Đạo & Đời
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
Chuyện Đức Phật và cô gái điên
Theo kinh truyện, khi nghe những lời kệ của đức Phật, cô Patacara lập tức ngộ ra được đạo lý về sự vô thường của cuộc đời. Sau khi đức Phật đọc xong, ngồi dưới chân đức Phật lúc này không còn là cô gái điên vừa khóc lóc vừa chạy khắp nơi nữa mà là một Patacara đã ngộ đạo, một người có khả năng đạt được sự giải thoát cuối cùng...
Trốn nhà theo người yêu
Chuyện kể về Patacara là con gái của một thương nhân giàu có ở thành Savatthi, nước Kosala. Năm cô 16 tuổi, cha mẹ cô mang cô nhốt vào trong một tòa lâu đài cao 7 tầng, phải rất đông người canh giữ ở bên ngoài để tránh việc cô bị những chàng trai xung quanh dòm ngó. Mặc dù bị canh gác cẩn mặt, song cô cuối cùng vẫn yêu một người hầu phục vụ trong phòng của cha mẹ mình.
Sau đó ít lâu, cha mẹ cô tìm cho cô được một đám môn đăng hộ đối. Gia đình nhà trai cũng là một thương nhân rất có tiếng trong thành. Tuy nhiên, khi cha mẹ đang bận rộn chuẩn bị đám cưới thì cô quyết định cùng người mình yêu trốn đi. Patacara hóa trang thành một cô hầu gái, trốn khỏi tòa lầu 7 tầng rồi vào trong thành gặp người mình yêu.
Sau khi gặp nhau, cô và người yêu cùng nhau bỏ đi tới một thôn trang nằm cách xa thành Savatthi rồi kết hôn với nhau. Tại đây, chồng cô trồng cấy trên một mảnh ruộng nhỏ để nuôi gia đình, còn cô thì làm tất cả những việc khác trong nhà. Mặc dù từ nhỏ tới lớn chưa bao giờ phải động chân tay vào việc nhà nhưng cô đã chấp nhận tất cả để được sống bên cạnh người mình yêu. Hai vợ chồng cứ như vậy cùng nhau trải qua những tháng ngày hạnh phúc.
Không bao lâu sau, Patacara mang thai. Lúc này cô nói với chồng đưa mình về nhà cha mẹ đẻ để sinh con theo tục lệ. Cô nói với chồng rằng, mình là đứa con gái mà cha mẹ rất mực yêu thương, họ nhất định sẽ tha thứ cho những lỗi lầm mà cô đã gây ra. Tuy nhiên, chồng cô thì không muốn như vậy, anh sợ rằng, cha mẹ của cô sẽ bắt mình bỏ tù, thậm chí là cho người giết chết mình.
Biết rằng sẽ không thể thuyết phục được chồng, cô đã quyết định một mình trở về nhà cha mẹ đẻ. Một hôm, nhân lúc chồng ra ngoài làm việc, cô một mình trở về thành Savatthi. Khi chồng cô nghe tin vội vàng đuổi theo, hết lời khuyên can. Nhưng cô nhất định không nghe, tiếp tục trở về. Tuy nhiên trước khi đến thành Savatthi, cô đã trở dạ và sinh một cậu con trai. Lúc này lý do về nhà cha mẹ đã không còn nên cô cùng chồng lại quay trở về nhà.
Cái chết của chồng và hai con
Một thời gian sau, Patacara mang thai lần thứ hai. Lần này, cô lại xin chồng cùng mình trở về nhà cha mẹ đẻ. Chồng cô một lần nữa từ chối, và cô lại trốn chồng, một mình trở về. Và lần này, Patacara mang cả cậu con trai nhỏ đi theo. Khi chồng đuổi theo khuyên trở về nhà, cô tiếp tục ngang bướng không nghe theo. Cũng như lần trước, khi đi tới nửa đường thì đột nhiên, vợ chồng cô gặp phải một trận bão rất lớn, sấm chớp đùng đùng. Đúng lúc đó, cô bắt đầu trở dạ.
Patacara nói chồng đi tìm thứ gì đó che tạm cho đỡ ướt. Chồng cô nghe theo, đi bẻ cành cây để dựng tạm một chiếc lều cho vợ. Tuy nhiên, đúng lúc anh đang bẻ cành cây thì một con rắn độc từ trên cây đột nhiên lao xuống cắn anh. Ngay lập tức, chất độc của con rắn đã khiến anh ngã xuống đất. Cô đợi mãi mà không thấy chồng về. Trong lúc đó, đứa con thứ hai chào đời mà không có ai giúp đỡ. Do không có thứ gì che chắn, hai đứa trẻ nhỏ đã phải dầm mưa suốt đêm ròng rã.
Tới sáng hôm sau, Patacara một tay ôm đứa con mới sinh trong lòng, tay còn lại dắt đứa con đầu đi theo đường mà chồng đã đi. Đi được một đoạn, cô phát hiện chồng mình đang nằm bất động trên đường. Tới gần, cô mới phát hiện ra rằng, anh đã tắt thở từ lâu, thân thể đã cứng như khúc gỗ. Cô phủ phục trên xác chồng khóc lớn, không thiết làm gì nữa. Một lúc sau, do quá đói và rét, hai đứa trẻ cứ khóc đòi ăn, cô mới quyết định để chồng lại, tiếp tục đi về thành Savatthi.
Đi thêm một đoạn đường nữa, Patacara tới dòng sông Acriavati. Do tối qua mưa rất to nên nước sông dâng lên rất cao, vượt quá lưng người, dòng nước cũng chảy rất mạnh. Cô vừa mới sinh, cơ thể đang rất yếu nên cảm thấy khó có thể mang hai đứa con sang sông được. Vì thế cô quyết định để đứa con lớn ở lại bên này sông, mang đứa con nhỏ sang sông trước, sau đó sẽ quay lại mang đứa lớn.
Tuy nhiên, khi ra tới giữa dòng sông thì một con chim ưng săn mồi rất lớn nhìn thấy đứa trẻ mới sinh, tưởng rằng đó là một miếng thịt nên lao xuống cắp đi. Cô lúc đó đã quá yếu, không thể chống lại được sức mạnh của con chim ưng khổng lồ, chỉ biết thét lên một cách tuyệt vọng. Đứa con lớn nghe thấy tiếng mẹ, lại thấy mẹ đang vẫy tay giữa dòng sông, tưởng rằng mẹ muốn mình lội sang nên đã bước chân xuống. Ngay khi đứa trẻ đặt chân xuống dòng nước đã bị dòng nước sông chảy xiết cuốn phăng đi. Cô chỉ còn biết đứng nhìn đứa con trai của mình bị dòng nước cuốn trôi.
Mặc dù vô cùng đau xót vì cái chết của chồng và hai con, tuy nhiên, cô vẫn phải tiếp tục lên đường. Tuy nhiên, sự bất hạnh vẫn đang chờ đợi cô ở phía trước.
Khi Patacara đi tới gần thành Savatthi, cô gặp một người vừa mới rời khỏi thành nên bước tới định hỏi thăm tình hình cha mẹ ruột của mình. “Trừ nhà đó ra, cô muốn hỏi nhà nào cũng được”, người đàn ông nói với cô. Câu nói của người đàn ông càng khiến cô thêm tò mò, cô gặng hỏi người đàn ông rốt cuộc gia đình cô đã xảy ra việc gì.
Người đàn ông thấy cô gặng hỏi liền nói: “Cơn bão đáng sợ tối hôm qua đã khiến nhà đó đổ sập, cả hai vợ chồng lẫn người con cả đã bị nhà đè chết. Họ đã được hỏa táng ngay tại nên nhà cũ của họ rồi”. Nói xong, người đàn ông quay về phía thành Savatthi, chỉ tay vào cột khói đang bốc lên nói: “Cô có nhìn thấy cột khói kia không, đó chính là cột khỏi hỏa táng họ đấy’.
Khi nhìn thấy cột khói hỏa táng cha mẹ và anh trai của mình, cô lập tức phát điên. Cô xé bỏ hết quần áo, rồi để mình trần chạy khắp nơi, vừa chạy vừa khóc: “Hai đứa con của tôi đã chết, chồng tôi cũng chết bên đường, giờ cha mẹ và anh trai tôi cũng đang được hỏa táng!”. Những người sống hai bên đường thấy một cô gái điên cứ chạy khắp nơi gào khóc, sợ điềm gở nên lấy gạch đá và rác ném cô. Tuy nhiên, cô dường như không quan tâm tới việc ấy, cứ điên điên dại dại vừa khóc vừa chạy về phía thành Savatthi.
Nước mắt đau khổ nhiều hơn nước bốn biển
Lúc bấy giờ, đức Phật cũng đang ở tịnh xá thành Savatthi, xung quanh là rất đông các đệ tử. Khi thấy Patacara chạy ngang qua cửa tịnh xá, đức Phật biết rằng, cô đã có thể tiếp nhận những giáo pháp của mình. Các đệ tử thấy cô chạy vào tịnh xá liền quát lớn: “Không cho bà điên ấy vào!”. Tuy nhiên, đức Phật lại nói: “Đừng cản cô ấy, cứ để cô ấy vào”.
Khi Patacara vào bên trong, đứng trước mặt đức Phật, Phật nói với cô: “Người chị em, hãy hồi phục chính niệm của mình!”. Cô lập tức hồi phục lại trạng thái tinh thần bình thường. Một người đệ tử tại gia có lòng tốt mang cho cô một chiếc áo. Cô mặc lên người, bước lại gần đức Phật, quỳ gối làm lễ rồi kể cho đức Phật nghe về câu chuyện bi thảm của mình.
