Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Xem, hỏi đáp, luận giải về tử vi
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem lá số tử vi. Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức tử vi.
Không được đính kèm lá số của trang web khác. Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
kimhoai
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 855
Tham gia: 14:19, 22/12/18

Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Gửi bài gửi bởi kimhoai »

Như tiêu đề. Các cao nhân nhiều năm nghiên cứu Tử vi cho mình hỏi lại câu này nhé :D

1 - Cục là gì ?

2 - Độ số 2-6 của cục thật ra nó là cái giống gì ?, dựa vào đâu lại tính ra được độ số như thế (2 tới 6 mà không phải 1 tới 5). Thấy một số ông tự xưng có số má, đổi độ số cục để an đại vận, tôi cười đến rụng cả răng :-j

3 - Tử vi an theo cục và ngày sinh, thấy bảo xưa Trần tiên sinh dựa vào dịch lý để sáng tạo ra cách an Tử vi theo quy tắc nạp âm ngũ hành chính là "tam phân tổn ích, cách bát sinh tử", tôi nghiền ngẫm mãi vẫn không ra được quy tắc trong phép an sao này, mặc dù cũng tìm ra vài manh mối. Vậy cao nhân nào được chân truyền hay hữu duyên ngộ ra mong hữu duyên chia sẻ

- Mấy cái đại loại như ngũ hành cục là ngũ hành nạp âm của cung an mệnh, các sao của Tử Vi là các thần sát an theo kinh nghiệm... bla..bla thì thôi khỏi giải thích cũng được.

Hữu duyên xin cảm ơn !
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc, LadyR, Qúy Dậu
Đầu trang

yesterday2016
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 3801
Tham gia: 18:29, 08/07/16

TL: Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Gửi bài gửi bởi yesterday2016 »

Thế bác muốn hỏi cục gì?
Cục đá, cục c,
Con gà cục tác lá chanh
Hihi
Được cảm ơn bởi: kimhoai, Tudotutronghanhphuc
Đầu trang

Answer
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1031
Tham gia: 04:06, 29/11/17

TL: Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Gửi bài gửi bởi Answer »

Về cục số mình nghiên cứu và lược ngộ ra một vài tâm đắc, trong đó kết luận quan trọng nhất giản lược là : cục số trong mệnh bàn Tử Vi thể hiện cho sự vận hành của số Lạc Thư.
Được cảm ơn bởi: kimhoai, Tudotutronghanhphuc
Đầu trang

kimhoai
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 855
Tham gia: 14:19, 22/12/18

TL: Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Gửi bài gửi bởi kimhoai »

Answer đã viết: 12:27, 01/04/23 Về cục số mình nghiên cứu và lược ngộ ra một vài tâm đắc, trong đó kết luận quan trọng nhất giản lược là : cục số trong mệnh bàn Tử Vi thể hiện cho sự vận hành của số Lạc Thư.
Bác nói kỹ hơn đc không, cục vận hành như thế nào theo lạc thư ? Mình cũng từng lôi hà đồ lạc thư vào nhưng hoàn toàn không tìm đc sự liên quan. Nếu theo hà lạc, độ số phải là 1-5. Không thể là 2-6 đc.
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
begauhn
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6611
Tham gia: 19:03, 29/12/12
Đến từ: Zalo O867856261

TL: Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Gửi bài gửi bởi begauhn »

Câu hỏi của bạn khá thú vị .
Sẽ có muồn vàn lý do tại sao , ví dụ cái A hình thành từ giờ sinh , vì sao hình thành từ giờ sinh ? Chứ ko phải tháng hay năm . Nó giống như tại sao ng ta thắc mắc con gà có trc hay quả trứng có trc .

Gạt phần công thức đi , ta nhìn vào 1 thực tế khác của cục , điều này do chính bản thân trải nghiệm , ko dám nói đúng hay sai .
Mình Lộ bàng thổ , mộc tam cục . Nó mô phỏng điều gì . Chính là bối cảnh kiếp trc .
Kiếp gần nhất của mình Đó là thời chống Pháp , khi giặc bắt cha mẹ , mình và đứa em gái chạy trốn , và đói khát chết dọc đường , khi ây 13t , đứa em 8t , khung cảnh khi ấy là đất đường đi mênh mông trải dài , 2 bên thưa thớt cây xanh , xét ra là lộ bàng thổ và mộc tam cục cũng có cơ sở . Vì nếu nói mình ko tin những j bản thân mình thấy thì ko phải , thực tế mình tin , dù để lý giải thì ko dễ .
Khi hữu duyên nhìn ra bối cảnh kiếp trc của anh trai và mẹ , thì cũng có sự đồng nhất giữa cục và ngũ hành mệnh trong tử vi .
3 lần thì hơi ít để khẳng định điều gì đó , nhưng với cá nhân mình , mệnh là bối cảnh lớn , cục là bối cảnh nhỏ trong chính khung cảnh đời trc khi ta mất .
Được cảm ơn bởi: kimhoai, Tudotutronghanhphuc, NgoMinhTri
Đầu trang

