Thảo luận tử vi/ Pandar Bear tự vấn

Xem, hỏi đáp, luận giải về tử vi
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem lá số tử vi. Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức tử vi.
Không được đính kèm lá số của trang web khác. Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
pandar bear
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1169
Tham gia: 21:48, 01/11/09

Thảo luận tử vi/ Pandar Bear tự vấn

Gửi bài gửi bởi pandar bear »

Mục này lập ra vì PB tự thấy có nhiều chỗ không thông, nên lên đây đặt ra mấy câu hỏi mong những người có nhiều kinh nghiệm cũng như trải nghiệm có thể có những kiến giải thỏa mãn.

Topic này sẽ được mở ra theo hướng các câu hỏi mở, mời các bạn đóng góp :x :x :x PB sẽ trình bày các luận cứ chống lại trước, sau đó sẽ lại tìm các luận cứ để ủng hộ cho những gì đã chống lại.

1. Tử vi đúng hay sai ?

A. Quan điểm chống lại Tử vi. TỬ vi là sai !
Nhân chuyện hôm nay đọc được một cái chuyện về tử vi về Nguyễn Công Trứ PB xin phép được trích đăng lại đây của bác PhuocDuyen:
Theo tài liệu nêu trên của ông Duy Việt thì cụ Nguyễn Công Trứ khi làm quan có dịp gặp một người phu cáng sinh năm tháng ngày giờ giống như cụ. Vốn là người chưa có lòng tin về Tử-vi đẩu số, thấy hai cảnh ngộ khác biệt một trời một vực giữa cụ và người phu cáng nên cụ coi môn bói toán, tướng số chỉ là chuyện bịp đời.

Sau đó, cụ nghe thấy có thầy coi Tử-vi tài giỏi liền tìm đến để phá chơi. Cụ định rằng đưa cho ông thày : năm sinh Mậu Tuất, mồng 1, tháng 11, giờ Hợi, để nhờ đoán giải. Nếu ông thầy nói số giàu thì cụ bảo đó là số của một anh phu cáng, và nếu ông thầy nói số nghèo hèn thì cụ bảo đó là số của một vị quan lớn giàu sang. Nhưng cụ đã không được toại nguyện, vì ông thầy đoán là số này nếu đẻ trên mặt nước thì đại phú qúy và nếu đẻ trên cạn thì nghèo mạt. Sau khi cụ nghĩ đến câu hát ru của người mẹ hiền có ý nhắc nhở đến khi ra đời. Cụ nằm trên chiếc thuyền bên cạnh thúng muối thì cụ phục ông thầy hết mình. Qủa thật ông thày tử-vi này là đại cao thủ trong việc coi số Tử-vi. Chúng tôi cũng phục ông thày sát đất. Vì đây là một việc phi phàm nằm trong sự huyền bí.

Nhưng chúng tôi xin mạn phép để nhận xét thêm về phương diện khoa học tử vi : Theo lá số do ông Duy Việt cung cấp ngày giờ sinh thì cụ Nguyễn Công Trứ sinh tháng 11, nằm ở cung Tý thuộc Thủy, giờ Hợi nằm ở cung Hợi, và Thân đóng ở cung Hợi thuộc Thủy. Mộc Mệnh thì Thủy sinh Mộc, Kim Tứ Cục thì Kim sinh Thủy, toàn là Thủy qúy vị ạ, cho nên ông thày Tàu đoán là sinh trên mặt nước thì phú quý vô biên, thật là hữu lý.

Chúng tôi lại xin đem ra đây thuyết “Thời thế cảnh ngộ”, để minh chứng cho sự khác biệt về số phận của cụ Trứ và của người phu cáng. Cụ Trứ vốn con nhà thi lễ, thân sinh cụ là bậc công hầu tất nhiên cụ được ăn học và giáo hóa hơn người. Do đó cụ đỗ Giải Nguyên rồi xuất chính để đem tài phò vua giúp nước, làm nên công nghiệp rực rỡ, tiếng thơm để lại muôn đời. Còn người phu cáng tất nhiên sinh trưởng nơi bình dân nghèo khổ, như vậy làm gì mà có điều kiện được ăn học, để đi thi, rồi làm quan như cụ Trứ. Đó phải chăng là "cảnh ngộ" gây nên. Chúng tôi cũng nói thêm rằng dù người phu cáng được cắp sách đến trường học thì cũng khó mà đỗ đạt được, vì thời xưa “Bạch ốc phát Công Khanh”, là việc ngàn năm một thưở.
Từ đây ta rút ra một kết luận Tử vi không định cách cục. Tử vi phụ thuộc vào yếu tố khác như nơi sinh, có thật vậy chăng.

Giả sử trong một ngày có 100 người sinh ra cùng một chỗ, thì 100 người này cách cục có giống nhau. Chắc chắn là không. Tại sao ? Vì ta lại nói dựa vào mỗi người sinh cùng thời điểm nhưng xuất thế cha mẹ, nơi ăn chốn ở không giống nhau thì làm sao mà đòi hỏi giống nhau được.