Đức Phật kiên nhẫn nghe cô kể hết câu chuyện, cảm thấy vô cùng thương tâm. Sau khi câu chuyện kết thúc, đức Phật nói: “Patacara! Đừng do dự nữa, cô đã tìm thấy nơi quy y rồi. Chẳng phải hôm nay cô mới gặp phải tai họa. Từ ngàn kiếp trước, cô đã phải khóc vì mất đi con cái và những người thân của mình. Nước mắt của cô đã khóc còn nhiều hơn nước của bốn biển rồi”.
Khi đức Phật tiếp tục giảng giải cho cô nghe về sự nguy hiểm của luân hồi, sự đau khổ của cô lập tức biến mất. Tiếp đó, đức Phật đọc cho cô nghe một bài kệ, nhằm hướng đạo cho cô.
Nghe những lời kệ của đức Phật, cô lập tức ngộ ra được đạo lý về sự vô thường của cuộc đời. Sau khi đức Phật đọc xong, ngồi dưới chân đức Phật lúc này không còn là cô gái điên vừa khóc lóc vừa chạy khắp nơi nữa mà là một Patacara đã ngộ đạo, một người có khả năng đạt được sự giải thoát cuối cùng.
Ngay sau đó, cô xin đức Phật cho phép quy y Phật pháp, trở thành một đệ tử của Phật môn. Đức Phật đồng ý, cho phép cô gia nhập vào đoàn tỳ kheo ni. Sau này, trong số những tỳ kheo ni của tăng đoàn, cô được Đức Phật ngợi ca là người “duy trì giới luật số 1” (trì luật đệ nhất).
Thân ta còn tạm bợ,
huống hồ con ta. nhà ta.
___(())___
Theo kinh truyện, khi nghe những lời kệ của đức Phật, cô Patacara lập tức ngộ ra được đạo lý về sự vô thường của cuộc đời. Sau khi đức Phật đọc xong, ngồi dưới chân đức Phật lúc này không còn là cô gái điên vừa khóc lóc vừa chạy khắp nơi nữa mà là một Patacara đã ngộ đạo, một người có khả năng đạt được sự giải thoát cuối cùng...
Trốn nhà theo người yêu
Chuyện kể về Patacara là con gái của một thương nhân giàu có ở thành Savatthi, nước Kosala. Năm cô 16 tuổi, cha mẹ cô mang cô nhốt vào trong một tòa lâu đài cao 7 tầng, phải rất đông người canh giữ ở bên ngoài để tránh việc cô bị những chàng trai xung quanh dòm ngó. Mặc dù bị canh gác cẩn mặt, song cô cuối cùng vẫn yêu một người hầu phục vụ trong phòng của cha mẹ mình.
Sau đó ít lâu, cha mẹ cô tìm cho cô được một đám môn đăng hộ đối. Gia đình nhà trai cũng là một thương nhân rất có tiếng trong thành. Tuy nhiên, khi cha mẹ đang bận rộn chuẩn bị đám cưới thì cô quyết định cùng người mình yêu trốn đi. Patacara hóa trang thành một cô hầu gái, trốn khỏi tòa lầu 7 tầng rồi vào trong thành gặp người mình yêu.
Sau khi gặp nhau, cô và người yêu cùng nhau bỏ đi tới một thôn trang nằm cách xa thành Savatthi rồi kết hôn với nhau. Tại đây, chồng cô trồng cấy trên một mảnh ruộng nhỏ để nuôi gia đình, còn cô thì làm tất cả những việc khác trong nhà. Mặc dù từ nhỏ tới lớn chưa bao giờ phải động chân tay vào việc nhà nhưng cô đã chấp nhận tất cả để được sống bên cạnh người mình yêu. Hai vợ chồng cứ như vậy cùng nhau trải qua những tháng ngày hạnh phúc.
Không bao lâu sau, Patacara mang thai. Lúc này cô nói với chồng đưa mình về nhà cha mẹ đẻ để sinh con theo tục lệ. Cô nói với chồng rằng, mình là đứa con gái mà cha mẹ rất mực yêu thương, họ nhất định sẽ tha thứ cho những lỗi lầm mà cô đã gây ra. Tuy nhiên, chồng cô thì không muốn như vậy, anh sợ rằng, cha mẹ của cô sẽ bắt mình bỏ tù, thậm chí là cho người giết chết mình.
Biết rằng sẽ không thể thuyết phục được chồng, cô đã quyết định một mình trở về nhà cha mẹ đẻ. Một hôm, nhân lúc chồng ra ngoài làm việc, cô một mình trở về thành Savatthi. Khi chồng cô nghe tin vội vàng đuổi theo, hết lời khuyên can. Nhưng cô nhất định không nghe, tiếp tục trở về. Tuy nhiên trước khi đến thành Savatthi, cô đã trở dạ và sinh một cậu con trai. Lúc này lý do về nhà cha mẹ đã không còn nên cô cùng chồng lại quay trở về nhà.
Cái chết của chồng và hai con
Một thời gian sau, Patacara mang thai lần thứ hai. Lần này, cô lại xin chồng cùng mình trở về nhà cha mẹ đẻ. Chồng cô một lần nữa từ chối, và cô lại trốn chồng, một mình trở về. Và lần này, Patacara mang cả cậu con trai nhỏ đi theo. Khi chồng đuổi theo khuyên trở về nhà, cô tiếp tục ngang bướng không nghe theo. Cũng như lần trước, khi đi tới nửa đường thì đột nhiên, vợ chồng cô gặp phải một trận bão rất lớn, sấm chớp đùng đùng. Đúng lúc đó, cô bắt đầu trở dạ.
Patacara nói chồng đi tìm thứ gì đó che tạm cho đỡ ướt. Chồng cô nghe theo, đi bẻ cành cây để dựng tạm một chiếc lều cho vợ. Tuy nhiên, đúng lúc anh đang bẻ cành cây thì một con rắn độc từ trên cây đột nhiên lao xuống cắn anh. Ngay lập tức, chất độc của con rắn đã khiến anh ngã xuống đất. Cô đợi mãi mà không thấy chồng về. Trong lúc đó, đứa con thứ hai chào đời mà không có ai giúp đỡ. Do không có thứ gì che chắn, hai đứa trẻ nhỏ đã phải dầm mưa suốt đêm ròng rã.
Tới sáng hôm sau, Patacara một tay ôm đứa con mới sinh trong lòng, tay còn lại dắt đứa con đầu đi theo đường mà chồng đã đi. Đi được một đoạn, cô phát hiện chồng mình đang nằm bất động trên đường. Tới gần, cô mới phát hiện ra rằng, anh đã tắt thở từ lâu, thân thể đã cứng như khúc gỗ. Cô phủ phục trên xác chồng khóc lớn, không thiết làm gì nữa. Một lúc sau, do quá đói và rét, hai đứa trẻ cứ khóc đòi ăn, cô mới quyết định để chồng lại, tiếp tục đi về thành Savatthi.
Đi thêm một đoạn đường nữa, Patacara tới dòng sông Acriavati. Do tối qua mưa rất to nên nước sông dâng lên rất cao, vượt quá lưng người, dòng nước cũng chảy rất mạnh. Cô vừa mới sinh, cơ thể đang rất yếu nên cảm thấy khó có thể mang hai đứa con sang sông được. Vì thế cô quyết định để đứa con lớn ở lại bên này sông, mang đứa con nhỏ sang sông trước, sau đó sẽ quay lại mang đứa lớn.
Tuy nhiên, khi ra tới giữa dòng sông thì một con chim ưng săn mồi rất lớn nhìn thấy đứa trẻ mới sinh, tưởng rằng đó là một miếng thịt nên lao xuống cắp đi. Cô lúc đó đã quá yếu, không thể chống lại được sức mạnh của con chim ưng khổng lồ, chỉ biết thét lên một cách tuyệt vọng. Đứa con lớn nghe thấy tiếng mẹ, lại thấy mẹ đang vẫy tay giữa dòng sông, tưởng rằng mẹ muốn mình lội sang nên đã bước chân xuống. Ngay khi đứa trẻ đặt chân xuống dòng nước đã bị dòng nước sông chảy xiết cuốn phăng đi. Cô chỉ còn biết đứng nhìn đứa con trai của mình bị dòng nước cuốn trôi.
Mặc dù vô cùng đau xót vì cái chết của chồng và hai con, tuy nhiên, cô vẫn phải tiếp tục lên đường. Tuy nhiên, sự bất hạnh vẫn đang chờ đợi cô ở phía trước.
Khi Patacara đi tới gần thành Savatthi, cô gặp một người vừa mới rời khỏi thành nên bước tới định hỏi thăm tình hình cha mẹ ruột của mình. “Trừ nhà đó ra, cô muốn hỏi nhà nào cũng được”, người đàn ông nói với cô. Câu nói của người đàn ông càng khiến cô thêm tò mò, cô gặng hỏi người đàn ông rốt cuộc gia đình cô đã xảy ra việc gì.
Người đàn ông thấy cô gặng hỏi liền nói: “Cơn bão đáng sợ tối hôm qua đã khiến nhà đó đổ sập, cả hai vợ chồng lẫn người con cả đã bị nhà đè chết. Họ đã được hỏa táng ngay tại nên nhà cũ của họ rồi”. Nói xong, người đàn ông quay về phía thành Savatthi, chỉ tay vào cột khói đang bốc lên nói: “Cô có nhìn thấy cột khói kia không, đó chính là cột khỏi hỏa táng họ đấy’.
