Dich hoc nen phat trien theo huong nay !
Nội qui chuyên mục
Đây là chuyên mục dành cho việc xem quẻ: Lục nhâm, Thái ất, Lục hào, Mai hoa... Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức Dịch lý.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
Đây là chuyên mục dành cho việc xem quẻ: Lục nhâm, Thái ất, Lục hào, Mai hoa... Các bài mang tính trao đổi học thuật xin vui lòng đăng trong mục Kiến thức Dịch lý.
Các bài không liên quan sẽ bị chuyển khỏi chuyên mục này.
-
- Tứ đẳng
- Bài viết: 774
- Tham gia: 12:22, 02/04/09
- Đến từ: 0342383368
- Liên hệ:
TL: Dich hoc nen phat trien theo huong nay !
Mãi tới phút chót long mới cảm nhận được lời từ dịch vậy đọc bài của ThaiNhat tiên sinh có sự pha trộn lẫn nhau , thúc đẩy lẫn nhau , bác bỏ lẫn nhau , minh họa , kiểm chứng , lý lẽ khoáng đạt , đạo cao chí cả , lời của dịch vậy , tiếp đến bài của VanThu tiên sinh cũng rất sâu sắc , hậu bối đọc qua mà thấy được ý vị trong đó tuy nhiên vẫn có chút thắc mắc mong VanThu tiên sinh chỉ giáo : Mọi lời lẽ của dịch đều xuất phát từ đạo , lời uyên thâm mà sắc sảo , giản dị mà sâu lắng , bình thản mà vô tư , mọi sắc thái đều hướng người cầu việc thâu về lễ nghĩa . Tình và lý đều thâu gọn , Đạo gia nghiên cứu dịch mỗi nhà một khác nhưng đều có chung một nguồn gốc cả vậy Tiên sinh đưa cái lý dẫn việc bao hàm mọi sự vật trên đời này mỗi nhà một quyển , như vậy quả là hiểu biết sâu rộng không khinh không trọng , huyền diệu lắm thay , Kính Tiên sinh dẫn dăt vài lời cho hậu sinh mở rộng tầm mắt về lẽ của dịch vậy .
Kính Bút !
Kính Bút !
Được cảm ơn bởi: thainhat
-
- Ngũ đẳng
- Bài viết: 1578
- Tham gia: 10:51, 10/05/10
TL: Dich hoc nen phat trien theo huong nay !
- Ôi ! làm Quan lại giả dân thường !
- Mỗi một môn phát triển về sau là tăng thêm vẻ đẹp của Dịch Lý, và hướng đi dễ dàng hơn cho thế hệ sau , càng ngày càng cải tiến , chỉ là mỗi thời lại có khác nhau . Căn Cơ học của mỗi người cũng khác nhau , theo thời gian thì sẽ tích được nhiều kinh nghiệm , đâu phải ai cũng có cùng học vị như nhau , phải có trên có dưới , có trước có sau . Cũng không nên chê bai cái gì cả , mà chỉ nên tự trách mình chưa đủ tài để học rốt ráo môn đó . Cứ chăm chỉ từng chút dần dần Dịch sẽ đến với từng người thôi . Các môn đều cho ra kết quả như nhau mà .
- Mỗi một môn phát triển về sau là tăng thêm vẻ đẹp của Dịch Lý, và hướng đi dễ dàng hơn cho thế hệ sau , càng ngày càng cải tiến , chỉ là mỗi thời lại có khác nhau . Căn Cơ học của mỗi người cũng khác nhau , theo thời gian thì sẽ tích được nhiều kinh nghiệm , đâu phải ai cũng có cùng học vị như nhau , phải có trên có dưới , có trước có sau . Cũng không nên chê bai cái gì cả , mà chỉ nên tự trách mình chưa đủ tài để học rốt ráo môn đó . Cứ chăm chỉ từng chút dần dần Dịch sẽ đến với từng người thôi . Các môn đều cho ra kết quả như nhau mà .
TL: Dich hoc nen phat trien theo huong nay !
Tại hạ xin được phép chia sẻ đôi điều.
Đối với người theo học Dịch, có lẽ ai cũng đều biết: Âm Dương là một hàm số từ ngữ triết học cổ của Á đông, trong đó bao hàm tất cả mọi hiện tượng trong đời sống của thiên nhiên, đời sống của vạn vật và đời sống của con người. Các từ ngữ này được xã hội loài người biết đến một cách rất quen thuộc như : Thiện, Ác, Chánh, Tà, Phải, Trái, Quỉ thần, Tốt, Xấu, Đúng, Sai…và còn nhiều vô kể khi nó xuất hiện trên tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Duy có điều, khi hai thế lực khí này được vận hành bằng quy luật, thì cặp mâu thuẫn, đối lập này cũng luôn được sánh bước bên nhau. Và mọi sự Thiện Ác, Chánh Tà…này cũng sẽ tạo thành những tác động trực tiếp vào cuộc sống, làm cho mọi người đều phải rối bời lên chỉ vì phải trái, đúng sai… tạo ra thành thị phi, điên đảo không lúc nào dừng trong cuộc sống.
Nhưng với người học hiểu Dịch thì lại khác, không thể bị rối bời cũng như không thể sống chung và đồng lõa với những điều ác, điều sai trái vì điều này làm tổn hại đến cuộc sống của mọi con người?
Và họ là những người hơn ai hết, có điều kiện để học tập nên đã nhìn thấy rõ được bàn chất cặp chủ thể này chịu dưới quyền thống lãnh và chi phối bởi hai thế lực khí của Âm Dương. Vì thế, nếu tách cặp mâu thuẫn này ra thì nhất định nó không thuộc quyền thống lĩnh của Âm, thì cũng là của Dương, không Dương thì chắc cũng phải là Âm mà không có ngoại lệ…
Cho nên, nếu qui nạp các chủ thể này trở về cội nguồn của nó, thì tất nhiên sẽ biết rõ nó ai: là đúng hay sai, là thiện hay ác, là chánh hay tà… vì sao nó đến, đến để ban ơn hay giáng họa, và điều còn lại là con người phải hành xử như thế nào để rước điều lành, tránh xa điều dữ giúp cho cuộc sống được an lành, tốt đẹp hơn.
