Đạo & Đời
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
Sao ta phiền muộn?
Người ta thường phiền muộn vì những chuyện nhỏ mọn không đâu.
Sự phiền muộn không phải tự ở sự vật mà do cách người ta nghĩ về sự vật. Như cái chết tự nó không là gì hết, khi chết ta đâu còn biết gì nữa, nhưng vì người ta nghĩ đến chết thật ghê sợ nên sợ hãi. Thế thôi! - Người bình thường nghe tiếng sấm thì sợ, nhưng với người điếc họ có nghe thấy gì đâu. Điếc không sợ sấm là thế. Cổ ngạn có câu: "Mặt trời không có đối với kẻ đui, sấm sét không có đối với người điếc”. Vậy thì, chúng ta cứ làm như người điếc thì không còn sợ sấm sét nữa. (*__*)
Do đó mỗi khi chúng ta buồn bực, bối rối, phiền não, chúng ta đừng trách ai, chỉ tự trách mình, nghĩa là trách sự suy nghĩ chưa rốt ráo của chúng ta mà thôi.
Nếu ai cũng biết thản nhiên, bình tâm mà suy xét thì sẽ thấy những việc xảy đến cho mình, hết chín phần mười là không đáng bận lòng. Sự vật như mảnh gương trong, nếu mình cười, thì nó cười lại , nếu mình khóc, thì nó khóc theo.
Người đánh ta làm ta giận, là tại người hay tại ta?
Nếu ta biết người đánh ta là người điên, ta có còn giận người ấy nữa không?
Làm nhục mình, không phải là kẻ chửi mình, đánh mình, nhưng là tự mình nghĩ rằng nó làm nhục mình. Có kẻ nào làm cho mình giận dữ thì phải biết rằng chính mình làm cho mình giận dữ đấy thôi. Người ta chỉ muốn sống trong yên ổn thường tìm sự yên ổn để sống. Trong cảnh yên ổn thì dễ giữ tâm bình thản, nhưng khi gặp cảnh không yên ổn thì hốt hoảng, mất hồn.
Biết sống trong cảnh thường mà không biết sống trong cảnh biến động, người thế ấy không bao giờ có được sự bình an.
Namo Buddhaya
__(())__
Người ta thường phiền muộn vì những chuyện nhỏ mọn không đâu.
Sự phiền muộn không phải tự ở sự vật mà do cách người ta nghĩ về sự vật. Như cái chết tự nó không là gì hết, khi chết ta đâu còn biết gì nữa, nhưng vì người ta nghĩ đến chết thật ghê sợ nên sợ hãi. Thế thôi! - Người bình thường nghe tiếng sấm thì sợ, nhưng với người điếc họ có nghe thấy gì đâu. Điếc không sợ sấm là thế. Cổ ngạn có câu: "Mặt trời không có đối với kẻ đui, sấm sét không có đối với người điếc”. Vậy thì, chúng ta cứ làm như người điếc thì không còn sợ sấm sét nữa. (*__*)
Do đó mỗi khi chúng ta buồn bực, bối rối, phiền não, chúng ta đừng trách ai, chỉ tự trách mình, nghĩa là trách sự suy nghĩ chưa rốt ráo của chúng ta mà thôi.
Nếu ai cũng biết thản nhiên, bình tâm mà suy xét thì sẽ thấy những việc xảy đến cho mình, hết chín phần mười là không đáng bận lòng. Sự vật như mảnh gương trong, nếu mình cười, thì nó cười lại , nếu mình khóc, thì nó khóc theo.
Người đánh ta làm ta giận, là tại người hay tại ta?
Nếu ta biết người đánh ta là người điên, ta có còn giận người ấy nữa không?
