Khoa Lộc Quyền thì sao. Đây đang nói về cung mệnh.
Không hẳn cứ thấy Hóa Khoa thì 1 người sẽ có công danh. 1 người có Hóa Quyền thì danh chức đầy mình, có Hóa Lộc thì tiền bạc ào ào.
Hóa là chuyển biến, thay đổi, được hóa ra từ 1 sao. Tùy tính chất của sao mà thay đổi, biến chất, tác động. Ví dụ Liêm Trinh Hóa Lộc sẽ khác Cự Môn Hóa Lộc. Cái này các bạn có thể tìm hiểu thêm.
Hóa Lộc là uyển chuyển, nhẹ nhàng, ứng biến nhanh, mềm mại, ví như mùa xuân. Người hóa lộc ứng biến giỏi, nên phù hợp với kinh doanh. Do vậy mệnh Hóa Lộc dễ làm ra tiền, chứ không phải Hóa Lộc là tiền.
Tương tự, Hóa Quyền là sự năng động, mạnh mẽ, nhiệt tình, lao đầu vào công việc, là sự tự tin. Được ví như mùa Hè. Người có Hóa Quyền có những đặc điểm trên nên dễ đạt sự thuận lợi trong công việc, dễ được các chức vụ.
Hóa Khoa là sự chăm chỉ, cần cù, đâm mê học hỏi, được ví như mùa Thu. Hóa Khoa là sự ẩn dấu, nghiên cứu mà không phô trương, học hành cần mẫn mà đưa nên kết quả. Người hóa Khoa vì thế mà thường có thành tích tốt. Chứ không phải Hóa Khoa đồng nghĩa với khoa bảng đầy mình.
Vậy tam hóa nên hội hơn là đồng cung, vì bản tính của Khoa Quyền Lộc vốn đã khác biệt nhiều, đồng cung sẽ là sự đối lập nhau, khó tạo nên điểm chung hợp lý (ví như 1 người vừa muốn làm giáo sư đại học, vừa muốn đi kinh doanh kiếm tiền). Còn hội chiếu thì sao. Ví dụ như mệnh hóa lộc, quan hóa khoa, sẽ ví như 1 người giỏi làm ăn kinh doanh, mà tận dụng tốt các kiến thức đã học của mình, kinh doanh thông minh khoa học, nếu có hóa quyền tại tài bạch nữa thì khả năng quản lý tiền bạc sẽ tốt hơn.
Xét kĩ hơn thì là ngũ hành. Ví dụ tuổi Tân an tứ hóa Cự Nhật Khúc Xương. Cự Môn hóa Lộc, Thái Dương hóa Quyền, Văn Khúc Hóa Khoa. Thì hành Thủy của Thái Dương vốn không tương thích với hành Thủy của Cự Môn. Hóa Lộc đi với Cự Môn, hóa Quyền đi với Thái Dương cũng vì đó mà xung khắc.
Tam Kỳ Gia Hội có thực sự giàu có vinh hiển?
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem lá số tử vi. Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức tử vi.
Không được đính kèm lá số của trang web khác. Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
Đây là chuyên mục dành cho việc xem lá số tử vi. Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức tử vi.
Không được đính kèm lá số của trang web khác. Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
- tutruongdado
- Thất đẳng
- Bài viết: 6232
- Tham gia: 23:24, 13/11/10
TL: Tam Kỳ Gia Hội có thực sự giàu có vinh hiển?
Nhân tiện post thêm 1 quan điểm của mình về tam hóa đã viết ở 1 topic khác:
Được cảm ơn bởi: Ace, barcarole_1709, nhanai_ng, hoangmai2306, LadyR
TL: Re: Tam Kỳ Gia Hội có thực sự giàu có vinh hiển?
tutruongdado đã viết:Xét kĩ hơn thì là ngũ hành. Ví dụ tuổi Tân an tứ hóa Cự Nhật Khúc Xương. Cự Môn hóa Lộc, Thái Dương hóa Quyền, Văn Khúc Hóa Khoa. Thì hành Thủy của Thái Dương vốn không tương thích với hành Thủy của Cự Môn. Hóa Lộc đi với Cự Môn, hóa Quyền đi với Thái Dương cũng vì đó mà xung khắc.
Đã hiểu thanks tutruong.
-
- Mới gia nhập
- Bài viết: 15
- Tham gia: 19:12, 25/08/12
TL: Tam Kỳ Gia Hội có thực sự giàu có vinh hiển?
Bạn trẻ này tam hóa bị tuần triệt giữ chân rồi,làm sao tính chiếu về mệnh!!!Đợi đến vận tuần triệt mở ra mới hưởng.Phúc dính linh xương la kỵ thì về mặt tinh thần khó yên!!!
mệnh được lương,lộc phù nhưng bị không kiếp kình đà áp sát đôi lần chết hụt.Nhìn thấy lương lộc kia cứ tưởng là hiền lành...nhưng đâu phải vậy!!!
bạn trẻ này thuộc dạng tính nóng,tiêu tiền cũng không chờn tay cho cánh đào hồng.
mệnh được lương,lộc phù nhưng bị không kiếp kình đà áp sát đôi lần chết hụt.Nhìn thấy lương lộc kia cứ tưởng là hiền lành...nhưng đâu phải vậy!!!
bạn trẻ này thuộc dạng tính nóng,tiêu tiền cũng không chờn tay cho cánh đào hồng.
TL: Tam Kỳ Gia Hội có thực sự giàu có vinh hiển?
Cảm ơn y kiến đóng góp của các học giả, đặc biệt là bạn tutruongdado.