Khi nhìn thấy cột khói hỏa táng cha mẹ và anh trai của mình, cô lập tức phát điên. Cô xé bỏ hết quần áo, rồi để mình trần chạy khắp nơi, vừa chạy vừa khóc: “Hai đứa con của tôi đã chết, chồng tôi cũng chết bên đường, giờ cha mẹ và anh trai tôi cũng đang được hỏa táng!”. Những người sống hai bên đường thấy một cô gái điên cứ chạy khắp nơi gào khóc, sợ điềm gở nên lấy gạch đá và rác ném cô. Tuy nhiên, cô dường như không quan tâm tới việc ấy, cứ điên điên dại dại vừa khóc vừa chạy về phía thành Savatthi.
Nước mắt đau khổ nhiều hơn nước bốn biển
Lúc bấy giờ, đức Phật cũng đang ở tịnh xá thành Savatthi, xung quanh là rất đông các đệ tử. Khi thấy Patacara chạy ngang qua cửa tịnh xá, đức Phật biết rằng, cô đã có thể tiếp nhận những giáo pháp của mình. Các đệ tử thấy cô chạy vào tịnh xá liền quát lớn: “Không cho bà điên ấy vào!”. Tuy nhiên, đức Phật lại nói: “Đừng cản cô ấy, cứ để cô ấy vào”.
Khi Patacara vào bên trong, đứng trước mặt đức Phật, Phật nói với cô: “Người chị em, hãy hồi phục chính niệm của mình!”. Cô lập tức hồi phục lại trạng thái tinh thần bình thường. Một người đệ tử tại gia có lòng tốt mang cho cô một chiếc áo. Cô mặc lên người, bước lại gần đức Phật, quỳ gối làm lễ rồi kể cho đức Phật nghe về câu chuyện bi thảm của mình.
Đức Phật kiên nhẫn nghe cô kể hết câu chuyện, cảm thấy vô cùng thương tâm. Sau khi câu chuyện kết thúc, đức Phật nói: “Patacara! Đừng do dự nữa, cô đã tìm thấy nơi quy y rồi. Chẳng phải hôm nay cô mới gặp phải tai họa. Từ ngàn kiếp trước, cô đã phải khóc vì mất đi con cái và những người thân của mình. Nước mắt của cô đã khóc còn nhiều hơn nước của bốn biển rồi”.
Khi đức Phật tiếp tục giảng giải cho cô nghe về sự nguy hiểm của luân hồi, sự đau khổ của cô lập tức biến mất. Tiếp đó, đức Phật đọc cho cô nghe một bài kệ, nhằm hướng đạo cho cô.
Nghe những lời kệ của đức Phật, cô lập tức ngộ ra được đạo lý về sự vô thường của cuộc đời. Sau khi đức Phật đọc xong, ngồi dưới chân đức Phật lúc này không còn là cô gái điên vừa khóc lóc vừa chạy khắp nơi nữa mà là một Patacara đã ngộ đạo, một người có khả năng đạt được sự giải thoát cuối cùng.
Ngay sau đó, cô xin đức Phật cho phép quy y Phật pháp, trở thành một đệ tử của Phật môn. Đức Phật đồng ý, cho phép cô gia nhập vào đoàn tỳ kheo ni. Sau này, trong số những tỳ kheo ni của tăng đoàn, cô được Đức Phật ngợi ca là người “duy trì giới luật số 1” (trì luật đệ nhất).
Thân ta còn tạm bợ,
huống hồ con ta. nhà ta.
___(())___
- Tập tin đính kèm
-
- 12047091_10207774618742802_5060912413711125209_n.jpg (45.03 KiB) Đã xem 850 lần
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
ĐỪNG VỘI KẾT ÁN AI
Vừa nhận được điện thoại, bác sĩ vội vã tới bệnh viện. Ông khoác vội trang phục phẫu thuật và tiến ngay tới phòng mổ. Lúc đó, người cha của cậu bé sắp sửa phẫu thuật đang ngồi đợi tại cửa phòng.
Vừa nhìn thấy bóng bác sĩ, người cha nói ngay:
- Tại sao giờ này ông mới đến? Ông không hay biết con trai tôi rất nguy kịch sao? Thực lòng ông có trách nhiệm nghề nghiệp không vậy?
Bác sĩ điềm tĩnh trả lời:
- Tôi xin lỗi, lúc này không phải ca tôi trực nên tôi không có mặt tại bệnh viện. Thế nhưng vừa nhận được điện báo tôi đến ngay đây… Và lúc này tôi muốn tịnh tâm một chút để chuẩn bị phẫu thuật.
Người cha giận dữ:
- Tịnh tâm à?! Giả như con của ông đang nằmtrong phòng cấp cứu thì ông có tịnh tâm được không? Nếu như con trai ông sắp chết, ông sẽ làm gì? Vị bác sĩ lại mỉm cười trả lời:
- Tôi sẽ nói điều mà ông Gióp đã nói trong Kinh Thánh, "Thân trần truồng sinh từ bụi đất, tôi sẽ trở về bụi đất thân trần truồng.
Chúa đã sinh ra, Chúa lại lấy đi, xin chúc tụng Chúa". Các bác sĩ không có khả năng giữ lại mạng sống. Ông hãy đi và cầu nguyện cho con trai ông. Chúng ta sẽ nỗ lực hết mình và cậy trông vào ân sủng Thiên Chúa.
Người cha phàn nàn:
- Khuyên lơn người khác khi mà bản thân mình chẳng dính dáng gì xem ra quá dễ dàng..
Cửa phòng phẫu thuật đóng lại. Vị bác sĩ miệt mài vài giờ liền trong phòng mổ. Và ông rời khỏi phòng phẫu thuật trong niềm hạnh phúc:
- Cảm tạ Chúa. Con trai ông đã được cứu. Nếu muốn biết thêm chi tiết, hãy hỏi cô ý tá vừa giúp tôi. Không chờ câu trả lời của người cha, vị bác sĩ đi thẳng và rời khỏi bệnh viện.
Ngay khi nhìn thấy dáng dấp cô y tá xuất hiện, người cha nói ngay:
- Loại người gì mà lại cao ngạo đến như thế kia chứ! Thậm chí ông ta không thèm dành vài giây trả lời cho tôi biết tình trạng sức khoẻ của con trai tôi.
Cô y tá cúi xuống tuôn trào nước mắt; trong xúc động, cô chậm rãi trả lời:
- Con trai duy nhất của vị bác sĩ ấy mới qua đời hôm qua do một tai nạn.
Hôm nay bác sĩ đang lo tang sự cho cậu con . Thế nhưng vừa nhận được điện báo bác sĩ vội tới ngay để cứu con trai ông. Bây giờ thì bác sĩ trở về tiếp tục lo hậu sự cho đứa con yêu quý của mình.
Bài Học từ Câu chuyện:
ĐỪNG VỘI KẾT ÁN AI khi không biết cuộc sống của người ta ra sao cũng nhưkhông biết điều gì đang diễn ra trong tâm hồn họ và những gì họ đang phải nỗ lực vượt qua...
MẹTeresa đã nói: "If you judge people, you have no time to love them".
- Nếu bạn phán xét người, bạn sẽ không có thời gian để thương yêu họ.
__(())__
Vừa nhận được điện thoại, bác sĩ vội vã tới bệnh viện. Ông khoác vội trang phục phẫu thuật và tiến ngay tới phòng mổ. Lúc đó, người cha của cậu bé sắp sửa phẫu thuật đang ngồi đợi tại cửa phòng.
Vừa nhìn thấy bóng bác sĩ, người cha nói ngay:
- Tại sao giờ này ông mới đến? Ông không hay biết con trai tôi rất nguy kịch sao? Thực lòng ông có trách nhiệm nghề nghiệp không vậy?
Bác sĩ điềm tĩnh trả lời:
- Tôi xin lỗi, lúc này không phải ca tôi trực nên tôi không có mặt tại bệnh viện. Thế nhưng vừa nhận được điện báo tôi đến ngay đây… Và lúc này tôi muốn tịnh tâm một chút để chuẩn bị phẫu thuật.
Người cha giận dữ:
- Tịnh tâm à?! Giả như con của ông đang nằmtrong phòng cấp cứu thì ông có tịnh tâm được không? Nếu như con trai ông sắp chết, ông sẽ làm gì? Vị bác sĩ lại mỉm cười trả lời:
- Tôi sẽ nói điều mà ông Gióp đã nói trong Kinh Thánh, "Thân trần truồng sinh từ bụi đất, tôi sẽ trở về bụi đất thân trần truồng.
Chúa đã sinh ra, Chúa lại lấy đi, xin chúc tụng Chúa". Các bác sĩ không có khả năng giữ lại mạng sống. Ông hãy đi và cầu nguyện cho con trai ông. Chúng ta sẽ nỗ lực hết mình và cậy trông vào ân sủng Thiên Chúa.
Người cha phàn nàn:
- Khuyên lơn người khác khi mà bản thân mình chẳng dính dáng gì xem ra quá dễ dàng..
Cửa phòng phẫu thuật đóng lại. Vị bác sĩ miệt mài vài giờ liền trong phòng mổ. Và ông rời khỏi phòng phẫu thuật trong niềm hạnh phúc:
- Cảm tạ Chúa. Con trai ông đã được cứu. Nếu muốn biết thêm chi tiết, hãy hỏi cô ý tá vừa giúp tôi. Không chờ câu trả lời của người cha, vị bác sĩ đi thẳng và rời khỏi bệnh viện.