dung1
Lục đẳng
Lục đẳng
Bài viết: 4387
Tham gia: 12:53, 27/02/10

TL: Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Gửi bài gửi bởi dung1 »

https://kilopad.com/Ton-giao-Tu-tuong-c ... -7-lap-cuc các Bạn tham khảo bài viết này xem sao.
Được cảm ơn bởi: kimhoai, Tudotutronghanhphuc
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Đan Trì
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1853
Tham gia: 13:12, 30/10/14

TL: Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Gửi bài gửi bởi Đan Trì »

Cục 1.png
Cục 1.png (61.64 KiB) Đã xem 1072 lần
Cục 2.png
Cục 2.png (201.72 KiB) Đã xem 1072 lần
Cục 3.png
Cục 3.png (128.06 KiB) Đã xem 1072 lần
Cục 4.png
Cục 4.png (143.66 KiB) Đã xem 1072 lần
Cục 5.png
Cục 5.png (159.72 KiB) Đã xem 1072 lần
Cục 6.png
Cục 6.png (159.63 KiB) Đã xem 1072 lần
Cục 7.png
Cục 7.png (160.62 KiB) Đã xem 1072 lần
Nguồn: Quách Ngọc Bội.
Được cảm ơn bởi: Tudotutronghanhphuc
Đầu trang

kimhoai
Tứ đẳng
Tứ đẳng
Bài viết: 855
Tham gia: 14:19, 22/12/18

TL: Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Gửi bài gửi bởi kimhoai »

dung1 đã viết: 15:17, 01/04/23 https://kilopad.com/Ton-giao-Tu-tuong-c ... -7-lap-cuc các Bạn tham khảo bài viết này xem sao.
Không có giá trị gì :-w
Đan Trì đã viết: 19:54, 01/04/23 Nguồn: Quách Ngọc Bội.
Bài của Quách Ngọc Bội có vẻ lấy từ sách của tác giả China suy luận từ "Thất chính tứ dư"

Hình đầu tiên là thứ tự của thất chính trên bầu trời có phần nào giống với chiêm tinh "Vệ Đà". Thêm vào vận hành cách 3 để suy ra độ số cục có phần gượng ép

Còn mấy hình sau thật ra vị trí của sao Tử Vi theo các cục khác nhau có trong các bài thơ an sao tử vi trong sách "Thập Bát Phi Tinh"

Mối tương quan giữa hình trên và các hình dưới thì không thấy đề cập. Nói chung cũng là những kiến thức cơ bản, phân mảnh, không giải thích được gốc rễ.

Sau khi nghiên cứu Vệ Đà một thời gian, và có cơ duyên đến Ấn độ tìm hiểu về chiêm tinh Vệ Đà rồi liên hệ với tử vi, mình tìm đc một số manh mối, nhưng có nhiều điểm vẫn không thông. Nay chia sẻ ở đây mong có người có thể từ đây phát huy ra sâu hơn.

1/ Tử Vi và Vệ Đà có rất nhiều điểm rất giống nhau, có thể nói đều là kết quả của những phép chiêm thực tinh mà ra. Khác nhau ở chỗ Tử vi dùng phi tinh kết hợp với thuyết ngũ hành, dịch lý để mô tả thực tinh, còn Vệ Đà dùng thuần thực tinh.

