Bí ẩn về cái cười của Thiền
Nội qui chuyên mục
Không tranh luận về chính trị và tôn giáo
Không tranh luận về chính trị và tôn giáo
-
- Nhị đẳng
- Bài viết: 346
- Tham gia: 12:41, 05/05/11
TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền
Trích khai thị của HT Tuyên Hóa
Ðừng Chờ Ðến Lúc Khát
Mới Ðào Giếng
Ai bảo mình lúc chưa bịnh,
toàn làm việc hồ đồ,
không biết lo gìn giữ thân.
Bịnh hậu thủy tri thân thị khổ,
Tử hậu phương tri thác dụng tâm.
Nghĩa là:
Bịnh rồi mới biết thân nầy khổ,
Chết xong mới rõ lầm dụng tâm.
Ðây là bịnh thông thường của chúng sinh: Khi chưa bịnh thì thế gian nầy thật hết sức sung sướng và đầy đủ. Ðến khi bịnh, không động đậy được, không ăn uống được, mất hết tự do, chịu đủ thứ thống khổ khó nhẫn, lúc đó mới biết rằng nguyên nhân cái khổ là do thân nầy mà ra. Nhưng lúc biết vậy thì đã quá trễ. Nên nói:
Lâm nhai lạc mã thu cương vãng.
Thuyền đáo giang tâm bổ lậu trì!
Nghĩa là:
Ngựa đến vực thẳm, thâu cương thì quá trể.
Thuyền tới giữa dòng, vá lỗ chậm lắm thay!
Ai bảo lúc chưa bịnh, cứ làm việc hồ đồ, không biết lo giữ gìn thân mình. Bịnh khổ như vậy, hà huống chuyện lớn sinh tử.
"Tử hậu phương tri thác dụng tâm," chết rồi mới biết mình dùng tâm sai lầm. Bình thường mình không chịu kiểm điểm, đến khi xuống tới Diêm-vương mới biết rằng, lúc sinh tiền mình làm những chuyện không chính đáng, những chuyện sai lầm. Lúc sống thấy người niệm Phật, thì mình phỉ báng, nói rằng họ mê tín; cười cho là họ ngu si. Bây giờ có hối hận thì đã muộn rồi! Sự đau khổ trong núi kiếm và vạc dầu như thế nào, tự mình chiêu cảm lấy. Cho nên "Ngựa khi đã tới bờ vực thẳm mới gò cương thì quá trể. Thuyền đến giữa dòng rồi mới vá chỗ thủng thì quá chậm." Cho nên ai kêu mình không chịu chuẩn bị tương lai.
Vì thế Chu Tử nói rất hay: "Nghi vị vũ nhi trù mâu, vật lâm khát nhi quật tĩnh." Nghĩa là khi trời chưa mưa thì mình phải lo sắp đặt trước; thí dụ như sửa mái nhà. Khi chưa mưa xuống mình phải mau mau chuẩn bị đối phó những chuyện sẽ xảy ra lúc trời mưa. Như ở miền bắc Trung Hoa vì những cửa sổ làm bằng giấy, nên trước khi mưa, cửa sổ cần dán kín. Nếu cửa không dán kỹ trời mưa sẽ ướt đồ vật bên trong. Ðợi mưa mới đi dán cửa sổ thì đã quá muộn rồi. Ðừng chờ tới lúc khát rồi mới đào giếng. Như những người ở nơi xa xăm không có ống nước dẫn nước lại, họ phải nghĩ cách để giải quyết vấn đề cung cấp nước. Không phải chờ đến lúc khát rồi mới đi đào giếng; như vậy thì quá trể.
Mình học Phật cũng vậy, phải hiểu rằng mọi sự vô thường, không ai thoát được cái chết. Tại sao mình không lo chuyện hạ thủ công phu để giải quyết cái chết? Cho nên:
Nhược yếu nhân bất tử,
Tiên hạ tử công phu.
Nghĩa là:
Mình nếu muốn không chết,
Thì phải tu hết mình.
"Tử công phu" (tu hết mình), có nghĩa là giống như ngày hôm nay mình đả thất, niệm danh hiệu Bồ-tát. Ðả thất, thứ nhất là cầu thế giới hòa bình; thứ hai là vì chuyện về sau của chính bản thân mình. Thế cũng giống như chưa mưa mà mình đã chuẩn bị trước. Mình đả thất thì năm nào cũng phải tham gia, không thể gián đoạn, như vậy mới có thể kết được đại nhân duyên với A Di Ðà Phật và Quán Thế Âm Bồ-tát. Mình cần phải niệm Ðức A Di Ðà Phật tới độ là coi Ngài như sư phụ của mình, xem Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát như là người bạn của mình. Nếu như được làm đệ tử của Phật, làm bạn của Bồ-tát, trải qua nhiều năm tháng, tự nhiên mình cũng sẽ trở thành bạn thân của các vị đó. Như vậy thì chư Phật Bồ-tát sẽ tiếp dẫn mình về thế giới Cực-lạc vào phút cuối cùng. Quý-vị đừng nên hồ nghi, bởi vì:
Tu Ðạo chi nhân tâm mạc nghi,
Nghi tâm nhất khởi tiền đồ mê.
Nghĩa là:
Lòng người tu Ðạo chớ ngờ nghi,
Nghi ngờ nổi dậy liền mờ mê.
