các trường phái triết học như Túc mệnh luận, Định mệnh luận và Thiên mệnh luận của Nho giáo.
Túc mệnh luận cho rằng, mỗi con người đều có một số mệnh do quá khứ an bài và xếp đặt. “Nhất động nhất tác giai do tiền định”, mỗi cử chỉ, mỗi động tác đều được quyết định trước ở quá khứ. Mọi cố gắng hay nỗ lực của con người đều vô ích.
Định mệnh luận có cùng quan niệm như Túc mệnh luận nhưng cường điệu hơn tính chất bất khả kháng của số mệnh. Số mệnh là quyết định, không thể thay đổi, phủ nhận hoàn toàn mọi nỗ lực cá nhân.
Thiên mệnh luận của Nho giáo quan niệm Thiên mệnh có nhiều nghĩa. Thiên mệnh là Thiên đạo, tức đạo Trời. Ông Trời quy định cho mỗi cá nhân một số mệnh. Con người không thể cãi lại mệnh Trời, “ Trời kêu ai người nấy dạ”. Mọi cố gắng của con người không ngoài ý Trời. Nếu hiểu Thiên mệnh theo cách này thì Thiên mệnh luận gần với Thần ý luận của các tôn giáo sùng kính Thượng đế. Tuy nhiên, Thiên mệnh hay Thiên đạo còn được hiểu là luật tắc của tự nhiên (Khổng Tử ), là nguyên lý vận hành và biến hoá của tự nhiên (Chu Hy), thì quan niệm này không phải Số mệnh luận.


