Cô Sơn Mai Trang

Hỏi đáp, luận giải về các môn gieo quẻ: Lục nhâm, Thái Ất, Lục hào, Mai hoa ...
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem quẻ: Lục nhâm, Thái ất, Lục hào, Mai hoa... Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức Dịch lý.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
Vân Trung Tử
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 35
Tham gia: 22:09, 26/12/10

TL: Cô Sơn Mai Trang

Gửi bài gửi bởi Vân Trung Tử »

Chào meobebe!
Cảm ơn bạn đã quan tâm chia sẻ.
Ý tứ người xưa thật là khó hiểu?
Mình thì đang nghĩ tới khái niệm "Vô Thường" của nhà Phật!

Tìm kiếm thì thấy:
quangduc.com đã viết: VÔ THƯỜNG

Thích Thông Huệ



Khi nói đến Vô thường liền hiểu ngay đó là luật tuần hoàn của vũ trụ. Nơi nào có sự vận hành, chuyển biến, đổi dời, nơi đó có Vô thường. Vì vậy Vô thường là một định luật phổ biến, bao gồm cả vũ trụ và nhân sinh.

Vì mang tính phổ biến nên Vô thường là một cuộc đại hóa, sự biến hóa cùng khắp, bất cứ ở đâu và lúc nào. Dù đức Phật có xuất hiện hay không thì ngọn lửa Vô thường vẫn cứ điềm nhiên âm ĩ thiêu đốt cả thế gian, không một phút tạm ngừng. Vì thế, đứng về mặt tục đế hữu hình hữu hoại thì hẳn nhiên Vô thường là chân lý bất di dịch.

Thân, tâm và cảnh giới là một dòng chảy (quá, hiện, vị lai). Chánh báo và y baó của một chúng sinh tạo thành dòng sông sinh mệnh, lực đẩy tạo thành dòng sông sinh mệnh chính là sự khát ái vào những sở thuộc như sự nghiệp tài sản, danh vọng nhằm củng cố cái Tôi (giả ngã) trong vòng luân hồi vô tận. Khi nào cái Tôi còn bén rễ, khi nào ý thức chấp ngã còn bén rễ, khi nào ý thức chấp ngã còn xen vào cuộc sống thì vòng luân hồi vẫn thường xoay chuyển.

Vô thường có ba:

- Nhất kỳ Vô thường - Tương tục Vô thường - Sát na sinh diệt Vô thường.

Nhất kỳ là thô tướng nhất của Vô thường, chỉ cho sự kết thúc của một tiến trình, như sự chết của một người, nhưng chết không có nghĩa là mất hẳn, mà chỉ là tạm vắng ở nơi này, để chuẩn bị biểu hiện thành sự sống ở nơi khác.

- Tương tục là sự sinh diệt, băng hoại thường xuyên trong lòng sự vật, là sự chuyển biến không ngừng, nên sự tương tục ấy là tể tướng của Vô thường.

- Sát na sinh diệt là sự vô thường ma mãnh nhất, nhỏ nhiệm nhất. Sát na là thuật ngữ nhà Phật hay sử dụng, chỉ cho đơn vị ngắn nhất của thời gian. Một niệm thoáng qua trong tâm thức có đến 90 sát na. Mỗi sát na là một tiểu niệm. Sự sinh diệt nhỏ nhiệm của mỗi sát na chỉ có Phật trí mới thấy được. Ba phạm trù thuộc ba phân loại Vô thường ở trên không chỉ có nơi các hiện tượng vật lý, mà thâu gồm luôn trong các hiện tượng sinh lý và tâm lý nữa.

Kinh Pháp Hoa, phẩm Thí Dụ. Phật dạy: "Chúng sanh bị chìm đắm trong vô số nạn khổ, thế mà không biết lại hoan hỷ vui chơi, chẳng kinh chẳng sợ, chẳng hề biết chán, chẳng chịu tầm cầu giải thoát. Ở trong nhà lửa tam giới cứ dong ruổi Đông Tây. Tuy gặp đại khổ mà chẳng biết đó là nguy khốn".

Phật nói Vô thường (nhà lửa) nhằm phá cái chấp thường của phàm phu, vì mê mờ điên đảo, vọng nhận các pháp là thực hữu, bèn đem cái tâm Vô thường, dùng cái thân Vô thường, nắm bắt các pháp Vô thường, cho đến mãn kiếp không bao giờ được thỏa mãn tâm vọng cầu. Người lớn hay sống về quá khứ, tuổi trẻ hay mơ mộng về tương lai, người tỉnh thức biết khéo sống nơi giây phút hiện tại. Mảnh đất lập thân của người phàm là quá khứ vị lai. Nơi an thân và lập mệnh của người tỉnh thức là hiện tại. Những kỷ niệm vui buồn quá khứ chỉ còn là những viễn ảnh mờ xa rơi rớt lại trong ký ức. Những dự hướng tương lại chưa đến chỉ là những bóng ma của hư tưởng. Một cuộc vui nào rồi cũng phải qua đi. Một nỗi buồn nào rồi cũng phải nhạt theo năm tháng. Cổ Đức có dạy: "Thời gian tợ tên bắn, ngày tháng như thoi đưa. Vô thường chóng qua mau, gắng gỗ chớ dần dà! Ngày tháng cứ thản nhiên trôi qua, mạng sống cũng theo đó dần dần đoạn giảm, như cá thiếu nước, nào có vui gì...".

(Quang âm tợ tiễn, nhựt nguyệt như toa, Vô thường tấn tốc, thiết mạc ta đà!. Thị nhựt dĩ quá, mạng diệc tùy giảm, như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc...).