Để làm rõ hơn PB thử đưa ra một ví dụ rõ nét hơn, cách đây hơn 100 năm, tuổi thọ của người Việt nam là bao nhiêu, PB không có số liệu chính xác nhưng có thể tin là trùng bình không quá 60 tuổi. Vì cách đây 20 năm tuổi thọ trung bình của người Việt nam cũng chỉ ở mức khiêm tốn ấy. Thế nhưng hiện nay tuổi thọ của chúng ta đã tăng lên là 70. Vậy giả định cách đấy 1000 năm xem, có lẽ tuổi thọ trung bình cùng lắm là 40-50 chứ không nhiều hơn. Như vậy cứ hình dung giữa hai con người có cùng lá số, một ở hiện tại và một ở quá khứ, tại sao cách cục không giống nhau. Cụ thể, giả sử đến hạn bị ốm, một người ở quá khứ vì thiếu y học hiện đại mà không qua khỏi, trong khi một người ở tương lai thì chỉ là cảm xoàng, đâu lại vào đấy. Giả sử này có hợp lý chăng. :)

PB không có cơ hội kiểm nghiệm, nhưng cứ tính theo tỉ lệ xác suất sinh tử thì tin rằng giả sử này chấp nhận được. Một ví dụ khác là tỉ lệ sinh con ở Việt nam ta, cách đây chừng 50 năm trước, nếu tính trung bình một người phụ nữ ở Việt nam chắc chắn tối thiểu cũng 3/4 đứa. Trong khi thời điểm hiện tại nhiều lắm 3/4 đứa. Vậy thì làm sao bảo tử vi định cách cục gì được phải không.

Từ các ví dụ trên PB rút ra một kết luận, khi nhìn vào lá số tử vi, ta chẳng thể nào bảo một lá số là tốt hay xấu cả. Người này đến hạn tốt mà tốt không tới thì cũng là chuyện bình thường, mà gặp vận xấu mà xấu bỏ qua cũng là chuyện bình thường. Nếu như ta thấy người ta gặp một hậu quả xấu rồi cứ theo lá số tử vi mà gán sao này sao kia để lý giải nó thì xem chừng không ổn lắm, chẳng khác nào là việc vẽ rắn thêm chân vẽ hùm thêm cánh. Thôi thì nếu mọi người tin là số, bây giờ có bạn nào thử tìm một lá số cực tốt đẹp đi, rồi xem thời điểm ấy người ta có gặp hạn gì không, nếu không có hạn gì thì bây giờ bảo họ leo lên một tầng lầu nào đó cao thật cao rồi nhảy xuống thử xem, nếu mà không hề hấn gì thì đúng là có số thật =)).

B. Quan điểm ủng hộ. Tử vi là đúng.

Nói vậy không có nghĩa là tử vi là không có giá trị, vấn đề là ta hiểu và vận dụng tử vi như thế nào điều ấy mới là quan trọng. Theo PB thì tử vi đã vốn không định cách cục hiểu theo nghĩa là đóng cứng chết rồi vậy(cái mà ta vẫn thưòng gọi là số phận an bài), mà tử vi chỉ mở ra những kết quả mà nếu người ấy đi như vậy thì sẽ nhận được kết quả như vậy. Nói theo một cách khác, TV chỉ là một tiếng nói khác của câu nói nhân báo nghiệp quả, gieo nhân nào gặp quả ấy mà thôi. Nếu ta hiểu như vậy thì sẽ thấy tử vi sẽ không còn có cái khái niệm tốt hay xấu, hung hay cát, vui hay buồn, tất cả chỉ là do cái sự mê muội chấp nhất của con người mà ra cả thôi.

Chẳng hạn nhân thấy bảo chết thì cho là xấu. Nhưng trên đời có ai mà không chết. Ví như chuyện vua nước nọ một hôm thảnh thơi cùng quần thần đi chơi. Đứng trước cảnh núi non hung vĩ đẹp mắt mà xúc động rơi nước mắt. Có vị quan đứng bên thấy thế liền hỏi nhà vua tại làm sao, thì nhà vua ấy nghẹn ngào mà nói rằng, vì tiếc không thể sống bất tử để được hưởng mái cái cuộc sống tươi đẹp này. Bọn quan nình thần đứng bên nghe thế nhất thảy cũng òa lên khóc lóc, tình cảnh rất là thảm thương. Riêng có Trang Châu đứng gần đó thấy vậy thì bật cười đắc ý. Nhà vua nghe Châu cười thì giận lắm toan bắt tội khi quân pham thượng. Lúc ấy Châu mới tâu với vua rằng: giả như ai mà cũng sống thọ mãi thì có lẽ giờ này chắc có lẽ vua Nghiêu vua Thuấn vẫn còn trị vì đó, lấy đâu ra nhà vua đang đứng bây giờ mà khóc lóc tỉ tê mà có khi đang phải bận chúi mũi lo cày cấy ở đâu đó thì mới phải. Vua nghe xong thấy phải không bắt tội châu nữa lại thấy xấu hổ mà quay ra trách đám quân thần chỉ giỏi nịnh bợ :).

Hay lại chuyện, thấy bảo giết người, chặt đầu chặt chân tay cho vào bị thì cho là ác, là dã man, là con quỷ. Thế nhưng có những vị tướng vị vua trong lịch sử tiếng tăm lẫy lững nhưng đằng sau ánh hào quang ấy là biết bao nhiêu xác ngừoi phải đổ xuống để cho tượng đài ấy mọc lên, thế mà chả thây ai bảo là ác là man rợ. Cũng là chiến tranh giết nhau, người phe mình thì cho là chính nghĩa, còn bên kia thì cho là tà địch. Vậy thì mới thấy con người mình ưa cố chấp biết chừng nào. Trên đời này vốn dĩ đã không có đúng không có sai thì làm sao mà biết là tốt là xấu được.

