TÁNH VĨNH HẰNG !
- anhlinhmotminh
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 2215
- Tham gia: 15:43, 09/09/12
- Liên hệ:
TL: TÁNH VĨNH HẰNG !
A Nan! Như ông đã biết : Thiệt căn và vị trần làm
duyên sanh thiệt thức. Thiệt thức nhơn thiệt căn sanh, lấy
thiệt căn làm giới hay nhơn vị trần sanh. Lấy vị trần làm
giới?
A Nan! Nếu nhân thiệt căn sinh ra thì như trong thế
gian những loại mía ngọt, me chua, hoàng liên đắng, muối
mặn, tế tân, gừng quế cay đều không có vị, ông tự nếm cái
lưỡi là ngọt hay là đắng. Nếu cái lưỡi là đắng thì lấy cái gì
mà nếm cái lưỡi. Cái lưỡi đã không thể tự nếm được thì
lấy gì mà có hay biết . Còn nếu cái lưỡi không đắng thì tự
nhiên vị trần không sinh ra, làm sao mà lập được thành
giới?
Nếu nhân vị trần sinh ra, vậy thiệt thức đã là vị rồi
thì cũng đồng như thiệt căn, không thể tự nếm được, làm
sao còn biết được là có vị hay không có vị? Lại tất cả các
vị không phải do một vật sinh ra. Các vị đã do nhiều vật
sinh ra thì cái thiệt thức do vị trần sinh ra cũng phải có
nhiều tự thể. Nếu tự thể của thiệt thức là một và tự thể đó
thật do vị trần sinh ra thì các vị mặn, nhạt, chua, cay và
nhiều vị khác nhau, do các thứ đó hòa hợp cùng sinh ra
đều chỉ là một vị, lẽ ra không có phân biệt. Mà đã không
có phân biệt thì không thể gọi là thức, làm sao còn gọi là
giới thiệt thức? Không lẽ hư không lại sinh được cái thức
của ông?
Nếu thiệt căn, vị trần, hòa hợp mà sinh ra cái thức ở
giữa, vốn không tự tánh, làm sao mà lập được thành giới?
Vậy, nên biết rằng thiệt căn, vị trần làm duyên, sinh
ra thiệt thức, cả ba chỗ đều không và ba giới thiệt căn, vị
trần và thiệt thức vốn không phải tánh nhân duyên cũng
không phải tánh tự nhiên.
duyên sanh thiệt thức. Thiệt thức nhơn thiệt căn sanh, lấy
thiệt căn làm giới hay nhơn vị trần sanh. Lấy vị trần làm
giới?
A Nan! Nếu nhân thiệt căn sinh ra thì như trong thế
gian những loại mía ngọt, me chua, hoàng liên đắng, muối
mặn, tế tân, gừng quế cay đều không có vị, ông tự nếm cái
lưỡi là ngọt hay là đắng. Nếu cái lưỡi là đắng thì lấy cái gì
mà nếm cái lưỡi. Cái lưỡi đã không thể tự nếm được thì
lấy gì mà có hay biết . Còn nếu cái lưỡi không đắng thì tự
nhiên vị trần không sinh ra, làm sao mà lập được thành
giới?
Nếu nhân vị trần sinh ra, vậy thiệt thức đã là vị rồi
thì cũng đồng như thiệt căn, không thể tự nếm được, làm
sao còn biết được là có vị hay không có vị? Lại tất cả các
vị không phải do một vật sinh ra. Các vị đã do nhiều vật
sinh ra thì cái thiệt thức do vị trần sinh ra cũng phải có
nhiều tự thể. Nếu tự thể của thiệt thức là một và tự thể đó
thật do vị trần sinh ra thì các vị mặn, nhạt, chua, cay và
nhiều vị khác nhau, do các thứ đó hòa hợp cùng sinh ra
đều chỉ là một vị, lẽ ra không có phân biệt. Mà đã không
có phân biệt thì không thể gọi là thức, làm sao còn gọi là
giới thiệt thức? Không lẽ hư không lại sinh được cái thức
của ông?
Nếu thiệt căn, vị trần, hòa hợp mà sinh ra cái thức ở
giữa, vốn không tự tánh, làm sao mà lập được thành giới?
Vậy, nên biết rằng thiệt căn, vị trần làm duyên, sinh
ra thiệt thức, cả ba chỗ đều không và ba giới thiệt căn, vị
trần và thiệt thức vốn không phải tánh nhân duyên cũng
không phải tánh tự nhiên.
Được cảm ơn bởi: cocacola
- anhlinhmotminh
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 2215
- Tham gia: 15:43, 09/09/12
- Liên hệ:
TL: TÁNH VĨNH HẰNG !
A Nan! Như ông đã biết : Thân căn và xúc trần làm
duyên sanh thân thức. Thân thức nhơn thân căn sanh, lấy
thân căn làm giới hay nhơn xúc trần sanh, lấy xúc trần
làm giới?
A Nan! Nếu nhân thân căn sinh ra, không có cái
duyên của hai cảm xúc hợp và ly, thì thân căn còn biết gì.
Nếu nhân xúc trần sinh ra mà không có thân căn của ông
thì có ai không có thân căn mà biết hợp, biết ly được.
A Nan! Vật thì không xúc không biết. Thân có biết
có xúc. Biết thân là do có xúc. Biết xúc do có thân. Đã là
xúc thì không phải là thân. Đã là thân thì không phải là
xúc. Thân căn và xúc trần không có xứ sở. Nếu xúc trần
hợp nhất với thân căn thì hóa thành tự thể của thân căn
rồi. Nếu xúc trần tách rời thân căn thì chẳng khác hư
không và các tướng, không quan hệ gì nhau. Nội căn
ngoại trần đã không thành thì làm sao lập được cái thức ở
giữa. Thức đã không lập được thì nội căn ngoại trần bản
tánh rỗng không. Ông sẽ dựa vào đâu để mà thành lập
thân thức giới? Vì vậy, nên biết rằng : Thân căn xúc trần
làm duyên sanh thân thức ba chỗ đều không. Và ba giới
thân căn, xúc trần và thân thức vốn không phải tánh
nhân duyên cũng không phải tánh tự nhiên.
duyên sanh thân thức. Thân thức nhơn thân căn sanh, lấy
thân căn làm giới hay nhơn xúc trần sanh, lấy xúc trần
làm giới?
A Nan! Nếu nhân thân căn sinh ra, không có cái
duyên của hai cảm xúc hợp và ly, thì thân căn còn biết gì.