Trong một giây có đến 125 triệu tế bào chết đi, nhường chỗ cho 125 triệu tế bào khác sinh ra, trong ấy thực không thể tìm thấy cái Tôi. Theo đây, luật Vô thường bình đẳng đối với tất cả chúng sanh (5 uẩn), dầu là kẻ sang người hèn, kẻ ngu người trí. Quỷ Vô thường tuy không thấy hình dạng nhưng có khả năng làm mạng căn con người chết dần mòn. Sự nhận diện thường trực nơi tất cả mọi đổi thay chuyển dời của cuộc sống không phải để đi đến bi quan chán đời, mà là sự nhận diện cần thiết nhằm thực hiện sự chuyển hóa nơi tâm thức, vốn là sự mê lầm cố hữu đang đè nặng lên thân phận kiếp người, bình tâm mà nhận xét, vui thú thế gian tuy tạm bợ mong manh nhưng vẫn có hấp lực phi thường, hấp lực đó cũng chính là ma lực vô hình dẫn dắt chúng sanh trôi lăn theo sáu nẻo. Chúng sanh chịu khổ sanh tử không khác nào con tằm mùa Xuân kéo tơ làm kén tự trói buộc mình, cũng như con thiêu thân tự lao vào đèn chịu cái họa chết thiêu. Nếu như không đủ phước duyên gặp minh sư dẫn dắt thì làm sao tỏ ngộ được chánh pháp.

Cổ đức dạy: "Tuy sống một trăm năm như trong khoảng sát na, như lượn sóng rút về biển Đông, như ánh sáng còn sót lại của buổi chiều tà, như đánh đá nhà lửa, như ngựa câu thoáng qua khe cửa, như ngọn đèn trước gió, như giọt sương sớm mai trên đầu ngọn cỏ. Nếu không gặp được chánh pháp, ắt phải chịu vĩnh kiếp trầm luân!".

(Tuy niên bách tuế du nhược, sát na, như đông thệ chi trường ba, tợ tây thùy chi tàn chiếu, kích thạch chi tinh hỏa, sậu khích chi tấn câu, phong lý chi vi đăng, thảo đầu chi triêu lộ. Nhược bất ngộ ư chánh pháp, tất vĩnh đọa ư ư đồ hỷ!). Một tâm thức mê mờ quay cuồng trong cảnh sống say chết mộng thêu dệt nên hoàn cảnh sống, trong đó mình là tác giả. Thế nên kinh Hoa Nghiêm cho rằng tâm chính là một đại danh họa, họa ra thân năm uẩn và thế giới y báo:

"Tâm như người thợ vẽ
Vẽ mỗi mỗi ngũ uẩn
Trong tất cả thế giới
Đều do tâm tạo tác".
(Tâm như công họa sư
Hỏa chủng chủng ngũ uẩn
Nhất thiết thế giới trung
Giai do duy tâm tạo).

Vô thường thuộc yếu tố thời gian, là một diễn trình đi từ nhân đến quả. Diễn trình đó nơi chúng sanh hữu tình thì biểu hiện thành sinh, già, bệnh, chết; nơi các pháp thì có sinh, trụ, dị, diệt; nơi thế giới thì có thành, trụ, hoại, không. Sự thay đổi của bốn mùa, sự di chuyển của các hành tinh, vệ tinh cũng không ra ngoài quy luật của diễn trình đó. Thế giới vĩ mô, thế giới vi mô và thế giới trung bình cũng cùng một loại. Hễ có thành ắt có hoại, có hợp ắt có tan. Người quán thông lý Vô thường thì liền dừng, ấy là người tỉnh, người giác. Cái thực vĩnh cửu vốn vô hình vô tướng, còn cái hữu hình hữu tướng chỉ là giả tạm. Nhưng sự sống vĩnh hằng cũng không thể tìm ngoài cái Vô thường ảo mộng. Hãy bình thường trong mọi hoạt dụng của cuộc sống, và tìm cách giải thoát ngay trong cảnh bình thường đó. Xin thay lời kết thúc bằng đoạn thơ của Thiền sư Thanh Đàm, thuộc đời thứ 42, tông Tào Động, khoảng đầu thế kỷ thứ 19:

"Công danh cái thế màn sương sớm
Phú quý kinh nhân giấc mộng dài
Chẳng hiểu bản lai vô nhất vật
Công phu luống uổng một đời ai"
Được cảm ơn bởi: mysterious, meobebe
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
openlove_k5bkt
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 59
Tham gia: 14:46, 23/09/10

TL: Cô Sơn Mai Trang

Gửi bài gửi bởi openlove_k5bkt »

Nhìn ảnh đại diện chẳng nhẽ mình đã già quá thế sao!
việc gia đình thì đúng là đang lo lắng rồi
Đầu trang

meobebe
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 193
Tham gia: 23:04, 24/12/10

TL: Cô Sơn Mai Trang

Gửi bài gửi bởi meobebe »

Vân Trung Tử đã viết:Chào meobebe!
Cảm ơn bạn đã quan tâm chia sẻ.
Ý tứ người xưa thật là khó hiểu?
Mình thì đang nghĩ tới khái niệm "Vô Thường" của nhà Phật!

Tìm kiếm thì thấy:
quangduc.com đã viết:
VÔ THƯỜNG

Thích Thông Huệ



Khi nói đến Vô thường liền hiểu ngay đó là luật tuần hoàn của vũ trụ. Nơi nào có sự vận hành, chuyển biến, đổi dời, nơi đó có Vô thường. Vì vậy Vô thường là một định luật phổ biến, bao gồm cả vũ trụ và nhân sinh.