Nhân đây tôi cũng xin bổ sung thêm:
Cách Tam Kỳ không xuất hiện ở các tuổi Ất, Mậu, Kỷ, Canh, Nhâm, Quý. Bính va Tân chúng ta sẽ bàn sau. Còn lại Đinh và Giáp. Tôi xin phép đươc trích dẫn từ “Cổ Đồ Thư-Tử Vi Đẩu Số” đối với Tam Kỳ tại Đinh Giáp như sau:
A.Giáp:
- Vũ Khúc, Thiên Tướng trấn mệnh tại Dần, Thân: Đại phú, đại quý.
- Tử Vi, Tham Lang trấn mệnh tại Mão Dậu: Khó được giàu sang, dù được giàu sang cũng là phường gian ác, gặp được Tả, Hữu, Xương, Khúc cùng cung mới cát lợi.
- Liêm Trinh, Thất Sát trấn mệnh tại Sửu, Mùi: Đại phú, đại quý.
- Vũ Khúc, Phá Quân trấn mệnh tại Tỵ Hợi: Khó được giàu sang.
- Liêm Trinh, Thiên Tướng trấn mệnh tại Tý, Ngọ: Đại phú, đại quý.
- Tử Vi, Thất Sát trấn mệnh tại Tỵ Hợi: Khó có thành tựu lớn.
- Vũ Tham trấn mệnh tại Sửu, Mùi: Cũng có thể giàu có, nhưng phải gặp Hỏa, Linh đồng cung mới hiệu nghiệm.
- Liêm Trinh, Phá Quân trấn mệnh tại Mão Dậu: Có thể giàu có nhưng khó có thành tựu lớn.
- Tử Vi, Thiên Tướng trấn mệnh tại Thìn, Tuất: Có thể giàu sang, gặp Tả, Hữu, Xương Khúc càng cát lợi.
- Tử Vi, Phá Quân trấn mệnh tại Sửu Mùi: Có thể giàu có nhưng khó có thành tựu lớn.
- Liêm Trinh, Tham Lang trấn mệnh tại Tỵ Hợi: Khó được giàu sang, người nam lãng mạn, người nữ đa tình, tại cung Hợi chủ về tù ngục.
- Vũ Khúc, Thất Sát trấn mệnh tại Mão Dậu: Khó được giàu sang, bị tàn tật, tại cung Mão càng nghiêm trọng, tại cung Dậu được giàu có nhưng khó có thành tựu lớn.
B.Đinh:
- Thiên Cơ, Thái Dương trấn mệnh tại Dần, Thân: Được giàu sang nhưng khó có thành tựu lớn.
- Thiên Lương trấn mệnh tại Tý, Ngọ: Đại phú, đại quý.
- Thiên Đồng trấn mệnh tại Thìn, Tuất: Đại phú, đại quý.
- Thiên Đồng trấn mệnh tại Mão Dậu: Đại phú, đại quý
- Thiên Đồng, Thái Âm trấn mệnh tại Tý Ngọ: Tại cung Tý là đại phú, đại quý, tại cung Ngọ không hiển đạt, mệnh nữ chủ đa tình.
- Thiên Cơ, Thiên Lương trấn mệnh tại Thìn, Tuất: Có thể được giàu sang.
- Cung mệnh tại Dần, Thân không có chủ tinh, tại cung đối diện có Cự Môn, Thái Dương: Có thể giàu sang nhưng khó có thành tựu lớn.
- Thiên Đồng, Thiên Lương trấn mệnh tại cung Dần, Thân: Giàu sang trung bình, cần kết hợp với phong thủy tốt mới có thành tựu lớn.
- Thái Âm trấn mệnh tại Thìn, Tuất: Đại phú, đại quý, gặp Tả, Hữu, Xương, Khúc, sinh vào ban đêm lại càng tốt đẹp.
- Thiên Cơ trấn mệnh tại Tý, Ngọ: Đại phú, đại quý.
- Cung mệnh tại Sửu, Mùi không có chủ tinh, tại cung đối diện có Thái Âm, Thái Dương: Khó có thành tựu lớn, mệnh nữ chủ đa tình.
Rõ ràng như ta thấy ở trên, Tam Kỳ cung chia ra lam nhiều loại với mức độ tốt xấu khác nhau.
Quay trở lại với 2 dẫn chứng ở bài viết đầu chủ đề, đó là: [highlight=#NaNNaNNaN]"Vũ Tướng đóng mệnh tại Dần" và "Liêm Tướng đóng mệnh tai Tý", [/highlight]theo như cách tiếp cận của tiền nhân thì đáng lẽ ra 2 đương số này cũng phải khá lắm chứ (tôi dùng từ khá, chứ không dám nói đai phú đại quý).
[highlight=#NaNNaNNaN]Vậy thì nguyên nhân do đâu? Phải chăng cách tiếp cận của các tiền nhân con quá nhiều sai sót? Nếu có thì chung ta nên sửa như thế nào? Bổ sung thêm những gì?[/highlight]
[highlight=#NaNNaNNaN]
[/highlight]Mong ý kiến đóng góp của quý vị,
Thân
Nhân đây tôi cũng xin bổ sung thêm:
Cách Tam Kỳ không xuất hiện ở các tuổi Ất, Mậu, Kỷ, Canh, Nhâm, Quý. Bính va Tân chúng ta sẽ bàn sau. Còn lại Đinh và Giáp. Tôi xin phép đươc trích dẫn từ “Cổ Đồ Thư-Tử Vi Đẩu Số” đối với Tam Kỳ tại Đinh Giáp như sau:
A.Giáp:
- Vũ Khúc, Thiên Tướng trấn mệnh tại Dần, Thân: Đại phú, đại quý.