Làm nhục mình, không phải là kẻ chửi mình, đánh mình, nhưng là tự mình nghĩ rằng nó làm nhục mình. Có kẻ nào làm cho mình giận dữ thì phải biết rằng chính mình làm cho mình giận dữ đấy thôi. Người ta chỉ muốn sống trong yên ổn thường tìm sự yên ổn để sống. Trong cảnh yên ổn thì dễ giữ tâm bình thản, nhưng khi gặp cảnh không yên ổn thì hốt hoảng, mất hồn.
Biết sống trong cảnh thường mà không biết sống trong cảnh biến động, người thế ấy không bao giờ có được sự bình an.
Namo Buddhaya
__(())__
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
Tại Sao Tràng Chuỗi Lại Dùng 108 Hạt?
Phật giáo nhìn vào vũ trụ nhân sinh, không phải là duy vật, không phải duy tâm, cũng không phải là duy thần. Mà Phật giáo nhìn vào sự hình thành của con người ở ba trạng thái kết hợp nhau là tâm, sinh và vật lý. Hay nói bằng danh từ Phật học là sự duyên hợp của ngũ uẩn, tứ đại; hoặc căn, trần và thức. Căn là nói về sinh lý, trần là vật lý, và thức là tâm lý. Căn, trần và thức tụ hội nhau để tồn tại. Nếu lìa một chỉ còn hai thì thế giới sẽ không tồn tại. Vậy căn, trần, thức là gì?
Căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.
Trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp.
Thức là: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.
Từ nơi sáu căn tiếp xúc sáu trần sanh ra sáu thức. Thức tạo tác vọng động, tạo nghiệp hoặc thiện hoặc ác để trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Dụ như mắt nhìn thấy sắc đẹp của một người (nam hoặc nữ), liền khởi tâm say đắm, từ nơi đắm mê sắc đẹp mà tạo nên hành nghiệp. Cho đến tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi thơm, thân chạm xúc những chỗ trơn láng mềm mại, ý suy nghĩ ghét, thương, hận, thù…
Lục căn là công cụ sai khiến của lục thức để tạo tác hành nghiệp thiện hoặc ác. Từ nơi hành nghiệp tích tụ chứa nhóm mang đi trong sáu nẻo luân hồi, từ quá khứ đến hiện tại, và, sẽ tiếp diễn trong tương lai; để chịu khổ trong vòng luân hồi.
Quá khứ do sáu căn không thanh tịnh, chạy theo trần cảnh khởi lên đắm trước tạo nghiệp: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Và trong đời vị lai ta lại cũng theo con đường cũ tạo nghiệp sanh tử tham, sân,… nầy mà đi.
Từ nơi mắt thấy sắc tạo nên sáu món căn bản phiền não: tham, sân,
si, mạn, nghi, ác kiến; cho đến mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, mỗi căn đều tạo nên sáu phiền não căn bản giống nhau: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Mỗi căn chúng ta có sáu thứ căn bản phiền não, và; như vậy, sáu giác quan đã tạo nên 36 thứ phiền não trong đời sống thường ngày.
Do đó, như trên đã nói cuộc đời của chúng ta liên tục nối tiếp trong ba đời từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Như vậy, trong ba đời ta đã tạo thành 108 thứ phiền não để làm hành trang trong đoạn đường sanh tử không cùng tận. Cho nên, bây giờ chúng ta lần tràng hạt 108 lần trong khi niệm Phật, là quyết tâm đoạn trừ 108 món phiền não mà mình đã tạo trong ba đời. Đoạn trừ 108 món phiền não cũng có nghĩa là làm cho sáu căn thanh tịnh.
Sáu căn từ trước đến nay chạy theo sáu trần, khởi lên sáu món phiền não căn bản: tham, sân, si,….bây giờ ta lần tràng hạt niệm Phật, là ngăn cản không cho sáu căn vọng động chạy theo cảnh trần, và, giúp cho sáu căn quay về với tự tánh. Sáu căn cảm nhận sáu trần sanh ra sáu thức, thức vọng động tạo nghiệp luân lưu trong vòng sống chết. Lần tràng niệm Phật là không cho căn nhiễm với trần; căn không nhiễm trần tức căn thanh tịnh, căn đã tịnh thì nghiệp không còn, nghiệp đã dứt sanh tử đoạn diệt. Ấy gọi là giải thoát, hoặc vãng sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà.
