PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Trao đổi về y học, võ thuật, văn hóa, phong tục, tín ngưỡng
Nội qui chuyên mục
Không tranh luận về chính trị và tôn giáo
hathao207
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 540
Tham gia: 00:39, 18/01/14

TL: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Nếu 15 quán tưởng về thế giới Cực Lạc mà dễ - Hoàn thành được 16 quán này (1 quán thấy, 15 quán tưởng) mới làm ra cái mô phỏng cảm ứng tiếp dẫn. Để làm được 15 quán này thì nhất tâm niệm A Di Đà Phật là điều đã trở thành nhất niệm. - Đã vào định và dùng được Hướng Tâm rồi - Pháp Hướng! - Tức là Đạo Hạnh phải có (định lực, trí lực) - mới hoàn thành tưởng nổi 16 quán. Còn người thường đời? - Ai đủ trí lực, định lực?


- Khi đủ Đạo Hạnh - Chưa cần Đạo Hạnh giải thoát khỏi thế này, làm sao lại không đến được thế giới Cực Lạc với trình độ trên Đạo Hạnh trên?






Còn “Tịnh Độ” phổ quát với chỉ 1 niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” chẳng hạn - rất khó nói về hiệu quả thiết thực giải thoát với chúng ta ở đây vì bản thân chúng ta ở tại vị trí này của luận: Không ai có đủ khả năng chứng nhận.



Muốn có định lực, trí lực (tuệ lực) - Chúng ta đang trước tác luận đây. Có rồi mới muốn giải thoát bằng Chánh Định Quán (Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Địa Phủ (Địa Tạng), Kim Cang, Pháp Hoa…) hay Quán Cực Lạc (16 Quán) thì lúc đó tuỳ mỗi người.


Chúng ta đều cách xa vô lượng đời tu!


Bởi vậy, phía tiếp sẽ trình về KHÔNG VÀ AN TRÚ KHÔNG
Đầu trang

hathao207
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 540
Tham gia: 00:39, 18/01/14

TL: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

(067 tiếp)

Hai kinh Tiểu KhôngĐại Không tại Trung Bộ Kinh cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về KHÔNG. Một cái nhìn Pháp Không của Đức Thế Tôn vừa chân thật, chi tiết, cũng bất khả tư nghì vì lẽ lâu nay, chúng ta nhiều khi dồn tâm trí đi tìm văn trí để hiểu không là gì, đọc, nghe đủ các giảng giải mà vẫn mê man.

Tuy là trung kinh nhưng cũng tương đối dài, chúng ta không trích.

(Chúng ta đã thấy trong tập luận này có nhắc đến rất nhiều Pháp và thi thoảng mới thấy trích kinh. Bây giờ thế giới phẳng, các Kinh được nhắc tên đều hoàn toàn có thể đắc được nếu chúng ta tác ý. Quá đơn giản, chỉ là vài dòng tác ý tìm kiếm).



Trước tiên, cái nhìn của Đức Thế Tôn chính là: Không vô biên xứ


Rất rõ, dù với lý thuyết sự lựa chọn về thế giới 4 chiều ở đây hay mọi lý thuyết về vũ trụ hiện đại, dù có những lý thuyết sẽ nói: Vũ trụ có giới hạn nào đó, vũ trụ có biên nào đó.v.v. - Nhưng tất cả đều là giả thiết. Bởi vì:


Dù muốn hay không muốn thừa nhận, cái gọi là “không thời gian” mà chúng ta đang hiểu là cong và hấp dẫn. Giả dụ có ai đó (thực thể, sắc, vật, hình tướng.v.v.) đi ra tới rìa vũ trụ và từ đây có đi mãi mãi mãi với vận tốc thế nào thì vẫn thấy chỉ đang ở rìa mà không thể nào vượt ra khỏi rìa - giống như bên trong 1 quả bóng tròn kín căng hơi. Có con kiến bò bên trong mặt quả bóng thì nó bò vô lượng thời gian và vô lượng khoảng cách thì vẫn chỉ thấy: Chưa qua được biên của quả bóng.


Như vậy, chúng ta với văn trí thời hiện đại, khả năng hiểu về “không vô biên xứ” dễ dàng hơn so với thời xưa.



Không vô biên xứ, nhưng người tu Đạo giải thoát thì chắc chắn phải vượt qua không vô biên xứ rồi. Dần dần chúng ta sẽ biết cách vượt!



Chứng không vô biên xứ là 1 lẽ, an trú vào không vô biên xứ là 1 lẽ. Vượt ra khỏi không vô biên xứ là lẽ khác. Tất nhiên, đều là cấp xuất thế gian.


Chúng ta còn cách những thứ này rất ra vì không vô biên xứ là tầng trên cả tứ thiền chánh định. Chúng ta còn chưa vào chánh định khi này thì điều này có nghĩa còn cách xa không vô biên xứ như như chúng ta cách rìa vũ trụ đang hiện thế này vậy.


