LUẬN MÊNH(THÂN) THEO TC PHÁI

Xem, hỏi đáp, luận giải về tử vi
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem lá số tử vi. Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức tử vi.
Không được đính kèm lá số của trang web khác. Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
longhd
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 220
Tham gia: 18:24, 18/04/12

TL: LUẬN MÊNH(THÂN) THEO TC PHÁI

Gửi bài gửi bởi longhd »

X. Cự Môn ở cung mệnh (thân):

Cự Môn là "ám tinh", không phải là bản thân sao này không có ánh sáng, mà chỉ là nó có thể che ánh sáng của các sao khác mà thôi. Cho nên gọi là "Cự Môn" (cửa lớn) là có ý nghĩa "che ám".

Nói về ánh sáng của các sao, chỉ Thái Dương là không có chổ nào không chiếu đến, vì vậy Cự Môn không thể che ánh sáng của Thái Dương. Chỉ khi Thái Dương lạc hãm, lúc đó ánh sáng yếu nhất, Cự Môn mới che được, do đó Thái Dương lạc hãm cũng không nên hội Cự Môn.

Ảnh hưởng của Cự Môn đối với các sao, dựa vào kết quả tính chất của các sao bị "ám" mà định. Như Thiên Đồng gặp Cự Môn đồng độ hoặc vậy chiếu, Thiên Đồng chủ về tình cảm và tâm trạng, sẽ biến thành tình cảm và tâm trạng u ám. Thế là tận trong thâm sâu nội tâm, có nỗi đau khổ thầm kín mà không thể cho ai biết. Lại như Thiên Cơ gặp Cự Môn đồng độ hoặc vậy chiếu, Thiên Cơ chủ về cơ mưu, kế hoạch, biến thành cơ mưu và kế hoạch bị tính sai, do đó có phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời, do dự, thiếu quyết đoán. Có điều, Thái Dương gặp Cự Môn đồng độ hoặc vây chiếu, nếu Thái Dương nhập miếu thì không bị Cự Môn "ám", ánh sáng chiếu xa, nên chủ về được người ngoại quốc hoặc người ở nơi xa xem trọng; lạc hãm thì ánh sáng lu mờ, làm việc đầu voi đuôi chuột.

Như đã thuật ở trên, để luận đoán điểm quan trọng của Cự Môn, cần phải xem xét tính chất toàn bộ các sao mà định, sau đó thâm nhập tính chất "che ám", mới có thể luận đoán hoàn chỉnh.

Ví dụ như "Thiên Cơ, Cự Môn" vốn chủ về phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời cơ, cho nên chủ về ý chí không kiên định, nhưng nếu Thiên Cơ Hoá Quyền, làm tăng tính ổn định, thì lực "che ám" của Cự Môn lại biến thành chủ quan quyết định mà phạm sai lầm, vì vậy mà đánh mất cơ hội tốt.

Lại ví dụ như "Thiên Đồng, Cự Môn" vốn chủ về có ẩn tình che giấu triền miên, nhưng nếu Thiên Đồng Hoá Lộc, thì lại có thể biến thành chấp trước một môn học nào đó hoặc chấp trước một thú vui, sở thích nào đó. Như vậy chưa chắc là không tốt.

Cự Môn rất ưa Thái Dương miếu vượng; nên "Thái Dương, Cự Môn" ở cung Dần được cát hoá và có sao cát, chủ về nhờ phú mà được quý, còn dương danh ở nơi xa. "Thái Dương, Cự Môn" ở cung Thân, được cát hoá và có sao cát, lại chủ về nhờ quý mà được phú, vì vậy rất thích hợp làm công việc ngoại giao, hay luật sư. Cự Môn và Thiên Đồng đồng độ, phải có sao lộc, nếu không có lộc thì dù gặp cát tinh cũng không cát tường. Cổ nhân nói "Cự Môn ở Sửu, Mùi là hạ cách, dù phú quý cũng không được lâu" (Sửu Mùi Cự Môn vi hạ cách, túng nhiên phú quý diệc bất trường). Khuyết điểm của kết cấu tinh hệ này là ở chổ dễ nghe lời dèm xiểm, nói xấu, xử sự nặng tình cảm mà dẫn đến thất bại. Cự Môn đồng độ với Thiên Cơ cần phải được cát hoá và có sao cát, mới phú quý (ở cung Mão ưu hơn ở cung Dậu); nhưng gặp Hoả Tinh, Linh Tinh cùng bay đến là phá cách, chủ về cuộc đời nhiều chìm nổi. Không gặp cát tinh hoặc không được cát hoá, mà gặp sát tinh thì phá tán, thất bại.

Cự Môn ở hai cung Tí hoặc Ngọ là cách "Thạch trung ẩn ngọc", được cát hoá là tốt. Hoá Lộc thì chủ về phú; Hoá Quyền thì chủ về quý. Có điều, cuộc đời không nên ở vị trí tối cao. Trường hợp Cự Môn Hoá Lộc hay Hoá Quyền, thường đều thất bại ở đại vận cung Tị; Hoá Quyền thì thất bại vì tranh quyền; Hoá Lộc thì thất bại vì quá muốn làm giàu. Nó thường thành công ở các đại vận "Vũ Khúc, Thất Sát", Thiên Phủ.

Cự Môn ở hai cung Tí hoặc Ngọ, đồng độ với Lộc Tồn, cần phải gặp cát tinh mới phú quý. Rất kị cung hạn Thiên Cơ; cũng không ưa cung tam phương có Địa Không, Địa Kiếp bay đến. Nó thường thành công ở đại vận gặp sao lộc trùng điệp.

Cự Môn ở hai cung Tí hoặc Ngọ, không có sao lộc, cần phải đến đại vận hoặc lưu niên gặp sao lộc mới chủ về phát vượt lên; gặp niên hạn có Địa Không, Địa Kiếp và Hoá Kỵ (nhất là Thiên Cơ Hoá Kị) sẽ chủ về phá tán, thất bại.

Cự Môn ở hai cung Tí hoặc Ngọ, thông thường bất lợi cung huynh đệ. Vì vậy không nên hợp tác với người khác, cũng thường chủ về kết hôn muộn, Cự Môn ở cung Tí càng đúng.

Cự Môn ở hai cung Thìn hoặc Tuất, thông thường là bất lợi. Cổ nhân nói: "Cự Môn ngại bị hãm ở hai cung Thìn Tuất." (Thìn Tuất ứng hiềm hãm Cự Môn). Chủ về vất vả, tranh chấp thị phi. Cự Môn Hoá Kị, có sát tinh bay đến là hạ cách. Cự Môn ở hai cung Thìn hoặc Tuất không nên đến các cung hạn Thiên Tướng, Thiên Lương, Thiên Đồng, Thiên Phủ, thường xảy ra sự cố; mà nên đến các cung hạn Thái Âm, Thái Dương nhập miếu. Rất nên đến các vận hạn gặp Lộc Tồn, Hoá Lộc. Có thể giải tai ách của Cự Môn không có gì qua Lộc Tồn và Hoá Lộc.