Nếu nhân xúc trần sinh ra mà không có thân căn của ông
thì có ai không có thân căn mà biết hợp, biết ly được.
A Nan! Vật thì không xúc không biết. Thân có biết
có xúc. Biết thân là do có xúc. Biết xúc do có thân. Đã là
xúc thì không phải là thân. Đã là thân thì không phải là
xúc. Thân căn và xúc trần không có xứ sở. Nếu xúc trần
hợp nhất với thân căn thì hóa thành tự thể của thân căn
rồi. Nếu xúc trần tách rời thân căn thì chẳng khác hư
không và các tướng, không quan hệ gì nhau. Nội căn
ngoại trần đã không thành thì làm sao lập được cái thức ở
giữa. Thức đã không lập được thì nội căn ngoại trần bản
tánh rỗng không. Ông sẽ dựa vào đâu để mà thành lập
thân thức giới? Vì vậy, nên biết rằng : Thân căn xúc trần
làm duyên sanh thân thức ba chỗ đều không. Và ba giới
thân căn, xúc trần và thân thức vốn không phải tánh
nhân duyên cũng không phải tánh tự nhiên.
Được cảm ơn bởi: cocacola
- anhlinhmotminh
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 2215
- Tham gia: 15:43, 09/09/12
- Liên hệ:
TL: TÁNH VĨNH HẰNG !
A Nan! Như ông đã biết : Ý căn và pháp trần làm
duyên sanh ý thức. Ý thức nhơn ý căn sanh, lấy ý căn làm
giới hay nhơn pháp trần sanh, lấy pháp trần làm giới?
A Nan! Nếu bảo rằng ý căn sanh thì trước hết ông
phải có suy nghĩ, từ đó mới phát minh được cái ý của ông.
Dù ý ông đã có, nhưng nếu không có đối tượng pháp trần
thì ý căn của ông cũng không thể sanh được. Rời các
pháp trần không thể nương vào đâu nhận thức hình mạo
ý căn thì cái ý thức còn đem dùng vào việc gì?
Lại nữa, ý thức của ông cùng với các thứ tư duy,
nghĩ ngợi là đồng hay khác? Nếu đồng với ý căn thì thức
là ý căn, duyên cớ gì phải có ý căn để rồi mới sinh ra ý
thức? Nếu khác với ý căn, lẽ ra nó sẽ không còn biết được
gì. Nếu không được gì, sao lại bảo nó do ý căn sanh ra?
Nếu có biết thì cần chi phải gọi ý thức và ý căn cho thêm
chuyện? Chỉ có hai tánh đồng hay khác mà còn không ổn
định thì làm sao thành lập “giới” của ý thức cho được?
Nếu bảo rằng nhơn nơi pháp trần sanh, thì các pháp
trong thế gian không ngoài năm trần. Ông hãy xét các
pháp : Sắc, thanh, hương, vị, xúc có tướng rõ ràng chúng
là những đối tượng của năm căn, những pháp đó không
thuộc phần tiếp thu của ý căn. Nếu bảo rằng ý thức của
ông, nương pháp trần. Vậy ông xét kỹ xem cái tướng của
pháp trần hình mạo như thế nào? Nên biết : Rời hẳn các
tướng : Sắc, không, động, tĩnh, thông, bít, hợp, ly, sanh,
diệt, rốt ráo không thành một pháp nào được cả. Các
nguyên nhân đã không thành thì cái thức do nó sanh ra
còn có dáng mạo gì. Dáng mạo còn không có, làm sao mà
lập được cái giới của ý thức? Vậy nên biết rằng : Ý căn,
pháp trần làm duyên sanh ý thức , cả ba đều không. Và
ba giới ý căn, pháp trần và ý thức vốn không phải tánh
nhân nhiên cũng không phải tánh tự nhiên.
duyên sanh ý thức. Ý thức nhơn ý căn sanh, lấy ý căn làm
giới hay nhơn pháp trần sanh, lấy pháp trần làm giới?
A Nan! Nếu bảo rằng ý căn sanh thì trước hết ông
phải có suy nghĩ, từ đó mới phát minh được cái ý của ông.
Dù ý ông đã có, nhưng nếu không có đối tượng pháp trần
thì ý căn của ông cũng không thể sanh được. Rời các
pháp trần không thể nương vào đâu nhận thức hình mạo
ý căn thì cái ý thức còn đem dùng vào việc gì?
Lại nữa, ý thức của ông cùng với các thứ tư duy,
nghĩ ngợi là đồng hay khác? Nếu đồng với ý căn thì thức
là ý căn, duyên cớ gì phải có ý căn để rồi mới sinh ra ý
thức? Nếu khác với ý căn, lẽ ra nó sẽ không còn biết được
gì. Nếu không được gì, sao lại bảo nó do ý căn sanh ra?
Nếu có biết thì cần chi phải gọi ý thức và ý căn cho thêm
chuyện? Chỉ có hai tánh đồng hay khác mà còn không ổn
định thì làm sao thành lập “giới” của ý thức cho được?
Nếu bảo rằng nhơn nơi pháp trần sanh, thì các pháp
trong thế gian không ngoài năm trần. Ông hãy xét các
pháp : Sắc, thanh, hương, vị, xúc có tướng rõ ràng chúng
là những đối tượng của năm căn, những pháp đó không
thuộc phần tiếp thu của ý căn. Nếu bảo rằng ý thức của
ông, nương pháp trần. Vậy ông xét kỹ xem cái tướng của
pháp trần hình mạo như thế nào? Nên biết : Rời hẳn các
tướng : Sắc, không, động, tĩnh, thông, bít, hợp, ly, sanh,
diệt, rốt ráo không thành một pháp nào được cả. Các
nguyên nhân đã không thành thì cái thức do nó sanh ra
còn có dáng mạo gì. Dáng mạo còn không có, làm sao mà
lập được cái giới của ý thức? Vậy nên biết rằng : Ý căn,
pháp trần làm duyên sanh ý thức , cả ba đều không. Và
ba giới ý căn, pháp trần và ý thức vốn không phải tánh
nhân nhiên cũng không phải tánh tự nhiên.
Được cảm ơn bởi: cocacola
- anhlinhmotminh
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 2215
- Tham gia: 15:43, 09/09/12
- Liên hệ:
- anhlinhmotminh
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 2215
- Tham gia: 15:43, 09/09/12
- Liên hệ:
TL: TÁNH VĨNH HẰNG !