Tỷ như: Hàm số từ ngữ triết học của cặp Âm Dương nhị khí này là: Chân, Giả; Chánh,Tà; Thiện,Ác; Quỉ, Thần; Đúng, Sai; Sáng, Tối; Trí, Ngu…thì vế đầu là do Dương khí quản, vế sau là do Âm khí quản.
Hay còn gọi theo cách khác: Trời, Phật, Thánh, Thần, Chân, Chánh… là phần của Dương khí. Còn Tà, Ma, Quỉ, Quái, Ác. Độc, ngu, Si là do Âm khí quản.
Cho nên, trong từng cặp chủ thể này khi biến hóa ra thành sự vật, tác động vào đời sống của mỗi con người, thì đều phải phụ thuộc vào sự vận hành không ngừng nghỉ của qui luật Âm Dương.
Riêng các qui luật vận hành của khi Âm Dương để cho các cặp chủ thể này biến hóa và trực tiếp tác động vào đời sống sự vật, thì phải dựa vào nguyên tắc của Dịch là:” Khí nào, thì lý ấy và lý nào, thì khí ấy. Vì trong mọi hiện tượng của tự nhiên, có khí ấy thì nó mới biến hóa ra được thành lý ấy, cũng như có lý lẽ của sự vật ấy, thì nhất định cũng phải có từ khí ấy,rồi sau đó mới được sanh hóa ra”.
Cụ thể như: Một người có suy nghĩ và đã đi làm việc Thiện, thì đó là khí của thể Dương cương đã phát động, có phát động thì mới có biến hóa ra thành lý lẽ và tác động trực tiếp để trả kết quả của việc làm từ thiện này lại cho con người. Và tất nhiên, Thiện khí của thể Dương minh phát động, thì đương nhiên lý của nó dù sớm hay muộn gì cũng sẽ biến hóa ra thành những kết quả tốt đẹp để ban tặng lại cho con người.
Còn trái lại, con người có suy nghĩ cùng hành động sai trái, bất thiện hoặc đồng lỏa với việc sai trái, bất thiện thì khí của thể Âm tà này cũng sẽ phát động và sau đó, tùy theo mức độ mà nó biến hóa ra thành lý lẽ của sự việc sai trái, bất thiện để tác động trả lại một cách trực tiếp đến con người này…Và tất nhiên, đó là sự trừng phạt mà con người phải đón nhận.
Cho nên trong Kinh dịch có đoạn viết:
Nếu trong nhà có một người làm điều phước thiện, thì cả nhà sẽ thọ hưởng được điều phước thiện này. Còn trong nhà có một người làm điều xấu, điều ác, thì cả nhà họ cũng sẽ đón nhận lấy họa hại, tai ương.
Trong trường hợp này, nếu như con người tránh được sự trừng phạt của người trong dương gian, thì cũng không tránh khỏi được sự trừng phạt của lưới Trời...
Và cho dù đó là điều thiện hay ác gì cũng vậy, nhanh thì con người sẽ nhận lãnh ngay trước mắt, còn chậm thì vài tháng, vài năm. Còn chậm hơn nữa thì một, vài đời sau cũng phải đón nhận.
Ngoài ra, đây cũng còn gọi là qui luật “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” trong đạo Dịch. Cho nên khi con người tạo nên mối quan hệ mật thiết với thế lực nào, thì nhất định sẽ được thế lực ấy sẽ ban trả lại cho kết quả và tất nhiên, đối với thế lực của thể Âm tà thì con người sẽ nhận lấykết quả không thể tốt lành gì, cho sự sống.
Cho nên đối với người học Dịch, mình phải thấy và phân biệt rõ được phải trái, thấy trước được mọi sự đúng sai. Cũng như không thể biện minh hay đồng lỏa với thế lực này của khí Âm tà, vì đó là đầu mối gây nên những điều xáo trộn, tang thương dành cho cuộc sống. Trừ khi con người bị rơi vào hoàn cảnh khách quan, hay bị sức yếu, thế cô hay không thể làm gì được, nhưng cũng phải có thái độ dứt khoát, rõ ràng.
Thế nhưng trong cuộc đấu tranh này, cho dù con người có hạ quyết tâm đến đâu, cũng không thể nào tiêu diệt hết và tận gốc được thế lực của khí Âm tà này. Vì nó là một, trong hai chủ thể cơ bản dành cho sự sống, nếu tiêu diệt hết, thì sự sống cũng không còn chỗ để dung thân.
Duy chỉ có điều hành xử với thế lực khí này dựa theo lẽ Tôn Ty,Thượng Hạ của nguyên lý Dịch để khống chế, kềm hãm nó lại và không cho nó có điều kiện thuận lợi để được tiến lên, thì trái thế lực này sẽ trở lại hỗ trợ, phò tá, giúp đở, có lợi cho ta rất nhiều trong cuộc sống.
Vì trong các qui luật vận động biến hóa của khí Âm Dương, tuy có ngỗn ngan trăm mối, nhưng bên trong nó luôn vận hành theo một nguyên lý nhất định: có tôn ty, thứ tự và trên dưới ,trước sau. Trong đó, Dương khí luôn đi đầu, đi trước, còn Âm khí thì lúc nào cũng phải tiến bước theo sau. Cũng như Dương thì phải Tôn lên, Âm thì phải kềm hãm xuống…không thể đão ngược được. Nếu đão ngược, là Thiên Địa bất giao, vạn vật sẽ bị điêu tàn và con người phải bị lầm than, khốn khổ…
Cho nên nếu có ai đó nói rằng: sẽ tiêu diệt hết thế lực của thể Âm tà, sai trái, thì đó là kẻ không biết gì về quy luật của tự nhiên. Cho nên mới có suy nghĩ và tệ hơn nữa, là cứ theo đuổi mãi những hành động này.
Tỷ như, thân xác con người là chủ thể do khí Âm tà cai quản, còn tinh thần, trí tuệ con người là do khí của Dương minh cai quản. Nhưng nếu, thân xác đã bị tiêu diệt đi, thì tinh thần và trí tuệ của con ngươi còn chỗ nào để tồn tại nữa hay không?