2/ Cả 2 đều dùng hệ thống đại vận 120 năm. Tử vi chia đều thành 10 năm/1 đại vận, mỗi đại vận được cai quản bởi 1 cung hoàng đạo (12 cung địa bàn, trong khi trong Vệ Đà thì đại vận được cải quản bởi thất chính + 2), chủ của cung hoàng đạo xác định bởi nạp âm của cung hoàng đạo đó (nạp âm của 12 tháng trong năm). Nạp âm thuộc hành nào thì cung hoàng đạo đó sẽ thuộc về hành ấy, do hành ấy cai quản. khởi đại vận đầu tiên tại cung mệnh. Tử vi luôn lấy mệnh cung làm gốc, lấy hành của cung an mệnh để bày ra "bố cục" gọi tắt là "cục" (cục trong bố cục, cục diện) của lá số, khởi đại vận 1 bắt đầu từ số của "Cục". Quan trọng đây: Số của "cục" thật ra chẳng phải thứ tự thất chính hay ngũ tinh gì cả, nó là số của ngày trong tháng nạp âm tại cung mệnh mà sao tử vi đi vào cung khởi đầu của cả lá số (cung Dần).

- Nạp âm hành thuỷ: Ngày mùng 2, Tử vi tới cung Dần --> Thuỷ nhị cục
- Nạp âm hành Mộc: Ngày mồng 3, Tử vi tới cung Dần --> Mộc tam cục
- Nạp âm hành Kim: Ngày mồng 4, Tử vi tới cung Dần --> Kim tứ cục
- Nạp âm hành Thổ: Ngày mồng 5, Tử vi tới cung Dần --> Thổ ngũ cục
- Nạp âm hành Hoả: Ngày mồng 6, Tử vi tới cung Dần --> Hoả lục cục

--> Bế tắc đây: Trong Vệ Đà sử dụng vị trí của mặt trăng theo nhị thập bát tú và 12 cung hoàng đạo (28 chòm sao trong 12 cung; hiện tại người ta chuộng 27 hơn), tại thời điểm sinh để xác định số khởi đầu đại vận. Trong tử vi dùng vị trí sao Tử Vi khi nó đi vào cung Dần. Điều đáng nói là không biết Tử Vi đại biểu cho cái gì ? Là Nhật, Nguyệt hay ngũ tinh, hay nó chỉ là 2 Nghi Âm-Dương trong dịch số ?

Mình nghiêng về cái cuối cùng hơn. Tử vi là sự vận hành của 2 nghi Âm - Dương theo dịch lý của từng hành. Các bài thơ an sao tử vi trong "Thập Bát Phi Tinh" viết như sau: Lưu ý số chẵn là số âm, số lẻ là số dương theo dịch

- Nạp âm hành kim:
Tử vi kim cung tứ tuế hành (tử vi cung kim, 4 tuổi thì bắt đầu)
Sơ nhất tầm trư sơ nhị long (Nghi dương đầu tiên, tức ngày mùng 1 khởi từ cung hợi, Nghi âm đầu tiên tức ngày mùng 2 khởi tại cung thìn)
Thuận tiến nhị bộ, nghịch thoái nhất (Đi thuận thì tiến lên 2 bước mỗi ngày, đi nghịch thì lùi lại 1 bước mỗi ngày)
Tiên âm, hậu dương thị kỳ cung (đối với nghi dương đi thuận, ngày mùng 1 khởi từ cung hợi ngày mùng 3 tiến 2 bước tới cung sửu, ngày mùng 5 lùi 1 cung là về cung tý, mùng 7 tới dần, mùng 9 về sửu...).
Duy hữu sơ nhị thìn thượng khởi (tuy nhiên đối với nghi âm, ngày mùng 2 bắt đầu tại cung thìn )
Thoái tam, tiến tứ nghịch hành tung (2 ngày đi 3 cung ngược, lùi 3, tiến 4: mùng 4 tới cung Dần, mùng 6 tới tỵ, mùng 8 tới mão, mùng 10 tới ngọ, 12 tới thìn...)

Tương tự cho các hành khác: Thuỷ khởi mùng 1 tại Sửu, Mùng 2 tại Dần...

- Về quy tắc âm dương thì dễ hiểu, thái cực sinh lưỡng nghi: Nghi âm luôn sinh tại cung dương, nghi dương luôn sinh tại cung âm.

- Điều không lý giải được là tại sao:

Nghi dương hành kim lại sinh tại hợi, nghi âm sinh tại thìn
Nghi dương hành hoả sinh tại dậu, nghi âm sinh tại ngọ

Và các hành khác nữa, cùng với quy tắc vận hành như biểu đồ cụ thể của Quách Ngọc Bội là mô tả nguyên lý gì ?. Có lẽ cần kiến thức sâu hơn về dịch lý. Rất mong các bác được chân truyền giải thích về vấn đề này.