Dù thế, chúng ta có thể thực tập không vô biên xứ ngay từ khi này.
Đầu trang

hathao207
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 540
Tham gia: 00:39, 18/01/14

TL: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Với lý thuyết sự lựa chọn đang trình, chúng ta hoàn toàn dễ dàng hiểu Kinh Tiểu Không và có thể thực tập hành trì theo. Đây là một trong những mục đích tác dụng của việc trình lý thuyết sự lựa chọn đời ở đây.


Kinh tiểu không - Đức Thế Tôn dạy chúng ta quán Không. Thời của Đức Thế Tôn, nói vậy thì có rất nhiều người hiểu, nhưng thời nay, người đọc kinh tiểu không sẽ rất khó hiểu và rất khó hành trì (quán).


Làm gì có chuyện dễ dàng quán tất cả mọi thứ xung quanh ta thành không. Từ lúc ban đầu ở phạm vi nhỏ hẹp tới cứ lớn dần lớn dần … mọi thứ đều là không hết.

Chúng ta ngồi ở đây cũng thấy: Làm gì có chuyện trong khi đang đọc cái dòng này mà lại quán thiết bị (máy tính, điện thoại) là không, rồi bàn ghế nhà cửa giường chiếu rồi người rồi vật.v.v. Là không?


Để đọc hiểu văn trí thì chúng ta tin là vì rất nhiều người tin vào Đạo Đức Thế Tôn nên khi đọc kinh sẽ tin kinh nói vì ở các kinh khác cũng đều nói những vô thường, vô ngã, vô tướng, vô tánh rồi nghe đủ các giảng sư giảng giải phân tích nên tin: Mọi thứ đều là không. - Thực tế, chúng ta văn trí thế thôi chứa không hành trì, chứng được tý ty. Nếu thấy rõ không thì đã sớm tu Đạo giải thoát rồi.


Nhờ lý thuyết sự lựa chọn đã trình mà chúng ta thấy: Tràn ngập lượng năng của các lượng tử chứ không có hình tướng sắc sự gì. Tất cả thế giới đã được mô tả bằng lượng năng từ hiện tại (lượng năng ảnh hiện tại) đến bất kỳ quá khứ, tương lai… Làm gì có sắc, sự, vật hay cái gì hình tướng…?


Vì lẽ thế giới ảo ảnh đã được mô tả rõ ràng như trên.


Nên chúng ta dùng văn trí này quán Không như trong Kinh Đức Thế Tôn đã nói.


Chúng ta quán thế giới tràn ngập Không, chỉ có không và duyên.


Khi hiểu thế giới tràn ngập lượng năng và chỉ có lượng năng và “rắc rối lượng tử” chúng ta hiểu thứ tràn ngập không và duyên trong Kinh.


Tất cả đều là không, chúng ta hãy an trú vào đó. Hãy quán nó, quán không.


Trước tiên, chúng ta phải quán Tiểu Không, sau đó mới quán Đại Không. Tiểu không chính là quán ngoại Không. Đại Không chính là quán nội không.


Đại không, chúng ta chưa vào chánh định, chưa quán được Đại Không.


Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể quán ngoại không. An trú vào ngoại không và dần dần sau này sẽ an trú vào nội không sau khi vào chánh định.


Ngoại không là gì? - Chính là không bên ngoài.


Không bên ngoài thì lý thuyết sự lựa chọn về thế giới đã mô tả rất kỹ như đã nói: Tràn ngập lượng năng, chỉ còn là lượng năng với rắc rối lượng tử (hạt lượng tử). Mỗi ảnh đều được hiển hoá bởi mức lượng năng và rắc rối lượng tử của nó với vô lượng ảnh khác.

Như vậy, chúng ta dễ dàng quán thấy không của thế giới, vũ trụ - ngoại không.


Khi quán tới không vô biên xứ - chính lúc này chúng ta lại thấy: Bản thân người quán không khác gì 1 hạt lượng tử trong cái không vô biên này.


Đầu trang

hathao207
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 540
Tham gia: 00:39, 18/01/14

TL: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Khi chúng ta thấu rõ ngoại không là không vô biên xứ - như thế nào - chứng thấy nhờ quán tiểu không như đã nói (với văn trí của chúng ta khi đi từ đầu tới đây hoàn toàn chứng quán thấy được rồi). Sau này, mấy nữa vào chánh định, chúng ta cũng quán được nội không là không vô biên xứ. Lúc này mới rõ nội ngoại không không khác gì nhau, chính là một. Vì là 1 nên chúng ta mới đồng nhất, vượt ra và vào thức đi chứng thức vô biên xứ.


Mà nội không chính là cái bên trong ta. Cái tâm mà chúng ta khi vào chánh định cần chứng, nó là một tâm không và không này cũng phải được chứng thấy là vô biên xứ.