Biết rằng thân xác này là trực thuộc của thể Âm, cho nên nó luôn đòi hỏi con người phải thỏa mãn cho được, những nhu cầu về vật chất để phục vụ và duy trì cho đời sống của nó và cũng chính là đời sống của con người. Cho nên xem ra, những đòi hỏi này của nó là vô cùng chánh đáng. Nhưng với bản chất là thể Âm tà, vốn có nhiều dục vọng và nhiều tham muốn không bờ bến, cho nên nó thường đòi hỏi quá đáng so với nhu cầu này và nếu có được thỏa mãn, thì bao nhiêu cũng không đủ?.
Vì vậy trong những trường hợp này, nó rất cần đến ánh sáng trí tuệ của thể Dương minh soi đường, chỉ lối và khi cần thì sẽ khống chế, kềm hãm nó lại trước những đòi hỏi quá đáng như thế này. Có như vậy, thì nó mới biết được mình là ai, nhu cầu tham muốn này có cần thiết, có chánh đáng hay không và một lòng tùng thuận thể Dương minh.
Cho nên mới gọi: Vạn sự trên đời này đều do tâm tạo, tuyệt nhiên không có một thế lực của thần thánh, hay ma quỉ của phương nào đến để ban ơn, hay giáng họa xuống cho mỗi con người. Có ban ơn, giáng họa gì đi chăng nữa, thì tất cả đều do con người đã tác động lên mối liên hệ mật thiết cùng với một trong hai thế lực khí nào, là Âm hay Dương thì mới xác định được đó là phước hay là họa vậy.
Như một con người có mối liên hệ mật thiết với thể dương minh, thì suy nghĩ và hành động của họ luôn được sáng suốt, biết làm chủ được bản thân,và luôn có hành động đúng, dựa theo đạo lý…
Ngoài ra, họ cũng biết ngăn chận những điều tham muốn sai trái, những dục vọng không minh bạch,rõ ràng, thì đó là một con người không có mối quan hệ mật thiết nào, cùng với thể Âm tà.
Và một Khi con người đã có mối quan hệ mật thiết cùng với thể Dương minh, thì mọi suy nghĩ và việc làm của họ sẽ tác động trực tiếp vào với thế lực khí này. Sau khi tiếp nhận trong một thời gian nào đó, thì nhất định nó sẽ có phản hồi lại bằng kết quả và tác động trực tiếp vào đời sống của con người này. Và cũng tất nhiên, đó là những điều tốt đẹp, tùy theo mức độ, nhiều hay ít do thế lực này tiếp nhận lực tác động, từ phía con người.
Còn trái lại, người có mối liên hệ mật thiết cùng với thể Âm tà, thì cũng vậy. Nhưng con người phải nhận lấy kết quà bằng sự đau thương, tàn phá hay hủy diệt đi cuộc sống, tùy theo thế lực này tiếp nhận lực tác động từ phía con người ấy như thế nào: nặng hay nhẹ, nhiều hay ít mà sẽ giáng trả lại kết quả cho con người, trong cuộc sống…
Duy chỉ có điều, nếu như con người không biết, không hay đó là điều sai trái, là tội ác, thì có thể sẽ đón nhận lực tác động này được lại nhẹ nhàng hơn, đó là những trở ngại, muộn phiền trong cuộc sống chẵng hạn….
Cho nên dưới tầm nhìn của Dịch học, không phải vô duyên, vô cớ mà các vị chơn tu sau khi đã đắt đạo, vì thương chúng sanh bị mờ mịt bởi hai thế lực khí này. Cho nên có những vị đã đứng ra lập nhiều tôn giáo, có nguồn gốc nhân bản để xây dựng nên nhiều chủ thuyết. Nhằm để vừa dạy dỗ, vừa cảnh báo cho con người bằng những hình tượng siêu nhiên, giúp cho con người luôn giữ mối liên hệ mật thiết cùng với thế lực của khí Dương minh, trong bất cứ hoàn cảnh nào để cuộc sống luôn đón nhận được mọi sự tốt lành, từ thế lực khí này phản hồi lại.
Còn đối với khí Âm tà thì ngược lại, phải trốn lánh cho thật xa, tuyệt đối không thể thiết lập các mối liên hệ nào, cho dù đó là vô tình hay cố ý. Còn khi đã sống chung hay đồng lỏa với tội ác, với những điều sai trái của thế lực khí này, thì cũng có nghĩa: con người này đã thiết lập nên mối quan hệ cùng với thế lực này rồi vậy.
Do bản chất của khí Âm tà là trung tâm của những điều sai trái, những điều ngu muội, chết chóc và tội ác, đau thương…Cho nên khi con người đã thiết lập mối quan hệ này, thì cũng có nghĩa đã thực hiện những hành vi xấu xa, mờ ám nào rồi. Và tất nhiên sau khi tiếp nhận, thì thế lực này cũng sẽ ban tặng lại cho con người, nhưng đó lại là những sản phẩm chết chóc, đau thương,.. dành cho cuộc sống.
Chính vì vậy, nên bất kỳ tôn giáo hay một chủ thuyết nhân bản nào cũng đều dạy cho con người làm theo điều lương thiện, những việc lành, tu nhơn, tích nhiều công đức để được về nơi đất Phật, về với nước Trời, hay được thần thánh phù hộ, độ trì…Nhưng thực chất là rất mong muốn cho con người thiết lập nên mối quan hệ tốt, cùng với thế lực khí của thể Dương minh. Còn ngoài ra,không có một thế lực siêu nhiên nào có quyền đi ban ơn hay giáng xuống cho một con người nào được.
Trừ khi đó là những chủ thuyết, những giáo phái phi nhân bản họ mới dạy cho tín đồ những việc làm đồng thanh, đồng khí cùng với thế lực của thể Âm tà và kết quả họ nhận được như thế nào, thỉ mọi người cũng đều biết: Thuận thiên giả tồn, còn nghịch thiên là bị giả vong vậy.