Nghĩa là người tu Ðạo chớ có tâm nghi ngờ, khi lòng nghi nổi dậy thì đi vào sự mê mờ. Chúng ta nên nghe lời của thiện-tri-thức, không nên có lòng nghi ngờ. Thí dụ như thiện-tri-thức nói tu hành cần phải có khổ công, thì mình phải tin như vậy. Nếu mình có lòng tin một cách triệt để nhất định sẽ được minh tâm kiến tánh, phản bổn hoàn nguyên. Do đó mình phải thường nghe lời chỉ dạy của bậc thiện-tri-thức. Nếu vị đó dạy mình "niệm Phật" thì mình nhất định phải theo lời mà niệm Phật; nếu vị ấy dạy mình "đừng buông lung" thì mình không được buông lung, đó là yếu quyết của việc tu Ðạo vậy.
Như đã nói trên: "Bịnh rồi mới biết thân này khổ." Bởi vì con người mà không trải qua một cơn bịnh khổ thì không chịu phát tâm tu hành đâu. Do vậy, kẻ chưa bịnh thì không hiểu sự thống khổ.
Lại có câu rằng: "Phú quý tu đạo nan." Nghĩa rằng người giàu tu đạo rất khó, bởi vì việc gì cũng như ý cả thì làm sao họ nghĩ đến chuyện tu. Do đó nghèo với bịnh là thứ trợ duyên cho việc tu Ðạo. Bịnh đến thì mình đừng âu lo, nghèo khốn cũng chớ ưu sầu. Có bài kệ như sau:
Ngã kiến tha nhân tử,
Tử tâm nhiệt như hỏa,
Bất thị nhiệt tha nhân,
Tiệm tiệm luân đáo ngã.
Nghĩa là:
Ta thấy người ấy chết,
Lòng ta nóng như lửa,
Chẳng phải nóng cho người,
Mà từ từ lửa tới ta.
Nghèo khốn hay bịnh hoạn hẳn nhiên giúp mình trưởng dưỡng tâm tu Ðạo. Cũng như khi thấy người khác nghèo khốn, bịnh khổ, già chết, mình cũng phải phát tâm như thế. Ðời người giống như: "Trường giang, hậu lãng thôi tiền lãng." Nghĩa là "Sông Trường giang, sóng sau đẩy sóng trước." Nếu mình kịp thời phát nguyện vãng sinh, lúc gần chết, mình sẽ có sự chuẩn bị. Không vậy, lúc ấy mình hoảng sợ không biết cách đối phó. Giống như đất nước nếu không trải qua một cơn biến loạn thì nhân dân chỉ thích sống trong cảnh sung sướng an lạc, không màng đến chuyện bảo vệ đất nước. Hiện tại Phật-giáo cũng như vậy, người ta không nghĩ cách để phục hưng Phật-giáo, nên Phật-giáo đi vào tình trạng ủy mị.
Vì vậy mình phải đề xướng Phật-giáo; trách nhiệm không phải chỉ ở các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, mà ở tại mỗi tín đồ Phật-giáo. Nếu như mỗi người chúng ta đều tự nhận trách nhiệm, thì lo gì Phật-giáo không phát triển! Hiện tại có những tín đồ Phật-giáo cho rằng đạo Phật không bằng những ngoại đạo thời nay, chẳng những họ không dám nhận mình là Phật-giáo đồ, thậm chí còn a dua với kẻ khác chê bai Phật-giáo là mê tín. Quý-vị thấy như vậy có phải là đáng thương lắm không? Giống như ở Cửu Long (Kowloon) nơi Ðạo Phong Sơn có một đoàn thể ngoại đạo chuyên thu nạp những Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni trong Phật-giáo, tới đó để trải qua một phiên cải tạo làm cho họ mất đi gốc gác rồi trở ra phỉ báng Phật-giáo.
Do đó chân chính tin Phật thì dù chết cũng không thay đổi, luôn luôn đề cao chí khí của mình, không vì kẻ khác chê cười, không vì lợi ích mà thay đổi chí của mình. Nếu như mọi người không quên mình là tín đồ Phật-giáo thì Phật-giáo chắc chắn sẽ phục hưng.
Tuy những thứ ngoại đạo hiện đang hưng thịnh, nhưng chỉ nhất thời mà thôi. Bởi vì thiên đạo thì tuần hoàn: Vật tới cùng cực thì sẽ quay ngược lại. Quý-vị đừng để cái vẻ bên ngoài của chúng làm dao động tâm trí mình. Chân lý thì bất diệt, sự phục hưng của Phật-giáo thì hoàn toàn dựa vào nỗ lực của đại chúng.
Giảng ngày 17 tháng 6 năm 1958 Tại Vạn Phật Thánh Thành
Ðừng Chờ Ðến Lúc Khát
Mới Ðào Giếng
Ai bảo mình lúc chưa bịnh,
toàn làm việc hồ đồ,
không biết lo gìn giữ thân.
Bịnh hậu thủy tri thân thị khổ,
Tử hậu phương tri thác dụng tâm.
Nghĩa là:
Bịnh rồi mới biết thân nầy khổ,
Chết xong mới rõ lầm dụng tâm.
Ðây là bịnh thông thường của chúng sinh: Khi chưa bịnh thì thế gian nầy thật hết sức sung sướng và đầy đủ. Ðến khi bịnh, không động đậy được, không ăn uống được, mất hết tự do, chịu đủ thứ thống khổ khó nhẫn, lúc đó mới biết rằng nguyên nhân cái khổ là do thân nầy mà ra. Nhưng lúc biết vậy thì đã quá trễ. Nên nói:
Lâm nhai lạc mã thu cương vãng.