Bảy Đại Là Hiện Tượng Biểu Hiện Của
Như Lai Tạng
Ông A Nan thưa Phật :
- Bạch Thế Tôn! Như Lai thường nói về nhơn duyên hòa
hợp rằng : “Tất cả các thứ biến hóa trong thế gian đều nhân
bốn món đại hòa hợp mà phát sinh. Thế sao Như Lai ở đây
lại bác bỏ cả hai nghĩa “nhơn duyên” và “tự nhiên”. Nay tôi
không biết nghĩa đó thế nào, xin Phật rủ lòng thương xót chỉ
dạy cho chúng sinh pháp liễu nghĩa trung đạo, không còn các
điều hý-luận.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo ông A Nan rằng :
-Trước đây ông nhàm chán các pháp tiểu thừa của
Thanh Văn, Duyên Giác, phát tâm cầu vô thượng Bồ-đề,
nên bây giờ tôi hướng dẫn ông về “đệ nhất nghĩa đế”, sao
ông còn đem những thuyết nhơn duyên hý luận thế gian
mà ràng buộc lấy mình! Ông dù nghe được nhiều pháp,
nhưng cũng như người nói tên vị thuốc, đến khi gặp thuốc
thật ở trước mắt thì lại không phân biệt được. Như Lai
gọi ông là hạng người đáng thương xót. Nay ông hãy nghe
cho kỹ, tôi sẽ vì ông phân tích chỉ bày và cũng để cho
những người tu đại thừa sau này thông suốt được thật
tướng.
Ông A Nan yên lặng kính vâng thánh y của Phật. Phật
dạy :
- A Nan! Như ông đã nói “Bốn đại hòa hợp phát sinh
các thứ biến hóa trong thế gian”. A Nan! Nếu tánh của
các món đại không hòa hợp thì không thể hòa hợp với các
đại khác. Như hư không, không thể hòa hợp với sắc
tướng. Nếu tánh của các món đại vốn hòa hợp thì nó hòa
đồng với các tướng biến hóa. Thủy chung thành tựu cho
nhau, sanh diệt nối nhau, diệt sinh, sinh diệt, diệt diệt,
sinh sinh như vòng lửa xoay; như nước thành băng, băng
lại thành nước, không có đầu mối cũng không có cuối
cùng.
1) Địa đại hoàn nguyên.
A Nan! Ông hãy xét cái tánh của địa đại, lớn là đất
liền, nhỏ là vi trần, thật vi tế là lân hư trần; do chẻ sắc
chất cực vi làm bảy phần mà thành. Nếu đem lân hư trần
chẻ một lần nữa là thành hư không. A Nan! Nếu lân hư
trần chẻ ra thành hư không thì hư không cũng có thể
sanh sắc tướng? Nay ông hỏi rằng do hòa hợp mà sinh ra
các tướng biến hóa trong thế gian thì ông hãy xét một hạt
lân hư trần phải dùng bao nhiêu hư không hòa hợp lại
mới có? Không lẽ lân hư trần hòa hợp thành lân hư trần!
Lại nữa, lân hư trần chẻ ra thành hư không. Vậy dùng
bao nhiêu sắc tướng hòa hợp lại mới thành cả bầu hư
không vô cùng cực này? Nhưng nếu sắc tướng hợp thì
hợp sắc tướng chứ không thể thành hư không. Còn hư
không hợp thì hợp hư không, không thể thành sắc tướng.
Sắc tướng còn có thể chẻ được, chứ hư không thì làm sao
mà hợp được?
Ông vốn không biết thể tánh của các pháp trong
Như Lai Tạng. Tánh sắc là chơn không. Tánh không là
chơn sắc. Nó thanh tịnh bản nhiên, khắp cùng pháp giới,
tùy tâm chúng sinh, đáp ứng với lượng hay biết, theo
nghiệp mà phát hiện. Thế gian không biết lầm tưởng
nhơn duyên, hoặc cho là tự nhiên đều là những phân biệt
so đo của ý thức. Nó chỉ đúng trong ngôn thuyết luận đàm
mà hoàn toàn không có thực nghĩa.
Như Lai Tạng
Ông A Nan thưa Phật :
- Bạch Thế Tôn! Như Lai thường nói về nhơn duyên hòa
hợp rằng : “Tất cả các thứ biến hóa trong thế gian đều nhân
bốn món đại hòa hợp mà phát sinh. Thế sao Như Lai ở đây
lại bác bỏ cả hai nghĩa “nhơn duyên” và “tự nhiên”. Nay tôi
không biết nghĩa đó thế nào, xin Phật rủ lòng thương xót chỉ
dạy cho chúng sinh pháp liễu nghĩa trung đạo, không còn các
điều hý-luận.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo ông A Nan rằng :
-Trước đây ông nhàm chán các pháp tiểu thừa của
Thanh Văn, Duyên Giác, phát tâm cầu vô thượng Bồ-đề,
nên bây giờ tôi hướng dẫn ông về “đệ nhất nghĩa đế”, sao
ông còn đem những thuyết nhơn duyên hý luận thế gian
mà ràng buộc lấy mình! Ông dù nghe được nhiều pháp,
nhưng cũng như người nói tên vị thuốc, đến khi gặp thuốc
thật ở trước mắt thì lại không phân biệt được. Như Lai
gọi ông là hạng người đáng thương xót. Nay ông hãy nghe
cho kỹ, tôi sẽ vì ông phân tích chỉ bày và cũng để cho
những người tu đại thừa sau này thông suốt được thật
tướng.
Ông A Nan yên lặng kính vâng thánh y của Phật. Phật
dạy :
- A Nan! Như ông đã nói “Bốn đại hòa hợp phát sinh
các thứ biến hóa trong thế gian”. A Nan! Nếu tánh của
các món đại không hòa hợp thì không thể hòa hợp với các
đại khác. Như hư không, không thể hòa hợp với sắc
tướng. Nếu tánh của các món đại vốn hòa hợp thì nó hòa
đồng với các tướng biến hóa. Thủy chung thành tựu cho
nhau, sanh diệt nối nhau, diệt sinh, sinh diệt, diệt diệt,
sinh sinh như vòng lửa xoay; như nước thành băng, băng
lại thành nước, không có đầu mối cũng không có cuối
cùng.
1) Địa đại hoàn nguyên.