Cho nên chỉ có thể thiêt lập mối quan hệ thật tốt với khí của thể Dương minh, thì cuộc sống mới đảm bão được tồn tại và phát triển. Còn quan hệ cùng với thể Âm tà, thì sớm muộn gì cũng phải bị mai một…
Cho nên, mọi người cần phải hết sức cảnh giác trong việc phận định rõ đúng, sai để không bị rơi vào con đường đầy gian nan của thể khí Âm tà mà vẫn cứ hiên ngan, tiến bước vậy.
Đối với người theo học Dịch, có lẽ ai cũng đều biết: Âm Dương là một hàm số từ ngữ triết học cổ của Á đông, trong đó bao hàm tất cả mọi hiện tượng trong đời sống của thiên nhiên, đời sống của vạn vật và đời sống của con người. Các từ ngữ này được xã hội loài người biết đến một cách rất quen thuộc như : Thiện, Ác, Chánh, Tà, Phải, Trái, Quỉ thần, Tốt, Xấu, Đúng, Sai…và còn nhiều vô kể khi nó xuất hiện trên tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Duy có điều, khi hai thế lực khí này được vận hành bằng quy luật, thì cặp mâu thuẫn, đối lập này cũng luôn được sánh bước bên nhau. Và mọi sự Thiện Ác, Chánh Tà…này cũng sẽ tạo thành những tác động trực tiếp vào cuộc sống, làm cho mọi người đều phải rối bời lên chỉ vì phải trái, đúng sai… tạo ra thành thị phi, điên đảo không lúc nào dừng trong cuộc sống.
Nhưng với người học hiểu Dịch thì lại khác, không thể bị rối bời cũng như không thể sống chung và đồng lõa với những điều ác, điều sai trái vì điều này làm tổn hại đến cuộc sống của mọi con người?
Và họ là những người hơn ai hết, có điều kiện để học tập nên đã nhìn thấy rõ được bàn chất cặp chủ thể này chịu dưới quyền thống lãnh và chi phối bởi hai thế lực khí của Âm Dương. Vì thế, nếu tách cặp mâu thuẫn này ra thì nhất định nó không thuộc quyền thống lĩnh của Âm, thì cũng là của Dương, không Dương thì chắc cũng phải là Âm mà không có ngoại lệ…
Cho nên, nếu qui nạp các chủ thể này trở về cội nguồn của nó, thì tất nhiên sẽ biết rõ nó ai: là đúng hay sai, là thiện hay ác, là chánh hay tà… vì sao nó đến, đến để ban ơn hay giáng họa, và điều còn lại là con người phải hành xử như thế nào để rước điều lành, tránh xa điều dữ giúp cho cuộc sống được an lành, tốt đẹp hơn.
Tỷ như: Hàm số từ ngữ triết học của cặp Âm Dương nhị khí này là: Chân, Giả; Chánh,Tà; Thiện,Ác; Quỉ, Thần; Đúng, Sai; Sáng, Tối; Trí, Ngu…thì vế đầu là do Dương khí quản, vế sau là do Âm khí quản.
Hay còn gọi theo cách khác: Trời, Phật, Thánh, Thần, Chân, Chánh… là phần của Dương khí. Còn Tà, Ma, Quỉ, Quái, Ác. Độc, ngu, Si là do Âm khí quản.
Cho nên, trong từng cặp chủ thể này khi biến hóa ra thành sự vật, tác động vào đời sống của mỗi con người, thì đều phải phụ thuộc vào sự vận hành không ngừng nghỉ của qui luật Âm Dương.
Riêng các qui luật vận hành của khi Âm Dương để cho các cặp chủ thể này biến hóa và trực tiếp tác động vào đời sống sự vật, thì phải dựa vào nguyên tắc của Dịch là:” Khí nào, thì lý ấy và lý nào, thì khí ấy. Vì trong mọi hiện tượng của tự nhiên, có khí ấy thì nó mới biến hóa ra được thành lý ấy, cũng như có lý lẽ của sự vật ấy, thì nhất định cũng phải có từ khí ấy,rồi sau đó mới được sanh hóa ra”.
Cụ thể như: Một người có suy nghĩ và đã đi làm việc Thiện, thì đó là khí của thể Dương cương đã phát động, có phát động thì mới có biến hóa ra thành lý lẽ và tác động trực tiếp để trả kết quả của việc làm từ thiện này lại cho con người. Và tất nhiên, Thiện khí của thể Dương minh phát động, thì đương nhiên lý của nó dù sớm hay muộn gì cũng sẽ biến hóa ra thành những kết quả tốt đẹp để ban tặng lại cho con người.
Còn trái lại, con người có suy nghĩ cùng hành động sai trái, bất thiện hoặc đồng lỏa với việc sai trái, bất thiện thì khí của thể Âm tà này cũng sẽ phát động và sau đó, tùy theo mức độ mà nó biến hóa ra thành lý lẽ của sự việc sai trái, bất thiện để tác động trả lại một cách trực tiếp đến con người này…Và tất nhiên, đó là sự trừng phạt mà con người phải đón nhận.
Cho nên trong Kinh dịch có đoạn viết:
Nếu trong nhà có một người làm điều phước thiện, thì cả nhà sẽ thọ hưởng được điều phước thiện này. Còn trong nhà có một người làm điều xấu, điều ác, thì cả nhà họ cũng sẽ đón nhận lấy họa hại, tai ương.
Trong trường hợp này, nếu như con người tránh được sự trừng phạt của người trong dương gian, thì cũng không tránh khỏi được sự trừng phạt của lưới Trời...
Và cho dù đó là điều thiện hay ác gì cũng vậy, nhanh thì con người sẽ nhận lãnh ngay trước mắt, còn chậm thì vài tháng, vài năm. Còn chậm hơn nữa thì một, vài đời sau cũng phải đón nhận.
Ngoài ra, đây cũng còn gọi là qui luật “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” trong đạo Dịch. Cho nên khi con người tạo nên mối quan hệ mật thiết với thế lực nào, thì nhất định sẽ được thế lực ấy sẽ ban trả lại cho kết quả và tất nhiên, đối với thế lực của thể Âm tà thì con người sẽ nhận lấykết quả không thể tốt lành gì, cho sự sống.
