Nữ Thủ Tướng Thái Lan...
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem lá số tử vi. Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức tử vi.
Không được đính kèm lá số của trang web khác. Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
Đây là chuyên mục dành cho việc xem lá số tử vi. Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức tử vi.
Không được đính kèm lá số của trang web khác. Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
TL: Nữ Thủ Tướng Thái Lan...
hay quá, mong bác hà uyên, anh nhatnguyetgiaochu, chị kình dương tiếp tục trao đổi học thuật và luận ạ.
-
- Nhất đẳng
- Bài viết: 168
- Tham gia: 23:43, 03/06/11
TL: Nữ Thủ Tướng Thái Lan...
[Một giả thiết được nêu ra:
Tôi và NhatNguyetGiaoChu quy định thống nhất cùng nhau một: Quy chế ứng xử Tử vi. Trong đó, điều 1 định lệ rằng:
- Sự hợp hay tan của 3 cung Thân Tý Thìn - Tị Dậu Sửu - Dần Ngọ Tuất - Hợi Mão Mùi được căn cứ theo sao Kiếp sát. Thông qua sự vận hành theo chiều Nghịch tại 4 cung Tứ sinh: Tị - Dần - Hợi - Thân ứng với Thái tuế khởi từ Tý => Hợi, để có thể định danh được gọi là "Tam hợp" hoặc là "Tam thuộc". Khi ngộ Kiếp sát, thì Tam hợp dần dần mất đi sự gắn bó liên kết, mà trở thành "tam thuộc".
Căn cứ theo Quy chế ứng xử Tử vi, với giả thiết số Tử vi TT Thái lan sinh giờ Hợi, thì 3 cung Thân - Tý - Thìn ngộ Kiếp sát, nên Tam hợp này bị Kiếp chặt đứt mà tan không còn hợp, chỉ còn hàm nghĩa để nói rằng: Thân Tý Thìn thuộc Thuỷ. Khi cái Thần (khí) bị phá tan, chặt đứt, thì sẽ xuất hiện cái Vong (thần).
Khi tam hợp Thân Tý Thìn bị tan, kéo theo Tam phương Tứ chính những ràng buộc liên đới. Từ đây, có thể tìm được những nguyên nhân đặc thù khi ở trong tình thế phải khảo cứu lại giờ sinh của đương số vậy.
Bạn có thể tham khảo thêm cho vui cửa vui nhà.
Hà Uyên[/quote]
Nhatnguyet kính chào bác Hà Uyên.
Sau khi học tử vi một thời gian, sau đó tình cờ tham gia diễn đàn này tôi mới nhận thấy rằng, nghiên cứu tử vi có nhiều cách tiếp cận, và những vấn đề tiếp cận tử vi của tôi học được cũng khác nhiều so với nhiều người trên diển đàn này.
Tôi cũng nhận thấy rằng, mỗi cách tiếp cận có thế mạnh riêng về luận giải nhưng cũng có những điểm yếu cần hoàn thiện, nói tóm lại là mỗi cách tiếp cận đều có thế mạnh và điểm yếu riêng.
Nhatnguyet có tham khảo những bài viết của Kình Dương và cũng đánh giá rất cao về trình độ tử vi của chị này.Nhưng những gì nhatnguyet được học, đựợc tiếp cận trên cơ sở khác nên nhat nguyet cũng có cách nhìn khác khi cùng nhìn vào lá số tử vi.
Bác đưa ra quy chế ứng xử tử vi phía trên, nhatnguyet không đồng tình với quy chế ứng xử đó vì nhatnguyet có những cách hiểu riêng. Một số quan điểm của nhatnguyet trong nghiên cứu tử vi có lẽ khác biệt với bác ở những điểm sau:
1. Về hình tướng: ai cũng biết rằng, nhiều sao trong tử vi có mô tả về hình tướng và tính cách.
Khi 1 con người nào đó được sinh ra thì chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: di truyền, địa cuộc, điều kiện kinh tế xã hội... cho nên trong cùng 1 giờ, tại Trung Quốc và Việt Nam có lẽ có vài trăm em bé chào đời cùng 1 lá số tử vi, cùng 1 bộ sao nhưng chắc chắn hình tướng của chúng không giống nhau vì chúng phải chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố vừa kể trên nữa. Trong cùng 1 lá số nhưng mức độ thành công hoặc hoàn cảnh của những con người đó không giống nhau, đôi lúc có sự trái ngược nhau. Vì hình tướng khá đa dạng như thế trong khi hình tướng được mô tả trong tử vi chỉ có 1, nên xem tử vi kết hợp với hình tướng xem hình tướng đó có ăn vào bộ sao mà đương số đang tọa thủ hay không. từ đó mới thấy được sự trùng khớp của hình tướng và tử vi, việc hình tướng đã "ăn" vào bộ sao thì khả năng của nó khác với những trường hợp hình tướng "không ăn" với bộ sao.
- Cụ Lê Quý Đôn ngoài 50 tuổi mới nghiên cứu tử vi, sau khi đã tinh thông về nó mới viết ra cuốn Thần Kê Định Số, trong cuốn này cụ có đưa vấn đề phải kết hợp hình tướng vào trong tử vi với ý nghĩa như đã phân tích trên bằng câu: "Lục giáp tất tri ngộ, ngộ tri lục giáp, tượng đổ về đâu".
- Cụ Nguyễn Công Trứ tuy không để lại cho đời tác phẩm về tử vi nào nhưng ông này rất giỏi đưa yếu tố địa lý phong thủy vào trong tử vi, ví như cùng 1 lá số tử vi nhưng sống ở miền núi chịu ảnh hưởng của địa cuộc khác (hỏa vượng), sống ở vùng biển chịu ảnh hưởng của địa cuộc khác (thủy vượng), điều này nói lên rằng, những người mệnh hỏa, hay có bộ sao SPT thì sống vùng biển không thuận lợi bằng vùng trung du...
2. Cái lá số tử vi mà ta đang sử dụng nó kế thừa từ nền tảng của dịch lý (5 khí thuận bố, tứ thời vận hành mà Chu Văn Vương đã tìm ra hậu thiên bát quái để từ đó giúp cho cuộc sống của con người tính được thuận thiên) từ đó thiên hạ được ấm no để xã hội phát triển, phong thủy địa lý là 1 môn dựa trên nền tảng của dịch học và nó đã có rất nhiều thành tựu cho riêng mình. Phong thủy địa lý ứng dụng từ dịch học, những thuyết ứng dụng từ dịch học như: tứ tượng ngũ hành toàn tại thổ, bốn con rồng trong địa lý phong thủy, lộc mã tràng sinh.... là những thuyết có trước khi tử vi ra đời. Những thứ này ta hoàn toàn nhìn thấy trong tử vi nên tử vi ứng dụng từ kiến thức địa lý rất nhiều. Những bộ sao TPVT, SPT, CNDL, CN là những bộ đi theo lối tam hợp, vòng thái tuế, vòng lộc tồn, vòng trường sinh cũng đi theo lối này. Nó không phải là 3 bộ phận liên kết lại mà là 1 thể thống nhất (địa lý phong thủy phân tích rất kỹ điều này) cho nên ý kiến của bác phía trên nói về 1 sao Kiếp Sát mà chặt đứt được mối liên hệ của tam hợp thì nhatnguyet hoàn toàn không đồng tình với ý kiến của bác về vấn đề này.
Ngay cả trong cuốn tử vi tổng hợp của cụ Nguyễn Phát Lộc có phê phán cụ Thiên Lương về vấn đề này, có thể thấy rằng cụ Phát Lộc chưa hiểu được cái cốt lõi mà cụ Thiên Lương muốn nói.
3. Tính vận hạn là cái đặc sắc của tử vi.
có thể thấy rằng, việc tính vận hạn của cụ thiên lương về tính chính xác của nó ít ai dám bác bỏ.
Trong cuốn tử vi nghiệm lý, cụ Thiên Lương có nói về Tứ Linh và KHoa Quyền Lộc.
Tứ Linh là cái luôn theo phò thái tuế. Long phượng hổ cái là bản chất của chính nhân quân tử nếu không có nhiều hung sát tinh nhảy vào, tứ linh luôn đi với thái tuế cũng giống như cơ thể vững chắc, cường tráng. Khoa quyền lộc là cái áo thêu hoa dệt gấm bên ngoài mà thôi. Rồi trong mục "bùa mê thuốc lú khoa quyền lộc" ông có đề cập rằng: 1 cơ thể cường tráng (tứ linh) đắc khoa quyền lộc thì không gì bằng. Còn 1 cơ thể không khỏe mà khoác lên bộ khoa quyền lộc chỉ là bùa mê thuốc lú. Phá Quân thìn tuất của những người thuộc tuế phá là hạng người bất nhân theo ông này đánh giá, người đào hoa thiên không là người mưu mẹo, mưu mẹo cho lắm thì cuối cùng cũng là con số không, có đắc thêm khoa quyền lộc thì cũng là bùa mê thuốc lú chứ không phải là chính nhân quân tử.
nhatnguyet đồng tình 2/3 những luận giải của cụ Thiên Lương.
Sống trong 1 xã hội thì bị thiên tai bão lụt là chuyện đương nhiên, nhất là ở miền trung Việt Nam. Cái vấn đề đáng quan tâm ở đây là bão lụt xảy ra là chuyện của thiên nhiên, là chuyện của ông trời. Cái khác nhau là trong cơn bão lụt nhà nào kiên cố nhà ấy sẽ trụ vững. Con người từ khi sinh ra, lớn lên và già chết đi, ai cũng phải chịu vận hạn tốt xấu, cái khác nhau là mệnh ai vững vàng hơn thì sẽ vượt qua tốt hơn trong những thiên tai đó cũng như phát triển tốt hơn khi thời đến. Đó là điều ông Thiên Lương muốn đề cập đến.
4. Những vấn đề trên nhatnguyet phải nêu ra, thể hiện quan điểm của mình về việc nghiên cứu tử vi, tránh những tranh luận không cần thiết vì nhatnguyet đã trót đặt niềm tin vào hướng nghiên cứu đó. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu có được, cũng còn nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện để việc luận giải đạt được kết quả tốt hơn.
Đó là những điều nhatnguyet muốn trao đổi với bác Hà Uyên trước khi tiếp tục đi vào phân tích thêm để xác định lá số của bà Thủ Tướng sao cho hợp lý nhất.
Kính bác.
Tôi và NhatNguyetGiaoChu quy định thống nhất cùng nhau một: Quy chế ứng xử Tử vi. Trong đó, điều 1 định lệ rằng:
- Sự hợp hay tan của 3 cung Thân Tý Thìn - Tị Dậu Sửu - Dần Ngọ Tuất - Hợi Mão Mùi được căn cứ theo sao Kiếp sát. Thông qua sự vận hành theo chiều Nghịch tại 4 cung Tứ sinh: Tị - Dần - Hợi - Thân ứng với Thái tuế khởi từ Tý => Hợi, để có thể định danh được gọi là "Tam hợp" hoặc là "Tam thuộc". Khi ngộ Kiếp sát, thì Tam hợp dần dần mất đi sự gắn bó liên kết, mà trở thành "tam thuộc".
Căn cứ theo Quy chế ứng xử Tử vi, với giả thiết số Tử vi TT Thái lan sinh giờ Hợi, thì 3 cung Thân - Tý - Thìn ngộ Kiếp sát, nên Tam hợp này bị Kiếp chặt đứt mà tan không còn hợp, chỉ còn hàm nghĩa để nói rằng: Thân Tý Thìn thuộc Thuỷ. Khi cái Thần (khí) bị phá tan, chặt đứt, thì sẽ xuất hiện cái Vong (thần).
Khi tam hợp Thân Tý Thìn bị tan, kéo theo Tam phương Tứ chính những ràng buộc liên đới. Từ đây, có thể tìm được những nguyên nhân đặc thù khi ở trong tình thế phải khảo cứu lại giờ sinh của đương số vậy.
Bạn có thể tham khảo thêm cho vui cửa vui nhà.
Hà Uyên[/quote]
Nhatnguyet kính chào bác Hà Uyên.
Sau khi học tử vi một thời gian, sau đó tình cờ tham gia diễn đàn này tôi mới nhận thấy rằng, nghiên cứu tử vi có nhiều cách tiếp cận, và những vấn đề tiếp cận tử vi của tôi học được cũng khác nhiều so với nhiều người trên diển đàn này.
Tôi cũng nhận thấy rằng, mỗi cách tiếp cận có thế mạnh riêng về luận giải nhưng cũng có những điểm yếu cần hoàn thiện, nói tóm lại là mỗi cách tiếp cận đều có thế mạnh và điểm yếu riêng.
Nhatnguyet có tham khảo những bài viết của Kình Dương và cũng đánh giá rất cao về trình độ tử vi của chị này.Nhưng những gì nhatnguyet được học, đựợc tiếp cận trên cơ sở khác nên nhat nguyet cũng có cách nhìn khác khi cùng nhìn vào lá số tử vi.