A Nan! Ông hãy xét cái tánh của địa đại, lớn là đất
liền, nhỏ là vi trần, thật vi tế là lân hư trần; do chẻ sắc
chất cực vi làm bảy phần mà thành. Nếu đem lân hư trần
chẻ một lần nữa là thành hư không. A Nan! Nếu lân hư
trần chẻ ra thành hư không thì hư không cũng có thể
sanh sắc tướng? Nay ông hỏi rằng do hòa hợp mà sinh ra
các tướng biến hóa trong thế gian thì ông hãy xét một hạt
lân hư trần phải dùng bao nhiêu hư không hòa hợp lại
mới có? Không lẽ lân hư trần hòa hợp thành lân hư trần!
Lại nữa, lân hư trần chẻ ra thành hư không. Vậy dùng
bao nhiêu sắc tướng hòa hợp lại mới thành cả bầu hư
không vô cùng cực này? Nhưng nếu sắc tướng hợp thì
hợp sắc tướng chứ không thể thành hư không. Còn hư
không hợp thì hợp hư không, không thể thành sắc tướng.
Sắc tướng còn có thể chẻ được, chứ hư không thì làm sao
mà hợp được?
Ông vốn không biết thể tánh của các pháp trong
Như Lai Tạng. Tánh sắc là chơn không. Tánh không là
chơn sắc. Nó thanh tịnh bản nhiên, khắp cùng pháp giới,
tùy tâm chúng sinh, đáp ứng với lượng hay biết, theo
nghiệp mà phát hiện. Thế gian không biết lầm tưởng
nhơn duyên, hoặc cho là tự nhiên đều là những phân biệt
so đo của ý thức. Nó chỉ đúng trong ngôn thuyết luận đàm
mà hoàn toàn không có thực nghĩa.
Được cảm ơn bởi: cocacola
- anhlinhmotminh
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 2215
- Tham gia: 15:43, 09/09/12
- Liên hệ:
TL: TÁNH VĨNH HẰNG !
2) Thủy đại hoàn nguyên.
A Nan! Tánh nước không cố định, khi tuôn chảy khi
đứng lặng không chừng. Như trong thành Thất La Phiệt,
các ông Tiên Ca Tỳ La và các nhà đại huyển thuật Bát
đầu na, Ha tất đa…muốn có thứ nước Thái Âm tinh để
hòa làm thuốc huyển thuật. Họ lựa ngày trăng tròn sáng
lộng như ban ngày, tay cầm hạt châu Phương Chư hứng
lấy nước dưới trăng vàng. Vậy nước ấy từ trong hạt châu
mà ra, do hư không mà có hay từ mặt trăng mà đến?
A Nan! Nếu nước từ mặt trăng mà đến thì ở phương
xa còn có thể làm cho hạt châu chảy ra nước, những rừng
cây ánh sáng mặt trăng đi qua, lẽ ra đều phải phun nước,
thì sao lại phải đợi có hạt châu Phương Chư mới chảy
nước được? Còn nếu không phun nước thì rõ ràng nước
đó không phải từ mặt trăng mà xuống. Nếu từ hạt châu
mà ra thì trong hạt châu ấy thường phải chảy nước, sao
còn phải đợi ánh sáng mặt trăng trong lúc nữa đêm? Nếu
do hư không mà sinh thì hư không vô cùng vô cực, nước
cũng không giới hạn. Vậy sao cả loài người chưa bị đắm
chìm để cùng chết ngộp? Làm sao lại còn có thủy, lục,
không, hành?
Ông nên nghĩ kỷ : Mặt trăng từ trên không đi qua.
Hạt châu do tay người cầm. Cái chén bạc hứng nước do
con người tạo. Vậy nước kia từ phương nào đến? Mặt
trăng và hạt châu xa nhau không phải hòa, không phải
hợp. Không lẽ nước kia không do đâu mà tự có ra?
A Nan! Ông còn không biết trong Như Lai Tạng :
Tánh thủy là chơn không. Tánh không là chơn thủy,
thanh tịnh bản nhiên, cùng khắp pháp giới, theo tâm
chúng sinh, đáp ứng với lượng hay biết, theo nghiệp mà
phát hiện. Một chỗ cầm hạt châu thì một chỗ nước chảy
ra. Khắp pháp giới cầm hạt châu thì đầy pháp giới nước
sinh ra. Thủy đại sinh khắp thế gian, đâu có chỗ ở, theo
nghiệp mà phát hiện. Thế gian không biết, lầm là nhơn
duyên và tính tự nhiên, đều là những so đo phân biệt của
ý thức. Nó chỉ đúng trong ngôn thuyết luận đàm mà hoàn
toàn không có thực nghĩa.
A Nan! Tánh nước không cố định, khi tuôn chảy khi
đứng lặng không chừng. Như trong thành Thất La Phiệt,
các ông Tiên Ca Tỳ La và các nhà đại huyển thuật Bát
đầu na, Ha tất đa…muốn có thứ nước Thái Âm tinh để
hòa làm thuốc huyển thuật. Họ lựa ngày trăng tròn sáng
lộng như ban ngày, tay cầm hạt châu Phương Chư hứng
lấy nước dưới trăng vàng. Vậy nước ấy từ trong hạt châu
mà ra, do hư không mà có hay từ mặt trăng mà đến?
A Nan! Nếu nước từ mặt trăng mà đến thì ở phương
xa còn có thể làm cho hạt châu chảy ra nước, những rừng
cây ánh sáng mặt trăng đi qua, lẽ ra đều phải phun nước,
thì sao lại phải đợi có hạt châu Phương Chư mới chảy
nước được? Còn nếu không phun nước thì rõ ràng nước
đó không phải từ mặt trăng mà xuống. Nếu từ hạt châu
mà ra thì trong hạt châu ấy thường phải chảy nước, sao
còn phải đợi ánh sáng mặt trăng trong lúc nữa đêm? Nếu
do hư không mà sinh thì hư không vô cùng vô cực, nước
cũng không giới hạn. Vậy sao cả loài người chưa bị đắm
chìm để cùng chết ngộp? Làm sao lại còn có thủy, lục,
không, hành?
Ông nên nghĩ kỷ : Mặt trăng từ trên không đi qua.
Hạt châu do tay người cầm. Cái chén bạc hứng nước do
con người tạo. Vậy nước kia từ phương nào đến? Mặt
trăng và hạt châu xa nhau không phải hòa, không phải
hợp. Không lẽ nước kia không do đâu mà tự có ra?