Như vậy, số mệnh hay số phận dù theo Túc mệnh luận, Định mệnh luận hoặc Thiên mệnh luận đều có chung tính chất tiêu cực, thụ động, cứng nhắc và triệt tiêu mọi nỗ lực cải tạo, hướng thiện của con người. Con người đã có một số mệnh, được an bài, định đoạt ở quá khứ hoặc bị quyết định bởi ý chí của một đấng siêu nhiên. Khi đã an phận vào số phận, con người xuôi tay cho số phận đẩy đưa, phó mặc cho số mệnh quyết định.
Phật giáo không chủ trương và không chấp nhận số mệnh. Con người hiện hữu và tồn tại với các đặc tính khác nhau là kết quả của Nghiệp được tạo tác bởi chính họ trong hiện tại và quá khứ. “Con người là chủ nhân của Nghiệp, là kẻ thừa tự Nghiệp…” ( Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt – Trung Bộ III ).
Nghiệp là hành động có tác ý, hay hành động phát sinh từ tâm được thể hiện qua hành động (Thân nghiệp), ngôn ngữ (Khẩu nghiệp) và tư duy (Ý nghiệp). Nghiệp lực là sức mạnh của Nghiệp, là động lực thúc đẩy, dẫn dắt để hình thành một thân phận chúng sanh. Nghiệp do mình tạo ra rồi trở lại chi phối chính mình.
Nghiệp có nhiều loại, mỗi loại có một tính chất và công năng khác nhau. Hai loại Nghiệp chính thường được đề cập là Dẫn nghiệp và Mãn nghiệp. Dẫn nghiệp là Nghiệp do con người tạo ra trong đời sống hiện tại hay quá khứ thông qua thân, khẩu và ý hoặc thiện hoặc ác, để rồi chính Nghiệp này dẫn dắt con người ấy sanh vào một trong sáu nẻo của Lục đạo ( Trời, Người, A tu la, Súc sanh, Ngạ quỷ và Địa ngục ). Phạm tội Ngũ nghịch thì bị đoạ vào A tỳ địa ngục hoặc tu tập Thập thiện thì sanh vào cõi Trời hay tu tập Ngũ giới sẽ sanh vào cõi Người… Tuy nhiên, cùng là người nhưng có người khỏe mạnh, người lại ốm đau; người đẹp, kẻ xấu; người này sang trọng, người kia lại nghèo hèn vv… tất cả những sai biệt ấy là quả báo của Mãn nghiệp.
Con người tạo ra Nghiệp lại không trốn thoát những Nghiệp do mình tạo ra. Nhưng Nghiệp không phải là Định mệnh hay Số mệnh. Điểm khác nhau cơ bản giữa Nghiệp và Số mệnh ở chỗ, Nghiệp do chính con người tác tạo, có tính chất duyên sinh, bất định tính và vô ngã nên Nghiệp có thể chuyển hoá được. Do đó, con người có thể thay đổi, chuyển hoá Nghiệp báo của chính mình từ xấu thành tốt, từ ác thành thiện hoặc ngược lại. Năng lực chuyển hoá Mãn nghiệp trở thành tốt hơn hoặc xấu đi được gọi là Năng tiêu nghiệp. Tác dụng của Năng tiêu nghiệp trong đời sống hiện tại rất lớn. Một người có tư chất thông minh và cơ thể khỏe mạnh là kết quả của Mãn nghiệp. Thế nhưng, người ấy không lo học tập, rèn luyện thân thể lại còn sống buông thả, đắm say tửu sắc, ma tuý. Kết quả từ chỗ khỏe mạnh anh ta trở nên ốm yếu, tiều tụy; từ chỗ thông minh thành ra ngu đần, thác loạn. Năng tiêu nghiệp đã làm tiêu hủy Nghiệp tốt của người này. Ngược lại, một người với quả báo Mãn nghiệp có cơ thể ốm yếu, tật bệnh nhưng nhờ biết giữ gìn sức khỏe, luyện tập dưỡng sinh, ăn uống điều độ, làm việc giờ giấc, người này vẫn khỏe mạnh, chiến thắng bệnh tật, thậm chí còn trường thọ. Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện chỉ có một phần ba lá phổi màvẫn làm việc bình thường, trường thọ (80 tuổi) là một điển hình của Năng tiêu nghiệp theo hướng tích cực.
Đối với Dẫn nghiệp, một loại Nghiệp có cường độ mạnh trong việc quyết định hướng tái sanh nhưng vẫn chuyển hoá được. Trong sách Đồng Mông Chỉ Quán, ngài Trí Giả đại sư có kể chuyện một Sa Di yểu mạng nhưng nhờ cứu sống một đàn kiến nên được chuyển Nghiệp. Đáng lẽ, vị Sa Di này phải chết trong vòng một tuần lễ lại được sống an ổn, trường thọ. Năng lực chi phối Dẫn nghiệp là Năng huỷ nghiệp. Một người thọ mạng vẫn còn, nghiệp lực của Dẫn nghiệp (Tái sanh nghiệp) vẫn còn nhưng vì người này trong đời trước hoặc ngay trong đời này đã tạo ra những Nghiệp cực mạnh, có khả năng tiêu hủy đời sống của họ, khiến họ có thể mất mạng như thường. Đó là những trường hợp đột tử, bất đắc kỳ tử, tai nạn. Đây không phải là số mệnh, định mệnh hay tới số, tận số. Phật giáo gọi là Nghiệp, tác động của Năng hủy nghiệp đã tiêu hủy một Dẫn nghiệp được tạo ra trước đó, chấm dứt một đời sống. Năng hủy nghiệp trong trường hợp này giống như cơn gió thổi tắt đèn trong khi đèn vẫn còn dầu và bấc.
Tóm lại, Nghiệp là một phạm trù triết học lớn trong hệ thống giáo lý Phật giáo không thể phân tích hết trong mục Hỏi – Đáp này. Nghiệp theo Phật giáo là một cơ chế vận hành của đời sống được khám phá bởi tuệ giác của Đức Phật chứ không phải một tín ngưỡng vu vơ, siêu hình và hoàn toàn khác biệt với quan niệm Số mệnh của Nho giáo. Nghiệp do con người tạo ra trong quá khứ và từng phút từng giây trong hiện tại bằng ba con đường thân, miệng và ý rồi trở lại chi phối chính người ấy. Nghiệp tuy có năng lực mạnh mẽ, chi phối và quyết dịnh đời sống của chúng sanh trong hiện tại và tương lai nhưng Nghiệp không có định tính, vô ngã. Nghiệp có thể chuyển hoá và thay đổi được thông qua nỗ lực tu tập của cá nhân, chứ không cứng nhắc, tiêu cực như Số mệnh. Thuyết Nghiệp rất tích cực, khoa học và công bằng. Nó tôn vinh trách nhiệmvà giá trị con người, thúc đẩy con người hướng thiện, sống đạo đức, theo lẽ phải. Thuyết Nghiệp khích lệ con người hành động và tiến bộ, hoàn toàn vắng mặt bóng dáng tiêu cực, yếm thế. Đó là nét đặc sắc của giáo lý Nghiệp và là điểm khác biệt cơ bản nhất của quan niệm Nghiệp và Số mệnh.
Được cảm ơn bởi: smile., Tây Đô đạo sĩ, cloudstrife, Veronica07031, kimtudon

