55. Luận "Nhật Nguyệt giáp mệnh"
Đẩu số xem trọng "Nhật Nguyệt giáp mệnh", cho rằng lá số rất tốt, mệnh cục này trước tiên chúng ta nghiên cứu hai trường hợp:
- Một, cung Mệnh tại sửu, lúc này Thái Âm tại tý, Thái Dương tại dần. Cung Mệnh có chủ tinh là Vũ Khúc, Tham Lang.
- Hai, cung Mệnh tại mùi, lúc này Thái Âm tại ngọ, Thái Dương tại thân. Cung Mệnh có chủ tinh cũng là Vũ Khúc Tham Lang.
Nói cách khác, chúng ta nghiên cứu người "Nhật Nguyệt giáp mệnh" là nghiên cứu cung Mệnh có 2 sao Vũ Khúc Tham Lang. Vũ Khúc là tài tinh, đồng thời có tính chất độc hành độc đoán, cho nên hành xử cũng rất quyết đoán. Tham Lang là sao tinh xảo nghề nghiệp, đồng thời đại biểu cho năng lực giao tế ứng đối rất tốt. Vì lẽ đó, Vũ Khúc và Tham Lang đồng thủ cung Mệnh thì hai chủ tinh này dễ dàng tác dụng hỗ trợ lẫn nhau.
Một cá nhân, nếu như có năng lực quyết đoán lại có khả năng lý tài, đồng thời có kỹ năng chuyên môn mà lại am hiểu giao tế, chẳng cần phải nói nhiều, đương nhiên là một nhân vật thành công trong thương trường. Nhưng người có mệnh cục này lại có khuyết điểm.
Đầu tiên, Vũ Khúc chủ phát chậm, cho nên chỉ có thể là nhân vật bạch thủ hưng gia (tay trắng làm nên), gian tân khai sáng sự nghiệp.
Tiếp theo, Tham Lang có một mặt yếu kém chính là chủ trầm mê tửu sắc, cờ bạc, bởi vậy cũng rất nguy hiểm, nhẹ thì sự nghiệp vì đó mà không thuận, nặng thì vì tự phụ quá thông minh rồi lầm lỗi thậm chí bị lừa đến tai ương lao ngục. Đó là lý do làm cho người có mệnh cục này thích giở thủ đoạn, giở thủ đoạn rồi vào con đường bất chính, tự nhiên bất lợi.
Người có cách "Nhật Nguyệt giáp mệnh" sợ nhất cung Mệnh gặp Kình Dương, đương mệnh tại sửu cung, cung Tài bạch tất là Liêm Trinh, Phá Quân; đương mệnh tại mùi cung, cung Quan lộc cũng gặp Liêm Trinh, Phá Quân. Liêm Trinh Phá Quân hội Kình Dương ở cung sửu mùi gọi là "Nữu gia đới tỏa" (đeo gông vào cổ)

, chủ vì lý do tiền tài hoặc quan lộc mà lâm cảnh hình tụng.
Hơn nữa, không chỉ nói cung Mệnh tại sửu hoặc là tại mùi, mà cung Phúc đức tất kiến Thiên Tướng lạc hãm, cho nên phàm "Nhật Nguyệt giáp mệnh", cho dù là mệnh tạo tốt, bản thân cũng chủ bôn ba vất vả.
Cổ thư cho rằng "Nhật Nguyệt giáp mệnh" là "quý cục", kỳ thật phải có rất nhiều điều kiện phụ, cung Mệnh không thấy Kình Dương, cố nhiên ở ranh giới giữa chánh và tà; nếu có Khôi Việt, Phụ Bật, Xương Khúc tắc có thể sự nghiệp thành tựu, nhất là càng mừng nếu gặp Hỏa Linh, bởi vì có Hỏa Linh liền dễ làm suy yếu đi tính cách "hảo tửu tham hoa".
Chú thích:
"Nữu gia đới tỏa" : nghĩa đen, vặn gông cùm đeo xiềng xích (vào cổ); nghĩa bóng, mắc hình tụng.
56. Tái đàm "Nhật Nguyệt giáp mệnh"
"Nhật Nguyệt giáp mệnh" còn có một trường hợp khác:
- Thiên Phủ tại sửu cung thủ mệnh, Thái dương tại tý, Thái âm tại dần.
- Thiên Phủ tại mùi cung thủ mệnh, Thái dương tại ngọ, Thái âm tại thân.
Thiên Phủ đứng đầu nam đẩu tinh hệ, hơn nữa được ví như ngân hàng trung ương giữa các ngân hàng, bình thường mà nói đương nhiên là có đủ tính chất tốt đẹp, nhưng Thiên Phủ cư cung sửu, mùi lại có một đặc điểm đó là chỉ có một mình chủ tinh độc thủ cung Mệnh, hơn nữa cung Thiên di lại gặp Liêm Trinh Thất Sát, vì đó mà tính chất Thiên Phủ thủ mệnh dễ có rất nhiều biến hóa.
Khi Thiên Phủ thủ mệnh cư vào sửu cung thì thích nhất người tuổi Bính bởi vì có Lộc tồn tại cung tị hội hợp, tăng mạnh lợi ích cho sự nghiệp. Người tuổi Giáp, Đinh, Kỷ, Canh, Quý tất có Kình Dương hoặc Đà La vừa bao vây vừa quấy nhiễu Thiên Phủ, chẳng thể cát lợi.
Khi Thiên Phủ thủ mệnh cư vào cung mùi thì thích nhất người tuổi Nhâm bởi vì có Lộc Tồn ở cung hợi hội hợp. Người tuổi Giáp, Đinh, Kỷ, Canh, Quý có Kình Dương hoặc Đà La cũng quấy nhiễu Thiên Phủ. Đặc điểm Thiên Phủ độc thủ cung Mệnh vốn có tính cách bảo thủ, hơn nữa có thể nói là người có chút cò kè thêm bớt; nhưng đối cung là Liêm Trinh Thất Sát, lại hàm chứa sự thích mạo hiểm, hơn nữa có nhiều loại sở thích, cái cương liệt mạnh mẽ này (Liêm Sát) cùng Thiên Phủ độc thủ cung Mệnh có tính chất xung đột lẫn nhau.
Lúc này, nếu có Lộc Tồn trợ giúp, tài lực Thiên Phủ tăng mạnh, đủ để ứng phó làm tiêu hao Liêm Trinh Thất Sát. Ngược lại, nếu không có Lộc Tồn, mà hội hợp Kình Dương Đà La, Thiên Phủ yếu kém trong phương diện ứng phó Liêm Trinh Thất Sát, cuối cùng hóa ra hao tổn mà thôi và cái tính cách bảo thủ và keo kiệt cố hữu lại tự khiến cho đương số đau lòng, lúc này vì hội hợp ảnh hưởng Dương Đà, khiến cho đương số hiểu được không nên tìm cách làm càn rồi tự mình không thể sửa sai được. Vì vậy có cơ mưu đầy rẫy, cũng rơi vào bọn xảo trá quyền thuật mà thôi.
So sánh sự khởi lai cách cục, cư vu sửu cung thì không tốt bằng mùi cung bởi vì Nhật Nguyệt đồng thời cư vượng cung, cục diện khác nhau khá lớn. Nhưng nếu vô cát tinh củng chiếu, ngược lại có Tứ Sát hội hợp, cục diện càng lớn, càng có cơ mưu quyền thuật tà đạo, vì thế mệnh cục loại này có thể có một chút "không tâm đại lão quan" (viên quan hữu danh vô thực, rỗng ruột).
Thế nên "Nhật Nguyệt giáp mệnh" vị tất đại quý, nhất là tại cái xã hội xa hoa và đầu cơ này.
69. Thái Âm lạc hãm cũng không nên e sợ
Thái Âm tức là ánh trăng. Tại Tử vi Đẩu số, Thái Âm cùng Thái Dương là một đôi "Trung thiên tinh diệu" rất có lực, tinh diệu này không thuộc về nam đẩu, lại cũng không thuộc về bắc đẩu. Phàm như thuộc là "Đối tinh", đều có tính chất giống nhau vừa có điểm khác nhau. Thái Âm chủ phú, Thái Dương chủ quý; Thái Âm chủ nữ, Thái Dương chủ nam; Thái Âm chủ nhu, Thái Dương chủ cương, Thái âm thuộc thủy, Thái Dương thuộc hỏa.