Chúng ta không trước tiên quán và chứng và an trú ngoại không vô biên xứ - làm sao sau này ở trong chánh định rõ được thế nào là “không vô biên xứ” vì sao? - vì cái nội không của chánh định, cái không này đi mãi, đi mãi, đi mãi nó vẫn là cái tâm định đó thôi - nên dùng văn trí này cho rằng: Đây là không vô biên xứ, nhưng sai chất chân như rồi còn đâu? - Hoàn toàn lầm bản chất chân như về không vô biên xứ nên…. Cuối cùng từ văn trí đó, phát xuất tri kiến: Diệu không là vậy.



Còn chúng ta, với văn trí về thế giới hiện nay. Lại có lý thuyết sự lựa chọn như đã trình: Trước tiên, chúng ta hãy như Đức Thế Tôn đã làm: Đi khám phá ngoại không trước, chứng được ngoại không, an trú vào ngoại không, sau đó mới đi tìm chứng nội không - thứ không thâm sâu hơn của chánh định.



Nếu chỉ an trú ngoại không - thì không thể giải thoát. Rất rõ, cùng lắm là một đời vô tranh, vô dành, không màng danh lợi vì đã thấy cái không vô biên quá, bản thân thật nhỏ nhoi.


Khi chúng ta quán thấy không vô biên xứ, từ lúc thấy không vô biên xứ, nhìn vào xem xem bản thân chúng ta ở đâu trong cái không vô biên xứ này……… - Không khác gì một lượng tử trong thân ta đối với toàn thân ta - khả năng còn lượng tử của lượng tử.v..v


Khi thấy ngoại không vô biên xứ (quán thấy, đừng tưởng). Chúng ta sẽ tự thay đổi tâm cảnh vì…. “Không còn ngã nữa” - nhỏ đến mức còn không biết có bằng một phần của hạt lượng tử nữa không thì ngã mạn gì nữa khi này???.


Hãy cố gắng quán tiểu kinh không. Nó thật có tác dụng vi diệu.
Đầu trang

hathao207
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 540
Tham gia: 00:39, 18/01/14

TL: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Hãy làm y như trong Kinh Tiểu Không Đức Thế Tôn đã hướng dẫn. Có thể bổ xung những văn trí ở thời hiện đại nhưng thứ lớp và cách sử dụng phương tiện là không thay đổi. Phải tuần tự y kinh mà theo Đức Thế Tôn.

- Đầu tiên, quán xung quanh rồi đến làng mạc, tỉnh thành, đất nước. Sau đó, như một người nhìn thế giới, đến như 1 người nhìn hệ mặt trời, đến như một người nhìn dải ngân hà đến nhìn toàn bộ thế giới.v..v


Phải thấy được không vô biên xứ của ngoại không.

Sau này, khi ở chánh định, không còn cơ hội sửa sai chỗ này đâu vì văn trí lúc đó bị định lực đóng kìm rồi… nó chỉ phát xuất tri kiến với những gì khi đó thôi… - Hầu như 100% người tu dùng pháp ngoại đạo hiện giờ dù có ép được tâm vào định - cho rằng đây là định thì cũng không thể nào hiểu được, chứng được cái gọi là tâm không vô biên xứ vì nó như viên bi. Hướng đi khắp phương thì chỉ thấy 1 màu giống nhau, nhờ nhờ, đi mãi cũng thế, mà còn có sức để hướng mãi đi tìm không được không? - Bèn cho tri kiến khi này là “không vô biên xứ” - vì vô biên mà…. - Đó! Đạo quả như này thì giải thoát khỏi thế kiểu gì?


Bởi vậy, chứng thấy và an trú không vô biên xứ ngoại không là thứ để sau này chúng ta chứng thấy không vô biên xứ nội không (tâm không vô biên xứ).
Đầu trang

hathao207
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 540
Tham gia: 00:39, 18/01/14

TL: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Thứ chấp là thứ làm chúng ta cứ ở mãi vô minh. Minh và vô minh đồng nhất tính. Niệm vô minh duyên hành.v.v. - Chúng ta chấp vô minh nên mới luân hồi thôi.


Chúng ta chỉ cần muốn giải thoát, ý chí muốn giải thoát lúc nào cũng thường trực (tỉnh thức). Thì chúng ta bỏ chấp, luôn luôn bỏ chấp, ngày ngày đều bỏ chấp, bỏ được càng nhiều thì sẽ càng thấy buông xả được mọi thứ.



”KHÔNG” ĐƠN GIẢN CHỈ LÀ MỘT PHÁP ĐỂ MÔ TẢ VỀ THẾ GIỚI, VŨ TRỤ, KHÔNG THỜI GIAN, DUNG CHỨA. - Đặc tính của Không như là dung chứa, vô biên, không có giới hạn, hình dạng cụ thể.v.v.


Các pháp khác cũng vậy, vào đầu chúng ta được thì đi ra đầu chúng ta được. Không có đúng và sai, cũng như không có Ma và Phật. Khi chúng ta hiểu, chúng ta luôn thấy rất thoải mái, an lạc với mọi thứ, không chấp bất kỳ thứ gì mà lại có thể dùng được mọi thứ.