Cự Môn Hoá Lộc ở cung Thìn, có Văn Xương Hoá Kị đồng cung hoặc vây chiếu, là cách cục đặc biệt, rất phú quý. Đến cung hạn Thiên Phủ, là đại vận phát đạt. Cự Môn ưa sao tiền tài, cho nên ưa cung hạn Thiên Phủ, Nhưng Cự Môn không nên đến niên hạn Thiên Đồng, thường vì tham cầu thái quá mà gặp hung.

Cự Môn ở cung Tuất, Hoá Lộc hay Hoá Quyền đều cát, nhưng không nên gặp Văn Xương Hoá Kị, gặp Thiên Phủ là nên, Thiên Đồng thì ngại.

Cự Môn ở hai cung Tị hoặc Hợi, có sự khác biệt rất lớn. Ở cung Hợi thì có Thái Dương ở cung Tị vây chiếu, cho nên cát; nếu được cát hoá và có sao cát ắt sẽ chủ về phú quý. Nhưng đến đại vận Thiên Cơ, Thiên Đồng (kị nhất là lưu niên Thất sát), sẽ dễ vì cố xuất đầu lộ diện mà gây ra tai hoạ; hoặc vì quá lộ tài năng mà chuốc tai ương.

Cự Môn ở cung Tị thì Thái Dương của đối cung vô lực, cho nên không là cát lợi, chỉ khi nào gặp sao lộc mới chủ về nhờ cần kiệm mà trở nên giàu có. Ưa đến các cung hạn "Tử Vi, Thiên Phủ", Vũ Khúc, có Lộc Tồn, Hoá Lộc; không ưa đến cung hạn Thất Sát, "Liêm Trinh, Thiên Tướng", Tham Lang.

Cự Môn ở 12 cung đều ưa gặp sao lộc, trường hợp Hoá Lộc thì rất tốt, trường hợp Lộc Tồn là kế đó. Các vận hạn trong cuộc đời cũng ưa có Hoá Lộc và gặp sao lộc. Hễ Cự Môn Hoá Quyền, ưa đến nhất là đại vận hoặc lưu niên gặp sao lộc. "Thiên Đồng, Cự Môn" ở hai cung Sửu hoặc Mùi, là được Vũ Khúc Hoá Lộc và Tham Lang Hoá Quyền giáp cung, cũng khá tốt. Rất sợ có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ, dù phú quý cũng không lâu dài.
Đầu trang

longhd
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 220
Tham gia: 18:24, 18/04/12

TL: LUẬN MÊNH(THÂN) THEO TC PHÁI

Gửi bài gửi bởi longhd »

XI. Thiên Tướng ở cung mệnh (thân):

Người xưa luận Thiên Tướng, thường nhấn mạnh quá đáng phương tiện "tường hoà". Thiên Tướng gặp thiện thì thành thiện, gặp ác thì thành ác. Ví dụ như "Tử Vi, Thiên Tướng" đồng độ, nếu có "bách quan triều củng", thì Thiên Tướng sẽ phát huy lực tương trợ; nhưng nếu Tử Vi là "tại dã cô quân", thì Thiên Tướng cũng có thể giúp Trụ phò ác.

Trong 14 chính diệu của Đẩu Số, chỉ có Thiên Tướng là rất xem trọng việc giáp cung. Bị các sao như Kình Dương, Đà La giáp cung; Hoả Tinh, Linh Tinh giáp cung; Địa Không, Địa Kiếp giáp cung; đều không cát tường. Phần nhiều chủ về thị phi, rối rắm, vất vả, bôn ba, đột nhiên xảy ra trắc trở. Xấu nhất là "Hình kị giáp ấn", tức Cự Môn Hoá Kị và Thiên Lương giáp cung, chủ về phạm pháp, hình phạt (theo Vương Đình Chi, người xưa lầm là "Hình tù giáp ấn", nên cho là Kình Dương và Liêm Trinh giáp cung). Nếu Văn Xương, Văn Khúc giáp cung; Tả Phụ, Hữu Bật giáp cung; Thiên Khôi, Thiên Việt giáp cung; đều là điềm cát. Rất ưa "Tài ấm giáp ấn", tức là Cự Môn Hoá Lộc đến giáp cung.

Người xưa nhấn mạnh "Thiên Tướng có thể hoá giải cái ác của Liêm Trinh". Ở đây không phải nói tổ hợp tinh hệ "Liêm Trinh, Thiên Tướng". Thiên Tướng toạ mệnh, đến cung hạn Liêm trinh toạ thủ, gặp sao cát thì cát, gặp sao hung thì giảm hung, cũng là điềm hoá giải cái ác.

Cục "Hình kị giáp ấn", rất ngại Thiên Lương đồng độ với Kình Dương, là cách "Hình kị giáp ấn" khá hung. Vì đồng thời sẽ bị Kình Dương và Đà La giáp cung. Lúc này Thiên Tướng tuy đồng độ với Lộc Tồn, nhưng chủ về tiền bạc phá tán, khó tụ, mà còn dễ vì tiền bạc mà sinh điều tiếng thị phi, kiện tụng.

Thiên Tướng đồng độ với Hoả Tinh, Linh Tinh, lại gặp Kình Dương, Đà La giáp cung, hoặc "Hình kị giáp ấn", chủ về lúc nhỏ bất lợi chủ về cha mẹ, hoặc làm con nuôi của người khác. Nếu cung phúc đức là Thất Sát lại hội các sao sát, hình, kị, hao, thì chủ về tàn tật.

Hễ Thiên Tướng toạ mệnh, nên xem kèm cát tinh của cung phụ mẫu. Vì Thiên Tướng cần được người phù trợ, cung phụ mẫu là cấp trên phù trợ. Lúc này cung phụ mẫu ắt là Thiên Lương, tối kị Thiên Lương đồng độ với Lộc Tồn, lại có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng cung, chủ về suốt đời không có hậu trường để nương dựa, mà bản thân lại khó tự sáng lập sự nghiệp. Có tài mà không gặp thời, thường thường là cách cục này.

Thiên Tướng gặp Văn Xương, Văn Khúc, thì không được gặp Hoá Kị và Kình Dương, Đà La mới cát. Nếu không, thì thông minh nhưng mệnh bạc, cũng là điềm có tài mà không gặp thời. Cổ nhân cho rằng, nếu là nữ mệnh là mạng tì thiếp, cũng có ý vị thông minh mà mệnh bạc.

