Mỗi ngày Dịch một tý

Các bài viết học thuật về dịch lý, thái ất, kỳ môn...
Hình đại diện của thành viên
vo_danh_00
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6289
Tham gia: 10:12, 03/05/10
Đến từ: nam định

TL: Mỗi ngày Dịch một tý

Gửi bài gửi bởi vo_danh_00 »

trong chương này còn có một vài khái niệm được làm rõ mà ta nên biết :)
Dã Hạc nói: Xưa kia tôi có lấy toàn đồ này mà gửi cho 1 người bằng hữu, lúc đi ra cầu sĩ (làm quan).

- Người bằng hữu hỏi: Tôi không biết ngũ hành, làm sao mà đoán quẻ được?

- Tôi trả lời: Trước học chấm quẻ. Khi đặng quẻ rồi, coi là quẻ gì, rồi tìm quẻ ấy trong toàn đồ, chiếu theo đó mà viết ra, nào là Thế Ứng, nào là Ngũ Hành, nào là Lục Thân. Không cần đọc sách quẻ, tức là không biết lý ngũ hành sinh khắc, vẫn đoán được bốn việc lớn. Không kể gì trong quẻ có động, cùng là không có động, cứ chiếu theo toàn đồ, và chỉ coi hào thế mà thôi.

4 VIỆC LỚN:
1. Chiếm Phòng Ngừa Ưu Hoạn: Nếu đặng Tử Tôn trì Thế, không có gì lo. Đặng Quan Quỷ trì Thế, ưu nghi khó giải; phải để ý phòng ngừa.
2. Chiếm Công Danh: Nếu đặng Quan Quỷ trì Thế, thì hứa sẽ nên danh. Đặng Tử Tôn trì Thế, thì phải chờ thời.
3. Chiếm cầu Tài: Thê Tài trì Thế chắc sẽ đặng. Huynh Đệ trì Thế thì khó cầu.
4. Chiếm Tật Bệnh: Nếu đặng quẻ lục xung, bệnh mới đau, không uống thuốc mà mạnh. Còn bệnh đau lâu, thần tiên cũng khó cứu.

- Người bằng hữu hỏi: Sao là Tử Tôn trì Thế?

- Tôi trả lời: Tử Tôn và chữ Thế đồng ở chung một hào, tức là Tử Tôn trì Thế. Nếu gặp Quan Quỷ và chữ Thế đồng ở chung một hào, tức là Quan Quỷ trì Thế. Kỳ dư Huynh Đệ, Thê Tài trì Thế, thì cũng đồng như nói trên.

Phải biết sao gọi là quẻ lục xung. Trong mỗi cung những quẻ đầu là: Kiền Vi Thiên, Đoài Vi Trạch, Ly Vi Hỏa, Chấn Vi Lôi, Tốn Vi Phong, Khảm Vi Thuỷ, Cấn Vi Sơn, Khôn Vi Địa, đều là quẻ lục xung cả. Thêm quẻ Thiên Lôi Vô Vọng, Lôi Thiên Đại Tráng, cũng là quẻ lục xung. Tổng cộng là 10 quẻ, còn lại thì không phải.

- Hỏi: Quẻ này là quẻ Kiền Vi Thiên, trong đó Ngọ Hỏa là Quan Tinh. Sao mà tháng Ngọ, ngày Ngọ, chiếm quẻ cũng lấy Ngọ Hỏa làm Quan Tinh?

- Trả lời: Bất luận chiếm được quẻ nào, nếu trong quẻ lấy Tỵ Ngọ Hỏa làm Quan Tinh, mà chiếm quẻ lại nhằm ngày tháng Tỵ Ngọ, thì tháng hay là ngày đó cũng là Quan Tinh. Nếu trong quẻ, lấy Tỵ Ngọ làm Tài Tinh,, thì ngày tháng Tỵ Ngọ cũng là Tài Tinh. Kỳ dư, cứ vậy mà suy.
và đây là một ví dụ làm cho người mới thấy dễ hiểu
Bát cung toàn Đồ ở phía trước đều là tịnh hào. Những quẻ nên có động, động thì phải biến. Thiên sau, tuy có chương động biến, e người không rõ. Đây xin vẽ ra một quẻ biến làm kiểu. Phải xem cho kỹ. Quẻ có vòng tròn 0. Biến ra vòng tròn làm "trùng", trùng là Dương, Dương động biến Âm. Quẻ có dấu tréo X. Biến ra dấu tréo làm "giao", giao là Âm, Âm động biến Dương.

