TuviExpress đã viết: 20:07, 21/01/22
NOSA đã viết: 16:07, 09/01/22
Một ngày âm lịch thực chất là một ngày Tiết khí vì tính theo Mặt Trời chứ không tính theo Mặt Trăng. Một ngày Tiết khí cũng là một ngày Âm lịch bắt đầu từ giờ Tý đến hết giờ Hợi. Xác định giờ trong ngày Âm lịch, người ta đo bằng đồng hồ Mặt Trời. Khi Mặt Trời đứng bóng là thời điểm trong ngày Mặt Trời ở vị trí cao nhất trên bầu trời, là thời điểm mà bóng của một vật thể (cây cọc cắm trên mặt đất, ngôi nhà, cái cây...) là ngắn nhất trong ngày, trong Âm lịch xác định là thời điểm chính Ngọ. Thời điểm Mặt Trời đứng bóng trong một ngày của dương lịch không phải lúc nào cũng là 12h trưa mà biến đổi trong khoảng từ 11h46' đến 12h20'. Vì vậy muốn đối chiếu giờ Âm lịch với giờ Dương lịch phải lấy mốc là thời điểm Mặt Trời đứng bóng. Thời điểm này, Âm lịch luôn là chính Ngọ, còn Dương lịch phải tra bảng tính giờ mà thời điểm Mặt Trời đứng bóng.
Vấn đề này tôi trình bày trong cuốn Lịch Pháp do Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xuất bản trên cơ sở thiên văn quan sát.
Thực ra lịch thuần âm giờ ít nước dùng. Việt Nam TQ thì lịch Âm Dương là chỉnh lịch Âm theo lịch Dương để làm mùa màng, vì trồng trọt phụ thuộc mặt trời nhiều hơn. Tôi không rõ bạn trình bày vấn đề gì nhưng có mấy quan điểm:
- Lịch Âm (Dương) Trần Đoàn sử dụng trong Tử vi là lịch nào. Lịch thuần Âm hay Âm Dương. Không sách nào nói đến. Sách Trần Đoàn cũng ko thấy nói gì năm nhuận.
- Tử Vi đề cao Âm Dương hơn Ngũ Hành (xem thêm Tử vi hoàn toàn khoa học và nhìn cách an sao Miếu hãm). Nên chú trọng dùng ngày tháng chứ không dùng tiết khí.
- Tiết khí phù hợp với Dịch số và Tứ trụ nhiều hơn.
Từ đó có thể khẳng định ngày Sóc chuẩn hơn giờ chính Ngọ khi lập lá số và luận giải.
Bạn tag tôi để nếu trả lời tôi còn biết nhé.
Xin phép được tham luận.
1/ Về xác định giờ sinh: Chúng ta chắc chắn phải hiểu được là thời trần đoàn sinh sống (nhà tống) và cả trước đó không hề có đồng hồ. Việc xác định giờ sinh hoàn toàn phụ thuộc vào việc quan sát mặt trời. Có 3 thời điểm xác định giờ chính xác trong ngày bao gồm: Mặt trời mọc, lặn và chính ngọ. Cho nên xác định từng canh giờ trong không chỉ tử vi mà tất cả các môn lý số dựa trên thuyết âm dương ngũ hành, dịch lý chắc chắn phải theo ngày tiết khí
2/ Vấn đề lịch pháp: Trung quốc thời Trần Đoàn và cả trước đó không dùng lịch thuần âm, lịch họ dùng là âm dương hợp lịch. Nên không có lý gì Trần đoàn dùng âm hay dương lịch để phổ biến một môn mang tính đại chúng.
3/ Âm dương ngũ hành thực ra là cùng một bản thể như định lý và hệ quả vốn không thể nào tách ra được. Cách an sao cũng thể hiện đúng điều đó thôi. Riêng "Tử vi hoàn toàn khoa học" cái này viết cũng tốt nhưng hiểu biết còn khá hạn chế.
4/ Di tiên sinh viết:
Đẩu số chi liệt chúng tinh,
do đại dịch chi phân bát quái,
bát quái phi thoán hệ bất minh,
ngũ tinh phi giảng minh hà thố,
thị dĩ quan đấu sổ giả, tái tam thẩm động tĩnh chi cơ,
--> Hiểu như thế nào ?
Môn đẩu số này bày ra chúng tinh, nguồn gốc từ bát quái (âm dương ngũ hành) mà ra, đến bát quái cũng cần thoán từ để giải nghĩa mới có thể hiểu được. Thì ngũ hành không giảng giải làm sao mà hiểu. Vì thế môn đẩu số này là môn giải nghĩa ngũ hành để hiểu được động tĩnh của trời. Có thể thấy rằng dịch số, tử vi hay tứ trụ chẳng qua chỉ là cách giảng giải khác nhau của quy luật âm dương ngũ hành. Không có gì khác nhau cả.
5/ Tháng nhuận: cái này phụ thuộc vào quan điểm xem tử vi là xem cái gì (còn phải coi thử trình độ của người xem): Là xem ngũ tinh hay xem ngày tháng (xem con số). Nếu là xem mấy con số thì tất nhiên sẽ có tháng nhuận. Còn xem ngũ tinh thì không có tháng nhuận (Lại hỏi mệnh số con người là do ngũ tinh hay do mấy con số?) Trần đoàn là một đạo sỹ tu hành trên núi, sẽ chẳng thể nhớ ngày tháng, điều ông ta làm là quan sát tinh tượng để xác định ngày tháng.
6/ Tử vi một vòng địa chi 12 năm/12 tháng: đây là âm hay dương? chẳng phải đã rất rõ ràng ! 1 năm thuần âm theo lịch âm chỉ có 10 tháng.
Cuối cùng chốt lại: Tử vi dùng lịch ngũ hành, nhưng vì là môn đại chúng và ngày nay đa phần là những người không hiểu tinh tượng nên dùng âm dương hợp lịch để thay thế. nếu đã là âm dương hợp lịch thì khi nào âm khi nào dương. Đó chính là vấn đề.
Sự dịch chuyển thay đổi của địa khí trong 1 năm 12 tháng và 1 ngày 12 giờ tương đối giống nhau và ảnh hưởng của mặt trời rõ rệt nhất, trong khi chu kỳ ngày lập đi lập lại trong tháng thì mặt trăng thể hiện rõ rệt hơn vì thế mà tháng trong năm và giờ trong ngày nên được xác định theo mặt trời (dương lịch: Tiết khí), ngày trong tháng xác định theo mặt trăng (âm lịch: sóc-vọng)