Hình đại diện của thành viên
Tây Đô đạo sĩ
Bát đẳng
Bát đẳng
Bài viết: 7976
Tham gia: 19:37, 19/10/10
Đến từ: Tây Đô

TL: Lá số, sự luân hồi và luật nhân quả

Gửi bài gửi bởi Tây Đô đạo sĩ »

smile. đã viết:
Tây Đô đạo sĩ đã viết: Những vong linh các cháu bé chết do phá thai thì thường đeo theo mẹ của chúng, nếu có dịp nó sẽ đầu thai vào bụng mẹ trở lại. Trường hợp tái sinh không thành công thì người mẹ nên trực tiếp tụng kinh chú, làm công đức cúng chùa bố thí phóng sinh...hồi hướng cho nó. Vì có quan hệ mẹ con gần gũi dễ cảm ứng. Những người khác muốn cầu siêu hay hồi hướng công đức cho cháu thì tốt nhất là người thân thuộc họ hàng, tuy nhiên người ấy cũng phải có năng lực tu hành và có vốn phúc dồi dào thì mới giúp cháu được. Có thể sau khi tụng kinh chú, làm công đức xong khấn"Tôi là...xin hồi hướng công đức (tụng kinh, niệm Phật, cúng chùa, phóng sinh...)...cho các vong linh con của...cầu mong các vong linh ấy nhờ công đức này, phiền não đoạn diệt, nghiệp chướng tiêu trừ, tốc xả mê đồ, siêu sinh Tịnh độ" Ngoài ra khi ăn cơm thì để chén bát đã mời chúng về ăn. Như thế chúng đỡ tủi và sẽ mau tái sinh hoặc siêu thoát.
Việc tụng kinh chú có thể làm ở nhà, không nên đọc tại đền miếu. Vì những nơi ấy thờ các vị thần, họ cũng như chúng ta còn trong lục đạo luân hồi, ăn thịt uống rượu khó mà độ cho ai được. Thân mến.
Bác có thể chỉ cho cháu đoạn kinh chú để người mẹ có thể tụng trong trường hợp này không ạ? Bác cho cháu hỏi thêm là Cháu đi xem người ta còn nói cháu có vong của bà cô (cô cháu mất lúc mới 4 hay 5 tuổi gì đó) theo giúp nữa, vậy trong trường hợp này cháu muốn cầu siêu cho bà cô thì cháu có sử dụng được loại kinh chú bác vừa nêu trên không? Cháu hỏi hơi "ngố" vì cháu chưa biết gì về kinh Phật, cháu mong bác chỉ giáo thêm.
Cháu cảm ơn bác!
Kính bác.
Mời cháu vào đây tham khảo nhé:Câu chuyện có thật về các giấc mơ của tôi.
Được cảm ơn bởi: smile.

Ham học
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1569
Tham gia: 20:40, 16/11/10

TL: Lá số, sự luân hồi và luật nhân quả

Gửi bài gửi bởi Ham học »

Bác Tây Đô Đạo sĩ cho em hỏi, những trường hợp sa sẩy, thì khoảng bao nhiêu tháng thì có vong hồn, chẳng hạn trường hợp dưới 1 tháng thì có vong hồn không? Cảm ơn bác!