Cho nên đối với người học Dịch, mình phải thấy và phân biệt rõ được phải trái, thấy trước được mọi sự đúng sai. Cũng như không thể biện minh hay đồng lỏa với thế lực này của khí Âm tà, vì đó là đầu mối gây nên những điều xáo trộn, tang thương dành cho cuộc sống. Trừ khi con người bị rơi vào hoàn cảnh khách quan, hay bị sức yếu, thế cô hay không thể làm gì được, nhưng cũng phải có thái độ dứt khoát, rõ ràng.
Thế nhưng trong cuộc đấu tranh này, cho dù con người có hạ quyết tâm đến đâu, cũng không thể nào tiêu diệt hết và tận gốc được thế lực của khí Âm tà này. Vì nó là một, trong hai chủ thể cơ bản dành cho sự sống, nếu tiêu diệt hết, thì sự sống cũng không còn chỗ để dung thân.
Duy chỉ có điều hành xử với thế lực khí này dựa theo lẽ Tôn Ty,Thượng Hạ của nguyên lý Dịch để khống chế, kềm hãm nó lại và không cho nó có điều kiện thuận lợi để được tiến lên, thì trái thế lực này sẽ trở lại hỗ trợ, phò tá, giúp đở, có lợi cho ta rất nhiều trong cuộc sống.
Vì trong các qui luật vận động biến hóa của khí Âm Dương, tuy có ngỗn ngan trăm mối, nhưng bên trong nó luôn vận hành theo một nguyên lý nhất định: có tôn ty, thứ tự và trên dưới ,trước sau. Trong đó, Dương khí luôn đi đầu, đi trước, còn Âm khí thì lúc nào cũng phải tiến bước theo sau. Cũng như Dương thì phải Tôn lên, Âm thì phải kềm hãm xuống…không thể đão ngược được. Nếu đão ngược, là Thiên Địa bất giao, vạn vật sẽ bị điêu tàn và con người phải bị lầm than, khốn khổ…
Cho nên nếu có ai đó nói rằng: sẽ tiêu diệt hết thế lực của thể Âm tà, sai trái, thì đó là kẻ không biết gì về quy luật của tự nhiên. Cho nên mới có suy nghĩ và tệ hơn nữa, là cứ theo đuổi mãi những hành động này.
Tỷ như, thân xác con người là chủ thể do khí Âm tà cai quản, còn tinh thần, trí tuệ con người là do khí của Dương minh cai quản. Nhưng nếu, thân xác đã bị tiêu diệt đi, thì tinh thần và trí tuệ của con ngươi còn chỗ nào để tồn tại nữa hay không?
Biết rằng thân xác này là trực thuộc của thể Âm, cho nên nó luôn đòi hỏi con người phải thỏa mãn cho được, những nhu cầu về vật chất để phục vụ và duy trì cho đời sống của nó và cũng chính là đời sống của con người. Cho nên xem ra, những đòi hỏi này của nó là vô cùng chánh đáng. Nhưng với bản chất là thể Âm tà, vốn có nhiều dục vọng và nhiều tham muốn không bờ bến, cho nên nó thường đòi hỏi quá đáng so với nhu cầu này và nếu có được thỏa mãn, thì bao nhiêu cũng không đủ?.
Vì vậy trong những trường hợp này, nó rất cần đến ánh sáng trí tuệ của thể Dương minh soi đường, chỉ lối và khi cần thì sẽ khống chế, kềm hãm nó lại trước những đòi hỏi quá đáng như thế này. Có như vậy, thì nó mới biết được mình là ai, nhu cầu tham muốn này có cần thiết, có chánh đáng hay không và một lòng tùng thuận thể Dương minh.
Cho nên mới gọi: Vạn sự trên đời này đều do tâm tạo, tuyệt nhiên không có một thế lực của thần thánh, hay ma quỉ của phương nào đến để ban ơn, hay giáng họa xuống cho mỗi con người. Có ban ơn, giáng họa gì đi chăng nữa, thì tất cả đều do con người đã tác động lên mối liên hệ mật thiết cùng với một trong hai thế lực khí nào, là Âm hay Dương thì mới xác định được đó là phước hay là họa vậy.
Như một con người có mối liên hệ mật thiết với thể dương minh, thì suy nghĩ và hành động của họ luôn được sáng suốt, biết làm chủ được bản thân,và luôn có hành động đúng, dựa theo đạo lý…
Ngoài ra, họ cũng biết ngăn chận những điều tham muốn sai trái, những dục vọng không minh bạch,rõ ràng, thì đó là một con người không có mối quan hệ mật thiết nào, cùng với thể Âm tà.
Và một Khi con người đã có mối quan hệ mật thiết cùng với thể Dương minh, thì mọi suy nghĩ và việc làm của họ sẽ tác động trực tiếp vào với thế lực khí này. Sau khi tiếp nhận trong một thời gian nào đó, thì nhất định nó sẽ có phản hồi lại bằng kết quả và tác động trực tiếp vào đời sống của con người này. Và cũng tất nhiên, đó là những điều tốt đẹp, tùy theo mức độ, nhiều hay ít do thế lực này tiếp nhận lực tác động, từ phía con người.
Còn trái lại, người có mối liên hệ mật thiết cùng với thể Âm tà, thì cũng vậy. Nhưng con người phải nhận lấy kết quà bằng sự đau thương, tàn phá hay hủy diệt đi cuộc sống, tùy theo thế lực này tiếp nhận lực tác động từ phía con người ấy như thế nào: nặng hay nhẹ, nhiều hay ít mà sẽ giáng trả lại kết quả cho con người, trong cuộc sống…
Duy chỉ có điều, nếu như con người không biết, không hay đó là điều sai trái, là tội ác, thì có thể sẽ đón nhận lực tác động này được lại nhẹ nhàng hơn, đó là những trở ngại, muộn phiền trong cuộc sống chẵng hạn….