Xin cảm ơn !
Được cảm ơn bởi: LadyR, Tudotutronghanhphuc
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
Đan Trì
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1853
Tham gia: 13:12, 30/10/14

TL: Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Gửi bài gửi bởi Đan Trì »

Thiên Văn nghĩa là Văn của Trời, cổ nhân xem ở trên trời thấy Ngũ Tinh cùng Nhật Nguyệt vận hành (nên mới gọi là Hành Tinh) ngang qua bầu trời nên lấy đường đi của chúng làm các Vĩ Tuyến (do đó Ngũ Tinh còn được gọi là Ngũ Vĩ), lại thấy có những Sao và những chòm sao khác lại cố định (nên mới gọi là Định Tinh) trong đó Nhị Thập Bát Tú là 28 chòm sao (Tú) dễ nhận biết nhất nên dùng vị trí của chúng để làm các Kinh Tuyến (do đó 28 Tú còn được gọi là Kinh Tinh). Vĩ tuyến và Kinh tuyến giao với nhau đan chéo vào nhau nên gọi là Văn, cái chữ Thiên Văn ý nghĩa là như vậy. Giao điểm của chúng có tọa độ rõ ràng do các Hành Tinh vận chuyển có độ số của nó và các Kinh Tinh cũng có độ số theo các cung độ của nó.

Vào các môn thuật số, Thất Chính Tứ Dư đến từ Ấn Độ du nhập tới Trung Quốc liền được người Hán tiếp nhận và phát triển mạnh mẽ khi kết hợp với hệ thống Ngũ Tinh Chiêm của họ, vào thời nhà Đường thì nhà sư Nhất Hành (tên tục là Trương Trục) đem truyền cho các tăng nhân và đạo sĩ cũng như các thiên văn gia khác, cho nên môn này mới sinh ra mấy phái là Cầm Đường phái (chuyên chú đến Nạp Âm, do họ giỏi về nhạc lý), Tinh Tông phái (do Trương Quả Lão lập ra nên còn gọi là Quả Lão Tinh Tông) và Gia Luật phái (là dòng họ Gia Luật thuộc hoàng tộc của nước Đại Liêu).

Như nguyên lý lập Mệnh của môn Thất Chính Tứ Dư thì Nguyên lý thì căn cứ vào độ số của Thái Dương tại các chòm sao (Nhị Thập Bát Tú), tính theo tháng Tiết Khí, mỗi ngày Thái Dương đi được 1 độ. Từ vị trí Thái Dương tính bằng giờ sẽ suy ra được vị trí thiên văn của Mặt Trời tác động lên Địa Cầu vào giờ đương số sinh ra. Thí dụ, người sinh vào ngày Lập Xuân, giờ Ngọ. Khởi tại Tú Hư với độ số = 1 độ. Tú Hư (có Cầm Tinh là con chuột) thuộc cung Tý (hãy đọc lại phần nói về Nhị Thập Bát Tú và 12 Cung ở chương Thiên Văn). Vậy tại cung Tý hô Ngọ, thuận chuyển sang cung Sửu hô Mùi, cung Dần hô Thân,... cung Dậu hô Mão (ngừng lại). An Mệnh tại cung Dậu.
Tinh hệ của môn Thất Chính Tứ Dư ban đầu thì hầu hết đều là các thực tinh, tức là tính toán theo các sao có thật trên bầu trời như Nhật Nguyệt và Ngũ Tinh (Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ), cùng 4 Hư Tinh là La Hầu, Kế Đô (hiện tượng Thiên Văn của chúng là giao điểm của Bạch Đạo và Hoàng Đạo, nơi xảy ra Nhật Nguyệt thực) Nguyệt Bột, Tử Khí (sao chổi và sao băng). Mãi về sau này mới đưa thêm các Thần Sát là các Hư Tinh vào.

Sau này môn Thập Bát Phi Tinh (Phi Tinh tức là giả tinh, sao không có thực) cải tiến phương thức an Mệnh, bỏ không dùng độ số căn cứ theo 28 Tú nữa, thế bằng sao Thiên Trượng (một giả tinh là hóa thân của cái gậy đo bóng nắng). Nhưng vẫn giữ nguyên tắc lấy tháng 1 theo Tiết Khí nông lịch = từ ngày Lập Xuân tới ngay trước ngày Kinh Chập, và khởi Thiên Trượng tại cung Tý đi nghịch đến tháng sinh mà an sao (bản chất vẫn giống như 28 Tú đi nghịch, Lập Xuân tại Tú Hư 1 độ, nhưng phép dùng Thiên Trượng tính tương đối hơn). Khi an Thiên Trượng tại cung nào thì lại từ cung ấy hô tên Địa Chi giờ sinh, đếm thuận tới Địa Chi Mão thì dừng lại an Mệnh cung.

