mebeminhduong đã viết:Không phải đâu, cái này là một hệ thống bát quái nhưng trong vấn đề khác thì phải. Mebeminhduong nhớ là ở đâu đó, không biết có phải trong cuốn Kinh dịch của Ngô Tất Tố dịch không?
Hoàng thấy các tài liệu không nói rõ sự khác nhau của 2 tên: càn và kiền, và lại: đọc thấy bản chất 2 cái giống nhau nên kết luận chỉ là 1

chắc là do người ta gọi theo tiếng địa phương. Ví như cuốn tử vi của ông Việt Viêm Tử, ổng gọi Mệnh là Mạnh thì phải

lâu không nhớ lắm.
--------------------
Bây giờ nhớ quy luật nạp chi cho 8 quẻ kép thuần như sau:
Cần nhớ 1 vài quy luật như sau:
+ Quẻ Dương đi với Chi Dương, Quẻ Âm đi với chi Âm (quan trọng)
+ Nạp cho quẻ dương thì thứ tự chi đi thuận, nạp cho quẻ âm thì thứ tự chi đi nghịch (quan trọng)
+ thuần Chấn và thuần Càn giống nhau (?? - miễn giải thích vì cũng không biết vì sao có quy định này

và không biết có tài liệu nào quy định khác không)
Để dễ nhớ, ta cần nhớ bổ sung:
+ Thứ tự nạp cho quẻ dương: Càn - Khảm- Cấn - Chấn
+ Thứ tự nạp cho quẻ âm: Tốn - Ly - Đoài - Khôn
+ Càn - Khởi hào đầu từ Tý
+ Tốn - Khởi hào đầu từ Sửu
=> Nạp thử:
Thuần Càn:
Hào 1: Tý -> Hào 2: Dần -> Hào 3: Thìn -> Hào 4: Ngọ -> Hào 5: Thân -> Hào 6: Tuất
Thuần Khảm:
Trong thứ tự nạp chi, Khảm sau Càn nên bỏ qua Tý mà start từ Dần:
Hào 1: Dần -> Hào 2: Thìn -> Hào 3: Ngọ -> Hào 4: Thân -> Hào 5: Tuất -> Hào 6: Tý
Thuần Cần: -> tự bác nạp thử
Thuần Chấn (là ngoại lệ như đã trình bày).
Nạp cho các quẻ âm: chú ý đi ngược
Thuần Tốn:
Hào 1: Sửu -> Hào 2: Hợi -> Hào 3: Dậu -> Hào 4: Mùi -> Hào 5: Tỵ -> Hào 6: Mão
Thuần Ly: Ly đứng sau Tốn nên ta bỏ qua Sửu mà Start từ Mão, hoặc bác thấy rằng, ta "đảo chiều" từ thuần tốn đi xuống.
Bác thử làm rồi ngẫm nghĩ thôi
