Tử Bình Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa

Trao đổi kiến thức về tứ trụ (tử bình, bát tự)
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục trao đổi kiến thức về tứ trụ (bát tự, tử bình) dành cho thành viên chính thức. Các bài viết trao đổi cần có nội dung kiến thức hoặc cung cấp thông tin nghiệm lý. Muốn nhờ xem, luận giải lá số vui lòng đăng tại mục Xem tứ trụ.
Các bài viết và thành viên vi phạm sẽ bị xử lý.
VULONG
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1006
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: Tử Bình Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa

Gửi bài gửi bởi VULONG »

4 – Phản biện Vật Chất Tối trong dải Ngân Hà (Thiên hà của chúng ta)

a -Übersicht mit KI
Người đầu tiên đưa ra khái niệm vật chất tối là nhà thiên văn học người Thụy Sĩ, Fritz Zwicky, vào năm 1930. Ông đã quan sát chuyển động của các thiên hà trong cụm thiên hà Coma và nhận thấy rằng chúng đang chuyển động nhanh hơn nhiều so với những gì có thể giải thích bằng lực hấp dẫn của các thiên hà nhìn thấy được. Điều này dẫn ông đến giả thuyết rằng có một loại vật chất vô hình, không phát sáng, mà chúng ta không thể nhìn thấy, đang tác động lên các thiên hà, và ông gọi đó là "vật chất tối"
Cụ thể hơn, Fritz Zwicky đã quan sát thấy rằng các thiên hà trong cụm thiên hà Coma đang di chuyển với tốc độ rất cao, đủ nhanh để chúng có thể bay ra khỏi cụm, nhưng cụm thiên hà vẫn ổn định, không bị tan rã. Để giải thích điều này, ông suy đoán rằng phải có một lượng lớn vật chất vô hình, không phát sáng, tác động lên các thiên hà, làm tăng lực hấp dẫn và giữ cho cụm thiên hà ổn định“
.

b - Gõ lên Google Vật Chất Tối – Thư Viện Thiên Văn“
Chỉ cần theo dõi 4 phút đầu tiên là đủ.


c - “Thứ tư, 23/11/2022 14:57
Vật chất tối: Sự tìm kiếm còn nhiều thách thức
Đinh Văn Chiến
Cục Năng lượng nguyên tử, Bộ KH&CN
….......................
Trong quá trình nghiên cứu đặc điểm của các thiên hà xoắn ốc xoay quanh trung tâm thiên hà, V.C. Rubin và W.K.Jr. Ford đã phát hiện những ngôi sao ở vùng rìa của thiên hà đang chuyển động quay trên quỹ đạo nhanh như những ngôi sao ở vùng trung tâm. Điều này vốn không phù hợp với lý thuyết hấp dẫn Newton, khi mà theo quy luật các ngôi sao xa trung tâm thiên hà phải chuyển động chậm dần do lực hấp dẫn giảm và vì chúng chuyển động nhanh với tốc độ không đổi theo bán kính quỹ đạo, nên chắc chắn phải có một thứ gì đó ở vùng rìa thiên hà để giữ chúng trên quỹ đạo của thiên hà. Lời giải thích đó chính là vật chất tối. Đây cũng là bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của vật chất tối được giới khoa học thừa nhận kể từ sau đề xuất của Fritz Zwicky.

…...................................................“.


Qua 3 đoạn trích trên cho ta biết thật là “Ngớ Ngẩn“ khi các nhà Vật Lý so sánh các ngôi sao trong Thiên Hà chuyển động trên quỹ đạo của chúng không giống với các hành tinh trong hệ Mặt Trời của chúng ta là phải càng chậm khi càng xa tâm của Mặt Trời. Chính sự “Ngớ Ngẩn” này mà họ đã phải đưa ra cái khái niệm được gọi là “Vật Chất Tối”.

Bây giờ ta chứng minh sự “Ngớ Ngẩn“ này là đúng hay sai ?

Ta xét Tốc độ vũ trụ cấp 1 của vật thể nằm ở tại điểm B bất kỳ trong dải Ngân Hà và chuyển động trên quỹ đạo của nó quanh tâm của dải Ngân Hà liệu có cần đến Vật Chất Tối hay không?

