
Bác Vulong làm ơn xác định hộ mình lá số này thân vượng hay thân nhược?? Dụng thần, hỷ thần,kị thần của lá số này với ạ???VULONG đã viết: 09:34, 13/08/17 Cuộc Cách Mạng Tử Bình Bằng 12 Quy Tắc Toán Học
Sau đây là 12 quy tắc dùng Toán Học để xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần :
(Chỉ cần 12 quy tắc này các bạn có thừa khả năng để xác định được chính xác Thân vượng hay nhược và dụng thần (trừ ngoại cách) hơn bất cứ cao thủ Tử Bình nào trên mạng ảo.)
1 – Sơ đồ Tứ Trụ được biểu diễn bởi hình chữ nhật - có 3 hình vuông liền nhau biểu diễn cho 4 trụ.
2 - Phương pháp này chỉ sử dụng tính khắc của Ngũ Hành bỏ qua tính chất Âm Dương.
3 – Các can hay chi bị khắc trực tiếp (cùng trụ) và khắc gần (ngay trụ bên cạnh) thì chúng không có khả năng sinh hay khắc các can chi khác.
4 – Can hay chi bị khắc trực tiếp (cùng trụ) giảm 1/2 điểm vượng của nó, bị khắc gần (trụ bên cạnh) giảm 1/3 đv của nó, bị khắc cách 1 ngôi giảm 1/5đv của nó, bị khắc cách 2 ngôi giảm 1/10đv của nó và bị khắc cách 3 ngôi giảm 1/20đv của nó.
5 – Can chi trong tổ hợp không sinh hay khắc được các can chi khác ở ngoài tổ hợp và ngược lại trừ khi chúng cùng trụ hoặc phải ở trong 2 tổ hợp đồng trụ (tức tất cả can hay chi của 2 tổ hợp này đều từng cặp cùng trụ với nhau).
6 – Can hay chi ngoài tổ hợp bị can hay chi trong tổ hợp khắc cùng trụ vẫn có khả năng sinh hay khắc với các can chi khác như bình thường. Ngược lại can hay chi trong tổ hợp bị can hay chi cùng trụ nhưng không ở trong hợp khắc vẫn khắc được các can chi khác trong cùng tổ hợp đó như bình thường.
7 – Khi vào vùng tâm nó bị giảm thêm 2/5đv của nó nếu nó ở vòng ngoài 1 (tức can năm, chi tháng và chi giờ) và giảm thêm 1/2đv của nó nếu nó ở vòng ngoài 2 (tức chi năm). Các can chi trong vùng tâm không bị giảm thêm (tức can tháng, can ngày, can giờ và chi ngày).
8 – Can và chi cùng trụ có thể sinh được cho nhau 1/2đv của nó nếu chi hay can chủ sinh có can hay chi bên cạnh nó mang hành sinh cho nó, và 1/3đv của nó khi can hay chi bên canh chủ sinh mang hành giống nó (khi 2 chi cùng trụ này không bị khắc trực tiếp hay bị khắc gần,….).
9 – 3 can hay 3 chi liền nhau trong Tứ Trụ tương sinh cho nhau mà không bị khắc trực tiếp, khắc gần hay bị hợp thì can chi chủ sinh ở giữa có thể sinh cho can chi mà nó sinh cho 1/6,5đv của nó, nhưng chỉ sinh được 1/12đv của nó khi can chi bên cạnh nó cùng hành với nó.
10 – Nhật can (can ngày) ở trạng thái Lâm Quan có thêm 4,05đv tại chi đó và 4,3đv tại chi nó ở trạng thái Đế vượng (trừ chi tháng). Điểm vượng Lâm quan (Lộc) và Đế vượng (Kình dương) này chỉ bị giảm như bình thường nếu nó bị khắc trực tiếp (bởi can hay chi cùng trụ) hay bởi ít nhất từ 2 lực khắc khác khi nó cùng hành với chi mà nó đóng (điểm Lộc hay Kình dương chính là điểm Đắc Địa của Nhật can tại chi đó).
