thamlang đã viết:LÝ giả ĐẠO dã, SỐ giả vạn vật chi BẢN dã, ư thị đạo chi bản tại LÝ SỐ dã
(Lý là Đạo, Số là gốc của vạn vật, vì thế gốc của Đạo ở tại Lý SỐ vậy)
nói lý số là gốc của đạo tôi ko phục, đạo là đạo, lý số chỉ có thể bằng cách riêng phản ánh đạo thôi. gốc của đạo chỉ đơn giản là đạo- tự nhiên tính.
thánh nhân tu tập hiểu đạo ko có cách gì truyền đạt mơi tìm ra lý số để truyền đạt cái hiểu của mình cho hậu thế.
Hà hà...
Ngày Xuân chơi câu đối để mua vui, chứ có phải hội Hồng Môn đâu, Tham Lang cứ vui vẻ đi, để Lão phu hầu trà, bản kinh sách.
Lý giả Đạo dã -
Lý là cái Lý, cái Nguyên lý của Thiên Địa - Càn Khôn, chữ Đạo dùng ở đây không phải là Đạo Lý xin chớ nhầm. Đạo ở đây là BẢN NGUYÊN CUẢ VŨ TRỤ, theo như chữ ĐẠO của LÃO TỬ.
Câu này lấy từ cái ý : Nhân Pháp Địa, Địa Pháp Thiên, Thiên Pháp Đạo, Đạo Pháp Tự Nhiên...
Bàn về chữ Đạo, trong Đạo Đức Kinh Lão Tử gọi Bản Nguyên của Vũ Trụ là Đạo, trong thiên thứ 25 ông viết :
"Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch hề, liêu hề, độc lập nhi bất cải, chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên hạ mẫu, Ngô bất ti kỳ danh, tự chi viết ĐẠO, cưỡng vị chi danh viết ĐẠO"
(Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất, nó yên lặng, trống rỗng, đứng một mình mà không thay đổi, vận hành khắp nơi mà không đổi, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong vũ trụ, Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên nó là Đạo, miễn cưỡng gọi nó là ĐẠO).
Trong Đạo Đức Kinh : Lão Tử đã định nghĩa khởi thuỷ của vụ trụ là như thế, khác với cái ĐẠO trong kinh sách, Nho Học thường nói Đạo là cái ĐẠO LÝ, ĐẠO ĐỨC. Nên phân biệt.
Vậy diễn giải ra, Gốc của ĐẠO là TỰ NHIÊN TÍNH, vậy LÝ tức là cái dùng để phản ảnh cái TỰ NHIÊN TÍNH của ĐẠO như Tham Lang vừa nói, vậy thì, cũng có thể hiểu, LÝ là phản ảnh cái GỐC CUẢ ĐẠO, cho nên nói rằng : ĐẠO CHI BẢN TẠI LÝ SỐ DÃ, cũng là hết nghĩa rồi.
Số giả vạn vật chi bản dã -
SỐ là gốc của vạn vật, hay ngược lại - cái gốc của vạn vật nằm ở SỐ: Câu này lấy ý trong Tam Tự Kinh (sách vỡ lòng học chữ Nho ngày trước), Bản kinh viết :
... Viết Xuân Hạ - Viết Thu Đông - Thử Tứ Thời - Vận bất cùng
Viết Nam Bắc - Viết Tây Đông - Thử Tứ Phương - Ứng Hồ Trung
Viết Thuỷ Hoả - Mộc Kim Thổ - Thử Ngũ Hành - Bản hồ Số....
Chữ BẢN HỒ SỐ, tức là gốc ở SỐ, SỐ ở đây là SỐ của Hà Đồ Lạc Thư, Cửu Cung, Bát Quái. cho nên nó chính là dùng để thể hiện cái BẢN CHẤT GỐC của vạn vật. Nói SỐ GIẢ VẠN VẬT CHI BẢN DÃ, cũng là có ý như vậy, chắc cũng không đến nỗi sai.
Ngày xuân, uống trà Ô Long (do Đào Hồng tặng!), lại có khách văn đàm luận kinh thư, xem ra chả có gì thú hơn. Mời Tham Lang tiếp tục, cũng nên lưu lại đây đôi lời đối lại 3 câu trên, để thiên hạ biết cái tài Thông Kinh bác sử của Các hạ chứ nhỉ, Trúc Phong ta xin được hầu trà.
Thỉnh !