Bác đưa ra quy chế ứng xử tử vi phía trên, nhatnguyet không đồng tình với quy chế ứng xử đó vì nhatnguyet có những cách hiểu riêng. Một số quan điểm của nhatnguyet trong nghiên cứu tử vi có lẽ khác biệt với bác ở những điểm sau:
1. Về hình tướng: ai cũng biết rằng, nhiều sao trong tử vi có mô tả về hình tướng và tính cách.
Khi 1 con người nào đó được sinh ra thì chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: di truyền, địa cuộc, điều kiện kinh tế xã hội... cho nên trong cùng 1 giờ, tại Trung Quốc và Việt Nam có lẽ có vài trăm em bé chào đời cùng 1 lá số tử vi, cùng 1 bộ sao nhưng chắc chắn hình tướng của chúng không giống nhau vì chúng phải chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố vừa kể trên nữa. Trong cùng 1 lá số nhưng mức độ thành công hoặc hoàn cảnh của những con người đó không giống nhau, đôi lúc có sự trái ngược nhau. Vì hình tướng khá đa dạng như thế trong khi hình tướng được mô tả trong tử vi chỉ có 1, nên xem tử vi kết hợp với hình tướng xem hình tướng đó có ăn vào bộ sao mà đương số đang tọa thủ hay không. từ đó mới thấy được sự trùng khớp của hình tướng và tử vi, việc hình tướng đã "ăn" vào bộ sao thì khả năng của nó khác với những trường hợp hình tướng "không ăn" với bộ sao.
- Cụ Lê Quý Đôn ngoài 50 tuổi mới nghiên cứu tử vi, sau khi đã tinh thông về nó mới viết ra cuốn Thần Kê Định Số, trong cuốn này cụ có đưa vấn đề phải kết hợp hình tướng vào trong tử vi với ý nghĩa như đã phân tích trên bằng câu: "Lục giáp tất tri ngộ, ngộ tri lục giáp, tượng đổ về đâu".
- Cụ Nguyễn Công Trứ tuy không để lại cho đời tác phẩm về tử vi nào nhưng ông này rất giỏi đưa yếu tố địa lý phong thủy vào trong tử vi, ví như cùng 1 lá số tử vi nhưng sống ở miền núi chịu ảnh hưởng của địa cuộc khác (hỏa vượng), sống ở vùng biển chịu ảnh hưởng của địa cuộc khác (thủy vượng), điều này nói lên rằng, những người mệnh hỏa, hay có bộ sao SPT thì sống vùng biển không thuận lợi bằng vùng trung du...
2. Cái lá số tử vi mà ta đang sử dụng nó kế thừa từ nền tảng của dịch lý (5 khí thuận bố, tứ thời vận hành mà Chu Văn Vương đã tìm ra hậu thiên bát quái để từ đó giúp cho cuộc sống của con người tính được thuận thiên) từ đó thiên hạ được ấm no để xã hội phát triển, phong thủy địa lý là 1 môn dựa trên nền tảng của dịch học và nó đã có rất nhiều thành tựu cho riêng mình. Phong thủy địa lý ứng dụng từ dịch học, những thuyết ứng dụng từ dịch học như: tứ tượng ngũ hành toàn tại thổ, bốn con rồng trong địa lý phong thủy, lộc mã tràng sinh.... là những thuyết có trước khi tử vi ra đời. Những thứ này ta hoàn toàn nhìn thấy trong tử vi nên tử vi ứng dụng từ kiến thức địa lý rất nhiều. Những bộ sao TPVT, SPT, CNDL, CN là những bộ đi theo lối tam hợp, vòng thái tuế, vòng lộc tồn, vòng trường sinh cũng đi theo lối này. Nó không phải là 3 bộ phận liên kết lại mà là 1 thể thống nhất (địa lý phong thủy phân tích rất kỹ điều này) cho nên ý kiến của bác phía trên nói về 1 sao Kiếp Sát mà chặt đứt được mối liên hệ của tam hợp thì nhatnguyet hoàn toàn không đồng tình với ý kiến của bác về vấn đề này.
Ngay cả trong cuốn tử vi tổng hợp của cụ Nguyễn Phát Lộc có phê phán cụ Thiên Lương về vấn đề này, có thể thấy rằng cụ Phát Lộc chưa hiểu được cái cốt lõi mà cụ Thiên Lương muốn nói.
3. Tính vận hạn là cái đặc sắc của tử vi.
có thể thấy rằng, việc tính vận hạn của cụ thiên lương về tính chính xác của nó ít ai dám bác bỏ.
Trong cuốn tử vi nghiệm lý, cụ Thiên Lương có nói về Tứ Linh và KHoa Quyền Lộc.
Tứ Linh là cái luôn theo phò thái tuế. Long phượng hổ cái là bản chất của chính nhân quân tử nếu không có nhiều hung sát tinh nhảy vào, tứ linh luôn đi với thái tuế cũng giống như cơ thể vững chắc, cường tráng. Khoa quyền lộc là cái áo thêu hoa dệt gấm bên ngoài mà thôi. Rồi trong mục "bùa mê thuốc lú khoa quyền lộc" ông có đề cập rằng: 1 cơ thể cường tráng (tứ linh) đắc khoa quyền lộc thì không gì bằng. Còn 1 cơ thể không khỏe mà khoác lên bộ khoa quyền lộc chỉ là bùa mê thuốc lú. Phá Quân thìn tuất của những người thuộc tuế phá là hạng người bất nhân theo ông này đánh giá, người đào hoa thiên không là người mưu mẹo, mưu mẹo cho lắm thì cuối cùng cũng là con số không, có đắc thêm khoa quyền lộc thì cũng là bùa mê thuốc lú chứ không phải là chính nhân quân tử.
nhatnguyet đồng tình 2/3 những luận giải của cụ Thiên Lương.
Sống trong 1 xã hội thì bị thiên tai bão lụt là chuyện đương nhiên, nhất là ở miền trung Việt Nam. Cái vấn đề đáng quan tâm ở đây là bão lụt xảy ra là chuyện của thiên nhiên, là chuyện của ông trời. Cái khác nhau là trong cơn bão lụt nhà nào kiên cố nhà ấy sẽ trụ vững. Con người từ khi sinh ra, lớn lên và già chết đi, ai cũng phải chịu vận hạn tốt xấu, cái khác nhau là mệnh ai vững vàng hơn thì sẽ vượt qua tốt hơn trong những thiên tai đó cũng như phát triển tốt hơn khi thời đến. Đó là điều ông Thiên Lương muốn đề cập đến.
4. Những vấn đề trên nhatnguyet phải nêu ra, thể hiện quan điểm của mình về việc nghiên cứu tử vi, tránh những tranh luận không cần thiết vì nhatnguyet đã trót đặt niềm tin vào hướng nghiên cứu đó. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu có được, cũng còn nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện để việc luận giải đạt được kết quả tốt hơn.
Đó là những điều nhatnguyet muốn trao đổi với bác Hà Uyên trước khi tiếp tục đi vào phân tích thêm để xác định lá số của bà Thủ Tướng sao cho hợp lý nhất.
Kính bác.
Được cảm ơn bởi: hói phệ, kimtudon
TL: Nữ Thủ Tướng Thái Lan...
Chào NhatNguyetnhatnguyetgiaochu đã viết:
... nhatnguyet không đồng tình với quy chế ứng xử đó vì nhatnguyet có những cách hiểu riêng.
Chúng ta bình đẳng khi giao lưu trên diễn đàn, Tôi rất tôn trọng quan điểm này.
Như vậy, là giả thiết Tôi nêu ra đã sai, không phù hợp với quan điểm của NhatNguyet.
Vấn đề cốt yếu ở đây là, cơ chế của tam hợp. Cho tới nay, Tôi vẫn chưa hiểu rõ cơ chế này. Có sách viết là: Tam hợp Dần Ngọ Tuất, có sách lại viết là: Dần Ngọ Tuất thuộc hoả, chỉ mấy dòng sau thì sách đã kết luận viết luôn là "tam hợp", cũng không có lời chú giải kèm theo.
Bạn thấy đấy, Tôi vẫn chưa hiểu rõ bản chất tại sao lại gọi là "tam hợp", cho nên Tôi mới giả thiết đưa ra một cách ứng xử thứ nhất, đó là căn cứ vào chi Năm (Thái tuế) kết hợp với Kiếp sát, để khảo cứu có đúng là "hợp" hay là "thuộc". Kết quả là chưa có tiếng nói đồng thuận.
Tôi nêu thực chất vấn đề như vậy, cũng để lý giải, tại sao lại nói Cung là môi trường hoàn cảnh của Sao. Nếu nói như vậy, thì môi trường của Cung quan trọng hơn Sao. Nếu Cung quan trọng hơn Sao, thì điều gì bảo đảm tính bền vững mãi mãi của Cung, ví như nói tam hợp Mệnh Tài Quan, tam hợp Mẫu Nô Tử ... có đúng là hợp không ? rồi mức độ hợp là như thế nào ? Khi căn cứ vào hàm nghĩa ước lệ của sao, được sách vở lưu truyền cho tới nay, thì cũng được gọi là đầy đủ, có thể cho qua ! Nhưng hiểu được rõ thêm bản chất của cung Tam hợp, cung Nhị hợp thì cũng hay. Tại sao nói vậy?
Đó là vì cặp số 3 - 8 cư Tả của Hà đồ, cặp số này được gọi kết hợp là tam Thai - bát Toạ (3 thai - 8 ngồi). Như vậy, hàm nghĩa ước lệ nói về Sao, mà sách lưu truyền đã viết, buộc chúng ta phải tin theo, liệu ý nghĩa ước lệ này có cần phải xem xét lại không?
Tôi suy nghĩ tìm hiểu thêm rồi nêu ra những giả thiết, mong NhatNguyet cho ý kiến nhận xét.
Cảm ơn Bạn
Hà Uyên
Sửa lần cuối bởi Hà Uyên vào lúc 22:44, 21/08/11 với 4 lần sửa.
Được cảm ơn bởi: lalaa, hói phệ, kimtudon, BillGates6868
TL: Nữ Thủ Tướng Thái Lan...
Lại nói quy tắc ứng xử Tử vi, khi ta nhìn vào lá số, thì ta ứng xử như thế nào về Tam hợp ?
Trần Tố Yên nói: "Sách cổ xưa cho 10 Can theo các Chi, khởi Trường sinh, Mộc dục, ... gồm đủ 12 vị. có dương sinh âm chết, âm sinh dương chết khác nhau. Do vì 5 dương nuôi ở phương Sinh, thịnh ở bản phương, suy ở phương chắt lọc (tiết), tận ở phương khắc. Theo Lý thì thuận. Còn 5 âm lại Sinh ở phương tiết chảy đi, chết tại phương sinh, xét về lý thì chưa thông, đấy là phép bổ gẫy lấy làm thuyết vậy."
Nói như trong Mệnh danh chọn lấy nghĩa cũng chưa thông, ví như cho là sau Trường sinh đến Mộc dục, lại nói cho nó là Bại địa. Nếu trẻ thơ vừa sinh, Mộc dục khí yếu không thể thắng, nên gọi là bại địa. Mộc dục quá yếu mềm, đã chẳng đủ xếp vào Sinh Vượng, lại nói chẳng tắm rửa cho trẻ thơ, dìm nó xuống đến chết hay sao? Hay lại nói rằng, lấy theo hàm nghĩa xấu của chữ "dâm dục", là chọn lấy theo hình thể loã lồ khi tắm rửa cho trẻ thơ mà khẳng định là dâm chăng?
Còn như nói sự bẩm sinh đã thiên về vượng, một bước đã tới ngay vinh phát như thổi, thì nói làm sao chữ Bại địa tại đất Sinh, mà đã Bại thì làm sao có thể trở lại đất Vượng được?
Như vậy, ta ứng xử theo từng Cung để luận giải, hay ứng xử theo tam hợp Sinh Vượng Mộ để luận giải, hay là ta ứng xử theo "tam thuộc", ví như Tị Dậu Sửu thuộc Kim thì phải xét tới phương Tây chăng?
Trần Tố Yên nói: "Sách cổ xưa cho 10 Can theo các Chi, khởi Trường sinh, Mộc dục, ... gồm đủ 12 vị. có dương sinh âm chết, âm sinh dương chết khác nhau. Do vì 5 dương nuôi ở phương Sinh, thịnh ở bản phương, suy ở phương chắt lọc (tiết), tận ở phương khắc. Theo Lý thì thuận. Còn 5 âm lại Sinh ở phương tiết chảy đi, chết tại phương sinh, xét về lý thì chưa thông, đấy là phép bổ gẫy lấy làm thuyết vậy."
Nói như trong Mệnh danh chọn lấy nghĩa cũng chưa thông, ví như cho là sau Trường sinh đến Mộc dục, lại nói cho nó là Bại địa. Nếu trẻ thơ vừa sinh, Mộc dục khí yếu không thể thắng, nên gọi là bại địa. Mộc dục quá yếu mềm, đã chẳng đủ xếp vào Sinh Vượng, lại nói chẳng tắm rửa cho trẻ thơ, dìm nó xuống đến chết hay sao? Hay lại nói rằng, lấy theo hàm nghĩa xấu của chữ "dâm dục", là chọn lấy theo hình thể loã lồ khi tắm rửa cho trẻ thơ mà khẳng định là dâm chăng?
Còn như nói sự bẩm sinh đã thiên về vượng, một bước đã tới ngay vinh phát như thổi, thì nói làm sao chữ Bại địa tại đất Sinh, mà đã Bại thì làm sao có thể trở lại đất Vượng được?