Trong cuộc sống ai mà không muốn mình giàu có sung sướng vì vậy ai mà ham muốn có nhiều tiền, nhưng mà có ai thử hỏi là nếu mình có nhiều tiền thì liệu mình có sướng không. Hay vì thấy cái mình không có mà ngừoi khác có nên cho là khổ, là bất hạnh. Ví như chuyện bây giờ chúng ta đang sống trong hòa bình/ so với những người Việt cách đây chừng 30/40 chục năm có lẽ chúng ta sướng hơn nhiều lắm chứ. Dậy mà sao chúng ta vẫn có người thấy khổ. Không thấy cái hạnh phúc vì sống trong một không khí hòa bình. Hay tỉ như chuyện cơm ăn nước uống hàng ngày, được hít một bầu không khí tự nhiên ai cũng có nên không thấy sướng. Giả như bây giờ không hít không ăn không thở được nữa xem lúc ấy có còn ham ăn ngon, nhìn đẹp nữa không hay chỉ mong làm sao được như giờ là tốt rồi. Cho nên xét cho cùng được sinh ra lành lặn cũng là may mắn lắm lắm, cớ gì phải đa đoan mà sinh khổ chuốc khổ vào mình :D

(còn tiếp)
Được cảm ơn bởi: Helen, Vạn Hoa Tiên, dothatdie88, Tuanva111988, Sen trắng, uh_nhi
Đầu trang

pandar bear
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1169
Tham gia: 21:48, 01/11/09

TL: Thảo luận tử vi/ Pandar Bear tự vấn

Gửi bài gửi bởi pandar bear »

2. Mối liên hệ giữa Tử vi và phật pháp:

A. 12 cung của tử vi và thập nhị nhân duyên
Tình cờ đọc được về thập nhị nhân duyên nên PB trích qua bên này để mọi người có cơ hội chiêm nghiệm :x
Thập Nhị Nhân Duyên

"Không thể tìm ra một Tạo Hóa, một Brahma, hay một vị nào khác, làm chủ vòng luân chuyển của đời sống (Thập Nhị Nhân Duyên). Chỉ có những hiện tượng diễn tiến tùy duyên!" -- Thanh Tịnh Đạo

Tiến trình của hiện tượng tái sanh được Đức Phật giải thích đầy đủ trong Thập Nhị Nhân Duyên (Paticca Samuppada).

Paticca là "bởi vì" hay,"bởi", hay "tùy thuộc nơi". Samuppada là "phát sanh", hay "khởi đầu". Chiếu y theo ngữ nguyên, danh từ ấy là "phát sanh bởi vì", hay "phát sanh tùy thuộc", Paticca Samuppada áp dụng cho trọn công thức nhân quả gồm tất cả 12 nhân và quả liên quan với nhau, Phạn ngữ gọi là Paccaya và Paccayuppanna, nhân tạo duyên cho quả trổ sanh. Nên hiểu phương pháp tương quan của Paticca Samuppada (Thập Nhị Nhân Duyên) như sau:

- Bởi vì có A nên B phát sanh, bởi vì có B nên C phát sanh. Khi nào không có A tất nhiên không có B. Khi nào không có B thì C cũng không có. Nói cách khác, cái nầy như vầy thì có cái kia; cái nầy không phải như vầy thì cái kia không có (imasmim sati, idam hoti; imasmim asati, idam natthi hoti).

Thập Nhị Nhân Duyên [1] là một bài pháp giảng về tiến trình của hiện tượng sanh-tử chớ không phải là một lý thuyết triết học về sự tiến hóa của vũ trụ. Giáo lý nầy chỉ đề cập đến vấn đề nguồn gốc của vòng sanh tử luân hồi, nguyên nhân của sự đau khổ, và chỉ nhằm mục đích giúp chúng sanh thoát ra khỏi mọi đau khổ của đời sống, chớ không tìm giải thích những bí ẩn liên quan đến nguồn gốc cùng tột của vũ trụ.

Pháp Thập Nhị Nhân Duyên chỉ giải thích "sự phát sanh của một trạng thái tùy thuộc nơi trạng thái trước kế đó". [2]

Vô Minh (avijja) - tức không nhận thức chân lý về đau khổ, nguồn gốc của đau khổ, sự chấm dứt đau khổ, và con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ - là nguyên nhân chánh làm động lực thúc đẩy, chuyển động bánh xe đời sống. Nói cách khác, Vô Minh là không nhận thức thực tướng của vạn pháp, hay không thấu đáo hiểu biết chân tướng của chính mình. Chính màng Vô Minh như lớp mây mù bao phủ, che lấp mọi sự hiểu biết chân chánh (Chánh Kiến).

Đức Phật dạy rằng:

"Vô Minh là lớp ảo kiến mịt mù dày đặc trong ấy chúng sanh quây quần quanh lộn." [3] (Sutta Nikaya, câu 730).

Đến khi lớp Vô Minh bị phá tan để trở thành tri kiến, như trường hợp của chư Phật và chư vị A La Hán thì mọi vấn đề nhân và quả cũng chấm dứt.

Trong kinh Itivuttaka [4], Đức Phật dạy:

"Người đã tiêu trừ ảo kiến và phá tan lớp tối tăm dầy đặc sẽ không còn thênh thang đi mãi nữa. Đối với người ấy không còn vấn đề nhân và quả."(Sutta Nikaya, trang 14)

Tùy thuộc nơi Vô Minh, Hành (samkhara) phát sanh. Phạn ngữ "samkhara" có rất nhiều ý nghĩa. Vì thế ta nên tùy trường hợp mà định nghĩa danh từ nầy. Ở đây samkhara là những tác ý (cetana) thiện (kusala), bất thiện (akusala), và không lay chuyển (anenja), tạo nghiệp (kamma) đưa đi Tái Sanh. Tác ý bất thiện nằm trong 12 loại tâm vương bất thiện. Tác ý thiện nằm trong 8 loại tâm đẹp (sobhana) và 5 loại tâm thiện trong thiền Sắc Giới (rupajhana). Tác ý không lay chuyển nằm trong bốn loại tâm thiện trong thiền Vô Sắc Giới (arupajhana).