Thuyền đáo giang tâm bổ lậu trì!
Nghĩa là:
Ngựa đến vực thẳm, thâu cương thì quá trể.
Thuyền tới giữa dòng, vá lỗ chậm lắm thay!
Ai bảo lúc chưa bịnh, cứ làm việc hồ đồ, không biết lo giữ gìn thân mình. Bịnh khổ như vậy, hà huống chuyện lớn sinh tử.
"Tử hậu phương tri thác dụng tâm," chết rồi mới biết mình dùng tâm sai lầm. Bình thường mình không chịu kiểm điểm, đến khi xuống tới Diêm-vương mới biết rằng, lúc sinh tiền mình làm những chuyện không chính đáng, những chuyện sai lầm. Lúc sống thấy người niệm Phật, thì mình phỉ báng, nói rằng họ mê tín; cười cho là họ ngu si. Bây giờ có hối hận thì đã muộn rồi! Sự đau khổ trong núi kiếm và vạc dầu như thế nào, tự mình chiêu cảm lấy. Cho nên "Ngựa khi đã tới bờ vực thẳm mới gò cương thì quá trể. Thuyền đến giữa dòng rồi mới vá chỗ thủng thì quá chậm." Cho nên ai kêu mình không chịu chuẩn bị tương lai.
Vì thế Chu Tử nói rất hay: "Nghi vị vũ nhi trù mâu, vật lâm khát nhi quật tĩnh." Nghĩa là khi trời chưa mưa thì mình phải lo sắp đặt trước; thí dụ như sửa mái nhà. Khi chưa mưa xuống mình phải mau mau chuẩn bị đối phó những chuyện sẽ xảy ra lúc trời mưa. Như ở miền bắc Trung Hoa vì những cửa sổ làm bằng giấy, nên trước khi mưa, cửa sổ cần dán kín. Nếu cửa không dán kỹ trời mưa sẽ ướt đồ vật bên trong. Ðợi mưa mới đi dán cửa sổ thì đã quá muộn rồi. Ðừng chờ tới lúc khát rồi mới đào giếng. Như những người ở nơi xa xăm không có ống nước dẫn nước lại, họ phải nghĩ cách để giải quyết vấn đề cung cấp nước. Không phải chờ đến lúc khát rồi mới đi đào giếng; như vậy thì quá trể.
Mình học Phật cũng vậy, phải hiểu rằng mọi sự vô thường, không ai thoát được cái chết. Tại sao mình không lo chuyện hạ thủ công phu để giải quyết cái chết? Cho nên:
Nhược yếu nhân bất tử,
Tiên hạ tử công phu.
Nghĩa là:
Mình nếu muốn không chết,
Thì phải tu hết mình.
"Tử công phu" (tu hết mình), có nghĩa là giống như ngày hôm nay mình đả thất, niệm danh hiệu Bồ-tát. Ðả thất, thứ nhất là cầu thế giới hòa bình; thứ hai là vì chuyện về sau của chính bản thân mình. Thế cũng giống như chưa mưa mà mình đã chuẩn bị trước. Mình đả thất thì năm nào cũng phải tham gia, không thể gián đoạn, như vậy mới có thể kết được đại nhân duyên với A Di Ðà Phật và Quán Thế Âm Bồ-tát. Mình cần phải niệm Ðức A Di Ðà Phật tới độ là coi Ngài như sư phụ của mình, xem Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát như là người bạn của mình. Nếu như được làm đệ tử của Phật, làm bạn của Bồ-tát, trải qua nhiều năm tháng, tự nhiên mình cũng sẽ trở thành bạn thân của các vị đó. Như vậy thì chư Phật Bồ-tát sẽ tiếp dẫn mình về thế giới Cực-lạc vào phút cuối cùng. Quý-vị đừng nên hồ nghi, bởi vì:
Tu Ðạo chi nhân tâm mạc nghi,
Nghi tâm nhất khởi tiền đồ mê.
Nghĩa là:
Lòng người tu Ðạo chớ ngờ nghi,
Nghi ngờ nổi dậy liền mờ mê.
Nghĩa là người tu Ðạo chớ có tâm nghi ngờ, khi lòng nghi nổi dậy thì đi vào sự mê mờ. Chúng ta nên nghe lời của thiện-tri-thức, không nên có lòng nghi ngờ. Thí dụ như thiện-tri-thức nói tu hành cần phải có khổ công, thì mình phải tin như vậy. Nếu mình có lòng tin một cách triệt để nhất định sẽ được minh tâm kiến tánh, phản bổn hoàn nguyên. Do đó mình phải thường nghe lời chỉ dạy của bậc thiện-tri-thức. Nếu vị đó dạy mình "niệm Phật" thì mình nhất định phải theo lời mà niệm Phật; nếu vị ấy dạy mình "đừng buông lung" thì mình không được buông lung, đó là yếu quyết của việc tu Ðạo vậy.
Như đã nói trên: "Bịnh rồi mới biết thân này khổ." Bởi vì con người mà không trải qua một cơn bịnh khổ thì không chịu phát tâm tu hành đâu. Do vậy, kẻ chưa bịnh thì không hiểu sự thống khổ.
Lại có câu rằng: "Phú quý tu đạo nan." Nghĩa rằng người giàu tu đạo rất khó, bởi vì việc gì cũng như ý cả thì làm sao họ nghĩ đến chuyện tu. Do đó nghèo với bịnh là thứ trợ duyên cho việc tu Ðạo. Bịnh đến thì mình đừng âu lo, nghèo khốn cũng chớ ưu sầu. Có bài kệ như sau:
Ngã kiến tha nhân tử,
Tử tâm nhiệt như hỏa,
Bất thị nhiệt tha nhân,
Tiệm tiệm luân đáo ngã.