Khi chúng ta có chấp. Chúng ta cùng lắm chỉ dùng được thứ chấp còn không dùng được các thứ mà chúng ta đã loại bỏ đi vì chúng ta đã chấp. Chấp vào rồi, cầm giữ, nắm, thủ hữu rồi… thì làm gì còn “không” để mà dung chứa những thứ khác.

Bỏ chấp chính là bước đầu tiên để “diệu dụng” mọi thứ mà bản thân không cần thủ hữu giữ chấp.


Chúng ta chấp vào cái gì đó - chính là tự cột lại chính mình vào điều đã đang chấp. Làm sao còn “tánh không” để mà diệu dụng mọi thứ… vì bị thứ chấp nó chiếm mất chỗ rồi.




Trích Kinh “Tệ -Túc” (- Kinh về thuyết pháp của ngài Ca Diếp. Đoạn trích là ví dụ về “bỏ chấp” đơn giản nhất mà ai cũng có thể có văn trí ở đời. - Chúng ta mà còn chấp, đây mới là đúng, đây mới là sai..v.v. - Chúng ta đều vô minh vì: Cái chân như là: Có tự chứng thấy được hay không. Đạo Đức Thế Tôn là Đạo Chứng Thấy. Không phải Đạo hùng biện đúng sai, văn trí..) - Trường Bộ kinh:


“… 29. - Này Tôn chủ, vậy tôi sẽ kể một ví dụ. Ở đời nhờ ví dụ, một số người có trí hiểu được ý nghĩa lời nói. Thuở xưa, một quốc gia dời đi chỗ khác. Một người nói với các bạn thuộc hạ của mình: "Này các Bạn, chúng ta hãy đi đến quốc gia kia, rất có thể chúng ta tìm được tiền bạc của cải." Thưa Bạn, vâng!", các thuộc hạ vâng lời người bạn kia. Họ đi đến quốc gia kia, và đến một đường làng. Họ thấy một đống gai, quăng bỏ. Thấy vậy, một người bạn nói với các người kia: "Đây là một đống gai quăng bỏ. Bạn hãy nhóm lại thành một bó. Tôi cũng nhóm lại thành một bó gai. Chúng ta hãy đem bó gai ấy đi." - "Thưa Bạn, vâng!", người bạn này vâng theo người bạn kia và cột bó gai lại.

Họ mang hai bó gai, và đi đến một làng khác. Họ thấy một đống dây gai quăng bỏ. Thấy vậy một người bạn nói với người kia: "Đống dây gai quăng bỏ này thật đúng với điều chúng ta muốn làm với bó dây gai ấy. Vậy ban hãy nhóm lại thành một bó dây gai. Tôi cũng nhóm lại thành một bó dây gai. Chúng ta hãy đem hai bó dây gai ấy đi." - "Này Bạn, tôi đem đống dây gai này từ xa lại, và đống day gai được bó buộc kỹ lưỡng. Đối với tôi, như vậy là vừa đủ, bạn hãy tự biết (mà làm)." Và người bạn trước quăng bó dây gai và lấy đống dây gai.

Rồi họ đến một con đường khác. Ở đấy họ thấy nhiều vải gai được quăng bỏ. Thấy vậy, một người bạn nói với người kia: "Nhiều vải gai được quăng bỏ này thật đúng với điều chúng ta muốn làm với cây gai hoặc với dây gai. Vậy Bạn hãy quăng bỏ bao cây gai, và tôi sẽ quăng bỏ bao dây gai. Hai chúng ta sẽ mang bao vải gai này mà đi." - "Này Bạn, tôi đem đóng dây gai này từ xa lại và đống gai được buộc bó kỹ lưỡng. Đối với tôi, như vậy là vừa đủ. Bạn hãy tự biết (mà làm)." Và người bạn trước quăng bỏ dây gai và lấy bó gải gai.

Rồi họ đến một con đường khác. Ở đây họ thấy nhiều sồ ma được quăng bỏ. Sau khi thấy... nhiều dây sồ ma được quăng bỏ. Sau khi thấy... nhiều vải sồ ma được quăng bỏ. Sau khi thấy... nhiều cây bông được quăng bỏ. Sau khi thấy... nhiều vải bông được quăng bỏ... Sau khi thấy... nhiều sắt được quăng bỏ. Sau khi thấy... nhiều đồng được quăng bỏ. Sau khi thấy... nhiều thiếc được quăng bỏ. Sau khi thấy... nhiều chì được quăng bỏ. Sau khi thấy... nhiều bạc được quăng bỏ. Sau khi thấy... nhiều vàng được quăng bỏ. Thấy vậy một người bạn nói với người bạn kia: "Nhiều vàng được quăng bỏ này thật đúng với điều chúng ta muốn làm với cây gai hay với dây gai, hay với vải sồ ma, hay với cây bông, hay với vải bông, hay với sắt, hay với đồng, hay với thiếc, hay với chì, hay với bạc. Vậy bạn hãy quăng bỏ bao cây gai, và tôi sẽ quăng bỏ bao bạc. Hai chúng ta sẽ mang bao vàng mà đi." - "Này ban, tôi đem bao cây gai này từ xa lại, và đống gai được bó buộc ký lưỡng. Đối với tôi, như vậy là vừa đủ. Bạn hãy tự biết (mà làm)." Và người bạn trước quăng bao bạc và lấy bao vàng.