Ngay khi nhìn thấy dáng dấp cô y tá xuất hiện, người cha nói ngay:
- Loại người gì mà lại cao ngạo đến như thế kia chứ! Thậm chí ông ta không thèm dành vài giây trả lời cho tôi biết tình trạng sức khoẻ của con trai tôi.
Cô y tá cúi xuống tuôn trào nước mắt; trong xúc động, cô chậm rãi trả lời:
- Con trai duy nhất của vị bác sĩ ấy mới qua đời hôm qua do một tai nạn.
Hôm nay bác sĩ đang lo tang sự cho cậu con . Thế nhưng vừa nhận được điện báo bác sĩ vội tới ngay để cứu con trai ông. Bây giờ thì bác sĩ trở về tiếp tục lo hậu sự cho đứa con yêu quý của mình.
Bài Học từ Câu chuyện:
ĐỪNG VỘI KẾT ÁN AI khi không biết cuộc sống của người ta ra sao cũng nhưkhông biết điều gì đang diễn ra trong tâm hồn họ và những gì họ đang phải nỗ lực vượt qua...
MẹTeresa đã nói: "If you judge people, you have no time to love them".
- Nếu bạn phán xét người, bạn sẽ không có thời gian để thương yêu họ.
__(())__
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
Hơi Thở và Tâm Trí
Bạn có để ý khi mình sợ hãi, căng thẳng, mệt mỏi, hơi thở của bạn gấp gáp và rất nông không? Bạn có để ý khi mình thư giãn , bình tâm, bạn thở chậm và sâu hơn không?
Hít thở ảnh hưởng đến tâm trí của bạn.
Thở có thể thay đổi cuộc sống của bạn.
- Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, hãy thở. Thở sẽ làm bạn bình tâm và làm dịu những nỗi đau.
- Nếu bạn lo lắng về điều gì sắp xảy ra, hoặc vướng vào một điều đã qua, hãy thở. Thở sẽ mang bạn trở lại hiện tại.
- Nếu bạn thiếu dũng cảm và quên đi mục đích sống của mình, hãy thở.
- Nếu bạn có quá nhiều việc phải làm, hoặc bị xao lãng trong ngày làm việc, hãy thở. Thở sẽ giúp bạn tập trung vào điều quan trọng nhất bạn cần làm ngay bây giờ.
- Nếu bạn đang dành thời gian với một người bạn yêu thương, hãy thở. Thở sẽ giúp bạn cảm nhận giây phút hiện tại với người ấy, thay vì nghĩ lan man về những việc khác bạn cần làm.
-Nếu bạn đang tập thể dục, hãy thở. Thở sẽ giúp bạn tận hưởng bài tập, và nhờ vậy bạn sẽ tập được lâu hơn.
- Nếu bạn đang di chuyển quá nhanh, hãy thở. Thở sẽ nhắc nhở bạn đi chậm lại và thưởng thức đời nhiều hơn.
Namo Buddhaya
___(())____
Bạn có để ý khi mình sợ hãi, căng thẳng, mệt mỏi, hơi thở của bạn gấp gáp và rất nông không? Bạn có để ý khi mình thư giãn , bình tâm, bạn thở chậm và sâu hơn không?
Hít thở ảnh hưởng đến tâm trí của bạn.
Thở có thể thay đổi cuộc sống của bạn.
- Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, hãy thở. Thở sẽ làm bạn bình tâm và làm dịu những nỗi đau.
- Nếu bạn lo lắng về điều gì sắp xảy ra, hoặc vướng vào một điều đã qua, hãy thở. Thở sẽ mang bạn trở lại hiện tại.
- Nếu bạn thiếu dũng cảm và quên đi mục đích sống của mình, hãy thở.
- Nếu bạn có quá nhiều việc phải làm, hoặc bị xao lãng trong ngày làm việc, hãy thở. Thở sẽ giúp bạn tập trung vào điều quan trọng nhất bạn cần làm ngay bây giờ.
- Nếu bạn đang dành thời gian với một người bạn yêu thương, hãy thở. Thở sẽ giúp bạn cảm nhận giây phút hiện tại với người ấy, thay vì nghĩ lan man về những việc khác bạn cần làm.
-Nếu bạn đang tập thể dục, hãy thở. Thở sẽ giúp bạn tận hưởng bài tập, và nhờ vậy bạn sẽ tập được lâu hơn.
- Nếu bạn đang di chuyển quá nhanh, hãy thở. Thở sẽ nhắc nhở bạn đi chậm lại và thưởng thức đời nhiều hơn.
Namo Buddhaya
___(())____
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
Câu chuyện về chữ NHẪN
Có một nhà sư chọn tu pháp Nhẫn nhục Ba la mật, sau nhiều năm tháng nỗ lực tu tập thì sư cũng thành tựu được rất nhiều công hạnh, trụ vững như kim cương khi bình an trước mọi nghịch cảnh, bị người khách ganh ghét, lăng nhục, mưu hại sư vẫn luôn nở nụ cười trên môi thản nhiên như không.
Rất nhiều người tán thán sư và thường xuyên đến chỗ sư để đàm đào và thực tập hạnh tu này, sư luôn vui vẻ tiếp đón và chia sẻ những kinh nghiệm thực tập được cho họ.
Một hôm có một thanh niên đến tham quan chùa, anh ngưỡng mộ hạnh tu của sư nhưng vì mới tìm hiểu đạo nên không biết chuyện gì để tham vấn, nhìn quanh thấy trên tường treo tấm bảng gỗ có một chữ sư viết rất bay bướm, anh liền hỏi:
- Thưa Thầy, đây là chữ gì ạ?
Sư trả lời đầy vẻ tự hào:
- Chữ Nhẫn viết theo lối thư pháp, ta phải tập viết hàng trăm lần mới được như ý đấy con à.
Anh gật gù vẻ tán thưởng, sau khi đi lòng vòng ngó nghiêng đây đó anh đứng trước tấm bảng gỗ gãi đầu gãi tai:
- Thưa Thầy chữ gì đây ạ?
Nhà sư tươi cười trả lời:
- Ta tu hạnh nhẫn nhục nên viết chữ Nhẫn đó mà!
Một chút sau, anh lại ngắm nghía tấm bảng và hỏi:
- Thưa Thầy, thầy viết chữ gì đây ạ?
- Chữ NHẪN!
Trước khi ra về anh lại tần ngần trước tấm bảng:
- Thưa Thầy, chữ gì đây ạ?
Nhà sư không chịu nổi nữa , nộ khí xung thiên:
- Chữ nhẫn! nhẫn! Nhẫn! Đồ ngu, ngu gia truyền!
Có một chữ mà nãy giờ hỏi hoài, hỏi hoài! Cút ngay!
___(())___
Có một nhà sư chọn tu pháp Nhẫn nhục Ba la mật, sau nhiều năm tháng nỗ lực tu tập thì sư cũng thành tựu được rất nhiều công hạnh, trụ vững như kim cương khi bình an trước mọi nghịch cảnh, bị người khách ganh ghét, lăng nhục, mưu hại sư vẫn luôn nở nụ cười trên môi thản nhiên như không.
Rất nhiều người tán thán sư và thường xuyên đến chỗ sư để đàm đào và thực tập hạnh tu này, sư luôn vui vẻ tiếp đón và chia sẻ những kinh nghiệm thực tập được cho họ.
Một hôm có một thanh niên đến tham quan chùa, anh ngưỡng mộ hạnh tu của sư nhưng vì mới tìm hiểu đạo nên không biết chuyện gì để tham vấn, nhìn quanh thấy trên tường treo tấm bảng gỗ có một chữ sư viết rất bay bướm, anh liền hỏi:
- Thưa Thầy, đây là chữ gì ạ?
Sư trả lời đầy vẻ tự hào:
- Chữ Nhẫn viết theo lối thư pháp, ta phải tập viết hàng trăm lần mới được như ý đấy con à.
Anh gật gù vẻ tán thưởng, sau khi đi lòng vòng ngó nghiêng đây đó anh đứng trước tấm bảng gỗ gãi đầu gãi tai:
- Thưa Thầy chữ gì đây ạ?
Nhà sư tươi cười trả lời:
- Ta tu hạnh nhẫn nhục nên viết chữ Nhẫn đó mà!
Một chút sau, anh lại ngắm nghía tấm bảng và hỏi:
- Thưa Thầy, thầy viết chữ gì đây ạ?
- Chữ NHẪN!
Trước khi ra về anh lại tần ngần trước tấm bảng:
- Thưa Thầy, chữ gì đây ạ?
Nhà sư không chịu nổi nữa , nộ khí xung thiên:
- Chữ nhẫn! nhẫn! Nhẫn! Đồ ngu, ngu gia truyền!
Có một chữ mà nãy giờ hỏi hoài, hỏi hoài! Cút ngay!
___(())___
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
"Có đi chung với nhau lâu đâu!"
Một thiếu nữ đang ngồi trên xe buýt:
Một bà già mang đủ thứ lỉnh kỉnh, miệng lẩm bẩm, đến ngồi bên cạnh, xô mạnh cô. Bất bình, anh thanh niên bên cạnh hỏi tại sao cô không phản đối và bảo vệ quyền lợi mình. Cô mỉm cười và trả lời:
"Đâu cần phải cãi cọ vì chuyện nhỏ như thế, có đi chung với nhau lâu đâu! Trạm tới, tôi xuống rồi."
Đây là một câu trả lời mà chúng ta phải xem như một khẩu hiệu viết bằng chữ vàng để hướng dẫn cách cư xử hằng ngày của chúng ta ở khắp mọi nơi: "Đâu cần phải cãi cọ vì chuyện nhỏ như thế, có đi chung với nhau lâu đâu!"
