Đạo & Đời

Chia sẻ thơ ca, nhạc họa, các trải nghiệm của cuộc sống
Hình đại diện của thành viên
KhángThiên
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 320
Tham gia: 17:02, 08/09/15

TL: Đạo & Đời

Gửi bài gửi bởi KhángThiên »

HÍT THỞ TRONG CƠN NÓNG GIẬN

Khi sân, bạn hầu như không ý thức hơi thở của mình lúc này thường rất gấp gáp. Dù có đang thét gào hay quát mắng, giọng nói của bạn cũng sẽ yếu dần, thậm chí bị lạc hẳn đi hay mất tiếng.

Ngay khi cảm thấy cơn giận bắt đầu phát khởi, hãy thử làm dịu ngọn lửa sân hận bằng cách tập trung vào hơi thở. Hãy thở ra từ dưới bụng, chậm rãi và nhẹ nhàng. Bằng cách này, bạn có thể làm sao nhãng sự tập trung của mình vào cơn sân giận trong tích tắc và điều đó giúp “hạ nhiệt” tình hình.

Hãy tự hỏi con người hay tình huống này có đáng để ta tức giận hay không? Liệu có cách khác tốt hơn chăng? Chẳng hạn, thay vì xả sân, chúng ta có thể chuyển hóa năng lượng tiêu cực này thành những hành động có ích.

'' Tôi không phải là cơn giận, cơn giận không thuộc về tôi ''

__(())__
11987020_10207664928840623_3275381469285411590_n.jpg
11987020_10207664928840623_3275381469285411590_n.jpg (44.5 KiB) Đã xem 844 lần
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
KhángThiên
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 320
Tham gia: 17:02, 08/09/15

TL: Đạo & Đời

Gửi bài gửi bởi KhángThiên »

CHUYỆN BẦY KHỈ

Thuở xưa, nơi vùng ven biển, có một cụm rừng chạy dài hàng mấy mươi dặm. Trong rừng có hơn năm trăm con khỉ sinh sống. Một hôm, trên mặt biển nổi lên một hòn núi bọt cao đến mấy trăm thước, giống như một hòn núi tuyết. Hòn núi bọt ấy trôi theo chiều sóng, tấp vào gần bờ.

Bầy khỉ nhìn thấy, nói với nhau rằng: “Nếu ta nhảy lên hòn núi đó để chạy chơi khắp nơi thì thú vị lắm nhĩ?” Một con khỉ nhảy lên trước tiên, lún tuột rất nhanh vào đống bọt nước và chìm mất xuống đáy biển. Những con khỉ khác thấy vậy đều lấy làm lạ: “Quái, sao nó ở lâu quá không chịu ra, chắc là nó vào phía sau hòn núi bọt ấy có nhiều sự vui thích lắm, nên mới ham mê mà không chịu ra.”

Cả bọn nhảy nhót, rồi tranh nhau đến gần hòn núi bọt. Rồi chúng kéo nhau nhảy ào vào đám bọt nước khổng lồ ấy. Tất cả đều chết chìm dưới đáy biển sâu.

Nhân chuyện ấy, đức Phật thuyết giảng rằng:

“Biển kia là biểu hiện của vòng sanh tử trầm luân.
Hòn núi bọt là thân thể hợp thành bởi ngũ uẩn
Bầy khỉ tức là tâm mê vọng của con người.

Vì không nhận biết rằng thân thể ngũ uẩn chẳng phải là có thật,
nên con người luôn bị những tình dục và sự ham muốn làm cho tối tăm,
u ám, chìm mãi vào biển khổ luân hồi mà không thể thoát ra được.”

Namo Buddhgaya

__(())__
11947459_10207664049098630_3792568887861225410_n.jpg
11947459_10207664049098630_3792568887861225410_n.jpg (112.71 KiB) Đã xem 842 lần
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
KhángThiên
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 320
Tham gia: 17:02, 08/09/15

TL: Đạo & Đời

Gửi bài gửi bởi KhángThiên »

Tùy hỷ, Hoan hỷ

Khi chúng ta tùy hỷ những phẩm tính tốt đẹp và những hành động tích cực của những người khác, chúng ta tích tập công đức cho chính chúng ta.