Thấu triệt được lý đạo như vậy thì không còn vọng niệm phân biệt pháp tu này hơn pháp tu khác. Hoặc cho rằng đức Thích Ca xưa kia do Thiền Tọa mà thành Phật chứ không phải niệm Phật mà thành chánh quả. Hoặc còn tệ và vọng niệm hơn khi tuyên bố rằng: thầy Tổ đã khuyên bảo ta trong thời mạt pháp lấy pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh là trốn tránh, không thích ứng với lời Phật dạy.
Nam Mô A Di Đà Phật
__(())__
Phật giáo nhìn vào vũ trụ nhân sinh, không phải là duy vật, không phải duy tâm, cũng không phải là duy thần. Mà Phật giáo nhìn vào sự hình thành của con người ở ba trạng thái kết hợp nhau là tâm, sinh và vật lý. Hay nói bằng danh từ Phật học là sự duyên hợp của ngũ uẩn, tứ đại; hoặc căn, trần và thức. Căn là nói về sinh lý, trần là vật lý, và thức là tâm lý. Căn, trần và thức tụ hội nhau để tồn tại. Nếu lìa một chỉ còn hai thì thế giới sẽ không tồn tại. Vậy căn, trần, thức là gì?
Căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.
Trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp.
Thức là: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.
Từ nơi sáu căn tiếp xúc sáu trần sanh ra sáu thức. Thức tạo tác vọng động, tạo nghiệp hoặc thiện hoặc ác để trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Dụ như mắt nhìn thấy sắc đẹp của một người (nam hoặc nữ), liền khởi tâm say đắm, từ nơi đắm mê sắc đẹp mà tạo nên hành nghiệp. Cho đến tai nghe âm thanh, mũi ngửi mùi thơm, thân chạm xúc những chỗ trơn láng mềm mại, ý suy nghĩ ghét, thương, hận, thù…
Lục căn là công cụ sai khiến của lục thức để tạo tác hành nghiệp thiện hoặc ác. Từ nơi hành nghiệp tích tụ chứa nhóm mang đi trong sáu nẻo luân hồi, từ quá khứ đến hiện tại, và, sẽ tiếp diễn trong tương lai; để chịu khổ trong vòng luân hồi.
Quá khứ do sáu căn không thanh tịnh, chạy theo trần cảnh khởi lên đắm trước tạo nghiệp: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Và trong đời vị lai ta lại cũng theo con đường cũ tạo nghiệp sanh tử tham, sân,… nầy mà đi.
Từ nơi mắt thấy sắc tạo nên sáu món căn bản phiền não: tham, sân,
si, mạn, nghi, ác kiến; cho đến mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, mỗi căn đều tạo nên sáu phiền não căn bản giống nhau: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Mỗi căn chúng ta có sáu thứ căn bản phiền não, và; như vậy, sáu giác quan đã tạo nên 36 thứ phiền não trong đời sống thường ngày.
Do đó, như trên đã nói cuộc đời của chúng ta liên tục nối tiếp trong ba đời từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Như vậy, trong ba đời ta đã tạo thành 108 thứ phiền não để làm hành trang trong đoạn đường sanh tử không cùng tận. Cho nên, bây giờ chúng ta lần tràng hạt 108 lần trong khi niệm Phật, là quyết tâm đoạn trừ 108 món phiền não mà mình đã tạo trong ba đời. Đoạn trừ 108 món phiền não cũng có nghĩa là làm cho sáu căn thanh tịnh.