Trong Ngũ uẩn, samkhara là danh từ gọi chung 50 trong 52 tâm sở. Hai tâm sở còn lại là Thọ và Tưởng.

Những tác ý (cetana) của bốn loại thánh đạo tâm (lokuttara maggacitta), hay tâm siêu thế, được coi như không phải là samkhara (hành), bởi vì những lọai tâm nầy hướng về sự tận diệt Vô Minh.

Trí tuệ (panna) là thành phần chánh yếu trong các loại thánh đạo tâm.

Trái lại, trong các loại tâm tại thế, yếu tố quan trọng là tác ý(cetana).

Tất cả những tư tưởng, lời nói và việc làm, thiện và bất thiện, đều được bao gồm trong Hành (samkhara). Những hành động tốt hay xấu - trực tiếp phát sanh từ Vô Minh hay bị Vô Minh gián tiếp làm động cơ thúc đẩy - đều nhất định phải tạo nghiệp, nghĩa là có tác động kéo dài thêm cuộc hành trình xa xôi của vòng luân hồi.

Ngược lại, những hành động (bằng thân, khẩu hay ý) hoàn toàn trong sạch, tuyệt đối không xuất phát từ tham, sân, si, nhất định phải thoát ra khỏi vòng phiền não của đời sống. Do đó Đức Phật so sánh Giáo Pháp của Ngài như một chiếc bè mà chúng sanh có thể nương theo để cố gắng vượt qua đại dương của cuộc sống. Những hành động của chư Phật và chư vị A La Hán không thể gọi là Hành (samkhara) vì các Ngài đã hoàn toàn tận diệt Vô Minh.

Vô Minh chiếm một phần quan trọng trong những hành động bất thiện và vẫn có tiềm tàng ngủ ngầm trong những hành động thiện. Như vậy cả hai hành động, thiện và bất thiện, đều được coi là bắt nguồn từ Vô Minh.

Tùy thuộc nơi Hành, tức hành động thiện và bất thiện trong kiếp vừa qua, "Thức-Tái-Sanh" (patisandhi vinnana), hay Thức-Nối-Liền, phát sanh trong kiếp kế. Gọi là Thức-Tái-Sanh hay Thức-Nối-Liền vì thức ấy nối liền kiếp quá khứ với kiếp hiện tại. Chính đây là thức đầu tiên trong một kiếp sống của chúng sanh. Trong trường hợp là người thì đó là thức đầu tiên của một chúng sanh khi bà mẹ thọ thai. Hiểu một cách chính xác, Thức, trong Thập Nhị Nhân Duyên là 19 loại Thức-Tái-Sanh được mô tả trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma). Tất cả ba mươi hai loại tâm quả (vipakacitta) kinh nghiệm trong kiếp sống vừa qua cũng được hàm xúc trong danh từ ấy.

Bào thai trong bụng mẹ được cấu tạo do sự phối hợp của thức-tái-sanh với tinh trùng và minh châu của cha mẹ. Trong thức ấy có ngủ ngầm tất cả những cảm giác đã thọ, những đặc tính và những khuynh hướng riêng biệt trong dòng đời đã qua của một cá nhân.

Thức-tái-sanh được coi là tinh khiết [5] vì không bắt nguồn từ tham, sân, si [6], cũng không xuất phát từ không-tham, không-sân, không-si [7].

Danh-Sắc (nama-rupa) phát sanh cùng một lúc với thức-tái-sanh.

Hành và Thức (samkhara và vinnana) thuộc về hai kiếp, quá khứ và hiện tại, của một chúng sanh. Thức và Danh-Sắc trái lại, cùng phát sanh trong một kiếp sống.

Danh từ kép Danh-Sắc (nama-rupa) gồm hai hợp tổ: "Danh" (nama), phần vô hình, và "Sắc" (rupa), phần hữu hình, của một chúng sanh. Ta nên phân biệt Danh-Sắc trong trường hợp "Danh" riêng biệt và "Sắc" riêng biệt, và trường hợp "Danh-Sắc" hợp chung. Trong cảnh Vô Sắc Giới (arupa), chỉ có Danh mà không có Sắc. Trong cảnh giới Vô Tưởng Thiên (asanna), chỉ có Sắc mà không có Danh. Trong Dục Giới (kamma) và Sắc Giới (rupa), cả Danh và Sắc đồng phát sanh một lượt, cùng một lúc.

Danh ở đây là ba Uẩn: Thọ, Tưởng và Hành, cả ba cùng phát sanh một lượt với "thức-tái-sanh".

Sắc là ba lần "mười-thành-phần":

1. "mười-thành-phần" của thân,
2. "mười-thành-phần" của giống (nam nữ), và
3. "mười-thành-phần" của ý căn, cũng cùng khởi sanh một lượt với thức-tái-sanh, do nghiệp quá khứ tạo nên.

Mười thành phần của thân gồm có bốn nguyên tố gọi là Tứ Đại:

1. Nguyên tố có đặc tánh duỗi ra (pathavi), đất;
2. Nguyên tố có đặc tánh làm dính liền, hay kết hợp lại (apo), nước;
3. Nguyên tố có đặc tánh làm nóng (tejo), lửa;
4. Nguyên tố có đặc tánh là chuyển động (vajo), gió;

Và sáu chuyển hóa (upada rupa) của bốn nguyên tố ấy là;

5. Màu sắc (vanna)
6. Mùi(gandha)
7. Vị (rasa)
8. Bản chất dinh dưỡng (oja)
9. Sinh khí (jivitindriya) và
10. Thân (kaya)

Mười-thành-phần của giống và mười-thành-phần của ý căn gồm 9 thành phần đầu (tức từ nguyên tố một đến nguyên tố 9), và thứ 10 là giống (nam hay nữ), hoặc ý căn (vatthu), tức căn cứ, hay nơi mà từ đó tâm phát sanh.