Nghĩa là:
Ta thấy người ấy chết,
Lòng ta nóng như lửa,
Chẳng phải nóng cho người,
Mà từ từ lửa tới ta.
Nghèo khốn hay bịnh hoạn hẳn nhiên giúp mình trưởng dưỡng tâm tu Ðạo. Cũng như khi thấy người khác nghèo khốn, bịnh khổ, già chết, mình cũng phải phát tâm như thế. Ðời người giống như: "Trường giang, hậu lãng thôi tiền lãng." Nghĩa là "Sông Trường giang, sóng sau đẩy sóng trước." Nếu mình kịp thời phát nguyện vãng sinh, lúc gần chết, mình sẽ có sự chuẩn bị. Không vậy, lúc ấy mình hoảng sợ không biết cách đối phó. Giống như đất nước nếu không trải qua một cơn biến loạn thì nhân dân chỉ thích sống trong cảnh sung sướng an lạc, không màng đến chuyện bảo vệ đất nước. Hiện tại Phật-giáo cũng như vậy, người ta không nghĩ cách để phục hưng Phật-giáo, nên Phật-giáo đi vào tình trạng ủy mị.
Vì vậy mình phải đề xướng Phật-giáo; trách nhiệm không phải chỉ ở các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, mà ở tại mỗi tín đồ Phật-giáo. Nếu như mỗi người chúng ta đều tự nhận trách nhiệm, thì lo gì Phật-giáo không phát triển! Hiện tại có những tín đồ Phật-giáo cho rằng đạo Phật không bằng những ngoại đạo thời nay, chẳng những họ không dám nhận mình là Phật-giáo đồ, thậm chí còn a dua với kẻ khác chê bai Phật-giáo là mê tín. Quý-vị thấy như vậy có phải là đáng thương lắm không? Giống như ở Cửu Long (Kowloon) nơi Ðạo Phong Sơn có một đoàn thể ngoại đạo chuyên thu nạp những Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni trong Phật-giáo, tới đó để trải qua một phiên cải tạo làm cho họ mất đi gốc gác rồi trở ra phỉ báng Phật-giáo.
Do đó chân chính tin Phật thì dù chết cũng không thay đổi, luôn luôn đề cao chí khí của mình, không vì kẻ khác chê cười, không vì lợi ích mà thay đổi chí của mình. Nếu như mọi người không quên mình là tín đồ Phật-giáo thì Phật-giáo chắc chắn sẽ phục hưng.
Tuy những thứ ngoại đạo hiện đang hưng thịnh, nhưng chỉ nhất thời mà thôi. Bởi vì thiên đạo thì tuần hoàn: Vật tới cùng cực thì sẽ quay ngược lại. Quý-vị đừng để cái vẻ bên ngoài của chúng làm dao động tâm trí mình. Chân lý thì bất diệt, sự phục hưng của Phật-giáo thì hoàn toàn dựa vào nỗ lực của đại chúng.
Giảng ngày 17 tháng 6 năm 1958 Tại Vạn Phật Thánh Thành
-
- Nhất đẳng
- Bài viết: 179
- Tham gia: 18:54, 08/03/09
Tật trời sinh
Tật trời sinh
Thiền sư Bàn Khuê thuyết pháp không những rõ ràng dễ hiểu, mà trước khi kết thúc ông thường để cho người nghe hỏi tất cả những điều còn nghi hoặc, thắc mắc và sư trả lời luôn tại chỗ. Bởi vậy, tín đồ phương xa đến bái kiến rất đông.
Ngày nọ, có một tín đồ đến nói : “Tôi trời sinh tật tính nóng nảy, vậy không biết phải sửa đổi thế nào ?”
Sư Bàn Khuê :” Cái gì Trời sinh ? Người đem nó ra đây cho ta xem thử, ta sẽ giúp ngươi sửa đổi nó” .
Tín đồ :”Không ! Bây giờ thì không có, nhưng khi đụng chuyện thì nó mới nhảy ra”
Sư Bàn Khuê :”Nếu bây giờ không có, mà nó chỉ xuất hiện khi nào gặp chuyện, vậy thì lúc ngươi tranh chấp với người khác cũng chính là lúc ngươi tạo ra nó. Thế mà người lại đổ tội ấy cho Trời sinh là sao?”
Người ta nói :
Mọi vật trên thế gian này đều hình thành từ Duyên, không có cái gì do “Trời sinh”, mà chính bởi tự tâm ta tạo nên. Bản tính con người bao gồm cả thiện và ác, cho nên mới nói : “ Tâm sinh tắc chủng chủng pháp sinh, tâm diệt tắc chủng chủng pháp diệt” ( Tâm sinh tất mọi pháp đều sinh, tâm diệt thì mọi pháp cũng không còn). Vậy chỉ cần người ta hiểu được điều đó và có chí định, thì không tất xấu nào là không thể sửa đổi được. (Theo Chan Gushi )
Thiền sư Bàn Khuê thuyết pháp không những rõ ràng dễ hiểu, mà trước khi kết thúc ông thường để cho người nghe hỏi tất cả những điều còn nghi hoặc, thắc mắc và sư trả lời luôn tại chỗ. Bởi vậy, tín đồ phương xa đến bái kiến rất đông.