Cho nên dưới tầm nhìn của Dịch học, không phải vô duyên, vô cớ mà các vị chơn tu sau khi đã đắt đạo, vì thương chúng sanh bị mờ mịt bởi hai thế lực khí này. Cho nên có những vị đã đứng ra lập nhiều tôn giáo, có nguồn gốc nhân bản để xây dựng nên nhiều chủ thuyết. Nhằm để vừa dạy dỗ, vừa cảnh báo cho con người bằng những hình tượng siêu nhiên, giúp cho con người luôn giữ mối liên hệ mật thiết cùng với thế lực của khí Dương minh, trong bất cứ hoàn cảnh nào để cuộc sống luôn đón nhận được mọi sự tốt lành, từ thế lực khí này phản hồi lại.
Còn đối với khí Âm tà thì ngược lại, phải trốn lánh cho thật xa, tuyệt đối không thể thiết lập các mối liên hệ nào, cho dù đó là vô tình hay cố ý. Còn khi đã sống chung hay đồng lỏa với tội ác, với những điều sai trái của thế lực khí này, thì cũng có nghĩa: con người này đã thiết lập nên mối quan hệ cùng với thế lực này rồi vậy.
Do bản chất của khí Âm tà là trung tâm của những điều sai trái, những điều ngu muội, chết chóc và tội ác, đau thương…Cho nên khi con người đã thiết lập mối quan hệ này, thì cũng có nghĩa đã thực hiện những hành vi xấu xa, mờ ám nào rồi. Và tất nhiên sau khi tiếp nhận, thì thế lực này cũng sẽ ban tặng lại cho con người, nhưng đó lại là những sản phẩm chết chóc, đau thương,.. dành cho cuộc sống.
Chính vì vậy, nên bất kỳ tôn giáo hay một chủ thuyết nhân bản nào cũng đều dạy cho con người làm theo điều lương thiện, những việc lành, tu nhơn, tích nhiều công đức để được về nơi đất Phật, về với nước Trời, hay được thần thánh phù hộ, độ trì…Nhưng thực chất là rất mong muốn cho con người thiết lập nên mối quan hệ tốt, cùng với thế lực khí của thể Dương minh. Còn ngoài ra,không có một thế lực siêu nhiên nào có quyền đi ban ơn hay giáng xuống cho một con người nào được.
Trừ khi đó là những chủ thuyết, những giáo phái phi nhân bản họ mới dạy cho tín đồ những việc làm đồng thanh, đồng khí cùng với thế lực của thể Âm tà và kết quả họ nhận được như thế nào, thỉ mọi người cũng đều biết: Thuận thiên giả tồn, còn nghịch thiên là bị giả vong vậy.
Cho nên chỉ có thể thiêt lập mối quan hệ thật tốt với khí của thể Dương minh, thì cuộc sống mới đảm bão được tồn tại và phát triển. Còn quan hệ cùng với thể Âm tà, thì sớm muộn gì cũng phải bị mai một…
Cho nên, mọi người cần phải hết sức cảnh giác trong việc phận định rõ đúng, sai để không bị rơi vào con đường đầy gian nan của thể khí Âm tà mà vẫn cứ hiên ngan, tiến bước vậy.
Được cảm ơn bởi: thiện vũ long, mysterious, cloudstrife, Thaivannam2011
-
- Mới gia nhập
- Bài viết: 21
- Tham gia: 16:43, 12/05/11
TL: Dich hoc nen phat trien theo huong nay !
Anh Thainhat đã có bài viết khá thấu tình đạt lý.
Đúng, có thể mô tả đơn giản rằng mọi tôn giáo đều hướng con người đến tính thiện, đồng thời nhằm duy trì mối quan hệ xã hội, gia đình, người với người theo một đạo trật tự trên - dưới, phải - trái, trước - sau. Và cũng phải thừa nhận rằng, bản thân các triết lý mỗi tôn giáo sơ khai xuất phát từ tính nhân văn của nó. Chu dịch có thể coi như một tôn giáo, thu phục đến lạ kỳ và sức sống mãnh liệt theo thời gian.
Qua mấy nghìn năm, Chu dịch đã trở thành một sản phẩm văn hóa tinh thần kiệt tác đáng tự hào của phương Đông. Theo đó, các khám phá từ Chu dịch đã tạo nên muôn vàn những hướng đi mới mẻ, độc lập và có giá trị cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.
Không dừng lại ở đó, các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng, giá trị của Chu dịch còn quá nhiều điều mà con người vẫn chưa thể chinh phục hết được.
Do vậy, ngoài việc phát triển những thành tựu đã có, việc phát hiện những hướng đi mới cũng là cần thiết, đáng được cổ dương. Tất nhiên, hướng đi ấy phải được chứng minh tính đúng.
Bàn về cái gọi là Âm tà và Dương minh liên quan đến Chu dịch, ta không nên đánh đồng về dưới góc độ lý thuyết và thực tiễn.
Về lý thuyết, nếu đúng, sẽ được chấp nhận, mặc dù cho lý thuyết kia có thể làm thay đổi sự thống trị lâu dài, quen thuộc của giá trị này khác. Lý thuyết sai đương nhiên không có chỗ cho sự tồn tại dù cho có tuyên truyền vận động đến đâu đi chăng nữa.
Bàn về thực tiễn: Bản thân các kỹ thuật ra đời và vận dụng vào dự đoán không đắc tội với ai, nó chỉ nhằm phát hiện cái đã qua, dự báo điều sắp đến mà tìm cát, lánh hung... Nó không thể được coi là Chính hay Tà gì ở đây. Mỗi kỹ thuật có thể gọt bỏ những râu ria được cho là không cần thiết, hoặc nó có thể định ra những nguyên tắc sử dụng, quy ước khác trên cơ sở nền tảng lý thuyết được chấp nhận. Nhưng, cái mà được coi là Âm tà hay Dương minh dường như nổi bật nằm ở chỗ này.
Trong thực tiễn, thời đại "thầy bói" lên mây, vài bước chân là gặp được. Có thầy chẳng cần biết gì đến Bốc dịch, Tử vi, Tử bình..., chỉ ốm một trận hoặc đang cày cuốc, buôn bán... tự dưng biết xem mà người đời gọi một cách khá trân trọng pha chút mỉa mai rằng "thánh cho ăn lộc". Có người, được học hành đàng hoàng, có thầy có thợ, lại dùng nó vào mục đích kiếm tiền quá mức, mà người ta tự cho mình cái quyền là "tiền thầy phúc chủ"... Nhưng, cũng nhiều người, vì đam mê mà học để khám phá thế giới vô tận vô cùng này không chút mảy may suy tính lợi lộc trước sau.
