Bí ẩn về cái cười của Thiền

Trao đổi về y học, võ thuật, văn hóa, phong tục, tín ngưỡng
Nội qui chuyên mục
Không tranh luận về chính trị và tôn giáo
Thiên Hương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 179
Tham gia: 18:54, 08/03/09

An Trú Nơi Đâu ?

Gửi bài gửi bởi Thiên Hương »

An Trú Nơi Đâu ?

Thời Đường, sư Đan Hà trên đường đến bái kiến sư Mã Tổ, gặp ông lão đi cùng một đứa bé. Sư Đan Hà thấy ông lão có tướng mạo phi phàm, bèn hỏi : “Xin hỏi, ông ở đâu ?”

Ông lão chỉ lên trời, chỉ xuống đất rồi trả lời :”Trên là trời, dưới là đất”. Ý nói trong vũ trụ này đều là nhà của mình.

Sư Đan Hà lại hỏi tiếp : “Nếu trời sụp đất lở thì làm sao?”. Ý nói nếu vũ trụ bị tiêu diệt thì làm thế nào.

Ông lão hét lên : “Trời xanh ! Trời xanh !”. Ý nói vũ trụ cũng nằm trong quy luật : Thành - Trụ - Họai – Không.

Đứa bé đứng bên cạnh bấy giờ mới “Xụyt” một tiếng. Ý nói nơi an trú của tự tính là bất sinh bất diệt.

Sư Đan Hà khen ngợi không thôi : “Thật là cha nào con nấy !”

Người ta nói :

Trú tức là Ở , vậy người ta phải ở nơi đâu ? Pháp sư Từ Hàng nói :”Chỉ cần tâm tự giác an tĩnh, thì nơi nào cũng tốt”; khắp vũ trụ đều là nhà.

Nhưng người ta thường trú trong thanh sắc lợi danh, mà thanh sắc lợi danh là những thứ biến đổi luôn luôn. Vậy thì làm sao có thể xem đó là nơi ở yên lành ?

Nếu ai có thể định được tâm, không bị chìm đắm trong ngũ dục lục trần, lúc nào cũng an nhiên tự tại, thì còn lo chi chuyện trời long đất lở (tức là những biến thiên, thay đổi của mọi sự vật hiện tượng) !

(Theo Chan Gushi)
Được cảm ơn bởi: phuongmtt47
Đầu trang

phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: An Trú Nơi Đâu ?

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Thiên Hương đã viết:An Trú Nơi Đâu ?

Thời Đường, sư Đan Hà trên đường đến bái kiến sư Mã Tổ, gặp ông lão đi cùng một đứa bé. Sư Đan Hà thấy ông lão có tướng mạo phi phàm, bèn hỏi : “Xin hỏi, ông ở đâu ?”

Ông lão chỉ lên trời, chỉ xuống đất rồi trả lời :”Trên là trời, dưới là đất”. Ý nói trong vũ trụ này đều là nhà của mình.

Sư Đan Hà lại hỏi tiếp : “Nếu trời sụp đất lở thì làm sao?”. Ý nói nếu vũ trụ bị tiêu diệt thì làm thế nào.

Ông lão hét lên : “Trời xanh ! Trời xanh !”. Ý nói vũ trụ cũng nằm trong quy luật : Thành - Trụ - Họai – Không.

Đứa bé đứng bên cạnh bấy giờ mới “Xụyt” một tiếng. Ý nói nơi an trú của tự tính là bất sinh bất diệt.

Sư Đan Hà khen ngợi không thôi : “Thật là cha nào con nấy !”

Người ta nói :

Trú tức là Ở , vậy người ta phải ở nơi đâu ? Pháp sư Từ Hàng nói :”Chỉ cần tâm tự giác an tĩnh, thì nơi nào cũng tốt”; khắp vũ trụ đều là nhà.

Nhưng người ta thường trú trong thanh sắc lợi danh, mà thanh sắc lợi danh là những thứ biến đổi luôn luôn. Vậy thì làm sao có thể xem đó là nơi ở yên lành ?

Nếu ai có thể định được tâm, không bị chìm đắm trong ngũ dục lục trần, lúc nào cũng an nhiên tự tại, thì còn lo chi chuyện trời long đất lở (tức là những biến thiên, thay đổi của mọi sự vật hiện tượng) !