Muốn chứng minh được điều này ta phải sử dụng điều mà các nhà Vật Lý đã xác định được qua thực tế là “ Tất cả các ngôi sao trong dải Ngân Hà đều chuyển động trên quỹ đạo của chúng quanh tâm của Ngân Hà với cùng một tốc độ“ (2) (chính xác thì các ngôi sao mà các nhà Vật Lý nói đến là do quan sát được dễ dàng còn các vật chất có khối lượng khác trong dải Ngân Hà khó hay rất khó để phát hiện ra chúng như các lỗ đen nhỏ, các đám mây năng lượng, các sao lùn trắng, các sao neutron... - để đơn giản ta gọi chung chúng là các vật chất).

Sơ đồ dải Ngân Hà (Thiên Hà của chúng ta)

Hình ảnh
Ta kẻ đường thẳng IS qua điểm B (bất kỳ trong dải Ngân Hà) và đường thẳng LT qua C (tâm của Ngân Hà) đều vuông góc với đường thẳng ABC (điểm A nằm trên đường thẳng BC và nằm về bên trái ở điểm cuối cùng thuộc dải Ngân Hà). Ta thấy hình cầu có mầu vàng chính là phần Ngân Hà có bán kính r1 là CB, 2 phần còn lại là phần mầu xanh đậm nằm bên trái đường IS và phần mầu xanh nhạt nằm bên phải đường IS. Khối lượng toàn Ngân Hà nằm trong 3 phần mầu này.

Ta gọi Tốc độ vũ trụ cấp 1 của vật chất tại điểm B là Vg1m1r1 thì Vg1m1r1 = Vgmr (theo 2) vì M1 chính là khối lượng của phần mầu vàng có bán kính r1 = CB (được coi như là trái đất, vật chất ở điểm B coi như gần mặt trái đất). Do vậy ta suy ra 2 lực hấp dẫn ngược nhau của 2 phần mầu xanh này tác động lên vật chất tại điểm B phải bằng nhau vì vật chất tại điểm B vẫn chuyển động trên quỹ đạo của nó xung quanh tâm dải Ngân Hà như bình thường - với Tốc độ vũ trụ cấp 1.

Ta xét thêm khi vật chất ở điểm B dịch chuyển tới vị trí A thì hình cầu bán kính CB trùng với hình cầu bán kính CA nên 2 phần khối cầu mầu xanh này không còn nữa, còn khi vật chất tại điểm B di chuyển dần đến điểm C là tâm của Ngân Hà thì dĩ nhiên mầu vàng không còn nữa thay vào là phần mầu xanh đậm nằm bên trái đường thẳng LT vuông góc với đường ABC đi qua tâm của dải Ngân Hà còn phần mầu xanh nhạt nằm bên phải của đường thẳng này. Rõ ràng lực hấp dẫn của 2 khối mầu xanh này ngược nhau và bằng nhau.

Do vậy ta kết luận khi điểm B di động trên đoạn AC thì lực hấp dẫn của khối lượng 2 phần mầu xanh này lên vật chất tại điểm B ngược nhau và bằng nhau nên coi như vô dụng.

Bây giờ ta chỉ còn chứng minh xem khối lượng của Ngân Hà có trải khắp Ngân Hà và mật độ khối lượng của chúng có càng đậm đặc khi càng vào gần tâm và đối xứng qua tâm Ngân Hà hay không?

1 - Tốc độ vũ trụ cấp 1 của vật chất tại A và B bằng nhau là Vgmr = Vg1m1r1 (theo 2)
Từ sơ đồ trên ta gọi r1rx.
Hình ảnh

2 - Thể tích của khối cầu qua điểm A trong sơ đồ trên có bán kính r = CA là :
T = 4.π.r³/3

Thể tích của khối cầu qua điểm B trong sơ đồ trên có bán kính r1 = CB là :
T1 = 4.π.r1³/3.

Nếu r1 = r/x (tức bán kính giảm đi x lần) thì :
r = x.r1
T = 4.π.r³/3 = 4.π.(x.r1)³/3 = .4.π.(r1)³/3
T =.T1
T1= T/.


Từ đây ta suy ra khi bán kính của Ngân Hà giảm đi x lần thì thể tích giảm đi lần nhưng khối lượng chỉ giảm đi x lần. Điều này rõ ràng đã chứng minh được mật độ khối lượng của Ngân Hà trải ra toàn Ngân Hà nhưng vào càng gần tâm mật độ càng đậm đặc và đối xứng qua tâm của Ngân Hà là hoàn toàn chính xác. Điều này làm gì có với các hành tinh trong hệ Mặt Trời mà đòi so sánh với nhau cơ chứ.