Như chiếm đặng quẻ Trạch Thiên Quải, biến ra quẻ Thiên Phong Cấu:

Trạch Thiên Quải ---------> Thiên Phong Cấu

- - Huynh Đệ Mùi ThổX---Huynh Đệ Tuất Thổ
--- Tử Tôn Dậu Kim ---
--- Hợi Thuỷ Thê Tài ---
--- Huynh Đệ Thìn Thổ ---
--- Quan Quỷ Dần Mộc ---
--- Thê Tài Tí Thuỷ0- - Huynh Đệ Sửu Thổ

Trong quẻ này, Trạch ở trên (là ngoại quái), Thiên ở dưới (là nội quái), tức là quẻ Trạch Thiên Quải. Hãy kiếm quẻ này trong toàn Đồ (phía trước), chiếu theo đó mà trang ra Thế Ứng, Ngũ Hành, Lục Thân, rồi sau coi động hào.

Ba hào trên là quẻ Đoài, hào thứ sáu là giao động. Dấu tréo X (hai vạch ngắn) biến ra một vạch dài. Ấy là quẻ Đoài biến ra quẻ Càn, Càn vi Thiên.

Ba hào dưới là quẻ Càn, hào đầu là trùng động. Vòng tròn 0 biến ra hai vạch ngắn, ấy là quẻ Càn biến ra quẻ Tốn, Tốn vi Phong.

Thiên ở trên, Phong ở dưới, tức là quẻ Thiên Phong Cấu. Vì hào đầu, sửu Thổ trong quẻ Cấu, đối chiếu với hào đầu phát động trong quẻ trước là Tí Thuỷ, nên gọi là Tí Thuỷ biến ra Sửu Thổ. Vì hào thứ 6 Tuất Thổ ở trong quẻ Cấu, đối chiếu với với hào thứ 6 phát động trong quẻ trước là Mùi Thổ, nên gọi Mùi Thổ biến ra Tuất Thổ. Còn các hào khác không động, thì chẳng cần viết ra.

- Theo lục Thân,trong quẻ Cấu: Sửu Thổ, Tuất Thổ nguyên là Phụ Mẫu, nay đều viết là Huynh Đệ tại sao?


THIÊN PHONG CẤU
--- Phụ Mẫu Tuất Thổ
--- Huynh Đệ Thân Kim
--- Quan Quỷ Ngọ Hỏa (Ứng)
--- Huynh Đệ Dậu Kim
--- Tử Tôn Hợi Thuỷ
- - Phụ Mẫu Sữu Thổ(Thế)

- Về lục Thân, phải chiếu theo quẻ trước mà định. Quẻ trước là Trạch Thiên Quải, Thổ làm Huynh Đệ, cho nên hai Thổ Sửu Tuất ở trong quẻ mới biến ra cũng phải để là Huynh Đệ. Các hào khác động biến ra cũng theo đó mà suy. Tất cả các quẻ khác, cứ vậy mà suy.

(Ghi chú: Trường hợp quẻ trước là nội hay ngoại quái là Càn, mà trong quẻ biến ra không có lục Thân, ví như Thiên Phong Cấu có hào nào đó động biến ra hào có lục Thân là Dần hay Mão Mộc, tức là trong quẻ Cấu không có. Không biết lục Thân là gì thì có thể tìm xem quẻ Cấu thuộc cung gì? Quẻ Cấu thuộc cung Càn, nó là 1 trong 8 quẻ của cung Càn nên có thể tra ngay lục Thân trong quẻ Bát Thuần Càn xem Dần Mão Mộc lục Thân là gì. Ta sẽ thấy đó là Tử Tôn Dần Mộc. Nếu là hào Mão Mộc cũng là Tử Tôn. Các quẻ và các trường hợp khác cũng theo đây mà suy xét, truy tìm về quẻ Chính Bát Thuần sẽ có lục Thân.
Được cảm ơn bởi: 1100, ngocthaotien3012
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
vo_danh_00
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6289
Tham gia: 10:12, 03/05/10
Đến từ: nam định