(Theo Chan Gushi)
Chào bạn Thiên Hương !
Những bài viết của bạn rất hay. Nhưng có một điều tôi cho rằng định trong thiền chỉ, chỉ có tác dụng đè nén các tâm bất thiện mà thôi. Khi hết định lực phiền não sẽ lại nổi nên. Cho nên đức phật có nói rằng, dù người ta có tu tới tứ thiền hay cao hơn nữa thì cũng chưa thể liễu thoát sinh tử, chỉ có tu tập tam muội mới có thể giải thoát
Giới là nền tảng cho định, nếu trì giới tâm sẽ an lạc , không vọng tưởng
Nhưng giới trụ được do đâu, trước tiên là tín, sau là hành. Nhờ có tu tập thiền minh sát mà chúng ta biết được " vô thường, khổ, vô ngã " thấy biết được vọng tưởng mà buông xả mà trở về bản tâm
Nhưng tại sao chúng ta từ vô lượng sinh tử tới nay vẫn bị trôi lăn trong sấu nẻo luân hồi. Bởi vì chúng ta vẫn còn chấp. Vd chúng ta chấp vào cái tên, vd Thiên Hương...ta nghĩ cái thân bằng máu thịt này là mình, nên cho rằng người khác là có thật nên sinh ra yêu ghét
Đã nghĩ cái thân này là thật thì lại cho rằng đây là mắt tôi, tai tôi, lưỡi tôi,..Cho lục căn là có thật thì cũng xem lục trần là thật
Bởi thế đối người tu hành, giữ giới là nền tảng căn bản của mọi pháp thiền, khi gốc đã chắc tùy theo căn cơ mà dụng công tu hành khác nhau
Đầu trang

Trùng Dương
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 315
Tham gia: 04:23, 01/06/12

TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền

Gửi bài gửi bởi Trùng Dương »

đánh dấu. cảm ơn Thiên Hương!
Đầu trang

Thiên Hương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 179
Tham gia: 18:54, 08/03/09

Hoạt Bát

Gửi bài gửi bởi Thiên Hương »

Hoạt Bát

Nhất Hưu là một vị thiền sư có tiếng, nhưng cũng rất dí dỏm hoạt bát. Khi còn là một tiểu sa di, một hôm, có một tín đồ đem một bình mật ong lại biếu thầy của Nhất Hưu, lúc đó, sư phụ ông đang cần đi ra ngoài mới nghĩ đặt bình mật ong này ở trong phòng, sợ rằng Nhất Hưu uống trộm mất. Thế là ông ta nghĩ ra một diệu kế, gọi Nhất Hưu lại dặn dò: “Vừa rồi có một tín đồ tặng ta bình độc dược, dùng để bấy chuột, con lấy cất đi, chớ động vào nó”.

Nhất Hưu thông minh đương nhiên là đoán được dụng ý của sư phụ, đợi ông ta vừa đi khỏi, anh ta lập tức mở bình mật ong ăn hết, lại thuận tay đập vỡ chiếc bình hoa mà sư phụ yêu quí, sau đó lên giường đi ngủ.

Sư phụ nhìn thấy mảnh vỡ của bình hoa trên đất và lọ mật ong rỗng không, bèn bực tức lớn tiếng gọi to: "Nhất Hưu! Nhất Hưu!" Mãi không thấy ai trả lời, ông ta chạy vào nhà trong, thấy Nhất Hưu đang ngủ trên giường, bực quá, bèn lớn tiếng đánh thức Nhất Hưu dậy. Nhất Hưu vừa nhìn thấy thầy liền quỳ xuống đất lớn tiếng khóc: "Con đã phạm tội không thể tha thứ là đánh vỡ chiếc bình hoa của thầy". Ông thầy cảm thấy kỳ lạ mới hỏi: "Ngươi đánh vỡ bình hoa lại còn ngủ thế à?" Nhất Hưu ra vẻ vô cùng ăn năn, thành khẩn cung kính nói: "Con đánh vỡ chiếc bình quý của thầy, để tỏ lòng sám hối nên quyết định tự vẫn, con đã đem bình thuốc độc ra uông hết, rồi nằm trên giường chờ chết, không ngờ đợi mãi, đợi mãi mà thành ra nằm ngủ ở đây".

Nghe lời thú tội như vậy, sư phụ Nhất Hưu không biết phải nói gì nữa.

Thiền dùng trong tu đạo đương nhiên có thể minh tâm kiến tính, dùng trong các phương diện sinh hoạt cũng có chỗ diệu dụng của nó, thiền không phải là ngốc nghếch, không phải là hồ đồ, thiền là trí tuệ, là trí tuệ hóm hỉnh.