Nếu chúng ta có thể ý thức rằng cõi đời tạm của chúng ta dưới thế thật ngắn ngủi, cãi cọ tầm phào vừa làm cho mất vui, vừa làm mình mất thời gian và sức lực cho chuyện không đâu.
Có ai làm mình tổn thương?
Bình tĩnh, có đi chung với nhau lâu đâu!
Có ai phản bội, ức hiếp, sỉ nhục mình?
Bình tĩnh, có đi chung với nhau lâu đâu!
Dù người ta có gây ra cho chúng ta buồn phiền gì chăng nữa, hãy nhớ rằng: có đi chung với nhau lâu đâu!
Chúng ta hãy ăn ở hiền lành. Hiền lành là một đức tính không bao giờ đồng nghĩa với hèn nhát, nhu nhược nhưng đồng nghĩa với cao cả.
Chuyến đi chung của chúng ta trong cõi đời dưới thế này ngắn ngủi lắm và không đi trở ngược lại được.
Không ai biết chuyến đi của mình dài bao lâu!
Không ai biết mình có phải xuống ở trạm tới hay không!
VẬY HÃY BÌNH TĨNH, CHUYẾN ĐI NGẮN LẮM!
__(())__
Một thiếu nữ đang ngồi trên xe buýt:
Một bà già mang đủ thứ lỉnh kỉnh, miệng lẩm bẩm, đến ngồi bên cạnh, xô mạnh cô. Bất bình, anh thanh niên bên cạnh hỏi tại sao cô không phản đối và bảo vệ quyền lợi mình. Cô mỉm cười và trả lời:
"Đâu cần phải cãi cọ vì chuyện nhỏ như thế, có đi chung với nhau lâu đâu! Trạm tới, tôi xuống rồi."
Đây là một câu trả lời mà chúng ta phải xem như một khẩu hiệu viết bằng chữ vàng để hướng dẫn cách cư xử hằng ngày của chúng ta ở khắp mọi nơi: "Đâu cần phải cãi cọ vì chuyện nhỏ như thế, có đi chung với nhau lâu đâu!"
Nếu chúng ta có thể ý thức rằng cõi đời tạm của chúng ta dưới thế thật ngắn ngủi, cãi cọ tầm phào vừa làm cho mất vui, vừa làm mình mất thời gian và sức lực cho chuyện không đâu.
Có ai làm mình tổn thương?
Bình tĩnh, có đi chung với nhau lâu đâu!
Có ai phản bội, ức hiếp, sỉ nhục mình?
Bình tĩnh, có đi chung với nhau lâu đâu!
Dù người ta có gây ra cho chúng ta buồn phiền gì chăng nữa, hãy nhớ rằng: có đi chung với nhau lâu đâu!
Chúng ta hãy ăn ở hiền lành. Hiền lành là một đức tính không bao giờ đồng nghĩa với hèn nhát, nhu nhược nhưng đồng nghĩa với cao cả.
Chuyến đi chung của chúng ta trong cõi đời dưới thế này ngắn ngủi lắm và không đi trở ngược lại được.
Không ai biết chuyến đi của mình dài bao lâu!
Không ai biết mình có phải xuống ở trạm tới hay không!
VẬY HÃY BÌNH TĨNH, CHUYẾN ĐI NGẮN LẮM!
__(())__
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
Cho mà vui như tặng.
HỎI:
Tôi là Phật tử, thường ngày tôi vẫn hay bố thí ít tiền cho những người ăn xin. Một hôm đang dừng xe thì có một anh trông khỏe mạnh đến nói: “Bạn cho xin mấy ngàn về quê, hiện trên người không còn đồng nào,...”. Lúc đó tôi nghĩ là anh ấy đang lừa gạt nên không cho. Sau đó, tự nhiên tôi cảm thấy không yên lòng, lỡ như người ta bị nạn thật, mình không giúp thì vô tâm quá. Tôi nghe nói có rất nhiều người giả làm ăn xin nên tôi cũng không biết có nên cho họ hay không? Mong quý Báo chỉ cho tôi cách ứng xử tốt nhất về việc bố thí. QT
ÐÁP:
Đạo hữu thân mến!
Có nhiều quan điểm và phương cách bố thí tài vật khác nhau. Bố thí mà “từ bi nhưng phải có trí tuệ” thì chỉ cho những người đáng cho, phân biệt rõ ràng. Bố thí mà “ba-la-mật” thì cho một cách vô tư, không phân biệt, được cho đi là hạnh phúc. Rõ ràng, bố thí mà vô tư quá thì dễ bị người xấu lợi dụng. Bố thí mà xét nét kỹ quá đôi khi lại bỏ qua những người gặp hoàn cảnh thật sự, cần được giúp đỡ.
Trong thực tiễn đời sống xã hội hiện nay, thật giả lẫn lộn khó phân, nên hạnh tu bố thí cũng nên linh động và sáng tạo. Thiết nghĩ, có thể chia sự bố thí của mình thành hai loại. Nếu bố thí với giá trị lớn thì nên có kế hoạch, thẩm định rõ ràng, cần cho đúng đối tượng. Còn nếu bố thí với giá trị nhỏ (nói “nhỏ” ở đây là tùy điều kiện mỗi người) thì cứ vô tư và nhẹ nhàng mà cho.
Như vậy, khi gặp người đến xin, nếu có tâm bố thí và có chút ít tài vật (thuộc quỹ bố thí của mình) thì nên hoan hỷ cho ngay. Không nên suy nghĩ nhiều trong trường hợp này, người ta hạ cố đến xin mình là có lòng, là cơ hội cho mình. Khi cho quán niệm rằng “của ít lòng nhiều”, “của cho không bằng cách cho”, việc cho này chính là cho mình, nuôi dưỡng lòng bố thí của mình, người nhận nếu có dối gạt mình cũng không hề gì.
Cho mà vui như tặng, như hôm nào mình mời ai đó một cái bánh mà họ nhận thì mình thấy vui, đẹp lòng.
HỎI:
Tôi là Phật tử, thường ngày tôi vẫn hay bố thí ít tiền cho những người ăn xin. Một hôm đang dừng xe thì có một anh trông khỏe mạnh đến nói: “Bạn cho xin mấy ngàn về quê, hiện trên người không còn đồng nào,...”. Lúc đó tôi nghĩ là anh ấy đang lừa gạt nên không cho. Sau đó, tự nhiên tôi cảm thấy không yên lòng, lỡ như người ta bị nạn thật, mình không giúp thì vô tâm quá. Tôi nghe nói có rất nhiều người giả làm ăn xin nên tôi cũng không biết có nên cho họ hay không? Mong quý Báo chỉ cho tôi cách ứng xử tốt nhất về việc bố thí. QT
ÐÁP:
Đạo hữu thân mến!
Có nhiều quan điểm và phương cách bố thí tài vật khác nhau. Bố thí mà “từ bi nhưng phải có trí tuệ” thì chỉ cho những người đáng cho, phân biệt rõ ràng. Bố thí mà “ba-la-mật” thì cho một cách vô tư, không phân biệt, được cho đi là hạnh phúc. Rõ ràng, bố thí mà vô tư quá thì dễ bị người xấu lợi dụng. Bố thí mà xét nét kỹ quá đôi khi lại bỏ qua những người gặp hoàn cảnh thật sự, cần được giúp đỡ.
Trong thực tiễn đời sống xã hội hiện nay, thật giả lẫn lộn khó phân, nên hạnh tu bố thí cũng nên linh động và sáng tạo. Thiết nghĩ, có thể chia sự bố thí của mình thành hai loại. Nếu bố thí với giá trị lớn thì nên có kế hoạch, thẩm định rõ ràng, cần cho đúng đối tượng. Còn nếu bố thí với giá trị nhỏ (nói “nhỏ” ở đây là tùy điều kiện mỗi người) thì cứ vô tư và nhẹ nhàng mà cho.
Như vậy, khi gặp người đến xin, nếu có tâm bố thí và có chút ít tài vật (thuộc quỹ bố thí của mình) thì nên hoan hỷ cho ngay. Không nên suy nghĩ nhiều trong trường hợp này, người ta hạ cố đến xin mình là có lòng, là cơ hội cho mình. Khi cho quán niệm rằng “của ít lòng nhiều”, “của cho không bằng cách cho”, việc cho này chính là cho mình, nuôi dưỡng lòng bố thí của mình, người nhận nếu có dối gạt mình cũng không hề gì.
Cho mà vui như tặng, như hôm nào mình mời ai đó một cái bánh mà họ nhận thì mình thấy vui, đẹp lòng.
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
Cảnh giới cao nhất của tu tập là NGỘ.
Cảnh giới cao nhất của con người là XẢ BỎ.
Cảnh giới cao nhất của cuộc sống là AN VUI.
Cảnh giới cao nhất của tu hành là VÔ VI (Vô sở đắc).
Cảnh giới cao nhất của giao hữu là CHÂN THÀNH.
Cảnh giới cao nhất của nhân sinh là TĨNH TẠI.
Cảnh giới cao nhất của tình yêu là CHO ĐI.
Namo Buddhaya
__(())__
Cảnh giới cao nhất của con người là XẢ BỎ.
Cảnh giới cao nhất của cuộc sống là AN VUI.
Cảnh giới cao nhất của tu hành là VÔ VI (Vô sở đắc).
Cảnh giới cao nhất của giao hữu là CHÂN THÀNH.