Cả hai về đến làng của mình. Người bạn đem bao cây gai về, cha mẹ người ấy không được vui vẻ, vợ con người ấy không được vui, bạn bè người ấy không được vui vẻ, và do vậy anh ta không được hạnh phúc, hoan hỷ. Còn người bạn đem bao vàng về, cha mẹ người ấy được vui vẻ, vợ con người ấy được vui vẻ, bạn bè người ấy được vui vẻ và do vậy người ấy được hạnh phúc hoan hỷ.

Cũng vậy Tôn chủ, Ngài nói không khác gì ví dụ người mang bao cây gai. Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác tà kiến ấy. Này Tôn chủ, hãy từ bỏ ác tà kiến ấy. Chớ để chúng đưa Ngài vào đau khổ, bất hạnh lâu dài.”
Đầu trang

hathao207
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 540
Tham gia: 00:39, 18/01/14

TL: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

(067 tiếp)

Nhắc đến “Không” không thể không nhắc đến Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Đây được xem là bản kinh về việc chứng thấy lý tánh rốt ráo của Tâm. Nó có thể được xem là “phương tiện” trang nghiêm “tâm không” theo Kinh Đại không.


Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
(Hán Việt)

“Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.

Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.Vô khổ, tập, diệt, đạo.

Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.

Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.

Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.

Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.”





Về bản dịch Việt ngữ đã có nhiều. Ở đây chúng ta dịch “trước tác” lại theo ngôn ngữ hiện đại và lý thuyết sự lựa chọn đời.


“ Bồ Tát Quán (tư duy về) Tự Tại khi thực hành thâm sâu trí tuệ Bát Nhã theo thời gian, Thấy ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) đều là “lượng năng trong 4 chiều đồng nhất”, từ đó vượt qua mọi khổ ách.

Đệ tử Phật:

Sắc (vật chất, năng lượng, vật) không có gì khác “lượng năng trong 4 chiều đồng nhất”.
“Lượng năng trong 4 chiều đồng nhất” không có gì khác cái gọi là sắc.
Cái gọi là Sắc chính là nói lượng năng trong 4 chiều đồng nhất.
Lượng năng trong 4 chiều đồng nhất cũng chính là sắc.

Thọ cũng vậy: Cảm thọ và thọ dụng không có gì khác “lượng năng trong 4 chiều đồng nhất”. … (như với sắc)

Tưởng cũng vậy: Sáng kiến (như toán, chữ viết, khoa học…), phát minh (như các ứng dụng vật lý…), ý tưởng, nghệ thuật thẩm mỹ..v.v. (Gọi chung là tưởng) - Không có gì khác “lượng năng trong 4 chiều đồng nhất”…. (Như với sắc)

Hành cũng vậy: Sinh (sinh ra, tồn tại, hiện) cũng như chết (diệt, mất, không còn, biến hoại)… không có gì khác “lượng năng trong 4 chiều đồng nhất”… (như với sắc)

Thức cũng vậy: Thức không có gig khác “lượng năng trong 4 chiều đồng nhất” … (như với sắc).



Đệ tử Phật:

Mọi pháp khi được hiển thị mô tả bởi “lượng năng trong 4 chiều đồng nhất” thì: Không sinh không diệt, không bẩn không sạch, không tăng không giảm (Vì nó là ảnh còn gì nữa mà biến đổi)


Cho nên:

“Trong 4 chiều đồng nhất chỉ có lượng năng” không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cũng không có vật (sắc), thanh, hương, vị, xúc, pháp, (6 trần) cũng không có mắt, tai, mũi, miệng, thân xúc, ý (6 căn).

Trong đây Cũng Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới. Không có vô minh, mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết. Không có khổ, tập, diệt, đạo. Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.

Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.

Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.

Cho nên phải biết rằng Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối.

Cho nên khi nói đến Bát nhã Ba la mật đa, tức là phải nói câu chú:

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
(Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó!)”
Đầu trang

hathao207
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 540
Tham gia: 00:39, 18/01/14

TL: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Chúng ta đều đã biết, với các cảnh giới Thiền định 4 bậc thì: Có thể vào thiền 2 mà không cần vào thiền 1, vào thiền 3 mà không cần vào thiền 1,2. Vào thiền 4 mà không cần vào qua 3 thiền trước. Vào không (không vô biên xứ) không cần vào qua 4 thiền, vào thức vô biên xứ không cần vào qua các cảnh trước, vào diệt thọ tưởng không cần vào qua các cảnh trước.