Bằng cách tùy hỷ những hành động tích cực của chính chúng ta, chúng ta gia tăng và làm mạnh thêm hậu quả của chúng. Trái lại, nếu chúng ta khoe khoang vài phẩm tính tốt mà chúng ta có và ghen tuông với những phẩm tính của những người khác, chúng ta không xứng đáng ngay cả được gọi là những hành giả Phật giáo. Thế nên chúng ta phải tùy hỷ, hoan hỷ trong tất cả hành động tích cực, dù của chư Phật, Bồ tát hay của chúng sanh bình thường.

(Một Tia Sấm Chớp Sáng Trong Đêm Tối
Bồ Tát Hạnh của Shantideva
do Đức Dalai Lama giảng giải)
11951964_10207663699489890_33866103056110603_n.jpg
11951964_10207663699489890_33866103056110603_n.jpg (90.65 KiB) Đã xem 841 lần
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
KhángThiên
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 320
Tham gia: 17:02, 08/09/15

TL: Đạo & Đời

Gửi bài gửi bởi KhángThiên »

– Tôi không có bạn. Tôi lấy tâm mình làm bạn.

Bạn sẽ thấy nó đẹp làm sao và thực làm sao.

Nếu tâm không phải là bạn của mình, thì tôi không thể nghĩ rằng bạn có thể có người bạn nào. Nếu bạn chính là kẻ thù của bạn, làm thế nào có thể kết bạn với bất cứ người nào?

Làm thế nào có thể kết bạn với tâm của mình?

- Bằng thực tập định tâm. Bằng cách thực sự quan sát tâm, bằng cách tập trung chú ý đến những gì bạn suy nghĩ, cảm giác, tại bất cứ lúc nào, suốt cả ngày, bạn sẽ thấy sự thật về tâm của bạn, và chỉ khi bạn thấy sự thật, dần dần nó sẽ trở thành tinh khiết hơn, và tâm sẽ trở thành bạn của mình.

Vì sao ta chỉ thích kết bạn với kẻ khác mà lại '' sợ '' kết bạn với tâm mình đến thế?

__(())__
11222566_10207655294959782_7229578928025434663_n.jpg
11222566_10207655294959782_7229578928025434663_n.jpg (10.67 KiB) Đã xem 840 lần
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
KhángThiên
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 320
Tham gia: 17:02, 08/09/15

TL: Đạo & Đời

Gửi bài gửi bởi KhángThiên »

. Tâm rộng mở chính là một Tâm thức mênh mông như đại dương,
tâm thức ấy tiếp nhận tất cả các dòng nước đổ ra từ các sông ngòi,
không loại trừ một dòng nước nào cả.

Đấy là tâm thức của những người biết tiếp xúc với các cảnh huống qua một tầm nhìn mở rộng, biển ví như một bà mẹ ôm tất cả các dòng sông vào lòng như ôm những đứa con, dù tính cách, dáng hình của mỗi đứa hoàn toàn khác biệt.

- Mỗi ngày chúng ta lạy Phật, lạy chư Thánh hiền vì Tâm lượng và Trí huệ rông sâu như biển của các Ngài đó con!..

Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. Mahatát

__(())__
11947600_10207679922975467_4465769207645484827_n.jpg
11947600_10207679922975467_4465769207645484827_n.jpg (34.88 KiB) Đã xem 838 lần
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
KhángThiên
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 320
Tham gia: 17:02, 08/09/15

TL: Đạo & Đời

Gửi bài gửi bởi KhángThiên »

GƯƠNG HIẾU CỦA TÔN GIẢ XÁ LỢI PHẤT

Theo “Ngạ quỷ sự” trong Tiểu Bộ Kinh, Ngài Xá Lợi Phât đã từng độ thoát cho bà mẹ kiếp quá khứ của mình bị đọa ngạ quỷ, có lẽ đây là câu chuyện mà đã bị sai lệch đi nhiều khi được biến thành tích truyện Vu Lan với sự tích Mục Liên cứu mẹ bằng chén cơm nhưng bị đốt cháy...

Trong đời quá khứ có một phú gia ở thành Ba La Nại thường phát tâm cúng dường rộng lớn đến các tu sỹ và bố thí rộng rãi cho những người nghèo khó. Rồi một hôm, phú gia bận đi làm ăn xa, trước khi đi dặn dò vợ chu toàn công việc bố thí cúng dường. Ông đi rồi, người vợ không những chênh mảng trách nhiệm cúng dường được chồng giao phó mà còn biểu lộ thái độ khinh khi, sỉ nhục những người nghèo khổ. Vì tham lam bỏn sẻn, tạo ác nghiệp nặng nề nên khi từ trần bà tái sanh làm ngạ quỷ chịu nhiều khốn khổ.