Sáu căn từ trước đến nay chạy theo sáu trần, khởi lên sáu món phiền não căn bản: tham, sân, si,….bây giờ ta lần tràng hạt niệm Phật, là ngăn cản không cho sáu căn vọng động chạy theo cảnh trần, và, giúp cho sáu căn quay về với tự tánh. Sáu căn cảm nhận sáu trần sanh ra sáu thức, thức vọng động tạo nghiệp luân lưu trong vòng sống chết. Lần tràng niệm Phật là không cho căn nhiễm với trần; căn không nhiễm trần tức căn thanh tịnh, căn đã tịnh thì nghiệp không còn, nghiệp đã dứt sanh tử đoạn diệt. Ấy gọi là giải thoát, hoặc vãng sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà.
Thấu triệt được lý đạo như vậy thì không còn vọng niệm phân biệt pháp tu này hơn pháp tu khác. Hoặc cho rằng đức Thích Ca xưa kia do Thiền Tọa mà thành Phật chứ không phải niệm Phật mà thành chánh quả. Hoặc còn tệ và vọng niệm hơn khi tuyên bố rằng: thầy Tổ đã khuyên bảo ta trong thời mạt pháp lấy pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh là trốn tránh, không thích ứng với lời Phật dạy.
Nam Mô A Di Đà Phật
__(())__
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
“Tướng mạo” của người trí
Ai tự làm chủ và vượt qua được những giới hạn của chính mình mới là người có trí.
Lẽ thường thì ai cũng nghĩ mình hay, thông minh, tài trí nhất. Hiếm khi mình tự thừa nhận là thiếu thông minh, kém trí tuệ, thậm chí khi sự thật đã rành rành cũng tìm cách đỗ lỗi cho người khác hoặc do các điều kiện khách quan bên ngoài. Đại để như bao biện rằng việc đường phố ngập lụt thường xuyên hiện nay trên cả nước là do trời mưa quá to, dân xả rác quá nhiều… chứ không phải do thiết kế và thi công kém, chẳng hạn!
Ở đời có nhiều tiêu chuẩn để đánh giá một người là thông minh hay vô trí. Thế Tôn cũng xây dựng tiêu chuẩn cho vấn đề này bằng cách căn cứ vào hai “tướng mạo”. Có điều lạ là Ngài không căn cứ vào học vị cao hay thấp, chuyên môn sâu hay cạn, nói năng hoạt bát hay chậm chạp, làm việc và ứng xử lanh lợi hay vụng về,… để đánh giá người ấy tài trí hay không. Ngài chỉ nói thật đơn giản về người trí là
“đối với việc không đáng làm thì không làm,
việc làm gần xong không chán bỏ”.
Ngược lại, người vô trí thì
“đối với việc không đáng làm mà làm,
việc làm sắp xong thì chán bỏ”.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Người ngu si có hai thứ tướng mạo. Thế nào là hai? Ở đây, người ngu đối với việc không đáng làm mà làm, việc làm sắp xong thì chán bỏ. Đó là, này các Tỳ-kheo, người ngu có hai tướng mạo này.
Lại nữa, Tỳ-kheo, người trí có hai tướng mạo. Thế nào là hai? Ở đây, người trí đối với việc không đáng làm thì không làm, việc làm gần xong không chán bỏ.
Thế nên, này các Tỳ-kheo, hai tướng mạo của người ngu phải nên xa lìa. Nên nhớ tu hành hai tướng mạo của người trí. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Hữu vô,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.195)
Thế Tôn xác định, người trí là người “đối với việc không đáng làm thì không làm”. “Việc không đáng làm” là việc ác, gây tổn hại cho mình và người, tạo ra khổ đau trong hiện tại và tương lai. Mười điều ác (giết hại, trộm cướp, tà hạnh, nói dối, nói ác, nói chia rẽ, nói nịnh, tham lam, sân hận, si mê) chính là những việc không đáng làm. Như vậy, những ai lập hạnh “không làm các việc ác, chỉ siêng làm việc lành” thì chính là người trí.