A Nan! Ông còn không biết trong Như Lai Tạng :
Tánh thủy là chơn không. Tánh không là chơn thủy,
thanh tịnh bản nhiên, cùng khắp pháp giới, theo tâm
chúng sinh, đáp ứng với lượng hay biết, theo nghiệp mà
phát hiện. Một chỗ cầm hạt châu thì một chỗ nước chảy
ra. Khắp pháp giới cầm hạt châu thì đầy pháp giới nước
sinh ra. Thủy đại sinh khắp thế gian, đâu có chỗ ở, theo
nghiệp mà phát hiện. Thế gian không biết, lầm là nhơn
duyên và tính tự nhiên, đều là những so đo phân biệt của
ý thức. Nó chỉ đúng trong ngôn thuyết luận đàm mà hoàn
toàn không có thực nghĩa.
Được cảm ơn bởi: cocacola
- anhlinhmotminh
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 2215
- Tham gia: 15:43, 09/09/12
- Liên hệ:
TL: TÁNH VĨNH HẰNG !
3) Hỏa đại hoàn nguyên.
A Nan! Hỏa đại không có tự thể. Nó nương gởi ở các
duyên. Ông hãy xem, những nhà trong thành phố, khi
người ta muốn nhóm bếp thì tay cầm kính hiển vi đưa
trước ánh sáng mặt trời mà lấy lửa.
A Nan! Phàm gọi là hòa hợp thì như tôi với ông và
1250 vị tỳ kheo hiện nay hợp thành một chúng. Chúng thì
có một, song gạn xét về cội gốc thì mỗi người đều có thân
thể, đều có danh tự họ hàng của mình. Như ông Xá Lợi
Phất thì dòng Bà la môn. Ông Ưu Lâu Tần Loa thì dòng
Ca Diếp. Còn như A Nan ông thì thuộc dòng họ Cù Đàm.
A Nan! Nếu lửa đó nhơn hòa hợp mà có, vậy khi
người cầm kính lấy lửa nơi ánh sáng mặt trời, lửa đó do
kính mà ra? Do hư không mà có? Hay từ mặt trời mà
đến? A Nan! Nếu lửa từ mặt trời đến, lửa đã đốt được bùi
nhùi trong tay của ông thì những rừng cây mà ánh sáng
mặt trời đi ngang qua lẽ ra đều bị cháy cả. Nếu từ kính ra
đốt cháy bùi nhùi, sao cái kính không bị chảy? Đến như
cái tay ông cầm kính còn không thấy nóng thì làm sao
kính chảy được? Còn bảo rằng do bùi nhùi sanh thì cần
gì phải có ánh sáng mặt trời và kính trực chiếu vào nhau
rồi sau đó lửa mới bén cháy bùi nhùi?
A Nan! Ông hãy suy nghĩ cho kỹ : Kính do tay cầm.
Mặt trời thì ở trên không trung. Bùi nhùi do con người
tạo. Vậy lửa từ phương nào mà xuất hiện đến? Mặt trời
và kính xa nhau, không phải hòa, không phải hợp, không
lẽ lửa kia không do từ đâu mà tự có ra?
Ông còn chưa biết thể tánh của các pháp trong Như
Lai Tạng : tánh Hỏa là chơn không. Tánh không là chơn
hỏa, nó thanh tịnh bản nhiên, cùng khắp pháp giới, theo
tâm chúng sinh, đáp ứng với lượng hay biết, theo nghiệp
mà phát hiện. Một người cầm kính, một chỗ có lửa sinh
ra. Khắp pháp giới mọi người cầm kính, lửa sẽ phát ra
theo yêu cầu của mọi người. Lửa vốn không có chỗ ở, theo
nghiệp mà phát hiện. Thế gian không biết lầm tưởng là
nhơn duyên hoặc cho là tự nhiên, đều là những phân biệt
so đo của ý thức. Nó chỉ đúng trong ngôn ngữ luận đàm
mà hoàn toàn không có thực nghĩa.
A Nan! Hỏa đại không có tự thể. Nó nương gởi ở các
duyên. Ông hãy xem, những nhà trong thành phố, khi
người ta muốn nhóm bếp thì tay cầm kính hiển vi đưa
trước ánh sáng mặt trời mà lấy lửa.
A Nan! Phàm gọi là hòa hợp thì như tôi với ông và
1250 vị tỳ kheo hiện nay hợp thành một chúng. Chúng thì
có một, song gạn xét về cội gốc thì mỗi người đều có thân
thể, đều có danh tự họ hàng của mình. Như ông Xá Lợi
Phất thì dòng Bà la môn. Ông Ưu Lâu Tần Loa thì dòng
Ca Diếp. Còn như A Nan ông thì thuộc dòng họ Cù Đàm.
A Nan! Nếu lửa đó nhơn hòa hợp mà có, vậy khi
người cầm kính lấy lửa nơi ánh sáng mặt trời, lửa đó do
kính mà ra? Do hư không mà có? Hay từ mặt trời mà
đến? A Nan! Nếu lửa từ mặt trời đến, lửa đã đốt được bùi
nhùi trong tay của ông thì những rừng cây mà ánh sáng
mặt trời đi ngang qua lẽ ra đều bị cháy cả. Nếu từ kính ra
đốt cháy bùi nhùi, sao cái kính không bị chảy? Đến như
cái tay ông cầm kính còn không thấy nóng thì làm sao
kính chảy được? Còn bảo rằng do bùi nhùi sanh thì cần
gì phải có ánh sáng mặt trời và kính trực chiếu vào nhau
rồi sau đó lửa mới bén cháy bùi nhùi?
A Nan! Ông hãy suy nghĩ cho kỹ : Kính do tay cầm.
Mặt trời thì ở trên không trung. Bùi nhùi do con người
tạo. Vậy lửa từ phương nào mà xuất hiện đến? Mặt trời
và kính xa nhau, không phải hòa, không phải hợp, không
lẽ lửa kia không do từ đâu mà tự có ra?
Ông còn chưa biết thể tánh của các pháp trong Như
Lai Tạng : tánh Hỏa là chơn không. Tánh không là chơn
hỏa, nó thanh tịnh bản nhiên, cùng khắp pháp giới, theo
tâm chúng sinh, đáp ứng với lượng hay biết, theo nghiệp
mà phát hiện. Một người cầm kính, một chỗ có lửa sinh
ra. Khắp pháp giới mọi người cầm kính, lửa sẽ phát ra
theo yêu cầu của mọi người. Lửa vốn không có chỗ ở, theo
nghiệp mà phát hiện. Thế gian không biết lầm tưởng là
nhơn duyên hoặc cho là tự nhiên, đều là những phân biệt
so đo của ý thức. Nó chỉ đúng trong ngôn ngữ luận đàm
mà hoàn toàn không có thực nghĩa.