Cổ nhân cho rằng, (Thiên Tướng) Tham Lang, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân Kình Dương, Đà La mà gặp nhau thì chủ về nhờ tay nghề khéo mà yên thân. Cổ quyết này trọng điểm là ở Liêm Trinh. Liêm Trinh gặp Thiên Tướng chủ về thông minh mẫn tiệp, lại có ý vị phục vụ. Cho nên gặp cát tinh thì thích hợp làm việc trong chính giới; nếu gặp Kình Dương, Đà La thì không nên làm việc trong chính giới, mà thích hợp làm việc hưởng lương, có thể theo ngành nghề công nghệ, khoa học kỹ thuật. Chỉ trường hợp Thiên Tướng ở hai cung Mão hoặc Dậu mới có cách cục này.

Thiên Tướng ở cung mệnh của lưu niên, cũng mẫn cảm đối với các sao cát, hung. Vì vậy không nên gặp các lưu diệu như Tang Môn, Điếu Khách, Bạch Hổ, Đại Hao, Quan Phù; ưa gặp các sao cát như Thanh Long, Tấu Thư, Long Đức, Thiên Đức.

"Thiên Tướng, Vũ Khúc" đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân, xin tham khảo đoạn "Vũ Khúc, Thiên Tướng" thuật ở trước.

Thiên Tướng độc toạ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, rất ưa có Tả Phụ, Hữu Bật đồng độ; nếu cung kế cận là Thiên Đồng Hoá Kị, tuy không thành cách "Hình kị giáp ấn", nhưng cũng không tốt, chủ về tuy có hậu trường để dựa dẫm, nhưng thường thường vào lúc quan trọng thì lại không được trợ lực, cũng là điềm tượng có tài mà không gặp thời. Lúc này nếu có Tả Phụ, Hữu Bật đồng độ, sẽ chủ về tuy không được bậc trên trước nâng đỡ, trợ lực, nhưng lại được bạn bè chi viện. Thiên Tướng cũng ưa "bách quan triều củng", đây là ý tể tướng chỉ dưới một người mà trên vạn người. Nhưng rốt cuộc thì bị cấp trên gây trắc trở.

Thiên Tướng ở hai cung Sửu hoặc Mùi, có "Tử Vi, Phá Quân" vây chiếu, cho nên cũng chủ về nặng thành kiến, chủ quan. Nếu có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ, thường vì thành kiến chủ quan mà chuốc thất bại.

Thiên Tướng độc toạ hai cung Mão hoặc Dậu, gặp các sao sát, kị thì chỉ nên theo ngành công nghệ hay kỹ thuật để mưu sinh. Được cát hoá và có sao cát, chủ về dùng kỹ năng chuyên môn để khởi nghiệp.

Thiên Tướng độc toạ hai cung mão hoặc Dậu, ưa gặp các sao tài nghệ, như Thiên Tài, Long Trì, Phượng Các; gặp Tấu Thư cũng cát. Nếu đồng thời lại gặp sát tinh và Văn Xương, Văn Khúc Hoá Kỵ, thì đây là thanh khách của nhà giàu thời cổ đại.

Trong các tình huống thông thường, Thiên Tướng độc toạ hai cung Mão hoặc Dậu thì nên gặp sao lộc, thì tài cao nghề giỏi, có thể lập thân, trở nên giàu có. Nhưng cuối cùng dễ bị người ta gây trắc trở hoặc điều khiển.

Thiên Tướng độc toạ hai cung Tị hoặc Hợi, đối cung là "Vũ Khúc, Phá Quân" cần phải gặp sao lộc hoặc Hoá Lộc, mới cát; nếu không, là bất ổn, tiêu cực; rất ưa Vũ Khúc Hoá Lộc vây chiếu.

Thiên Tướng ở cung Hợi, nếu đối cung là Vũ Khúc Hoá Kị, thì Thiên Tướng ắt sẽ bị Kình Dương và Đà La giáp cung. Trong các tình huống thông thường, Thiên Tướng không sợ Kình Dương, Đà La giáp cung. Nhưng trong tình hình này thì lại đại bất lợi, phần nhiều chủ về sắp thành lại hỏng, tài lực không đủ để chi lúc khẩn cấp.

Nữ mệnh Thiên Tướng độc toạ, chủ về nên lấy chồng lớn tuổi; nếu không, nhỏ hơn một hai tuổi cũng thích hợp.

Nữ mệnh Thiên Tướng, cũng là "phu xướng phụ tuỳ", nên giúp chồng sáng lập sự nghiệp.

Hễ Thiên Tướng độc toạ, các cung hạn có Hoá Lộc, Hoá Quyền, Hoá Kỵ là những đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt. Đến các cung hạn bị "Hình kị giáp ấn"; Kình Dương, Đà La giáp cung; Hoả Tinh, Linh Tinh giáp cung; Địa Không, Địa Kiếp giáp cung; Thiên Thương, Thiên Sứ giáp cung; hoặc Văn Xương, Văn Khúc giáp cung; Thiên Khôi, Thiên Việt giáp cung; hay các cung hạn có Hoá Lộc, Hoá Quyền, Hoá Khoa bị ác hoá; ứng nghiệm cát hung đều rất mẫn cảm.
Đầu trang

longhd
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 220
Tham gia: 18:24, 18/04/12

TL: LUẬN MÊNH(THÂN) THEO TC PHÁI

Gửi bài gửi bởi longhd »

XII. Thiên Lương ở cung mệnh (thân):

Thiên Lương là "ấm tinh", trong Đẩu số, "ấm" có nhiều ý nghĩa, như: tiêu tai giải ách; kéo dài tuổi thọ; trợ lực của cấp trên hay cha mẹ; có sinh hoạt tinh thần phong phú về tôn giáo, tín ngưỡng. Tất cả đều có ý vị "che chở". Cần lưu ý, những lực che chở này đều thuộc về tinh thần, không thuộc về vật chất. Từ đó có thể biết đặc tính của Thiên Lương.

Tính chất "tiêu tai giải ách" của Thiên Lương, bao hàm ý vị có nạn tai trước rồi mới hoá giải. Cho nên ắt sẽ trải qua nguy khó rồi mới bình an; bị bệnh hoạn rồi mới khỏi bệnh; không có chổ nhờ cậy rồi mới được người ta phù trợ; cảm thấy tinh thần trống rỗng (ý vị cuộc đời có kích thích khá lớn) rồi mới ký thác nơi tôn giáo, những thứ như vậy không cách nào liệt kê ra hết được.