- Tử Vi, Tham Lang trấn mệnh tại Mão Dậu: Khó được giàu sang, dù được giàu sang cũng là phường gian ác, gặp được Tả, Hữu, Xương, Khúc cùng cung mới cát lợi.
- Liêm Trinh, Thất Sát trấn mệnh tại Sửu, Mùi: Đại phú, đại quý.
- Vũ Khúc, Phá Quân trấn mệnh tại Tỵ Hợi: Khó được giàu sang.
- Liêm Trinh, Thiên Tướng trấn mệnh tại Tý, Ngọ: Đại phú, đại quý.
- Tử Vi, Thất Sát trấn mệnh tại Tỵ Hợi: Khó có thành tựu lớn.
- Vũ Tham trấn mệnh tại Sửu, Mùi: Cũng có thể giàu có, nhưng phải gặp Hỏa, Linh đồng cung mới hiệu nghiệm.
- Liêm Trinh, Phá Quân trấn mệnh tại Mão Dậu: Có thể giàu có nhưng khó có thành tựu lớn.
- Tử Vi, Thiên Tướng trấn mệnh tại Thìn, Tuất: Có thể giàu sang, gặp Tả, Hữu, Xương Khúc càng cát lợi.
- Tử Vi, Phá Quân trấn mệnh tại Sửu Mùi: Có thể giàu có nhưng khó có thành tựu lớn.
- Liêm Trinh, Tham Lang trấn mệnh tại Tỵ Hợi: Khó được giàu sang, người nam lãng mạn, người nữ đa tình, tại cung Hợi chủ về tù ngục.
- Vũ Khúc, Thất Sát trấn mệnh tại Mão Dậu: Khó được giàu sang, bị tàn tật, tại cung Mão càng nghiêm trọng, tại cung Dậu được giàu có nhưng khó có thành tựu lớn.
B.Đinh:
- Thiên Cơ, Thái Dương trấn mệnh tại Dần, Thân: Được giàu sang nhưng khó có thành tựu lớn.
- Thiên Lương trấn mệnh tại Tý, Ngọ: Đại phú, đại quý.
- Thiên Đồng trấn mệnh tại Thìn, Tuất: Đại phú, đại quý.
- Thiên Đồng trấn mệnh tại Mão Dậu: Đại phú, đại quý
- Thiên Đồng, Thái Âm trấn mệnh tại Tý Ngọ: Tại cung Tý là đại phú, đại quý, tại cung Ngọ không hiển đạt, mệnh nữ chủ đa tình.
- Thiên Cơ, Thiên Lương trấn mệnh tại Thìn, Tuất: Có thể được giàu sang.
- Cung mệnh tại Dần, Thân không có chủ tinh, tại cung đối diện có Cự Môn, Thái Dương: Có thể giàu sang nhưng khó có thành tựu lớn.
- Thiên Đồng, Thiên Lương trấn mệnh tại cung Dần, Thân: Giàu sang trung bình, cần kết hợp với phong thủy tốt mới có thành tựu lớn.
- Thái Âm trấn mệnh tại Thìn, Tuất: Đại phú, đại quý, gặp Tả, Hữu, Xương, Khúc, sinh vào ban đêm lại càng tốt đẹp.
- Thiên Cơ trấn mệnh tại Tý, Ngọ: Đại phú, đại quý.
- Cung mệnh tại Sửu, Mùi không có chủ tinh, tại cung đối diện có Thái Âm, Thái Dương: Khó có thành tựu lớn, mệnh nữ chủ đa tình.
Rõ ràng như ta thấy ở trên, Tam Kỳ cung chia ra lam nhiều loại với mức độ tốt xấu khác nhau.
Quay trở lại với 2 dẫn chứng ở bài viết đầu chủ đề, đó là: [highlight=#NaNNaNNaN]"Vũ Tướng đóng mệnh tại Dần" và "Liêm Tướng đóng mệnh tai Tý", [/highlight]theo như cách tiếp cận của tiền nhân thì đáng lẽ ra 2 đương số này cũng phải khá lắm chứ (tôi dùng từ khá, chứ không dám nói đai phú đại quý).
[highlight=#NaNNaNNaN]Vậy thì nguyên nhân do đâu? Phải chăng cách tiếp cận của các tiền nhân con quá nhiều sai sót? Nếu có thì chung ta nên sửa như thế nào? Bổ sung thêm những gì?[/highlight]
[highlight=#NaNNaNNaN]
[/highlight]Mong ý kiến đóng góp của quý vị,
Thân
Được cảm ơn bởi: Ace
-
- Chính thức
- Bài viết: 65
- Tham gia: 09:48, 04/02/12
TL: Tam Kỳ Gia Hội có thực sự giàu có vinh hiển?
Chỉ được như thế nếu không bị Không Kiếp tứ sát hóa kị, không vong phá thôi. Khi dính vào thì còn tùy. Thằng phát thằng ko...Thằng nhặt lá đá ống bơ
Được cảm ơn bởi: ongchinhgia
- tutruongdado
- Thất đẳng
- Bài viết: 6232
- Tham gia: 23:24, 13/11/10
TL: Tam Kỳ Gia Hội có thực sự giàu có vinh hiển?
Tất nhiên tốt xấu nó phải lẫn lộn chứ. Giống như khi đọc sách của Thái Thứ Lang. Sao nào đắc địa cũng đều rất tốt. Mà sát tinh nào cũng đều rất xấu. Vậy thì cộng cả tốt lẫn xấu lại phải ra trung bình chứ. Đó là nói phiến diện thế. Thực tế cũng cho thấy, nhiều khi 1 vài sao nhỏ mà phá hẳn 1 cách cục lớn. Tiền nhân không sai, chỉ là ta hiểu sai thôi. Tiền nhân nói tốt, thì phải hiểu là, khi che các sao còn lại đi, thì cái bộ ấy nó rất tốt. Sau đó khi thêm bớt các sao ấy, mình gia giảm thêm thôi. Chẳng có sách nào kêu các chính tinh miếu vượng là xấu, vậy mà vẫn đầy người nghèo, không chức tước tiền bạc gì, vẫn mệnh miếu vượng đó thôi.