Trong cuộc sống, thường có thể gặp một số việc khó giải quyết, giả như có một chút hóm hỉnh, có một chút ý vị thiền trong công việc căng thẳng, một câu nói, một tiếng cười cũng có thể giải toả được những thắc mắc.
Đầu trang

Thiên Hương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 179
Tham gia: 18:54, 08/03/09

Đó Chính Là Thiền

Gửi bài gửi bởi Thiên Hương »

ĐÓ CHÍNH LÀ THIỀN

Vương Điền là một thầy thuốc giỏi, nhưng vẫn có nhiều người bệnh chết trên tay ông. Bởi vậy, ông luôn cảm thấy sợ hãi vì cái bóng của thần chết. Một lần, trên đường đi khám bệnh, Vương Điền gặp một du tăng, bèn hỏi : “ Thiền là cái gì ?”

Du tăng trả lời :”Ta cũng không biết phải nói thế nào với ông, nhưng có một điều chắc chắn là, sau khi biết Thiền là gì rồi, ông sẽ không sợ chết nữa”.

Được sự chỉ dẫn của du tăng, Vương Điền tìm đến Thiền sư Nam Ấn, nói rõ nỗi sợ hãi ám ảnh của mình và xin khai thị.

Sư Nam Ấn nói :” Thiền không khó học. Bản thân ông là một thày thuốc thì nên tận tâm vì bệnh nhân của ông, đó chính là Thiền! “

Vương Điền không rõ chỉ ý của sư Nam Ấn, nên quay lại hỏi ba lần. Mà lần nào cũng nhận được câu nói :” Một thầy thuốc không nên phí thời gian ở nơi chùa chiền, mau quay về chăm sóc bệnh nhân đi !” của sư Nam Ấn.

Vương Điền nghĩ bụng: “Khai thị như như vậy thì làm sao có thể tiêu trừ được sự sợ hãi cái chết?”. Vì vậy, trong lần tham bái thứ tư, Vương Điền nói : “Có một vị du tăng từng nói với tôi rằng học được Thiền sẽ không còn sợ cái chết. Mà mỗi lần đến đây hỏi, ngài lại cứ bảo tôi cần phải quan tâm chăm sóc bệnh nhân. Đương nhiên là tôi rất rõ việc đó, nhưng nếu nói đó là Thiền, thì tôi bất tất phải quay lại thỉnh giáo ngài làm gì !”

Sư Nam Ấn mỉm cười vỗ vai Vương Điền nói : “Có lẽ là ta nghiêm khắc với ống qúa rồi, vậy ta cho ông một công án để ông tham cứu thử nhé !”

Sư Nam Ấn cho Vương Điền tham cứu thọai đầu “Triệu Châu vô”. Sau hai năm nghiền ngẫm về một chữ “vô”, Vương Điền trình bày những kiến giải của mình với sư Nam Ấn. Sư Nam Ấn nghe rồi nói : “Vẫn chưa vào được Thiền cảnh”

Vương Điền lại chuyên tâm nhất trí suy tư hơn một năm nữa, cuối cùng tự thấy tâm nhẹ nhàng, sáng rõ, cái khó của thọai đầu dần dần biến mất, “vô” đã trở thanh chân lý. Vương Điền quan tâm chăm sóc bệnh nhân mà không biết tới sự quan tâm chăm sóc đó nữa. Ông đã thóat khỏi ám ảnh về sinh tử .

Khi Vương Điến đến gặp, sư Nam Ấn cười nói :”Từ vong ngã đến vô ngã, đó chính là biểu hiện của Thiền tâm”

Người ta nói :

Vương Điền là thầy thuốc, nên thường xuyên tiếp xúc với cảnh sinh-lão-bệnh-tử, do vậy, ông sinh ra sợ cái chết. Sư Nam Ấn bảo Vương Điền tận tâm vì bệnh nhân, chính là một hình thức tham Thiền, bởi vậy một người vứt bỏ trách nhiệm và tình thương thì làm sao có thể nhập thiền ?