Do Thiên Lương thiên nặng về tinh thần, mà không thiên nặng về vật chất, cho nên Thiên Lương ưa Hoá Khoa, mà không ưa Hoá Lộc. Hoá Lộc sẽ mang lại thị phi, rối rắm, bị người oán hận. Nó cũng rất ghét Hoá Quyền, lúc Hoá Quyền có thể thành khuynh hướng lộng quyền; gặp Hoả Tinh, Linh Tinh thì càng đúng.

Do có ý nghĩa "che chở", có thể mở rộng thành "hình pháp, kỷ luật", bởi vì "hình pháp" có thể giữ cho mọi người được thiện lương. Vì vậy Thiên Lương có thể biểu trưng cho vị quan thanh liêm vì dân trừ hại, như Bao Công, Hải Thuỵ trong truyền thuyết dân gian. Lúc luận đoán cần phải lưu ý điểm này.

Do hàm nghĩa mở rộng ở trên, Thiên Lương còn là chức vị giám sát. Phần nhiều kiểm toán viên, quản đốc, thanh tra, hoặc chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên kế hoạch tài vụ, v.v... phần nhiều cung mệnh hay cung sự nghiệp đều gặp Thiên Lương. Hàm nghĩa "giám sát" của Thiên Lương cũng có thể diễn hoá thành ý vị "lui về hậu trường".

Do "che chở" có thể mở rộng "phục vụ người khác", cho nên tinh bàn của bác sĩ, thầy thuốc, luật sư cũng thường thường có quan hệ mật thiết với Thiên Lương. Dựa vào tiêu chuẩn này có thể định Thiên Lương là nhân tài chuyên nghiệp, là chuyên viên.

Thiên Lương có Thái Dương đồng độ hoặc vây chiếu, gặp Thiên Hình, thích hợp làm nhân viên ngành tư pháp; nếu gặp Kình Dương, thì không phải là bác sĩ ngoại khoa (bao gồm khoa phụ sản); nếu gặp Thiên Nguyệt, là người trong giới y học.

"Thiên Lương, Thiên Cơ" là vạch kế sách quản lý; gặp Thiên Mã thì làm những nghề nghiệp có tính lưu động, như hàng hải, hàng không, điện tử, v.v... (Có một ví dụ đáng để tham khảo, Vương Đình Chi kể, ông từng đoán mệnh cho một người làm thuê chuyên sao chép băng hình. Nghề nghiệp này nếu không nói ra thì rất khó đoán, nhưng nói ra rồi, thì biết được nghề nghiệp có tính phục vụ và tính lưu động. So với tinh bàn thì không có chỗ nào là không hợp, do đó có thể thấy nghề nghiệp thời hiện đại, thường thường rất khó nói cụ thể.)

Thiên Lương có Văn Xương, Văn Khúc, Tấu Thư đồng độ, cũng có thể xem là nhân tài trong ngành luật pháp, sở trường văn thư án lệ, nhưng có lúc cũng có thể là thư ký văn phòng của công ty lớn, hoặc là người trong giới văn hoá, xuất bản.

Thiên Lương có Bạch Hổ đồng độ, có thể xem là điềm tượng chủ về "hình pháp, kỷ luật", cũng có thể là bác sĩ phẫu thuật, ngoại khoa.

Cổ nhân nói: "Thiên Lương và Thiên Mã ở hãm địa, cuộc đời nhất định trôi dạt." (Thiên Lương Thiên Mã hãm, phiêu đãng vô nghi.) Đây là nói Thiên Lương ở hai cung Tị hoặc Hợi, chủ về rời xa quê hương. Ở thời hiện đại người ta thường rời khỏi quê hương để phát triển, vì vậy không nên đoán là trôi dạt; chỉ trong tình hình gặp sao không, hao đồng cung với Hoả Tinh, Linh Tinh, mới có thể đoán là không giữ một nghề, rời khỏi quê hương mà không có nền tảng. Gặp các sao khoa văn là người cuồng ngạo phóng túng.

Cổ nhân nói: "Thiên Lương ở hãm địa gặp Kình Dương, Đà La, là trái với thuần phong mỹ tục." (Thiên Lương hãm địa kiến Dương Đà, thương phong bại cục.) Đây là nói nữ mệnh Thiên Lương ở hai cung Tị hoặc Hợi. Ở thời hiện đại, có thể luận đoán cuộc đời mệnh tạo gặp nhiều đau khổ về tình cảm. Rất ngại Thiên Lương đồng độ với Hoả Tinh, Linh Tinh, mà Thiên Đồng của đối cung Hoá Kị; hoặc hội Thiên Cơ Hoá Kị, mà Kình Dương, Đà La giáp Thiên Lương, càng gặp nhiều tình huống rối rắm khó xử và đau khổ về tình cảm.

Thiên Lương đến hai cung Tị hoặc Hợi, gặp các sao sát, hình, không, hao, chủ về cuộc đời nhiều tai hoạ, hoặc nhiều hung hiểm. Thường ứng nghiệm ở niên hạn "Thiên Cơ, Cự Môn", hay "Thái Âm, Thái Dương". Niên hạn gặp Hoá Kỵ cũng thường ngầm chứa nguy cơ hoạ hoạn. Ngoài ra, các cung hạn Tham Lang, Thiên Đồng toạ thủ là những niên hạn có tính then chốt.

Thiên Lương ở hai cung Tí hoặc Ngọ, không gặp Văn Xương, Văn Khúc là đã thông minh, nhưng thông minh quá lộ, nhìn sự việc quá rõ, nên duyên với người không tốt, nhất là phương hại đến hôn nhân, ở cung Tí tốt hơn ở cung Ngọ.

Thiên Lương ở hai cung Tí hoặc Ngọ, không cần gặp sao đào hoa cũng dể thay đổi tình cảm. Ở xã hội thời cổ đại, đàn ông nạp nhiều thiếp, nên cũng chủ về có nỗi đau khổ không ai biết trong quan hệ hôn nhân.

Thiên Lương ở hai cung Tí hoặc Ngọ, nếu gặp sao lộc, rất kị là người thông minh mà lạnh lùng, nghiêm khắc. Cần phải đối đãi với người chân thành nhân hậu mới có thể xoay chuyển mệnh vận, nếu không, phần nhiều vào đại vận thứ ba sẽ xảy ra trắc trở gây ảnh hưởng rất sâu xa. Nhưng thường thường mệnh tạo không tự biết, lúc đến hậu vận gập ghềnh, bất đắc chí, thì oán trời trách người, mà không biết hoạ căn đã có từ lâu.