Nhận diện rõ “việc không đáng làm” vốn là điều không phải dễ. Nhưng khi nhận diện ra vấn đề rồi, phát huy lý trí và nghị lực để quyết định không làm lại càng khó khăn hơn. Ngay đây, người trí là người vượt qua được chính mình. Trước sự cám dỗ, thôi thúc bởi tham dục; trước sự bùng phát của bão lửa nóng giận; trước sự yếu đuối, mê mờ của tâm trí, ai tự làm chủ và vượt qua được những giới hạn của chính mình mới là người có trí.
Mặt khác, “việc làm gần xong không chán bỏ” là một biểu hiện khác của người có trí. Thế Tôn cũng từng lấy ảnh dụ “cọ cây lấy lửa” để minh họa cho việc tu hành. Khi lửa chưa bùng cháy thì không dừng việc cọ cây. Nếu dừng lại lúc cây sắp bén lửa thì không bao giờ có được lửa. Mới hay, trong Bát chánh đạo, chánh tinh tấn thoạt nhìn rất bình thường nhưng có công năng cực kỳ quan trọng trong việc thăng tiến và chứng đạt đạo quả.
Do vậy, không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
GN - Th Quảng Tánh
__(())__
Ai tự làm chủ và vượt qua được những giới hạn của chính mình mới là người có trí.
Lẽ thường thì ai cũng nghĩ mình hay, thông minh, tài trí nhất. Hiếm khi mình tự thừa nhận là thiếu thông minh, kém trí tuệ, thậm chí khi sự thật đã rành rành cũng tìm cách đỗ lỗi cho người khác hoặc do các điều kiện khách quan bên ngoài. Đại để như bao biện rằng việc đường phố ngập lụt thường xuyên hiện nay trên cả nước là do trời mưa quá to, dân xả rác quá nhiều… chứ không phải do thiết kế và thi công kém, chẳng hạn!
Ở đời có nhiều tiêu chuẩn để đánh giá một người là thông minh hay vô trí. Thế Tôn cũng xây dựng tiêu chuẩn cho vấn đề này bằng cách căn cứ vào hai “tướng mạo”. Có điều lạ là Ngài không căn cứ vào học vị cao hay thấp, chuyên môn sâu hay cạn, nói năng hoạt bát hay chậm chạp, làm việc và ứng xử lanh lợi hay vụng về,… để đánh giá người ấy tài trí hay không. Ngài chỉ nói thật đơn giản về người trí là
“đối với việc không đáng làm thì không làm,
việc làm gần xong không chán bỏ”.
Ngược lại, người vô trí thì
“đối với việc không đáng làm mà làm,
việc làm sắp xong thì chán bỏ”.
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Người ngu si có hai thứ tướng mạo. Thế nào là hai? Ở đây, người ngu đối với việc không đáng làm mà làm, việc làm sắp xong thì chán bỏ. Đó là, này các Tỳ-kheo, người ngu có hai tướng mạo này.
Lại nữa, Tỳ-kheo, người trí có hai tướng mạo. Thế nào là hai? Ở đây, người trí đối với việc không đáng làm thì không làm, việc làm gần xong không chán bỏ.
Thế nên, này các Tỳ-kheo, hai tướng mạo của người ngu phải nên xa lìa. Nên nhớ tu hành hai tướng mạo của người trí. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Hữu vô,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.195)
Thế Tôn xác định, người trí là người “đối với việc không đáng làm thì không làm”. “Việc không đáng làm” là việc ác, gây tổn hại cho mình và người, tạo ra khổ đau trong hiện tại và tương lai. Mười điều ác (giết hại, trộm cướp, tà hạnh, nói dối, nói ác, nói chia rẽ, nói nịnh, tham lam, sân hận, si mê) chính là những việc không đáng làm. Như vậy, những ai lập hạnh “không làm các việc ác, chỉ siêng làm việc lành” thì chính là người trí.