Khi Vương Điền thấu suốt được công án chữ “vô” , thì ông đã đạt đến cảnh giới đi từ hữu tâm đến vô tâm, từ hữu ngã đến vô ngã, từ hữu sinh đến vô sinh. Như vậy là đã vào được cảnh giới của THIỀN, và không còn ám ảnh sợ hãi về cái chết nữa.
(Theo Chan Gushi)
Đầu trang

phuongmtt47
Nhị đẳng
Nhị đẳng
Bài viết: 346
Tham gia: 12:41, 05/05/11

TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền

Gửi bài gửi bởi phuongmtt47 »

Sơ Cơ Tập Thiền

Tiếng Hán, ngồi thiền là “đả tọa”. Tọa là ngồi, còn đả nghĩa là đánh. Ngồi chịu đòn, chịu đánh. Song ai đánh ai đây? Bạn tự đánh bạn đấy! Thế nghĩa là lý gì? Đa số người khi bắt đầu tập ngồi, họ không thực hành một cách thành thật, hễ ngồi vào thì thân nghiêng qua vẹo lại, đầu chúi tới gật lui, loay hoay nhúc nhích hoài mà không an định được. Tóm lại, họ ngồi không yên định được. Tuy vậy, chính cái chỗ, chính cái lúc không an định này mình phải làm chủ: đó gọi là định. Thân không muốn định, mình phải quản thúc, kiềm chế nó, cũng giống như “đập” nó vậy. Do đó gọi là "đả tọa”. Bạn cũng không để tâm ngó ra ngoài. Mỗi khi ý niệm chạy rong bạn phải lập tức kéo nó về lại, khiến cho tâm mình không chạy ra ngoài. Bạn sẽ cảm giác cái việc “kéo lại” này đau khổ thật chẳng khác gì sự khổ sở của kẻ bị đánh vậy. Do đó gọi là "đả tọa”.

Vì vậy, việc tiên quyết của kẻ sơ cơ tập thiền là phải chịu khổ. Cái khổ này không thật là khó nhẫn, cũng chẳng có chi là to lớn lắm đâu, chỉ là đau chân, mỏi lưng, nhức xương vậy thôi. Do thế chữ "đả tọa” không phải là thứ ngọt ngào dễ nuốt đâu. Song, nếu bạn không “đả tọa” thì vĩnh viễn bạn chẳng gặt hái được thứ gì ngọt ngào. Do đó cổ nhân nói:

"Chẳng chịu một phen lạnh thấu xương

Sao đặng hoa mai thơm ngát hương?”



Ở Mỹ ai cũng chủ trương tự do. Con nít tự do phát triển, chẳng ai phiền kỷ luật dân dạy chúng. Đó là một quan niệm lầm lẫn về tự do. Trẻ em nếu không dạy dỗ thì sẽ vô quy tắc, vô lễ độ. Đương nhiên có những em phát triển đúng theo đường hướng tốt đẹp thánh thiện. Song đại đa số trẻ em đều trưởng thành theo khuynh hướng hạ lưu, xấu xa (mà xã hội làm bối cảnh). Thậm chí có trẻ em trở nên du đảng, giết người, đốt nhà, cướp của, buôn bán thuốc phiện, không có chuyện gì mà chúng chẳng thể làm. Đó âu cũng là lầm lẫn và lạm dụng hai chữ “tự do”.

Nhiều phụ huynh biết sanh con đẻ cái, song chẳng biết giáo dục cho con cái đúng đắn. Việc này thật chẳng khác gì trồng cây. Khi cây non đâm cành, nẩy nhánh tứ phía loạn xạ, mà mình không xén, không tỉa chúng thì tương lai cây sẽ chẳng phát triển tốt đẹp đặng. Rốt cuộc cây cũng chỉ đáng dùng làm củi chụm mà thôi. Song le nếu biết tỉa, chẳng lo cây ngay từ lúc còn non nớt thì cây sẽ lớn mạnh, cao thẳng tốt tươi, vòi vọi. Lúc ấy ta có thể dùng cây để làm nhiều chuyện hữu ích: làm đà, làm trụ, xây nhà, xây cửa. Do đó, đã có con cái, phận làm cha mẹ phải dạy dỗ chúng con đường chính. Dẫn dắt chúng hướng về nẻo lành, nếu không phụ huynh thật không tròn trách nhiệm của mình vậy.