Ngày nọ, có một tín đồ đến nói : “Tôi trời sinh tật tính nóng nảy, vậy không biết phải sửa đổi thế nào ?”
Sư Bàn Khuê :” Cái gì Trời sinh ? Người đem nó ra đây cho ta xem thử, ta sẽ giúp ngươi sửa đổi nó” .
Tín đồ :”Không ! Bây giờ thì không có, nhưng khi đụng chuyện thì nó mới nhảy ra”
Sư Bàn Khuê :”Nếu bây giờ không có, mà nó chỉ xuất hiện khi nào gặp chuyện, vậy thì lúc ngươi tranh chấp với người khác cũng chính là lúc ngươi tạo ra nó. Thế mà người lại đổ tội ấy cho Trời sinh là sao?”
Người ta nói :
Mọi vật trên thế gian này đều hình thành từ Duyên, không có cái gì do “Trời sinh”, mà chính bởi tự tâm ta tạo nên. Bản tính con người bao gồm cả thiện và ác, cho nên mới nói : “ Tâm sinh tắc chủng chủng pháp sinh, tâm diệt tắc chủng chủng pháp diệt” ( Tâm sinh tất mọi pháp đều sinh, tâm diệt thì mọi pháp cũng không còn). Vậy chỉ cần người ta hiểu được điều đó và có chí định, thì không tất xấu nào là không thể sửa đổi được. (Theo Chan Gushi )
-
- Nhất đẳng
- Bài viết: 179
- Tham gia: 18:54, 08/03/09
Không phải tại con mắt
Xưa có một vị hiền nhân, cảm thấy dục vọng rất đáng sợ nên quyết chí lìa tục vào thâm sơn cùng cốc tu hành. Tu được mấy mươi năm, ông cảm thấy tự tin nên tuyên bố là mình đã đoạn trừ hết dục vọng, mọi người rất ngưỡng mộ, tôn ông là Thánh.
Một ngày nọ, ông dẫn đồ đệ hạ sơn vào phố thị. Trên đường, tình cờ hai thầy trò gặp một giai nhân có dung mạo khả ái như tiên giáng trần. Nàng đẹp đến nỗi trong phút giây tương ngộ đó thánh nhân bỗng… đâm ra mụ mẫm cả người, sóng tình trong lòng trào dâng cuồn cuộn, ồ ạt như giông tố, hồn phách xiêu giạt ngả nghiêng, tâm tư xao xuyến muốn hóa điên hóa dại, lửa tình trong ông đang hừng hực cháy, thiêu đốt tâm can…
Song trong giây phút khuynh đảo đó, ông đã cố hết sức để cảnh tỉnh mình, ráng thu hồi... hồn phách, quýnh quáng lôi tuột đệ tử đi, dù đã chấn chỉnh oai nghi song ông vẫn bước loạng choạng trên đường về núi.
Ðệ tử nhìn thấy sư phụ mặt mày thất sắc, lúc xanh lét lúc đỏ hồng, bộ dạng kỳ quái, lòng rất là thắc mắc.
Thánh nhân dẫn đệ tử về tới thảo am rồi, sau một hồi thở dốc, ông nghiêm trang bảo đệ tử:
- Ðường tu lắm nỗi gian nan, nếu thấy cái gì nhiễu loạn sự thành đạo của chúng ta, thì phải lo mà hủy diệt nó cho lẹ. Hôm nay, con mắt ta suýt chút nữa hại ta rơi vào nẻo tà, bởi vậy ta sẽ hủy nó đi!
Nói xong, thánh nhân dùng tay móc bỏ đôi mắt mình.
(Kể theo Truyện ngụ ngôn của Lâm Thanh Huyền)
Một ngày nọ, ông dẫn đồ đệ hạ sơn vào phố thị. Trên đường, tình cờ hai thầy trò gặp một giai nhân có dung mạo khả ái như tiên giáng trần. Nàng đẹp đến nỗi trong phút giây tương ngộ đó thánh nhân bỗng… đâm ra mụ mẫm cả người, sóng tình trong lòng trào dâng cuồn cuộn, ồ ạt như giông tố, hồn phách xiêu giạt ngả nghiêng, tâm tư xao xuyến muốn hóa điên hóa dại, lửa tình trong ông đang hừng hực cháy, thiêu đốt tâm can…
Song trong giây phút khuynh đảo đó, ông đã cố hết sức để cảnh tỉnh mình, ráng thu hồi... hồn phách, quýnh quáng lôi tuột đệ tử đi, dù đã chấn chỉnh oai nghi song ông vẫn bước loạng choạng trên đường về núi.
Ðệ tử nhìn thấy sư phụ mặt mày thất sắc, lúc xanh lét lúc đỏ hồng, bộ dạng kỳ quái, lòng rất là thắc mắc.
Thánh nhân dẫn đệ tử về tới thảo am rồi, sau một hồi thở dốc, ông nghiêm trang bảo đệ tử:
- Ðường tu lắm nỗi gian nan, nếu thấy cái gì nhiễu loạn sự thành đạo của chúng ta, thì phải lo mà hủy diệt nó cho lẹ. Hôm nay, con mắt ta suýt chút nữa hại ta rơi vào nẻo tà, bởi vậy ta sẽ hủy nó đi!
Nói xong, thánh nhân dùng tay móc bỏ đôi mắt mình.