Như vậy, ta ứng xử theo từng Cung để luận giải, hay ứng xử theo tam hợp Sinh Vượng Mộ để luận giải, hay là ta ứng xử theo "tam thuộc", ví như Tị Dậu Sửu thuộc Kim thì phải xét tới phương Tây chăng?
Được cảm ơn bởi: kimtudon
-
- Nhất đẳng
- Bài viết: 168
- Tham gia: 23:43, 03/06/11
TL: Nữ Thủ Tướng Thái Lan...
Kính chào bác Hà Uyên, trong lúc nhatnguyet chưa có thời gian trả lời, nhatnguyet xin trích dẫn 1 vài bài viết của thầy nhatnguyet nói về tam hợp của địa lý phong thủy nhé, cái này hoàn toàn là của địa lý, tử vi sau này ứng dụng nó vào.
Lúc nào có thể, nhatnguyet sẽ bàn tiếp nhé.
LỘC - MÃ- TRÀNG SINH TRONG ĐỊA LÝ PHONG THỦY
Địa lý phong thủy ứng dụng triệt để lý thuyết Thiên can – Địa chi và Ngũ hành để tìm Long mạch cho từng vùng đất, miền đất hay nhà ở và mồ mã. Thiên can là Thiên khí của Trời, Địa chi là Địa khí của Đất, cả hai loại khí này đều chứa ngũ hành trong đó. Thiên khí và Địa khí khi phối hợp lại với nhau để tạo thành sinh khí nuôi sống người và vạn vật. Người ta chia bề mặt trái đất thành 12 vị trí khác nhau và mỗi vị trí được gọi là 1 địa chi (là nhánh của đất) và đặt tên gọi của nó theo thứ tự từ Tý – Sửu – Dần – Mão - …- Tuất – Hợi. Nên nhớ rằng tên gọi của các con vật trên là để cho dể nhớ và dể phân biệt chứ không hề mang ý nghĩa và bản chất của các con vật đó cho các địa chi.
Khi Thiên khí của Trời phối hợp với Địa khí của Đất thì sinh ra năm loại khí ngũ hành là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Năm loại khí này vận hành và giao hóa để tạo thành khí hậu bốn mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông trong một năm. Đó chính là bản chất quan trọng nhất của Thiên khí và Địa khí và cũng chính là nguồn gốc để tạo thành LONG MẠCH vận hành trong lòng đất. Khí Thiên can ngũ hành của Trời khi lan tỏa xuống mặt đất thì được phân bố tại các địa chi như sau:
- Can Giáp thuộc dương Mộc phối tại địa chi Dần; can Ất thuộc âm Mộc phối tại địa chi Mão. Địa chi Dần thuộc dương Mộc, Địa chi Mão thuộc âm Mộc. Vậy can dương Mộc phối với chi dương Mộc, can âm Mộc phối với chi âm Mộc. Đây là hiện tượng can chi đồng nhất khí nên không có tạp khí chen vào.
- Can Bính thuộc dương Hỏa, can Mậu thuộc thuộc dương Thổ được phối vào địa chi Tỵ thuộc âm Hỏa, đây là cách mà khí Thiên can và Địa chi của ngũ hành không đồng nhất nên sinh ra tạp khí.
- Can Đinh thuộc âm Hỏa, can Kỷ thuộc âm Thổ nhưng được phối vào địa chi Ngọ thuộc dương Hỏa, vì thế khí ngũ hành can chi là tạp khí.
- Can Canh thuộc dương Kim được phối vào địa chi Thân cũng là dương Kim nên ngũ hành can chi là đồng nhất khí.
- Can Tân thuộc âm Kim phối vào địa chi Dậu cũng thuộc âm Kim nên ngũ hành can chi là đồng khí.
- Can Nhâm thuộc dương Thủy được phối vào địa chi Hợi là âm Thủy nên khí ngũ hành là tạp khí.
- Can Quý là âm Thủy được phối vào địa chi Tý là dương Thủy nên khí ngũ hành can chi là tạp khí.
Trong 12 vị trí của Địa chi thì các Địa chi Thìn – Tuất – Sửu – Mùi là khí Thiên can không được phối vào đó vì đó là đất mộ khố, là chổ ngũ hành quy nguyên, là nơi mà khí hậu của bốn mùa đang chuyển đổi cho nên không thể có khí Thiên can vào các vị trí Địa chi đó.
Như vậy khí ngũ hành của Thiên can khi phối vào 8 vị trí Địa chi thì chỉ có can Giáp - Ất tại Dần – Mão và canh Tân tại Thân – Dậu là hợp cách vì Thiên khí và Địa khí đồng hành với nhau, đấy là khí tốt lành vì nó là tinh khí đồng hành của trời đất phối với nhau, tại các địa chi khác thì tạp khí vì âm dương của Thiên khí và Địa khí không đồng hành và trái ngược nhau, do đó những năm mà Thiên khí và Địa khí trái ngược nhau thì khí hậu 4 mùa thay đổi qui luật vận hành của nó và thường gây ra bão lục hoặc hạn hán kéo dài mà không đúng qui luật của tự nhiên.
Các nhà địa lý phong thủy xưa kia vận dụng lý luận về Thiên can áp dụng vào các Địa chi và đặt cho nó cái tên là Lộc tồn, hay còn gọi là Thiên lộc, là phúc tốt lành, là của cải vật chất nuôi sống người và vạn vật mà không bao giờ cạn kiệt, nó cứ tồn tại mãi mãi theo không gian và thời gian. Thực chất của nó là khí Thiên can của ngũ hành của Trời, khí này là nguồn gốc để tạo thành địa khí ở mặt đất để mặt đất mới có sinh khí nuôi dưỡng vạn vật.
Lộc tồn can Giáp tại Dần; can Ất tại Mão; can Bính – Mậu tại Tỵ; can Đinh – Kỷ tại Ngọ; can Canh tại Thân; can Tân tại Dậu; can Nhâm tại Hợi; can Quý tại Tý là những Thiên khí và Địa khí hội tụ lại với nhau và khi nó vận hành trên mặt đất hoặc trong lòng đất thì tạo thành một vòng tuần hoàn biểu diễn các trạng thái mạnh yếu khác nhau trên 12 vị trí địa chi theo qui luật sau:
Lộc Tồn (Bác sỹ) => Lực sỹ => Thanh long => Tiểu hao => Tướng quân => Tấu thư => Phi liêm => Hỷ thần => Bệnh phù => Đại hao => Phục binh => Quan phủ.
Địa chi hình khí có tính chất đặc biệt của nó là do bề mặt Địa chi có hình thể khác nhau nên khí Địa chi cũng có tính và chất khác nhau nhưng luôn tuân theo qui luật là Tam hợp địa chi sinh cục ngũ hành. Nghĩa là địa lý phong thủy lấy ba Địa chi có ngũ hành khác nhau nhưng khi phối hợp lại với nhau thì có được một ngũ hành chung cho cả ba Địa chi đó và được gọi là CỤC NGŨ HÀNH. Cụ thể:
1. Thân (+Kim) – Tý (+Thủy) – Thìn (+Thổ) =>Thủy cục
2. Hợi (-Thủy) – Mão (-Mộc) – Mùi (-Thổ) => Mộc cục
3. Dần (+Mộc) – Ngọ (+Hỏa) – Tuất (+Thổ) => Hỏa cục
4. Tỵ (-Hỏa) – Dậu (-Kim) – Sửu (-Thổ) => Kim cục
Thủy cục có gốc sinh ở địa chi Thân, vượng ở địa chi Tý và mộ ở địa chi Thìn. Hỏa cục có gốc sinh ở Dần, vượng ở Ngọ và mộ ở Tuất. Kim cục có gốc sinh ở Tỵ, vượng ở Dậu và mộ ở Sửu. Địa lý phong thủy dựa vào vị trí gốc sinh của cục ngũ hành mà đặt cho nó một cái tên gọi khác là Tràng sinh để diễn tả chu kỳ vận hành khí của cục ngũ hành qua 12 vị trí địa chi theo một vòng tuần hoàn mà người ta thường gọi là vòng Tràng sinh như sau:
Tràng sinh => Mộc dục => Quan đới => Lâm quan => Đế vượng => Suy => Bệnh => Tử => Mộ => Tuyệt => Thai => Dưỡng.
Như vậy Tràng sinh thủy cục thì được phối ở địa chi Thân; Tràng sinh hỏa cục thì được phối ở địa chi Dần; Tràng sinh mộc cục thì ở địa chi Hợi; Tràng sinh kim cục ở địa chi Tý. Như vậy địa lý phong thủy đã dùng Thiên can để làm thành vòng Lộc tồn và lấy cục ngũ hành của Tam hợp địa chi để làm vòng Tràng sinh. Vị trí của vòng Tràng sinh là ở đất Tứ sinh (Dần – Thân – Tỵ - Hợi), còn vị trí của Lộc tồn là ở Dần – Tỵ - Ngọ - Thân – Dậu – Hợi – Tý – Mão.
Vòng Lộc tồn và Tràng sinh đều chứa ngũ hành của Thiên can và Địa chi. Cả hai loại ngũ hành này không ngừng vận động và chuyển hóa năng lượng cho nhau để tạo ra sinh khí là khí hậu 4 mùa trong năm để nuôi sống người và vạn vật.
Khả năng luân chuyển và sức mạnh của nó vô cùng to lớn vì vậy người xưa ví nó có sức mạnh như con ngựa và đặt tên gọi cho nó là Thiên mã. Thiên mã là sức mạnh của con ngựa ở Trời, nó là hình ảnh biến dịch của 5 loại ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ tại 4 địa chi là Dần – Thân – Tỵ - Hợi, do đó bản thân nó cũng có ngũ hành riêng. Thiên mã được hình thành theo qui luật Tam hợp địa chi như sau:
- Thân – Tý – Thìn => Thiên mã sinh tại địa chi Dần có hành Mộc nên con ngựa này được gọi là Mộc mã (Ngựa của mùa Xuân).
- Dần – Ngọ - Tuất => Thiên mã tại Thân mà địa chi Thân có hành Kim nên được gọi là Kim mã (Ngựa mùa Thu).
- Hợi – Mão – Mùi => Thiên mã tại Tỵ, địa chi Tỵ có hành Hỏa nên được gọi là Hỏa mã (Ngựa mùa Hè).
- Tỵ - Dậu – Sửu => Thiên mã tại Hợi, địa chi Hợi có hành Thủy nên được gọi là Thủy mã (Ngựa mùa Đông).
Mộc mã mùa Xuân, Hỏa mã mùa Hạ, Kim mã mùa Thu, Thủy mã thuộc mùa Đông đó là biểu tượng sức mạnh của khí hậu bốn mùa có được là do sự tổng hợp của Lộc tồn – Thiên mã – Tràng sinh. Người xưa quan niệm rằng con người và vạn vật muốn tồn tại được thì phải có cái ăn và uống nên Lộc tồn (Thiên lộc của Trời) là nguồn lực để nuôi sống người và vạn vật. Cuộc sống của con người và muôn vật tồn tại từ đời này qua đời khác kế tiếp nhau không bao giờ dứt và sự thịnh suy của con người luôn gắn liền với môi trường sống và sự biến đổi của thời cuộc, nó giống như sự thịnh suy của vòng Tràng sinh của cục ngũ hành địa chi. Con người dù ở thời đại nào, hoàn cảnh nào thì cũng phải phấn đấu khắc phục khó khăn gian khổ để vươn lên với tinh thần và nghị lực cao nhất, nó giống như thiên tính mà Trời đã ban cho con ngựa.
Địa lý phong thủy Trung Quốc nghiên cứu về Lộc tồn – Thiên mã – Tràng sinh tức là nghiên cứu về sức mạnh của Trời đất thông qua 12 vị trí địa chi trên mặt đất để sử dụng nó và biến nó thành sức mạnh của con người, tức muốn mượn sức mạnh của Trời đất đã có sẵn làm thành sức mạnh của người. Dịch lý học Phương Đông nói rằng Trời có sức mạnh của Trời, Đất có sức mạnh của Đất và Người có sức mạnh của Người đó là trí tuệ, dùng trí tuệ để sử dụng sức mạnh có sẵn của tự nhiên thì dể thành công mà tốn ít công sức và thời gian.
Địa lý phong thủy dùng vòng Lộc tồn – Tràng sinh và Thiên mã là để thu và nạp Thủy, khử Thủy cho nhà ở hoặc mồ mã để có được khí sinh vượng hội tụ. Khí này là sinh khí sẽ tạo ra cuộc sống ấm no và hạnh phúc, sống khỏe sống lâu và cuộc sống sẽ an khang thịnh vượng.
Nguyễn Như Ý
Lúc nào có thể, nhatnguyet sẽ bàn tiếp nhé.
LỘC - MÃ- TRÀNG SINH TRONG ĐỊA LÝ PHONG THỦY
Địa lý phong thủy ứng dụng triệt để lý thuyết Thiên can – Địa chi và Ngũ hành để tìm Long mạch cho từng vùng đất, miền đất hay nhà ở và mồ mã. Thiên can là Thiên khí của Trời, Địa chi là Địa khí của Đất, cả hai loại khí này đều chứa ngũ hành trong đó. Thiên khí và Địa khí khi phối hợp lại với nhau để tạo thành sinh khí nuôi sống người và vạn vật. Người ta chia bề mặt trái đất thành 12 vị trí khác nhau và mỗi vị trí được gọi là 1 địa chi (là nhánh của đất) và đặt tên gọi của nó theo thứ tự từ Tý – Sửu – Dần – Mão - …- Tuất – Hợi. Nên nhớ rằng tên gọi của các con vật trên là để cho dể nhớ và dể phân biệt chứ không hề mang ý nghĩa và bản chất của các con vật đó cho các địa chi.