Được cảm ơn bởi: cocacola
- anhlinhmotminh
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 2215
- Tham gia: 15:43, 09/09/12
- Liên hệ:
TL: TÁNH VĨNH HẰNG !
4) Phong đại hoàn nguyên.
A Nan! Phong đại không có tự thể, khi động khi tĩnh
bất thường. Lúc vào trong đại chúng, ông thường sửa áo,
vạt áo Tăng già lê của ông động đến người ngồi bên cạnh
thì có chút gió phất qua làm cho người kia cảm nghe mát
mặt. Gió từ vạt áo cà sa ra? Do hư không phát khởi? Hay
từ mặt người kia mà sanh?
A Nan! Nếu gió phát ra từ vạt áo cà sa thì ông đã
mặc cả gió trong người, lẽ ra cái áo phải tung ra khỏi
thân ông. Còn tôi, tôi đang thuyết pháp trong hội này và
tôi rũ áo. Vậy ông xem cái áo tôi, gió nó núp ở chỗ nào?
Không lẽ trong áo tôi lại có chỗ chứa gió?
Nếu bảo rằng gió đó từ hư không sinh ra thì tại sao
lúc áo ông không động, không có gió phát ra? Vả lại, tánh
hư không thường còn, lẽ ra gió phải luôn có không lúc
nào gián đoạn. Và nếu khi nào hết gió thì hư không phải
tiêu diệt? Gió diệt có thể biết được, chứ hư không diệt thì
hình trạng như thế nào? Và nếu có diệt có sanh thì không
được gọi là hư không và đã gọi là hư không thì làm sao lại
phát ra gió được? Còn nếu bảo rằng gió sanh do cái mặt
của người bị phất thì lẽ ra gió phải phất lại mặt ông. Cớ
sao ông sửa áo mà lại phất vào mặt người kia như vậy?
Ông hãy chín chắn mà tư duy: Sửa áo là do ông. Cái
mặt thuộc của người kia. Hư không thì vắng lặng. Vậy gió
từ phương nào luồn đến? Gió khác, hư không khác,
không phải hòa, không phải hợp. Không lẽ gió không do
gì mà tự có?
Ông còn biết thể tánh của các pháp trong Như Lai
Tạng: Tánh phong là tánh chơn không, tánh không là
chơn phong. Nó thanh tịnh bản nhiên cùng khắp pháp
giới, tùy tâm chúng sinh, đáp ứng với lượng hay biết. A
Nan! Một mình ông động áo thì có một ít gió phát ra.
Khắp pháp giới nhiều người cùng cầm quạt mà quạt thì
khắp pháp giới sanh ra phong đại. Phong đại cùng khắp
nhưng không có chỗ ở nhất định, theo nghiệp mà phát
hiện. Thế gian không biết lầm tưởng nhân duyên hoặc
cho là tự nhiên, đều là phân biệt so đo của ý thức. Nó chỉ
đúng trong ngôn thuyết luận đàm mà hoàn toàn không có
thực nghĩa.
A Nan! Phong đại không có tự thể, khi động khi tĩnh
bất thường. Lúc vào trong đại chúng, ông thường sửa áo,
vạt áo Tăng già lê của ông động đến người ngồi bên cạnh
thì có chút gió phất qua làm cho người kia cảm nghe mát
mặt. Gió từ vạt áo cà sa ra? Do hư không phát khởi? Hay
từ mặt người kia mà sanh?
A Nan! Nếu gió phát ra từ vạt áo cà sa thì ông đã
mặc cả gió trong người, lẽ ra cái áo phải tung ra khỏi
thân ông. Còn tôi, tôi đang thuyết pháp trong hội này và
tôi rũ áo. Vậy ông xem cái áo tôi, gió nó núp ở chỗ nào?
Không lẽ trong áo tôi lại có chỗ chứa gió?
Nếu bảo rằng gió đó từ hư không sinh ra thì tại sao
lúc áo ông không động, không có gió phát ra? Vả lại, tánh
hư không thường còn, lẽ ra gió phải luôn có không lúc
nào gián đoạn. Và nếu khi nào hết gió thì hư không phải
tiêu diệt? Gió diệt có thể biết được, chứ hư không diệt thì
hình trạng như thế nào? Và nếu có diệt có sanh thì không
được gọi là hư không và đã gọi là hư không thì làm sao lại
phát ra gió được? Còn nếu bảo rằng gió sanh do cái mặt
của người bị phất thì lẽ ra gió phải phất lại mặt ông. Cớ
sao ông sửa áo mà lại phất vào mặt người kia như vậy?
Ông hãy chín chắn mà tư duy: Sửa áo là do ông. Cái
mặt thuộc của người kia. Hư không thì vắng lặng. Vậy gió
từ phương nào luồn đến? Gió khác, hư không khác,
không phải hòa, không phải hợp. Không lẽ gió không do
gì mà tự có?
Ông còn biết thể tánh của các pháp trong Như Lai
Tạng: Tánh phong là tánh chơn không, tánh không là
chơn phong. Nó thanh tịnh bản nhiên cùng khắp pháp
giới, tùy tâm chúng sinh, đáp ứng với lượng hay biết. A
Nan! Một mình ông động áo thì có một ít gió phát ra.
Khắp pháp giới nhiều người cùng cầm quạt mà quạt thì
khắp pháp giới sanh ra phong đại. Phong đại cùng khắp
nhưng không có chỗ ở nhất định, theo nghiệp mà phát
hiện. Thế gian không biết lầm tưởng nhân duyên hoặc
cho là tự nhiên, đều là phân biệt so đo của ý thức. Nó chỉ
đúng trong ngôn thuyết luận đàm mà hoàn toàn không có
thực nghĩa.
Được cảm ơn bởi: cocacola
- anhlinhmotminh
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 2215
- Tham gia: 15:43, 09/09/12
- Liên hệ:
TL: TÁNH VĨNH HẰNG !
5) Không đại hoàn nguyên.
A Nan! Hư không không có hình mạo, nhơn sắc mà
hiển bày. Như trong thành Thất la phiệt, chỗ cách con
sông, những người dòng Sát lỵ, dòng Bà la môn, dòng Tỳ
xá, dòng Thủ đà hay dòng Phả la đọa, dòng Chiên đà
la…khi dựng nhà mới thì đào giếng mà lấy nước. Đào
được một thước khối đất thì có một thước khối khoảng
hư không. Nếu đào sâu 20 thước thì có khoảng trống hư
không 20 thước. Hư không cạn hay sâu tùy đào đất ra
nhiều hay ít. Hư không đó nhân đất mà ra? Do đào mà
có? Hay không nhân gì mà tự sanh?
