Không có giá trị gì
Đan Trì đã viết: 19:54, 01/04/23
Nguồn: Quách Ngọc Bội.
Bài của Quách Ngọc Bội có vẻ lấy từ sách của tác giả China suy luận từ "Thất chính tứ dư"
Hình đầu tiên là thứ tự của thất chính trên bầu trời có phần nào giống với chiêm tinh "Vệ Đà". Thêm vào vận hành cách 3 để suy ra độ số cục có phần gượng ép
Còn mấy hình sau thật ra vị trí của sao Tử Vi theo các cục khác nhau có trong các bài thơ an sao tử vi trong sách "Thập Bát Phi Tinh"
Mối tương quan giữa hình trên và các hình dưới thì không thấy đề cập. Nói chung cũng là những kiến thức cơ bản, phân mảnh, không giải thích được gốc rễ.
Sau khi nghiên cứu Vệ Đà một thời gian, và có cơ duyên đến Ấn độ tìm hiểu về chiêm tinh Vệ Đà rồi liên hệ với tử vi, mình tìm đc một số manh mối, nhưng có nhiều điểm vẫn không thông. Nay chia sẻ ở đây mong có người có thể từ đây phát huy ra sâu hơn.
1/ Tử Vi và Vệ Đà có rất nhiều điểm rất giống nhau, có thể nói đều là kết quả của những phép chiêm thực tinh mà ra. Khác nhau ở chỗ Tử vi dùng phi tinh kết hợp với thuyết ngũ hành, dịch lý để mô tả thực tinh, còn Vệ Đà dùng thuần thực tinh.
2/ Cả 2 đều dùng hệ thống đại vận 120 năm. Tử vi chia đều thành 10 năm/1 đại vận, mỗi đại vận được cai quản bởi 1 cung hoàng đạo (12 cung địa bàn, trong khi trong Vệ Đà thì đại vận được cải quản bởi thất chính + 2), chủ của cung hoàng đạo xác định bởi nạp âm của cung hoàng đạo đó (nạp âm của 12 tháng trong năm). Nạp âm thuộc hành nào thì cung hoàng đạo đó sẽ thuộc về hành ấy, do hành ấy cai quản. khởi đại vận đầu tiên tại cung mệnh. Tử vi luôn lấy mệnh cung làm gốc, lấy hành của cung an mệnh để bày ra "bố cục" gọi tắt là "cục" (cục trong bố cục, cục diện) của lá số, khởi đại vận 1 bắt đầu từ số của "Cục". Quan trọng đây: Số của "cục" thật ra chẳng phải thứ tự thất chính hay ngũ tinh gì cả, nó là số của ngày trong tháng nạp âm tại cung mệnh mà sao tử vi đi vào cung khởi đầu của cả lá số (cung Dần).
- Nạp âm hành thuỷ: Ngày mùng 2, Tử vi tới cung Dần --> Thuỷ nhị cục
- Nạp âm hành Mộc: Ngày mồng 3, Tử vi tới cung Dần --> Mộc tam cục
- Nạp âm hành Kim: Ngày mồng 4, Tử vi tới cung Dần --> Kim tứ cục
- Nạp âm hành Thổ: Ngày mồng 5, Tử vi tới cung Dần --> Thổ ngũ cục
- Nạp âm hành Hoả: Ngày mồng 6, Tử vi tới cung Dần --> Hoả lục cục
--> Bế tắc đây: Trong Vệ Đà sử dụng vị trí của mặt trăng theo nhị thập bát tú và 12 cung hoàng đạo (28 chòm sao trong 12 cung; hiện tại người ta chuộng 27 hơn), tại thời điểm sinh để xác định số khởi đầu đại vận. Trong tử vi dùng vị trí sao Tử Vi khi nó đi vào cung Dần. Điều đáng nói là không biết Tử Vi đại biểu cho cái gì ? Là Nhật, Nguyệt hay ngũ tinh, hay nó chỉ là 2 Nghi Âm-Dương trong dịch số ?
Mình nghiêng về cái cuối cùng hơn. Tử vi là sự vận hành của 2 nghi Âm - Dương theo dịch lý của từng hành. Các bài thơ an sao tử vi trong "Thập Bát Phi Tinh" viết như sau: Lưu ý số chẵn là số âm, số lẻ là số dương theo dịch
- Nạp âm hành kim:
Tử vi kim cung tứ tuế hành (tử vi cung kim, 4 tuổi thì bắt đầu)
Sơ nhất tầm trư sơ nhị long (Nghi dương đầu tiên, tức ngày mùng 1 khởi từ cung hợi, Nghi âm đầu tiên tức ngày mùng 2 khởi tại cung thìn)
Thuận tiến nhị bộ, nghịch thoái nhất (Đi thuận thì tiến lên 2 bước mỗi ngày, đi nghịch thì lùi lại 1 bước mỗi ngày)
Tiên âm, hậu dương thị kỳ cung (đối với nghi dương đi thuận, ngày mùng 1 khởi từ cung hợi ngày mùng 3 tiến 2 bước tới cung sửu, ngày mùng 5 lùi 1 cung là về cung tý, mùng 7 tới dần, mùng 9 về sửu...).
Duy hữu sơ nhị thìn thượng khởi (tuy nhiên đối với nghi âm, ngày mùng 2 bắt đầu tại cung thìn )
Thoái tam, tiến tứ nghịch hành tung (2 ngày đi 3 cung ngược, lùi 3, tiến 4: mùng 4 tới cung Dần, mùng 6 tới tỵ, mùng 8 tới mão, mùng 10 tới ngọ, 12 tới thìn...)
Tương tự cho các hành khác: Thuỷ khởi mùng 1 tại Sửu, Mùng 2 tại Dần...
- Về quy tắc âm dương thì dễ hiểu, thái cực sinh lưỡng nghi: Nghi âm luôn sinh tại cung dương, nghi dương luôn sinh tại cung âm.
- Điều không lý giải được là tại sao:
Nghi dương hành kim lại sinh tại hợi, nghi âm sinh tại thìn
Nghi dương hành hoả sinh tại dậu, nghi âm sinh tại ngọ
Và các hành khác nữa, cùng với quy tắc vận hành như biểu đồ cụ thể của Quách Ngọc Bội là mô tả nguyên lý gì ?. Có lẽ cần kiến thức sâu hơn về dịch lý. Rất mong các bác được chân truyền giải thích về vấn đề này.
Xin cảm ơn !