Khi Thiên khí của Trời phối hợp với Địa khí của Đất thì sinh ra năm loại khí ngũ hành là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Năm loại khí này vận hành và giao hóa để tạo thành khí hậu bốn mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông trong một năm. Đó chính là bản chất quan trọng nhất của Thiên khí và Địa khí và cũng chính là nguồn gốc để tạo thành LONG MẠCH vận hành trong lòng đất. Khí Thiên can ngũ hành của Trời khi lan tỏa xuống mặt đất thì được phân bố tại các địa chi như sau:
- Can Giáp thuộc dương Mộc phối tại địa chi Dần; can Ất thuộc âm Mộc phối tại địa chi Mão. Địa chi Dần thuộc dương Mộc, Địa chi Mão thuộc âm Mộc. Vậy can dương Mộc phối với chi dương Mộc, can âm Mộc phối với chi âm Mộc. Đây là hiện tượng can chi đồng nhất khí nên không có tạp khí chen vào.
- Can Bính thuộc dương Hỏa, can Mậu thuộc thuộc dương Thổ được phối vào địa chi Tỵ thuộc âm Hỏa, đây là cách mà khí Thiên can và Địa chi của ngũ hành không đồng nhất nên sinh ra tạp khí.
- Can Đinh thuộc âm Hỏa, can Kỷ thuộc âm Thổ nhưng được phối vào địa chi Ngọ thuộc dương Hỏa, vì thế khí ngũ hành can chi là tạp khí.
- Can Canh thuộc dương Kim được phối vào địa chi Thân cũng là dương Kim nên ngũ hành can chi là đồng nhất khí.
- Can Tân thuộc âm Kim phối vào địa chi Dậu cũng thuộc âm Kim nên ngũ hành can chi là đồng khí.
- Can Nhâm thuộc dương Thủy được phối vào địa chi Hợi là âm Thủy nên khí ngũ hành là tạp khí.
- Can Quý là âm Thủy được phối vào địa chi Tý là dương Thủy nên khí ngũ hành can chi là tạp khí.
Trong 12 vị trí của Địa chi thì các Địa chi Thìn – Tuất – Sửu – Mùi là khí Thiên can không được phối vào đó vì đó là đất mộ khố, là chổ ngũ hành quy nguyên, là nơi mà khí hậu của bốn mùa đang chuyển đổi cho nên không thể có khí Thiên can vào các vị trí Địa chi đó.
Như vậy khí ngũ hành của Thiên can khi phối vào 8 vị trí Địa chi thì chỉ có can Giáp - Ất tại Dần – Mão và canh Tân tại Thân – Dậu là hợp cách vì Thiên khí và Địa khí đồng hành với nhau, đấy là khí tốt lành vì nó là tinh khí đồng hành của trời đất phối với nhau, tại các địa chi khác thì tạp khí vì âm dương của Thiên khí và Địa khí không đồng hành và trái ngược nhau, do đó những năm mà Thiên khí và Địa khí trái ngược nhau thì khí hậu 4 mùa thay đổi qui luật vận hành của nó và thường gây ra bão lục hoặc hạn hán kéo dài mà không đúng qui luật của tự nhiên.
Các nhà địa lý phong thủy xưa kia vận dụng lý luận về Thiên can áp dụng vào các Địa chi và đặt cho nó cái tên là Lộc tồn, hay còn gọi là Thiên lộc, là phúc tốt lành, là của cải vật chất nuôi sống người và vạn vật mà không bao giờ cạn kiệt, nó cứ tồn tại mãi mãi theo không gian và thời gian. Thực chất của nó là khí Thiên can của ngũ hành của Trời, khí này là nguồn gốc để tạo thành địa khí ở mặt đất để mặt đất mới có sinh khí nuôi dưỡng vạn vật.
Lộc tồn can Giáp tại Dần; can Ất tại Mão; can Bính – Mậu tại Tỵ; can Đinh – Kỷ tại Ngọ; can Canh tại Thân; can Tân tại Dậu; can Nhâm tại Hợi; can Quý tại Tý là những Thiên khí và Địa khí hội tụ lại với nhau và khi nó vận hành trên mặt đất hoặc trong lòng đất thì tạo thành một vòng tuần hoàn biểu diễn các trạng thái mạnh yếu khác nhau trên 12 vị trí địa chi theo qui luật sau:
Lộc Tồn (Bác sỹ) => Lực sỹ => Thanh long => Tiểu hao => Tướng quân => Tấu thư => Phi liêm => Hỷ thần => Bệnh phù => Đại hao => Phục binh => Quan phủ.
Địa chi hình khí có tính chất đặc biệt của nó là do bề mặt Địa chi có hình thể khác nhau nên khí Địa chi cũng có tính và chất khác nhau nhưng luôn tuân theo qui luật là Tam hợp địa chi sinh cục ngũ hành. Nghĩa là địa lý phong thủy lấy ba Địa chi có ngũ hành khác nhau nhưng khi phối hợp lại với nhau thì có được một ngũ hành chung cho cả ba Địa chi đó và được gọi là CỤC NGŨ HÀNH. Cụ thể:
1. Thân (+Kim) – Tý (+Thủy) – Thìn (+Thổ) =>Thủy cục
2. Hợi (-Thủy) – Mão (-Mộc) – Mùi (-Thổ) => Mộc cục
3. Dần (+Mộc) – Ngọ (+Hỏa) – Tuất (+Thổ) => Hỏa cục
4. Tỵ (-Hỏa) – Dậu (-Kim) – Sửu (-Thổ) => Kim cục
Thủy cục có gốc sinh ở địa chi Thân, vượng ở địa chi Tý và mộ ở địa chi Thìn. Hỏa cục có gốc sinh ở Dần, vượng ở Ngọ và mộ ở Tuất. Kim cục có gốc sinh ở Tỵ, vượng ở Dậu và mộ ở Sửu. Địa lý phong thủy dựa vào vị trí gốc sinh của cục ngũ hành mà đặt cho nó một cái tên gọi khác là Tràng sinh để diễn tả chu kỳ vận hành khí của cục ngũ hành qua 12 vị trí địa chi theo một vòng tuần hoàn mà người ta thường gọi là vòng Tràng sinh như sau:
Tràng sinh => Mộc dục => Quan đới => Lâm quan => Đế vượng => Suy => Bệnh => Tử => Mộ => Tuyệt => Thai => Dưỡng.
Như vậy Tràng sinh thủy cục thì được phối ở địa chi Thân; Tràng sinh hỏa cục thì được phối ở địa chi Dần; Tràng sinh mộc cục thì ở địa chi Hợi; Tràng sinh kim cục ở địa chi Tý. Như vậy địa lý phong thủy đã dùng Thiên can để làm thành vòng Lộc tồn và lấy cục ngũ hành của Tam hợp địa chi để làm vòng Tràng sinh. Vị trí của vòng Tràng sinh là ở đất Tứ sinh (Dần – Thân – Tỵ - Hợi), còn vị trí của Lộc tồn là ở Dần – Tỵ - Ngọ - Thân – Dậu – Hợi – Tý – Mão.
Vòng Lộc tồn và Tràng sinh đều chứa ngũ hành của Thiên can và Địa chi. Cả hai loại ngũ hành này không ngừng vận động và chuyển hóa năng lượng cho nhau để tạo ra sinh khí là khí hậu 4 mùa trong năm để nuôi sống người và vạn vật.
Khả năng luân chuyển và sức mạnh của nó vô cùng to lớn vì vậy người xưa ví nó có sức mạnh như con ngựa và đặt tên gọi cho nó là Thiên mã. Thiên mã là sức mạnh của con ngựa ở Trời, nó là hình ảnh biến dịch của 5 loại ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ tại 4 địa chi là Dần – Thân – Tỵ - Hợi, do đó bản thân nó cũng có ngũ hành riêng. Thiên mã được hình thành theo qui luật Tam hợp địa chi như sau:
- Thân – Tý – Thìn => Thiên mã sinh tại địa chi Dần có hành Mộc nên con ngựa này được gọi là Mộc mã (Ngựa của mùa Xuân).
- Dần – Ngọ - Tuất => Thiên mã tại Thân mà địa chi Thân có hành Kim nên được gọi là Kim mã (Ngựa mùa Thu).
- Hợi – Mão – Mùi => Thiên mã tại Tỵ, địa chi Tỵ có hành Hỏa nên được gọi là Hỏa mã (Ngựa mùa Hè).
- Tỵ - Dậu – Sửu => Thiên mã tại Hợi, địa chi Hợi có hành Thủy nên được gọi là Thủy mã (Ngựa mùa Đông).
Mộc mã mùa Xuân, Hỏa mã mùa Hạ, Kim mã mùa Thu, Thủy mã thuộc mùa Đông đó là biểu tượng sức mạnh của khí hậu bốn mùa có được là do sự tổng hợp của Lộc tồn – Thiên mã – Tràng sinh. Người xưa quan niệm rằng con người và vạn vật muốn tồn tại được thì phải có cái ăn và uống nên Lộc tồn (Thiên lộc của Trời) là nguồn lực để nuôi sống người và vạn vật. Cuộc sống của con người và muôn vật tồn tại từ đời này qua đời khác kế tiếp nhau không bao giờ dứt và sự thịnh suy của con người luôn gắn liền với môi trường sống và sự biến đổi của thời cuộc, nó giống như sự thịnh suy của vòng Tràng sinh của cục ngũ hành địa chi. Con người dù ở thời đại nào, hoàn cảnh nào thì cũng phải phấn đấu khắc phục khó khăn gian khổ để vươn lên với tinh thần và nghị lực cao nhất, nó giống như thiên tính mà Trời đã ban cho con ngựa.
Địa lý phong thủy Trung Quốc nghiên cứu về Lộc tồn – Thiên mã – Tràng sinh tức là nghiên cứu về sức mạnh của Trời đất thông qua 12 vị trí địa chi trên mặt đất để sử dụng nó và biến nó thành sức mạnh của con người, tức muốn mượn sức mạnh của Trời đất đã có sẵn làm thành sức mạnh của người. Dịch lý học Phương Đông nói rằng Trời có sức mạnh của Trời, Đất có sức mạnh của Đất và Người có sức mạnh của Người đó là trí tuệ, dùng trí tuệ để sử dụng sức mạnh có sẵn của tự nhiên thì dể thành công mà tốn ít công sức và thời gian.
Địa lý phong thủy dùng vòng Lộc tồn – Tràng sinh và Thiên mã là để thu và nạp Thủy, khử Thủy cho nhà ở hoặc mồ mã để có được khí sinh vượng hội tụ. Khí này là sinh khí sẽ tạo ra cuộc sống ấm no và hạnh phúc, sống khỏe sống lâu và cuộc sống sẽ an khang thịnh vượng.
Nguyễn Như Ý
Được cảm ơn bởi: vnb777, kimtudon
-
- Nhất đẳng
- Bài viết: 168
- Tham gia: 23:43, 03/06/11
TL: Nữ Thủ Tướng Thái Lan...
BÀN VỀ 4 CON RỒNG TRONG ĐỊA LÝ PHONG THỦY THEO DỊCH LÝ HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
Học thuyết Âm dương - Ngũ hành và truyền thuyết Hà Đồ - Lạc Thư của dịch lý học Phương Đông đã cho ra đời lịch số Can – Chi mà ngày nay đang sử dụng. Lịch số can chi phân 10 Thiên can và 12 Địa chi phối hợp lại với nhau để có được 60 loại năm khác nhau và gọi là “Lục thập hoa giáp”. Người nào dù nam hay nữ sinh vào năm nào trong vòng Lục thập hoa giáp thì được gọi là tuổi năm sinh của người đó. Thí dụ tuổi giáp Ngọ thì Thiên can là can Giáp, Địa chi là Ngọ. Khoa địa lý phong thủy của Trung Quốc cổ đại phân bề mặt quả địa cầu làm 12 vị trí khác nhau và đặt tên cho nó theo tượng của các con vật như Tý là chuột, Sửu là trâu,…, đến Hợi là con heo (lợn). Trong 12 tên gọi của Địa chi thì con vật nào cũng có thật trong cuộc sống đời thường hoặc hoang dã, duy chỉ có con rồng (Thìn) thì không có thật. Tại sao lại như vậy? Vì con Rồng là huyền thoại mang tính tôn quí và huyền bí của dân tộc Trung Hoa cổ đại. Người Trung Hoa quan niệm rằng con Rồng là biểu tượng quyền uy vũ trụ quan và nhân sinh quan. Nó có sức mạnh huyền bí và biến hóa vô cùng của trời đất, nó là nguồn gốc cơ bản để sinh thành người và vạn vật, vì thế nó không có hình dạng cố định như những con vật tầm thường trên thế gian này, do đó nó là con vật linh thiêng và đầy quyền uy mà vũ trụ giao phó cho nó. Vì thế với đầu óc tưởng tượng đầy tính cách nhân văn và thần bí mà các nhà dịch lý Trung Quốc cổ đại đã mô phỏng hình tượng con Rồng như các bức phù điều, chạm khắc, thêu dệt trên các đồ mỹ nghệ hoặc các đồ dùng, áo mặc của vua chúa thuở xa xưa. Con rồng tuy không có thật nhưng tượng hình của nó và sự linh thiêng tôn kính của nó thì được dân chúng Việt Nam và các nước Đông nam Á tôn kính và thờ phụng như là một con vật linh thiêng từ bao đời nay cho mãi tận mai sau.