(Kể theo Truyện ngụ ngôn của Lâm Thanh Huyền)
Được cảm ơn bởi: phuongmtt47, lêu lêu
-
- Nhất đẳng
- Bài viết: 179
- Tham gia: 18:54, 08/03/09
Không phải tại con mắt
BÀI HỌC ĐẠO LÝ:
Con mắt làm sao có thể khiến chúng ta rơi vào nẻo tà được? Dẫn chúng ta vào nẻo tà, chính là vọng tâm của chúng ta!
Khi chúng ta bị khuynh đảo, bị xao xuyến, đắm trước… điều cần làm không phải là phá hủy hay bịt các giác quan lại mà phải nhìn thấu triệt cơn mê của mình, nếu biết nhìn, theo dõi được những niệm vi tế đang diễn hành trong tâm, thì mình hóa thành chủ của những vọng niệm đó (không còn bị nó sai khiến nữa), khi là kẻ đang nhìn (vọng niệm) thì ta sẽ thoát ra ngoài sự đồng hóa của nó.
Khi cơn giận hay niệm yêu trổi lên, tên gọi tuy khác nhưng năng lượng chỉ một. Khi sân, ta lao theo, thì ta là niệm sân đó, ta đồng hóa mình với niệm sân tất nhiên sẽ bị kích động, bị mệt mỏi và hung hãn theo lửa sân đang bốc cao, nó bốc tới đâu, tự ngã ta bốc lên tới đó. Lửa sân hay lửa tình đều là lửa, có thể giúp người nhưng cũng có thể… hại chết người.
Như dòng điện chuyền vào quạt, gọi là quạt điện, vào bàn ủi gọi là ủi điện v.v... tên gọi tuy khác, dòng điện chỉ là một. Người có năng lượng hay “dòng điện” mạnh không phải là cái lỗi, mà lỗi là để điện hại chết mình và người.
Những người tài ba thường có “dòng điện” rất mạnh, vì vậy mà họ dễ nóng tính, dễ xao lòng… và cũng dễ thành đạo một khi dòng điện được chuyền vào nẻo tốt.
Các bậc Thánh tu đạo là người có “dòng điện” cực mạnh, song các ngài biết điều khiển nó vào công cuộc phụng hiến vĩ đại, đem hết khả năng phục vụ khắp thế nhân.
Bởi vậy, kinh Pháp Cú nói “Tâm làm chủ, tâm dẫn đầu”. Biết nhìn vọng niệm diễn hành trong tâm, không lao theo, không đuổi, không nhận… ta mới có được niềm bình an, mới hiểu câu “tâm bình thường là đạo”! Như một người bị vật giữa muôn ngàn cơn sóng cuồng (khi biển động) rồi sau đó trèo được lên bờ và thanh thản đứng nhìn những đợt sóng hung hãn đuổi nhau. Cảm giác bình an cũng giống vậy, khi ta lao theo dục vọng thì ta giống như kẻ trầm mình trong biển động bị sóng nhồi, khi ta nhìn được những dục niệm đang khởi ồ ạt đó, nhìn lặng lẽ không lao theo, thì ta giống như kẻ bàng quan, không còn là người trong cuộc, ta hóa thành kẻ bình thản đứng bên lề nhìn sóng cuộn, không còn bị nó tác động, chi phối, nhồi, vật...
Cho nên, không cần phải hủy giác quan, không phải tại cơ quan nào hết, mà chỉ cần biết nhìn thấu đáo, tức khắc ta sẽ thấy mình thoát ra, đứng bên lề dục vọng, tận hưởng cảm giác tĩnh lặng, bình an.
Song kinh nghiệm này không thể nói hay để đọc qua loa, mà phải có tu tập, trải nghiệm và thân chứng. (Mà nếu ta đã “thử nhìn” mà vẫn chưa nếm cảm giác bình an là do nhìn chưa đúng cách thôi).
(Theo Báo Giác Ngộ của Hạnh Đoan)
Con mắt làm sao có thể khiến chúng ta rơi vào nẻo tà được? Dẫn chúng ta vào nẻo tà, chính là vọng tâm của chúng ta!
Khi chúng ta bị khuynh đảo, bị xao xuyến, đắm trước… điều cần làm không phải là phá hủy hay bịt các giác quan lại mà phải nhìn thấu triệt cơn mê của mình, nếu biết nhìn, theo dõi được những niệm vi tế đang diễn hành trong tâm, thì mình hóa thành chủ của những vọng niệm đó (không còn bị nó sai khiến nữa), khi là kẻ đang nhìn (vọng niệm) thì ta sẽ thoát ra ngoài sự đồng hóa của nó.
Khi cơn giận hay niệm yêu trổi lên, tên gọi tuy khác nhưng năng lượng chỉ một. Khi sân, ta lao theo, thì ta là niệm sân đó, ta đồng hóa mình với niệm sân tất nhiên sẽ bị kích động, bị mệt mỏi và hung hãn theo lửa sân đang bốc cao, nó bốc tới đâu, tự ngã ta bốc lên tới đó. Lửa sân hay lửa tình đều là lửa, có thể giúp người nhưng cũng có thể… hại chết người.
Như dòng điện chuyền vào quạt, gọi là quạt điện, vào bàn ủi gọi là ủi điện v.v... tên gọi tuy khác, dòng điện chỉ là một. Người có năng lượng hay “dòng điện” mạnh không phải là cái lỗi, mà lỗi là để điện hại chết mình và người.
Những người tài ba thường có “dòng điện” rất mạnh, vì vậy mà họ dễ nóng tính, dễ xao lòng… và cũng dễ thành đạo một khi dòng điện được chuyền vào nẻo tốt.