Như vậy ta thấy hiển nhiên rằng ngay từ lúc bà mẹ thọ thai, chúng sanh đã có nam tanh hay nữ tánh rồi. Và chính nghiệp quá khứ là nguyên nhân.

Phạn ngữ "kaya" ở đây có nghĩa là phần nhạy, khả năng "xúc" của thân (pasada).

Về giống (nam tánh hay nữ tánh), ngay lúc bà mẹ thọ thai, tuy chưa nở nang đầy đủ để hiển lộ ra hình thức, những khả năng trở thành nam hay nữ vẫn còn tiềm tàng. Cũng như ý căn, căn nguyên xuất phát ra ý, hay nơi trú ngụ, trụ sở của ý mà ta giả định là tim hay não, chưa hình thành lúc thọ thai. Tuy nhiên khả năng trở thành của ý căn vẫn còn tiềm tàng.

Về điểm nầy nên ghi nhận rằng Đức Phật không có chỉ rỏ nhất định phần nào trong thân là ý căn. Vào thời Ngài còn tại tiền, phần đông chủ trương, như kinh Upanishads, rằng tim là căn nguyên xuất phát ra ý. Trong kinh Patthana, Nhân Quả Tương Quan, khi đề cập đến căn ý, Đức Phật dùng những danh từ gián tiếp như "yam rupam nissaya - tùy thuộc nơi phần vật chất ấy", mà không chỉ rõ phần vật chất ấy có phải là tim hay não. Tuy nhiên những nhà chú giải, như Đức Buddhaghosa và Anurudha, quả quyết rằng ý căn là tim. Nên biết rằng Đức Phật không chấp nhận cũng không bác bỏ chủ trương phổ thông thời bấy giờ cho rằng ý căn là tim.

Trong thời ký thai ghén, Lục Căn (salayatana) của thai bào dần dần phát triển từ những hiện tượng tâm-vật-lý gồm tiềm lực vi tế vô tận trở thành guồng máy lục căn vô cùng phức tạp. Rất giản dị lúc ban sơ, guồng máy con người dần dần trở thành vô cùng phức tạp. Những máy móc thường thì trái lại, phức tạp lúc mới phát minh rồi dần dần trở nên giản dị, đến đổi lắm khi chỉ dùng sức của một ngón tay cũng đủ làm chuyểu động một bộ máy vĩ đại. Guồng máy lục căn của con người vận chuyển tự nhiên một cách tự động, gần như máy móc, không cần phải có một tác nhân nào tương tợ như một linh hồn để điều khiển. Mỗi căn (nhãn, nhĩ, tỷ, nhiệt, thân, ý) đều có những đối tượng và những sinh hoạt riêng biệt. Mỗi đối tượng của lục căn, tức lục trần-sắc, thinh, hương vị, xúc, pháp - tiếp xúc với mỗi căn liên hệ, làm phát sanh một loại "thức" . Như sắc tiếp xúc với nhãn làm phát sanh nhãn thức, thinh xúc với nhĩ làm phát sanh nhĩ thức v.v... Điểm giao hợp liên quan của ba yếu tố "căn" (giác quan), "trần" (đối tượng của giác quan), và "thức" là Xúc (phassa). Xúc hoàn toàn khách quan.

Đức Phật dạy:

"Vì có mắt (nhãn) và hình thể ( sắc) nên nhãn thức phát sanh, xúc là điểm giao hợp của ba yếu tố ấy. Vì có tai (nhĩ) và âm thanh (thinh) nên nhĩ thức phát sanh. Vì có mũi (tỷ) và mùi (hương ) nên tỷ thức phát sanh. Vì có lưỡi (thiệt) và vị (vị) nên thiệt thức phát sanh. Vì có thân (thân) và vật có thể sờ đụng (xúc) nên thân thức phát sanh. Vì có tâm (ý) và đối tượng của tâm (pháp) nên ý thức phát sanh. Điểm giao hợp của ba yếu tố ấy là Xúc (phassa). [8]

Vậy nên hiểu rằng sự đụng chạm suông không phải là xúc (phassa), vì muốn có xúc (phassa) phải có đủ ba yếu tố: đối tượng, giác quan và thức (na sangatimatto eva phasso).

Tùy thuộc nơi Xúc, Thọ (vevada) phát sanh.

Một cách chính xác, chính Thọ cảm giác một đối tượng ấy tiếp xúc với giác quan. Chính Thọ thâu nhận quả lành hay quả dữ của những hành động trong hiện tại hay trong quá khứ. Ngoài tâm sở Thọ không có một linh hồn hay một bản ngã nào thọ hưởng quả lành hay gặt hái quả dữ.

Trong tất cả những loại tâm vương đều có tâm sở Thọ. Đại khái có ba loại Thọ là: thọ lạc (somanassa) hay cảm giác vui, hạnh phúc; thọ khổ (domanassa) hay cảm giác buồn, phiền não; và thọ vô ký (adukkhamasukha), không hạnh phúc cũng không phiền não. Hợp với cảm giác đau đớn (dukkha) và sung sướng (sukha) về vật chất, thì có tất cả năm loại cảm giác (thọ). Thọ vô ký, không vui sướng, hạnh phúc, cũng không đau khổ, phiền não, còn có tên là upekkha mà ta không nên lầm lẫn với tâm xả, hay trạng thái tâm bình thản.