Con rồng ở Việt Nam hay ở Trung Quốc hoặc các nước Đông nam Á tuy cách biểu hiện bằng hình vẽ có khác nhau nhưng tính chất dịch lý thì vẫn giống nhau. Thí dụ ở Trung Quốc thuở xưa thì các đồ dùng vật dụng của vua thì khác của quan và dân ở chổ nếu là của vua thì chân Rồng có 5 móng, của quan thì chân Rồng có 4 móng, của dân thì có 3 móng.
Các nhà dịch lý lợi dụng quyền uy của con rồng để phân ra đẳng cấp xã hội từ trên xuống dưới thông qua các móng vuốt của rồng là khác nhau về số lượng nhưng hình thể con rồng và tính chất của con rồng là giống nhau. Sự phân biệt về số lượng móng vuốt là khác nhau để nói lên đẳng cấp xã hội là khác nhau nhưng tâm tính của loài người là giống nhau thông qua hình thể của con rồng là giống nhau.
Trong thế giới tâm linh của đạo phật hay đạo nho giáo thì hình tượng của con Rồng bao giờ cũng được đặt ở vị trí cao quí và tôn quí nhất như ở nóc bàn thờ, đình chùa, bàn thờ và hình tượng con rồng được thiêu dệt trên áo vua mặt, các đồ dùng của vua quan, các sắc phong chiếu chỉ, các họa tiết phong cảnh trên các đồ gốm và vật dụng để vua quan dùng. Tóm lại con rồng là hình tượng tôn nghiêm cao quí và đầy quyền lực, là sức mạnh vô biên mà trời đất đã ban cho nó và nó đã trở thành niềm tin yêu quí mến để tôn thờ cho các dân tộc ở Đông nam Á, nhưng nó chỉ là huyền thoại vì nó là con vật không có thật, nó chỉ là niền tin yêu sùng bái của dân chúng mà thôi. Trong địa lý phong thủy người ta đặt tên con rồng tại địa chi Thìn là chí lý vì nó là hình ảnh đại diện sức mạnh của trời và sự biến hóa vô tiền kháng hậu của trời, đồng thời nó đại diện cho dương khí của trời sinh ra và bắt đầu vượng lên tại địa chi Thìn (khoảng 7 – 9 giờ sáng). Rồng là con vật đứng đầu trong bộ Tứ linh (Long – Lân – Quy – Phượng) và thường kết hợp với con chim Phượng để tạo thành cặp Long – Phượng để biểu tượng cho tình cảm lứa đôi trong các lễ vật cưới hỏi.
Trong địa lý phong thủy thì biểu tượng của con rồng được triển khai bằng 4 cục ngũ hành đó là cục Mộc, cục Hỏa, cục Kim và cục Thủy. Các cục ngũ hành này được hình thành theo nguyên tắc phối hợp 3 địa chi có ngũ hành khác nhau để có được 1 cục ngũ hành chung cho cả 3 địa chi đó. Cụ thể như sau:
1. Thân - Tý - Thìn => Thủy cục
(+Kim) (+Thủy) (+Thổ)
2. Hợi - Mão - Mùi => Mộc cục
(-Thủy) (-Mộc) (-Thổ)
3. Dần - Ngọ - Tuất => Hỏa cục
(+Mộc) (+Hỏa) (+Thổ)
4. Tỵ - Dậu - Sửu => Kim cục
(-Hỏa) (-Kim) (-Thổ)
Cục Thủy vượng khí ở phía Bắc được gọi là Thủy Long. Cục Mộc vượng ở phía Đông được gọi là Mộc Long, cục Hỏa vượng ở phía Nam được gọi là Hỏa Long, cục Kim vượng ở phía Tây được gọi là Kim Long. Bốn con Rồng này có tính chất ngũ hành khác nhau và mỗi con làm chủ 1 phương. Thủy Long có gốc sinh tại địa chi Thân và vượng khí hành Thủy tại địa chi Tý ở phía Bắc, khí này đi vào lòng đất tại địa chi Thìn. Mộc Long sinh tại địa chi Hợi, vượng khí tại địa chi Mão ở chính Đông và tàng ẩn trong lòng đất tại địa chi Mùi. Hỏa Long sinh ở địa chi Dần, vượng khí ở địa chi Ngọ và tàng ẩn ở địa chi Tuất. Kim Long sinh ở địa chi Tỵ, vượng khí tại địa chi Dậu ở chính Tây và tàng ẩn ở địa chi Sửu. Như vậy cả 4 con rồng này đều có gốc sinh, chiều vận hành để diễn tả sự biến hóa và sức mạnh của nó theo qui luật là SINH – VƯỢNG – MỘ tại các tam hợp địa chi của nó.
Tính chất biến hóa của 4 con rồng này là để sinh ra khí hậu của 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông của 1 năm.
Tại 4 địa chi Dần – Thân – Tỵ - Hợi là nơi của 4 con rồng được sinh ra thì người ta gọi là Tứ sinh. Tại 4 địa chi Tý – Ngọ - Mão – Dậu là 4 nơi qui tụ sức mạnh của rồng thì được gọi là Tứ chính. Tại 4 địa chi Thìn – Tuất – Sửu – Mùi nơi mà rồng ẩn nấp gọi là Tứ mộ. Tứ mộ là nơi rồng tàng ẩn để chuyển đổi trạng thái ngũ hành của nó để sinh thành khí hậu 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông nối tiếp nhau. Các nhà địa lý phong thủy dựa vào 4 con rồng này để tìm long mạch triều về hướng nhà ở hoặc mộ phần để thu Thủy và phóng Thủy cho đúng phép vận hành của con rồng. Long mạch là khí mạch của 4 con rồng vận hành trong lòng đất nhưng nó vẫn để lại các vết tích của nó ở trên mặt đất như các sống đất, các doi đất chạy vòng vèo hoặc các dòng chảy của sông suối, các ao hồ có nước luân lưu v.v…chính là các vết tích của rồng để lại trên mặt đất, do đó các nhà địa lý phải dựa vào đó để tìm Long mạch. Nhờ có 4 con rồng này vận hành ở trong lòng đất thì đất mới có khí mạch, nhờ có khí mạch mà đất mới có các tính chất của Thổ nhưỡng khác nhau. Những vùng đất, miền đất mà có nhiều Long mạch giao hội với nhau thì chất đất ở đó rất thịnh vượng nên cây cối tốt tươi và cuộc sống của con người ở nơi đó sẽ giàu sang phú quí.
Bốn con rồng này luôn có quan hệ với Phong (gió) và Thủy (nước). Nếu vùng đất nào mà gió thổi nhiều mà không có nước vây hãm thì khí mạch của Long tàn đi hết và đất trở nên cằn cỗi nên được gọi là đất vô khí. Nếu vùng đất nào mà có nước quanh năm thì cản được gió nên khí mạch của Long mạch tụ lại và vùng đất đó trở nên trù phú, tức là đất vượng khí.
Trong bát quái Hà Đồ và Lạc Thư thì quẻ Càn là trời nhưng tượng của nó là con Rồng. Thoán từ ở kinh dịch nói rằng trời có 4 đức lớn đó là Nguyên – Hanh – Lợi – Trinh, đức của trời là thiện tính của rồng. Đức nguyên của trời là nguồn gốc đầu tiên của vũ trụ giống như muôn vật bắt đầu mới sinh ra. Đức Hanh của trời là làm ra mây mưa gió khí hậu 4 mùa để vạn vật sinh trưởng và trường tồn mãi mãi. Đức Lợi là muôn vật được thỏa để khiến cho vật gì cũng giữ được thiên tính của nó. Đức Trinh là muôn vật đã thành, do đó khi nói về tính nhân văn của Càn thì đức Nguyên là chuyên làm những việc thiện, việc nghĩa và Càn tượng trưng cho người quân tử. Đức Lợi thì chỉ về những sự chính bền theo đạo Trung chính nhân hòa để có được cuộc sống phúc thọ khang ninh. Đức Hạnh và Đức Trinh thì việc nào xứng với việc ấy nên người quân tử có 4 đức là Nhân – Lễ - Nghĩa – Trí -Tín. Nhân là đức lớn nhất là cái gốc của lòng người, nó giống đức Nguyên của trời. Lễ là hợp với đạo lý, hợp với đạo lý thì hanh thông nó giống với đức Hạnh của trời. Nghĩa là làm cho mọi người được vui vẻ và sung sướng, nó giống với đức Lợi của trời. Trí là sáng suốt, biết phân biệt thiện ác đúng sai để hành sự cho đúng đắn và có kết quả tốt đẹp, nó giống với đức Trinh của trời.
Tóm lại hình ảnh của 4 con Rồng trong địa lý phong thủy chính là thiên khí của trời và địa khí của đất giao hội lại với nhau để có được 4 cục ngũ hành cai quản 4 phương chính của 12 vị trí địa chi. Bốn cục ngũ hành này là nguồn gốc cơ bản để tạo ra khí hậu của 4 mùa trong năm. Sự biến đổi khí hậu của trời đất để nuôi sống người và vạn vật. Người xưa ví như sự biến hóa huyền ảo của con Rồng nên mới gọi là Tứ long trong địa lý phong thủy cổ đại.
Nguyễn Như Ý
Học thuyết Âm dương - Ngũ hành và truyền thuyết Hà Đồ - Lạc Thư của dịch lý học Phương Đông đã cho ra đời lịch số Can – Chi mà ngày nay đang sử dụng. Lịch số can chi phân 10 Thiên can và 12 Địa chi phối hợp lại với nhau để có được 60 loại năm khác nhau và gọi là “Lục thập hoa giáp”. Người nào dù nam hay nữ sinh vào năm nào trong vòng Lục thập hoa giáp thì được gọi là tuổi năm sinh của người đó. Thí dụ tuổi giáp Ngọ thì Thiên can là can Giáp, Địa chi là Ngọ. Khoa địa lý phong thủy của Trung Quốc cổ đại phân bề mặt quả địa cầu làm 12 vị trí khác nhau và đặt tên cho nó theo tượng của các con vật như Tý là chuột, Sửu là trâu,…, đến Hợi là con heo (lợn). Trong 12 tên gọi của Địa chi thì con vật nào cũng có thật trong cuộc sống đời thường hoặc hoang dã, duy chỉ có con rồng (Thìn) thì không có thật. Tại sao lại như vậy? Vì con Rồng là huyền thoại mang tính tôn quí và huyền bí của dân tộc Trung Hoa cổ đại. Người Trung Hoa quan niệm rằng con Rồng là biểu tượng quyền uy vũ trụ quan và nhân sinh quan. Nó có sức mạnh huyền bí và biến hóa vô cùng của trời đất, nó là nguồn gốc cơ bản để sinh thành người và vạn vật, vì thế nó không có hình dạng cố định như những con vật tầm thường trên thế gian này, do đó nó là con vật linh thiêng và đầy quyền uy mà vũ trụ giao phó cho nó. Vì thế với đầu óc tưởng tượng đầy tính cách nhân văn và thần bí mà các nhà dịch lý Trung Quốc cổ đại đã mô phỏng hình tượng con Rồng như các bức phù điều, chạm khắc, thêu dệt trên các đồ mỹ nghệ hoặc các đồ dùng, áo mặc của vua chúa thuở xa xưa. Con rồng tuy không có thật nhưng tượng hình của nó và sự linh thiêng tôn kính của nó thì được dân chúng Việt Nam và các nước Đông nam Á tôn kính và thờ phụng như là một con vật linh thiêng từ bao đời nay cho mãi tận mai sau.
Con rồng ở Việt Nam hay ở Trung Quốc hoặc các nước Đông nam Á tuy cách biểu hiện bằng hình vẽ có khác nhau nhưng tính chất dịch lý thì vẫn giống nhau. Thí dụ ở Trung Quốc thuở xưa thì các đồ dùng vật dụng của vua thì khác của quan và dân ở chổ nếu là của vua thì chân Rồng có 5 móng, của quan thì chân Rồng có 4 móng, của dân thì có 3 móng.
Các nhà dịch lý lợi dụng quyền uy của con rồng để phân ra đẳng cấp xã hội từ trên xuống dưới thông qua các móng vuốt của rồng là khác nhau về số lượng nhưng hình thể con rồng và tính chất của con rồng là giống nhau. Sự phân biệt về số lượng móng vuốt là khác nhau để nói lên đẳng cấp xã hội là khác nhau nhưng tâm tính của loài người là giống nhau thông qua hình thể của con rồng là giống nhau.