Thiên Lương ở cung Ngọ thì không cát tường, do hội Thái Âm và Thái Dương đều ở cung hãm nhược. Nếu cung tài bạch là "Thiên Cơ, Thái Âm" gặp các sao sát, hao, Thiên Mã, sẽ chủ về mệnh tạo có lối suy nghĩ đặc biệt, không hợp quần, ít qua lại với ai, và khó gần gũi, gây ảnh hưởng đến sự nghiệp, khiến thu nhập không ổn định. Ví dụ như đột nhiên bị cách chức, bỗng nhiên khách hàng bỏ đi sang chỗ khác, hoặc thường thay đổi cương vị công tác, v.v...

Thiên Lương ở hai cung Tí hoặc Ngọ, cần phải gặp Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt hội hợp; lại không gặp các sao sát, kị, hình, hao; mới phú quý, mà phú cũng nhờ quý mà có.

Đối với Thiên Lương ở hai cung Tí hoặc Ngọ, các cung hạn "Thiên Cơ, Thái Âm", Cự Môn, Thái Dương, Thiên Đồng là những niên hạn có tính then chốt.

Thiên Lương ở hai cung Sửu hoặc Mùi, vì Thiên Cơ vây chiếu, nên chủ về kế hoạch mưu lược, còn chủ về tính cơ động, không ổn định. Vì vậy, nếu gặp các sao sát, không, hao, cổ nhân cho rằng đây là mạng xuất gia làm tăng nhân, đạo sĩ. Ở thời hiện đại, phần nhiều chủ về có nhân sinh quan đặc biệt (khác với lối suy nghĩ đặc biệt của Thiên Lương ở cung Ngọ, ở đây cần phải phân biệt, một bên là nhân sinh quan, một bên là tác phong xử sự.) Cho nên nếu có các sao Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Tài bay đến, thì mệnh tạo là người thông minh tuyệt đỉnh, nhưng không yên ở một nghề, khiến về già không có thành tựu.

Thiên Lương ở cung Mùi hội Thái Dương của cung Hợi, nên cũng không bằng ở cung Sửu. Hễ Thiên Lương hội Thái Dương ở cung hãm nhược, đều chủ về chuốc oán trách. Nhưng nếu gặp sao hình và các sao Văn Xương, Văn Khúc, Long Trì, Phượng Các, Thanh Long, Tấu Thư, Quan Phù, mà không gặp Hoả Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La, Địa Không, Địa Kiếp thì thích hợp với công tác pháp luật, hoặc liên quan đến "hình pháp, kỹ luật".

Thiên Lương ở cung Sửu, nếu cung phu thê là Cự Môn cát hoá (ưa nhất là Hoá Lộc), chủ về có thể kết hôn với người ngoại quốc.

Thiên Lương ở hai cung Sửu hoặc Mùi, rất ngại đến đại vận Tham Lang Hoá Kị. Theo bí truyền của phái Trung Châu Vương Đình Chi, đây là hạn vì sắc mà gây hoạ, hoặc là vận gặp nhiều tranh chấp. Cần phải xem hội các sao nào mà định.

Thiên Lương ở hai cung Sửu hoặc Mùi, không gặp các sao khoa văn cũng đã có khí chất nghệ thuật, nhưng thường có biểu hiện cuồng ngạo, phóng túng.

Đối với Thiên Lương ở hai cung Sửu hoặc Mùi, các cung hạn Tham Lang, Cự Môn, Thái Dương, Thiên Đồng là những lưu niên hay đại vận có tính then chốt.
Đầu trang

longhd
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 220
Tham gia: 18:24, 18/04/12

TL: LUẬN MÊNH(THÂN) THEO TC PHÁI

Gửi bài gửi bởi longhd »

XIII. Thất Sát ở cung mệnh (thân):

Thất Sát đồng cung với Tử Vi hay đối nhau với Tử Vi, đều hoá làm sao quyền. Nếu gặp Tử Vi Hoá Quyền, thì quyền quá nặng, chưa chắc có lợi. Đến các đại hạn hay lưu niên này ắt không cát tường, cần đề phòng xảy ra thất bại. Rất ghét gặp cung hạn Vũ Khúc Hoá Kị.

Thiên Lương chủ về "phong tục, luật pháp", Thất Sát cũng chủ về "phong tục, luật pháp", nên cũng chủ về "hình pháp, kỉ luật". Có điều, Thiên Lương thuộc văn, Thất Sát thuộc võ; Thiên Lương có thể lui về hậu trường, Thất Sát thì bước lên phía trước. Cho nên Thiên Lương có thể nhuyễn hoá thành "giám sát", Thất Sát thì nhuyễn hoá thành "quản lý".

Cổ nhân nói: "Hai cung mà gặp nó, định phải trải qua gian khổ". (Nhị cung phùng chi, định lịch gian tân.), tức là hai cung mệnh và thân mà gặp Thất Sát, đời người ắt sẽ có một thời kỳ gian khổ. Đại khái là, Thất Sát rất kỵ đến hai cung hạn Thiên Cơ, Cự Môn toạ thủ; cần phải có hành động thiết thực để qua giai đoạn này, mới có thể hởi lòng hởi dạ.

Thất Sát ắt sẽ đối nhau với Thiên Phủ, Thất Sát chủ về công, Thiên Phủ chủ về thủ, hai sao kềm chế lẫn nhau, cần phải xem ảnh hưởng của hai bên như thế nào. Ví dụ như Thất Sát ở hai cung Dần hoặc Thân có Lộc Tồn đồng độ, đối cung là "Tử Vi, Thiên Phủ", mà Thiên Phủ được Lộc Tồn vây chiếu, cho nên lợi về thủ, mà bất lợi về công. Lúc này Thất Sát tuy chịu ảnh hưởng của Tử Vi ở đối cung, quyền lực của nó cũng nên có khuynh hướng bảo thủ, rất nên phát triển trong cục diện hiện có, mà không nên lập ra cục diện mới, cũng không nên có nhiều thay đổi.

Thất Sát kỵ Hoả Tinh, Linh Tinh, kỵ nhất là tổ hợp "Kình Dương, Hoả Tinh", hay "Kình Dương, Linh Tinh". Trong hai nhóm, "Kình Dương, Linh Tinh" là rất xấu; nếu có Thiên Hình đồng độ, gặp các sao Âm Sát, Đại Hao, Thiên Hư, sẽ chủ về phạm pháp hình sự.

Thất Sát ở cung miếu vượng, gặp "Kình Dương, Hoả Tinh" thì còn được, chỉ chủ về lực kích phát, đời người không ngừng trắc trở nhưng có thể nhờ đó mà tiến bộ. Nếu gặp "Kình Dương, Linh Tinh", thì có ý vị lụn bại dần dần, ở hãm địa thì càng nặng, còn chủ về không có duyên với lục thân, cuộc đời ít được trợ lực.