Nhận diện rõ “việc không đáng làm” vốn là điều không phải dễ. Nhưng khi nhận diện ra vấn đề rồi, phát huy lý trí và nghị lực để quyết định không làm lại càng khó khăn hơn. Ngay đây, người trí là người vượt qua được chính mình. Trước sự cám dỗ, thôi thúc bởi tham dục; trước sự bùng phát của bão lửa nóng giận; trước sự yếu đuối, mê mờ của tâm trí, ai tự làm chủ và vượt qua được những giới hạn của chính mình mới là người có trí.
Mặt khác, “việc làm gần xong không chán bỏ” là một biểu hiện khác của người có trí. Thế Tôn cũng từng lấy ảnh dụ “cọ cây lấy lửa” để minh họa cho việc tu hành. Khi lửa chưa bùng cháy thì không dừng việc cọ cây. Nếu dừng lại lúc cây sắp bén lửa thì không bao giờ có được lửa. Mới hay, trong Bát chánh đạo, chánh tinh tấn thoạt nhìn rất bình thường nhưng có công năng cực kỳ quan trọng trong việc thăng tiến và chứng đạt đạo quả.
Do vậy, không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
GN - Th Quảng Tánh
__(())__
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
Khi đau khổ bạn có thể tự một mình cảm nhận,
nhưng muốn hiểu đích thực giá trị của niềm vui, bạn phải tìm ít nhất là một đối tượng để chia sẻ nó. Tôi nhớ có ai đó đã nói rằng: '' Cách tốt nhất để làm bạn vui lên là làm cho kẻ khác vui '' (*___*)
Namo Buddhaya
__(())__
nhưng muốn hiểu đích thực giá trị của niềm vui, bạn phải tìm ít nhất là một đối tượng để chia sẻ nó. Tôi nhớ có ai đó đã nói rằng: '' Cách tốt nhất để làm bạn vui lên là làm cho kẻ khác vui '' (*___*)
Namo Buddhaya
__(())__
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
TRỌN YÊU THƯƠNG
Anh có còn nhớ đến những ngày qua
Mùa thu ấy lá vàng rơi chật ngõ
Con đường cũ mình đi về qua đó
Mắt lá cười dưới trăng sáng lung linh
Dấu yêu thương trong ánh mắt biếc xinh
Em nhờ gió gửi anh câu hẹn đợi
Nguyện bên nhau, chặt tay nào bước tới
Dệt trọn tình trong một sắc thu vương
Tháng năm trôi thu vẫn đậm sắc hương
Như nhắc nhở tình yêu ta không nhạt
Ly rượu nồng vẫn tỉnh, say thơm ngát
Nụ hôn đầu chẳng bàng bạc thời gian
Nơi phương xa, anh hỡi nhớ nồng nàn
Mùa hoa cải vẫn chứa chan vàng rực
Nhớ rồi quên trong thu về náo nức
Suốt bốn mùa ta vẫn hướng về nhau
Như tình yêu của cái thuở ban đầu
Ngượng ngùng trao một đôi câu hẹn đợi
Mùa thu về lại nhớ nhung anh hỡi
Thoả tấm lòng da diết trọn yêu thương...
( Jenny Pham )
Anh có còn nhớ đến những ngày qua
Mùa thu ấy lá vàng rơi chật ngõ
Con đường cũ mình đi về qua đó
Mắt lá cười dưới trăng sáng lung linh
Dấu yêu thương trong ánh mắt biếc xinh
Em nhờ gió gửi anh câu hẹn đợi
Nguyện bên nhau, chặt tay nào bước tới
Dệt trọn tình trong một sắc thu vương
Tháng năm trôi thu vẫn đậm sắc hương
Như nhắc nhở tình yêu ta không nhạt
Ly rượu nồng vẫn tỉnh, say thơm ngát
Nụ hôn đầu chẳng bàng bạc thời gian
Nơi phương xa, anh hỡi nhớ nồng nàn
Mùa hoa cải vẫn chứa chan vàng rực
Nhớ rồi quên trong thu về náo nức
Suốt bốn mùa ta vẫn hướng về nhau
Như tình yêu của cái thuở ban đầu
Ngượng ngùng trao một đôi câu hẹn đợi
Mùa thu về lại nhớ nhung anh hỡi
Thoả tấm lòng da diết trọn yêu thương...