Vì mang tính phổ biến nên Vô thường là một cuộc đại hóa, sự biến hóa cùng khắp, bất cứ ở đâu và lúc nào. Dù đức Phật có xuất hiện hay không thì ngọn lửa Vô thường vẫn cứ điềm nhiên âm ĩ thiêu đốt cả thế gian, không một phút tạm ngừng. Vì thế, đứng về mặt tục đế hữu hình hữu hoại thì hẳn nhiên Vô thường là chân lý bất di dịch.

Thân, tâm và cảnh giới là một dòng chảy (quá, hiện, vị lai). Chánh báo và y baó của một chúng sinh tạo thành dòng sông sinh mệnh, lực đẩy tạo thành dòng sông sinh mệnh chính là sự khát ái vào những sở thuộc như sự nghiệp tài sản, danh vọng nhằm củng cố cái Tôi (giả ngã) trong vòng luân hồi vô tận. Khi nào cái Tôi còn bén rễ, khi nào ý thức chấp ngã còn bén rễ, khi nào ý thức chấp ngã còn xen vào cuộc sống thì vòng luân hồi vẫn thường xoay chuyển.

Vô thường có ba:

- Nhất kỳ Vô thường - Tương tục Vô thường - Sát na sinh diệt Vô thường.

Nhất kỳ là thô tướng nhất của Vô thường, chỉ cho sự kết thúc của một tiến trình, như sự chết của một người, nhưng chết không có nghĩa là mất hẳn, mà chỉ là tạm vắng ở nơi này, để chuẩn bị biểu hiện thành sự sống ở nơi khác.

- Tương tục là sự sinh diệt, băng hoại thường xuyên trong lòng sự vật, là sự chuyển biến không ngừng, nên sự tương tục ấy là tể tướng của Vô thường.

- Sát na sinh diệt là sự vô thường ma mãnh nhất, nhỏ nhiệm nhất. Sát na là thuật ngữ nhà Phật hay sử dụng, chỉ cho đơn vị ngắn nhất của thời gian. Một niệm thoáng qua trong tâm thức có đến 90 sát na. Mỗi sát na là một tiểu niệm. Sự sinh diệt nhỏ nhiệm của mỗi sát na chỉ có Phật trí mới thấy được. Ba phạm trù thuộc ba phân loại Vô thường ở trên không chỉ có nơi các hiện tượng vật lý, mà thâu gồm luôn trong các hiện tượng sinh lý và tâm lý nữa.

Kinh Pháp Hoa, phẩm Thí Dụ. Phật dạy: "Chúng sanh bị chìm đắm trong vô số nạn khổ, thế mà không biết lại hoan hỷ vui chơi, chẳng kinh chẳng sợ, chẳng hề biết chán, chẳng chịu tầm cầu giải thoát. Ở trong nhà lửa tam giới cứ dong ruổi Đông Tây. Tuy gặp đại khổ mà chẳng biết đó là nguy khốn".

Phật nói Vô thường (nhà lửa) nhằm phá cái chấp thường của phàm phu, vì mê mờ điên đảo, vọng nhận các pháp là thực hữu, bèn đem cái tâm Vô thường, dùng cái thân Vô thường, nắm bắt các pháp Vô thường, cho đến mãn kiếp không bao giờ được thỏa mãn tâm vọng cầu. Người lớn hay sống về quá khứ, tuổi trẻ hay mơ mộng về tương lai, người tỉnh thức biết khéo sống nơi giây phút hiện tại. Mảnh đất lập thân của người phàm là quá khứ vị lai. Nơi an thân và lập mệnh của người tỉnh thức là hiện tại. Những kỷ niệm vui buồn quá khứ chỉ còn là những viễn ảnh mờ xa rơi rớt lại trong ký ức. Những dự hướng tương lại chưa đến chỉ là những bóng ma của hư tưởng. Một cuộc vui nào rồi cũng phải qua đi. Một nỗi buồn nào rồi cũng phải nhạt theo năm tháng. Cổ Đức có dạy: "Thời gian tợ tên bắn, ngày tháng như thoi đưa. Vô thường chóng qua mau, gắng gỗ chớ dần dà! Ngày tháng cứ thản nhiên trôi qua, mạng sống cũng theo đó dần dần đoạn giảm, như cá thiếu nước, nào có vui gì...".

(Quang âm tợ tiễn, nhựt nguyệt như toa, Vô thường tấn tốc, thiết mạc ta đà!. Thị nhựt dĩ quá, mạng diệc tùy giảm, như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc...).

Trong một giây có đến 125 triệu tế bào chết đi, nhường chỗ cho 125 triệu tế bào khác sinh ra, trong ấy thực không thể tìm thấy cái Tôi. Theo đây, luật Vô thường bình đẳng đối với tất cả chúng sanh (5 uẩn), dầu là kẻ sang người hèn, kẻ ngu người trí. Quỷ Vô thường tuy không thấy hình dạng nhưng có khả năng làm mạng căn con người chết dần mòn. Sự nhận diện thường trực nơi tất cả mọi đổi thay chuyển dời của cuộc sống không phải để đi đến bi quan chán đời, mà là sự nhận diện cần thiết nhằm thực hiện sự chuyển hóa nơi tâm thức, vốn là sự mê lầm cố hữu đang đè nặng lên thân phận kiếp người, bình tâm mà nhận xét, vui thú thế gian tuy tạm bợ mong manh nhưng vẫn có hấp lực phi thường, hấp lực đó cũng chính là ma lực vô hình dẫn dắt chúng sanh trôi lăn theo sáu nẻo. Chúng sanh chịu khổ sanh tử không khác nào con tằm mùa Xuân kéo tơ làm kén tự trói buộc mình, cũng như con thiêu thân tự lao vào đèn chịu cái họa chết thiêu. Nếu như không đủ phước duyên gặp minh sư dẫn dắt thì làm sao tỏ ngộ được chánh pháp.