Cảnh giới cao nhất của nhân sinh là TĨNH TẠI.
Cảnh giới cao nhất của tình yêu là CHO ĐI.
Namo Buddhaya
__(())__
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
Cái Chai Không
Nếu dùng một chiếc chai thủy tinh để đựng đầy sữa bò, mọi người sẽ nói: “Đây là sữa bò”.
Còn nếu đổ đầy dầu hạt cải vào chai thì mọi người lại nói rằng:
“Đây là dầu cải”.
Chỉ khi bạn không đựng bất kỳ thứ gì bên trong chiếc chai thì mọi người mới công nhận “Đây là cái chai”.
Cũng giống như chiếc chai này, nếu trong tâm bạn tràn đầy thành kiến, tài phú, danh vọng thì bạn không còn là chính mình.
- Nếu chúng ta sống trong thành kiến, chấp thủ, chủ quan & mong cầu có thật nhiều danh lợi thì sẽ càng khó để sống một cuộc sống đích thực của chính mình.
Namo Buddhaya
___(())___
Nếu dùng một chiếc chai thủy tinh để đựng đầy sữa bò, mọi người sẽ nói: “Đây là sữa bò”.
Còn nếu đổ đầy dầu hạt cải vào chai thì mọi người lại nói rằng:
“Đây là dầu cải”.
Chỉ khi bạn không đựng bất kỳ thứ gì bên trong chiếc chai thì mọi người mới công nhận “Đây là cái chai”.
Cũng giống như chiếc chai này, nếu trong tâm bạn tràn đầy thành kiến, tài phú, danh vọng thì bạn không còn là chính mình.
- Nếu chúng ta sống trong thành kiến, chấp thủ, chủ quan & mong cầu có thật nhiều danh lợi thì sẽ càng khó để sống một cuộc sống đích thực của chính mình.
Namo Buddhaya
___(())___
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
Bài tập thở “để đời” giúp sống thọ và sống khỏe
Đây là bài tập thở giúp bác sĩ Nguyễn Khắc Viện sống thêm được 50 năm trong khi đã bị cắt gần hết phổi vì căn bệnh lao phổi.
> 1. Người sáng tạo ra phương pháp tập thở dưỡng sinh
> Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913 – 1997) là một nhà nghiên cứu xuất thân trong gia đình khoa bảng ở xã Sơn Hòa, huyệt Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Thân sinh ra ông là cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, làm Thượng thư Bộ Lễ triều đình nhà Nguyễn.
> Năm 1933, Nguyễn Khắc Viện tốt nghiệp tú tài triết học, tú tài toán học và tú tài tây, vào học trường Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp học tiếp. Năm 1939 ông tốt nghiệp và được làm bác sĩ nội trú tại bệnh viện Trouseau – một bệnh viện lớn nhất Pari.
> Tại đây, ông tiếp tục học và đỗ thêm bằng bác sĩ về ký sinh trùng và các bệnh nhiệt đới.
> Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, phải nằm điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời gian đó sự phát triển về y khoa còn hạn chế, bệnh lao phổi chưa có thuốc chữa khỏi.
> Trong vòng 6 năm điều trị bệnh (từ 1943 – 1948), ông phải trải qua nhiều ca phẫu thuật điều trị lao phổi gồm có 7 lần mổ, cắt bỏ 8 xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và 1/3 lá phổi bên trái.
> Lúc này, dung tích thở trong phổi của ông chỉ còn 1 lít, đây là dung tích thở của một người rất yếu. Theo chẩn đoán của các bác sĩ người Pháp, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện chỉ còn sống được khoảng 2 năm nữa.
> Tuy nhiên, bác sỹ Nguyễn Khắc Viện không chấp nhận nằm chờ chết. Ông đã nghiên cứu nhiều tài liệu và tìm ra phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Kết quả ông đã sống thêm được 50 năm nữa, hưởng thọ 85 tuổi.
> Trong thời gian còn sống, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện không những duy trì được sức khỏe tốt cho mình mà còn nhờ có sức khỏe ấy đã tích cực hoạt động, nghiên cứu và để lại rất nhiều tác phẩm trong các lĩnh vực văn học, triết học…
> 2. Bài tập thở dưỡng sinh “để đời”
> Phương pháp tập thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện được đúc kết trong bài vè 12 câu rất dễ nhớ như sau:
“Thót bụng thở ra,
Phình bụng thở vào,
Hai vai bất động,
Chân tay thả lỏng,
Êm chậm sâu đều,
Tập trung theo dõi,
Luồng ra luồng vào,
Bình thường qua mũi,
Khi gấp qua mồm,
Đứng ngồi hay nằm,
Ở đâu cũng được,
Lúc nào cũng được”.
> Theo GS Nguyễn Lân Dũng , bài tập thở có thể kết hợp hiệu quả nhất khi đi bộ, thích hợp cho những người cao tuổi. Đi nhanh hay chậm, ngắn hay dài là tùy thuộc vào sức khỏe mỗi người.
> Trong khi đi, kết hợp với thở bụng êm dịu và sâu theo công thức: 4 bước hít vào, nhớ phình bụng ra, 2 bước ngừng thở, tiếp theo 8 bước thở ra, thót bụng lại. Việc tập thở sẽ phát huy tác dụng tốt hơn khi đi bộ ở nơi có không khí trong lành, tinh thần thư thái.
> - Thì 1: Hít vào từ từ và nhẹ nhàng bằng mũi, hít sâu, êm dịu kéo dài đến mức có thể chịu được, đồng thời phình bụng ra.
> Thì 2: Nín thở giữ hơi, thời gian bằng khi hít vào.
> Thì 3: Thở ra từ từ, êm nhẹ và kéo dài, đồng thời bụng thót vào hết cỡ, thời gian bằng thì 1.
> Thì 4: Nín thở, thời gian bằng thì 1. Lúc mới tập, người tập có thể đếm 1, 2, 3, 4, 5 ở mỗi thì. Sau tăng thời gian lên bằng cách đếm đến 7, 8, 9, 10…
> 3. Vì sao phương pháp tập thở lại tốt cho sức khỏe?
> Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải hoàn toàn mới. Nó chỉ là một sự tổng hợp của khí công, thiền, yoga, tai chi, dưỡng sinh… của Đông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.
> Việc tập thở sở dĩ có tác dụng tốt đối với sức khỏe là do cách thở trên giúp đưa được tối đa lượng oxy hữu ích vào cơ thể và tống được tối đa lượng khí Co2 ra, giảm bớt khối không khí độc trong đáy phổi.
> Làm được điều này tức là người tập đã tăng đáng kể việc chuyển hóa máu đen thành máu đỏ, tăng cường lượng oxy cho cơ thể.
> Việc tập thở chủ yếu vận dụng cơ hoành để tác động đến các cơ quan khác như các bộ phận trong ngực và bụng gồm tim phổi, gan, dạ dày, ruột, các nội tạng khác.
> Không chỉ tác động đến cơ quan nội tạng, quá trình thở còn tác động đến cả xương sườn, lồng ngực, cột sống, xương ức và các bộ phận cơ mềm ở ngực và ở bụng.
> Một thần dược: Kỹ thuật thở BỤNG
> Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện: Tôi khuyên anh: suốt đời hãy THỞ BỤNG. làm như cháu bé, như hai đô vật… Tất yếu, phải làm chủ CƠ HOÀNH
> Bài nói chuyện sau được trích trong tập tuỳ bút bằng tiếng Pháp của BS Nguyễn Khắc Viện với đầu đề là “Con người: Động tĩnh”. Người dịch Nguyễn Minh Kính, chủ nhiệm CLB Dưỡng sinh
> MỘT THẦN DƯỢC
> V: Anh hết hơi chóng quá. Với bộ ngực như anh, thật là đáng trách. Anh có biết tại sao không? Hãy ngồi xuống đây, thở đi để lấy sức
> Anh không biết thở. Đây cái lầm thứ nhất: nâng hai vai cố gắng làm nở tối đa phần trên của lồng ngực. Nhưng xương sườn đầu tiên như thế nào nhỉ? Chúng toàn là xương, cứng nhắc, đi từ cột sống đến xương ức, phần trên của lồng ngực không thể nào nở ra co lại dễ dàng. Những dẻo sườn phía dưới thì mềm, đầu có sụn và những sườn dưới cùng lại là sườn cụt (vậy phải thở với phần dưới của ngực)
> V: Anh nhớ lại giải phẩu học của lồng ngực: bề dưới hoàn toàn mềm, có thể nở ra tối đa. Nhớ lại sinh lý học của các cơ hô hấp.
> M: Cơ hoành là cơ chính, cơ vai cơ cổ là cơ hô hấp phụ
> V:Đó, khi tập thở, anh lại làm ngược điều mà sinh lý học giải phẫu đã dạy: tìm cách nở ra phần cứng nhất, huy động các cơ phụ, không chú ý đến cơ chính.
> M: Người ta vẫn dạy thở theo kiểu đó
> V: Thầy thuốc đa số là những nhà thể thao kém và nhiều giáo viên thể dục lại không biết sinh lý. Thảm cảnh là ở chỗ đó! Đối với họ, thể dục là tạo nên thân hình đẹp, những bộ cơ ngực, cơ vai, cơ lưng nổi múi lên, họ tưởng là sức thở ở đó mà ra. Vậy các cơ ấy dùng để làm gì?