A Nan! Nếu hư không, không nhân duyên gì mà tự
sanh, tại sao khi chưa đào đất, nó không có hư không mà
chỉ thấy đất liền? Còn nếu bảo rằng : Nhơn đất ra thì lẽ
ra đất được đào phải thấy từng mảng hư không văng ra
và nếu vậy là đào hư không chứ sao gọi là đào đất? Đã là
hư không cần chi phải nói đến chuyện đào? Bảo rằng :
Hư không do đào mà có thì đào phải ra hư không, cớ sao
lại đào ra đất? Nếu hư không, không phải do đào mà có
thì đào lẽ ra chỉ có đất, cớ sao đào rồi lại thấy hư không?
Ông nên chín chắn mà tư duy. Đào là do tay người,
tùy phương mà vận chuyển. Đất thì từ đất liền mà dời đi.
Hư không đó do đâu mà có? Đào là cụ thể do sức tác động
của con người. Hư không thì rỗng rang không hình mạo,
hai yếu tố không tương quan tác dụng gì nhau, không
phải hòa, không phải hợp. Không lẽ hư không, không do
đâu mà tự sanh như thế?
Hư không thể tánh tròn đầy, bất động. Hiện tiền hư
không và địa, thủy, hỏa, phong, gọi chung là năm đại thể
tánh viên dung, vốn không sanh diệt. Các đại đó đều là
diệu dụng của Như Lai Tạng biểu hiện.
A Nan! Ông còn mê muội không biết được thể tánh
của các pháp trong Như Lai Tạng. Tánh giác là chơn
không, tánh không là chơn giác. Nó thanh tịnh bản nhiên
cùng khắp pháp giới, tùy chúng sinh tâm, đáp ứng với
lượng hay biết. A Nan! Như một giếng trống không thì hư
không sinh trong một giếng. Mười phương trống không,
hư không khắp cả mười phương. Không đại khắp cùng
theo nghiệp mà phát hiện. Thế gian không biết lầm tưởng
nhơn duyên, hoặc cho là tự nhiên đều là những phân biệt
so đo của ý thức. Nó chỉ đúng trong ngôn thuyết luận đàm
mà hoàn toàn không có thực nghĩa.
A Nan! Hư không không có hình mạo, nhơn sắc mà
hiển bày. Như trong thành Thất la phiệt, chỗ cách con
sông, những người dòng Sát lỵ, dòng Bà la môn, dòng Tỳ
xá, dòng Thủ đà hay dòng Phả la đọa, dòng Chiên đà
la…khi dựng nhà mới thì đào giếng mà lấy nước. Đào
được một thước khối đất thì có một thước khối khoảng
hư không. Nếu đào sâu 20 thước thì có khoảng trống hư
không 20 thước. Hư không cạn hay sâu tùy đào đất ra
nhiều hay ít. Hư không đó nhân đất mà ra? Do đào mà
có? Hay không nhân gì mà tự sanh?
A Nan! Nếu hư không, không nhân duyên gì mà tự
sanh, tại sao khi chưa đào đất, nó không có hư không mà
chỉ thấy đất liền? Còn nếu bảo rằng : Nhơn đất ra thì lẽ
ra đất được đào phải thấy từng mảng hư không văng ra
và nếu vậy là đào hư không chứ sao gọi là đào đất? Đã là
hư không cần chi phải nói đến chuyện đào? Bảo rằng :
Hư không do đào mà có thì đào phải ra hư không, cớ sao
lại đào ra đất? Nếu hư không, không phải do đào mà có
thì đào lẽ ra chỉ có đất, cớ sao đào rồi lại thấy hư không?
Ông nên chín chắn mà tư duy. Đào là do tay người,
tùy phương mà vận chuyển. Đất thì từ đất liền mà dời đi.
Hư không đó do đâu mà có? Đào là cụ thể do sức tác động
của con người. Hư không thì rỗng rang không hình mạo,
hai yếu tố không tương quan tác dụng gì nhau, không
phải hòa, không phải hợp. Không lẽ hư không, không do
đâu mà tự sanh như thế?
Hư không thể tánh tròn đầy, bất động. Hiện tiền hư
không và địa, thủy, hỏa, phong, gọi chung là năm đại thể
tánh viên dung, vốn không sanh diệt. Các đại đó đều là
diệu dụng của Như Lai Tạng biểu hiện.
A Nan! Ông còn mê muội không biết được thể tánh
của các pháp trong Như Lai Tạng. Tánh giác là chơn
không, tánh không là chơn giác. Nó thanh tịnh bản nhiên
cùng khắp pháp giới, tùy chúng sinh tâm, đáp ứng với
lượng hay biết. A Nan! Như một giếng trống không thì hư
không sinh trong một giếng. Mười phương trống không,
hư không khắp cả mười phương. Không đại khắp cùng
theo nghiệp mà phát hiện. Thế gian không biết lầm tưởng
nhơn duyên, hoặc cho là tự nhiên đều là những phân biệt
so đo của ý thức. Nó chỉ đúng trong ngôn thuyết luận đàm
mà hoàn toàn không có thực nghĩa.
Được cảm ơn bởi: cocacola
- anhlinhmotminh
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 2215
- Tham gia: 15:43, 09/09/12
- Liên hệ:
TL: TÁNH VĨNH HẰNG !
6) Kiến đại hoàn nguyên.
A Nan! Kiến đại có giác quan mà không có phân
biệt. Nó nhân các thứ : Sắc, không mà có. Như hiện nay
ông ở trong rừng Kỳ Đà, sớm mai thì sáng, ban đêm thì
tối, đến lúc nửa đêm trăng tròn thì sáng, vắng trăng thì
tối. Những tướng sáng tối ấy do cái thấy mà phân biệt
nhận ra. Vậy cái tánh thấy cùng với sáng tối và hư không
là đồng một thể hay khác thể?