Trong thế giới tâm linh của đạo phật hay đạo nho giáo thì hình tượng của con Rồng bao giờ cũng được đặt ở vị trí cao quí và tôn quí nhất như ở nóc bàn thờ, đình chùa, bàn thờ và hình tượng con rồng được thiêu dệt trên áo vua mặt, các đồ dùng của vua quan, các sắc phong chiếu chỉ, các họa tiết phong cảnh trên các đồ gốm và vật dụng để vua quan dùng. Tóm lại con rồng là hình tượng tôn nghiêm cao quí và đầy quyền lực, là sức mạnh vô biên mà trời đất đã ban cho nó và nó đã trở thành niềm tin yêu quí mến để tôn thờ cho các dân tộc ở Đông nam Á, nhưng nó chỉ là huyền thoại vì nó là con vật không có thật, nó chỉ là niền tin yêu sùng bái của dân chúng mà thôi. Trong địa lý phong thủy người ta đặt tên con rồng tại địa chi Thìn là chí lý vì nó là hình ảnh đại diện sức mạnh của trời và sự biến hóa vô tiền kháng hậu của trời, đồng thời nó đại diện cho dương khí của trời sinh ra và bắt đầu vượng lên tại địa chi Thìn (khoảng 7 – 9 giờ sáng). Rồng là con vật đứng đầu trong bộ Tứ linh (Long – Lân – Quy – Phượng) và thường kết hợp với con chim Phượng để tạo thành cặp Long – Phượng để biểu tượng cho tình cảm lứa đôi trong các lễ vật cưới hỏi.
Trong địa lý phong thủy thì biểu tượng của con rồng được triển khai bằng 4 cục ngũ hành đó là cục Mộc, cục Hỏa, cục Kim và cục Thủy. Các cục ngũ hành này được hình thành theo nguyên tắc phối hợp 3 địa chi có ngũ hành khác nhau để có được 1 cục ngũ hành chung cho cả 3 địa chi đó. Cụ thể như sau:
1. Thân - Tý - Thìn => Thủy cục
(+Kim) (+Thủy) (+Thổ)
2. Hợi - Mão - Mùi => Mộc cục
(-Thủy) (-Mộc) (-Thổ)
3. Dần - Ngọ - Tuất => Hỏa cục
(+Mộc) (+Hỏa) (+Thổ)
4. Tỵ - Dậu - Sửu => Kim cục
(-Hỏa) (-Kim) (-Thổ)
Cục Thủy vượng khí ở phía Bắc được gọi là Thủy Long. Cục Mộc vượng ở phía Đông được gọi là Mộc Long, cục Hỏa vượng ở phía Nam được gọi là Hỏa Long, cục Kim vượng ở phía Tây được gọi là Kim Long. Bốn con Rồng này có tính chất ngũ hành khác nhau và mỗi con làm chủ 1 phương. Thủy Long có gốc sinh tại địa chi Thân và vượng khí hành Thủy tại địa chi Tý ở phía Bắc, khí này đi vào lòng đất tại địa chi Thìn. Mộc Long sinh tại địa chi Hợi, vượng khí tại địa chi Mão ở chính Đông và tàng ẩn trong lòng đất tại địa chi Mùi. Hỏa Long sinh ở địa chi Dần, vượng khí ở địa chi Ngọ và tàng ẩn ở địa chi Tuất. Kim Long sinh ở địa chi Tỵ, vượng khí tại địa chi Dậu ở chính Tây và tàng ẩn ở địa chi Sửu. Như vậy cả 4 con rồng này đều có gốc sinh, chiều vận hành để diễn tả sự biến hóa và sức mạnh của nó theo qui luật là SINH – VƯỢNG – MỘ tại các tam hợp địa chi của nó.
Tính chất biến hóa của 4 con rồng này là để sinh ra khí hậu của 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông của 1 năm.
Tại 4 địa chi Dần – Thân – Tỵ - Hợi là nơi của 4 con rồng được sinh ra thì người ta gọi là Tứ sinh. Tại 4 địa chi Tý – Ngọ - Mão – Dậu là 4 nơi qui tụ sức mạnh của rồng thì được gọi là Tứ chính. Tại 4 địa chi Thìn – Tuất – Sửu – Mùi nơi mà rồng ẩn nấp gọi là Tứ mộ. Tứ mộ là nơi rồng tàng ẩn để chuyển đổi trạng thái ngũ hành của nó để sinh thành khí hậu 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông nối tiếp nhau. Các nhà địa lý phong thủy dựa vào 4 con rồng này để tìm long mạch triều về hướng nhà ở hoặc mộ phần để thu Thủy và phóng Thủy cho đúng phép vận hành của con rồng. Long mạch là khí mạch của 4 con rồng vận hành trong lòng đất nhưng nó vẫn để lại các vết tích của nó ở trên mặt đất như các sống đất, các doi đất chạy vòng vèo hoặc các dòng chảy của sông suối, các ao hồ có nước luân lưu v.v…chính là các vết tích của rồng để lại trên mặt đất, do đó các nhà địa lý phải dựa vào đó để tìm Long mạch. Nhờ có 4 con rồng này vận hành ở trong lòng đất thì đất mới có khí mạch, nhờ có khí mạch mà đất mới có các tính chất của Thổ nhưỡng khác nhau. Những vùng đất, miền đất mà có nhiều Long mạch giao hội với nhau thì chất đất ở đó rất thịnh vượng nên cây cối tốt tươi và cuộc sống của con người ở nơi đó sẽ giàu sang phú quí.
Bốn con rồng này luôn có quan hệ với Phong (gió) và Thủy (nước). Nếu vùng đất nào mà gió thổi nhiều mà không có nước vây hãm thì khí mạch của Long tàn đi hết và đất trở nên cằn cỗi nên được gọi là đất vô khí. Nếu vùng đất nào mà có nước quanh năm thì cản được gió nên khí mạch của Long mạch tụ lại và vùng đất đó trở nên trù phú, tức là đất vượng khí.
Trong bát quái Hà Đồ và Lạc Thư thì quẻ Càn là trời nhưng tượng của nó là con Rồng. Thoán từ ở kinh dịch nói rằng trời có 4 đức lớn đó là Nguyên – Hanh – Lợi – Trinh, đức của trời là thiện tính của rồng. Đức nguyên của trời là nguồn gốc đầu tiên của vũ trụ giống như muôn vật bắt đầu mới sinh ra. Đức Hanh của trời là làm ra mây mưa gió khí hậu 4 mùa để vạn vật sinh trưởng và trường tồn mãi mãi. Đức Lợi là muôn vật được thỏa để khiến cho vật gì cũng giữ được thiên tính của nó. Đức Trinh là muôn vật đã thành, do đó khi nói về tính nhân văn của Càn thì đức Nguyên là chuyên làm những việc thiện, việc nghĩa và Càn tượng trưng cho người quân tử. Đức Lợi thì chỉ về những sự chính bền theo đạo Trung chính nhân hòa để có được cuộc sống phúc thọ khang ninh. Đức Hạnh và Đức Trinh thì việc nào xứng với việc ấy nên người quân tử có 4 đức là Nhân – Lễ - Nghĩa – Trí -Tín. Nhân là đức lớn nhất là cái gốc của lòng người, nó giống đức Nguyên của trời. Lễ là hợp với đạo lý, hợp với đạo lý thì hanh thông nó giống với đức Hạnh của trời. Nghĩa là làm cho mọi người được vui vẻ và sung sướng, nó giống với đức Lợi của trời. Trí là sáng suốt, biết phân biệt thiện ác đúng sai để hành sự cho đúng đắn và có kết quả tốt đẹp, nó giống với đức Trinh của trời.
Tóm lại hình ảnh của 4 con Rồng trong địa lý phong thủy chính là thiên khí của trời và địa khí của đất giao hội lại với nhau để có được 4 cục ngũ hành cai quản 4 phương chính của 12 vị trí địa chi. Bốn cục ngũ hành này là nguồn gốc cơ bản để tạo ra khí hậu của 4 mùa trong năm. Sự biến đổi khí hậu của trời đất để nuôi sống người và vạn vật. Người xưa ví như sự biến hóa huyền ảo của con Rồng nên mới gọi là Tứ long trong địa lý phong thủy cổ đại.
Nguyễn Như Ý
Được cảm ơn bởi: kimtudon
-
- Nhất đẳng
- Bài viết: 168
- Tham gia: 23:43, 03/06/11
TL: Nữ Thủ Tướng Thái Lan...
TỨ TƯỢNG NGŨ HÀNH TOÀN TẠI THỔ TRONG ĐỊA LÝ PHONG THỦY
Địa lý phong thủy là sản phẩm của dịch lý học Đông Phương nó nghiên cứu về dương trạch (nhà ở) và âm phần (mồ mã) để phục vụ cuộc sống của con người. Ngũ hành là học thuyết về vật chất có sớm nhất của Trung Quốc cổ đại. Nguồn gốc của ngũ hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ) là ở Hà Đồ. Trong Hà Đồ thì dịch lý nói rằng: “Trời đất đều có số cả”. Số trời thuộc dương là các số lẽ 1 – 3 – 5 – 7 – 9. Số đất thuộc âm là các số chẵn 2 – 4 – 6 – 8 – 10. Trời đất không thể chia lìa nhau nên các số của nó phải hợp lại với nhau thì thành ngũ hành, nhờ có ngũ hành mà con người và vạn vật mới được sinh thành theo nguyên lý sau: trời lấy số 1 sinh hành Thủy, đất lấy số 6 mà làm cho thành nước. Đất lấy số 2 sinh hành Hỏa, trời lấy số 7 làm cho thành Lửa. Trời lấy số 3 sinh hành Mộc, đất lấy số 8 làm cho thành cây cối (Gỗ). Đất lấy số 4 sinh hành Kim, trời lấy số 9 làm thành Kim loại. Trời lấy số 5 sinh hành Thổ, đất lấy số 10 làm thành đất. Ngũ hành là 5 tố vật chất để cấu thành người và vạn vật. Thuyết ngũ hành được chia ra làm 2 giai đoạn đó là ngũ hành ở trạng thái vô hình tức là khí của ngũ hành và giai đoạn hữu hình tức là hình thể của muôn vật muôn loài có khắp trong vũ trụ và trên mặt địa cầu. Dịch lý nói rằng: khí ngũ hành tan loãng ra hết mức thì thành khí ngũ hành ở dạng vô hình; khí ngũ hành co lại hết mức thì thành hữu hình ở dạng hình thổ của vạn vật. Dù là vô hình hay hữu hình thì Tính và Chất của ngũ hành không bao giờ thay đổi nhưng Hình và Thể thì khác nhau.
Trong 5 loại ngũ hành thì hành Thổ là quan trọng nhất vì nó chứa đựng 4 hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa. Nếu không có Thổi thì hành Mộc là cây cối lấy gì mà sống. Nếu không có Thổ thì Thủy (nước) không thể tụ lại thành ao hồ, biển cả và nước không thể chảy thành sông suối. Nếu không có Thổ thì không có kim loại vì không có mỏ khoáng sản. Hành Hoả là Lửa thì nhờ có Thổ nên nó cháy trên mặt đất, ngay như Núi lửa cũng từ lòng đất mà phát ra. Tất cả sản vật nuôi sống người và và vạn vật điều có gốc từ Thổ mà sinh ra. Các vật dụng như chén bát, nồi đất, đồ sành sứ gốm, vật liệu xây dựng như gạch ngói, xi măng đều do Thổ mà có. Do tầm mức quan trọng như vậy nên dịch lý mới nói “Tứ tượng, ngũ hành toàn tại Thổ” là chí tình và chí lý.
Trong bát quái thì quẻ Khôn thuộc âm Thổ và quẻ Cấn thuộc dương Thổ. Trong vũ trụ thì quả đất là Thổ, trong 12 vị trí địa chi thì Thổ vừa ở trung tâm địa cầu vừa được phân bố vào các địa chi là Thìn – Tuất thuộc dương Thổ và Sửu – Mùi thuộc âm Thổ như mô hình sau:
Khí Thiên can của ngũ hành ở trời khi giáng xuống mặt đất thì được mặt đất hấp thụ và nhờ có hành Thổ chiếm giữ 4 vị trí là Thìn – Mùi – Tuất – Sửu để làm ranh giới cho các hành khác để tạo ra qui luật tương sinh của ngũ hành đó là Thủy sinh Mộc – Mộc sinh Hỏa – Hỏa sinh Thổ - Thổ sinh Kim và Kim sinh Thủy. 12 vị trí địa chi cũng là cũng chính là 12 tháng trong 1 năm và sinh ra 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông. Mùa Xuân hành Mộc gồm các tháng Dần – Mão – Thìn, mùa Hạ hành Hỏa gồm các tháng Tỵ - Ngọ - Mùi, mùa Thu hành Kim gồm các tháng Thân – Dậu – Tuất, mùa Đông hành Thủy gồm các tháng Hợi – Tý – Sửu. Các tháng Thìn cuối mùa Xuân, Mùi cuối mùa Hạ, Tuất cuối mùa Thu, Sửu cuối mùa Đông là các tháng thuộc hành Thổ nó có trọng trách rất lớn để điều hành khí hậu 4 mùa trong một năm.
Hành Thổ ở trong cơ thể con người chính là cái dạ dày (Bao tử) vì thức ăn, nước uống và các thứ thực phẩm khác như hoa hỏa, thuốc uống, rựa bia v.v… đều phải tụ tập ở đó để rồi dạ dày chuyển đổi chúng thành các tinh chất để cung cấp cho Lục phủ ngũ tạng của cơ thể và nuôi sống con người, tạp chất thì thải ra ngoài.