Thất Sát không nên chỉ hội Văn Xương, Văn Khúc, mà không hội các sao phú, tá cát khác. Nếu không, thì càng thông minh càng độc đoán, không chịu nghe ý kiến của người khác, thường là do mệnh tạo gây ra trắc trở.

Thất Sát rất ưa gặp Thiên Khôi, Thiên Việt; thậm chí đến các cung hạn có Lưu Khôi, Lưu Việt vây chiếu hay hội hợp, thường thường đây cũng là cơ hội chuyển biến theo hướng tốt.

Thất Sát cũng ưa gặp sao lộc, ưa nhất là gặp Phá Quân Hoá Lộc, chủ về đời người trải qua một lần chuyển biến quan trọng mà được phú quý; kế đến là Tham Lang Hoá Lộc, cũng có thể được vinh hoa, nhưng đề phòng phú quý không lâu dài; Vũ Khúc Hoá Lộc cũng tốt, nhưng cách cục kém hơn.

Thất Sát đối nhau với Thiên Phủ, là đã có hàm nghĩa gây trở ngại lẫn nhau, là mâu thuẫn về tính chất. Cho nên lúc Thất sát có các sao sát, hình, không, hao đồng độ, thường dễ vì gặp trắc trở mà cảm thấy đời người là hư ảo, phần nhiều vì vậy mà có khuynh hướng tôn giáo, bước vào cửa Phật, Đạo. Có điều, nếu Thiên Phủ gặp sao lộc, thì trước sau vẫn tham luyến duyên trần.

Thất Sát ở hai cung Tí hoặc Ngọ, có "Vũ Khúc, Thiên Phủ" vây chiếu, gặp sao lộc thì "tài tinh" Vũ Khúc có gốc rễ, có thể điều hoà khí chất của Thất Sát. Cho nên có thể nhuyễn hoá thành người trong giới làm ăn kinh doanh. Nếu là người nắm quyền về kinh tế tài chính mà không có sao lộc, chỉ cần không có các sao sát, kị, hình, cũng chủ về được bậc trưởng thượng dùng tài lực giúp đở, đây là được dư khí che chở.

Bởi vì liên quan đến "sự che chở", cho nên Thất Sát ở hai cung Tí hoặc Ngọ đặc biệt ưa gặp Thiên Khôi, Thiên Việt, Tả Phụ, Hữu Bật. Nếu đến đại vận hoặc lưu niên có Lưu Khôi, Lưu Việt xung khởi Thiên Khôi, Thiên Việt của nguyên cục, thì vận hạn hay niên hạn này, đại khái có thể xem là cát lợi, chủ về được người tri ngộ; nhưng nếu có các sao sát, kị, hình hội hợp thì thuộc ngoại lệ.

Nếu Thất sát ở cung Ngọ, thành cách "Hùng tú kiền nguyên", thì đại kỵ có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ. Cách cục này là hoả luyện âm kim, gặp Hoả Tinh, Linh Tinh thì hoả hầu quá lớn, không những đời người gian khổ, mà e rằng còn bị tàn tật. Trường hợp thành cách, cũng ưa đến các đại vận hoặc lưu niên có Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt.

Thất Sát ở cung Tí không thành cách "Hùng tú kiền nguyên", vì Tí là phương Bắc thuộc thuỷ, thuỷ có thể khắc hoả. Dù có Hoả Tinh, Linh Tinh đồng độ, cũng chỉ chủ về bôn ba vất vả, nhưng không đến nỗi phá cách.

Trường hợp thành cách "Hùng tú kiền nguyên", rất ưa Liêm Trinh Hoá Lộc, là thượng cách. Chủ về sức sống mạnh, mà còn kiên nghị trác tuyệt, trải qua phấn đấu mà thành đại nghiệp. Vận phát đạt ắt sẽ ở cung hạn Phá Quân toạ thủ. Năm phát đạt ắt sẽ ở cung hạn Liêm Trinh hoặc Tham Lang toạ thủ.

Thất Sát ở hai cung Tí hoặc Ngọ, không thành cách hoặc phá cách, lại không nên đến cung hạn Liêm Trinh, chủ về hôn nhân gặp nhiều sóng gió, trắc trở; cũng không nên đến cung hạn "Thiên Cơ, Cự Môn" toạ thủ, thường thường là giai đoạn thất bại.

Thất Sát ở hai cung Dần hoặc Thân, đối nhau với "Tử Vi, Thiên Phủ", không ưa Tử Vi Hoá Quyền, mà rất ưa Tử Vi Hoá Khoa, Thiên Phủ Hoá Khoa. Tử Vi Hoá Khoa chủ về công, Thiên Phủ Hoá Khoa chủ về thủ.

Thất Sát ở hai cung Dần hoặc Thân, là người độc đoán; gặp Văn Xương, Văn Khúc thì vì thông minh mà phạm sai lầm; gặp Lộc Tồn đồng độ, khí mà hoà hoãn thì thành cách cục tốt, nhưng tính độc đoán càng nặng. Lúc luận đoán phải chú ý điểm này, cần phải xem xét kỹ cung phúc đức và cung phu thê, để xác định phẩm tính của mệnh cục. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hậu vận.

Thất Sát ở hai cung Dần hoặc Thân, gặp Hoả Tinh, Linh Tinh thì nóng nảy, bộp chộp.

Đối với Thất Sát ở hai cung Dần hoặc Thân, các cung hạn "Liêm Trinh, Thiên Tướng", Cự Môn, Phá Quân, Thái Dương là những đại hạn hoặc lưu niên có tính then chốt.

Thất sát ở cung Thân, "Liêm Trinh, Thiên Tướng" ở cung Ngọ dù không thành cách "Hùng tú kiền nguyên" (vì Thất sát thuộc kim, cung Thân cũng thuộc kim; Liêm Trinh thuộc hoả, cung Ngọ cũng thuộc hoả, hai khí kim hoả về gốc, thành mỗi bên một khí, không có tác dụng hổ tương), nhưng vẫn ưa hai cung hạn Liêm Trinh Hoá Lộc và Phá Quân Hoá Lộc, đây là giai đoạn phát đạt.

Thất sát ở hai cung Thìn hoặc Tuất, có "Liêm Trinh, Thiên Phủ" vây chiếu, thì nặng lý trí hơn "Liêm Trinh, Thất Sát" đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, nhưng phần nhiều đều có tư tưởng đặc biệt. Cho nên rất kị có Địa Không, Địa Kiếp hội hợp, nếu không, người ta sẽ khó mà hiểu được họ, vì cảm thấy đời người thiếu tri kỷ, nên thành người cô độc, thậm chí nhiều không tưởng, thiếu thực tế.