( Jenny Pham )
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
Con người ai chẳng tò mò
Người đời nói chuyện, thập thò lắng nghe.
Con người tính thích lấy le
Mặt hay sỉ diện, thích khoe mình giàu.
Con người ích kỷ giống nhau
Lợi mình đi trước, lợi sau trao người.
Con người hay tỏ ra cười
Nhưng ai nào biết, lòng người buồn đau.
Con người tham lam giống nhau
Lòng tham không đáy, trước sau chẳng dời.
Con người hay tính lỗ lời
Chẳng ai chịu thiệt, cả đời so đo.
Con người cuộc sống tự lo
Chẳng ai giúp đỡ, đói no tự mình.
Con người có tính giữ gìn
Của người thì lấy, của mình giấu đi.
Con người ai chẳng sân si
Hơn thua ganh ghét, lễ nghi chẳng màng.
Con người tính thích giàu sang
Đạp nhau để sống, chẳng màng tiếc thương.
Con người chẳng thích cúng dường
Nạn tai nạn kiếp, mới trườn tới thăm.
Con người hay tính xa xăm
Ngày đêm toan tính, trăm năm kiếp người.
Con người có tính lả lơi
Trêu hoa ghẹo bướm, chẳng ngơi ngắm nhìn.
Con người ham dục sắc tình
Thoả cơn dục vọng, đắm mình si mê.
Con người thích hứa thích thề
Chỉ là miệng lưỡi, bên lề cuộc vui.
Con người thấy xấu là vùi
Chê bai trên dưới, miệng vui cười đùa.
Con người bản tính hay hùa
Ăn theo câu chuyện, được mùa số đông.
Con người chẳng thích cho không
Có qua có lại, mới đồng đều nhau.
Con người bản tính trước sau
Đa phần là giống, khác nhau tuỳ người.
<NgạoThiên>
Người đời nói chuyện, thập thò lắng nghe.
Con người tính thích lấy le
Mặt hay sỉ diện, thích khoe mình giàu.
Con người ích kỷ giống nhau
Lợi mình đi trước, lợi sau trao người.
Con người hay tỏ ra cười
Nhưng ai nào biết, lòng người buồn đau.
Con người tham lam giống nhau
Lòng tham không đáy, trước sau chẳng dời.
Con người hay tính lỗ lời
Chẳng ai chịu thiệt, cả đời so đo.
Con người cuộc sống tự lo
Chẳng ai giúp đỡ, đói no tự mình.
Con người có tính giữ gìn
Của người thì lấy, của mình giấu đi.
Con người ai chẳng sân si
Hơn thua ganh ghét, lễ nghi chẳng màng.
Con người tính thích giàu sang
Đạp nhau để sống, chẳng màng tiếc thương.
Con người chẳng thích cúng dường
Nạn tai nạn kiếp, mới trườn tới thăm.
Con người hay tính xa xăm
Ngày đêm toan tính, trăm năm kiếp người.
Con người có tính lả lơi
Trêu hoa ghẹo bướm, chẳng ngơi ngắm nhìn.
Con người ham dục sắc tình
Thoả cơn dục vọng, đắm mình si mê.
Con người thích hứa thích thề
Chỉ là miệng lưỡi, bên lề cuộc vui.
Con người thấy xấu là vùi
Chê bai trên dưới, miệng vui cười đùa.
Con người bản tính hay hùa
Ăn theo câu chuyện, được mùa số đông.
Con người chẳng thích cho không
Có qua có lại, mới đồng đều nhau.
Con người bản tính trước sau
Đa phần là giống, khác nhau tuỳ người.
<NgạoThiên>