Các bậc Thánh tu đạo là người có “dòng điện” cực mạnh, song các ngài biết điều khiển nó vào công cuộc phụng hiến vĩ đại, đem hết khả năng phục vụ khắp thế nhân.
Bởi vậy, kinh Pháp Cú nói “Tâm làm chủ, tâm dẫn đầu”. Biết nhìn vọng niệm diễn hành trong tâm, không lao theo, không đuổi, không nhận… ta mới có được niềm bình an, mới hiểu câu “tâm bình thường là đạo”! Như một người bị vật giữa muôn ngàn cơn sóng cuồng (khi biển động) rồi sau đó trèo được lên bờ và thanh thản đứng nhìn những đợt sóng hung hãn đuổi nhau. Cảm giác bình an cũng giống vậy, khi ta lao theo dục vọng thì ta giống như kẻ trầm mình trong biển động bị sóng nhồi, khi ta nhìn được những dục niệm đang khởi ồ ạt đó, nhìn lặng lẽ không lao theo, thì ta giống như kẻ bàng quan, không còn là người trong cuộc, ta hóa thành kẻ bình thản đứng bên lề nhìn sóng cuộn, không còn bị nó tác động, chi phối, nhồi, vật...
Cho nên, không cần phải hủy giác quan, không phải tại cơ quan nào hết, mà chỉ cần biết nhìn thấu đáo, tức khắc ta sẽ thấy mình thoát ra, đứng bên lề dục vọng, tận hưởng cảm giác tĩnh lặng, bình an.
Song kinh nghiệm này không thể nói hay để đọc qua loa, mà phải có tu tập, trải nghiệm và thân chứng. (Mà nếu ta đã “thử nhìn” mà vẫn chưa nếm cảm giác bình an là do nhìn chưa đúng cách thôi).
(Theo Báo Giác Ngộ của Hạnh Đoan)
Được cảm ơn bởi: phuongmtt47
-
- Nhị đẳng
- Bài viết: 346
- Tham gia: 12:41, 05/05/11
TL: Không phải tại con mắt
Thế mới nói việc tu cần trải nghiệm khó khăn thì mới đắc đạo được, nếu bạn có tâm tham mạnh thì nên ở những chỗ đông người, nếu tâm bạn không nổi vọng tưởng thì mới đượcThiên Hương đã viết:Xưa có một vị hiền nhân, cảm thấy dục vọng rất đáng sợ nên quyết chí lìa tục vào thâm sơn cùng cốc tu hành. Tu được mấy mươi năm, ông cảm thấy tự tin nên tuyên bố là mình đã đoạn trừ hết dục vọng, mọi người rất ngưỡng mộ, tôn ông là Thánh.
Một ngày nọ, ông dẫn đồ đệ hạ sơn vào phố thị. Trên đường, tình cờ hai thầy trò gặp một giai nhân có dung mạo khả ái như tiên giáng trần. Nàng đẹp đến nỗi trong phút giây tương ngộ đó thánh nhân bỗng… đâm ra mụ mẫm cả người, sóng tình trong lòng trào dâng cuồn cuộn, ồ ạt như giông tố, hồn phách xiêu giạt ngả nghiêng, tâm tư xao xuyến muốn hóa điên hóa dại, lửa tình trong ông đang hừng hực cháy, thiêu đốt tâm can…
Song trong giây phút khuynh đảo đó, ông đã cố hết sức để cảnh tỉnh mình, ráng thu hồi... hồn phách, quýnh quáng lôi tuột đệ tử đi, dù đã chấn chỉnh oai nghi song ông vẫn bước loạng choạng trên đường về núi.
Ðệ tử nhìn thấy sư phụ mặt mày thất sắc, lúc xanh lét lúc đỏ hồng, bộ dạng kỳ quái, lòng rất là thắc mắc.
Thánh nhân dẫn đệ tử về tới thảo am rồi, sau một hồi thở dốc, ông nghiêm trang bảo đệ tử:
- Ðường tu lắm nỗi gian nan, nếu thấy cái gì nhiễu loạn sự thành đạo của chúng ta, thì phải lo mà hủy diệt nó cho lẹ. Hôm nay, con mắt ta suýt chút nữa hại ta rơi vào nẻo tà, bởi vậy ta sẽ hủy nó đi!
Nói xong, thánh nhân dùng tay móc bỏ đôi mắt mình.
(Kể theo Truyện ngụ ngôn của Lâm Thanh Huyền)
Còn tâm mà dính vào ái dục thì khó mà tu được
Mình thấy đề mục tử thi trong thiền quán là khá hiệu quả đối với những người có tâm tham ái mạnh
Khi gặp người nữ, nếu già nên coi là mẹ, người hơn tuổi lên coi là chị, cô ít tuổi lên coi là em, nhỏ tuổi lên coi là con
nên ăn chay trường, tránh ngũ tân ...
-
- Nhị đẳng
- Bài viết: 346
- Tham gia: 12:41, 05/05/11
TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền
Chào bạn thiên hương !
Bạn có tài liệu nào nói rõ về định trong quá trình thiền không, và cách đạt các tầng định trong khi thiền, và cách tránh bị ma nhập khi nhập định, nếu có bạn post lên đây nhé !
Bạn có tài liệu nào nói rõ về định trong quá trình thiền không, và cách đạt các tầng định trong khi thiền, và cách tránh bị ma nhập khi nhập định, nếu có bạn post lên đây nhé !
TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền
@Bạn Phuongmtt47: Bạn biết phương pháp để nhập định lâu không?