Tinh hệ của môn Thập Bát Phi Tinh có Tử Vi + 18 sao khác, phân ra làm 12 chính tinh (Tử Vi, Thiên Lộc, Thiên Phúc, Văn Xương, Quán Sách, Thiên Khố, Hồng Loan, Thiên Không, Thiên Thọ, Thiên Ấn, Thiên Quý, Thiên Hư) và 7 phụ tinh (Thiên Trượng, Thiên Dị, Mao Đầu, Thiên Nhận, Thiên Hình, Thiên Dao, Thiên Khốc).

Chúng ta liền nhận thấy rằng các môn này đều căn cứ vào độ số của Mặt Trời để mà lập Mệnh, căn cứ vào Ngũ Tinh và Nhị Thập Bát Tú để mà sử dụng làm các sao để tính toán ảnh hưởng của chúng đối với con người trên địa cầu. Mặc dù biến thể sau này từ các Thực Tinh thành ra các Hư Tinh, nhưng đều có căn cứ chặt chẽ vào các hiện tượng Thiên Văn cùng những tính toán thời gian theo Lịch Pháp, chứ không phải là bịa vu vơ ra các sao lung tung mà dùng.

Sau nữa, đến cuối thời nhà Đường, đầu thời nhà Tống, cái ông sáng tạo ra môn Tử Vi Đẩu Số (ta cứ tạm công nhận đó là ông Trần Đoàn đi) mới tiến hành cải cách một lần nữa. Lần này hoàn toàn sử dụng các Hư Tinh, ông ấy căn cứ theo nội dung chính của thuyết Cái Thiên trong Thiên Văn Học là trời tròn đất vuông, là xem một nửa để suy ra toàn bộ (vì phái Cái Thiên coi vòm trời là nửa hình cầu, ban ngày là nửa Nam còn ban đêm là nửa Bắc) mà đem Thất Chính phối hợp với Nhị Thập Bát Tú, lấy một nửa của nó là con số 14 để tạo ra các Chính Tinh trong môn Tử Vi Đẩu Số. Hiện tượng Thiên Văn của mỗi Chính Tinh trong 14 Chính Tinh đó chính là là giao điểm của Thất Chính (theo Vĩ tuyến) với Nhị Thập Bát Tú (theo Kinh tuyến).

Phương pháp lập Mệnh của môn Tử Vi Đẩu Số, mặc dù không cần chú trọng đến Tiết Khí nữa, nhưng thực chất thì vẫn có dùng đến nó, bởi vì Tiết Khí vốn đã được bao hàm ở trong Lịch Pháp Âm Dương rồi. Xét về bản chất thì cung Mệnh của môn Tử Vi vẫn cứ là vị trí tương ứng với Mặt Trời như tôi đã từng trình bày ở đầu topic này, và nó cũng chính là kế thừa phương pháp lập Mệnh căn cứ vào Mặt Trời của Thất Chính Tứ Dư và Thập Bát Phi Tinh. Nhưng mà môn Tử Vi Đẩu Số có cái đặc biệt là chú trọng đến ảnh hưởng của Mặt Trăng, cho nên mới dùng số ngày để tính toán, mà Số của ngày trong tháng lại chính là đến từ điểm Sóc (ngày mồng 1), vì sự vận hành của Mặt Trăng (27.3 ngày 1 vòng quanh Địa Cầu, 29.5 ngày 1 Tuần Trăng Sóc Vọng) có mối quan hệ gần gũi với vị trí của Nhị Thập Bát Tú (xem lại phần nói về Nhị Thập Bát Tú).

Bởi vậy mà trong Tử Vi Kinh mới chép là Trần Đoàn lão tổ thưa với Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận rằng: môn Tử Vi đã có từ lâu rồi, thần chỉ là người san định lại mà thôi, môn này kết hợp từ các môn Thiên Văn, Lịch Pháp, Ngũ Hành, Dịch Học, Hình Tượng, Tạp Chiêm,..