Cổ nhân cho rằng biến hóa của Thái Âm rất lớn, tại hợi tý sửu cung nhập miếu, cơ bản là mệnh hảo; nhưng nếu tại tỵ ngọ mùi cung là lạc hãm, dễ mang đến những tai hại khá lớn, phú "Thái Âm lạc hãm thương thê mẫu", đối với người thân là nữ thường bất lợi ; nếu như là nữ mệnh, xưng là "Hình phu khắc tử vi xướng thiếp" ("Nếu không làm kỹ nữ, tỳ thiếp thì cũng hình khắc chồng con").
Thuyết pháp này, võ đoán quá mức, cho nên một số độc giả tự mình lập lá số, nhìn thấy cung Mệnh Thái Âm lạc hãm, liền hết sức chi là sợ hãi, cho rằng vận mệnh của chính mình rất kém, sự thật thì suy đoán Đẩu số cũng không đơn giản như vậy. Thái Âm cho dù lạc hãm, nhưng cũng phải kiến Tứ Sát Không Kiếp và phải có sát tinh đồng cung, hơn nữa cung Phúc đức cùng Thân cung bất hảo, sau đó mới phát sinh những sự chẳng lành, nếu không thì cũng không quá xấu theo như lời cổ nhân.
Lấy ví dụ Thái Âm cư cung ngọ :
Tại ngọ cung Thái Âm lạc hãm, cùng Thiên Đồng đồng cung, Thiên Đồng cũng lạc hãm, chiếu theo thuyết pháp của cổ nhân là: "Hóa cát phản hung, phùng sát dâm tà", tức là nói nếu Thái Âm, Thiên Đồng hóa thành Lộc, Quyền, Khoa tam cát tinh, phản vi hung cục; nếu ngộ Tứ Sát tất không cần hỏi rồi. Có thể nói điều này chẳng đúng tý nào, trên thực tế cũng không phải là như vậy. Vương Đình Chi luận qua mệnh một nam một nữ đều là Thiên Đồng Thái Âm thủ ngọ cung, người nam chính là một nhân vật quản lý kinh doanh trong giới tài chính kinh tế, người nữ chính là nhân viên quan trọng của một công ty quan hệ xã hội nổi tiếng.
Nguyên nhân chủ yếu ở bối cảnh xã hội khác nhau, bởi vì phàm người có Thiên Đồng Thái Âm tại ngọ cung, tính cách đều có điểm hướng nội, thích hợp nhất vào công tác nội vụ, đồng thời kế hoạch tính rất mạnh, không thì rồi lại thường dễ vào ảo tưởng. Loại tính cách này, ở xã hội xưa rất khó phát huy, ở xã hội hiện đại lại thường có khả năng dựa vào ảo tưởng rồi phát ra linh cảm, sau đó từ linh cảm mà biến thành kế hoạch. Hơn nữa, doanh nghiệp ngày nay, thường có một bộ quy chế về chấp hành kế hoạch, cho nên người có loại kết cấu cung Mệnh, cũng có thể dễ dàng phát huy sở trường của họ (trong việc lập kế hoạch).
Đoán Đẩu số thiết yếu ở nghiên cứu tính chất, không nên căn cứ chỉ một mặt sáng của khẩu quyết như ví dụ trên.
70. Thái Âm thủ mệnh, kiêm coi kỹ cung Phúc Đức
Cổ nhân luận đoán các tình huống Thái Âm tọa thủ các cung, có thể chỉ căn cứ bối cảnh văn hóa xã hội thời xưa, cho nên có rất nhiều tư liệu, ngày nay chỉ có thể làm tư liệu tham khảo.
"Thái Âm tại mệnh thân cung, miếu vượng chủ nhất sanh chi khoái lạc" (Thái Âm tại mệnh thân cung, miếu vượng chủ cả đời sung sướng), luận đoán câu này ngày nay không còn thích hợp, đại khái xã hội thời xưa ít cạnh tranh, và vì lý do Thái Âm chủ phú cho nên cổ nhân mới cho rằng đã phú tất "nhất sanh khoái lạc", xã hội hiện đại sự việc ấy không phải hoàn toàn như vậy.
Ví dụ như Thái Âm tại cung tuất thủ mệnh, cực kỳ sáng tỏ, nhưng "Cung Phúc đức" có Cự Môn tại tý cung tọa thủ, "Cung Phúc đức" chủ việc hưởng thụ về mặt tinh thần, Cự Môn tọa tý tất hội Thiên Cơ, một sao ngộ sát tinh liền dễ dàng gây ra các cạnh tranh, khiến thân tâm bị bất an, vậy "cả đời sung sướng" sao được? Bởi vậy bối cảnh xã hội khác nhau gây ra các sai biệt.
Lại như cổ quyết nói rằng: "Thái Âm cư tý, hào thủy trừng quế ngạc, đắc thanh yếu chi chức, trung gián chi tài" (Thái Âm cư tý, tượng như nước lắng trong ở đài hoa quế thơm, làm quan thanh liêm giữ chức trọng yếu, có tài trung liệt can gián vua). Phàm Thái Âm cư tý, tất cùng Thiên Đồng đồng cung, cổ nhân lấy Thiên Đồng là "Phúc tinh" nên khó trách đánh giá khá cao, chính tính chất phúc quan trọng của Thiên Đồng tựa như "đả giang sơn đả xuất lai" (tranh đấu cho đến khi lập được giang sơn), bởi vậy "Cung Phúc đức" rất trọng yếu là vậy.
Thái Âm cư tý ở cung Mệnh thì "Cung Phúc đức" nhất định là Thái Dương Cự Môn đồng thủ dần cung, nếu như kiến sát chủ tinh thần cả đời khốn nhiễu không yên, đồng thời vào cạnh tranh thường dễ dàng áp dụng thủ đoạn bất chánh, điểm này nhất định dễ ảnh hưởng Thiên Đồng đến sự kiên nhẫn, vững vàng không lay chuyển của việc "tranh đấu giành thiên hạ", bởi thế cũng cần thiết đánh giá lại lần nữa đối với phán đoán "Thanh yếu chi chức, trung gián chi tài".
Xã hội thời xưa người và sự việc đơn giản, cho dù Thái Dương Cự Môn thủ cung Phúc đức kiến sát tinh, cũng chỉ chủ bản thân động não ở phương diện "Ngôn lộ"

mà thôi, cho nên mới có khả năng trở thành "Trung gián chi tài", xã hội ngày nay áp lực cạnh tranh lớn, dễ bức bách người Thái Dương Cự Môn kiến sát thủ cung Phúc đức thành người "Xuất thuật" (**), làm sao thành "Trung gián" được chứ!
Cho nên Vương Đình Chi đề nghị độc giả xem lá số có "Thái Âm thủ mệnh", tốt nhất là nên kiêm xem thêm cung Phúc đức rồi hãy đánh giá.
Chú thích:
"Ngôn lộ" : (theo) phương diện/đường ăn nói.
(**) "Xuất thuật": cái gì tự không mà ra có thì gọi là "xuất" và phương pháp, quy tắc, cách thức được học được rèn luyện gọi chung là "thuật"; nên "xuất thuật" hiểu nôm na là kẻ "ăn không nói có, biến có ra không" - không đáng tin.
94. Thuyết "Tham Vũ đồng hành cách"
"Tham Vũ đồng hành cách" - tức Tham Lang Vũ Khúc nhị tinh tại tinh bàn đích cung sửu hoặc mùi, mà cung Mệnh đóng ở đây.
- Cổ nhân cho rằng cách cục này: "Văn tác giam ti thân hiển đạt, vũ thần dũng mãnh trấn biên cương" (Làm quan văn, thì hiển đạt, làm quan võ thì dũng mãnh trấn biên cương). Vũ Khúc là tài tinh, vừa là vũ chức, gặp Tham Lang đồng cung chủ phú, có thể gia tăng thanh thế của Vũ Khúc, vì lẽ đó định là mỹ cách (cách tốt).
- Nhưng người có cách "Tham Vũ đồng hành", tại xã hội hiện đại đa số lại không làm quan. Vương Đình Chi đã từng gặp qua một vị bằng hữu là thầy thuốc ngoại khoa, ông ta có mệnh cách thuộc loại này. Thầy thuốc ngoại khoa sát khí lớn, hằng ngày khi làm việc chủ yếu sử dụng dao mổ xẻ, tự nhiên tính chất cơ bản này theo như lời cổ nhân lại giống nhau. Mặt khác, Vương Đình Chi cũng gặp qua không ít trường hợp có cách cục này lại là giáo sư khoa học tự nhiên, thí nghiệm khoa học chủ yếu sử dụng (khuấy, ke'o, đẩy,...) thiết bị để làm thí nghiệm, cho nên vì lẽ đó Vương Đình Chi cũng cho rằng có sự tương hợp tính chất đối với cách cục này. - bởi vậy dẫn lại ca quyết (bài vè) của cổ nhân đích không nên câu nệ câu chữ, chỉ nên lĩnh hội tinh thần khả dĩ trong đó mà thôi.