Theo Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), chỉ có cảm giác đau đớn trong một loại tâm vương, và chỉ có một cảm giác sung sướng trong một loại tâm vương khác. Hai loại tâm vương có liên quan đến cảm giác phiền não. Ngoài ra, trong tám mươi lăm loại tâm vương (89 - 4 = 85) còn lại, đều có cảm giác hạnh phúc hay vô ký.

Nên ghi nhận rằng Đạo Quả Niết Bàn là hạnh phúc không có liên quan gì đến Thọ (vedana). Đức Phật dạy rằng Đạo Quả Niết Bàn là hạnh phúc cao thượng nhất trong các hạnh phúc, nhưng đó không phải là trạng thái thọ hưởng những cảm giác sung sướng hay hạnh phúc.

Đạo Quả Niết Bàn là hạnh phúc giải thoát ra khỏi mọi hình thức đau khổ.

Tùy thuộc nơi Thọ, Ái phát sanh. Cũng như Vô Minh, Ái hay Dục (tanha) rất quan trọng. Luyến ái, khao khát, bám níu, là một vài danh từ thường dùng để phiên dịch Phạn ngữ "tanha".

Có ba loại ái dục là:

1. Ái Dục duyên theo nhục dục ngũ trần( kammatanha).

2. Ái Dục duyên theo những khoái lạc vật chất có liên quan đến chủ trương thường kiến (bhava tanha). Trong lúc thọ hưởng, nghĩ rằng vạn vật là trường tồn vĩnh cửu, và những khoái lạc nầy sẽ mãi mãi tồn tại.

3. Ái Dục duyên theo những khoái lạc vật chất có liên quan đến chủ trương đoạn kiến (vibhava tanha). Trong lúc thọ hưởng, nghĩ rằng tất cả đều tiêu diệt sau khi chết. Chết là hết.

Bhava-tanha có khi được giải thích là sự luyến ái đeo níu trong Sắc Giới, và Vibhava-tanha là sự luyến ái đeo níu trong Vô Sắc Giới. Hai Phạn ngữ ấy thường được dịch là ái dục đeo níu theo sự sống và ái dục đeo níu theo sự không-sống, không-sinh-tồn. [9]

Có sáu loại ái dục liên quan đến lục trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp). Nếu tính có sáu ái dục liên quan đến lục căn và sáu ái dục liên quan đến lục trần thì tất cả là mười hai. Nếu tính luôn ái dục trong quá khứ , hiện tại, và tương lai thì có tất cả 36. Và nếu tính cả ba loại ái dục kể trên thí có 108.

Đối với người thường trong thế gian, loại aí dục đeo níu theo nhục dục ngũ trần phát triển một cách rất là tự nhiên. Chế ngự sự khao khát của lục căn thật khó khăn vô cùng. Hai yếu tố quan trọng và hùng mạnh nhất trong Thập Nhị Nhân Duyên là Vô Minh và Ái Dục, hai nguyên nhân chánh làm chuyển động bánh xe luân hồi. Vô Minh là nguyên nhân trong quá khứ, tạo điều kiện cho hiện tại, tạo điều kiện cho tương lai. Ái Dục là nguyên nhân trong hiện tại, tạo điều kiện cho tương lai.

Tùy thuộc nơi Ái, phát sanh Thủ (Upadana), cố bám lấy vật ham muốn. Thủ là Ái Dục tăng trưởng đến mức cao độ. Ái Dục như đi mò trong đêm tối để lấy trộm một vật. Thủ như chính sự trộm cắp. Nguyên nhân của Thủ là cả hai, luyến ái và lầm lạc. Do Thủ phát sanh ý thức sai lầm"Tôi" và "Của tôi".

Thủ có bốn: nhục dục, tà kiến, thân kiến và chủ trương sai lầm cho rằng có một linh hồn trường cửu.

Thân kiến và chủ trương lầm lạc về linh hồn trường cửu cũng được coi là tà kiến.

Tùy thuộc nơi Thủ, Hữu (Bhava) phát sanh. Theo căn nguyên của danh từ, bhava có nghĩa là "đang trở thành". Hữu (bhava) là cả hai, hành động tạo nghiệp (kammabhava) thiện và bất thiện (tiến trình tích cực của sự trở thành), và những cảnh giới của chúng sanh (tiến trình tiêu cực của sự trở thành). Có sự khác biệt tế nhị giữa Hành (samkhara) và Hữu (kammabhava). Hành là hành động trong quá khứ. Hữu là hành động trong hiện tại. Cả hai đều là hành động tạo nghiệp. hữu (kammabhava) tạo điều kiện cho sự tái sanh sắp đến.

Tùy thuộc nơi Hữu có sự Sanh (jati) trong kiếp kế. Một cách chính xác, Sanh là sự khởi phát của những hiện tượng tâm-vật-lý (khandanam patubhavo).

Lão và Tử (Jaramarana) là hậu quả hiển nhiên của Sanh.

Quả phát sanh vì có nhân. Vậy, nếu không có Nhân tức không có Quả. Nếu Nhân chấm dứt, tức nhiên Quả cũng chấm dứt.