> M: Để vận động hai tay
> V: Nghịch lý là ở chỗ này: đang sử dụng hai tay thì không thể thở bằng vai được và nếu thở bằng vai thì không thể vận động được tay và bàn tay
> Hãy nhìn anh quay camera: hắn đang nín thở. Cũng như nhà họa sĩ, như anh đang điều khiển con dao mổ… Cũng như một cô đang thêu… Suốt ngày, mỗi người (lúc lúc) lại ngừng thở. Không lạ gì họ sẽ chóng mệt. Hai đô vật đang ôm nhau: họ không thể thở bằng vai được. Hãy nhìn bụng họ! Cháu bé đang nằm ngủ: hãy nhìn bụng nó
> V: Tôi khuyên anh: suốt đời hãy THỞ BỤNG. làm như cháu bé, như hai đô vật…
> Tất yếu, phải làm chủ CƠ HOÀNH
> Ở trung tâm, cơ hoành lên xuống như cây thụt của chiếc bơm. Cùng phối hợp hoạt động có các cơ bụng, cơ đáy chậu, làm cho bụng “thót” vào rồi “phình” lên và thêm cả các cơ bám vào sườn.
> Thót bụng vào, thắt các bộ sườn phía dưới lại, đưa cơ hoành đi lên, đó là thở ra. Đây là thời chủ yếu. Rồi để tất cả các cơ từ từ trở lại vị trí cũ; phần dưới của lồng ngực nở ra, cơ hoành đi xuống: đó là hít vào.
> Tóm lại: Thót bụng thở ra, phình bụng hít vào.
> M: Vậy thì ngược hẳn lại cái mà người ta thường làm, thật là thế giới đảo ngược.
> V: Đúng như thế. Chúng ta phải học thêm nhiều mà cũng phải quên đi nhiều điều đã học được. Thở ra, đáng lẽ là thụ động nay lại là động tác tích cực. Hít vào là ngược lại.
> M: Bước vào luyện thở… thở… mệt coi như hết hơi
> V: Đừng làm cái bể lò ren! Nhẹ nhàng, nhẹ nhàng… thong thả, thong thả. Nhẹ nhàng, thong thả. Oxy quý như tiền bạc. Phải sử dụng nó với liều lượng vừa phải. Mọi sự quá mức cần thiết đều có hại. Khí cácbonic phải thải ra, nhưng không phải thải ra hết. Đó là vấn đề cân bằng thể dịch. Cân bằng – một từ ngữ then chốt, sự cân bằng một cơ chế sinh lý cần vận dụng hàng ngày.
> Bây giờ hãy nhắm mắt lại. Đừng co cứng như thế. Tay chân buông lỏng ra. Như người chết! Thở, thong thả, êm nhẹ. Không nhúc nhích vai. Rồi lại mở mắt ra. Trong buổi tập đầu, một hay hai phút là đủ.
> M: Liệu có lợi gì khi thay đổi lối thở như vậy
> V: Hãy trở lại hệ cơ hoành: cơ hoành, các cơ vành đai bụng. Các cơ lồng ngực, tim, phổi và tất cả các cơ quan trong bụng như dạ dày, gan, ruột, thận, tử cung… đều phụ thuộc vào hệ này. Khi bắt đầu hoạt động hệ này tác động lên tất cả các cơ quan nói trên. Khi tim bất thình lình ngừng đập, anh làm gì? Khi tim suy yếu, anh làm gì?
> M: Xoa bóp tim… Cho thuốc trợ tim
> V: Còn tôi, khi tim có gì khó khăn, xoa bóp tim tôi tự làm lấy, không phải nhờ người ngoài, mà phải làm từ bên trong, không uống thuốc trợ tim, mà cho trái tim thứ hai hoạt động, tức hệ cơ hoành và khi khó thở, ăn khó tiêu, cũng làm như thế.
> M: Bác không dùng thuốc?
> V: Ít ra thì cũng không dùng thuốc để trợ tim hoặc để dễ tiêu hóa. Sự hoạt động của hệ cơ hoành thay cho khá nhiều vị thuốc. Thực là chữa bệnh rẻ tiền, mọi người đều có thể tự làm lấy, ở mọi nơi, ở mọi lúc. Không nhập từ nước nào cả;
> M: Bác làm cho những thầy thuốc thất nghiệp rồi. Thật là một thần dược
> V: Chưa hết đâu. Phụ nữ có một hệ cơ hoành được luyện tập tốt, sinh đẻ dễ dàng hơn nhiều.
Tác Giả: Thái Phong – TH (Theo SoHa) – 28 July 2015
__(())__
Đây là bài tập thở giúp bác sĩ Nguyễn Khắc Viện sống thêm được 50 năm trong khi đã bị cắt gần hết phổi vì căn bệnh lao phổi.
> 1. Người sáng tạo ra phương pháp tập thở dưỡng sinh
> Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913 – 1997) là một nhà nghiên cứu xuất thân trong gia đình khoa bảng ở xã Sơn Hòa, huyệt Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Thân sinh ra ông là cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, làm Thượng thư Bộ Lễ triều đình nhà Nguyễn.
> Năm 1933, Nguyễn Khắc Viện tốt nghiệp tú tài triết học, tú tài toán học và tú tài tây, vào học trường Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp học tiếp. Năm 1939 ông tốt nghiệp và được làm bác sĩ nội trú tại bệnh viện Trouseau – một bệnh viện lớn nhất Pari.
> Tại đây, ông tiếp tục học và đỗ thêm bằng bác sĩ về ký sinh trùng và các bệnh nhiệt đới.
> Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, phải nằm điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời gian đó sự phát triển về y khoa còn hạn chế, bệnh lao phổi chưa có thuốc chữa khỏi.
> Trong vòng 6 năm điều trị bệnh (từ 1943 – 1948), ông phải trải qua nhiều ca phẫu thuật điều trị lao phổi gồm có 7 lần mổ, cắt bỏ 8 xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và 1/3 lá phổi bên trái.
> Lúc này, dung tích thở trong phổi của ông chỉ còn 1 lít, đây là dung tích thở của một người rất yếu. Theo chẩn đoán của các bác sĩ người Pháp, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện chỉ còn sống được khoảng 2 năm nữa.
> Tuy nhiên, bác sỹ Nguyễn Khắc Viện không chấp nhận nằm chờ chết. Ông đã nghiên cứu nhiều tài liệu và tìm ra phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Kết quả ông đã sống thêm được 50 năm nữa, hưởng thọ 85 tuổi.
> Trong thời gian còn sống, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện không những duy trì được sức khỏe tốt cho mình mà còn nhờ có sức khỏe ấy đã tích cực hoạt động, nghiên cứu và để lại rất nhiều tác phẩm trong các lĩnh vực văn học, triết học…
> 2. Bài tập thở dưỡng sinh “để đời”
> Phương pháp tập thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện được đúc kết trong bài vè 12 câu rất dễ nhớ như sau:
“Thót bụng thở ra,
Phình bụng thở vào,
Hai vai bất động,
Chân tay thả lỏng,
Êm chậm sâu đều,
Tập trung theo dõi,
Luồng ra luồng vào,
Bình thường qua mũi,
Khi gấp qua mồm,
Đứng ngồi hay nằm,
Ở đâu cũng được,
Lúc nào cũng được”.
> Theo GS Nguyễn Lân Dũng , bài tập thở có thể kết hợp hiệu quả nhất khi đi bộ, thích hợp cho những người cao tuổi. Đi nhanh hay chậm, ngắn hay dài là tùy thuộc vào sức khỏe mỗi người.
> Trong khi đi, kết hợp với thở bụng êm dịu và sâu theo công thức: 4 bước hít vào, nhớ phình bụng ra, 2 bước ngừng thở, tiếp theo 8 bước thở ra, thót bụng lại. Việc tập thở sẽ phát huy tác dụng tốt hơn khi đi bộ ở nơi có không khí trong lành, tinh thần thư thái.
> - Thì 1: Hít vào từ từ và nhẹ nhàng bằng mũi, hít sâu, êm dịu kéo dài đến mức có thể chịu được, đồng thời phình bụng ra.
> Thì 2: Nín thở giữ hơi, thời gian bằng khi hít vào.
> Thì 3: Thở ra từ từ, êm nhẹ và kéo dài, đồng thời bụng thót vào hết cỡ, thời gian bằng thì 1.
> Thì 4: Nín thở, thời gian bằng thì 1. Lúc mới tập, người tập có thể đếm 1, 2, 3, 4, 5 ở mỗi thì. Sau tăng thời gian lên bằng cách đếm đến 7, 8, 9, 10…
> 3. Vì sao phương pháp tập thở lại tốt cho sức khỏe?
> Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải hoàn toàn mới. Nó chỉ là một sự tổng hợp của khí công, thiền, yoga, tai chi, dưỡng sinh… của Đông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.
> Việc tập thở sở dĩ có tác dụng tốt đối với sức khỏe là do cách thở trên giúp đưa được tối đa lượng oxy hữu ích vào cơ thể và tống được tối đa lượng khí Co2 ra, giảm bớt khối không khí độc trong đáy phổi.
> Làm được điều này tức là người tập đã tăng đáng kể việc chuyển hóa máu đen thành máu đỏ, tăng cường lượng oxy cho cơ thể.
> Việc tập thở chủ yếu vận dụng cơ hoành để tác động đến các cơ quan khác như các bộ phận trong ngực và bụng gồm tim phổi, gan, dạ dày, ruột, các nội tạng khác.
> Không chỉ tác động đến cơ quan nội tạng, quá trình thở còn tác động đến cả xương sườn, lồng ngực, cột sống, xương ức và các bộ phận cơ mềm ở ngực và ở bụng.