Tuy nhiên, mới tu tập, chưa vào thiền 1 mà đòi vào thiền 2 thì như kiểu “ngủ mơ ban ngày”. Dù vậy, đến đây chúng ta thấy: Đúng là có cách vào thẳng cảnh trên mà không cần qua 4 cảnh dưới.


Đây cũng là một cơ sở cho Tịnh Độ hay các tông phái dựa vào. Như Tịnh Độ nhiều khi còn được giảng giải không cần qua 4 thiền phía dưới luôn.

(Đây đều là đang nói Chánh Định)


Khi chúng ta văn trí Tâm Kinh chúng ta rõ lý trang nghiêm thẳng Chánh Định Tâm “Không” mà không cần qua 4 thiền.


Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy điều này hơi phi thực tế. Dù, khả năng có, chúng ta tại chỗ này chưa chứng thấy thôi.

Với những hành giả trang nghiêm Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, khả năng kết hợp trang nghiêm thẳng Tâm Kinh cũng không có gì là “không thể” vì vốn dĩ Đạo Đức Thế Tôn là Đạo bất khả tư nghì mà.




Chỉ cần quán chứng “không vô biên xứ” ngoại không thì việc ”tác ý” Tâm không vô biên xứ như Tâm Kinh - cũng không phải không thể khi mà đã có Giới đầy đủ để phá 5 uẩn - Chính là 5 ấm đó - vượt qua hết các ma sự.



Chúng ta cũng thực tập theo vậy thôi chứ tu hành theo thì có lẽ cần thêm một số “môn đạo”, căn tánh, văn trí quán nào đó.

Dù vậy, việc mô phỏng và văn trí này, sớm giúp chúng ta vào Chánh Định (thiền 2).


Tất nhiên rồi, chánh định là chánh quán thấy. Vì quán thấy, vì thấy, vì biết, vì rõ, vì vậy không cần niệm gì nữa, hành gì nữa vì thấy rồi…. Chính là định thôi. - Cả thân, cả Tâm đều vào định là vậy.










Thế giới, vũ trụ (ngoại không) là “Không vô biên xứ” - Tâm cũng vậy thôi. . . - Không khác đâu….

Biết đâu đó, chúng ta lại giống như Thần chú Tâm Kinh……..


… Dù vậy: Sở cầu bất đắc - Khổ (cầu mà không được ắt khổ). Chuyện đốn ngộ thì chỉ ngộ chẳng thể tìm cầu mà được.

Nên chánh Đạo vẫn là tu lần lần!
Đầu trang

hathao207
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 540
Tham gia: 00:39, 18/01/14

TL: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

(067 tiếp)


Để chứng và trú sơ thiền, chúng ta phải chặt đứt 5 sợi dây triền cái (tham, sân, si, mạn, nghi). 5 sợi dây này không dễ chặt.

Theo Đức Thế Tôn:

+ Quán Tham như người mắc nợ. Chặt đứt tham như người hết nợ. - Để nghe, hiểu, văn trí nhớ câu này thì đơn giản. Làm được, không dễ.


Chúng ta phải quán và hiểu được lý vô thường thì mới quán được: “Chết cũng rất nhẹ nhàng”. - Nghe, đọc, hiểu, nói, văn trí nhớ câu này thì đơn giản. Làm được, không dễ


Chúng ta phải Quán rất cặn kẽ, sâu rộng, quán thân trên thân (không quán ngoại thân - người ngoài), quán từ chỗ nông từ lý vô thường: Rồi ai cũng chết, rồi mình cũng chết, đến quán chết nhắm mắt xuôi tay là sao, rồi đến quán về những gì mình đã từ đầu tập luận đến giờ thì còn bao nhiêu sự chưa làm xong, rồi quán nếu chưa xong mà chết thì sao, rồi quán về luân hồi về “không” để thấy rõ chết sớm hay chết muộn thì vẫn vậy, vẫn luân hồi, vẫn nghiệp phước, vẫn nợ, vẫn dính mắc.v.v. Rồi quán đến buông bỏ, rồi quán đến dính mắc, quán đến lý thuyết sự lựa chọn đời và quán đến “như người mang nợ”. .v.v. - Từ đó, phát xuất tri kiến thấy: Chết đâu có hết nợ, dù chết nhiều đời .

Tiếp tục quán đến nợ, từ chỗ lý thuyết sự đời đã trình về nợ và dính mắc, tới quán sắc vật và quán tới sắc thân hiện đời để hiểu rõ về nợ. Món nợ này đâu có phải trả bằng tình cảm, nghiệp phước. Nó là dính mắc sắc vật, thân sắc, hơi thở..v.v. - vì vậy, còn giữ là còn nợ, còn nợ tức là còn tham.

Tham sống sợ chết!