Nhớ lại những công đức lành mà bà đã làm trong quá khứ, bà mong muốn được gặp Tôn giả Xá Lợi Phất liền tìm đến thành Vương Xá. Khi thấy nữ quỷ, ngài Xá Lợi Phất liền hỏi:

Vì sao hình dung người tiều tụy, còn da bọc xương, khổ não đến thế này?

Nữ quỷ thưa rằng:

Trong năm kiếp về trước tôi đã từng làm mẹ của Tôn giả. Nhưng vì các ác nghiệp đã gây tạo nên giờ đây bị đọa vào cảnh khổ, không nhà cửa, không có đủ đồ ăn thức uống, luôn bị đói khát hanh hạ… Xin Tôn giả rủ lòng thương, vì tôi mà phát tâm bố thí, cúng dường để thoát khỏi cảnh khổ ngạ quỷ"

Ngày hôm sau, Tôn giả Xá Lợi Phất cùng các Tỷ kheo đến gặp vua Tần Bà Sa La (Bimbisara) trình bày sự việc, nhờ trợ duyên và được đức vua chấp thuận. Khi lễ vật chuẩn bị xong, Tôn giả Xá Lợi Phất thành tâm dâng cúng lên Đức Phật và chư Tăng khắp mười phương rồi hồi hướng công đức cho nữ quỷ. Nhờ phước báo ấy mà nữ quỷ mẹ Tôn giả Xá Lợi Phất trong quá khứ được thoát kiếp ngạ quỷ, sanh lên cõi trời.

Và vị thiên nữ với dung sắc thù thắng, xiêm y rực rỡ đã xuống trần gặp Tôn giả Mục Kiền Liên, nói rõ nhân duyên thoát khỏi cảnh khổ đồng thời bày tỏ niềm tri ân vô hạn đến Tôn giả Xá Lợi Phất.

F : Thiền Giữa Đời Thường

__(())__
11917762_10207643958676382_7728714206424996436_n.jpg
11917762_10207643958676382_7728714206424996436_n.jpg (85.43 KiB) Đã xem 835 lần
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
KhángThiên
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 320
Tham gia: 17:02, 08/09/15

TL: Đạo & Đời

Gửi bài gửi bởi KhángThiên »

Trí tuệ trong Phật giáo bao gồm ba tầng bậc:

Nghe (Sutamaya panna) - VĂN
Nghĩ (Cintamaya panna) - TƯ
và Thực hành (Bhavanamaya panna) - TU

Để đoạn tận khổ đau, sầu muộn, lo âu, hành giả phải thực hành (Tuệ).
Tuy nhiên, nghe và tư duy về vô thường hay bản chất tương đối của con người và cuộc đời sẽ giúp đoạn trừ khổ đau, sầu muộn trong đời sống.
Bởi tiến trình nghe pháp hay tụng kinh, ý nghĩa vô thường sẽ thẩm thấu vào tâm thức của mình và sẽ tạo nên một kháng lực mỗi khi chúng ta gặp những sự cố bất như ý trong cuộc sống. Từ đó, những khổ đau, sầu muộn sẽ được giảm thiểu một cách đáng kể.

Đây là lý do tại sao các Phật tử phải nên nghe pháp và tụng kinh thường xuyên.

Namo Buddhaya

__(())__
11917762_10207643958676382_7728714206424996436_n.jpg
11917762_10207643958676382_7728714206424996436_n.jpg (31.13 KiB) Đã xem 828 lần
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
KhángThiên
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 320
Tham gia: 17:02, 08/09/15

TL: Đạo & Đời

Gửi bài gửi bởi KhángThiên »

Namo Buddhaya

10 CON ĐƯỜNG TẠO NÊN PHƯỚC THIỆN

Phước Thiện là gì?

Theo Phật giáo: danh từ Phước dịch ra từ Pāḷi là Puñña.
- Danh từ Thiện dịch ra từ Pāḷi là Kusala.

Puñña: phước có nghĩa là trạng thái làm cho tâm của mình được trong sạch. Ngược với phước là tội (pāpa) là trạng thái làm cho tâm bị ô nhiễm.

Quả báu của phước là sự an lạc thân - tâm.

Kusala: thiện có nghĩa là trạng thái tiêu diệt ác pháp.
Ngược với thiện là bất thiện (akusala) chính là ác pháp.