TL: Mỗi ngày Dịch một tý

Gửi bài gửi bởi vo_danh_00 »

xin nói về lục thân ca trước, đây là ca quyết tìm lục thân trong quẻ, nó dựa vào ngũ hành sinh khắc mà ta đã biết sơ qua trong phần bát quái toàn đồ ở trên:

5. Lục Thân Ca

Càn Đoài: Kim Huynh, Thổ Phụ truyền, Mộc Tài, Hỏa Quỷ, Thuỷ Tử nhiên
(Càn Đoài cung, theo Bát Quái đều thuộc Kim)
Khảm: Thuỷ Huynh, Hỏa vi Tài, Thổ Quỷ, Kim Phụ, Mộc Tử lai
Khôn Cấn: Thổ Huynh, Hỏa vi Phụ, Mộc Quỷ, Thuỷ Tài, Kim Tử lộ
(Khôn Cấn cung, theo Bát Quái đều thuộc Thổ)
Ly: Hỏa Huynh, Thuỷ vi Quỷ, Thổ Tử, Mộc Phụ, Kim Tài trợ
Chấn Tốn: Mộc Huynh, Thuỷ Phụ Mẫu, Kim Quỹ, Hỏa Tử, Tài thị Thổ
(Chấn Tốn cung, theo Bát Quái đều thuộc Mộc)
Thuộc ca quyết này ta có thể tự trang lục thân trong quẻ mà không cần nhìn vào toàn đồ B-)
Được cảm ơn bởi: 1100
Đầu trang

md5
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 54
Tham gia: 19:04, 03/09/11

TL: Mỗi ngày Dịch một tý

Gửi bài gửi bởi md5 »

em xin cảm ơn anh vợ đánh rất nhiều. ạ
Đầu trang

md5
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 54
Tham gia: 19:04, 03/09/11

TL: Mỗi ngày Dịch một tý

Gửi bài gửi bởi md5 »

chúng ta vô đây học dịch với anh vợ đánh, cùng nhau trao đổi bàn luận
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
vo_danh_00
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6289
Tham gia: 10:12, 03/05/10
Đến từ: nam định

TL: Mỗi ngày Dịch một tý

Gửi bài gửi bởi vo_danh_00 »

xin tiếp phần thế và ứng, phần này không cần giải thích gì thêm trong tăng san đã đầy đủ ý nghĩa:
6. Thế Ứng

Càn vi Thiên: Thế tại hào 6
Thiên Phong Cấu: --- 1
Thiên Sơn Độn: --- 2
Thiên Địa Bỉ: --- 3
Phong Địa Quan: --- 4
Sơn Địa Bác: --- ; 5
Hỏa Địa Tấn: --- ; 4 (Du Hồn)
Hỏa Thiên Đại Hữu: --- 3 (Quy Hồn)

Cách với hào Thế 2 ngôi, tức là hào Ứng; kỳ dư các quẻ khác có thể từ đó mà suy ra.

Sau đây tôi cần phải thuyết minh rõ nguồn gốc ở đâu mà Thánh Nhân đã lập ra được Thế Ứng cho các quẻ. Và vì sao có quẻ Du Hồn, và Quy Hồn
Tất cả các Quẻ Thuần của tám Quẻ là Quẻ Kép của quẻ đơn Bát Quái chồng lên mà có. Tất cả 64 quẻ có Thế Ứng đều từ 8 Quẻ Thuần tuần tự biến ra. Và các cặp Thế Ứng là sự hòa hợp Âm Dương của Hào Vị mà có từng cặp như (1-4) (2-5) (3-6). Tại sao vậy? Vì Hào Vị được lập ra từ nguyên lý Cơ Ngẫu, tức là do số chẳn lẻ mà có. Tỷ như trong một quẻ có 6 Hào từ dưới đếm lên: 1,2,3,4,5,6

Hào: 1, 3, 5 là số lẻ nên là Dương Hào
Hào: 2, 4, 6 là số chẳn nên là Âm Hào

Nhưng tại sao có các cặp hợp như (1-4), (2-5), (3-6)? Chắc có bạn sẽ cho rằng vì do Dương và Âm hợp, nên có sự hợp như thế! Nói vậy thì chỉ đúng 1 phần, bởi nếu thế thì, tại sao 1 không hợp với 6, 3 không hợp với 4??? Sở Dĩ có sự hợp thành cặp Thế Ứng là vì:

- Hào 1 là Dương thuộc hào đầu của quẻ Nội, 4 là Hào Âm thuộc hào đầu của quẻ Ngoại (phải có đủ Âm Dương, Nội Ngoại, và hợp Hào Vị mới chính đáng hòa hợp sinh thành được). Dịch Đạo có câu: "một Âm, một Dương là Đạo của Trời Đất", "độc Dương không thể sinh, độc Âm cũng không thể thành". Quẻ Bát Thuần là Quẻ Kép chồng lên nhau mà có. Quẻ Thượng hay quẻ Ngoại gọi là Dương vì tượng của Trời nên ở trên; Quẻ Nội gọi là Âm vì tượng của Đất nên ở dưới. Do đó các cặp Thế Ứng phải có đủ Âm Dương, Nội Ngoại Quái, Trời Đất, và hào vị mới hòa hợp được. (Hầu như chưa có sách nào giải thích điều này, nhưng nếu ta Thấy và Hiểu được Ý Thánh Nhân thì không gì không rõ ràng cả). Cũng từ cái Lý thiên nhiên trời trên đất dưới, trời có trước đất có sau mà Thánh Nhân mới vạch quẻ từ dưới lên theo tuần tự từ thấp lên cao, vì bất cứ Sự Vật nào cũng có quá trình từ dưới thăng tiến lên, rồi đến cực mới giáng xuống theo hậu thiên. Hơn nữa, người học theo Đạo Trời Đất nên phải theo ĐỊNH LUẬT tự nhiên. Vạch từ dưới lên là theo Hậu Thiên mà lập vì có hào thì thành tượng. Trường hợp lập quẻ theo Tiên Thiên thì sẽ diễn từ số mà ra, vì số có trước sau mới thành tượng. Một khi lập quẻ từ các con số, thì phải lập quẻ thượng (ngoại quái) trước, sau mới lập quẻ hạ (nội quái), tức là từ trên xuống.

Trên là nói sơ qua Nguyên Lý do đâu mà có các cặp Thế Ứng, dưới đây là nói về Nguyên Lý vì sao có Thế Ứng của 64 quẻ và Tổ Bói Dịch Lý Thuần Phong dựa vào đâu mà lập thành.

Thí Dụ: Quẻ Thuần Càn

6. ----- Thế
5. -----
4. -----
3. ----- Ứng
2. -----
1. -----

Như đã nói ở trên, vạch quẻ theo Bốc Phệ thì vạch từ dưới lên. Từ dưới vạch lên đến Hào 6 là vừa đủ một Quẻ Kép Càn chồng lên Càn. Đến đó là Cực và đó cũng là hào vừa vạch (Động) cuối cùng nên mới lấy Thế ở đó. Thế chẳng gì khác hơn là hào vừa động mà có. Khi đã có Thế rồi thì lấy hào 3 làm Ứng, theo LÝ đã nói ở trên. Và tất cả các Quẻ Bát Thuần đều có hào Thế ở hào 6 vì Nguyên Lý vừa nêu.

Từ quẻ Bát Thuần Càn vừa vạch xong 6 Hào, là QUẺ CHỦ; nếu bây giờ có sự chuyển động thì hào Dương sẽ biến thành Âm, hoặc ngược lại Âm sẽ biến thành Dương. Vạch đến hào 6 rồi, phải trở xuống Hào 1 mà chuyển động ngay từ dưới. Hào 1 (sơ) Dương động thành Âm, nên thành quẻ Thiên Phong Cấu. (Xem tượng quẻ ở dưới)

6. -----
5. -----
4. ----- Ứng
3. -----
2. -----
1. -- -- Thế

Vì Hào một vừa động biến ra, nên quẻ Cấu Thế ở Hào 1 thì Ứng ở hào 4 theo LÝ đã nêu ở trên theo các cặp (1-4), (2-5), (3-6).

Hào 1 đổi rồi, đến động hào 2 thành quẻ Thiên Sơn Độn. (Xem tượng quẻ ở dưới)

6. -----
5. ----- Ứng
4. -----
3. -----
2. -- -- Thế
1. -- --

Hào 2 vừa động biến thành Quẻ Độn nên Thế ở hào 2 thì Ứng ở hào 5.