Hình đại diện của thành viên
tigerstock68
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 2135
Tham gia: 14:12, 29/03/11

TL: Lá số, sự luân hồi và luật nhân quả

Gửi bài gửi bởi tigerstock68 »

Trẻ ham lêu lổng ăn chơi, Già sâu khóe mắt khóc đời lầm than



Đại Phú (Maha Dhana) tái sanh tại thành Ba-la-nại trong một gia đình cực kỳ giàu có. Vì nhà giàu con một nên cha mẹ Đại Phú thầm nghĩ: Chúng mình mang danh phú hộ, nhà cửa cao sang, của cải tiêu xài mấy đời không hết thì việc gì phải để con mình tính chuyện mưu sinh. Cứ cho nó tự do thoải mái mà hưởng thụ mọi lạc thú trên đời.

Thế là cậu quý tử mới lớn được phép lao vào các hộp đêm tửu điếm, quay cuồng theo hương sắc trần gian với những cuộc say đầu sáng trận cười thâu đêm. Và để chứng tỏ mình là tay đào hoa, sành điệu ca múa, cậu ra sức học hát và tập chơi được nhiều loại nhạc cụ. Cuộc sống của cậu, do đó mà mỗi lúc một cuốn hút vào nhịp phách cung đàn, hương tình men rượu. Và trong thành phố này, không biết ngẫu nhiên hay trùng hợp, cũng có một gia đình phú hộ chỉ sanh được một ái nữ xinh đẹp nên ông bà hết lòng chiều chuộng, không để con nối nghiệp bán buôn mà chỉ cho con ca múa xướng hát cho gia phong hưng thịnh, phú quý song hành. Và cũng để tương xứng với tập tục môn đăng hộ đối, trưởng giả phú hào, hai gia đình hân hạnh kết tình thông gia cho hai con mặc sức hưởng thụ. Nhưng tiếc thay, trời còn có gió mưa bất chợt, người tránh sao họa phước hôm mai, cha mẹ của đàng trai và đàng gái lần lượt qua đời, để lại cho cặp vợ chồng đồng điệu hai gia tài đồ sộ.

Theo thông lệ, Đại Phú mỗi ngày phải đến hoàng cung hầu hạ quốc vương ba lần. Một hôm, có một tên lừa đảo chuyên nghiệp, biệt danh là Cua-rơ, vì hắn lắm mưu nhiều kế, chạy chọt tài tình, nói với đồng bọn:

- Đại Phú là con trai duy nhất của một trưởng giả đã qua đời. Nay hắn được toàn quyền quyết định về cái sản nghiệp đồ sộ đó. Hắn lại đam mê tửu sắc, ca hát xập xình, thật là thuận lợi cho phe ta nếu dụ hắn vào bẫy.

- Dụ bằng cách nào? Tên cầm đầu băng nhóm hất hàm hỏi.

- Dễ thôi đại ca! Tìm dịp mời hắn nhậu với anh em tụi mình vài ba lần là dính chấu ngay.

- Hay đấy!... Thế thì cậu trổ tài ngoại giao đi!

Cua-rơ cố tìm các thứ sơn hào hải vị, mỹ tửu bồ đào chế biến sẵn, bày biện bên một bìa rừng râm mát như đang mở tiệc du ngoạn, chờ Đại Phú trên đường từ hoàng cung trở về là ra tay chiêu mộ. Và y như rằng, với tính tình buông lung hời hợt, sau vài câu mời chào xã giao của đám chủ mưu lường gạt, Đại Phú hăng hái nhập tiệc, cụng ly cốp cốp, nói cười hả hê. Từ đó về sau, Đại Phú sẵn sàng chi trả cho tất cả các buổi yến tiệc, tha hồ ôm vai bá cổ với các nàng chuyên nghiệp đong đưa. Và, đã vũ ca xướng hát thì phải đi với bài bạc kiệu cờ. Vàng bạc châu báu của Đại Phú cứ thế mà rơi trọn vào tay của bọn lưu manh đàng điếm, bán phấn buôn hương.