Vậy đấy, tôi học anh, học lý thuyết và các kỹ thuật dự đoán của anh. Anh dùng nó để giúp đỡ mọi người theo nghĩa vô tư. Tôi lại dùng nó để cốt kiếm sao thật nhiều tiền, để sống cho sung sướng cái đời tôi. Xem ra chính cái mục đích sử dụng mới đáng để ta phải bàn.
Trân trọng
Đúng, có thể mô tả đơn giản rằng mọi tôn giáo đều hướng con người đến tính thiện, đồng thời nhằm duy trì mối quan hệ xã hội, gia đình, người với người theo một đạo trật tự trên - dưới, phải - trái, trước - sau. Và cũng phải thừa nhận rằng, bản thân các triết lý mỗi tôn giáo sơ khai xuất phát từ tính nhân văn của nó. Chu dịch có thể coi như một tôn giáo, thu phục đến lạ kỳ và sức sống mãnh liệt theo thời gian.
Qua mấy nghìn năm, Chu dịch đã trở thành một sản phẩm văn hóa tinh thần kiệt tác đáng tự hào của phương Đông. Theo đó, các khám phá từ Chu dịch đã tạo nên muôn vàn những hướng đi mới mẻ, độc lập và có giá trị cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.
Không dừng lại ở đó, các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng, giá trị của Chu dịch còn quá nhiều điều mà con người vẫn chưa thể chinh phục hết được.
Do vậy, ngoài việc phát triển những thành tựu đã có, việc phát hiện những hướng đi mới cũng là cần thiết, đáng được cổ dương. Tất nhiên, hướng đi ấy phải được chứng minh tính đúng.
Bàn về cái gọi là Âm tà và Dương minh liên quan đến Chu dịch, ta không nên đánh đồng về dưới góc độ lý thuyết và thực tiễn.
Về lý thuyết, nếu đúng, sẽ được chấp nhận, mặc dù cho lý thuyết kia có thể làm thay đổi sự thống trị lâu dài, quen thuộc của giá trị này khác. Lý thuyết sai đương nhiên không có chỗ cho sự tồn tại dù cho có tuyên truyền vận động đến đâu đi chăng nữa.
Bàn về thực tiễn: Bản thân các kỹ thuật ra đời và vận dụng vào dự đoán không đắc tội với ai, nó chỉ nhằm phát hiện cái đã qua, dự báo điều sắp đến mà tìm cát, lánh hung... Nó không thể được coi là Chính hay Tà gì ở đây. Mỗi kỹ thuật có thể gọt bỏ những râu ria được cho là không cần thiết, hoặc nó có thể định ra những nguyên tắc sử dụng, quy ước khác trên cơ sở nền tảng lý thuyết được chấp nhận. Nhưng, cái mà được coi là Âm tà hay Dương minh dường như nổi bật nằm ở chỗ này.
Trong thực tiễn, thời đại "thầy bói" lên mây, vài bước chân là gặp được. Có thầy chẳng cần biết gì đến Bốc dịch, Tử vi, Tử bình..., chỉ ốm một trận hoặc đang cày cuốc, buôn bán... tự dưng biết xem mà người đời gọi một cách khá trân trọng pha chút mỉa mai rằng "thánh cho ăn lộc". Có người, được học hành đàng hoàng, có thầy có thợ, lại dùng nó vào mục đích kiếm tiền quá mức, mà người ta tự cho mình cái quyền là "tiền thầy phúc chủ"... Nhưng, cũng nhiều người, vì đam mê mà học để khám phá thế giới vô tận vô cùng này không chút mảy may suy tính lợi lộc trước sau.
Vậy đấy, tôi học anh, học lý thuyết và các kỹ thuật dự đoán của anh. Anh dùng nó để giúp đỡ mọi người theo nghĩa vô tư. Tôi lại dùng nó để cốt kiếm sao thật nhiều tiền, để sống cho sung sướng cái đời tôi. Xem ra chính cái mục đích sử dụng mới đáng để ta phải bàn.
Trân trọng
Được cảm ơn bởi: thainhat
-
- Tứ đẳng
- Bài viết: 774
- Tham gia: 12:22, 02/04/09
- Đến từ: 0342383368
- Liên hệ:
TL: Dich hoc nen phat trien theo huong nay !
Nghe lời dịch mà tựa như mơ hồ bởi vậy mới hiểu được rằng hiểu dịch đã khó , thấu đạo lại càng khó hơn .
Thái nhất tiên sinh đã phân tích sự kiện qua các vấn đề nêu rõ bản chát của âm dương và sự ảnh hưởng của âm dương đối với sự vật sự việc thông qua đánh giá khách quan , điều đó cũng làm cho những ai đam mê dịch học đều hiểu đôi ba phần . Tuy mỗi nhà mỗi khác nhưng sự vận hành của tinh đẩu , quy luật của cuộc sống , âm dương suy thịnh đều có quy luật cả vậy .
Thế đời được mất người đức cao chí cả thì khi gặp nguy khốn vẫn an lòng giữ đức ko chịu đổi thay , lập trường vững chắc . kẻ khác thì chạy theo lối suy nghĩ của thời đại mà quên đi bản chất thật sự của nó , xin cảm ơn bài viết của thái nhất tiên sinh .
kính bút !
Thái nhất tiên sinh đã phân tích sự kiện qua các vấn đề nêu rõ bản chát của âm dương và sự ảnh hưởng của âm dương đối với sự vật sự việc thông qua đánh giá khách quan , điều đó cũng làm cho những ai đam mê dịch học đều hiểu đôi ba phần . Tuy mỗi nhà mỗi khác nhưng sự vận hành của tinh đẩu , quy luật của cuộc sống , âm dương suy thịnh đều có quy luật cả vậy .
Thế đời được mất người đức cao chí cả thì khi gặp nguy khốn vẫn an lòng giữ đức ko chịu đổi thay , lập trường vững chắc . kẻ khác thì chạy theo lối suy nghĩ của thời đại mà quên đi bản chất thật sự của nó , xin cảm ơn bài viết của thái nhất tiên sinh .
kính bút !