Được cảm ơn bởi: thien ma hoa, ongchinhgia, LadyR
-
- Mới gia nhập
- Bài viết: 12
- Tham gia: 16:05, 26/04/12
TL: Tam Kỳ Gia Hội có thực sự giàu có vinh hiển?
Mệnh này đã bị phá cách tam kỳ do mệnh giáp kình đà, không kiếp, đại vận không thuận, phải qua trung vận mới khá hơn.
Ngoài ra cục khắc mệnh, âm dương nghịch lý và mệnh hội triệt tuần cũng là điểm trừ của lá số này. Thiên di ra ngoài hay gặp rắc rối về tình cảm do có số đào hoa, cung thê không tốt lắm. Tuy nhiên do có tam kỳ gia hội nên cũng ko đáng lo ngại.
Tam kỳ gia hội chỉ thực sự tốt khi gặp nhiều cát tinh và đắc cách, sẽ rất rực rỡ, còn lại nếu gia hội nhiều sát tinh thì cũng chỉ bình thưởng, no cơm ấm áo mà thôi.
Ngoài ra cục khắc mệnh, âm dương nghịch lý và mệnh hội triệt tuần cũng là điểm trừ của lá số này. Thiên di ra ngoài hay gặp rắc rối về tình cảm do có số đào hoa, cung thê không tốt lắm. Tuy nhiên do có tam kỳ gia hội nên cũng ko đáng lo ngại.
Tam kỳ gia hội chỉ thực sự tốt khi gặp nhiều cát tinh và đắc cách, sẽ rất rực rỡ, còn lại nếu gia hội nhiều sát tinh thì cũng chỉ bình thưởng, no cơm ấm áo mà thôi.
Được cảm ơn bởi: ongchinhgia
-
- Mới gia nhập
- Bài viết: 15
- Tham gia: 19:12, 25/08/12
TL: Tam Kỳ Gia Hội có thực sự giàu có vinh hiển?
thử xét trường hợp vũ tướng thủ mệnh tại dần của tuổi Giáp:
-lộc tồn đồng cung,vũ khúc hoá khoa,liêm trinh hoá lộc ở tài chiếu về,phá quân hoá quyền ở di chiếu...
-tuổi Giáp triệt tại Thân,dậu,tuần tuỳ vào năm giáp đó thuộc tuần giáp nào.ví dụ:giáp tý tuần không ở tuất hợi,giáp thìn tuần không tại dần mão,...giáp tuất tuần không ở thân dậu.
-Giáp tý tuần không ở tuất,hợi đồng nghĩa với việc cung tài có liêm,phủ dính tuần,di phá quaan bbị triệt.. tuần triệt ngăn cách lộc , quyền chiếu về mệnh vũ tướng tại Dần...vậy đâu còn tam kỳ nữa?
-Giáp thìn thì mệnh vũ tướng tại Dần bị tuần không vây hãm...vậy nên vẫn phải dùng đến chữ "còn tuỳ"...
bạn nào có thể nói tôi biết hành của tứ hoá lộc,quyền,khoa,kỵ?Thuyết cho rằng lộc tượng mùa xuân nên hành mộc,quyền tượng mùa hoạ nên hành hoả,khoa hành kim của mùa thu,kỵ có hành thuỷ của mùa đông không được hợp lý cho lắm...tôi cho rằng tứ hoá có ngũ hành theo nạp ânm cung chứa tứ hoá.
ở trên kia có đoạn viết về ngũ hành của thái dương là hành thuỷ???!!!không hiểu lắm,bạn tutruongđaodo có thể giải thích đuựoc khong???
-lộc tồn đồng cung,vũ khúc hoá khoa,liêm trinh hoá lộc ở tài chiếu về,phá quân hoá quyền ở di chiếu...
-tuổi Giáp triệt tại Thân,dậu,tuần tuỳ vào năm giáp đó thuộc tuần giáp nào.ví dụ:giáp tý tuần không ở tuất hợi,giáp thìn tuần không tại dần mão,...giáp tuất tuần không ở thân dậu.
-Giáp tý tuần không ở tuất,hợi đồng nghĩa với việc cung tài có liêm,phủ dính tuần,di phá quaan bbị triệt.. tuần triệt ngăn cách lộc , quyền chiếu về mệnh vũ tướng tại Dần...vậy đâu còn tam kỳ nữa?
-Giáp thìn thì mệnh vũ tướng tại Dần bị tuần không vây hãm...vậy nên vẫn phải dùng đến chữ "còn tuỳ"...
bạn nào có thể nói tôi biết hành của tứ hoá lộc,quyền,khoa,kỵ?Thuyết cho rằng lộc tượng mùa xuân nên hành mộc,quyền tượng mùa hoạ nên hành hoả,khoa hành kim của mùa thu,kỵ có hành thuỷ của mùa đông không được hợp lý cho lắm...tôi cho rằng tứ hoá có ngũ hành theo nạp ânm cung chứa tứ hoá.
ở trên kia có đoạn viết về ngũ hành của thái dương là hành thuỷ???!!!không hiểu lắm,bạn tutruongđaodo có thể giải thích đuựoc khong???