Giờ đến Hào 3 động thì thành quẻ Thiên Địa Bĩ. (Xem tượng ở dưới)

6. ----- Ứng
5. -----
4. -----
3. -- -- Thế
2. -- --
1. -- --

Hào 3 vừa động biến thành Quẻ Bĩ, nên Thế ở Hào 3 và Ứng ở Hào 6.

Đến hào 4 động thì thành quẻ Phong Địa Quan hoặc Quán. (Xem tượng ở dưới)

6. -----
5. -----
4. -- -- Thế
3. -- --
2. -- --
1. -- -- Ứng

Hào 4 vừa động biến ra quẻ Quán, nên Thế ở hào 4 thì Ứng ở hào 1.

Đến hào 5 động thì thành quẻ Sơn Địa Bác. (Xem tượng ở dưới)

6. -----
5. -- -- Thế
4. -- --
3. -- --
2. -- -- Ứng
1. -- --

Hào 5 vừa động thành quẻ Bác, nên Thế ở hào 5 thì Ứng ở hào 2.

Đến đây thay vì động hào 6 Thánh Nhân lại không làm vậy mà trở ngược xuống động hào 4 là cớ làm sao? Đó là vì, nếu cho động hào 6 nữa thì coi như 6 hào Dương đều động thành 6 Âm tức Thành quẻ Khôn mất, nên không thể cho động hào 6. Từ quẻ Bác vẫn còn nằm trong quẻ Càn, nay muốn giữ (Xác) của quẻ Càn phải mượn động hào 4 thành quẻ Hỏa Địa Tấn. Tuy Xác thì vẫn là quẻ Càn, nhưng Hồn thì không phải của quẻ Càn nữa vì tên quẻ không có chữ nào là Thiên (tượng của Càn) cả. Bởi mỗi quẻ chỉ có 6 hào biến 6 lần thì hết, nên quẻ Càn xuất qua quẻ Bác động hào 4 thành quẻ Hỏa Địa Tấn nên gọi là Du Hồn. Chỗ này hiếm người biết nguyên lý lắm! (Xem tượng quẻ ở dưới)

6. -----
5. -- --
4. ----- Thế
3. -- --
2. -- --
1. -- -- Ứng

Hào 4 vừa động thành quẻ Tấn nên Thế ở hào 4 thì Ứng ở hào 1.

Vừa biến xuống hào 4 xong, bây giờ phải động xuống hào 3, nhưng nếu động hào 3 thành quẻ Hỏa Sơn Lữ thì Hồn không trở về được Thể quẻ Càn. Do đó phải động hào 1, 2, 3, của quẻ Khôn ở dưới thành quẻ Càn mới quy về Hồn của quẻ Càn được, nên thành quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu. Cũng nhờ cách biến này mới Quy Hồn về Xác quẻ Càn mà gọi là quẻ Quy Hồn. Chỗ này cũng hiếm người biết nguyên lý lắm! (Xem tượng quẻ ở dưới)

6. ----- Ứng
5. -- --
4. -----
3. ----- Thế
2. -----
1. -----

Vì hào 3 là hào động cuối cùng nên Thế ở hào 3 thì Ứng ở hào 6.

Ghi chú: Chỉ có quẻ thứ 7 và quẻ thứ 8 của tám quẻ Bát Thuần mới gọi là Du Hồn và Quy Hôn thôi. Không phải Thế ở hào 4 hay hào 3 thì gọi là quẻ Du Hồn hoặc Quy Hồn.