Cổ đức dạy: "Tuy sống một trăm năm như trong khoảng sát na, như lượn sóng rút về biển Đông, như ánh sáng còn sót lại của buổi chiều tà, như đánh đá nhà lửa, như ngựa câu thoáng qua khe cửa, như ngọn đèn trước gió, như giọt sương sớm mai trên đầu ngọn cỏ. Nếu không gặp được chánh pháp, ắt phải chịu vĩnh kiếp trầm luân!".

(Tuy niên bách tuế du nhược, sát na, như đông thệ chi trường ba, tợ tây thùy chi tàn chiếu, kích thạch chi tinh hỏa, sậu khích chi tấn câu, phong lý chi vi đăng, thảo đầu chi triêu lộ. Nhược bất ngộ ư chánh pháp, tất vĩnh đọa ư ư đồ hỷ!). Một tâm thức mê mờ quay cuồng trong cảnh sống say chết mộng thêu dệt nên hoàn cảnh sống, trong đó mình là tác giả. Thế nên kinh Hoa Nghiêm cho rằng tâm chính là một đại danh họa, họa ra thân năm uẩn và thế giới y báo:

"Tâm như người thợ vẽ
Vẽ mỗi mỗi ngũ uẩn
Trong tất cả thế giới
Đều do tâm tạo tác".
(Tâm như công họa sư
Hỏa chủng chủng ngũ uẩn
Nhất thiết thế giới trung
Giai do duy tâm tạo).

Vô thường thuộc yếu tố thời gian, là một diễn trình đi từ nhân đến quả. Diễn trình đó nơi chúng sanh hữu tình thì biểu hiện thành sinh, già, bệnh, chết; nơi các pháp thì có sinh, trụ, dị, diệt; nơi thế giới thì có thành, trụ, hoại, không. Sự thay đổi của bốn mùa, sự di chuyển của các hành tinh, vệ tinh cũng không ra ngoài quy luật của diễn trình đó. Thế giới vĩ mô, thế giới vi mô và thế giới trung bình cũng cùng một loại. Hễ có thành ắt có hoại, có hợp ắt có tan. Người quán thông lý Vô thường thì liền dừng, ấy là người tỉnh, người giác. Cái thực vĩnh cửu vốn vô hình vô tướng, còn cái hữu hình hữu tướng chỉ là giả tạm. Nhưng sự sống vĩnh hằng cũng không thể tìm ngoài cái Vô thường ảo mộng. Hãy bình thường trong mọi hoạt dụng của cuộc sống, và tìm cách giải thoát ngay trong cảnh bình thường đó. Xin thay lời kết thúc bằng đoạn thơ của Thiền sư Thanh Đàm, thuộc đời thứ 42, tông Tào Động, khoảng đầu thế kỷ thứ 19:

"Công danh cái thế màn sương sớm
Phú quý kinh nhân giấc mộng dài
Chẳng hiểu bản lai vô nhất vật
Công phu luống uổng một đời ai"

lời lẽ sâu xa,cháu chưa hẳn đã hiểu hết,đành chiêm nghiệm dần dần!
"công danh_màn sương sớm","phú quý_giấc mộng dài",hình như vạn sự trên đời,xét cho cùng hình như đều phù du cả.Liệu có hay ko cái vĩnh hằng,hay mãi mãi chỉ là 1 giới hạn mà con người đặt ra để thoả mãn khát vọng vô cùng của mình!

Cháu nói có gì vô duyên xin chú chỉ giáo nhé!

Năm ngoái cháu gặp nhiều chuyện,tâm chẳng tĩnh chút nào!Nên từ mùng 2 Tết đã tích cực đi chùa.Chẳng cầu mong gì nhiều,chỉ cầu mong được 1 chữ "AN"

Bây giờ cháu cũng hay nghe kinh,có lẽ Phật pháp soi đường có thể giúp cái tâm mình bình yên!

Như Mãn Giác Thiền Sư,cái cốt cách đúng là chân tu mới có được!
Được cảm ơn bởi: Vân Trung Tử
Đầu trang

Hình đại diện của thành viên
openlove_k5bkt
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 59
Tham gia: 14:46, 23/09/10

TL: Cô Sơn Mai Trang

Gửi bài gửi bởi openlove_k5bkt »

meobebe viết: cháu non trẻ chỉ dám mạo muội vài lời!Phải chăng nhà sư đã tu đến mức thoát tục,thấy sự sống cái chết ở đời nhẹ như không.Nhà sư dự cảm được sự sống đã đến lúc cạn,chỉ còn khí tiết thanh cao như cành mai già trước sân!

Ok! hoa cỏ mà mãi không tàn thì cũng vô duyên, con người mà trẻ mãi không già thì chưa chắc đã phải là hay ( nhìn dưới góc độ XH ). Một mảnh vườn khi lớp cây này chết đi sẽ có những cây non thay thế ( tre già măng mọc). tại nhánh cây này vừa mới tàn hoa thì sang năm ngay tại đó ( hoặc cạnh nó) một bông hoa khác sẽ lại khoe sắc rực rỡ. Vài lời góp vui theo lối diễn nôm về 1 khái niệm bất tử của bài kệ.
Được cảm ơn bởi: meobebe, Vân Trung Tử
Đầu trang

meobebe
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 193
Tham gia: 23:04, 24/12/10

TL: Cô Sơn Mai Trang

Gửi bài gửi bởi meobebe »

Tìm tài liệu cho luận văn, đọc được 1 bài thơ của Nguyễn Trãi,thấy rất hay:
TRẠI ĐẦU XUÂN ĐỘ
渡頭春草綠如烟
春雨添來水拍天
野徑荒涼行客少
孤舟鎮日擱沙眠

Độ đầu xuân thảo lục như yên ;
Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên
Dã kính hoang lương hành khách thiểu,
Cô chu trấn nhật các sa miên.