Được cảm ơn bởi: tutruongdado
-
- Mới gia nhập
- Bài viết: 15
- Tham gia: 19:12, 25/08/12
TL: Tam Kỳ Gia Hội có thực sự giàu có vinh hiển?
xét thọ,yểu còn phải khán tử,phủ xem có bị dính tuần triệt hay không.
Được cảm ơn bởi: ongchinhgia
TL: Tam Kỳ Gia Hội có thực sự giàu có vinh hiển?
Hiện nay, như nhiều người biết, có nhiều cách an Tứ Hóa khác nhau. Tôi chép bài tóm lược lập luận của bác VDTT trong sách của bác về cách an tứ hóa (lược bỏ nhiều phần chính, chỉ giữ lại những phần có conflict về cách an.
Tác giả: VDTT
Vấn nạn Mậu Canh Nhâm Quý
Giáp Liêm Phá Vũ Dương
Ất Cơ Lương Tử Nguyệt
Bính Đồng Cơ Xương Liêm
Đinh Nguyệt Đồng Cơ Cự
Mậu Tham Nguyệt Hữu Cơ
Kỷ Vũ Tham Lương Khúc
Canh Nhật Vũ Âm Đồng
Tân Cự Nhật Khúc Xương
Nhâm Lương Tử Phụ Vũ
Quý Phá Cự Âm Tham
Mọi trường phái đều đồng ý cách an Lộc Quyền như bảng trên là đúng, KHoa Kỵ can Canh là đề tài tranh luận sôi nổi nhất, có nhiều thuyết khác nhau:
_Âm Đồng: đa số theo
_Phủ Đồng: một số nhỏ theo
_Phủ Tướng: một số rất nhỏ theo
_Đồng Âm: một số rât nhỏ theo
_Đồng Tướng: một số rất nhỏ theo
Chỉ có Tướng hóa Kỵ khác truyền thống, cách này ít người theo, nhung trong đó có vài nhân vật kiệt liệt, như Phan Tử Ngư tiên sinh của Đài Loan.
Về các can khác ta thấy có:
Ông Vương ĐÌnh Chi, Trung Châu phái Hồng Kong, chủ trương Mậu Thái Dương Hóa Khoa (thay vì Hữu Bật), can Nhâm Thiên Phủ hóa Khoa (thay vì Tả phụ)
Ông Tạ Phồn Trị (một dịch lý gia Đài Loan) chủ trương can Quý Thiên Đồng Hóa Khoa (thay vì Thái Âm)
...
Bởi thế rất cần truy nguyên cách định tứ hóa bằng phương pháp khoa học.
...
Ý nghĩa của Hóa
"Hóa" ứng với lý "cùng tắc biến" của dịch. Cảnh chết chóc mùa đông kéo dài mãi đến lúc "cùng", "biến" ra sự phôi thai của mùa xuân, ứng với Hóa Lộc. Sự phôi thai mùa xuân kéo dài mãi phải đến lúc "cùng", "biến" ra cái cường tráng của mùa hạ, ứng với Hóa Quyền. Cái cường tráng mãi "cùng tắc biến" thành sự ngưng bước nhàn thu (điều chỉnh) của mùa thu, Hóa Khoa. Ngừng bước nhàn thu mãi "cùng tắc biến" thành cảnh chết chóc mùa đông, Hóa Kỵ.
Phủ Tướng Sát không hóa
Tóm lại, hóa có nghĩa là "vì gặp cảnh cùng mà biến hóa". Nhưng muốn biến hóa thì phải có khả năng biến hóa. Trong 14 chính tinh có 3 chính tinh đặc biệt là Phủ Tướng Sát không hóa.
Từ cách hình thành, ta biết Phủ là sao phụ của Tử Vi.
Thiên Tướng Phá Quân vĩnh viễn xung chiếu, Phá Quân tự có bản sắc, đại diện tính thuần thủy cung Tý. Tướng là sao mượn chỗ, ngay cả hành Thùy cũng mượn của Phá Quân. Nên Tướng căn bản âm dương là sao phụ của Phá Quân.
Thất Sát Thiên Phủ vĩnh viễn xung chiếu,. Thiên Phủ là đế tinh không thể là sao phụ của Thất Sát,nên suy ra Thất Sát là sao phụ của Thiên Phủ.
Đã là sao phụ, tất tùy biến theo người, làm gì có bản sắc mà biến hóa? Bởi vậy Phủ Tướng Sát ko hóa.
Lập luận này (của ông Tạ Phồn Trị) giúp ta biết rằng các thuyết Phủ hóa Khoa, Tướng hóa Kỵ.. là sai, tối thiểu trên căn bản thuyết âm dương.
.....
(Phần giải thích cách an hóa Lộc, Quyền, Kỵ, rất dài)
Vấn nạn hóa Kỵ
Can Canh Thái Âm hóa kỵ?
Chủ trương này có lẽ xuất phát từ niềm tin Thiên Đồng không thể hóa kỵ. Vì Thái Âm thuộc chùm Thiên Phủ, cách an này khiến Canh là can Dương duy nhất hóa kỵ trong chùm Thiên Phủ, điều này phản lại nguyên lý tổng quát (can Dương phải hóa kỵ trong chùm Tử vi).
Tử Vi, Thiên Lương, Phá Quân ko hóa Kỵ:
"Hóa" có nghĩa là biến tính, nên sao ko hóa kỵ phải ứng vs 1 trong 2 trường hợp:
1. Hoàn toàn ko có cái nhân "Kỵ" tiềm ẩn trong bản chất, nên bất luận hoàn cảnh ko thể hóa kỵ.
2. Tính "Kỵ" đã thể hiện ra bên ngoài, nên ko có lý do để hóa kỵ nữa.
_Tử Vi: vì là đế tinh cao quý ko có lý do để đố kị, ứng với TH1.