Vấn đề được rỏ ràng hơn nếu ta suy nghiệm Thập Nhị Nhân Duyên theo chiều ngược như thế nầy:

Lão và Tử chỉ có thể hiện hữu trong một cơ thể tâm-vật-lý, tức trong một guồng máy lục căn. Một cơ thể tương tợ cần phải được "sanh" ra. Mà Sanh là hậu quả dĩ nhiên của nghiệp quá khứ (tức những hành động trong thời gian trước đó), phát sanh do Thủ và Ái tạo duyên. Ái chỉ phát sanh khi có Thọ, và Thọ là hậu quả của sự xúc chạm giữa Lục Căn và Lục Trần.

Như vậy, tức phải có Lục Căn. Mà không thể có Lục Căn nếu không có Danh-Sắc, tâm và cơ thể vật chất. Tâm phát sanh do Thức Tái-sanh tạo duyên. Thức Tái-sanh do sinh hoạt tâm linh trong quá khứ (Hành), và Hành bắt nguồn từ Vô Minh, nghĩa là không nhận thức được thực tướng của vạn hữu.

Toàn thể phương thức có thể tóm tắt như sau:

Tùy thuộc nơi Vô Minh phát sanh Hành.
Tùy thuộc nơi Hành phát sanh Thức.
Tùy thuộc nơi Thức phát sanh Danh-Sắc
Tùy thuộc nơi Danh-Sắc phát sanh Lục Căn.
Tùy thuộc nơi Lục Căn phát sanh Xúc.
Tùy thuộc nơi Xúc phát sanh Thọ.
Tùy thuộc nơi Thọ phát sanh Ái.
Tùy thuộc nơi Ái phát sanh Thủ.
Tùy thuộc nơi Thủ phát sanh Hữu.
Tùy thuộc nơi Hữu có Sanh.
Tùy thuộc nơi Sanh có Lão, Tử, Sầu Muộn, Ta Thán, Đau Khổ, Buồn Rầu, và Thất Vọng.

Đó là trọn vẹn các yếu tố cấu thành đau khổ.

Tận diệt Vô Minh dẫn đến chấm dứt Hành.
Chấm dứt Hành dẫn đến chấm dứt Thức.
Chấm dứt Thức dẫn đến chấm dứt Danh-Sắc.
Chấm dứt Danh-Sắc dẫn đến chấm dứt Lục Căn.
Chấm dứt Lục Căn dẫn đến chấm dứt Xúc.
Chấm dứt Xúc dẫn đến chấm dứt Thọ.
Chấm dứt Thọ dẫn đến chấm dứt Ái.
Chấm dứt Ái dẫn đến chấm dứt Thủ.
Chấm dứt Thủ dẫn đến chấm dứt Hữu.
Chấm dứt Hữu dẫn đến chấm dứt Sanh.
Chấm dứt Sanh dẫn đến chấm dứt Lão, Tử, Sầu Muộn, Ta Thán, Đau Khổ, Buồn Rầu, và Thất Vọng.

Đó là chấm dứt hậu quả của các yếu tố cấu thành Đau Khổ.

Hai yếu tố đầu tiên của Thập Nhị Nhân Duyên (Vô Minh, Hành) thuộc về quá khứ. Tám yếu tố giữa thuộc về hiện tại. Và hai yếu tố cuối cùng thuộc về vị lai.

Cả hai, Hành (samkhara), thiện và bất thiện, và Hữu (bhava), đều được xem là nghiệp (kamma). Vô Minh (avijja), Ái (tanha) và Thủ (upadana) là khát vọng hay ô nhiễm (kilesa). Thức, Danh-Sắc, Lục Căn, Xúc, Thọ, Sanh, Lão, Tử đều là quả (vipaka).

Như vậy Vô Minh, Hành, Ái,Thủ và Hữu là năm nguyên nhân trong quá khứ tạo duyên (điều kiện) cho năm quả trong hiện tại là Thức, Danh-Sắc, Lục Căn, Xúc và Thọ phát sanh. Cùng thế ấy Ái, Thủ, Hữu, Vô Minh và Hạnh trong hiện tại tạo duyên cho năm quả kế trên phát sanh trong tương lai.

Tiến trình Nhân và Quả liên tục diễn tiến vô cùng tận. Không thể nhận ra khởi điểm của tiến trình ấy vì ta không quan niệm được lúc nào trong dòng thời gian vô tận, luồng sống của ta không bị màng Vô Minh bao phủ. Tuy nhiên, giờ phút nào mà trí tuệ thay thế Vô Minh và luồng sống chứng nghiệm được bản chất của Niết Bàn (Nibbana dhatu) thì, chỉ đến chừng ấy, tiến trình sanh tử mới chấm dứt.

"Chính Vô Minh dẫn dắt ta đi vòng quanh ảm đạm
Rầy đây mai đó của chuỗi dài sanh-tử, tử-sanh vô cùng tận." [10]
Được cảm ơn bởi: pense
Đầu trang

pandar bear
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1169
Tham gia: 21:48, 01/11/09

TL: Thảo luận tử vi/ Pandar Bear tự vấn

Gửi bài gửi bởi pandar bear »

Hình ảnh
Hình ảnh
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
duykt08
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 465
Tham gia: 14:35, 27/03/10

TL: Thảo luận tử vi/ Pandar Bear tự vấn

Gửi bài gửi bởi duykt08 »