Từ đó tiếp tục quán đến việc trả nợ. Đã trả nợ thô tế là các tham muốn về công danh tài lộc, sắc đẹp - gái trai của tình ái đến nhà cửa xe cộ, tiền vàng.v.v. - sự từ bỏ những điều này đã giúp chúng ta đi tới đây của luận. Dứt những thô tế tham này đúng là đã bớt nợ đi rất nhiều, nhưng chưa đủ. - Cái thân là cái nợ lớn nhất dù nó được bố thí (cha mẹ bố thí) - nhưng đây chính là món nợ muôn đời.v.v.

Tiếp tục quán đến giải thoát, là hết nợ, hết dính mắc.v..v

Từ đây phát xuất trí tuệ giải thoát: Chặt đứt dây tham - ngay bây giờ hay ngày mai hay 100 năm nữa, chết lúc nào cũng như nhau. Không còn bất cứ sự gì, suy niệm gì hay mong muốn gì về cái chết. Nó đến lúc nào thì hay lúc đó, hết nợ lúc đó.


Phải tư duy (quán) về dứt dây tham là hết nợ chứ không phải học văn, ghi nhớ trong đầu những giảng giải về dứt nợ, dứt tham.


Phải thấy rõ, vi tế cuối cùng của tham là: Hơi thở của thân hay sự sống chết của thân mình.


Nên khi chứng thấy đã chặt đứt dây tham là: “Tâm lý” biến đổi, chết lúc nào cũng được, ngay giờ hoặc bất kỳ - điều này không đến từ tưởng hay suy nghĩ ở trong đầu mà nó đến từ cốt lõi của việc không còn sợ chết, không còn suy tư về sống chết ở giây phút tiếp theo mà không liên quan đến sự hay bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào. Dù sự gì, điều kiện, hoàn cảnh gì, chết được là chết, an yên, an lành, nhắm mắt xuôi tay, không dính mắc, không lo lắng, không sợ hãi.v.v.v không còn bất cứ niệm gì về điều này.


Chỉ chặt được vi tế dây tham khi đã chặt thô tế dây tham. Chưa chặt thô tế dây tham thì mọi hành động chặt vi tế (“cái chết”) chỉ là ảo tưởng trong đầu.



Cũng vậy, dây sân: Quán sân như người mắc bệnh, hết bệnh hết sân, hết sân hết bệnh.


Đầu tiên đi từ thô tế sân hận tật đố do tham mạn, được tiếp sức bởi si (hôn trầm thuỵ miên, vô minh). Lấy một hoặc nhiều sự sân si, tật đố, bức tực, không hài lòng của chính bản thân đã chứng trải để quán. Quán rõ nó liên quan tới tham, mạn ra sao và có phải do tham mạn duyên khởi hay không, được trợ lực bởi si hay không..v.v

Ví dụ: Mình không được, người khác có, nảy sinh tật đố, ghen ghét, không hài lòng, không hoà thuận, khó chịu.v.v. - Do đâu? -Có phải do tham, do mình muốn cái gì đó mà không như ý.

Ví dụ: Đang hưởng dục lạc, nhưng vì có chất gây nghiện làm cái si nó trỗi dậy mà trở nên “anh hùng” - đấm đá, doạ nạt, ra oai, thể hiện.v.v. cái tôi (mạn) hoặc tranh giành, thủ giữ cái gì đó (tham)…v.v.


Từ thô tế, quán tới vi tế. - Nếu như vi tế của tham ở chỗ lý thuyết sự đời đã trình đã lý giải về nợ thì “bệnh” khi dây sân mang đến cũng vậy (tức như ý nghĩa):

Quán về khí trong đông y học và cảm nhận trường khí của bản thân từ đầu luận đến giờ cùng trường khí trước đó cùng trường khí của ngoại thân (người ngoài) - ở đây lấy khái niệm khí của “Tiên Đạo” - từ đây để rõ: Bệnh của thân do khí huyết tạo thành.

Quán mối liên hệ nếu ở thực tiễn bản thân đã chứng trải: Một chứng bệnh nào đó do nộ khí xung đầu mà ra. Như:

Bệnh “thương”: Do dùng chất kích thích chẳng hạn rồi nảy sinh cái sân với người khác bị người khác đánh chết, đánh bị thương.v.v.
Bệnh “tật”: Như mối liên hệ của bệnh tật tự sinh trong thân đều liên quan tới cái sân tích tụ và công kích. Nếu không quán được chỗ này thì cần quán thêm về một số sự liên quan “sân sinh bệnh” nào đó để có thể đến trí kiến tuệ minh: Sân như người mang bệnh. Chặt đứt dây sân - hết bệnh..


Người không sân, khí tường hoà và thanh tịnh, khinh an (vì có trường từ bi): bệnh tật không có.


Cũng vậy, dây si: Quán si như người bị tù tội. Đứt dây si thì tự do.

Si là hôn trầm thuỵ miên, tương tự như vô minh, không hiểu biết chân lý.v.v. Nên si mê.