A Nan! Nếu tánh thấy cùng với sáng tối và hư không
đồng một thể thì cái sáng tối luôn luôn tiêu diệt lẫn nhau :
Có sáng thì không tối; có tối thì không sáng. Nếu tánh
thấy đồng một thể với tối thì lúc sáng tánh thấy bị tiêu
diệt. Ngược lại, nếu tánh thấy đồng một thể với sáng thì
khi tối đến tánh thấy cũng bị tiêu diệt. Vậy thì tánh thấy
làm sao mà thấy được tối sáng? Bảo rằng : Sáng và tối
khác nhau còn tánh thấy không sanh, không diệt. Nếu vậy
thì không nên nói là đồng một thể vì nó đã khác đi rồi. Và
nếu tánh thấy đã khác với tối sáng, khác với hư không,
vậy ông phân biệt xem tánh thấy hình tướng ra sao? Ông
nên biết : Rời tối sáng và hư không, tánh thấy như lông
rùa sừng thỏ, không sao tìm có.
Ông hãy chín chắn mà tư duy : Sáng, do mặt trời.
Tối, bởi đêm không trăng. Thông suốt là hư không. Ngăn
bít thuộc đất liền. Còn tánh thấy như vậy, nhơn đâu mà
có? Tánh thấy có giác quan, hư không thì bất động,
không phải hòa, không phải hợp. Không lẽ cái tánh thấy
không do gì mà tự phát sanh ra? Nên biết : Thể tánh của
kiến đại cùng khắp bất động, vô biên hư không cũng cùng
khắp bất động. Địa, thủy, hỏa, phong, gọi chung là “lục
đại” thể tánh viên dung cùng khắp bất động, không diệt
không sanh. Tất cả đều là diệu dụng của Như Lai Tạng
biểu hiện.
A Nan! Ông còn mê mờ không nhận thức được
những sự thấy, nghe, hay, biết của ông vốn là tánh Như
Lai Tạng. Ông hãy xét những thấy, nghe, hay, biết đó là
sinh hay diệt là đồng hay khác. Là không phải sinh,
không phải diệt hay không phải đồng, không phải khác.
Ông chưa từng biết trong Như Lai Tạng, cái thấy nơi tâm
tánh là cái tánh minh của bản giác. Cái tánh minh của
bản giác biểu lộ ra nơi cái thấy. Giác minh tinh kiến (tánh
thấy vốn thanh tịnh, hiện lượng và trực giác). Nó thanh
tịnh bản nhiên, cùng khắp pháp giới, tùy tâm chúng sinh,
đáp ứng với lượng hay biết. Kiến đại thấy khắp pháp giới,
tánh nghe, tánh ngửi, tánh nếm, tánh xúc và tánh biết
cũng cùng khắp pháp giới nhiệm mầu. Nên biết : Tánh
của các đại không có nhất định, theo nghiệp mà phát
hiện. Thế gian không biết lầm tưởng nhân duyên hoặc
cho là tự nhiên đều là những phân biệt so đo của ý thức.
Nó chỉ đúng trong ngôn thuyết luận đàm mà hoàn toàn
không có thực nghĩa.
A Nan! Kiến đại có giác quan mà không có phân
biệt. Nó nhân các thứ : Sắc, không mà có. Như hiện nay
ông ở trong rừng Kỳ Đà, sớm mai thì sáng, ban đêm thì
tối, đến lúc nửa đêm trăng tròn thì sáng, vắng trăng thì
tối. Những tướng sáng tối ấy do cái thấy mà phân biệt
nhận ra. Vậy cái tánh thấy cùng với sáng tối và hư không
là đồng một thể hay khác thể?
A Nan! Nếu tánh thấy cùng với sáng tối và hư không
đồng một thể thì cái sáng tối luôn luôn tiêu diệt lẫn nhau :
Có sáng thì không tối; có tối thì không sáng. Nếu tánh
thấy đồng một thể với tối thì lúc sáng tánh thấy bị tiêu
diệt. Ngược lại, nếu tánh thấy đồng một thể với sáng thì
khi tối đến tánh thấy cũng bị tiêu diệt. Vậy thì tánh thấy
làm sao mà thấy được tối sáng? Bảo rằng : Sáng và tối
khác nhau còn tánh thấy không sanh, không diệt. Nếu vậy
thì không nên nói là đồng một thể vì nó đã khác đi rồi. Và
nếu tánh thấy đã khác với tối sáng, khác với hư không,
vậy ông phân biệt xem tánh thấy hình tướng ra sao? Ông
nên biết : Rời tối sáng và hư không, tánh thấy như lông
rùa sừng thỏ, không sao tìm có.
Ông hãy chín chắn mà tư duy : Sáng, do mặt trời.
Tối, bởi đêm không trăng. Thông suốt là hư không. Ngăn
bít thuộc đất liền. Còn tánh thấy như vậy, nhơn đâu mà
có? Tánh thấy có giác quan, hư không thì bất động,
không phải hòa, không phải hợp. Không lẽ cái tánh thấy
không do gì mà tự phát sanh ra? Nên biết : Thể tánh của
kiến đại cùng khắp bất động, vô biên hư không cũng cùng
khắp bất động. Địa, thủy, hỏa, phong, gọi chung là “lục
đại” thể tánh viên dung cùng khắp bất động, không diệt
không sanh. Tất cả đều là diệu dụng của Như Lai Tạng
biểu hiện.
A Nan! Ông còn mê mờ không nhận thức được
những sự thấy, nghe, hay, biết của ông vốn là tánh Như
Lai Tạng. Ông hãy xét những thấy, nghe, hay, biết đó là
sinh hay diệt là đồng hay khác. Là không phải sinh,
không phải diệt hay không phải đồng, không phải khác.
Ông chưa từng biết trong Như Lai Tạng, cái thấy nơi tâm
tánh là cái tánh minh của bản giác. Cái tánh minh của
bản giác biểu lộ ra nơi cái thấy. Giác minh tinh kiến (tánh
thấy vốn thanh tịnh, hiện lượng và trực giác). Nó thanh
tịnh bản nhiên, cùng khắp pháp giới, tùy tâm chúng sinh,
đáp ứng với lượng hay biết. Kiến đại thấy khắp pháp giới,
tánh nghe, tánh ngửi, tánh nếm, tánh xúc và tánh biết
cũng cùng khắp pháp giới nhiệm mầu. Nên biết : Tánh
của các đại không có nhất định, theo nghiệp mà phát
hiện. Thế gian không biết lầm tưởng nhân duyên hoặc
cho là tự nhiên đều là những phân biệt so đo của ý thức.
Nó chỉ đúng trong ngôn thuyết luận đàm mà hoàn toàn
không có thực nghĩa.
Được cảm ơn bởi: cocacola