Đầu bến cỏ xuân xanh lục như khói (như mây) ;
Lại thêm trời mưa xuân nước vỗ ngang trời.
Đường ngoài nội vắng teo ít người đi ;
Thuyền mồ côi suốt ngày gác đầu lên bãi mà ngủ.
Được cảm ơn bởi: Vân Trung Tử
Đầu trang

Vân Trung Tử
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 35
Tham gia: 22:09, 26/12/10

TL: Cô Sơn Mai Trang

Gửi bài gửi bởi Vân Trung Tử »

meobebe đã viết:Tìm tài liệu cho luận văn, đọc được 1 bài thơ của Nguyễn Trãi,thấy rất hay:
TRẠI ĐẦU XUÂN ĐỘ
渡頭春草綠如烟
春雨添來水拍天
野徑荒涼行客少
孤舟鎮日擱沙眠

Độ đầu xuân thảo lục như yên ;
Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên
Dã kính hoang lương hành khách thiểu,
Cô chu trấn nhật các sa miên.

Đầu bến cỏ xuân xanh lục như khói (như mây) ;
Lại thêm trời mưa xuân nước vỗ ngang trời.
Đường ngoài nội vắng teo ít người đi ;
Thuyền mồ côi suốt ngày gác đầu lên bãi mà ngủ.
meobebe có thể cho biết hoàn cảnh ra đời và cảm nhận của bạn về bài thơ được không?
Đầu trang

meobebe
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 193
Tham gia: 23:04, 24/12/10

TL: Cô Sơn Mai Trang

Gửi bài gửi bởi meobebe »

Vân Trung Tử đã viết:
meobebe đã viết:Tìm tài liệu cho luận văn, đọc được 1 bài thơ của Nguyễn Trãi,thấy rất hay:
TRẠI ĐẦU XUÂN ĐỘ
渡頭春草綠如烟
春雨添來水拍天
野徑荒涼行客少
孤舟鎮日擱沙眠

Độ đầu xuân thảo lục như yên ;
Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên
Dã kính hoang lương hành khách thiểu,
Cô chu trấn nhật các sa miên.

Đầu bến cỏ xuân xanh lục như khói (như mây) ;
Lại thêm trời mưa xuân nước vỗ ngang trời.
Đường ngoài nội vắng teo ít người đi ;
Thuyền mồ côi suốt ngày gác đầu lên bãi mà ngủ.


meobebe có thể cho biết hoàn cảnh ra đời và cảm nhận của bạn về bài thơ được không?

Bài thơ này cháu được đọc lần đầu từ thời học phổ thông,chính xác là học lớp 9,mãi đến hôm qua mới được đọc lại!
Ở mỗi thời điểm,với tầm hiểu biết và những suy nghĩ khác nhau,lại có những cảm nhận khác nhau!

Bài thơ này được Nguyễn Trãi viết khi về ở ẩn tại Côn Sơn,tức là khi đã từ giã chốn quan trường,lánh xa chốn cửa khổng sân trình,tìm về cuộc sống thanh tịnh"ao cạn vớt bèo cấy muống,đìa thanh phát cỏ ương sen".Thời điểm này,Nguyễn Trãi dường như đã quá chán nản chốn quan trường ganh đua đố kị,lui về ở ẩn để giữ gìn khí tiết và cái tâm trong sạch của mình!

Ngày trước,bài thơ trong cảm nhận của cháu có xu hướng thiên về 1 bài thơ tả cảnh,cảnh 1 bến đò trong 1 sớm xuân,có cỏ xuân,có mưa xuân.Cỏ xuân thì "như khói",mưa xuân hình như đã chạm được cả vào nền trời,1 bức tranh xuân đẹp đẽ và thanh bình!

Nhưng đến tối qua,đọc lại,thì cháu mới cảm nhận được cái động trong khung cảnh tĩnh lặng của bến đò đầu xuân!Cảnh thì đẹp thật đấy,tĩnh lặng thật đấy,bóng dáng con người cũng thưa thớt,nhưng cái động ở đây,chính là cái động trong tâm của nhà thơ_Nguyễn Trãi.

Con thuyền tưởng chừng nhàn nhã,suốt ngày ngơi,tưởng chừng là 1 sự thảnh thơi,tự tại.Nhưng cái cô độc của thuyền,lại bộc lộ 1 nỗi niềm còn đau đáu.

Nguyễn Trãi lui về ở ẩn,nhưng người nhàn thân mà chẳng nhàn tâm,vẫn còn mang nặng 1 nỗi niềm ưu thời mẫn thế.Những tưởng xa lánh chốn thị phi là tâm được tĩnh,nhưng trong lòng còn yêu nước thương dân,còn lo triều đình rối ren,tham quan đầy rẫy,còn xót xa khi trí khí vì dân suốt cả 1 đời chẳng được như ước mộng!

Với những người có tâm,có cốt cách như Nguyễn Trãi,e cũng như con đò cô độc,chẳng bao giờ nhàn tâm được!



Cháu mạo muội vài lời,mong chú đừng cười chê!