_Thiên Lương: luôn tam hợp Thái Âm, như kẻ mưu sĩ có chốn dung thân, ko có lý do để đố kị, ứng với TH1.
_Phá Quân: thủ lĩnh phe chống đối lại truyền thống, ứng với TH2.
Do ko mang tính Kỵ, lại là đế tinh cao quý, Tử Vi có khả năng tạo phúc, phù hợp với quan điểm để lại nghìn xưa rằng "Tử Vi ở cung nào ban phúc cho cung đó"
Suy luận tương tự, Thiên Lương cũng có khả năng ban phúc, nhưng Lương là 1 thường tinh, nếu ở đâu tốt đó như Tử Vi thì ko hợp lý, nên Lương tạo phúc là giải họa cho cung đó. Vì lẽ bù trừ (âm dương) Lương có đặc tính trái khoáy là ở đâu thì nơi đó có họa, nhưng họa xảy ra rồi thì Lương ra tay cứu giải. Cứu đc hay ko phụ thuộc nhiều yếu tố khác.
Phá Quân căn bản đã mang tính Kỵ nên ko tiện đóng ở những cung liên hệ như huynh đệ, phu thê, phụ mẫu, phúc đức. Đây là đặc tính giới chiêm nghiệm tử vi biết là đúng, giờ thì ta hiểu tại sao.
Vấn nạn hóa Khoa
...
Có hai trường phái chống lại truyền thống: phái thứ nhất cho Hóa Khoa là Thiên Đồng, phái thứ hai cho Hóa Khoa Thiên Phủ.
Có nhiều lý do chống lại truyền thống an Khoa tại Canh, nhưng dễ hiểu nhất thì Thái Âm hóa Khoa 2 lượt ở Canh & Quý. Coi toàn bảng ta ko thấy sao nào cũng hóa 2 can, nên có thể hồ nghi Khoa ở Canh hoặc Quý sai. Cộng với niềm tin Thiên Đồng là phúc tinh ko hóa kỵ nên đảo thứ tự thành Đồng Âm.
Phái thứ hai cũng quan điểm Thái Âm hóa khoa 1 lần. Người ta tin Thái Âm ko hóa khoa ở Canh vì đó là trọng tâm các bàn cãi trước đó, nên thay Thái Âm bằng một sao có nhiều tương đồng là Thiên Phủ, vì cùng là đế tinh & tài tinh.
Nhưng nếu Thiên Phủ chỉ hóa khoa ở Canh thì lẻ loi quá, vì như vậy nó chỉ xuất hiện đúng 1 lần trong bảng tứ hóa,. Suy luận này dẫn đến phái thứ ba là Trung Châu Phái, Phủ hóa khoa 2 lần ở Canh và Nhâm. Nhưng bỏ Tả phụ ra khỏi bảng hóa khoa rồi thì ko có lý do gì giữ Hữu Bật, nên thay Thái Dương Hóa Khoa tại Mậu.
(phần giải thích cách an Hóa Khoa, phần này rất dài)
Chưa thấy ai giải thích nguyên lý bảng tứ hóa Trung Châu Phái, nhưng ta có thể tin rằng những thay đổi này là kết quả của cảm ứng cá nhân hơn là lý luận chặt chẽ. Riêng trường hợp thay Tả Phụ bằng thiên Phủ thì có thể như sau: chữ "Phủ" và "Phụ" đọc ko khác nhau bao nhiêu, nên sai lệch là do truyền khẩu, rồi ghi chép lại.
Tính hóa và không hóa của chính tinh
Mượn ngôn ngữ toán học để diễn tả tính hóa:
_ Giả sử thực thể X có tính {L} tiềm ẩn bên trong, một khi L lộ diện ra ngoài, ta nói X hóa L.
_ Nếu X hoàn toàn ko có bản sắc riêng, như một người máy chỉ đâu đánh đó, thì dù X biểu hiện tính L chưng nữa, chỉ là giật dây mà thôi, nên X ko thể hóa L. => X ko hóa L (1)
_ Nếu X đã luôn biểu hiện tính L thì cũng ko có lý do để X hóa L. => X ko hóa L (2)
_ Nếu X ko biểu lộ tính L, cũng ko có tính {L} tiềm ẩn, thì X ko hóa L => X ko hóa L (3)
Phủ Tướng Sát ko hóa:
Phủ là phó tinh của Tử Vi, đối xứng trục Dần Thân => (1)
Tướng dựa vào Phá Quân, xung chiếu => (1)
Sát dựa vào Phủ, xung chiếu => (1)
Không hóa Lộc:
Tử trong phạm vi mùa xuân cùng Thái Âm, nhưng Nguyệt hóa lộc ở ĐInh nên Tử Vi mang tính lộc nguyên thủy (2)
Không hóa quyền:
Liêm trong phạm vi mùa hạ cùng Cự Môn, nhưng Cự hóa quyền ở Quý nên Liêm luôn hóa quyền (2)
Không hóa Khoa:
Đồng trong phạm vi mùa thu, có tính khoa nguyên thủy (2)
Nhật, Cự, Phá, Tham, Liêm hoàn toàn ko có tính Khoa, vì thiếu khả năng trung dung, tức là cực đoan (3)
Không hóa Kỵ:
Lương hoàn toàn ko có tính kỵ (3)
Tử hoàn toàn ko có tính kỵ (3)
Phá trong phạm vi mùa đông cùng Thái Dương, nhưng Nhật hóa kỵ ở Giáp nên Phá hóa kỵ nguyên thủy (2)
Tính "hoàn toàn hóa" của Cơ Nguyệt Vũ:
3 sao này hóa đủ tứ hóa vì có đủ loại khuynh hướng, từ cực đoan đến trung dung.