Thất sát ở hai cung Thìn hoặc Tuất, gặp Văn Xương, Văn Khúc còn được, nhưng cần phải gặp Thiên Khôi, Thiên Việt hoặc Tả Phụ, Hữu Bật, mới có thể phú quý. Nhưng nếu Tham Lang Hoá Lộc đến hội hợp (chú ý, Tham Lang cũng ảnh hưởng cung phúc đức), e rằng dục vọng khó thoả mãn, thế là, tuy phú quý nhưng cũng nhiều vất vả.

Đối với Thất sát ở hai cung Thìn hoặc Tuất, các cung hạn "Vũ Khúc, Thiên Tướng", "Thiên Đồng, Cự Môn", Tham Lang, hoặc cung hạn có tinh hệ vây chiếu thuật ở trên, là những đại vận hoặc lưu niên có tính then chốt.

Thất Sát ở hai cung Thìn hoặc Tuất, nếu cung phúc đức là Tử Vi Hoá Quyền, ắt sẽ bất lợi trong hôn nhân, nhất là nữ mệnh, thường chủ về không có sinh hoạt hôn nhân, hay thiếu lạc thú vợ chồng (vì bận rộn, hoặc vì người bạn đời bệnh tật, cần phải xem tổ hợp sao thực tế mà định).

Đại khái là, Thất Sát ở hai cung Tí hoặc Ngọ thiết thực hơn Thất Sát ở hai cung Dần hoặc Thân, hay Thất Sát ở hai cung Thìn hoặc Tuất. Phân biệt các tính chất nhiều dục vọng hay giữ nguyên tắc của các nhóm tinh hệ liên quan đến Thất Sát thủ mệnh, cũng giúp ích cho việc luận đoán. Cho nên, ảnh hưởng của tổ hợp tinh hệ Tham Lang đối với Thất Sát như thế nào, thường thường có quan hệ rất lớn, gặp "Hoả Tham", "Linh Tham", càng chủ về dễ phát dễ phá.
Đầu trang

longhd
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 220
Tham gia: 18:24, 18/04/12

TL: LUẬN MÊNH(THÂN) THEO TC PHÁI

Gửi bài gửi bởi longhd »

XIV. Phá Quân ở cung mệnh (thân):

Phá Quân có sao lộc rất tốt, là có gốc rễ, có thể tiêu trừ khuyết điểm hao tổn, phá tán của Phá Quân, làm tăng năng lực sáng tạo. Phá Quân Hoá Quyền ở cung Dần, có Lộc Tồn đồng độ cũng cát, có điều, tuy phú quý nhưng đời người ắt sẽ có khiếm khuyết. Ví dụ như bản thân sức khoẻ không tốt...Phá Quân Hoá Quyền ở cung Thân, có Lộc Tồn vây chiếu, cũng có cùng tình huống.

Phá Quân gặp Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, chủ về phú quý, nhưng quý lớn hơn phú, tức tiền bạc nhờ địa vị mà có. Nhưng nếu có tứ sát lẫn lộn trong đó, thì thích hợp làm việc trong ngành công thương nghiệp; nếu gặp Văn Xương, Văn Khúc mà có sát tinh, người này là hàn sĩ mang tâm trạng có tài mà không gặp thời. Nếu gặp sát tinh nặng mà cát tinh nhẹ, thì nên theo ngành công nghệ, hoặc làm công nhân chuyên nghiệp.

Phá Quân ở ba cung Hợi, Tí, Sửu, đều không nên có Văn Khúc đồng độ, ngại nhất là Văn Khúc Hoá Kỵ, chủ về tuổi trẻ rời xa quê hương, hoặc bị tàn tật, hoặc trắc trở nghiêm trọng. Cổ nhân nói: "Cùng với Văn KHúc vào thuỷ vực, thì tàn tật rời xa quê hương." (Dữ Văn Khúc nhập vu thuỷ vực, tàn tật ly hương.), là nói lý luận này, "thuỷ vực" là nói 3 cung Hợi, Tí, Sửu, thuộc hành thuỷ.

Phá Quân sợ Kình Dương, Đà La hơn là sợ Hoả Tinh, Linh Tinh. Gặp Hoả Tinh, Linh Tinh chủ về vất vả, bôn ba mà thôi; gặp Kình Dương, Đà La thì có hoạ tai, cũng chủ về cuối mang tật, hoặc nhiễm thú vui không lành mạnh.

Phá Quân có đặc tính thừa kế cái cũ mà đổi mới, cho nên phần nhiều đều làm kiêm nghề, hay kiêm nhiều chức vụ khác nhau. Hoá Lộc sẽ chủ về nhờ sự nghiệp cũ mà có sự nghiệp mới, mà còn đồng thời kinh doanh cả hai, mới lẫn cũ.

Lực phá hoại của Phá Quân tuy lớn, nhưng lại khác với Thất Sát, lực phá hoại của Phá Quân chủ về xảy ra thay đổi lập tức, biểu hiện chủ yếu là "thà là ngọc nát, chứ không chịu là gạch ngói nguyên vẹn", cho nên có tính chất hao tán. Nếu đồng độ với Kình Dương, tức là "hình hao", thường thường làm mạnh thêm ý vị "thà là ngọc nát".

Phá Quân cũng ưa đồng độ với Tử Vi, hoặc có Tử Vi vây chiếu, chủ về có quyền, nhưng khác quyền của "Tử Vi, Thất Sát". Quyền của "Tử Vi, Phá Quân" là ở phương diện lớn, mở rộng; còn quyền của "Tử Vi, Thất Sát" chỉ thuộc phạm vi nhỏ, nội bộ, như quản đốc công xưởng. Một công, một tư, một lớn, một nhỏ; cần phân biệt tỉ mỉ.

Hễ Phá Quân ở cung mệnh hay cung thân, bất kể cát tinh hội hợp như thế nào, ắt cũng không toàn mỹ. Phú thì không quý, hoặc quý thì không phú, hoặc vợ (chồng) bất toàn, hoặc mắc bệnh mạn tính, phá tướng.

Phá Quân Hoá Lộc mà gặp các sao sát, hình; nữ mệnh chủ về giải phẩu thẩm mỹ, nam mệnh chủ về bị tổn thương làm phá tướng phải giải phẩu thẩm mỹ.

Phá Quân thủ mệnh, chủ về tay trắng lập nên sự nghiệp, nhưng khác với Thiên Đồng là phá sạch tổ nghiệp rồi mới lập nên sự nghiệp. Phá Quân có thể nhờ sự che chở, giúp đỡ của cha mẹ, rồi tự khai sáng, cải cách mà tạo sự nghiệp.