Cháu xin cảm ơn ạ!
Được cảm ơn bởi: Vân Trung Tử
Đầu trang

Vân Trung Tử
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 35
Tham gia: 22:09, 26/12/10

TL: Cô Sơn Mai Trang

Gửi bài gửi bởi Vân Trung Tử »

Cảm ơn meobebe!
Gợi ý của bạn làm mình liên tưởng tới quẻ Thuỷ Phong Tỉnh, thời hào 3.
---------
Mình tìm thấy một ít tài liệu cũ nói về "phép liên tưởng":
THÔI BỐI ĐỒ (推背图)

Thôi Bối Đồ (Bức tranh sau lưng): là một kỳ thư tiên tri trong lịch sử Trung Quốc.

Theo những tương truyền kể lại, cách đây hơn 1300 năm, Đường triều Thái Tông hoàng đế (tức Lý Thế Dân) yêu cầu hai vị Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cương tiên đoán cho quốc vận đời Đường, Một người dùng thuật Thiên can ( lấy hào dương cương làm chủ), một người dùng thuật Địa chi (lấy hào âm nhu làm chủ), hai người ngồi đâu lưng vào nhau để bói toán rồi đưa ra sau lưng nên có tên gọi là Thôi bối đồ.

Một làm tranh vẽ để hình tượng sự việc sẽ ra, một dùng câu thơ để chiết giải. Nhưng Lý Thuần Phong càng tiên đoán thì càng say mê, khiến ông đã tiên đoán quốc vận của Trung Quốc đến 2000 năm sau, chỉ đến khi Viên Thiên Cương thúc đẩy vào lưng Lý Thuần Phong mà nói: “Thiên cơ không thể tiết lộ, hãy nghỉ ngơi đi.”, cũng chính là bức tranh cuối cùng thứ 60 khiến Thôi Bối Đồ nổi tiếng từ ấy.

Thôi Bối Đồ gồm tổng cộng 60 bức tranh, bức tranh đầu là lời mở đầu và bức 60 là lời kết.

60 bức tranh đó được chia thành như sau:

· Đời Đường: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

· Ngũ Đại Thập Quốc: 10, 11, 12, 13, 14

· Đời Tống: 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24

· Đời Nguyên: 25, 26

· Đời Minh: 27, 28, 29, 30, 31, 32

· Đời Thanh: 33, 34, 35, 36

· Dân Quốc: 37, 38, 39 ( thời kỳ Tôn Dật Tiên, Tưởng Giới Thạch, Mao trạch Đông)

· Dân Quốc 38 năm sau: từ 40 đến 59 (sau thời Mao cho tới nay và thời gian sắp tới, rất quan trọng có dịch nghĩa từ đồ hình)

Thôi Bối Đồ chia làm hai phần tiên đoán, đó là hình và chữ. Nếu chỉ nhìn hình không thì không thể nào hiểu thấu được thiên cơ trong đó mà phải có chữ đi kèm mới giải ra được chính xác hơn. Và vì sự tiên đoán quá chính xác của Thôi Bối Đồ khiến nó bị liệt vào hàng sách cấm.

Cũng theo một số ghi chép cho biết thì Thôi Bối Đồ xuất hiện khá nhiều dị bản. Tuy vậy hiện nay tại Viện bảo tàng Cố Cung Đài Bắc có lưu giữ lại một bản Thôi Bối Đồ do năm xưa vua Càn Long mời Kim Thánh Thán* đến bình giải. Và thời Kim Thánh Thán còn sống thì sự việc đã ứng đúng với bức tranh thứ 33. Và cũng vào đời vua Càn Long, khi ấy liên quan Anh Pháp tấn công Bắc Kinh đã lấy được cuốn Thôi Bội Đồ buộc Lý Tín Khanh phải dùng 12 viên minh châu để chuộc lại.

Theo như một số chuyên gia cho rằng thì từ bức thứ 39 đến 47 là những tiên đoán về quốc vận Trung Quốc trong thế kỷ 20 đến nửa đầu thế kỷ 21; còn từ bức thứ 48 đến 59 là chưa xảy ra.

* Kim Thánh Thán (Phồn thể: 金聖歎; Giản thể: 金圣叹; bính âm: Jīn Shèngtàn; Wade-Giles: Chin Shêng-t'an, sinh 1608-1610? - mất 17 tháng 8 năm 1661), tên thật Kim Vị (金喟), là một nhà văn, nhà phê bình văn học theo lối ấn tượng của Trung Quốc, được người đời sau mệnh danh là "Vua của thể loại văn bạch thoại Trung Quốc"[1]. Ông nổi tiếng là 1 người đọc rộng, uyên bác nhưng tính tình cuồng ngạo, dị kỳ, thường nói trong thiên hạ có 6 bộ sách tài tử (lục tài tử thư): Nam Hoa kinh, Ly Tao, Sử ký Tư Mã Thiên, thơ luật của Đỗ Phủ, Thủy hử và Tây sương ký.

Năm sinh của Kim Thánh Thán chưa được xác định, có người nói năm 1608, có người nói 1610, [2], chỉ biết vào khoảng cuối thời Minh, đầu thời Thanh, mất vào năm Thuận trị thứ 18 đời Thanh thế tổ (1661). Ông có tên khai sinh là Trương Thái, lớn lên mới đổi sang họ Kim. Ông là người Trường Châu, tỉnh Giang tô.

Thời thanh niên, ông bị hỏng trong kỳ thi tuế, lại đỗ đầu kỳ thi khoa sau khi đổi tên thành Nhân Thụy(人瑞). Nhưng lúc này nhà Minh đã mất, ông dứt bỏ ý định làm quan.