Lấy Quẻ Càn Khôn làm viền mối trời đất, tất cả quẻ khác cũng đồng một Nguyên Lý biến (theo Càn Khôn) và Thế Ứng, Du Hồn Quy Hồn, bất di bất dịch. Đâu phải Thánh Nhân muốn làm gì thì làm, họ đều có Nguyên Lý cả. Nhưng chúng ta hiểu được hay không lại là chuyện khác.
Được cảm ơn bởi: 1100
Đầu trang

md5
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 54
Tham gia: 19:04, 03/09/11

TL: Mỗi ngày Dịch một tý

Gửi bài gửi bởi md5 »

tục ngư có câu, còn nước, còn tát.
trogn dịch học dụng thần hữu khí tuy không vượng tướng, nhưng nếu ta hành động quyết liệt có khoa học thì vẫn thành công đúng không anh vợ đánh?
Được cảm ơn bởi: vo_danh_00
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
vo_danh_00
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6289
Tham gia: 10:12, 03/05/10
Đến từ: nam định

TL: Mỗi ngày Dịch một tý

Gửi bài gửi bởi vo_danh_00 »

md5 đã viết:tục ngư có câu, còn nước, còn tát.
trogn dịch học dụng thần hữu khí tuy không vượng tướng, nhưng nếu ta hành động quyết liệt có khoa học thì vẫn thành công đúng không anh vợ đánh?
khà khà cứ từ từ, cái này còn phải xét động tĩnh sinh hợp mới nói được, nên bàn sau mới đầu đưa ra cái này nhiều người không hiểu :)
Được cảm ơn bởi: md5
Đầu trang

md5
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 54
Tham gia: 19:04, 03/09/11

TL: Mỗi ngày Dịch một tý

Gửi bài gửi bởi md5 »

anh có đầu bài nào không?
anh có bài tập cho em anh ơi
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
vo_danh_00
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6289
Tham gia: 10:12, 03/05/10
Đến từ: nam định

TL: Mỗi ngày Dịch một tý

Gửi bài gửi bởi vo_danh_00 »

chưa có bài tập bây giờ chỉ là hãy tự mình gieo quẻ bằng xu để nhận mặt âm dương, tự lập thành quẻ và gọi tên chúng :) ghi thế ứng vào và kiểm tra lại trong toàn đò xem đúng chưa thôi :) mai anh sẽ post tiếp bài ;)
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
vo_danh_00
Thất đẳng
Thất đẳng
Bài viết: 6289
Tham gia: 10:12, 03/05/10
Đến từ: nam định

TL: Mỗi ngày Dịch một tý

Gửi bài gửi bởi vo_danh_00 »

CHƯƠNG 4. Hỗn Thiên Giáp Tí
cái này đọc chả hiểu gì vì toàn từ cổ, nhưng riết mãi rồi cũng ngấm, nó là cách thức ta tra thập thiên can "giáp ất bính đinh mậu kỷ canh tân nhâm quý" và thập nhị địa chi" tý sửu dần mão thìn tỵ ngọ mùi thân dậu tuất hợi" vào trong bát quái, ta có cái đồ hình nạp giáp lập sẵn:
ĐỒ HÌNH NẠP GIÁP 12 CHI
CÀN ****** KHÔN **** CHẤN ****** TỐN
--- Nhâm Tuất - - Quý Dậu - - Canh Tuất --- Tân Mão
--- Nhâm Thân - - Quý Hợi - - Canh Thân --- Tân Tỵ
--- Nhâm Ngọ - - Quý Sửu --- Canh Ngọ - - Tân Mùi
--- Giáp Thìn - - Ất Mão - - Canh Thìn --- Tân Dậu
--- Giáp Dần - - Ất Tỵ - - Canh Dần --- Tân Hợi
--- Giáp Tí - - Ất Mùi --- Canh Tí - - Tân Sửu

KHẢM ***** LY ***** CẤN ****** ĐOÀI
- - Mậu Tí --- Kỷ Tỵ --- Bính Dần - - Đinh Mùi
--- Mậu Tuất - - Kỷ Mùi - - Bính Tí --- Đinh Dậu
- - Mậu Thân --- Kỷ Dậu - - Bính Tuất --- Đinh Hợi
- - Mậu Ngọ --- Kỷ Hợi --- Bính Thân - - Đinh Sửu
--- Mậu Thìn - - Kỷ Sửu - - Bính Ngọ --- Đinh Mão
- - Mậu Dần --- Kỷ Mão - - Bính Thìn --- Đinh Tỵ