11 – Trong Tứ Trụ mà một can bất kỳ có ít nhất 2 chi cùng hành mà nó ở trạng thái Lâm quan hay Đế vượng ở các chi này thì những can này có thêm điểm Lộc hay Kình dương tại chi cùng trụ với nó, trừ chi tháng (đây cũng là điểm Đắc Địa của các can không phải Nhật can).
(Tôi sẽ thêm các quy tắc mới vào đây sau, nếu sử dụng tới chúng - vì quên – hoặc chúng mới được tìm ra.)
12 – Điểm vượng các trạng thái của Can hay Chi trong Tứ Trụ mà tôi xác định được, đã được trình bầy trong bảng “Sinh Vượng Tử Tuyệt“ như sau :
![]()
Các ví dụ Mẫu để kiểm tra 12 quy tắc Toán Học này có đáng tin cậy hay không ?
Ví dụ Mẫu 1 :
Sau đây là ví dụ số 1 (vua Càn Long) trong cuốn “Trích Thiên Tủy”:
“1 - Càn tạo: Tân mão - đinh dậu - canh ngọ - bính tý
Bính thân/ ất mùi/ giáp ngọ/ quý tị/ nhâm thìn/ tân mão/ canh dần/ kỷ sửu/ mậu tý.
Thiên can canh tân bính đinh, chính phối hỏa luyện thu kim; địa chi tý ngọ mão dậu, cư ở bốn cung khảm ly chấn đoài. Cả bốn chi đều ở tứ chính, khí quán tám phương, nhưng ngũ hành thiếu thổ, tuy sinh vào mùa thu đương lệnh, chẳng luận vượng; rất cần tý ngọ gặp xung, thủy khắc hỏa, khiến cho ngọ hỏa chẳng khắc phá dậu kim, mà sinh phù nhật chủ; đổi lại mão dậu gặp xung, kim khắc mộc, tất mão mộc không thể sinh trợ ngọ hỏa, chế phục đắc cách, sinh hóa hữu tình. Mão dậu tức chấn đoài chủ nhân nghĩa hơn người; tý ngọ tức khảm ly, là khí đứng đầu trong trời đất. Với lại khảm ly đắc nhật nguyệt chi chính thể, vô tiêu vô diệt, một tươi nhuận một ấm áp, tọa tại đoan môn, thủy hỏa ký tế. Cho nên tám phương qui phục, bốn biển cùng về, thiên hạ thái bình thịnh thế vậy (Thanh cao tông-càn long. Trích trong ái tân giác la mệnh phổ)“.
Đầu tiên chúng ta thử không để ý đến lai lịch của vị vua này và cũng không đọc bài luận của tác giả Nhâm Thiết Tiều mà chỉ ứng dụng 12 quy tắc trên để tính điểm vượng của các can chi trong Tứ Trụ khi vào vùng tâm là bao nhiêu, sau đó sẽ xác định được Tứ Trụ này có Thân vượng hay nhược và dụng thần của nó là gì. Cuối cùng chúng ta luận Hành Vận theo dụng thần đã tìm được này xem nó có phù hợp với thực tế của vị vua này hay không ?
Mục đích chính nhằm kiểm tra xem tác giả Nhâm Thiết Tiều có luận đúng hay sai, từ đó mới có thể khẳng định được 12 quy tắc này có giá trị hay không ?
Phần 1 : Xác định Tứ Trụ cùng các vận và thời gian của chúng
Tác giả đã xác định được Tứ Trụ này cùng các vận như sau :
Nam mạng : Tân Mão – Đinh Dậu – Canh Ngọ – Bính Tý
Các vận : Bính Thân/ Ất Mùi/ Giáp Ngọ/ Quý Tị/ Nhâm Thìn/ Tân Mão/ Canh Dần/ Kỷ Sửu/ Mậu Tý
Phần 2 : Dùng 12 quy tắc để xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần
Sau đây là sơ đồ ứng dụng 12 quy tắc Toán Học trên để xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của Tứ Trụ này :
![]()
Qua sơ đồ trên ta thấy Tân trụ năm và Canh trụ ngày đều bị khắc gần còn Dậu trụ tháng bị khắc trực tiếp bởi Đinh trụ tháng; còn Bính trụ giờ bị khắc trực tiếp và Ngọ trụ ngày bị khắc gần bởi Tý trụ giờ. Do vậy ta phải khoanh tròn 5 can chi bị khắc gần hay trực tiếp này để biết chúng không còn khả năng sinh hay khắc các can chi khác.