- Cách cục này, cung Mệnh tốt nhất là nên gặp Lộc. Tuổi Mậu, Tham Lang hóa Lộc, tuổi Tân gặp Lộc Tồn ở cung dậu hội hợp, Vũ Khúc Tham Lang đồng cung ở sửu tốt hơn ở mùi, bởi vì sửu cung đối với Vũ Khúc có lợi.
- Hỏa Linh cũng tốt nhưng không thể có Kình Dương đồng thủ, vì như vậy, gặp cùng hai lực lượng sát tinh ko khác gì tự mình triệt tiêu chính lực lượng của mình (vì Kình Dương, Hỏa Linh phá hoại lẫn nhau)
46. Thiên Cơ thủ mệnh là mẫu người linh động
Tại cổ bổn "tý vi Đẩu số" sao Thiên Cơ được liệt vào "Nam đẩu đệ nhất tinh", mân phái gọi là "Nam đẩu đệ tam tinh". Bản chất thuộc âm, hóa khí là thiện tinh.
Tính chất cơ bản Thiên Cơ chủ về động, tính động của Cơ, Vương Đình Chi đã nói qua, cũng không có ý nói biến động trong cuộc sống, mà là chỉ linh động từ phương diện quan hệ giao thiệp đến tinh thần, hoặc chủ linh động trong làm việc đầu óc.
Cổ nhân đối với Thiên Cơ đánh giá không cao. Chỉ khi cùng Thiên Lương hội hợp, hơn nữa gặp được Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc thì mới thừa nhận là "Văn vi thanh hiển, vũ vi trung lương" cách. Vương Đình Chi cho rằng đánh giá này, chính yếu là sao Thiên Lương hội hợp đến, bởi vì sao Thiên Lương được cho là sao thanh hiển mà trung lương.
Ngoại trừ cách cục này ra, Thiên Cơ chủ "thoái tổ tự hưng" (tổ nghiệp bị suy thoái mà tự mình làm hưng thịnh), chủ tha hương phiêu bạt; ở nữ mệnh tất "Tuy phú quý diệc bất miễn dâm dật" (Tuy phú quý cũng khó tránh dâm dật), gặp sát tinh tất "Dâm tiện thiên phòng xướng tì chi mệnh , phủ tắc hình phu khắc tý" (là mệnh làm vợ nhỏ hay nữ dâm dật, xướng tỳ, nếu không cũng hình phu khắc tý). Chỉ nói vậy mà không chỉ ra căn cứ.
Ngày nay đánh giá sao Thiên Cơ tuyệt không quá xấu như lời cổ nhân, nguyên nhân tại vì hoàn cảnh xã hội cổ kim khác nhau rất nhiều. Thời cổ trọng đôn hậu, không trọng biến; trọng an phận thủ thành, không trọng cải cách, bởi vậy nói tính chất Thiên Cơ ứng biến, linh hoạt, sở trường cải cách, khá dùng đầu óc vào giải quyết sự việc không tâng bốc quá đâu.
Tại Đẩu số, có cách cục "Cơ Nguyệt đồng lương", tức là Thiên Cơ thủ mệnh ở hai cung dần thân, hội hợp ba sao Thái Âm, Thiên Đồng, Thiên Lương. Cổ quyết thuyết: "Cơ Nguyệt đồng lương tác lại nhân", nói cách khác, mệnh cục này là người đao bút (chuyên viết đơn), soạn kế sách công, cho nên thích hợp vào vai trò đao bút lại (người phụ trách việc văn thư). "Lại" không bằng "Quan", bởi vì lại chỉ là kẻ dưới tay quan để sai khiến, vì như vậy nhìn tổng thể cổ nhân đánh giá Thiên Cơ không bằng quan đứng đầu là người được xã hội thừa nhận quang minh chánh đại.
Xã hội ngày nay, Thiên Cơ có ý nghĩa ở chổ càng linh động càng dễ hòa nhập vào xã hội, đồng thời khi là người làm việc cho chánh phủ, mặc dù là thân phận lại nhân (công chức), địa vị xã hội cũng không được cao, vì thế ta nên đánh giá cao người có Thiên Cơ thủ mệnh. Cũng như càng phải chú ý đến họ bởi vì lý do đầu óc họ luôn năng động, có khả năng thích ứng nhanh với thời đại công nghệ, không thể đánh giá thấp được.
47. Sáu tình huống Thiên Cơ độc thủ mệnh cung
Phàm Thiên Cơ độc tọa cung Mệnh, nhất định phải nghiên cứu cẩn thận cung nó đóng. Tổng cộng có sáu cung vị là "Thiên Cơ độc tọa", tức tý ngọ; sửu mùi; tị hợi, có thể đại khái chia làm ba tổ hợp:
- Tại tý, ngọ cung, Thiên Cơ nhập miếu, tức giống như có người cung phụng, tinh diệu rất trong sáng, cởi mở, tình huống này, người Thiên Cơ tọa mệnh có năng lực phân tích và khả năng linh động rất mạnh. Vương Đình Chi đoán mệnh cho một số công trình sư, y sư, luật sư thì đều thấy họ có cách cục này, có thể thấy được mệnh cục có cách cục này không tầm thường.
Nhưng mà cần phân biệt cẩn thận, xem xét các tinh diệu khác, coi khuynh hướng tính chất Thiên Cơ mạnh vào một phương diện nào, giống như xét mệnh Thiên Cơ lực linh động mạnh dễ có thể là luật sư mà không phải là công trình sư vậy; hay như nếu gặp tinh diệu hội hợp quá xấu, người này lại chỉ có thể là một nhân viên chào hàng nhanh nhạy. Bởi vậy, gặp mệnh cục tương tự phải nhìn ra khuynh hướng chức nghiệp của một người.
- Tại sửu, mùi, Thiên Cơ lạc hãm, tinh diệu quá tối vì thế mà lực linh động giảm bớt rất nhiều; để có thể phát huy năng lực phân tích, tốt nhất là nên gặp Xương Khúc - hai sao chủ thông minh, tất lực phân tích tăng mạnh, có thể tại sự nghiệp có cơ hội thể hiện. Nếu gặp phải một số sao xấu như Hóa Kị thì lực phân tích tất suy yếu đi; lực linh động đã bị khiếm khuyết, lực phân tích lại mơ hồ, thì không thể xác định là thượng cách (cách tốt).
- Tại tị, hợi thì trung bình, lực linh động và phân tích không bằng người Thiên Cơ nhập miếu, nhưng so với người Thiên Cơ lạc hãm (sửu mùi) vẫn còn tốt, đáng tiếc đối cung thấy sao Thái Âm thu hút tác động Thiên Cơ, khiến người có mệnh cục này, lực linh động hóa thành tiêu hao như theo đuổi một phương diện dị tính (khác thường, khác giới tính,...), còn lực phân tích cũng dùng như để phân tích tâm lý người khác giới, như đón trước tâm lý người khác để quan tâm, chăm sóc bằng vẻ ôn nhu, bằng không còn lại chỉ là tốt về những mưu toan, tính toán nhỏ vặt. Cổ thư ghi rằng: "Thiên Cơ tị hợi cung Mệnh phùng, hảo ẩm ly tông gian giảo trọng" (Mệnh có ThiênCơ tị hợi tuy lập nghiệp xa quê no ấm nhưng vẫn nặng về gian xảo).
Cùng cách cục tinh diệu, có thể không giống và biến hóa đa đoan, nhưng khi phân tích phải đứng trên bản chất đã có của nó, điều này độc giả cần lưu ý nhiều hơn.
49. Cơ Lương thủ mệnh có ba loại biến cục
Thiên Cơ tọa mệnh có một biến cục riêng là Thiên Cơ Thiên Lương đồng cung. Tại cổ thư đối với mệnh cách này có 3 câu bình luận:
- "Cơ Lương đồng cung Thìn Tuất, cao nghệ tùy thân"
- "Cơ lương thìn tuất gia cát diệu , phú quý từ tường" (Cơ Lương Thìn Tuất hội hợp thêm cát tinh, người hiền lành hưởng phú quý)
- "Cơ Lương thủ mệnh gia Hình Kỵ, thiên nghi tăng đạo" (Cơ Lương thủ mệnh thêm Thiên Hình Hóa Kỵ, nên theo đường tu hành hay đạo sỹ)
Ba đoạn bình luận này có thể thấy được cách Cơ Lương thủ mệnh, có biến hóa rất lớn.