> Một thần dược: Kỹ thuật thở BỤNG
> Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện: Tôi khuyên anh: suốt đời hãy THỞ BỤNG. làm như cháu bé, như hai đô vật… Tất yếu, phải làm chủ CƠ HOÀNH
> Bài nói chuyện sau được trích trong tập tuỳ bút bằng tiếng Pháp của BS Nguyễn Khắc Viện với đầu đề là “Con người: Động tĩnh”. Người dịch Nguyễn Minh Kính, chủ nhiệm CLB Dưỡng sinh
> MỘT THẦN DƯỢC
> V: Anh hết hơi chóng quá. Với bộ ngực như anh, thật là đáng trách. Anh có biết tại sao không? Hãy ngồi xuống đây, thở đi để lấy sức
> Anh không biết thở. Đây cái lầm thứ nhất: nâng hai vai cố gắng làm nở tối đa phần trên của lồng ngực. Nhưng xương sườn đầu tiên như thế nào nhỉ? Chúng toàn là xương, cứng nhắc, đi từ cột sống đến xương ức, phần trên của lồng ngực không thể nào nở ra co lại dễ dàng. Những dẻo sườn phía dưới thì mềm, đầu có sụn và những sườn dưới cùng lại là sườn cụt (vậy phải thở với phần dưới của ngực)
> V: Anh nhớ lại giải phẩu học của lồng ngực: bề dưới hoàn toàn mềm, có thể nở ra tối đa. Nhớ lại sinh lý học của các cơ hô hấp.
> M: Cơ hoành là cơ chính, cơ vai cơ cổ là cơ hô hấp phụ
> V:Đó, khi tập thở, anh lại làm ngược điều mà sinh lý học giải phẫu đã dạy: tìm cách nở ra phần cứng nhất, huy động các cơ phụ, không chú ý đến cơ chính.
> M: Người ta vẫn dạy thở theo kiểu đó
> V: Thầy thuốc đa số là những nhà thể thao kém và nhiều giáo viên thể dục lại không biết sinh lý. Thảm cảnh là ở chỗ đó! Đối với họ, thể dục là tạo nên thân hình đẹp, những bộ cơ ngực, cơ vai, cơ lưng nổi múi lên, họ tưởng là sức thở ở đó mà ra. Vậy các cơ ấy dùng để làm gì?
> M: Để vận động hai tay
> V: Nghịch lý là ở chỗ này: đang sử dụng hai tay thì không thể thở bằng vai được và nếu thở bằng vai thì không thể vận động được tay và bàn tay
> Hãy nhìn anh quay camera: hắn đang nín thở. Cũng như nhà họa sĩ, như anh đang điều khiển con dao mổ… Cũng như một cô đang thêu… Suốt ngày, mỗi người (lúc lúc) lại ngừng thở. Không lạ gì họ sẽ chóng mệt. Hai đô vật đang ôm nhau: họ không thể thở bằng vai được. Hãy nhìn bụng họ! Cháu bé đang nằm ngủ: hãy nhìn bụng nó
> V: Tôi khuyên anh: suốt đời hãy THỞ BỤNG. làm như cháu bé, như hai đô vật…
> Tất yếu, phải làm chủ CƠ HOÀNH
> Ở trung tâm, cơ hoành lên xuống như cây thụt của chiếc bơm. Cùng phối hợp hoạt động có các cơ bụng, cơ đáy chậu, làm cho bụng “thót” vào rồi “phình” lên và thêm cả các cơ bám vào sườn.
> Thót bụng vào, thắt các bộ sườn phía dưới lại, đưa cơ hoành đi lên, đó là thở ra. Đây là thời chủ yếu. Rồi để tất cả các cơ từ từ trở lại vị trí cũ; phần dưới của lồng ngực nở ra, cơ hoành đi xuống: đó là hít vào.
> Tóm lại: Thót bụng thở ra, phình bụng hít vào.
> M: Vậy thì ngược hẳn lại cái mà người ta thường làm, thật là thế giới đảo ngược.
> V: Đúng như thế. Chúng ta phải học thêm nhiều mà cũng phải quên đi nhiều điều đã học được. Thở ra, đáng lẽ là thụ động nay lại là động tác tích cực. Hít vào là ngược lại.
> M: Bước vào luyện thở… thở… mệt coi như hết hơi
> V: Đừng làm cái bể lò ren! Nhẹ nhàng, nhẹ nhàng… thong thả, thong thả. Nhẹ nhàng, thong thả. Oxy quý như tiền bạc. Phải sử dụng nó với liều lượng vừa phải. Mọi sự quá mức cần thiết đều có hại. Khí cácbonic phải thải ra, nhưng không phải thải ra hết. Đó là vấn đề cân bằng thể dịch. Cân bằng – một từ ngữ then chốt, sự cân bằng một cơ chế sinh lý cần vận dụng hàng ngày.
> Bây giờ hãy nhắm mắt lại. Đừng co cứng như thế. Tay chân buông lỏng ra. Như người chết! Thở, thong thả, êm nhẹ. Không nhúc nhích vai. Rồi lại mở mắt ra. Trong buổi tập đầu, một hay hai phút là đủ.
> M: Liệu có lợi gì khi thay đổi lối thở như vậy
> V: Hãy trở lại hệ cơ hoành: cơ hoành, các cơ vành đai bụng. Các cơ lồng ngực, tim, phổi và tất cả các cơ quan trong bụng như dạ dày, gan, ruột, thận, tử cung… đều phụ thuộc vào hệ này. Khi bắt đầu hoạt động hệ này tác động lên tất cả các cơ quan nói trên. Khi tim bất thình lình ngừng đập, anh làm gì? Khi tim suy yếu, anh làm gì?
> M: Xoa bóp tim… Cho thuốc trợ tim
> V: Còn tôi, khi tim có gì khó khăn, xoa bóp tim tôi tự làm lấy, không phải nhờ người ngoài, mà phải làm từ bên trong, không uống thuốc trợ tim, mà cho trái tim thứ hai hoạt động, tức hệ cơ hoành và khi khó thở, ăn khó tiêu, cũng làm như thế.
> M: Bác không dùng thuốc?
> V: Ít ra thì cũng không dùng thuốc để trợ tim hoặc để dễ tiêu hóa. Sự hoạt động của hệ cơ hoành thay cho khá nhiều vị thuốc. Thực là chữa bệnh rẻ tiền, mọi người đều có thể tự làm lấy, ở mọi nơi, ở mọi lúc. Không nhập từ nước nào cả;
> M: Bác làm cho những thầy thuốc thất nghiệp rồi. Thật là một thần dược
> V: Chưa hết đâu. Phụ nữ có một hệ cơ hoành được luyện tập tốt, sinh đẻ dễ dàng hơn nhiều.
Tác Giả: Thái Phong – TH (Theo SoHa) – 28 July 2015
__(())__
- KhángThiên
- Nhị đẳng
- Bài viết: 320
- Tham gia: 17:02, 08/09/15
TL: Đạo & Đời
Thông Điệp Từ Trái Tim
Quan trọng không phải là những thứ bạn mang theo bên mình,
mà là những gì bạn đã đóng góp.
Quan trọng không phải là những thứ bạn nhận được
mà là những gì bạn đã cho đi.
Quan trọng không phải là những thành công bạn đã có được trong đời,
mà là ý nghĩa thật sự của chúng.
Quan trọng không phải là những thứ bạn học được,
mà là những gì bạn đã truyền lại cho người khác.
Quan trọng không còn là năng lực của bạn,
mà chính là tính cách – là những gì bạn cư xử với mọi người xung quanh.
Quan trọng đâu chỉ là bạn sẽ được mọi người nhớ đến trong bao lâu,
mà là họ nhớ gì về bạn.
Quan trọng không phải là bạn quen biết thật nhiều người,
mà là bao nhiêu người sẽ đau xót khi mất bạn trong đời.
Vậy thì, bạn ơi, hãy đừng chỉ nhìn cuộc sống bằng đôi mắt,
mà hãy dùng trái tim yêu thương của bạn.
Bởi vì chỉ có tình yêu thương mới đem lại những điều kỳ diệu cho cuộc sống.
Người ta có thể quên tất cả những gì bạn đã nói, đã làm. Nhưng người ta sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn đã đem lại cho họ. (ST)
Namo Buddhaya
__(())__
Quan trọng không phải là những thứ bạn mang theo bên mình,
mà là những gì bạn đã đóng góp.
Quan trọng không phải là những thứ bạn nhận được
mà là những gì bạn đã cho đi.
Quan trọng không phải là những thành công bạn đã có được trong đời,
mà là ý nghĩa thật sự của chúng.
Quan trọng không phải là những thứ bạn học được,
mà là những gì bạn đã truyền lại cho người khác.
Quan trọng không còn là năng lực của bạn,
mà chính là tính cách – là những gì bạn cư xử với mọi người xung quanh.
Quan trọng đâu chỉ là bạn sẽ được mọi người nhớ đến trong bao lâu,
mà là họ nhớ gì về bạn.
Quan trọng không phải là bạn quen biết thật nhiều người,
mà là bao nhiêu người sẽ đau xót khi mất bạn trong đời.
Vậy thì, bạn ơi, hãy đừng chỉ nhìn cuộc sống bằng đôi mắt,
mà hãy dùng trái tim yêu thương của bạn.
Bởi vì chỉ có tình yêu thương mới đem lại những điều kỳ diệu cho cuộc sống.
Người ta có thể quên tất cả những gì bạn đã nói, đã làm. Nhưng người ta sẽ không bao giờ quên cảm giác mà bạn đã đem lại cho họ. (ST)
Namo Buddhaya
__(())__