Quả báu của thiện là sự an lạc thân - tâm.

Cho nên, phước và thiện đồng nghĩa với nhau.

Phước (puñña) thường thấy trong Kinh tạng, có nghĩa hẹp.

Thiện (kusala) thường thấy trong Vi diệu pháp tạng, có nghĩa rộng.

Phước sanh lên do bởi nhiều nhân duyên, trong kinh Puññakiriyāvatthu, hành động tạo nên phước thiện, có 10 pháp:

1- Bố thí (dāna).
2- Giữ giới (sīla).
3- Hành thiền (bhāvanā).
4- Cung kính (apacāyana).
Đây là sự tôn trọng cung kính từ trong Tâm, không phải lễ độ bề ngoài
5- Giúp đỡ trong việc thiện (veyyāvacca).
6- Hồi hướng - chia phước (pattidāna).
7- Hoan hỉ với phước của người khác hồi hướng (pattānumodanā).
8- Thuyết pháp (dhammadesanā).
9- Nghe pháp (dhammassavanā).
10- Chánh kiến (diṭṭhijukamma).

Ðó là 10 con đường để tạo nên phước thiện.

Bố thí để tạo phước thiện là thí chủ sử dụng của cải, tiền bạc, sự hiểu biết của mình đem ban bố cho người khác với thiện tâm tế độ, mong mỏi sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc đến cho chúng sinh khác. Sự bố thí như vậy gọi là phước thiện bố thí.

Để sự bố thí có thể trở thành dục giới thiện nghiệp, thí chủ cần phải có tác ý thiện tâm (kusalacetanā) trong sạch, không bị tham, sân, si... làm ô nhiễm.

Nếu sự bố thí này thuộc về dục giới thiện nghiệp, thì cho quả báu trong cõi dục giới như giàu sang, phú quý, đời sống sung túc, được an lạc, song vẫn còn quanh quẩn trong cảnh khổ tử sinh luân hồi.

Nếu sự bố thí này trở thành bố thí Balamật là 1 trong 10 pháp hạnh Balamật, thì hỗ trợ cho các phẩm hạnh khác, dẫn đến sự thành tựu Siêu Tam giới thiện pháp, đó là sự chứng đắc 4 Thánh Ðạo liền cho quả là 4 Thánh Quả trở thành bậc A-ra-hán cao thượng.

Để bố thí trở thành pháp hạnh bố thí Balamật, khi thí chủ bố thí, với thiện tâm hoàn toàn trong sạch, không bị ô nhiễm bởi tà kiến, tham ái, ngã mạn và hợp với tâm từ bi, đức tin, trí tuệ, phát nguyện chỉ mong chứng ngộ Niết Bàn, mong trở thành bậc Chánh Ðẳng Giác, hoặc Ðức Phật Ðộc Giác, hoặc bậc Thanh Văn Giác. Ngoài ra không cầu mong trở thành phú hộ, vua chúa, chư thiên, vua trời....

Như vậy, sự bố thí ấy mới trở thành pháp hạnh bố thí Balamật.

__(())__
11917762_10207643958676382_7728714206424996436_n.jpg
11917762_10207643958676382_7728714206424996436_n.jpg (86.89 KiB) Đã xem 827 lần
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
KhángThiên
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 320
Tham gia: 17:02, 08/09/15

TL: Đạo & Đời

Gửi bài gửi bởi KhángThiên »

Nhờ vào bản tâm đại từ đại bi này

..Nếu một Bậc Thầy có tâm đại từ, đại bi bình đẳng thì dù họ không uyên bác, danh tiếng hay không được trọng vọng trong xã hội cũng không sao. Bởi lẽ, họ thực sự chứng đạt và có kinh nghiệm về những gì họ nói nhờ vào sự hiện diện của tâm từ bi ấy. Một mặt rất khó để kiểm chứng phẩm chất của một Bậc Thầy, nhưng mặt khác lại rất dễ dàng để làm điều đó vì bạn chỉ cần để ý xem liệu Bậc Thầy ấy có từ bi hay không.

Nói về tâm từ bi, tôi cho rằng các bạn cũng cần phải hết sức thận trọng bởi vì tâm từ, tâm bi như '' ái kiến từ bi ''(tình riêng) hay từ bi có điều kiện khó có thể nhận diện và dễ nhầm lẫn.

Tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có một chút tâm từ và tâm bi, ngay cả loài côn trùng bé nhỏ nhất từ vô thủy cũng đã sở hữu tất cả những phẩm chất này. Đây là lý do tại sao chúng ta vẫn còn sống và tồn tại trên thế giới này – bằng không chúng ta hẳn đã sát hại tất cả lẫn nhau mất rồi!

Nếu không có tình thương và lòng từ bi, hẳn mọi người ai cũng lăm lăm tay súng, tay dao và đã tự hủy diệt lẫn nhau từ lâu. Mặc dù, chúng ta không phải đang chung sống hòa thuận nhưng dù sao mối quan hệ giữa chúng ta với nhau vẫn còn tương đối ổn thỏa nhờ vào bản tâm đại từ đại bi này..."

PV Gyalwang Drukpa

__(())__
11914979_10207610233273268_3699269853901590233_n.jpg
11914979_10207610233273268_3699269853901590233_n.jpg (23.17 KiB) Đã xem 827 lần
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
KhángThiên
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 320
Tham gia: 17:02, 08/09/15

TL: Đạo & Đời

Gửi bài gửi bởi KhángThiên »

CHIM VÀNG VÀ CHIM BẠC

Có một người tiều phu, hàng ngày lên núi đốn củi, sống cuộc sống rất bình dị. Một ngày nọ, tiều phu cũng giống như mọi ngày lên núi đốn củi, trên đường đi ông ta gặp một chú chim màu bạc bị thương, toàn thân với bộ lông màu bạc ánh lên sáng chói, tiều phu thích thú nói:

“A, cả đời ta chưa thấy được con chim nào đẹp như thế này!” Thế là tiều phu đem chim về nhà, chuyên tâm trị liệu vết thương cho nó.

Trong thời gian trị liệu vết thương cho chim, chim lúc nào cũng hót cho tiều phu nghe, cuộc sống của tiều phu trôi qua trong chuỗi ngày vui vẻ bất tận.

Nhưng có một hôm, người hàng xóm nhìn thấy con chim bạc của vị tiều phu, liền nói với ông rằng: “Tôi đã từng nhìn thấy con chim màu vàng, chim vàng đẹp hơn chim bạc trăm ngàn lần, lại còn hót hay hơn chim bạc nữa”.

Tiều phu nghe xong nghĩ rằng, thì ra trên đời còn có chim vàng nữa. Từ đó tiều phu mỗi ngày chỉ mơ tưởng đến chim vàng, không còn chú ý gì đến chim bạc, ngày tháng trôi qua trong vô vọng và buồn tẻ.

Ngày lại ngày trôi qua, một hôm, tiều phu đang ngồi ở bậc cửa nhìn ánh nắng vàng lúc mặt trời sắp xuống núi, trong đầu suy nghĩ không biết chim vàng đẹp đến cỡ nào. Lúc đó, vết thương của chim bạc cũng đã lành, chuẩn bị chào lão tiều phu để ra đi.

Chim bay đến đậu trên vai lão tiều phu, cất tiếng hót một lần cuối để tặng lão tiều phu, lão tiều phu nghe xong thở dài nói: “Tiếng hót của ngươi tuy hay nhưng không hay bằng tiếng hót của chim vàng; bộ lông của ngươi tuy óng ánh đẹp nhưng cũng không đẹp bằng của chim vàng”.

Chim bạc hót xong thì bay quanh tiều phu ba vòng rồi từ biệt bay đi. Lão tiều phu nhìn chim bay lên trong ánh hoàng hôn của buổi chiều tà, bất giác thấy được dưới bộ lông của chim bạc dưới ánh nắng vàng le lói đó, toàn thân chim bạc cũng trở thành màu vàng óng ánh rất đẹp, ông như tỉnh ra rằng chim vàng mà mình mơ tưởng bấy lâu nay chính là đây, nhưng tiếc là chim vàng đã cất cánh bay càng lúc càng xa rồi, chắc không bao giờ trở lại nữa.

Con người chúng ta vô hình trung cũng biến thành kẻ tiều phu lúc nào chẳng hay, không biết rằng chim vàng đang ở bên cạnh ta, cứ lại mở tưởng viễn vông, để đến khi nhận ra thì muộn mất rồi.

- Trích Tuyển tập những câu chuyện triết lý -

***
11899931_10207606304655055_4420088096099614940_n.jpg
11899931_10207606304655055_4420088096099614940_n.jpg (24.6 KiB) Đã xem 809 lần
Đầu trang

Trả lời bài viết