Phân tích nguồn gốc đưa đến 3 câu phú này kỳ thật là xem xét chỉ từ hai tinh diệu này, so sánh xem sao nào (tác động) mạnh, ví như nếu Thiên Cơ cường, vậy đó là mệnh "cao nghệ tùy thân"; trái lại, nếu lực Thiên Lương cường, phùng cát diệu, tất "phú quý từ tường"; phùng Hình Kỵ tác động đến Thiên Cơ một cách mạnh mẽ, phát huy triệt để tính chất Thiên Cơ, cho nên dễ vào chốn không môn (cửa Phật).
Tọa Thìn Tuất hai cung, vốn là Thiên la địa võng, lực linh động của Thiên Cơ bị ảnh hưởng, bởi vậy chỉ có thể phát huy lực phân tích của Cơ mà thôi. Lại có người hiểu biết tra vấn, rất nhiều công trình sư cùng với giảng viên đều là loại mệnh cục này (đương nhiên không phải loại thường lên giọng chỉ biết phun nước miếng) có thể thấy được loại mệnh cục này tuyệt đối không tầm thường. Cổ nhân gọi là "cao nghệ tùy thân", thời hiện đại khả dĩ chỉ về "chuyên môn học vấn".
Nhưng tính chất Thiên Lương lại có khả năng ảnh hưởng đến Thiên Cơ thành tâm địa hiền lành, trầm mặc ít nói, phẩm tính thanh cao, (từ một người linh động thành người bị động) nên khiến mệnh cục khá kém, rơi vào trường hợp thợ thủ công, bản thân cũng nghiên cứu kỹ thuật rất tốt, thường đạt được nhiều sự tâm đắc. Hoàn một nổi, loại người này có 1 đặc điểm là không chịu đem những điều tâm đắc truyền cho người khác, ngay cả đồ đệ cũng không chịu truyền thụ, vì lẽ đó dù tâm địa thiện lương, nhưng lại thường dễ dàng chiêu oán.
Nếu như gặp Thiên Hình Hóa Kỵ, Thiên Cơ hoàn toàn bị thụ chế, lúc này lực lượng Thiên Lương phát huy cực độ, bản thân sẽ thiên về "hoang tưởng", thích suy tư vấn đề triết học, vì lẽ đó cổ nhân cho là "thiên nghi tăng đạo", kỳ thật thời hiện đại, điều này cũng không hiện thực lắm vì không phải mệnh cục một vị triết gia nào cũng nhất định xuất gia.
Cơ Lương phối hợp, tinh diệu đã nhược, nhất định không nên gặp sát tinh, nếu không xử sự dễ lâm cảnh rối tinh rối mù, hơn nữa tâm linh lại hư không, không có gì để gởi gắm niềm tin.
27. Liêm Trinh chủ bệnh về máu
"Thiên Trượng tinh củng hạn, chủ cảm gió hen suyễn. Nếu tại cung Tật ách chủ lo lắng về bệnh tật, phàm bị sao này thủ chiếu chỉ có hại không có lợi, sanh tai vạ, có tật nùng huyết

"
Theo thiển kiến Vương Đình Chi, Liêm Trinh ở "Tử vi Đẩu số" vốn có đủ các tính chất của Thiên Trượng, phàm bị lao suyễn nhất định là Liêm Trinh cùng với tinh diệu tương tác hội hợp. Vương Đình Chi đoán mệnh cho một vị đại cô nương sinh năm 1982, nhập hạn năm ngọ, năm ấy trúng cung Tật ách có Liêm Trinh, nhận thấy tụ hội hệ thống sao gây bệnh phổi, hỏi tới, quả nhiên đã mắc bệnh phổi. Thời đại bây giờ, người mắc bệnh phổi khá ít, cho nên có những người sẽ không bị bệnh phổi, gặp hạn này lại bị ho khan, cũng như khí quản nhiễm trùng (viêm phế quản).
"Liêm Trinh ngộ Dương Đà, nùng huyết bất miễn", đây là lý thuyết ghi nhớ. Ở thuyết pháp "Trung châu phái", khi có Liêm Trinh hội hợp cùng các tinh diệu khác mà dễ gây bệnh tật, thì bệnh tính cũng thuộc về nùng huyết tai ương.
Vương Đình Chi ghi nhớ trong số thủ hạ có một học trò, Vương Đình Chi xem mệnh phê rằng "hữu huyết tật", đánh chết hắn cũng không tin, Vương Đình Chi chỉ hắn đi lấy máu xét nghiệm, nhưng lại hoài nghi làm luôn năm thí nghiệm, sau cùng đều xác định như vậy hết, học trò kia bị dọa mặt không còn chút máu, tìm Vương Đình Chi để xem, Vương Đình Chi đoán kỳ vô sự, rốt cục chứng minh chỉ là "tiên thiên tính bần huyết" (thiếu máu bẩm sinh). Chuyện này, tại nơi Vương Đình Chi làm việc, thủ hạ đều biết, họ đều kinh hãi cho là thần toán, thật ra cũng chỉ căn cứ "mười tám phi tinh" mà thôi: "Tại cung Tật ách giả dị tộc ly dĩ …… chủ nùng huyết tai ương". Một chút thần bí cũng không có vậy !
Phuc Loc chú thích:
64. Liêm Trinh khó phân định nhất
Ở "Tử vi Đẩu số", sao Liêm Trinh rất khó phán đoán, đại khái cổ nhân cũng cảm thấy như vậy nên thường trọng Liêm Trinh đồng cung hoặc hội hợp với các tinh diệu khác, mà định thuyết pháp: "xúc chi bất khả giải kỳ họa, phùng chi bất khả trắc kỳ tường" (đụng phải nó không thể giải được họa, gặp được nó không lường hết được phúc), nói cách khác, sao này thủ mệnh cát hung họa phúc vô định, việc luận đoán cần lấy trọn các tinh diệu phối hợp tam phương mới chuẩn.
Trong Cổ ca cũng có rất nhiều thuyết pháp cát hung vô định, như "Liêm Trinh chủ hạ tiện chi cô hàn", "Liêm Trinh sát bất gia , thanh danh viễn bá" (Liêm Trinh không gia sát tinh, tiếng lành đồn xa), "Liêm Trinh Thất Sát, lưu đãng thiên nhai" (Liêm Trinh Thất Sát phiêu lãng chân trời xa xăm), "Liêm Trinh Thất Sát, phản vi tích phú chi nhân" (Liêm Trinh Thất Sát lại là người tích cóp làm giàu), "Thất Sát Liêm Trinh đồng vị, lộ thượng mai thi" (Thất Sát Liêm Trinh đồng cung là cách chết đường). Trong đó riệng cách cục Liêm Sát đồng cung, thuyết pháp mâu thuẫn hơn cả.
Nếu theo cách nhìn của Trung châu phái Liêm Trinh có nhiều biến cách nhất, sao này mặc dù có thuyết pháp "thứ đào hoa" nhưng vị tất con người Liêm Trinh thủ mệnh cứ là đào hoa, hoặc cứ có tính cách dâm đãng, song, có một chút tính chất cơ bản có thể dám khẳng định đó chính là bản thân thường có điểm khinh bạc, không nghiêm túc, nhưng nội tâm lại khá chủ quan, không dễ dàng hòa hợp cùng người khác khi chung sống.
Tham Lang là "chánh đào hoa", Liêm Trinh là "thứ đào hoa", cùng là đào hoa cả nhưng Tham Lang thủ mệnh lại lả lướt khéo đưa đẩy, còn Liêm Trinh thì khác lại hơi nghiêng về nói năng tùy tiện, bạ đâu nói đấy, bằng hữu nghiên cứu Đẩu số, điều này phải nên phân biệt. Nhưng Liêm Trinh tuy không cẩn ngôn, nhưng có khiếu hài hước, hóm hỉnh, trong khi giao tế thấy có người hứng thú đóng vai một chú hề nhỏ để gây cười, tức người đó rất có thể là Liêm Trinh thủ mệnh. Nhưng vì Liêm Trinh cũng có tính chất "ngạnh cảnh" (cứng đầu cứng cổ) cho nên bạn chớ thấy người này vui vẻ, hài hước mà cho rằng trong công việc bàn chuyện với anh ta dễ dàng tốt đẹp, trên thực tế, người này rất có khả năng giải quyết công việc chung, mọi việc nề nếp ngăn nắp, đâu ra đấy (làm ra làm, chơi ra chơi).