Mình thì biết thế này: Thiền nếu đặt tâm không đúng vị trí thì dễ kích thích tính dục! Mấy bài viết trên hay thì có hay đấy, nhưng không thực tế lắm nhỉ? Vì hầu như lúc nào tịnh tâm cũng dễ khơi dậy tính dục, còn nếu không thì cũng sẽ không nhập định lâu được!
Mình thì biết thế này: Thiền nếu đặt tâm không đúng vị trí thì dễ kích thích tính dục! Mấy bài viết trên hay thì có hay đấy, nhưng không thực tế lắm nhỉ? Vì hầu như lúc nào tịnh tâm cũng dễ khơi dậy tính dục, còn nếu không thì cũng sẽ không nhập định lâu được!
-
- Nhị đẳng
- Bài viết: 346
- Tham gia: 12:41, 05/05/11
TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền
bởi vì bạn vẫn còn dục niệm, khi biết có dục niệm bạn nên buông xả, quay về đề mục thiềnMr.Hoang đã viết:@Bạn Phuongmtt47: Bạn biết phương pháp để nhập định lâu không?
Mình thì biết thế này: Thiền nếu đặt tâm không đúng vị trí thì dễ kích thích tính dục! Mấy bài viết trên hay thì có hay đấy, nhưng không thực tế lắm nhỉ? Vì hầu như lúc nào tịnh tâm cũng dễ khơi dậy tính dục, còn nếu không thì cũng sẽ không nhập định lâu được!
bạn có thể chọn đề mục hơi thở
muốn bớt dục niệm bạn nên ăn chay trường, ăn đủ, đúng bữa chứ không phải thích là ăn
nếu bạn ăn chay liên tục chỉ trong khoảng một tuần dục niệm của bạn sẽ giảm đi rất nhiều
Được cảm ơn bởi: Mr.Hoang
TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền
Hi, có thể là vậy! Bởi vậy mới Thiền chứ, hehe.phuongmtt47 đã viết:bởi vì bạn vẫn còn dục niệm, khi biết có dục niệm bạn nên buông xả, quay về đề mục thiềnMr.Hoang đã viết:@Bạn Phuongmtt47: Bạn biết phương pháp để nhập định lâu không?
Mình thì biết thế này: Thiền nếu đặt tâm không đúng vị trí thì dễ kích thích tính dục! Mấy bài viết trên hay thì có hay đấy, nhưng không thực tế lắm nhỉ? Vì hầu như lúc nào tịnh tâm cũng dễ khơi dậy tính dục, còn nếu không thì cũng sẽ không nhập định lâu được!
bạn có thể chọn đề mục hơi thở
muốn bớt dục niệm bạn nên ăn chay trường, ăn đủ, đúng bữa chứ không phải thích là ăn
nếu bạn ăn chay liên tục chỉ trong khoảng một tuần dục niệm của bạn sẽ giảm đi rất nhiều
Nhưng đây là bài học mà hầu như các thầy giỏi đều phải biết hết! Bởi vì Thiền định giống như là tiếp xúc gần gũi nhất với thuyết âm dương vậy! Nếu bạn đặt tâm (tức là sự tập trung) trên đầu, bạn sẽ rất khó ngồi được tới 30 phút! Nhưng nếu bạn đặt thấp hơn, bạn sẽ nhập định lâu hơn. Bạn biết vì sao không?
Mình thì lần ngồi lâu nhất, trạng thái toàn kiết già, và ngồi được 1h20 phút! Bạn có thực chứng thiền chưa? Chia sẽ kinh nghiệm với mình cho vui!
-
- Nhị đẳng
- Bài viết: 346
- Tham gia: 12:41, 05/05/11
TL: Bí ẩn về cái cười của Thiền
dù đạt được cảnh giới gì bạn cũng đừng nên chấp trước, cứ tu thôiMr.Hoang đã viết:Hi, có thể là vậy! Bởi vậy mới Thiền chứ, hehe.phuongmtt47 đã viết:bởi vì bạn vẫn còn dục niệm, khi biết có dục niệm bạn nên buông xả, quay về đề mục thiềnMr.Hoang đã viết:@Bạn Phuongmtt47: Bạn biết phương pháp để nhập định lâu không?
Mình thì biết thế này: Thiền nếu đặt tâm không đúng vị trí thì dễ kích thích tính dục! Mấy bài viết trên hay thì có hay đấy, nhưng không thực tế lắm nhỉ? Vì hầu như lúc nào tịnh tâm cũng dễ khơi dậy tính dục, còn nếu không thì cũng sẽ không nhập định lâu được!
bạn có thể chọn đề mục hơi thở
muốn bớt dục niệm bạn nên ăn chay trường, ăn đủ, đúng bữa chứ không phải thích là ăn
nếu bạn ăn chay liên tục chỉ trong khoảng một tuần dục niệm của bạn sẽ giảm đi rất nhiều
Nhưng đây là bài học mà hầu như các thầy giỏi đều phải biết hết! Bởi vì Thiền định giống như là tiếp xúc gần gũi nhất với thuyết âm dương vậy! Nếu bạn đặt tâm (tức là sự tập trung) trên đầu, bạn sẽ rất khó ngồi được tới 30 phút! Nhưng nếu bạn đặt thấp hơn, bạn sẽ nhập định lâu hơn. Bạn biết vì sao không?
Mình thì lần ngồi lâu nhất, trạng thái toàn kiết già, và ngồi được 1h20 phút! Bạn có thực chứng thiền chưa? Chia sẽ kinh nghiệm với mình cho vui!