Trong Đông y thì tất cả các vị thuốc đều có chức năng là chữa bệnh hoặc bồi bổ sức khỏe cho con người, duy có vị thuốc là Cam thảo đóng vai trò của hành Thổ, nó có vai trò điều hòa và hóa giải trong trường hợp các vị thuốc chữa bệnh có độc tố quá cao hoặc các vị thuốc bồi dưỡng sức khỏe mà cơ thể không thể hấp thụ được. Cả hai trường hợp này thì Cam thảo đóng vai trò điều hành và hóa giải giống như hành Thổ của trời đất. Trong các món ăn mà người Việt Nam, Trung Quốc hoặc các nước ĐôngNam Á thường dùng thì bao giờ cũng có gia giảm thêm gia vị là Gừng tươi, vì nó có tác dụng khử mùi tanh của Cá và mùi khó chịu của Thịt. Gừng đóng vai trò là hành Thổ để hóa giải khi ta bị chứng đau bụng đầy hơi và tống khử những gì không tiêu hóa được đang tồn động lại ở dạ dày. Củ Cam thảo, Gừng điều có màu vàng là màu của hành Thổ và điều có chức năng là làm ấm cơ thể, giúp cơ thể chống lại tà khí bên ngoài xâm nhập vào và tống khử tà khí ở bên trong ra ngoài; đó chính là các chức năng điều hòa và hóa giải của hành Thổ.
Chu Liêm Khê là nhà dịch lý học nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại có nói: “Dương biến âm hợp nên sinh ra Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Năm khí thuận bố thì tứ thời vận hành và vạn vật cứ sinh rồi lại sinh, biến hóa vô cùng vô tận”. Như vậy cái gốc của ngũ hành chính là do sự biến hóa của hai khí âm dương mà có được. Trong Hà Đồ thì số 5 và 10 ở giữa là số của hành Thổ, trong Lạc Thư thì chỉ có số 5 ở giữa là hành Thổ để điều hành 4 hành là Mộc ở phái Đông, Hỏa ở phía Nam, Kim ở phía Tây và Thủy ở phía Đông. Ở Hà Đồ là Thể của dịch nên ngũ hành là 5 chất khí của trời phân bố theo 4 phương chính và ở trung cung; còn ở Lạc Thư là Dụng của dịch nên 5 chất khí của ngũ hành tạo ra khí hậu 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông. Thể và Dụng của ngũ hành đều do hành Thổ điều hành để tạo ra thời khí trong năm. Hành Thổ là nền tảng và động lực để tạo thành sự sinh khắc chế hóa của các hành khác vì thế dịch lý mới nói: “mùa Hạ và mùa Thu giao khí cho nhau thì Khôn Thổ chen vào giữa (tại địa chi Mùi) để biến khắc thành sinh. Mùa Đông và mùa Xuân giao khí cho nhau thì Cấn Thổ (tại địa chi Sửu) chen vào giữa để đổi sinh làm khắc”. Mùa Hạ thuộc hành Hỏa, mùa Thu thuộc hành Kim nên Hỏa khắc Kim là thuộc tính tự nhiên của ngũ hành, nhưng vì nó có hành Thổ của quẻ Khôn tại địa chi Mùi nên buộc Hỏa phải sinh Thổ để rồi Thổ mới sinh Kim cho mùa Thu, do vậy Thổ ở Mùi đóng vai trò là cầu nối trung gian để chuyển đổi Hỏa Kim tương khắc thành tương sinh. Đây chính là vai trò chuyển tiếp hóa giải của hành Thổ.
Khi mùa Đông giao khí cho mùa Xuân theo qui luật Thủy mùa Đông sinh Mộc mùa Xuân là tương sinh thì hành Thổ quẻ Cấn tại địa chi Sửu chen vào giữa để tạo thành tương khắc là Thủy khắc Thổ và Thổ lại khắc Mộc của mùa Xuân, tức là thay đổi qui luật Thủy mùa Đông sinh Mộc mùa Xuân thành tương khắc. Đã là tương khắc thì làm sao hành Mộc của mùa Xuân lại được sinh thành? Tương khắc của hành Thổ tại địa chi Sửu đóng vai trò giống như là một cái Van tự động điều tiết của hành Thủy để cho hành Thủy không bị cạn kiệt mà tạo điều kiện cho quá trình tương sinh được xảy ra từ từ, nếu không có Thổ ngăn cản thì hành Mộc của mùa Xuân sẽ bị chìm ngập giống như nước lũ tràn về làm ngập úng cây cối. Như vậy chính hành Thổ đã đổi Sinh thành Khắc và đổi Khắc thành Sinh.
Khi mùa Xuân giao khí cho mùa Hạ hành Hỏa thì hành Thổ tại Thìn lại đóng vai trò tương sinh là Mộc mùa Xuân sinh Hỏa cho mùa Hạ nhưng hành Thổ ở địa chi Thìn lại khắc hành Mộc của mùa Xuân để kìm hãm ngăn không cho hành Mộc sinh Hỏa quá mức để duy trì sự sống còn và tồn tại của hành Mộc và tạo điều kiện cho hành Hỏa được sinh ra từ từ nên khí hậu của mùa Hạ được nóng lên từ từ, do đó hành Mộc vẫn còn mà hành Hỏa vẫn được sinh ra.
Khi mùa Thu giao khí cho mùa Đông theo qui luật tương sinh là Kim mùa Thu sinh Thủy cho mùa Đông thì hành Thổ tại địa chi Tuất chen vào giữa tạo thành hiện tượng Thổ sinh Kim để rồi Kim lại sinh Thủy, lúc này Thổ đóng vai trò tiếp tế cho hành Kim vượng lên.
Như vậy hành Thổ đã đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành khí hậu của 4 mùa trong năm.
Địa lý phong thủy rất quan tâm tới hành Thổ trong việc làm nhà ở hoặc mồ mả. Nền nhà ở là hành Thổ nên nó có quan hệ với 4 hành khác là hành Mộc ở phía Đông, hành Hỏa ở phía Nam, hành Kim ở phía Tây, hành Thủy ở phía Bắc. Bốn phương này có 4 hành khác nhau và có ảnh hưởng lớn với hành Thổ của nền nhà ở. Nếu nhà ở có hướng Đông thì hành Mộc khắc với Thổ nhưng chỉ khắc về mùa Xuân; nếu nhà ở có hướng Nam thì hành Hỏa sẽ sinh Thổ về mùa Hạ; nếu nhà ở hướng Tây thì hành Thổ sẽ sinh Kim về mùa Thu; nếu nhà ở hướng Bắc thì hành Thổ sẽ khắc Thủy về mùa Đông. Do đó trong một năm thì khí ngũ hành trong căn nhà liên tục thay đổi và vận hành theo tính chất của hành Thổ ở nền nhà. Từ đây ta thấy rằng hướng nhà chưa phải là điều quan trọng mà vị trí địa cuộc của hành Thổ là quan trọng hơn vì nó chịu ảnh hưởng rất lớn tới tính chất tốt xấu của thổ nhưỡng của mỗi vùng miền là khác nhau. Do đó nếu tuổi của chủ nhà hợp với hướng nhà hoặc ngược với hướng nhà thì vẫn phải bị chi phối với qui luật biến đổi trên do hành Thổ tạo ra. Địa lý phong thủy quan tâm tới những vùng đất, miền đất, khu đất có địa thế khí vượng vì nó sẽ sinh ra người hào kiệt và sản vật phong phú cho dù là ngược hướng, tuy nhiên nếu kết hợp được cả hướng thì lại càng tốt hơn, vì thế người ta thường quan tâm tới Hướng mà bỏ qua Thế là sai lầm.
Địa lý phong thủy phân 12 vị trí địa chi thành 3 nhóm là: Tứ sinh – Tứ chính – Tứ mộ.
- Tứ sinh là Dần – Tỵ - Thân – Hợi.
- Tứ chính là Mão – Ngọ - Dậu – Tý.
- Tứ mộ là Thìn – Mùi – Tuất – Sửu.
Tứ sinh là nơi khí hậu của 4 mùa được sinh ra; Tứ chính là nơi khí hậu 4 mùa vượng nhất; Tứ mộ là nơi khí hậu 4 mùa chui vào lòng đất để chuyển đổi trạng thái của ngũ hành. Tứ mộ thuộc hành Thổ mà sách xưa nói rằng đó là nơi vũ khí qui nguyên hay là đất mộ khố. Tứ sinh – Tứ chính – Tứ mộ là qui luật vận hành của 4 khí ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa sau 1 chu kỳ thì lại quay về tại vị trí là mộ khố của 4 địa chi Thìn – Tuất – Sửu – Mùi thuộc hành Thổ. Vì lý do này nên dịch lý mới nói rằng “Tứ tượng ngũ hành toàn tại thổ” là do các yếu tố đã nêu ở trên. Trong địa lý phong thủy người ta dùng qui luật “Tam hợp địa chi sinh cục ngũ hành” để tìm ra Long mạch vận hành trong và trên mặt đất để thâu Thủy và phóng Thủy cho đúng với phong thủy địa lý. Thây Thủy là phép lấy khí sinh vượng của cục ngũ hành vào hướng nhà, phóng Thủy là lấy vị trí Thìn – Tuất – Sửu – Mùi làm chổ thoát nước ra khỏi nhà (sẽ có các bài sau).
Tóm lại bàn về câu “Tứ tượng ngũ hành toàn tại thổ” như trên là chưa đủ vì nó còn bao quát và rộng lớn hơn nhiều mà kiến thức của tôi thì chưa đủ sức, đủ tầm để trình bày, rất mong được sự đóng góp chân tình của các quí vị độc giả.
Nguyễn Như Ý
Địa lý phong thủy là sản phẩm của dịch lý học Đông Phương nó nghiên cứu về dương trạch (nhà ở) và âm phần (mồ mã) để phục vụ cuộc sống của con người. Ngũ hành là học thuyết về vật chất có sớm nhất của Trung Quốc cổ đại. Nguồn gốc của ngũ hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ) là ở Hà Đồ. Trong Hà Đồ thì dịch lý nói rằng: “Trời đất đều có số cả”. Số trời thuộc dương là các số lẽ 1 – 3 – 5 – 7 – 9. Số đất thuộc âm là các số chẵn 2 – 4 – 6 – 8 – 10. Trời đất không thể chia lìa nhau nên các số của nó phải hợp lại với nhau thì thành ngũ hành, nhờ có ngũ hành mà con người và vạn vật mới được sinh thành theo nguyên lý sau: trời lấy số 1 sinh hành Thủy, đất lấy số 6 mà làm cho thành nước. Đất lấy số 2 sinh hành Hỏa, trời lấy số 7 làm cho thành Lửa. Trời lấy số 3 sinh hành Mộc, đất lấy số 8 làm cho thành cây cối (Gỗ). Đất lấy số 4 sinh hành Kim, trời lấy số 9 làm thành Kim loại. Trời lấy số 5 sinh hành Thổ, đất lấy số 10 làm thành đất. Ngũ hành là 5 tố vật chất để cấu thành người và vạn vật. Thuyết ngũ hành được chia ra làm 2 giai đoạn đó là ngũ hành ở trạng thái vô hình tức là khí của ngũ hành và giai đoạn hữu hình tức là hình thể của muôn vật muôn loài có khắp trong vũ trụ và trên mặt địa cầu. Dịch lý nói rằng: khí ngũ hành tan loãng ra hết mức thì thành khí ngũ hành ở dạng vô hình; khí ngũ hành co lại hết mức thì thành hữu hình ở dạng hình thổ của vạn vật. Dù là vô hình hay hữu hình thì Tính và Chất của ngũ hành không bao giờ thay đổi nhưng Hình và Thể thì khác nhau.
Trong 5 loại ngũ hành thì hành Thổ là quan trọng nhất vì nó chứa đựng 4 hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa. Nếu không có Thổi thì hành Mộc là cây cối lấy gì mà sống. Nếu không có Thổ thì Thủy (nước) không thể tụ lại thành ao hồ, biển cả và nước không thể chảy thành sông suối. Nếu không có Thổ thì không có kim loại vì không có mỏ khoáng sản. Hành Hoả là Lửa thì nhờ có Thổ nên nó cháy trên mặt đất, ngay như Núi lửa cũng từ lòng đất mà phát ra. Tất cả sản vật nuôi sống người và và vạn vật điều có gốc từ Thổ mà sinh ra. Các vật dụng như chén bát, nồi đất, đồ sành sứ gốm, vật liệu xây dựng như gạch ngói, xi măng đều do Thổ mà có. Do tầm mức quan trọng như vậy nên dịch lý mới nói “Tứ tượng, ngũ hành toàn tại Thổ” là chí tình và chí lý.