Vì lẽ đó người có mệnh cục này, mừng nhất là "Liêm Trinh Thất Sát đồng cung , kiến Lộc bất gia sát" (Liêm Trinh Thất Sát đồng cung, gặp được Lộc mà ko gặp sát tinh xung phá), ở xã hội hiện đại, người có mệnh cục này có thể đảm nhiệm công việc công trình sư, nhân viên kỹ thuật hoặc nhân viên công vụ, họ làm việc nề nếp ngăn nắp đâu ra đấy,...rất phù hợp tính chất cơ bản của Liêm Trinh, thậm chí đi vào kinh doanh, kiến trúc cũng rất hợp, bởi vì Liêm Trinh cũng có điểm thành tựu về mặt nghệ thuật.
65. Liêm Trinh gặp Lộc, cát hay hung ?
Liêm Trinh phân bố tại mười hai cung hết sức phức tạp, đại để cùng Sát, Phá, Lang đồng cung hoặc hội hợp, tình hình rất dễ sinh biến hóa.
- Tại Tý Ngọ cung, Liêm Trinh tất cùng Thiên Tướng, đối cung vi Phá Quân, cung Tài bạch là Tử Vi, Thiên Phủ, lại hội Vũ Khúc tài tinh. Kết cấu này, thoạt nhìn tưởng như tốt lắm, bởi vì hội hợp ba cát diệu Tử Vi, Thiên Phủ, Thiên Tướng, đối cung là Phá Quân lại có thể tăng mạnh sáng tạo lực. Nhưng trọng điểm lại ở Liêm Trinh có kiến lộc hay không, người tuổi Giáp, Liêm Trinh hóa Lộc; người sanh năm Đinh, Kỷ Lộc Tồn tại ngọ cung; Quý niên Lộc tồn tại Tý, cách cục này cực kỳ có ích. Nhược không thấy Lộc, ngược lại gặp Hóa Kị, tắc trở thành hạ cách, cho nên kết cấu tinh hệ này bất lợi cho người tuổi Bính vì nguyên cớ Liêm Trinh Hóa Kị. Đồng thời, người có kết cấu tinh hệ này đa số bất lợi cha mẹ, hoặc tự lập, hoặc ly gia đình vào đời sớm, tốt lắm thì cũng chủ không được hưởng phúc ấm cha mẹ. Vương Đình Chi toán mệnh một người, cung Phụ mẫu kết cấu rất tốt, hỏi ra từ nhỏ học cấp tiểu học bốn năm ở ký túc, lại đáo ngoại quốc học trung học và đại học, ở trên khả dĩ tính toán được năm sớm rời nhà tốt nhất.
- Tại Thìn Tuất hai cung, Liêm Trinh cùng Thiên Phủ đồng cung, đối cung Thất Sát, hội Tử Vi, Vũ Khúc, Thiên Tướng. Theo như tinh diệu mà nói, Tý Ngọ cung đại khái giống nhau, nhưng thử thay đổi Phá Quân là Thất Sát, tính chất tất bất đồng rất lớn. Người có kết cấu tinh hệ này, không thích Liêm Trinh Hóa Lộc, chủ chậm phát, hơn nữa sớm gặp vận khó khăn trắc trở, nhưng cách cục này mừng gặp Vũ Khúc đới Lộc: Canh niên sanh nhân, Vũ Khúc đới Lộc (tồn) ở Thân cung, Giáp niên sanh nhân, Vũ Khúc đới Lộc (tồn) ở Dần cung là cách tài tinh đới Lộc, khiến kết cấu tinh hệ này tăng thêm lực lượng phát tài. Nếu Liêm Trinh hóa Lộc, đối với nữ mệnh rất là không nên, nếu không chậm hôn nhân, phần nhiều dễ sanh ly, nguyên nhân tại vì Thiên Phủ quá ôn hậu, Liêm Trinh Hóa Lộc tăng thêm hàm ý đào hoa, dễ dàng bị người quyến rũ mê hoặc.
Đây là quan hệ giữa Liêm Trinh với Thiên Phủ, Thiên Tướng đồng cung, về phần quan hệ khi đi cùng "Sát Phá Tham" sẽ đề cập và nói rõ ở phần sau.
66. Liêm Trinh và "Sát Phá Tham"
Quan hệ giữa Liêm Trinh và "Sát Phá Tham" có thể chia làm hai, một là đồng cung, một xung chiếu:
- Đồng cung, Liêm Trinh tại sửu mùi tất cùng Thất Sát đồng cung; tại mão dậu tất có Phá Quân đồng cung; tại tị hợi tất Tham Lang đồng cung.
- Xung chiếu, Liêm Trinh tại dần thân tất cùng Tham Lang xung chiếu nhau.
Liêm Trinh vốn tựu xưng là "thứ đào hoa", phàm đào hoa tất tính chất có điểm mẫn cảm mà "Sát Phá Tham" lại chủ chuyển biến, cho nên một sao mẫn cảm hội một sao có tính chất biến hóa dễ dàng xuất hiện các biến cục, rất cần xét xu thế đại vận luân chuyển ra sao, cũng như tam phương tứ chánh hội tinh diệu gì về cung Mệnh, sau đó mới có thể quyết định việc phát sinh biến hóa tốt hay xấu. Từ tính chất cơ bản mà nói, tại dần thân hai cung, Liêm Trinh độc tọa hội Tham Lang độc tọa là "thứ đào hoa" hội "chánh đào hoa", điều này ứng vào mệnh lẵng lơ hoa liễu (thủy tính dương hoa chi mệnh), nhưng theo kinh nghiệm Vương Đình Chi, mệnh cục này hết sức say mê, hứng thú trong phương diện nghệ thuật, nhất là trong việc phối hợp tuyển chọn nhan sắc, họ thường có nhãn quang dị thường, độc đáo. Tại xã hội ngày nay, vị tất hạ thấp hay xem thường địa vị mệnh cục loại này, ngoài ra, theo thuyết pháp "Trung châu phái" nếu mệnh cục này kiến Lộc, ngược lại trở thành "thanh bạch chi cách" (cách cục trong sạch), không thể coi là đào hoa cách.
Tại tị hợi, hai đào hoa tinh Liêm Trinh Tham Lang đồng cung, ngược lại biến thành thần kinh quá mẫn cảm, nếu không có đào hoa tinh khác hội chiếu, cũng không thể lẵng lơ hoa nguyệt một cách tùy tiện. Có một số người dụng "Đẩu số" đoán mệnh loại này, hơi một chút là nhận định người khác dâm đãng, tính dục cường,... vậy rất thô thiển, hơn nữa tư tưởng như vậy chỉ là những ý nghĩ tầm thường, nhỏ bé. Kỳ thật, loại người này đại đa số chỉ là vất vả bôn ba mà thôi.
Liêm Trinh Thất Sát đồng cung, tính chất biến hóa rất lớn, cùng cư cung Mệnh, nhưng có thể có cách cục cao thấp, chênh lệch rất lớn. "Mân phái" cho rằng sửu cung tốt hơn mùi cung, "Trung châu phái" lại trái ngược, cho rằng phải có sự phối hợp thêm sao khác thì người Liêm Sát cư mùi cung mới thành tựu hơn sửu cung.
Về phần Liêm Trinh Phá Quân đồng cung, tính chất đào hoa bị giảm rất nhiều, trái lại còn chủ một đời "đa ba chiết" (nhiều trắc trở, thăng trầm), việc lập nghiệp luôn xắn tay vào hành động mà không chịu ngồi yên. Có một phái cho rằng người có mệnh cục này dễ bị chó cắn, kỳ thật cũng không nên một mực cho là như vậy.
71. So sánh Tham Lang - Liêm Trinh
Cái tên Tham Lang

nghe lên rất e ngại, kỳ thật cũng không phải nghĩa sao Tham Lang là như thế, nguồn gốc (mục đích) chính của mệnh danh này là do cùng "Liêm Trinh" xung đối (**), một Liêm một Tham, trở thành một đôi "Đối tinh" trọng yếu trong Đẩu số.