Vì si mê hôn trầm thuỵ miên nên: Luôn cho rằng: Những gì bản thân đang biết, đang thấy, đang hiểu là tất cả. - kể cả người có tri kiến: “thế giới này, làm sao mà mình hiểu hết, biết hết được, cứ mặc kệ mà sống thôi”.

Chính là nhận thức, toàn bộ nhận thức của chúng ta về thế giới hiện tại: Chính là một nhà tù gông cùm chúng ta, chúng ta không bao giờ ra khỏi nhà tù này bởi vì chúng ta “không biết ở bên ngoài nhà tù” là gì, vì cả đời ta đều ở trong tù mà. Nhà tù to, nhà tù nhỏ, đều là nhà tù cả.

Phá nhà tù là phá chấp kiến - thứ mà chúng ta đã tập trung rất nhiều từ đầu luận đến giờ.


Khi chúng ta ở trong tù, chúng ta không thể biết ngoài nhà tù ra sao. Rất giống với lý thuyết sự lựa chọn - hộp đen lượng tử đã trình thì ví dụ của Đức Thế Tôn về si cũng vậy. - Chỉ có ra khỏi nhà tù chúng ta mới biết.


Vì lẽ đó, không được chấp cái “không gian” nhà tù dù nó rộng đến đâu (dù chúng ta văn trí lớn thế nào) thì cái bên ngoài nhà tù chúng ta vẫn không biết - cũng như không biết bên trong hộp đen.


Từ đó phá chấp kiến, phá dây si mê về minh và vô minh.



Cũng vậy, dây mạn: Quán mạn như là người nô lệ. Phá đứt mạn thì tự do.


Đơn giản thôi: Ta nô lệ cho ta - không phải 1 đời mà đời đời truyền nối, ta nô lệ cho ta. Thấy là đứt.

Khi không còn ta (ngã) thì làm gì còn ai nô lệ ta?



Cũng vậy, dây nghi: Quán nghi như người giàu có đi trên đường lo sợ cướp. Phá đứt hết nghi, hết lo sợ.


Ai cũng có Phật Tánh - Ai cũng có tâm từ bi. Ai cũng có thể xuất thế gian. Người đi trên đường xuất thế gian, mang trong mình thứ báu xuất thế gian (tâm xuất thế gian) - là một người giàu có nhất rồi. Nhưng luôn lo sợ bị cướp trên đường. - Nghi ngờ con đường có cướp, sợ hãi, lo lắng.v.v.

Hãy chặt đứt dây nghi. Hết lo sợ trên đường tu Đạo.




Năm dây này liên quan vắc vướng đến nhau. Chặt đều!


Đầu trang

hathao207
Tam đẳng
Tam đẳng
Bài viết: 540
Tham gia: 00:39, 18/01/14

TL: PHẬT LUẬN (tác giả: Vô Danh)

Gửi bài gửi bởi hathao207 »

Khi chặt đứt hoàn toàn 5 sợi dây triền cái (vi tế) thì chúng ta Chứng được thiền 1. - Đạp vào cửa Đạo.


5 sợi dây trên, đã chặt được vi tế 1 sợi dây đứt là chặt đứt được 4 sợi còn lại. Tuỳ từng người chứng, sợi nào cũng như nhau nhưng không có nghĩa (vi tế sân là dễ chặt đứt nhất vì rất ít người đủ trí quán về bệnh như sân, sân như bệnh - đừng nghĩ dễ).




Khi chứng được thiền 1 chúng ta sẽ an trú vào đó. Từ đây, sẽ tập an trú và thời thời khắc khắc an trú vào sơ thiền khi hành sự - bất kỳ sự gì ở đời đều được hành khi an trú vào đây. Vì sơ thiền, vẫn còn tầm, tứ, nên niệm hành vẫn còn và cần phải an trú tâm vào đây để thực hiện niệm hành. Chúng ta từ an trú tâm vào chánh niệm chuyển lên an trú tâm (cả thân cả tinh thần) vào sơ thiền khi hành.


Chúng ta sẽ từ đây tiến lên chứng “không vô biên xứ” nhờ đã vào sơ thiền thì chứng không vô biên xứ không khó.


Sau khi chứng không vô biên xứ, chúng ta mới an trú tâm trong không vô biên xứ và quay lại vào thiền 2, thiền 3, thiền 4 để tu thần thông và định lực. Có định lực có thần thông, hai cái này, không thể cái có cái không. Định lực đến đâu, thần thông thông thần đến đấy. Nên kiểu gì cũng vẫn phải tu

Các bước là như vậy! Dài và khó, không đơn giản.


Xong rồi chúng ta mới có thể đi tìm kiếm thức xứ xem có đúng nó vô biên hay không.v.v.v.




Bước kết quả giữa đời và Đạo. Cửa Đạo hay không là sơ thiền, chứng và trú vào đây.
Đầu trang

Trả lời bài viết