Kim Thánh Thán mất trong 1 trường hợp bi đát, bất ngờ:

Năm 1661, vua Thanh ra chiếu đến Giang tô, lệnh các quan từ chức tuần phủ trở xuống đều phải tới phủ trị. Nhân dịp này các học sinh đến tố cáo việc làm phi pháp của viên lệnh huyện họ Ngô. Tuần phủ Châu Quốc Trị bắt liền 5 học sinh. Hôm sau các học sinh lại đến quốc tử giám kêu khóc, bị bắt thêm 30 người, trong đó có Kim Thánh Thán. Nhân lúc vùng Giang Nam đang có giặc cướp, các học sinh trên liền bị khép vào tội phụ hội với giặc, kết án tử hình, tịch biên gia sản.

Trước khi thọ hình, ông than thở: "Chém đầu thì đau đớn lắm, tịch biên thì thê thảm lắm, thế mà ngờ đâu Thánh Thán lại gặp cảnh này, kỳ lạ lắm thay !". Rồi cười mà chịu chết.

Trương truyền ông có nhờ ngục tốt đem thư về cho vợ con trước khi bị xử. Ngục tốt trình lên quan. Ngờ trong thư có lời phỉ báng, quan mở ra xem thì bật cười vì thấy mấy dòng: "Gửi con: dưa muối mà ăn với đậu vàng thì có vị như là hồ đào, nếu phép này mà được lưu truyền thì ta chẳng còn hận chi nữa".
(Không rõ nguồn gốc.)
Được cảm ơn bởi: meobebe
Đầu trang

meobebe
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 193
Tham gia: 23:04, 24/12/10

TL: Cô Sơn Mai Trang

Gửi bài gửi bởi meobebe »

Vân Trung Tử đã viết:Cảm ơn meobebe!
Gợi ý của bạn làm mình liên tưởng tới quẻ Thuỷ Phong Tỉnh, thời hào 3.
---------
Mình tìm thấy một ít tài liệu cũ nói về "phép liên tưởng":

THÔI BỐI ĐỒ (推背图)

Thôi Bối Đồ (Bức tranh sau lưng): là một kỳ thư tiên tri trong lịch sử Trung Quốc.

Theo những tương truyền kể lại, cách đây hơn 1300 năm, Đường triều Thái Tông hoàng đế (tức Lý Thế Dân) yêu cầu hai vị Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cương tiên đoán cho quốc vận đời Đường, Một người dùng thuật Thiên can ( lấy hào dương cương làm chủ), một người dùng thuật Địa chi (lấy hào âm nhu làm chủ), hai người ngồi đâu lưng vào nhau để bói toán rồi đưa ra sau lưng nên có tên gọi là Thôi bối đồ.

Một làm tranh vẽ để hình tượng sự việc sẽ ra, một dùng câu thơ để chiết giải. Nhưng Lý Thuần Phong càng tiên đoán thì càng say mê, khiến ông đã tiên đoán quốc vận của Trung Quốc đến 2000 năm sau, chỉ đến khi Viên Thiên Cương thúc đẩy vào lưng Lý Thuần Phong mà nói: “Thiên cơ không thể tiết lộ, hãy nghỉ ngơi đi.”, cũng chính là bức tranh cuối cùng thứ 60 khiến Thôi Bối Đồ nổi tiếng từ ấy.

Thôi Bối Đồ gồm tổng cộng 60 bức tranh, bức tranh đầu là lời mở đầu và bức 60 là lời kết.

60 bức tranh đó được chia thành như sau:

· Đời Đường: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

· Ngũ Đại Thập Quốc: 10, 11, 12, 13, 14

· Đời Tống: 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24

· Đời Nguyên: 25, 26

· Đời Minh: 27, 28, 29, 30, 31, 32

· Đời Thanh: 33, 34, 35, 36

· Dân Quốc: 37, 38, 39 ( thời kỳ Tôn Dật Tiên, Tưởng Giới Thạch, Mao trạch Đông)

· Dân Quốc 38 năm sau: từ 40 đến 59 (sau thời Mao cho tới nay và thời gian sắp tới, rất quan trọng có dịch nghĩa từ đồ hình)

Thôi Bối Đồ chia làm hai phần tiên đoán, đó là hình và chữ. Nếu chỉ nhìn hình không thì không thể nào hiểu thấu được thiên cơ trong đó mà phải có chữ đi kèm mới giải ra được chính xác hơn. Và vì sự tiên đoán quá chính xác của Thôi Bối Đồ khiến nó bị liệt vào hàng sách cấm.

Cũng theo một số ghi chép cho biết thì Thôi Bối Đồ xuất hiện khá nhiều dị bản. Tuy vậy hiện nay tại Viện bảo tàng Cố Cung Đài Bắc có lưu giữ lại một bản Thôi Bối Đồ do năm xưa vua Càn Long mời Kim Thánh Thán* đến bình giải. Và thời Kim Thánh Thán còn sống thì sự việc đã ứng đúng với bức tranh thứ 33. Và cũng vào đời vua Càn Long, khi ấy liên quan Anh Pháp tấn công Bắc Kinh đã lấy được cuốn Thôi Bội Đồ buộc Lý Tín Khanh phải dùng 12 viên minh châu để chuộc lại.

Theo như một số chuyên gia cho rằng thì từ bức thứ 39 đến 47 là những tiên đoán về quốc vận Trung Quốc trong thế kỷ 20 đến nửa đầu thế kỷ 21; còn từ bức thứ 48 đến 59 là chưa xảy ra.

* Kim Thánh Thán (Phồn thể: 金聖歎; Giản thể: 金圣叹; bính âm: Jīn Shèngtàn; Wade-Giles: Chin Shêng-t'an, sinh 1608-1610? - mất 17 tháng 8 năm 1661), tên thật Kim Vị (金喟), là một nhà văn, nhà phê bình văn học theo lối ấn tượng của Trung Quốc, được người đời sau mệnh danh là "Vua của thể loại văn bạch thoại Trung Quốc"[1]. Ông nổi tiếng là 1 người đọc rộng, uyên bác nhưng tính tình cuồng ngạo, dị kỳ, thường nói trong thiên hạ có 6 bộ sách tài tử (lục tài tử thư): Nam Hoa kinh, Ly Tao, Sử ký Tư Mã Thiên, thơ luật của Đỗ Phủ, Thủy hử và Tây sương ký.