Việc dạy dỗ con cái ra sao thì việc tọa thiền cũng hệt như vậy. Mọi người trong ta đều có một trẻ con phải dạy dỗ; đó là “tâm” của mình. Tâm (chỉ vọng tâm) thì cũng giống như đứa con nít, vô cùng non nớt, ấu trĩ. Do đó nó thì lúc muốn lên trời, lúc lại xuống đất; khi thì nghĩ thiện, khi thì tưởng ác. Chỗ dụng công của việc ngồi thiền chính là ngay đó:

Ngay lúc ta chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác chính là chỗ ta phải đem vọng tâm, cuồng tưởng, tạp niệm thu hồi trở lại. Song làm sao thu hồi? Đây,

1. Đừng tranh: lòng tranh giành, tranh cãi, đấu tranh, là lòng sân hận ai cũng có. Tuy chẳng ai miễn được, song le mình phải giảm thiểu tối đa.

2. Đừng tham: không nên tham lam tiền của vật chất, tham lam sắc dục. Một khi tham lam mê mẫn rồi thì chẳng khi nào mình tỉnh ngộ.

3. Đừng cầu: chẳng nên tìm cầu, đòi hỏi, truy đuổi theo những thứ bên ngoài. Càng không nên mong mỏi những thứ bên ngoài. Càng không nên mong mỏi những thứ chẳng thuộc về mình.

4. Đừng ích kỷ: Lòng ích kỷ là gốc của mọi phiền toái, mọi lôi thôi rắc rối. Nếu mọi người chẳng ai ích kỷ thì thiên hạ sẽ thái bình, chiến tranh tai nạn chấm dứt. Người tu càng không nên ích kỷ. Tuy bạn chẳng thể lập tức trừ đoạn nó ngay, nhưng phải hết mình ra sức mà khử nó.

5. Đừng tự làm lợi mình: A! Ngồi thiền chẳng phải là tự lợi sao? Có thể là tự lợi nhưng cũng là lợi tha. Nếu bạn làm tấm gương tốt thì sẽ ảnh hưởng kẻ khác cũng trở thành tốt. Vì sao thế giới không tốt? Bởi vì cá nhân mình không tốt. Nếu cá nhân mình tốt thì mọi người chịu ảnh hưởng, ai cũng sẽ tốt.

6. Đừng dối trá: lúc nào bạn cũng nên chân thật và thành ý. Bạn không muốn lừa ai, cũng không muốn tự lừa mình. Chẳng nên nói dối ai, mà cũng chớ tự nói dối.
Đầu trang

thien ma hoa
Chính thức
Chính thức
Bài viết: 62
Tham gia: 01:09, 16/08/12

TL: Hoạt Bát

Gửi bài gửi bởi thien ma hoa »

Thiên Hương đã viết:Hoạt Bát

Nhất Hưu là một vị thiền sư có tiếng, nhưng cũng rất dí dỏm hoạt bát. Khi còn là một tiểu sa di, một hôm, có một tín đồ đem một bình mật ong lại biếu thầy của Nhất Hưu, lúc đó, sư phụ ông đang cần đi ra ngoài mới nghĩ đặt bình mật ong này ở trong phòng, sợ rằng Nhất Hưu uống trộm mất. Thế là ông ta nghĩ ra một diệu kế, gọi Nhất Hưu lại dặn dò: “Vừa rồi có một tín đồ tặng ta bình độc dược, dùng để bấy chuột, con lấy cất đi, chớ động vào nó”.

Nhất Hưu thông minh đương nhiên là đoán được dụng ý của sư phụ, đợi ông ta vừa đi khỏi, anh ta lập tức mở bình mật ong ăn hết, lại thuận tay đập vỡ chiếc bình hoa mà sư phụ yêu quí, sau đó lên giường đi ngủ.

Sư phụ nhìn thấy mảnh vỡ của bình hoa trên đất và lọ mật ong rỗng không, bèn bực tức lớn tiếng gọi to: "Nhất Hưu! Nhất Hưu!" Mãi không thấy ai trả lời, ông ta chạy vào nhà trong, thấy Nhất Hưu đang ngủ trên giường, bực quá, bèn lớn tiếng đánh thức Nhất Hưu dậy. Nhất Hưu vừa nhìn thấy thầy liền quỳ xuống đất lớn tiếng khóc: "Con đã phạm tội không thể tha thứ là đánh vỡ chiếc bình hoa của thầy". Ông thầy cảm thấy kỳ lạ mới hỏi: "Ngươi đánh vỡ bình hoa lại còn ngủ thế à?" Nhất Hưu ra vẻ vô cùng ăn năn, thành khẩn cung kính nói: "Con đánh vỡ chiếc bình quý của thầy, để tỏ lòng sám hối nên quyết định tự vẫn, con đã đem bình thuốc độc ra uông hết, rồi nằm trên giường chờ chết, không ngờ đợi mãi, đợi mãi mà thành ra nằm ngủ ở đây".