Được cảm ơn bởi: thainhat
TL: Dich hoc nen phat trien theo huong nay !
Xin hỏi, nếu chỉ dùng quái tượng và hào từ, bạn có thể định được cát hung của sự việc, đồng thời xác định được cả thời khắc ứng nghiệm cát hung của sự việc hay không?Thaivannam2011 đã viết:mutsuto_2005 đã viết:Có lẽ Mutsuto_2005 sẽ viết bài cuối .
Cuộc đời con người sinh ra động chỉ 1 hào đó là cái thời của mình trong suốt cuộc đời ,Làm gì có chuyện tính năm mà động 1,2,3,4,5,6 hay là 3,4,5,6,1,2 .Các thời khác đâu phải của mình mà động rồi biến ....
Tôi và cậu không hề biết nhau. Nên tôi góp ý với cậu là vô tư.
Musuto_2005 nhận định vậy là đụng lớn đến Thái ất rồi. Nhưng tôi cũng tán thành dù cậu giải thích vẫn mang tính áp đặt cá nhân và không thể thuyết phục người khác.
Xin hỏi, có phải bạn tán thành với nhận định trên của bạn mutsuto_2005 hay không?
Xin cảm ơn.
Được cảm ơn bởi: Thaivannam2011
TL: Dich hoc nen phat trien theo huong nay !
Như tôi đã nói ban đầu, nếu ai đó né tránh việc chứng minh luận thuyết mà chính họ đưa ra thì cần phải đặt nghi vấn về tính chân thực của luận thuyết đó. Ấy mới là tinh thần khoa học. Chứ nếu không thì ai chẳng vẽ ra được luận thuyết mà họ nghĩ là mới hoặc cố tình cho là mới, đất nước này có bao nhiêu tiến sĩ giấy rồi?
Nếu bạn ủng hộ thì bạn cũng phải chứng minh được sự ủng hộ của mình là có cơ sở, chứ không phải tin vu vơ, phản khoa học. Ấy mới là tinh thần khoa học.
Thân mến.
Nếu bạn ủng hộ thì bạn cũng phải chứng minh được sự ủng hộ của mình là có cơ sở, chứ không phải tin vu vơ, phản khoa học. Ấy mới là tinh thần khoa học.
Thân mến.
Được cảm ơn bởi: Thaivannam2011
TL: Dich hoc nen phat trien theo huong nay !
Nếu ai cũng có tinh thần như vậy thì những kẻ lừa đảo sẽ không còn đất sống, không chỉ trong lĩnh vực huyền học này mà còn trong tất cả các lĩnh vực khác của xã hội như tâm linh, kinh tế, y học, văn hóa .v.v.
Được cảm ơn bởi: Thaivannam2011
-
- Chính thức
- Bài viết: 76
- Tham gia: 22:48, 20/06/09
TL: Dich hoc nen phat trien theo huong nay !
Tôi chưa nghe thấy ở đâu nói hào đang động chính là Thời mà mình đang ở vào. Cái này thật mới với tôi.
Tượng quẻ với tôi là con đường mà Dịch Đạo chỉ dẫn cho ta hành động. Còn trong Hào từ thì đã chỉ rõ cát-hung-hối-lận rõ rồi. Vấn đề chính là pháp môn ta sử dụng có giúp ta lấy đúng được quẻ và hào hay không mà thôi. Với môn Thái Ất thì thật là khó nói, không có duyên với nó thì có giỏi Dịch cũng chưa chắc dùng được vì nó không cho mình dùng, hoặc cũng có thể tôi không ở trong trạng thái của người khác nên không thể dùng thay họ được. Tôi rất hy vọng pháp môn mới mà thầy trò bạn M_2005 sắp đưa ra sẽ giúp ích được cho toàn thể mọi người chứ không phải chỉ dành cho một số ít người như môn Thái Ất.
Tượng quẻ với tôi là con đường mà Dịch Đạo chỉ dẫn cho ta hành động. Còn trong Hào từ thì đã chỉ rõ cát-hung-hối-lận rõ rồi. Vấn đề chính là pháp môn ta sử dụng có giúp ta lấy đúng được quẻ và hào hay không mà thôi. Với môn Thái Ất thì thật là khó nói, không có duyên với nó thì có giỏi Dịch cũng chưa chắc dùng được vì nó không cho mình dùng, hoặc cũng có thể tôi không ở trong trạng thái của người khác nên không thể dùng thay họ được. Tôi rất hy vọng pháp môn mới mà thầy trò bạn M_2005 sắp đưa ra sẽ giúp ích được cho toàn thể mọi người chứ không phải chỉ dành cho một số ít người như môn Thái Ất.
TL: Dich hoc nen phat trien theo huong nay !
Xin hỏi, bạn lấy quẻ theo phương pháp nào?dichnhan07 đã viết:Tôi chưa nghe thấy ở đâu nói hào đang động chính là Thời mà mình đang ở vào. Cái này thật mới với tôi.
Tượng quẻ với tôi là con đường mà Dịch Đạo chỉ dẫn cho ta hành động. Còn trong Hào từ thì đã chỉ rõ cát-hung-hối-lận rõ rồi. Vấn đề chính là pháp môn ta sử dụng có giúp ta lấy đúng được quẻ và hào hay không mà thôi. Với môn Thái Ất thì thật là khó nói, không có duyên với nó thì có giỏi Dịch cũng chưa chắc dùng được vì nó không cho mình dùng, hoặc cũng có thể tôi không ở trong trạng thái của người khác nên không thể dùng thay họ được. Tôi rất hy vọng pháp môn mới mà thầy trò bạn M_2005 sắp đưa ra sẽ giúp ích được cho toàn thể mọi người chứ không phải chỉ dành cho một số ít người như môn Thái Ất.
Thái Ất rất lợi hại. Nói như thế này thì có vẻ hơi trần trụi đời thường nhưng mà "của nào giá nấy". Không nên vì không đủ khả năng để học mà lại bài xích nó (giống câu chuyện ngụ ngôn về con cáo và chùm nho).