Ta thấy :
1 – Tân (ở vùng ngoài 1) có 9đv bị Đinh khắc gần giảm 1/3đv và vào vùng tâm giảm thêm 2/5đv còn 9.2/3.3/5đv = 3,6đv.
2 – Đinh ở trong vùng tâm có 6đv bị Tý khắc cách 2 ngôi giảm 1/10đv còn 5,4đv.
3 – Canh ở trong vùng tâm có 10đv bị Đinh khắc gần giảm 1/3đv còn 10.2/3đv = 6,67đv.
4 – Bính ở trong vùng tâm có 3đv bị Tý khắc trực tiếp giảm 1/2đv còn 3.1/2đv = 1,5đv.
5 – Tý (ở vùng ngoài 1) có 7đv không bị can chi nào khắc, vào vùng tâm giảm 2/5đv còn 7.3/5đv = 4,2đv.
6 – Ngọ ở trong vùng tâm có 3đv bị Tý khắc gần giảm 1/3đv còn 3.2/3đv = 2đv.
7 – Dậu (ở vùng ngoài 1) có 9đv bị Đinh khắc trực tiếp giảm 1/2đv và vào vùng tâm giảm thêm 2/5đv còn 9.1/2. 3/5đv = 2,7đv.
8 – Mão (ở vùng ngoài 2) có 3đv không bị can chi nào khắc, vào vùng tâm giảm 1/2đv còn 3.1/2đv = 1,5đv.
Khi cộng tất cả các điểm trong vùng tâm của từng hành ta có kết quả trong sơ đồ trên. Ta thấy Thân (Kim) có 12,97đv lớn hơn Thực Thương (Thủy), Tài (Mộc) và Quan Sát (Hỏa) trên 1đv nên Tứ Trụ này có Thân là vượng (theo lý thuyết của tôi).
Thân vượng mà Kiêu Ấn (Thổ) ít (vì chỉ có can tàng phụ là Kỷ trong Ngọ trụ ngày) mà Thực Thương (Thủy) không nhiều (vì chỉ có 1 can chi là Tý). Do vậy dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát là Đinh ở trụ tháng (vì Đinh vượng hơn Bính), hỷ thần là Thủy và Mộc còn kỵ thần là Thổ và Kim (trên sơ đồ điểm vượng trong vùng tâm được ghi bên dưới tương ứng với các hành còn điểm hạn được ghi bên trên tương ứng với các hành đó).
(Vì Thân có 3 can-chi còn nắm lệnh nên được thêm 1 can-chi thành 4 can-chi nhưng bị khắc gần và trực tiếp 3 can chi nên bị giảm mất 1 can-chi (bị khắc gần và trực tiếp 4 can chi thì mới bị giảm 2 can-chi) còn lại 3 can-chi. Quan Sát có 3 can-chi bị khắc gần và trực tiếp 2 can-chi nên bị giảm mất 1 can-chi còn 2 can-chi (ở đây Thân không lớn hơn Quan Sát 5đv nên không được thêm 1 can-chi). Do vậy Quan Sát có 2 can-chi còn Thân có 3 can-chi nên dụng thần vẫn có thể lấy Quan Sát là Đinh (vì Đinh vượng hơn Bính), nếu ở đây Thân và Quan Sát có số can-chi bằng nhau thì dụng thần đầu tiên phải là Thực Thương (đây là lý thuyết mà tôi đã tìm ra để xác định dụng thần khi thế lực của Thân và Quan Sát tương đương với nhau)).
Phần 3 : Luận Hành Vận (dựa theo hỷ dụng thần và kỵ thần)
(Chú ý : Theo lý thuyết của tôi thì hành của can đại vận mang hành là dụng thần thì được gọi là vận dụng thần, mang hành hỷ thần thì được gọi là vận hỷ thần còn mang hành kỵ thần thì được gọi là vận kỵ thần. Chi của đại vận chủ yếu chỉ để xác định độ vượng suy của các can chi trong Tứ Trụ và can chi đại vận trong đại vận đó, ngoài ra nếu nó hợp với chi trong Tứ Trụ hóa cục thì là đẹp nếu hóa cục đó mang hành hỷ dụng thần nhưng được coi là xấu nếu nó hóa cục mang hành kỵ thần.)