Tham Lang tại Đẩu số xưng là "Chánh Đào Hoa", Liêm Trinh xưng là "Thứ Đào Hoa", nhưng hai sao cùng tính chất (lý tính) nhưng lại có rất nhiều điểm không giống, đại khái Liêm Trinh dường như thiên hướng vào âm nhu, Tham Lang lại thiên vào dương cương, bởi vậy cái Đào Hoa ở Tham Lang nổi rõ như kẻ gặp vận hội lớn phô trương ngựa hay, rượu ngon; mà Đào Hoa ở Liêm Trinh lại chỉ là len lén cái khuôn mẫu mang thanh sắc khuyển mã.
Vì lẽ đó Tham Lang thủ mệnh ngộ tai ách cũng ngộ một cách đường đường chánh chánh, như "Tham Lang tị hợi cư hãm địa, bất vi đồ nhân diệc tao hình"; "Tham cư hợi vu ngộ Dương Đà, danh vi phiếm thủy Đào Hoa" (chú: nam nữ tham hoa mê tửu đến táng thân); "Tham Vũ Phá Quân ngộ cát diệu, mê luyến hoa tửu dĩ vong thân". không giống Liêm Trinh đóng cung hãm phùng ác diệu, gặp phải tai hại dị thường như "Liêm Trinh Vũ Khúc hội vu thụ chế chi hương, khủng mộc áp xà thương"; "Liêm Trinh Hỏa Tinh đồng Không hãm, đầu hà bạch ải" (Liêm, Hỏa, Địa Không hãm đồng cung, thắt cổ hoặc đâm đầu xuống sông tự tử); "Liêm Trinh Phá Quân hội Kình Dương vu Thiên di, tử vu ngoại đạo". - nhưng xin độc giả chú ý, suy đoán này cấn có rất nhiều điều kiện tiên quyết khác, hy vọng không gặp chuyện độc giả tự mình khởi lá số nhìn thấy cách cục vừa kể trên lại tự mình làm mình sợ hãi đến nổi không ăn được cơm.
Tính chất Tham Lang ở cung vị miếu vượng lợi hãm khi đi cùng các tinh diệu khác rất không giống nhau, đối với độc giả nghiên cứu "Tử vi Đẩu số" điều này cần chú ý thêm.
Bình thường mà nói Tham Lang hỉ nhập miếu (cư thìn, tuất, sửu, mùi bốn cung), gọi là "Tham Lang nhập miếu năng tập chánh" nhưng mà vẫn phong lưu; "Tham Lang nhập miếu thọ nguyên trường", nhưng đặc biệt không thích tọa vượng cung (tý, ngọ, mão, dậu bốn cung). Phú rằng: "Tham Lang vượng cung, chung thân thử thiết", "Tham Lang cư vu ngọ mão dậu thủ mệnh, chung thân bất năng hữu vi". Song các thuyết pháp này lại cũng có rất nhiều điều kiện tiên quyết không thể một mực mà nói vậy được.
Tham Lang không thích lạc hãm, nhưng hỉ ngộ Không diệu; sẽ làm giảm bớt tửu sắc tài khí, nhưng ngộ Văn Xương Văn Khúc có thể trở thành kẻ vì phong lưu mà ô danh, đây là chính là chổ khác biệt lớn nhất giữa Tham Lang và Liêm Trinh, mặc dù "Liêm Trinh ngộ Văn Xương hảo lễ nhạc"; còn Liêm Trinh ngộ Không diệu, lại không thể giảm bớt tập tính thanh sắc khuyển mã.
Chú thích:

Tham Lang: Tham: ăn của đút lót, tham lam,...; Lang: con chó sói.
(**) Tham Lang và Liêm Trinh đối xứng nhau qua trục Tị Hợi. Tại Dần Thân, Tham và Liêm thể hiện bản chất rõ ràng nhất: Tham Lang ăn chơi trác táng, mê đắm tửu sắc, "phong lưu thái trượng"; Liêm Trinh thì "thanh bạch năng tương thủ" (ý tác giả nhấn mạnh đối tinh là vậy).
102. Cách "Liêm Trinh văn vũ" thiếu năng lực khai sáng
"Liêm Trinh văn vũ cách" - tức là Liêm Trinh nhập miếu thủ mệnh (cung Mệnh tại dần, thân) ngộ Văn Xương Văn Khúc củng chiếu (hình 9).
Ca rằng:
Mệnh trung văn vũ hỷ triều viên,
Nhập miếu bình sanh phúc khí toàn
Thuần túy năng văn cao chiết quế
Chiến chinh vũ định trấn tam biên.
"Mệnh mừng gặp được Liêm Trinh miếu vượng và Xương/Khúc đồng cung triều củng, là mệnh phúc khí vượng; theo đuổi văn nghiệp thì thành danh đỗ cao như bẻ cành quế, theo võ nghiệp thì như võ quan trấn thủ các nơi biên cương trọng yếu"
Liêm Trinh đúng là một sao rất khó suy tính, có thể cực tốt cũng có thể cực xấu, biến hóa đa đoan, cho nên gặp phải người Liêm Trinh độc thủ cung Mệnh suy đoán thời phải hết sức cẩn thận.
Cổ nhân rất trọng văn sĩ, không trọng nhân sĩ ra ngoài hành nghiệp, thậm chí ngay cả võ tướng bảo vệ kinh đô cũng không được ở nhãn nội (**), là bởi vì Liêm Trinh hàm chứa tính chất "vũ biên" không thực, cho nên cổ nhân luận mệnh Liêm Trinh thường đánh giá không cao; nhưng một khi Liêm Trinh gặp "văn tinh" cổ nhân lập tức có cái nhìn khắc hẳn, cho rằng đúng là người "văn vũ kiêm tư chi tài" (***), cái nhìn này để ý áp dụng ở xã hội hiện đại thật ra cũng có chút lệch lạc, bởi vì người kinh thương cũng như người mở xưởng làm ăn, tại xã hội hiện đại cũng không hẳn là địa vị quá cao.
Liêm Trinh thủ mệnh tại dần hoặc thân thì cung Tài bạch tất là Tử Vi Thiên Tướng; Quan lộc tất vi Thiên Phủ Vũ Khúc, nhưng hội chiếu thêm Văn Xương Văn Khúc, có thể gọi là nhiều cát hội hợp, hơn nữa đầy đủ hết các loại sao văn võ, cơ bản phải công nhận là một sự phối hợp rất tốt đẹp.
Nhưng ông chủ xí nghiệp lại sẽ không nhất định phải có lá số như thế này, bởi vì Liêm Trinh có chút nghi ngờ là hoa nhi bất thật (có vẻ hào nhoáng bên ngoài, không thực), khiếm khuyết năng lực khai sáng cục diện, làm cho đến nơi đến chốn, bởi vậy "Liêm Trinh văn vũ cách" vỏn vẹn chỉ có khả năng thuộc loại mệnh quản trị điều hành doanh nghiệp hoặc là hiệu trưởng một trường học, học viện.
Chú thích:
Cây quế: có công dụng dùng để làm thuốc. Chiết quế là bẻ cành quế thơm. Từ mặt đất nhìn lên mặt trăng, cái bóng đen ở trong mặt trăng tục gọi là cóc, là thỏ, là cây quế. "Chiết quế" là uyển ngữ, ở đời khoa cử, ai đỗ khoa Hương gọi là thiềm cung chiết quế (bẻ quế thơm nơi cung trăng).
(**) Nhãn nội: chổ trọng yếu, thường là nơi vua ở. Lo sợ ko cho quan võ đóng trong nội cung vì lo sợ binh biến tiếm ngôi (vì lý do an ninh)
(***) Quan có tài kiêm cả việc văn và việc võ.
80. Thiên Lương tọa mệnh phần nhiều chủ cô lập
Chánh diệu cùng Thiên Lương có quan hệ mật thiết nhất là Thái Dương, Thiên Đồng, Thiên Cơ; cụ thể như sau:
- Tại tý ngọ, Thiên Lương độc tọa có Thái Dương xung chiếu
- Tại sửu mùi, Thiên Lương độc tọa có Thiên Cơ xung chiếu
- Tại dần thân, Thiên Lương cùng Thiên Đồng đồng cung
- Tại mão dậu, Thiên Lương cùng Thái Dương đồng cung
- Tại thìn tuất, Thiên Lương cùng Thiên Cơ đồng cung
- Tại tị hợi Thiên Lương độc tọa có Thiên Đồng xung chiếu.