Kết luận của bác VDTT là: bảng tứ hóa nguyên thủy đúng.
Tác giả: VDTT
Vấn nạn Mậu Canh Nhâm Quý
Giáp Liêm Phá Vũ Dương
Ất Cơ Lương Tử Nguyệt
Bính Đồng Cơ Xương Liêm
Đinh Nguyệt Đồng Cơ Cự
Mậu Tham Nguyệt Hữu Cơ
Kỷ Vũ Tham Lương Khúc
Canh Nhật Vũ Âm Đồng
Tân Cự Nhật Khúc Xương
Nhâm Lương Tử Phụ Vũ
Quý Phá Cự Âm Tham
Mọi trường phái đều đồng ý cách an Lộc Quyền như bảng trên là đúng, KHoa Kỵ can Canh là đề tài tranh luận sôi nổi nhất, có nhiều thuyết khác nhau:
_Âm Đồng: đa số theo
_Phủ Đồng: một số nhỏ theo
_Phủ Tướng: một số rất nhỏ theo
_Đồng Âm: một số rât nhỏ theo
_Đồng Tướng: một số rất nhỏ theo
Chỉ có Tướng hóa Kỵ khác truyền thống, cách này ít người theo, nhung trong đó có vài nhân vật kiệt liệt, như Phan Tử Ngư tiên sinh của Đài Loan.
Về các can khác ta thấy có:
Ông Vương ĐÌnh Chi, Trung Châu phái Hồng Kong, chủ trương Mậu Thái Dương Hóa Khoa (thay vì Hữu Bật), can Nhâm Thiên Phủ hóa Khoa (thay vì Tả phụ)
Ông Tạ Phồn Trị (một dịch lý gia Đài Loan) chủ trương can Quý Thiên Đồng Hóa Khoa (thay vì Thái Âm)
...
Bởi thế rất cần truy nguyên cách định tứ hóa bằng phương pháp khoa học.
...
Ý nghĩa của Hóa
"Hóa" ứng với lý "cùng tắc biến" của dịch. Cảnh chết chóc mùa đông kéo dài mãi đến lúc "cùng", "biến" ra sự phôi thai của mùa xuân, ứng với Hóa Lộc. Sự phôi thai mùa xuân kéo dài mãi phải đến lúc "cùng", "biến" ra cái cường tráng của mùa hạ, ứng với Hóa Quyền. Cái cường tráng mãi "cùng tắc biến" thành sự ngưng bước nhàn thu (điều chỉnh) của mùa thu, Hóa Khoa. Ngừng bước nhàn thu mãi "cùng tắc biến" thành cảnh chết chóc mùa đông, Hóa Kỵ.
Phủ Tướng Sát không hóa
Tóm lại, hóa có nghĩa là "vì gặp cảnh cùng mà biến hóa". Nhưng muốn biến hóa thì phải có khả năng biến hóa. Trong 14 chính tinh có 3 chính tinh đặc biệt là Phủ Tướng Sát không hóa.
Từ cách hình thành, ta biết Phủ là sao phụ của Tử Vi.
Thiên Tướng Phá Quân vĩnh viễn xung chiếu, Phá Quân tự có bản sắc, đại diện tính thuần thủy cung Tý. Tướng là sao mượn chỗ, ngay cả hành Thùy cũng mượn của Phá Quân. Nên Tướng căn bản âm dương là sao phụ của Phá Quân.
Thất Sát Thiên Phủ vĩnh viễn xung chiếu,. Thiên Phủ là đế tinh không thể là sao phụ của Thất Sát,nên suy ra Thất Sát là sao phụ của Thiên Phủ.
Đã là sao phụ, tất tùy biến theo người, làm gì có bản sắc mà biến hóa? Bởi vậy Phủ Tướng Sát ko hóa.
Lập luận này (của ông Tạ Phồn Trị) giúp ta biết rằng các thuyết Phủ hóa Khoa, Tướng hóa Kỵ.. là sai, tối thiểu trên căn bản thuyết âm dương.
.....
(Phần giải thích cách an hóa Lộc, Quyền, Kỵ, rất dài)
Vấn nạn hóa Kỵ
Can Canh Thái Âm hóa kỵ?
Chủ trương này có lẽ xuất phát từ niềm tin Thiên Đồng không thể hóa kỵ. Vì Thái Âm thuộc chùm Thiên Phủ, cách an này khiến Canh là can Dương duy nhất hóa kỵ trong chùm Thiên Phủ, điều này phản lại nguyên lý tổng quát (can Dương phải hóa kỵ trong chùm Tử vi).
Tử Vi, Thiên Lương, Phá Quân ko hóa Kỵ:
"Hóa" có nghĩa là biến tính, nên sao ko hóa kỵ phải ứng vs 1 trong 2 trường hợp:
1. Hoàn toàn ko có cái nhân "Kỵ" tiềm ẩn trong bản chất, nên bất luận hoàn cảnh ko thể hóa kỵ.
2. Tính "Kỵ" đã thể hiện ra bên ngoài, nên ko có lý do để hóa kỵ nữa.
_Tử Vi: vì là đế tinh cao quý ko có lý do để đố kị, ứng với TH1.
_Thiên Lương: luôn tam hợp Thái Âm, như kẻ mưu sĩ có chốn dung thân, ko có lý do để đố kị, ứng với TH1.
_Phá Quân: thủ lĩnh phe chống đối lại truyền thống, ứng với TH2.