"Khảo Nguyên" nói rằng: "Đó là phương Pháp lấy sáu hào cúa Bát Quái phân ra mà nạp với lục thời của Địa Chi. Hễ Càn tại nội quái thì là Giáp nạp với Địa Chi Tí Dần Thìn. Tức là sơ cửu Giáp Tí, cửu nhị Giáp Dần, cửu tam Giáp Thìn. Tại ngoại quái thì là Nhâm, nạp với Địa Chi Ngọ Thân Tuất, tức là cửu tứ là Nhâm Ngọ, cửu ngũ là Nhâm Thân, thượng cửu là Nhâm Tuất. Hễ Khôn tại nội quái thì Ất nạp với Địa Chi Mùi Tỵ Mão, tức là sơ lục là Ất Mùi, lục nhị là Ất Tỵ, lục tam là Ất Mão. Tại ngoại quái thì là Quý, nạp Sửu Hợi Dậu, tức là lục tứ là Quý Sửu, lục ngũ là Quý Hợi, thượng lục là Quý Dậu. Bởi vì là Càn Khôn đều nạp với hai Can cho nên phân ra làm nội ngoại hai quái. Ngoài ra sáu quẻ, chỉ nạp một Can, dựa vào thứ tự phối với nhau với chỗ nạp lục thời có thể được.

Phương pháp cúa Bát Quái nạp với Địa Chi, là Chi Dương đều thuận hành, Chi Âm đều nghịch chuyển. Bát Quái dựa vào chỗ thứ tự của Âm Dương, chỗ nạp Địa Chi đều lệch nhau một ngôi vi. Chỉ có chỗ nạp của Chấn với Càn là giống nhau, đại khái ý tứ là trưởng tử thừa tiếp thể của cha. Khôn không khởi ở Sửu mà khởi ở Mùi, đặc biệt cùng với Lạc Thư số ngẫu khởi ở Mùi. Ở đồ hình hậu thiên, Khôn đóng ở Tây Nam, nhạc luật Lâm Chung là địa, thống nhất mà ứng với khí của tháng Mùi, hợp nhau. Tại chỗ có ở trong thuật số, chỉ có Nạp Giáp hết sức gần với lý lẽ. Nay 'Hỏa Châu Lâm' chiêm quẻ, chỗ dùng đúng chính là loại phương pháp này".

(Chú Ý: Bát Quái cũng có phân Âm Dương. Dương Quái là Càn Khảm Cấn Chấn; Âm Quái là Tốn Ly Khôn Đoài. Ý nói "Dương thuận Âm nghịch và lệch nhau một vị", tức như quẻ Càn khởi đầu là Tí Dương Chi đi thuận theo Dương Chi đến Tuất là hết 6 hào Dương; Khảm khởi đầu là Dần Dương Chi đi thuận theo Dương Chi đến Tí hết 6 hào Dương; Cấn khởi đầu là Thìn Dương Chi đi thuận theo Dương Chi đến Dần là hết 6 hào Dương. Riêng Chấn và Càn khởi giống nhau nên ở đây không lập lại nữa. Âm Quẻ chuyển nghịch, như quẻ Tốn khởi đầu là Sửu Âm Chi chuyển nghịch theo Âm Chi đến Mão là hết 6 hào Âm; Ly khởi đầu là Mão Âm Chi chuyển nghịch đến Tỵ là hết 6 hào Âm; Khôn khởi đầu là Mùi Âm Chi chuyển nghịch theo Âm Chi đến Dậu là hết 6 hào Âm; Đoài khởi đầu là Tỵ Âm Chi chuyển nghịch theo Âm Chi đến Mùi là hết 6 hào Âm).

Giả như chiếm đặng quẻ Thiên Phong Cấu.

--- Phụ Tuất Thổ ) Ba hào trên là quẻ Càn, tức Càn ở quẻ
--- Huynh Thân Kim ) Ngoài: Ngọ Hỏa, Thân Kim, Tuất Thổ
--- Quan Ngọ Hỏa Ứng )
--- Huynh Dậu Kim ) Ba hào dưới là quẻ Tốn, tức Tốn ở quẻ
--- Tử Hợi Thuỷ ) Trong: Sửu Thổ, Hợi Thuỷ
- - Phụ Sửu Thổ Thế )

Ghi chú: Chấm quẻ thì bắt từ dưới chấm lên, cho nên trang Ngũ Hành cùng từ dưới mà đi lên.


Kỳ dư, làm y như vậy.
Được cảm ơn bởi: 1100
Đầu trang

Trả lời bài viết

Quay về “Kiến thức Dịch lý”