Năm sinh của Kim Thánh Thán chưa được xác định, có người nói năm 1608, có người nói 1610, [2], chỉ biết vào khoảng cuối thời Minh, đầu thời Thanh, mất vào năm Thuận trị thứ 18 đời Thanh thế tổ (1661). Ông có tên khai sinh là Trương Thái, lớn lên mới đổi sang họ Kim. Ông là người Trường Châu, tỉnh Giang tô.

Thời thanh niên, ông bị hỏng trong kỳ thi tuế, lại đỗ đầu kỳ thi khoa sau khi đổi tên thành Nhân Thụy(人瑞). Nhưng lúc này nhà Minh đã mất, ông dứt bỏ ý định làm quan.

Kim Thánh Thán mất trong 1 trường hợp bi đát, bất ngờ:

Năm 1661, vua Thanh ra chiếu đến Giang tô, lệnh các quan từ chức tuần phủ trở xuống đều phải tới phủ trị. Nhân dịp này các học sinh đến tố cáo việc làm phi pháp của viên lệnh huyện họ Ngô. Tuần phủ Châu Quốc Trị bắt liền 5 học sinh. Hôm sau các học sinh lại đến quốc tử giám kêu khóc, bị bắt thêm 30 người, trong đó có Kim Thánh Thán. Nhân lúc vùng Giang Nam đang có giặc cướp, các học sinh trên liền bị khép vào tội phụ hội với giặc, kết án tử hình, tịch biên gia sản.

Trước khi thọ hình, ông than thở: "Chém đầu thì đau đớn lắm, tịch biên thì thê thảm lắm, thế mà ngờ đâu Thánh Thán lại gặp cảnh này, kỳ lạ lắm thay !". Rồi cười mà chịu chết.

Trương truyền ông có nhờ ngục tốt đem thư về cho vợ con trước khi bị xử. Ngục tốt trình lên quan. Ngờ trong thư có lời phỉ báng, quan mở ra xem thì bật cười vì thấy mấy dòng: "Gửi con: dưa muối mà ăn với đậu vàng thì có vị như là hồ đào, nếu phép này mà được lưu truyền thì ta chẳng còn hận chi nữa".


(Không rõ nguồn gốc.)

Tiếc quá,mấy hôm Tết cháu mượn được ông nội quyển Kinh Dịch do Ngô Tất Tố dịch,nhưng trước khi đi lại trả ông mất,nên giờ phải lên google tim` mãi mới hiểu được quẻ Thuỷ Phong Tỉnh.
Nhiều khi cũng thấy bức xúc thay cho những tài hoa chú ạ!Buồn 1 nỗi là "hoa thường hay héo cỏ thường tươi"!
Được cảm ơn bởi: Vân Trung Tử
Đầu trang

Vân Trung Tử
Mới gia nhập
Mới gia nhập
Bài viết: 35
Tham gia: 22:09, 26/12/10

TL: Cô Sơn Mai Trang

Gửi bài gửi bởi Vân Trung Tử »

Quẻ Tỉnh, người xưa giải thích:
"Theo tượng quẻ, trên là nước (Khảm), dưới là gỗ (Tốn ở đây không hiểu là gió mà hiểu là cây, là đồ bằng gỗ – trỏ cái gàu), có nghĩa là thòng cái gàu xuống nước để múc lên. Theo hình của quẻ: dưới cùng là một hào âm, như mạch nước, rồi tiến lên là hai hào dương, như lớp đất ở đáy giếng; tiến lên nữa là hào âm, tức nước giếng, lòng giếng; trên nữa là một vạch liền, tức cái nắp giếng, trên cùng là một vạch đứt, tức miệng giếng. Đại Tượng truyện giảng một cách khác: nước (Khảm) ở trên cây (Tốn), tức là nhựa (nước từ dưới đất theo thân cây lên) ở ngọn cây, cũng như mạch nước ở trong giếng, chảy ra, cho nên gọi là quẻ Tỉnh. Bản thể của cái giếng là ở đâu thì ở đấy, ấp còn có khi thay đổi, chứ giếng thì cố định; có nước mạch chảy vô giếng hoài, nên nước giếng không kiệt, nhưng nước giếng chỉ lên tới một mực nào đó, không khi nào tràn ra. Công dụng của giếng là ai cũng lại giếng để lấy nước (tỉnh tỉnh: chữ tỉnh trên là động từ, chữ tỉnh dưới là danh từ), kẻ qua người lại thường, người nào cũng nhờ nó mà có nước, nó giúp đỡ mọi người mà như vô tâm. Nói về nhân sự thì người đi lấy nước, đã gần tới rồi, chưa kịp thòng dây gàu (duật) xuống, mà đánh vỡ cái bình đựng nước thì thật uổng công; vậy làm việc gì cũng phải cẩn thận, đến nơi đến chốn để khỏi thất bại nửa chừng. Thoán truyện bảo giếng ở đâu ở đấy, không thay đổi như ấp, vậy là có đức cương trung của hào 2 và hào 5. Đại Tượng truyện khuyên người quân tử nên coi tượng cái giếng mà nuôi dân và chỉ cho dân cách giúp đỡ lẫn nhau."
Được cảm ơn bởi: mysterious, meobebe
Đầu trang

Trả lời bài viết