Nghe lời thú tội như vậy, sư phụ Nhất Hưu không biết phải nói gì nữa.

Thiền dùng trong tu đạo đương nhiên có thể minh tâm kiến tính, dùng trong các phương diện sinh hoạt cũng có chỗ diệu dụng của nó, thiền không phải là ngốc nghếch, không phải là hồ đồ, thiền là trí tuệ, là trí tuệ hóm hỉnh.

Trong cuộc sống, thường có thể gặp một số việc khó giải quyết, giả như có một chút hóm hỉnh, có một chút ý vị thiền trong công việc căng thẳng, một câu nói, một tiếng cười cũng có thể giải toả được những thắc mắc.

:-? ? ? ? ? ? ? ^:)^
Đầu trang

Thiên Hương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 179
Tham gia: 18:54, 08/03/09

Gương sáng ngàn năm

Gửi bài gửi bởi Thiên Hương »

Gương sáng ngàn năm

Sau khi Mã Tổ sáng lập tu viện (Tòng Lâm), Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải nối tiếp lập ra hệ thống các quy tắc trong tu viện (thanh quy). Chủ trương cuộc sống “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” (Ngày nào không làm, ngày đó không ăn) của sư Bách Trượng từng gặp nhiều khó khăn, bị chỉ trích vì trái với quy củ, giới luật trước đây của người tu hành Phật Giáo, thậm chí có người còn cho sư là kẻ ngoại đạo.

Sở dĩ sư có hiệu Bách Trượng vì sư trụ trì ở tu viện trên núi Bách Trượng. Mỗi ngày, ngoài việc hướng dẫn tăng chúng tu tập, thì bản thân Bách Trượng cũng cuốc đất trồng rau, gánh nước, chặt củi, lao động thực thụ, và những việc lặt vặt thường nhật, sư cũng tự thân làm lấy, không phiền đến người khác.

Năm qua tháng lại. Bách Trượng giá yếu, nhưng mỗi ngày sư vẫn theo chúng tăng đi chặt củi trồng rau, bởi cuộc sống nông Thiền là cuộc sống tự cung tự cấp. Các đệ tử thấy sư Bách Trượng già yếu, không muốn sư phụ phải lao động nặng nhọc nên xin sư ở nhà, nhưng Bách Trượng vẫn kiên quyết : “Ta đã mang thân làm người; cuộc sống nhân sinh nếu không tự mình lao động, chẳng lẽ để trở thành phế nhân sao ?”.

Các đệ tử khuyên mãi không được, đành đem đòn gánh (để gánh củi) và cuốc giấu đi, không để cho sư phụ làm.

Hôm đó, đến bữa, Bách Trượng không ăn. Chúng đệ tử hỏi vì sao, sư trả lời :” Đả không làm, thì có thể được ăn sao ?”

Các đệ tử không biết làm sao, đành trả nông cụ lại cho sư phụ. Bách Trượng lại tiếp tục sinh hoạt như thường. Tinh thần “Ngày nào không làm, ngày đó không ăn” của sư Bách Trượng từ đó đã trở thành tấm gương sáng cho bao người.

Người ta nói :

Có người cho rằng tham Thiền không những phải giũ sạch trần duyên, mà thậm chí cũng không cần phải làm lụng gì, chỉ tập trung vào việc tọa Thiền. Không làm việc, rời xa cuộc sống như vậy có phải mới thực sự là Thiền không ? Bách Trượng không những chủ trương Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực, mà còn hô hào :” Chặt củi, gánh nước … không gì là không Thiền”. Lời kêu gọi ấy đã vang vọng hơn ngàn năm, và sẽ còn vang vọng đến muôn đời sau.
(Theo Chan Gushi)
Đầu trang

Thiên Hương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 179
Tham gia: 18:54, 08/03/09

Nhân & Trí

Gửi bài gửi bởi Thiên Hương »

NHÂN & TRÍ

Thầy trò Khổng Tử trên đường vân du, một hôm Khổng Tử gọi Tử Cống (một trong 72 học trò hiền của Khổng Tử) hỏi:

- Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí?

Tử Cống suy nghĩ một lát rồi đáp:

- Thưa thầy! Người nhân là người biết thương người, còn người trí là người biết hiểu người.