Theo sơ đồ tính toán trên thì các hành hỷ dụng thần của Tứ Trụ này là Thủy, Mộc và Hỏa nên các vận :
- Bính Thân, Ất Mùi, Giáp Ngọ, Quý Tị và Nhâm Thìn đều có các Can (Bính, Ất, Giáp, Quý và Nhâm) là hỷ dụng thần còn các chi đều theo phương hỷ dụng thần (chủ yếu là Mộc và Hỏa), do vậy các vận này đều đẹp, điều này quá phù hợp với thực tế của vua Càn Long.
- Tân Mão và Canh Dần mặc dù là các vận kỵ thần (vì Canh và Tân mang hành kỵ thần) nhưng Canh và Tân không những tử tuyệt tại đại vận mà còn bị Bính trong Tứ Trụ vượng ở đại vận khắc và Đinh được lệnh trong Tứ Trụ khắc (nhất là vào các năm Đinh vượng ở lưu niên). Do vậy vận này không được xem là vận kỵ thần mà trở thành vận hỷ thần. Điều này cũng quá phù hợp với thực tế của vua Càn Long.
- Kỷ Sửu và Mậu Tý là các vận kỵ thần (vì Mậu và Kỷ mang hành kỵ thần) mặc dù Mậu và Kỷ không bị can nào trong Tứ Trụ khắc hay hợp nhưng may mắn là chúng đều tử tuyệt tại đại vận và không khắc can nào trong Tứ Trụ là hỷ dụng thần cả. Do vậy vận này được xem là vận trung bình, điều này quá là phù hợp với thực tế của vua Càn Long.
Đến đây chúng ta có thể khẳng định chính xác dụng thần của Tứ Trụ này là Đinh (Quan tinh). Bởi vì rõ ràng dụng thần Đinh không những vượng mà còn không bị thương tổn (vì không bị can chi nào trong Tứ Trụ khắc hay hợp - khắc xa không được tính), trong khi Canh, Tân và Dậu toàn là các kỵ thần đều bị khắc gần hay trực tiếp bởi chính Quan tinh Đinh, đẹp hơn nữa là Bính và Ngọ đều là Sát tinh và đất của Sát là “Quan Sát Hỗn Tạp“ nhưng may mắn được Tý trụ giờ là Thực Thương chế ngự (đều bị khắc gần và trực tiếp), không còn “Quan Sát Hỗn Tạp“ nữa nên mệnh này đã đạt tới mệnh đại phú quý.
Bây giờ chúng ta mới xét xem bài luận của Nhâm Thiết Tiều là đúng hay sai ?
Ngay từ câu: “ngũ hành thiếu thổ, tuy sinh vào mùa thu đương lệnh, chẳng luận vượng” đã đủ cho chúng ta hiểu rằng tác giả đã kết luận Tứ Trụ này có Thân nhược là sai, chỉ vì tác giả cho rằng “ngũ hành thiếu Thổ” (tức không có Kiêu Ấn trong Tứ Trụ). Đây là một kết luận cực kỳ sai lầm khi xét Thân vượng hay nhược.
Khi mà tác giả đã kết luận Tứ Trụ này Thân nhược thì dĩ nhiên hỷ dụng thần sẽ ngược lại với cách xác định và tính toán theo 12 quy tắc này thì mọi ý hay câu luận để phù hợp với thực tế của vua Càn Long của tác giả chỉ là “Gọt Đẽo“, tức sai mà thôi.
Vậy thì chỉ cần 12 quy tắc này bạn đọc có thể tự hào giỏi hơn tác giả Nhâm Thiết Tiều về xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần cũng như về luận Hành Vận hay chưa ?
Hy vọng các bạn hiểu và ứng dụng được 12 quy tắc này một cách dễ dàng để “Tung Hoành Ngang Dọc” trên các trang mạng ảo hay ứng dụng chúng thành công trong thực tế.
Chúc các bạn thành công.
Berlin ngày 13 tháng 8 năm 2017
VULONG
Em cảm ơn bác rất nhiều!!!