Khi Thiên Lương cùng Thái Dương cấu thành tinh hệ, đích thị là kết cấu tốt nhất, bởi vì Thiên Lương vốn có tính chất "cô khắc" có khả năng nhờ Thái Dương hóa giải, do vậy có thể thấy rằng Thái Dương nên vào nhập miếu hoặc vượng, tỷ như Thái Dương vào cung ngọ hay mão, ánh quang và tỏa nhiệt đều thịnh hơn dậu cung hoặc tý cung, vì lẽ đó Thiên Lương nên tọa tý được Thái Dương cư cung ngọ chiếu soi; từ Thiên Lương Thái Dương đồng cư mão thời tốt đẹp hơn cư dậu, cho đến phần Thiên Lương tọa ngọ có Thái Dương cư tý củng chiếu, so sánh với cách cục Thiên Lương cư tý xem ra không bằng được.
Phàm Thiên Lương cùng Thái Dương cấu thành tinh hệ, dễ dàng hình thành cách cục "Dương Lương Xương Lộc", tức là gia hội Văn Xương và Lộc Tồn, cách này lợi nhất khi tham gia thi cử, nhất là đối với các kỳ thi quốc gia trọng yếu rất có lợi. Bởi vậy người vốn có đủ cách cục này, dễ dàng trở thành nhân tài chuyên nghiệp hoặc người nghiên cứu, học thuật. Hoặc ngay như không thấy Văn Xương cùng Lộc Tồn thì kết cấu Thái Dương Thiên Lương đích kỳ thật cũng lợi vào nghiên cứu học thuật; vì lý do đó, ngược lại đương số nếu theo con đường chính trị sẽ là sự mạo hiểm rất lớn, hoặc nếu theo nghiệp kinh thương buôn bán thuần túy, cũng có biến đổi bất ngờ.
Thiên Lương cùng Thiên Cơ, cổ nhân cho rằng người thiện nói chuyện binh. Điều này là do Thiên Cơ có tài ăn nói linh hoạt cơ biến, còn Thiên Lương thích tự mình thể hiện, soi xét sự việc duyên cớ, ở thời xưa văn nhân có khả năng bàn luận binh pháp thì được cho rằng đích thị văn vũ toàn tài, nhược ở hiện đại, kết cấu Cơ Lương tất không nhất định "thiện đàm binh pháp" mà có thể chỉ là ba hoa, khoác lác lý luận chuyện làm ăn, đầu cơ.
Thiên Lương đi cùng Thiên Đồng là một tổ hợp dễ biểu hiện hành vi sơ cuồng

, vì Thiên Lương thích soi mói bắt bẻ, Thiên Đồng thì thích hưởng thụ, hai loại tính chất kết lại thường khiến người dễ nghĩ rằng xã hội luôn có rối ren, lộn xộn,... nói xin lỗi các cụ bô lão chứ chính người này tự mình ra vẻ "tọa nhi luận đạo" (**), như là quốc sĩ trong thiên hạ vô song vậy! song, nếu có thể hướng những ưu điểm đến những điều tích cực, tất ngược lại có thể đạt được tâm tư tinh tế, không chịu "hòa quang đồng trần" (sống ẩn dật, tiêu cực không đấu tranh), đại khái có Thiên Lương đồng cung phần nhiều chủ cô lập vậy.
Chúc thích:
sơ cuồng: sơ xài, hời hợt và có vẻ rồ, ngông, thiếu suy nghĩ chín chắn làm liều...
(**) ngồi nói suông, lý luận suông
122. "Cơ Lương gia hội" cao nghệ tùy thân
("Cơ Lương gia hội" là người có tay nghề cao)
"Cơ Lương gia hội cách" - tức Thiên Cơ Thiên Lương đồng thủ cung Mệnh.
Cổ ca:
Cơ Lương nhập miếu tối kham ngôn
Đắc địa giáo quân phúc lộc toàn
Diệu toán thần cơ ứng cái thế
Uy uy lẫm lẫm chưởng binh quyền.
(Cơ Lương nhập miếu khó nói hết đc điều tốt, vào đắc địa là thầy giáo dạy học cho vua phúc lộc vẹn toàn, có tài thần cơ diệu toán cái thế thiên hạ, khi chấp chưởng binh quyền uy danh lẫm liệt.)
Thiên Cơ Thiên Lương đồng cung, chỉ có hai trường hợp, một là ở cung thìn, lúc này Thiên Cơ thừa lợi, Thiên Lương nhập miếu; một là ở tuất cung, cũng là Thiên Cơ thừa lợi, Thiên Lương nhập miếu, nhưng tuất không bằng thìn, bởi vì khi ở thìn cung thì hội hợp Thái Âm Thiên Đồng ở tý cung là miếu vượng, còn khi ở tuất cung hội hợp Thái Âm Thiên Đồng thất hãm ở cung ngọ. Vì lẽ đó chiếu theo giải thích của Vương Đình Chi, bản thân cách cục Thiên Cơ Thiên Lương tọa thìn cung không chỉ vào cách cục "Cơ Lương nhập miếu".
Cổ nhân đối với tinh hệ "Cơ Lương" này, khẩu quyết rất nhiều, như "Cơ Lương Tả Hữu Xương Khúc hội, văn vi quý hiển vũ trung lương", "Thiên Cơ Thiên Lương đồng cung Thìn Tuất, tất hữu cao nghệ tùy thân"; "Cơ Lương hội hợp thiện đàm binh"; "Cơ Lương đồng tại thìn tuất thủ mệnh, gia cát diệu, phú quý từ tường, nhược ngộ Dương Đà / Không diệu, thiên nghi tăng đạo."
Nhưng thật ra tổ hợp Thiên Cơ Thiên Lương, chủ chỉ người tò mò, thích sự lạ, biện luận gian trá, thích biểu hiện, hơn nữa đa phần không phụ họa ý kiến người khác. Ở thời xưa, có thể tư liệu sống, tài liệu thực tế nói viết, soi sáng không nhiều lắm, nhất là thường thấy văn nhân đàm luận binh pháp, cho nên mới có thuyết pháp "Cơ Lương hội hợp thiện đàm binh".
Vương Đình Chi khi so sánh chú trọng thuyết pháp "tất hữu cao nghệ tùy thân", cái gọi là "cao nghệ", là nói có tay nghề kỹ thuật, thủ công mà thôi. Vào thời hiện đại, người có tổ hợp tinh hệ loại này tốt nhất là nên học tính toán máy móc hoặc làm nghề kế toán, thống kê.
tùy thân : cái gì mang theo bên người thì gọi là tùy thân, như tiền bạc tùy thân, hành lý tùy thân,...
81. Phân biệt tính chất cát hung của Thiên Lương
Bởi vì Thiên Lương tàng chứa nhiều tính chất biến hóa, bất kể tổ hợp "Thiên Lương Thái Dương", "Thiên Lương Thiên Cơ" hay "Thiên Lương Thiên Đồng" đều rất dễ có biến hóa hết sức cực đoan, cho nên Vương Đình Chi ý định nói rõ kỷ càng tỉ mỉ một chút tư liệu này.
- Thiên Lương không nên gặp tinh diệu có tính chất thiên về phù động, đây chính là đặc điểm đầu tiên của nó, nên thuyết pháp cổ có "Thiên lương Thiên mã hãm, phiêu đãng vô nghi" (Thiên Lương Thiên Mã hãm, phiêu đãng không nghi ngờ); "Thiên Lương Nguyệt diệu, nữ dâm bần"; "Lương dậu Nguyệt tị, khước tác phiêu phùng chi khách".
- Thiên Lương tối kỵ gặp Kình Dương Đà La, là đặc điểm thứ hai, nên cổ nhân có thuyết pháp "Thiên Lương hãm địa kiến Dương Đà, thương phong bại tục". (Lương hãm gặp Dương Đà đồng cung làm tổn hại đến đạo đức, phong tục, tập quán truyền thống).
- Thiên Lương mừng được cư cung miếu vượng và đắc các sao phụ tá triều củng trợ giúp, cho nên Thiên Lương không thích 3 cung hãm là tị thân hợi, vào dậu cung cũng chê cho là bình thường, cái gọi là phụ tá chi diệu, đầu tiên phải kể đến là Thiên Khôi Thiên Việt, Tả Phụ Hữu Bật, Văn Xương Văn Khúc, Lộc Tồn Thiên Mã; thứ nữa là một trong các bộ sao tạp diệu Tam Thai Bát Tọa; Long Trì Phượng Các; Ân Quang Thiên Quý; Thiên Quan Thiên Phúc. Đây là đặc điểm thứ ba, nên cổ nhân có các thuyết pháp "Thiên Lương thủ chiếu, cát tương phùng, bình sanh phúc thọ", "Thiên Lương miếu vượng, Tả Hữu Xương Khúc gia hội, xuất tướng nhập tướng".