Đại Phú tiêu xài hoang phí, phá nát sản nghiệp của tổ phụ lưu truyền mà chưa sáng mắt. Cậu còn lớn tiếng tự hào rằng hết tài sản này còn tài sản khác. Của cải của vợ ta cũng là của ta. Và thế là cậu tha hồ vứt tiền qua cửa sổ. Chẳng bao lâu sau, cậu bán hết vàng bạc châu báu, nhà cửa đất đai, của chìm của nổi cứ tan dần theo men tình khói thuốc, vũ khúc nhịp nhàng. Thậm chí cậu còn bán cả y phục tùy thân và vật dụng tầm thường trong nhà như nồi niêu xoong chảo, chăn gối mùng mền để có tiền ăn chơi trác táng. Rốt cuộc, sản nghiệp chẳng còn gì, ngoài chiếc khố che thân với cái bát sành trên tay, cậu đành phải dắt vợ lang thang ăn xin và ngủ nhờ mé hiên nhà của người hàng xóm. Lắm lúc cậu phải ăn cơm thừa canh cặn của giới buôn thúng bán bưng ở góc chợ đầu đường.



Hình ảnh
Sống đời phạm hạnh

Một hôm, cậu đứng trước cửa của một quán trọ, xin thức ăn san sẻ của các thầy và các chú. Thế Tôn nhìn cậu mỉm cười. Trưởng lão A-nan thấy vậy bèn hỏi:

- Bạch Thế Tôn, có gì vui chăng?

- A-nan, hãy nhìn Đại Phú kìa, con trai của một trưởng giả lừng danh tại thị thành này đó, cậu ấy đã vung tay hoang phí, phá nát cả hai tài sản của song thân và nhạc phụ để lại; bây giờ phải dắt vợ đi ăn mày. Nếu như thời còn son trẻ, cậu ấy biết phấn đấu làm ăn, không hoang đàng phung phí, thì cậu ấy hẳn đã trở thành một phú hộ; còn nếu như cậu ấy giã từ gia nghiệp, xuất gia tu hành, thì cậu ấy cũng chắc đã chứng quả A-la-hán; vợ cậu ấy cũng vậy, nếu cô ấy xuất gia tu tập thì giờ này cô ấy đã chứng quả A-na-hàm. Nếu thời trung niên, cậu ấy đừng hoang phí tài sản, thì cậu ấy đã có sự nghiệp vững vàng, là phú hộ thứ hai; và nếu như cậu ấy xuất gia làm Sa-môn, thì cậu ấy đã chứng quả A-na-hàm, còn vợ cậu ấy tu hành thì cũng chứng quả Tư-đà-hàm. Nếu những năm cuối đời mà cậu ấy không hoang phí tiền của, tận tụy với ngành nghề, thì cậu ấy đã thành phú hộ thứ ba; và nếu cậu xuất gia hành đạo, khoác áo Sa-môn, thì cậu ấy đã chứng quả Tu-đà-hoàn. Bây giờ thì cậu ấy đã trắng tay dưới dạng ăn mày của một ông già cùng khổ, và cũng chẳng có vị trí nào trong giới thiền môn. Cậu ấy bây giờ như một con cò già đang lóm thóm kiếm mồi trong một ao hồ khô cạn. A-nan, tu hành mà giải đãi thì cũng như thế đó.

Ngài mỉm cười đọc kệ:


Lúc trẻ không phạm hạnh,Tiền của chẳng góp gom,Như cò già ủ rũ,Bên hồ không cá tôm!Lúc trẻ không phạm hạnh,Tiền của chẳng góp gom,Như cánh cung mòn gãy,Than dĩ vãng chẳng còn!
Được cảm ơn bởi: teamoon, cloudstrife, se7enkr, shift30, kimtudon, troimua

taijiquan
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 784
Tham gia: 17:22, 12/12/10
Đến từ: Hà Nội

TL: Lá số, sự luân hồi và luật nhân quả

Gửi bài gửi bởi taijiquan »

Bác Tây Đô ghé qua topic xem giúp cháu vs...Lá Số của 1 người bị Vong Nhập...

Đã khóa