Sách "Thái Ất Tinh Kinh" viết:
Ngũ tinh chi thứ tự, thổ mộc hỏa kim thủy, tự trung ương hỏa khởi, nghịch số tam, lịch hỏa thổ kim mộc thủy nhi vô cùng, cố hỏa nhất thổ nhị kim tam mộc tứ thủy ngũ, dĩ thất khứ chi, hỏa lục thổ ngũ kim tứ mộc tam thủy nhị, cố hỏa hàm thổ, thổ hàm kim, kim hàm mộc, mộc hàm thủy, tử phủ thụ khí nhi phát, xuất thân nhập dần, dĩ thành hóa dục chi công hĩ.
=
Thứ tự của Ngũ Tinh, Thổ - Mộc - Hỏa - Kim - Thủy, từ chính giữa là Hỏa mà khởi, đếm nghịch số 3, trải qua sẽ là Hỏa -> Thổ -> Kim -> Mộc -> Thủy ... cứ thế đến vô cùng. Cho nên Hỏa 1, Thổ 2, Kim 3, Mộc 4, Thủy 5. Lấy 7 mà trừ đi sẽ được Hỏa 6, Thổ 5, Kim 4, Mộc 3, Thủy 2. Cho nên Hỏa hàm Thổ, Thổ hàm Kim, Kim hàm Mộc, Mộc hàm Thủy, Tử Phủ thụ nhận khí mà phát sinh, xuất ra ở Thân nhập vào ở Dần, mà thành cái công sinh hóa dưỡng dục vậy.

Dùng 7 để trừ là vì đó là số của Thất Chính (Nhật Nguyệt + Ngũ Tinh).
Hoàn toàn là con số Toán học từ góc độ Thiên Văn.
Mục đích là tính con số tương ứng với thời điểm Tháng-Giờ sinh của người ta thì Mặt Trăng đang đi tới triền cung của Tú nào trong 28 Tú.
Sau đó đem phối Số của Ngày vào để xem tọa độ của Ngũ Tinh (Thất Chính) giao với 28 Tú tại các cung độ nào. Đó chính là an 14 Chính Tinh.
Được cảm ơn bởi: dung1, LadyR, Tudotutronghanhphuc, NgoMinhTri
Đầu trang

Answer
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1031
Tham gia: 04:06, 29/11/17

TL: Lâu lâu lên hỏi 1 câu xàm xàm: Cục trong tử vi là cái gì ?

Gửi bài gửi bởi Answer »

kimhoai đã viết: 12:39, 01/04/23
Answer đã viết: 12:27, 01/04/23 Về cục số mình nghiên cứu và lược ngộ ra một vài tâm đắc, trong đó kết luận quan trọng nhất giản lược là : cục số trong mệnh bàn Tử Vi thể hiện cho sự vận hành của số Lạc Thư.
Bác nói kỹ hơn đc không, cục vận hành như thế nào theo lạc thư ? Mình cũng từng lôi hà đồ lạc thư vào nhưng hoàn toàn không tìm đc sự liên quan. Nếu theo hà lạc, độ số phải là 1-5. Không thể là 2-6 đc.
Nhiều topic về ngũ hành cục đã được mở và thảo luận ở các diễn đàn rồi bạn. Ngũ tinh nhập cung kinh vĩ, hợp sách tính Hà Đồ chi số thiên tam địa tứ ( tam tứ hợp số là bảy ), ngũ hành cục số được sinh ra. Bạn đang nhầm giữa ngũ hành Hà Đồ và ngũ hành cục số đấy. Nên mới ghép độ số ngũ hành Hà Đồ như thủy 16, hỏa 27 mộc 38 Kim 49 với ngũ hành cục số thủy 2, hỏa 6, mộc 3, kim 4.

Đan Trì post ảnh mô tả rồi đấy đúng chứ không sai đâu. Con số 7 giải thích là ngũ tinh + nhật nguyệt đúng. Giải thích theo Hà Đồ đều đúng. Vì Hà Đồ chỉ thiên tượng ( hiện tượng thiên văn ), bắc đẩu thất tinh, tứ quý ( bốn mùa ).

Năm 2014, Quốc Vụ Viện CHDCND Trung Hoa chính thức phê chuẩn Hà Đồ Lạc Thư là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Hai bức đồ này, công bố chính là vũ trụ, thời không, thiên địa nhân, quy luật vận chuyển vạn vật. Từ cơ sở pháp lý này, ta có nhận định ban đầu là cục số trên mệnh bàn Tử Vi vận hành theo Lạc Thư. Cụ thể vận hành tinh tế ra sao thì cần bắt tay nghiên cứu và một vài kết quả dần hiện ra.
Đầu trang

Trả lời bài viết