Lưu niên tiểu hạn, sao lưu theo tuổi, gặp Thiên Lương cũng có ảnh hưởng tương đương. Thiên Lương hỉ gặp sao lưu Thanh Long, Tấu Thư, gặp là chủ có chuyện mừng về văn thư, giấy tờ, bằng sắc; song cái gọi là "Văn thư chi hỉ" thì Thanh Long, Tấu Thư cùng Văn Xương Văn Khúc cũng không giống nhau; "Văn thư" Văn Xương Văn Khúc có thể chỉ trái khoán, chi phiếu cùng cổ phiếu; nhưng Thiên Lương kiến "Văn thư" Thanh Long Tấu Thư, chỉ có thể nói là công văn chính phủ hoặc một đại cơ cấu. Bình thường phần nhiều chỉ chức vị thăng tiến, hoặc thu hoạch, đạt được danh hàm. Tin rằng một nhân vật nổi tiếng về chuyện gì, năm đó đương số tất có Thiên Lương gặp được Thanh Long hoặc Tấu Thư vậy.
Bởi vì Thiên Lương cát thì giơ tay làm một mình, hung thì tính tình lầm lỳ, cho nên bất kể cát hung cùng lợi vào sự học thuật nghiên cứu. Cổ nhân chỉ cho là "Lương Đồng Cơ Nguyệt dần thân vị, nhất sanh lợi nghiệp thông minh" (Lương Đồng Cơ Nguyệt dần thân vị, cả đời thông minh lợi nghiệp", (các vị trí) còn lại là tổn hại vì dâm cùng cơ trí, và phát huy tính chất cô khắc nếu gặp thêm Hình Kỵ, nhưng nếu ở hậu thiên có cách cục có khả năng tương phù, tháo gỡ thì tính cách biến thành linh động (khó hợp vào học thuật nghiên cứu), vậy bản thân cũng khó thể trở thành người tài giỏi trong giới học thuật.
79. Đặc tính "tiêu tai giải nạn" của Thiên Lương
Cổ thư thường dẫn giảng sai cho độc giả, chớ dựa chỉ vào một sao Thiên Lương để suy đoán. Bổn mộc cổ thư đều nói Thiên Lương là thọ tinh, hóa khí là ấm , chuyên việc khống chế hóa giải tai ách, ấm vào thân mệnh, cái phúc truyền đến đời con đời cháu, thậm chí thuyết "Nãi vạn toàn thanh danh, hiển vu vương thất" (Ấy là thanh danh vẹn toàn, vinh hiển vào hàng họ hàng của vua); "Nhược canh phùng Tả Hữu Xương Khúc gia hội, tắc xuất tướng nhập tướng" (Nếu Thiên Lương hội hợp Tả Hữu Xuong Khúc tất oai phong như vị quan tướng). Đích thực những điều đã nói về Thiên Lương quá ư tốt lành một cách dị thường.
Chỉ có Tuệ Tâm Trai Chủ (**) là người tiên phong có thể chỉ ra đích xác chân tướng, đặc chất của Thiên Lương. Bà ta nói rằng: "Trong các sao, Thiên Lương là một sao có đầy đủ khả năng phùng hung hóa cát, gặp khó khăn nguy hiểm là xuất hiện điềm lành, do đó nhất định phải biểu hiện khả năng giải nạn cho đến khi tỏ rõ điềm lành (hết nạn), cho nên người có Thiên Lương tọa mệnh, bất kể cung vị nào, có hay không hội chiếu cát tinh đều không khỏi gặp phải khó khăn, khiến Thiên Lương thực thi hóa giải."
Người sau viết và xuất bản sách Đẩu số, bởi vậy mà cũng hiểu được cái nhìn có thay đổi đối với Thiên Lương, tuy không xứng đáng khen ngợi nhưng được như vậy là rõ ràng mạch lạc rồi! (PhucLoc: đang nhận xét những người viết sách thời nay như Tuệ Tâm Trai Chủ). Người dùng Đẩu số xưa, chỉ có thể căn cứ ca quyết cổ: "Thiên Lương, Nguyệt diệu nữ dâm tham", để cử ra khuyết điểm duy nhất của kết cấu tinh hệ Thiên Lương, nhưng rồi lại hiểu lầm ý tứ của "Lương Đồng đối cư tị hợi, nam lãng đãng, nữ đa dâm", cơ hồ tưởng rằng nữ nhân có loại kết cấu tinh hệ này hết thảy đều thành "dâm oa đãng phụ" (***) cả sao.
Kỳ thực, sao Thiên Lương không quá xấu cũng không quá tốt, chỉ là trước tiên làm cho người ta gặp phải khó khăn hoặc hung hiểm, sau đó lại hóa giải thành như không mà thôi. Cho nên, dù khai đao phẫu thuật ắt hẳn không chết; hoặc sự nghiệp sắp sửa sập tiệm lại có thể đột nhiên gặp được tư trợ; mang đến hết thảy tai nạn bệnh thống, rồi kết quả là cuộc sống đều chống chỏi được mà đi tới, nguyên nhân chính là như thế, cho nên người có Thiên Lương tọa mệnh, từ tuổi trung niên trở đi, quay đầu nhìn lại chuyện cũ trong quá khứ, thường thường cảm thấy đời người như hư không, vì thế nên tư tưởng phần nhiều tinh thần u uất, có khuynh hướng tiêu cực.
Một tính chất khác của Thiên Lương là thần bí, người có Thiên Lương tọa mệnh, không có khuynh hướng tự giác tin tưởng sự vật thần bí. Nếu phát triển một phương diện tích cực, thì người Thiên Lương ham thích nghiên cứu và thảo luận về xã hội đương thời, thường cho rằng cái lý của nhận thức rất thâm thúy, nhưng giới hạn ở chổ nặng lý luận mà ít thật tiễn; nhưng nếu định hướng phát triển không tốt, thì tính cách rơi vào soi mói, kiếm chuyện bắt bẻ con chữ, khiến người khác hiểu rằng khó mà tiếp cận, gần gũi.
Bởi vậy đối với người Thiên Lương tọa mệnh, làm danh sĩ tốt hơn, điều này mới là tính chất cơ bản của Thiên Lương.
Chú thích:

Ấm : bóng cây che mát. Được nhờ ơn của người khác đều gọi là ấm.
(**) Tuệ Tâm Trai Chủ : sáng lập "Tân Thuyên phái", một trong những phái tử vi truyền thống (giống như Vương Đình Chi và Liễu Vô Cư Sỹ), một tác giả viết khá nhiều sách Tử Vi, cống hiến cho làng lý số rất nhiều. Một số tác phẩm như: "Như hà thôi toán mệnh vận"- Tử vi đẩu sổ dữ Tứ hóa tinh ; Tử vi đẩu sổ xu cát tị hung pháp ; Tử vi đẩu sổ khai phát tiềm năng...
(***) "dâm oa đãng phụ" : là gái đẹp (oa) thì dâm loàn, là phụ nữ có chồng thì phóng đãng bất chính.
120. "Thiên Lương chấn kỷ" không hợp trào lưu
"Thiên Lương chấn kỷ cách" - tức Văn Khúc ngộ Thiên Lương vượng địa thủ mệnh.
Cổ ca :
"Văn khúc cảnh hành ngộ Thiên lương
Vị liệt Hoàng môn Ô phủ hành
Cương kỷ triều trung công nghiệp kiến
Bức nhân thanh khí mãn càn khôn."
(Văn Khúc sáng sủa đi cùng Thiên Lương, đứng vào hàng Hoàng môn Ô phủ ra vào phủ vua, việc triều đình hay cương kỷ giường mối đều hỏi ý kiến, khiến thanh khí trong lành của người dân lan tỏa đầy khắp đất trời.)
Thiên Lương tại sáu cung tý ngọ, thìn tuất, dần mão là nơi nhập miếu, tại hai cung sửu mùi thừa vượng; Văn Khúc vào ba cung tị dậu sửu là miếu, ba cung dần mão mùi thừa vượng, cho nên cung vị mà hai sao đều miếu vượng liền chỉ có ba cung sửu, mão, mùi.
Thiên Lương tại sửu mùi là độc tọa, đối cung là Thiên Cơ; Thiên Lương tại cung mão, tất đồng cung với Thái Dương, so sánh hai kết cấu, dễ thấy kết cấu Thái Dương Thiên Lương đồng cung là ưu việt, lấy Thiên Lương so sánh cùng Thiên Cơ thì tính cách Thiên Lương hàm chứa tính cô khắc.