Do ko mang tính Kỵ, lại là đế tinh cao quý, Tử Vi có khả năng tạo phúc, phù hợp với quan điểm để lại nghìn xưa rằng "Tử Vi ở cung nào ban phúc cho cung đó"
Suy luận tương tự, Thiên Lương cũng có khả năng ban phúc, nhưng Lương là 1 thường tinh, nếu ở đâu tốt đó như Tử Vi thì ko hợp lý, nên Lương tạo phúc là giải họa cho cung đó. Vì lẽ bù trừ (âm dương) Lương có đặc tính trái khoáy là ở đâu thì nơi đó có họa, nhưng họa xảy ra rồi thì Lương ra tay cứu giải. Cứu đc hay ko phụ thuộc nhiều yếu tố khác.
Phá Quân căn bản đã mang tính Kỵ nên ko tiện đóng ở những cung liên hệ như huynh đệ, phu thê, phụ mẫu, phúc đức. Đây là đặc tính giới chiêm nghiệm tử vi biết là đúng, giờ thì ta hiểu tại sao.
Vấn nạn hóa Khoa
...
Có hai trường phái chống lại truyền thống: phái thứ nhất cho Hóa Khoa là Thiên Đồng, phái thứ hai cho Hóa Khoa Thiên Phủ.
Có nhiều lý do chống lại truyền thống an Khoa tại Canh, nhưng dễ hiểu nhất thì Thái Âm hóa Khoa 2 lượt ở Canh & Quý. Coi toàn bảng ta ko thấy sao nào cũng hóa 2 can, nên có thể hồ nghi Khoa ở Canh hoặc Quý sai. Cộng với niềm tin Thiên Đồng là phúc tinh ko hóa kỵ nên đảo thứ tự thành Đồng Âm.
Phái thứ hai cũng quan điểm Thái Âm hóa khoa 1 lần. Người ta tin Thái Âm ko hóa khoa ở Canh vì đó là trọng tâm các bàn cãi trước đó, nên thay Thái Âm bằng một sao có nhiều tương đồng là Thiên Phủ, vì cùng là đế tinh & tài tinh.
Nhưng nếu Thiên Phủ chỉ hóa khoa ở Canh thì lẻ loi quá, vì như vậy nó chỉ xuất hiện đúng 1 lần trong bảng tứ hóa,. Suy luận này dẫn đến phái thứ ba là Trung Châu Phái, Phủ hóa khoa 2 lần ở Canh và Nhâm. Nhưng bỏ Tả phụ ra khỏi bảng hóa khoa rồi thì ko có lý do gì giữ Hữu Bật, nên thay Thái Dương Hóa Khoa tại Mậu.
(phần giải thích cách an Hóa Khoa, phần này rất dài)
Chưa thấy ai giải thích nguyên lý bảng tứ hóa Trung Châu Phái, nhưng ta có thể tin rằng những thay đổi này là kết quả của cảm ứng cá nhân hơn là lý luận chặt chẽ. Riêng trường hợp thay Tả Phụ bằng thiên Phủ thì có thể như sau: chữ "Phủ" và "Phụ" đọc ko khác nhau bao nhiêu, nên sai lệch là do truyền khẩu, rồi ghi chép lại.
Tính hóa và không hóa của chính tinh
Mượn ngôn ngữ toán học để diễn tả tính hóa:
_ Giả sử thực thể X có tính {L} tiềm ẩn bên trong, một khi L lộ diện ra ngoài, ta nói X hóa L.
_ Nếu X hoàn toàn ko có bản sắc riêng, như một người máy chỉ đâu đánh đó, thì dù X biểu hiện tính L chưng nữa, chỉ là giật dây mà thôi, nên X ko thể hóa L. => X ko hóa L (1)
_ Nếu X đã luôn biểu hiện tính L thì cũng ko có lý do để X hóa L. => X ko hóa L (2)
_ Nếu X ko biểu lộ tính L, cũng ko có tính {L} tiềm ẩn, thì X ko hóa L => X ko hóa L (3)
Phủ Tướng Sát ko hóa:
Phủ là phó tinh của Tử Vi, đối xứng trục Dần Thân => (1)
Tướng dựa vào Phá Quân, xung chiếu => (1)
Sát dựa vào Phủ, xung chiếu => (1)
Không hóa Lộc:
Tử trong phạm vi mùa xuân cùng Thái Âm, nhưng Nguyệt hóa lộc ở ĐInh nên Tử Vi mang tính lộc nguyên thủy (2)
Không hóa quyền:
Liêm trong phạm vi mùa hạ cùng Cự Môn, nhưng Cự hóa quyền ở Quý nên Liêm luôn hóa quyền (2)
Không hóa Khoa:
Đồng trong phạm vi mùa thu, có tính khoa nguyên thủy (2)
Nhật, Cự, Phá, Tham, Liêm hoàn toàn ko có tính Khoa, vì thiếu khả năng trung dung, tức là cực đoan (3)
Không hóa Kỵ:
Lương hoàn toàn ko có tính kỵ (3)
Tử hoàn toàn ko có tính kỵ (3)
Phá trong phạm vi mùa đông cùng Thái Dương, nhưng Nhật hóa kỵ ở Giáp nên Phá hóa kỵ nguyên thủy (2)
Tính "hoàn toàn hóa" của Cơ Nguyệt Vũ:
3 sao này hóa đủ tứ hóa vì có đủ loại khuynh hướng, từ cực đoan đến trung dung.
Kết luận của bác VDTT là: bảng tứ hóa nguyên thủy đúng.
Sửa lần cuối bởi Ace vào lúc 17:12, 27/08/12 với 1 lần sửa.
Được cảm ơn bởi: tutruongdado, firstladymonkey, LadyR