Khổng Tử khen hay rồi kêu Tăng Tử vào hỏi lại câu trên. Tăng Tử suy nghĩ một hồi rồi đáp:

- Thưa thầy! Người nhân là người biết thương mình, người trí là người tự biết mình.

Khổng Tử chịu quá! Ông tiếp tục gọi người học trò thứ ba là Tử Lộ vào và hỏi giống y như câu hỏi hai người học trò trước. Tử Lộ ngẫm nghĩ một lúc rôi thưa:

- Theo con, người nhân là người làm sao cho người khác thương được mình, còn người trí là người làm sao cho người khác hiểu được mình!

Khổng Tử rất đỗi ngạc nhiên, ngữa mặt khen rằng:

- Bất ngờ thay!

(Theo Thuật xử thế người xưa của Ngô Nguyên Phi)
Đầu trang

Thiên Hương
Nhất đẳng
Nhất đẳng
Bài viết: 179
Tham gia: 18:54, 08/03/09

NHÂN & TRÍ

Gửi bài gửi bởi Thiên Hương »

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:

Cả ba người học trò hiền ưu tú Tử Cống, Tăng Tử và Tử Lộ đều cùng học với thầy Khổng Phu Tử. Vậy mà khi thầy đưa ra đề tài nhân và trí thì ba người lại có ba câu trả lời với quan điểm khác biệt nhau. Tuy ba đáp án hoàn toàn khác nhau nhưng đều được thầy khen hay, đây quả là một điều bất ngờ thú vị!

Khổng Tử đưa ra câu hỏi về nhân và trí là tình thương và sự hiểu biết. Cả ba câu trả lời của ba người học trò cộng lại sẽ cho một đáp án đầy đủ nhất: Biết thương người, thương ta; hiểu người, hiểu ta và biết làm cho người ta thương mình, hiểu mình. Suy luận ra chúng ta thấy không khác gì sự hiểu biết lớn và tình thương lớn, tức đại trí đại bi hay bi trí dũng mà những người con Phật luôn luôn hướng đến và chứng đạt.

Trên bước đường tu tập, những hành xử trong cuộc sống không ngừng đổi thay, hành trang chúng ta mang theo là đạo lý làm người, bao gồm cái mà Khổng Tử gọi là nhân và trí hay như Thế Tôn gọi là đại trí và đại bi. Như một dòng sông có lúc từ trên cao đổ ào ào xuống vực sâu, có lúc trườn mình len lách qua hẻm núi, có lúc thênh thang lặng lờ trôi giữa bình nguyên… thiên hình vạn trạng. Với mỗi hoàn cảnh đều có một cách hành xử phù hợp. Núi dựng bạt ngàn dòng sông không thể không uốn mình lượn theo thế núi. Bình nguyên phẳng lặng thì sông kia không cớ gì phải cuốn xoáy, gầm gào. Con người cũng thế! Có lúc ta vì người và người vì ta; có lúc ta vì ta và người vì người; theo hoàn cảnh mà hành sự, như thế mới không có lỗi.

Qua câu hỏi nhân và trí của Khổng Tử, Ngũ Tử Tư ở nước Ngô (người cùng thời với Khổng Tử) nói: Không thương mình làm sao thương được người ngoài? Không thương người làm sao người thương ta? Nhân và trí ít nhiều gì vốn đã có sẵn trong mỗi người, chỉ sử dụng có hợp lúc không thôi! Do đó bất kỳ viêc gì đúng hay sai, công hay tội chúng ta khó mà đem chủ quan ra để phán xét được. Bởi việc hành xử của tha nhân còn tùy thuộc hoàn cảnh của họ lúc đó.

Câu chuyện trên đây cho ta một bài học thâm thúy về thuật xử thế. Dùng cái bất biến để ứng với cái vạn biến. Ba câu trả lời của ba vị học trò hiền danh tiếng của Khổng Tử tuy khác nhau nhưng bản chất vẫn bất biến thuần khiết nhân và trí một màu trong suốt dù cuộc đời lên thác xuống ghềnh muôn vàn biến động. Người con Phật cũng thế! "Dĩ bất biến ứng vạn biến" để cho suối nguồn từ bi trong ta tuôn chảy vào dòng đời rộng hẹp tùy duyên tự độ, độ tha cho đến ngày công viên quả mãn.
Đầu trang

Trả lời bài viết