Trong bát quái thì quẻ Khôn thuộc âm Thổ và quẻ Cấn thuộc dương Thổ. Trong vũ trụ thì quả đất là Thổ, trong 12 vị trí địa chi thì Thổ vừa ở trung tâm địa cầu vừa được phân bố vào các địa chi là Thìn – Tuất thuộc dương Thổ và Sửu – Mùi thuộc âm Thổ như mô hình sau:
Khí Thiên can của ngũ hành ở trời khi giáng xuống mặt đất thì được mặt đất hấp thụ và nhờ có hành Thổ chiếm giữ 4 vị trí là Thìn – Mùi – Tuất – Sửu để làm ranh giới cho các hành khác để tạo ra qui luật tương sinh của ngũ hành đó là Thủy sinh Mộc – Mộc sinh Hỏa – Hỏa sinh Thổ - Thổ sinh Kim và Kim sinh Thủy. 12 vị trí địa chi cũng là cũng chính là 12 tháng trong 1 năm và sinh ra 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông. Mùa Xuân hành Mộc gồm các tháng Dần – Mão – Thìn, mùa Hạ hành Hỏa gồm các tháng Tỵ - Ngọ - Mùi, mùa Thu hành Kim gồm các tháng Thân – Dậu – Tuất, mùa Đông hành Thủy gồm các tháng Hợi – Tý – Sửu. Các tháng Thìn cuối mùa Xuân, Mùi cuối mùa Hạ, Tuất cuối mùa Thu, Sửu cuối mùa Đông là các tháng thuộc hành Thổ nó có trọng trách rất lớn để điều hành khí hậu 4 mùa trong một năm.
Hành Thổ ở trong cơ thể con người chính là cái dạ dày (Bao tử) vì thức ăn, nước uống và các thứ thực phẩm khác như hoa hỏa, thuốc uống, rựa bia v.v… đều phải tụ tập ở đó để rồi dạ dày chuyển đổi chúng thành các tinh chất để cung cấp cho Lục phủ ngũ tạng của cơ thể và nuôi sống con người, tạp chất thì thải ra ngoài.
Trong Đông y thì tất cả các vị thuốc đều có chức năng là chữa bệnh hoặc bồi bổ sức khỏe cho con người, duy có vị thuốc là Cam thảo đóng vai trò của hành Thổ, nó có vai trò điều hòa và hóa giải trong trường hợp các vị thuốc chữa bệnh có độc tố quá cao hoặc các vị thuốc bồi dưỡng sức khỏe mà cơ thể không thể hấp thụ được. Cả hai trường hợp này thì Cam thảo đóng vai trò điều hành và hóa giải giống như hành Thổ của trời đất. Trong các món ăn mà người Việt Nam, Trung Quốc hoặc các nước ĐôngNam Á thường dùng thì bao giờ cũng có gia giảm thêm gia vị là Gừng tươi, vì nó có tác dụng khử mùi tanh của Cá và mùi khó chịu của Thịt. Gừng đóng vai trò là hành Thổ để hóa giải khi ta bị chứng đau bụng đầy hơi và tống khử những gì không tiêu hóa được đang tồn động lại ở dạ dày. Củ Cam thảo, Gừng điều có màu vàng là màu của hành Thổ và điều có chức năng là làm ấm cơ thể, giúp cơ thể chống lại tà khí bên ngoài xâm nhập vào và tống khử tà khí ở bên trong ra ngoài; đó chính là các chức năng điều hòa và hóa giải của hành Thổ.
Chu Liêm Khê là nhà dịch lý học nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại có nói: “Dương biến âm hợp nên sinh ra Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Năm khí thuận bố thì tứ thời vận hành và vạn vật cứ sinh rồi lại sinh, biến hóa vô cùng vô tận”. Như vậy cái gốc của ngũ hành chính là do sự biến hóa của hai khí âm dương mà có được. Trong Hà Đồ thì số 5 và 10 ở giữa là số của hành Thổ, trong Lạc Thư thì chỉ có số 5 ở giữa là hành Thổ để điều hành 4 hành là Mộc ở phái Đông, Hỏa ở phía Nam, Kim ở phía Tây và Thủy ở phía Đông. Ở Hà Đồ là Thể của dịch nên ngũ hành là 5 chất khí của trời phân bố theo 4 phương chính và ở trung cung; còn ở Lạc Thư là Dụng của dịch nên 5 chất khí của ngũ hành tạo ra khí hậu 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông. Thể và Dụng của ngũ hành đều do hành Thổ điều hành để tạo ra thời khí trong năm. Hành Thổ là nền tảng và động lực để tạo thành sự sinh khắc chế hóa của các hành khác vì thế dịch lý mới nói: “mùa Hạ và mùa Thu giao khí cho nhau thì Khôn Thổ chen vào giữa (tại địa chi Mùi) để biến khắc thành sinh. Mùa Đông và mùa Xuân giao khí cho nhau thì Cấn Thổ (tại địa chi Sửu) chen vào giữa để đổi sinh làm khắc”. Mùa Hạ thuộc hành Hỏa, mùa Thu thuộc hành Kim nên Hỏa khắc Kim là thuộc tính tự nhiên của ngũ hành, nhưng vì nó có hành Thổ của quẻ Khôn tại địa chi Mùi nên buộc Hỏa phải sinh Thổ để rồi Thổ mới sinh Kim cho mùa Thu, do vậy Thổ ở Mùi đóng vai trò là cầu nối trung gian để chuyển đổi Hỏa Kim tương khắc thành tương sinh. Đây chính là vai trò chuyển tiếp hóa giải của hành Thổ.
Khi mùa Đông giao khí cho mùa Xuân theo qui luật Thủy mùa Đông sinh Mộc mùa Xuân là tương sinh thì hành Thổ quẻ Cấn tại địa chi Sửu chen vào giữa để tạo thành tương khắc là Thủy khắc Thổ và Thổ lại khắc Mộc của mùa Xuân, tức là thay đổi qui luật Thủy mùa Đông sinh Mộc mùa Xuân thành tương khắc. Đã là tương khắc thì làm sao hành Mộc của mùa Xuân lại được sinh thành? Tương khắc của hành Thổ tại địa chi Sửu đóng vai trò giống như là một cái Van tự động điều tiết của hành Thủy để cho hành Thủy không bị cạn kiệt mà tạo điều kiện cho quá trình tương sinh được xảy ra từ từ, nếu không có Thổ ngăn cản thì hành Mộc của mùa Xuân sẽ bị chìm ngập giống như nước lũ tràn về làm ngập úng cây cối. Như vậy chính hành Thổ đã đổi Sinh thành Khắc và đổi Khắc thành Sinh.
Khi mùa Xuân giao khí cho mùa Hạ hành Hỏa thì hành Thổ tại Thìn lại đóng vai trò tương sinh là Mộc mùa Xuân sinh Hỏa cho mùa Hạ nhưng hành Thổ ở địa chi Thìn lại khắc hành Mộc của mùa Xuân để kìm hãm ngăn không cho hành Mộc sinh Hỏa quá mức để duy trì sự sống còn và tồn tại của hành Mộc và tạo điều kiện cho hành Hỏa được sinh ra từ từ nên khí hậu của mùa Hạ được nóng lên từ từ, do đó hành Mộc vẫn còn mà hành Hỏa vẫn được sinh ra.
Khi mùa Thu giao khí cho mùa Đông theo qui luật tương sinh là Kim mùa Thu sinh Thủy cho mùa Đông thì hành Thổ tại địa chi Tuất chen vào giữa tạo thành hiện tượng Thổ sinh Kim để rồi Kim lại sinh Thủy, lúc này Thổ đóng vai trò tiếp tế cho hành Kim vượng lên.
Như vậy hành Thổ đã đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành khí hậu của 4 mùa trong năm.
Địa lý phong thủy rất quan tâm tới hành Thổ trong việc làm nhà ở hoặc mồ mả. Nền nhà ở là hành Thổ nên nó có quan hệ với 4 hành khác là hành Mộc ở phía Đông, hành Hỏa ở phía Nam, hành Kim ở phía Tây, hành Thủy ở phía Bắc. Bốn phương này có 4 hành khác nhau và có ảnh hưởng lớn với hành Thổ của nền nhà ở. Nếu nhà ở có hướng Đông thì hành Mộc khắc với Thổ nhưng chỉ khắc về mùa Xuân; nếu nhà ở có hướng Nam thì hành Hỏa sẽ sinh Thổ về mùa Hạ; nếu nhà ở hướng Tây thì hành Thổ sẽ sinh Kim về mùa Thu; nếu nhà ở hướng Bắc thì hành Thổ sẽ khắc Thủy về mùa Đông. Do đó trong một năm thì khí ngũ hành trong căn nhà liên tục thay đổi và vận hành theo tính chất của hành Thổ ở nền nhà. Từ đây ta thấy rằng hướng nhà chưa phải là điều quan trọng mà vị trí địa cuộc của hành Thổ là quan trọng hơn vì nó chịu ảnh hưởng rất lớn tới tính chất tốt xấu của thổ nhưỡng của mỗi vùng miền là khác nhau. Do đó nếu tuổi của chủ nhà hợp với hướng nhà hoặc ngược với hướng nhà thì vẫn phải bị chi phối với qui luật biến đổi trên do hành Thổ tạo ra. Địa lý phong thủy quan tâm tới những vùng đất, miền đất, khu đất có địa thế khí vượng vì nó sẽ sinh ra người hào kiệt và sản vật phong phú cho dù là ngược hướng, tuy nhiên nếu kết hợp được cả hướng thì lại càng tốt hơn, vì thế người ta thường quan tâm tới Hướng mà bỏ qua Thế là sai lầm.
Địa lý phong thủy phân 12 vị trí địa chi thành 3 nhóm là: Tứ sinh – Tứ chính – Tứ mộ.
- Tứ sinh là Dần – Tỵ - Thân – Hợi.
- Tứ chính là Mão – Ngọ - Dậu – Tý.
- Tứ mộ là Thìn – Mùi – Tuất – Sửu.
Tứ sinh là nơi khí hậu của 4 mùa được sinh ra; Tứ chính là nơi khí hậu 4 mùa vượng nhất; Tứ mộ là nơi khí hậu 4 mùa chui vào lòng đất để chuyển đổi trạng thái của ngũ hành. Tứ mộ thuộc hành Thổ mà sách xưa nói rằng đó là nơi vũ khí qui nguyên hay là đất mộ khố. Tứ sinh – Tứ chính – Tứ mộ là qui luật vận hành của 4 khí ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa sau 1 chu kỳ thì lại quay về tại vị trí là mộ khố của 4 địa chi Thìn – Tuất – Sửu – Mùi thuộc hành Thổ. Vì lý do này nên dịch lý mới nói rằng “Tứ tượng ngũ hành toàn tại thổ” là do các yếu tố đã nêu ở trên. Trong địa lý phong thủy người ta dùng qui luật “Tam hợp địa chi sinh cục ngũ hành” để tìm ra Long mạch vận hành trong và trên mặt đất để thâu Thủy và phóng Thủy cho đúng với phong thủy địa lý. Thây Thủy là phép lấy khí sinh vượng của cục ngũ hành vào hướng nhà, phóng Thủy là lấy vị trí Thìn – Tuất – Sửu – Mùi làm chổ thoát nước ra khỏi nhà (sẽ có các bài sau).
Tóm lại bàn về câu “Tứ tượng ngũ hành toàn tại thổ” như trên là chưa đủ vì nó còn bao quát và rộng lớn hơn nhiều mà kiến thức của tôi thì chưa đủ sức, đủ tầm để trình bày, rất mong được sự đóng góp chân tình của các quí vị độc giả.
Nguyễn Như Ý
Được cảm ơn bởi: kimtudon
TL: Nữ Thủ Tướng Thái Lan...
Cảm ơn NhatNguyet đã dẫn những kiến thức cơ bản được truyền dạy.
Như tiêu chí những bài viết và tiêu chí của topic, Tôi đang theo NhatNguyet với những dẫn giải, khi ứng xử trong tình cảnh lựa chọn Giờ sinh cho đương số để nghiệm lý, đó là tại sao lại lựa chọn giờ Hợi mà không phải là giờ Ngọ như bạn Kình Dương đã chọn. Đâu là cơ sở cho múi giờ Tý - Ngọ hoặc là múi giờ Tị - Hợi để lựa chọn?
Đây cũng là bài toán thú vị, cho nên Tôi sẽ nêu ra nhiều giả định để biện luận, mà có thể thấy được ý nghĩa sát thực về số TV của Thủ tướng Thái lan, mong được NhatNguyet cùng các bạn cho ý kiến bình phê nhận xét, để thêm phần mở rộng tầm nhìn (không bàn về độ nông sâu kiến thức cá nhân ở đây)
Hà Uyên
Như tiêu chí những bài viết và tiêu chí của topic, Tôi đang theo NhatNguyet với những dẫn giải, khi ứng xử trong tình cảnh lựa chọn Giờ sinh cho đương số để nghiệm lý, đó là tại sao lại lựa chọn giờ Hợi mà không phải là giờ Ngọ như bạn Kình Dương đã chọn. Đâu là cơ sở cho múi giờ Tý - Ngọ hoặc là múi giờ Tị - Hợi để lựa chọn?
Đây cũng là bài toán thú vị, cho nên Tôi sẽ nêu ra nhiều giả định để biện luận, mà có thể thấy được ý nghĩa sát thực về số TV của Thủ tướng Thái lan, mong được NhatNguyet cùng các bạn cho ý kiến bình phê nhận xét, để thêm phần mở rộng tầm nhìn (không bàn về độ nông sâu kiến thức cá nhân ở đây)
Hà Uyên
Được cảm ơn bởi: kimtudon, dhnt, BillGates6868