Phá Quân ắt sẽ đối nhau với Thiên Tướng, Thiên Tướng ngoại trừ bị ảnh hưởng của các sao Tả Phụ, Hữu Bật giáp cung ra, còn bị ảnh hưởng của Phá Quân cũng khá lớn. Do người Phá Quân thủ mệnh phần nhiều đều rời xa quê hương, vì vậy cát hung của Phá Quân có thể ảnh hưởng đến cát hung của Thiên Tướng ở cung thiên di. Mức độ chịu ảnh hưởng của Thiên Tướng cũng quan hệ rất lớn đến đời người, cho nên không thể xem thường cung thiên di.

Phá Quân ở hai cung Tí hoặc Ngọ, đối cung là "Liêm Trinh, Thiên Tướng", Liêm Trinh có thể hoà với khí của Phá Quân, vì vậy nếu được cát hoá và có sao cát thì có thể phú quý. Có điều, nếu Liêm Trinh Hoá Kị, hoặc Thiên Tướng bị "Hình kỵ giáp ấn" thì thành bại cục.

Phá Quân ở hai cung Tí hoặc Ngọ, được cát hoá, gọi là cách "Anh tinh nhập miếu", rất ưa đối cung là Thiên Tướng gặp sao lộc, ở thời cổ đại chủ về lập công ở biên cương, hoặc là trọng thần quân lữ. Ở thời hiện đại thì chủ về đột nhiên hưng phát sự nghiệp, cho nên cũng có thể thành nhân tài lãnh đạo công ty.

Cách cục "Anh tinh nhập miếu" bắt đầu phát đạt ở vận Thái Âm hoặc vận Thiên Đồng; nhưng không nên đến lưu niên Phá Quân, cũng không ưa đến cung hạn Vũ Khúc Hoá Kị, hoặc Liêm Trinh Hoá Kị, cung hạn chỉ hơi có chút sát tinh, thì không toàn mỹ. Vì vậy nên xem xét kỹ những khiếm khuyết ở 12 cung.

Phá Quân ở hai cung Tí hoặc Ngọ mà không thành cách "Anh tinh nhập miếu" thì không có duyên với lục thân, việc gì cũng phải đích thân làm, mà còn dễ mắc bệnh.

Đối với Phá Quân ở hai cung Tí hoặc Ngọ, các cung hạn "Tử Vi, Thiên Phủ", Cự Môn, Vũ Khúc, Thiên Lương toạ thủ, là những lưu niên có tính then chốt. Đại vận thì xem các cung hạn Vũ Khúc, hoặc "Tử Vi, Thiên Phủ" là có tính then chốt. Vũ Khúc và Thiên Phủ là hai sao tiền tài, nếu Phá Quân của nguyên cục không có sao lộc, mà gặp sát tinh, thì cũng có thể bổ cứu; nếu không gặp sao lộc mà gặp sát tinh, thì vận trình cuộc đời nhiều trắc trở.

Phá Quân ở hai cung Dần hoặc Thân, hội "Hoả Tham", "Linh Tham", chủ về cuộc đời gặp nhiều sóng gió, trắc trở rất lớn, bạo phát bạo bại, hoạnh phát hoạnh phá. Nguyên do gây ra thất bại thường là vì quá chủ quan, lại cố xuất đầu lộ diện, hoặc không tự lượng sức đi cạnh tranh người khác.

Đối với Phá Quân ở hai cung Dần hoặc Thân, hai cung hạn Thiên Cơ, "Liêm Trinh, Thiên Phủ" là có tính then chốt. Nếu cung hạn cát thì hậu vận cũng khá thuận lợi toại ý. Nếu không, năm cung hạn hội hợp Vũ Khúc Hoá Kỵ, hoặc Thiên Tướng bị "Hình kị giáp ấn" thì sẽ suy sụp nhanh chóng, mà có thể từ đó không còn đứng lên được.

Phá Quân và Tham Lang mà gặp Lộc Tồn, Thiên Mã, cổ nhân cho rằng, nam phần nhiều phóng đãng, nữ phần nhiều đa dâm, tức là nói Phá Quân ở hai cung Dần hoặc Thân, hội Tham Lang. Rất kỵ có Địa Không, Địa Kiếp đồng độ, sẽ chủ về cuộc đời cô độc, nếu đối cung là "Vũ Khúc, Thiên Tướng" hội Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc mà còn kèm sát tinh, ở thời cổ đại là mạng lang thang khắp nơi.

Đối với Phá Quân ở hai cung Dần hoặc Thân, đại khái các cung hạn "Vũ Khúc, Thiên Tướng", "Thái Dương, Thiên Lương", "Thiên Đồng, Cự Môn", "Liêm Trinh, Thiên Phủ" là lưu niên hay đại hạn có tính then chốt.

Phá Quân ở hai cung Thìn hoặc Tuất, chịu ảnh hưởng của đối cung là "Tử Vi, Thiên Tướng", cho nên danh lớn hơn lợi. Cổ nhân nói: "Gặp Tử Vi thì mất uy quyền" (Phùng Tử Vi tắc thất uy quyền.), tức là nói trường hợp này. Vì vậy, tuy có danh vọng, cũng chỉ thuộc hư danh, chẳng có thực quyền, thực chức.

Phá Quân ở hai cung Thìn hoặc Tuất, gặp các sao sát, hình, hao, thì phần nhiều đều có cuộc đời cô độc, mà hôn nhân cũng không cát tường, sinh ly hay tử biệt, còn chủ về thân mang bệnh tật. Trường hợp chỉ có Văn Xương, Văn Khúc đồng độ, mà không có các sao phụ, tá cát khác, thì cuộc đời bần hàn. Phá Quân cần phải được Hoá Lộc, Hoá Quyền mới là cát lợi, Thất sát kèm sao lộc đến hội cũng cát, có thể giàu có.

Phá Quân ở hai cung Thìn hoặc Tuất, nữ mệnh, nếu Liêm trinh Hoá Kỵ hoặc Tham Lang Hoá Kỵ ở cung phu thê, chủ về tái giá.

Đối với Phá Quân ở hai cung Thìn hoặc Tuất, các cung hạn Thất Sát, Tham Lang, "Tử Vi, Thiên Tướng", "Thiên Cơ, Cự Môn" là những lưu niên hay đại hạn có tính then chốt.

Phá Quân ở hai cung Thìn hoặc Tuất, gặp "Hoả Tham", "Linh Tham", phát cũng chỉ chủ về danh mà không chủ về lợi.
Đầu trang

Trả lời bài viết