Giả như khi bắt buộc phải chọn lựa, và đã chọn lựa một hành động nào đó. Thì hành động này do bản thân chúng ta tạo nên, do lý trí, ý thức, tâm thức cùng thực hiện. Nhưng cuối cùng những hành động này cũng không thoát ra khỏi hai chữ Vạn Pháp.
Cái lý ở đây là tương lai vạn biến, mỗi hành động của hiện tại đều gây ra sự biến chuyển đối với tương lai, mỗi hành động khác biệt sẽ cho ra những biến chuyển, hướng đi tới khác biệt. Hay tóm lại ở đây Tuệ Giác của ta không thể nắm bắt được cái Vạn Pháp bao la.
Vạn Pháp bao la vạn biến: nhân nào thì quả đó, trong sanh có tử, trong tốt có xấu, trong hại có lợi... Vạn vật sinh tử đều có Tuệ giác tức là ý thức, tâm thức, sinh thức khởi sinh tạo biến, nhưng cái biến này cũng chỉ mang tính tương đối và nằm trong cái bao la của vạn pháp.
Tỷ dụ như một lúc nào đó, ta quyết định thực hiện một chuyến đi thám hiểm, ta lên kế hoạch, chuẩn bị, khởi xướng ... đến khi ta thực hiện chuyến đi thì trong quá trình Phát Sinh ra Biến Xấu. Không nằm trong kế hoạch. Thì lúc này ta hối tiếc lại nói, giá như ta đừng đi thám hiểm chuyến này. Tức là nếu không đi kết quả có thể khác, hay tại vì ta đi nên mới có kết quả như thế...
Nhưng ta không thể nào biết được, liệu nếu ta không đi hôm nay thì có thể tránh được Phát sinh xấu hay không? hay là vì lý do nào đó ta dời lại ngày đi thì có lẽ ta sẽ không gặp Phát sinh Xấu hay không?
Từ đó ta thấy cái Vạn Pháp bao là, vạn biến, đa biến, không thể dùng lời nói mà nói hết được, không thể dùng Tuệ giác mà nắm bắt được.
Kết lại: hiện tại là nhân của tương lai, Tương lai là quả của hiện tại. Trong mặt lý học, logic toán học thì quả thật đúng như thế. Nhưng trong mặt xã hội, thần học, nhân trắc học, đạo học thì một nhân nhưng có thể cho nhiều quả. Giả như qua ngon, quả ngọt, thơm... hay không đều chịu tác động của nhân tốt hay xấu được chăm sóc chu đáo hay không? ...
Gủi anh PanDa Bear: chắc mình phải bắt đầu lại từ đầu đó là như thế nào là Tuệ thế nào là Giác.
Vấn đề này đệ(em là Duy) thật sự dã suy nghĩ rất nhiều và có khá nhiều thắc mắc, mong được trao đổi nhiều hơn với anh.
Đầu trang

kecatco
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1271
Tham gia: 08:40, 05/05/09
Đến từ: Đồng Nai VN sang Mỹ Trở Về VN

TL: Thảo luận tử vi/ Pandar Bear tự vấn

Gửi bài gửi bởi kecatco »

Viết dài quá, người thiếu học như Kẻ Cat Cỏ thì làm sao hiểu được, nói chi làm siêng đọc hết.

Khoa tử vi có chính tinh và phụ tinh, phải chịu ảnh hưởng của tất cả. 1 con người cũng như vậy, phải bị ảnh hưởng bởi hoàng cảnh, anh chị em, gia tọc ...Như là lá số, không gì khác.

Panda Bear là bị ảnh hưởng bởi gần gấu ở rừng trúc, còn kẻ cắt cỏ thì vì lúc xưa đi cắt cỏ cho người ta. Số phận.
Đầu trang

tranthienminh
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 35
Tham gia: 18:17, 22/10/09

TL: Thảo luận tử vi/ Pandar Bear tự vấn

Gửi bài gửi bởi tranthienminh »

hihi. PanDa Bear . Lá số y như mình . Sem ra tư tưởng cũng giống mình ghê.
Chung Qui : " Không sanh thì không diệt". không ai sinh ra nó lấy cái gì để diệt nó.
Vô Minh nó chẳng phải đâu xa, nó nằm sau gáy Ta . Khi nào nó đến Ta biết và khi nào nó đi Ta cũng biết. Chỉ là nhiều người chưa nhận ra nó là gì thôi.
Khi nào nhận ra thì " à mày đây à" Mày cũng Như Tao mà Tao cũng Như mày hi hi :D
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
halinh_vietdung
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 27
Tham gia: 16:30, 20/07/10
Đến từ: Hà Nội
Liên hệ:

TL: Thảo luận tử vi/ Pandar Bear tự vấn

Gửi bài gửi bởi halinh_vietdung »

Xin đàm đạo chút với bạn Panda Bear về phật giáo:
Thế theo bạn điều gì kết dính mọi thứ lại với nhau?
Cái thứ mà ví như những đường Line bạn kẻ trên sơ đờ tree kia vậy?
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
duykt08
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 465
Tham gia: 14:35, 27/03/10

TL: Thảo luận tử vi/ Pandar Bear tự vấn

Gửi bài gửi bởi duykt08 »

Topic này bữa nay kém hẵn người xem ha/
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Thiện Minh
Hội viên CLB
Hội viên CLB
Bài viết: 1654
Tham gia: 08:19, 04/07/10
Đến từ: Tp HCM 0936722711

TL : Thảo Luận Tử Vi / Pandar Bear Tự Vấn !

Gửi bài gửi bởi Thiện Minh »

Giác minh , phi giác minh . Thị cố hữu sanh tử . Năng kiến , sở kiến giai tạo hữu nhân duyên . Thị cố ngôn hồ đãi âm dương . Sai biệt âm dương , hiển thị số . Thị cố tương tác hữu sanh khắc . Đối đãi , sai biệt , sanh khắc chi lý số . Thị cố huyễn mạng giai vọng nghiệp !
Được cảm ơn bởi: tutruongdado
Đầu trang

Trả lời bài viết