Điều này có đủ chứng minh sự "Ngớ Ngẩn" mà ta đưa ra ở trên là đúng hay không?

Vậy thì Vật Chất Tối cần gì phải xuất hiện ở đây?

Kết luận không có Vật Chất Tối trong dải Ngân Hà.


5 - Phản biện Vật Chất Tối trong các cụm Thiên Hà hay các siêu cụm Thiên Hà

Cách phản biện hoàn toàn tương tự như câu trên khi coi mỗi Thiên Hà trong cụm Thiên Hà hay mỗi cụm Thiên Hà trong siêu cụm Thiên Hà như một ngôi sao (hay vật chất).

Kết luận không có Vật Chất Tối trong các cụm Thiên Hà hay các siêu cụm Thiên Hà

6 - Phản biện Năng Lượng Tối trong Vũ Trụ
...................................
...................................


(Rất cám ơn trang web Lý Số Việt Nam cho phép sửa bài viết với thời gian rất lâu nên tôi mới sửa được nhiều lỗi đã mắc trong bài viết này).
Đầu trang

VULONG
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng
Bài viết: 1006
Tham gia: 22:55, 23/12/09

TL: Tử Bình Thuyết Vũ Trụ Cổ Xưa

Gửi bài gửi bởi VULONG »

Bài viết sau bổ xung cho bài Tốc Độ Ánh Sáng

Thước 1m làm bằng Bạch Kim làm chuẩn nằm ở Paris, năm 1975 sau khi được hiệu chỉnh chính xác người ta đo 1 m này bằng tốc độ ánh sáng ra con số (1/299792458)m/s.

Đến năm 1983 nếu đo lại vẫn ra số này (sau khi cái thước đã hiệu chỉnh nếu có sai số).

Vậy thì phải hiểu ở đây người ta đã quyết định lấy tốc độ ánh sáng làm thước đo met thay thước bằng Bạch Kim mà thôi. Hiểu như vậy có phải là đơn giản và chính xác hơn.

Nhưng bài viết về Tốc Độ Ánh Sáng của tôi mục đích không phải như vậy mà tôi đã nghi ngờ 1 m làm bằng Bạch Kim làm chuẩn này đã sai ngay từ đầu rồi nên mới ra con số (1/299792458)m/s.

Vì 1m này là 1 phần 10 triệu đường kinh tuyến từ đường xích đạo tới Bắc Cực qua Paris. Cho nên khi đường tròn kinh tuyến đã sai thì rõ ràng bán kính trung bình của trái đất sai là hiển nhiên.

Cho lên năm 1978 khi thầy Nguyễn Hoàng Phương cho chúng tôi biết tốc độ ánh sáng là 299792,458km/s. Lúc đó tôi đã nghĩ ngay rằng tốc độ ánh sáng phải là 300000km/s mới thật sự đúng vì đo được bán kính trung bình của Trái Đất thì đến bây giờ khoa học chắc cũng chưa làm được nói gì đến những năm xa tít mù xa ấy.

Do vậy bài viết về Tốc Độ Ánh Sáng này tôi đã làm một việc mà chưa ai nghĩ tới là thừa nhận tốc độ ánh sáng là 300000km/s rồi tính ngược lại xem bán kính trung bình của Trái Đất chính xác là bao nhiêu?

Đây mới chính xác với câu dùng tốc độ ánh sáng để quyết định độ dài của 1m trên Trái Đất.

Sau này khi con người đưa máy móc lên sao Hỏa đo tốc độ ánh sáng trên đó mà ra tốc độ ánh sáng cũng là 300000km/s thì...là...mà....

Chú ý 1m trên sao Hỏa cũng được xác định là 1/10 triệu đường kinh tuyến của sao Hỏa tính từ xích đạo sao Hỏa tới cực bắc sao Hỏa.

Nếu đúng như vậy thì Tốc Độ Ánh Sáng có phải phụ thuộc vào kích thước của sao Hỏa (khi đo ở sao Hỏa) hay không?
Đầu trang

Trả lời bài viết